Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 07 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Bỏ án tử hình: vì sao nhiều người hoài nghi?
BBC
Kinh tế Việt Nam sẽ
ra sao nếu đàm phán thuế quan với Mỹ thất bại?
Hỗn loạn chính trị
Thái Lan: Trung Quốc và Campuchia nói gì và viễn cảnh sắp tới
Tình báo Mỹ: 'Iran
chuẩn bị gài mìn tại eo biển Hormuz'
Dự luật 'to đẹp'
của Trump: bóng trở lại chân Hạ viện
Trung Quốc trấn áp
tác giả nữ viết truyện khiêu dâm đồng giới nam
Số phận chính trị
thủ tướng Thái Lan: khó ngồi hết nhiệm kỳ?
Ông Tô Lâm liệu có
sang Mỹ gặp ông Trump khi hạn áp thuế quan cận kề?
Thủ tướng Thái Lan
bị đình chỉ chức vụ sau bê bối điện thoại với ông Hun Sen
Đạt Lai Lạt Ma
chuẩn bị công bố người kế vị, Trung Quốc theo dõi sát sao
Ông Hun Sen công
kích Thái Lan để đánh lạc hướng dư luận Campuchia?
Elon Musk thề trừng
phạt những ai ủng hộ dự luật ông Trump
Việt Nam trong cuộc
chiến bị lãng quên ở Campuchia
Bỏ thuế khoán và
tuyên chiến với hàng giả, Việt Nam nhắm đến mục đích gì?
Vị thế đang lên của
BRICS là cơ hội để Việt Nam có một chiến lược kinh tế bứt phá?
BRICS muốn thách
thức đồng đô la Mỹ: Việt Nam sẽ như thế nào?
Danh sách chủ tịch
23 tỉnh thành sau sáp nhập tiết lộ điều gì?
Cựu chủ tịch FLC
Trịnh Văn Quyết được tuyên giảm 14 năm tù, còn 7 năm tù
'Lãnh đạo cấp
trên': Ai cũng nhắc nhưng không ai nói tên trong đại án Phúc Sơn
Việt Nam chính thức
bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ: bà Trương Mỹ Lan thoát án tử
Thuyền của Nguyễn
Đức Tùng: Đi và về, ở giữa là khoảng trống của mất mát
Việt Nam thành quốc
gia đối tác của BRICS: Cơ hội có vượt rủi ro?
Việt Nam với
'ngoại giao thức thời': từ hình tượng cây tre đến chiến lược quốc gia
Phiên tòa Phúc Sơn:
5 cựu bí thư tỉnh ủy hầu tòa cùng Hậu 'pháo', có gì đáng chú ý?
Chính quyền nợ
tiền, dân biết đòi ở đâu sau sáp nhập?
Lần đầu tiên từ năm 2022, tổng thống Pháp điện đàm với đồng cấp
Nga Vladimir Putin
Bộ Tứ « QUAD » họp tại Washington vào lúc quan hệ giữa
Mỹ và các đối tác căng thẳng
Thủ tướng Thái Lan bị tạm thời đình chỉ chức vụ sau cuộc điện đàm
với Hun Sen
Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un viếng binh sĩ thiệt mạng khi hỗ
trợ Nga tại Ukraina
Công nghiệp quốc phòng của Ukraina : Những cơ hội cho doanh
nhân Pháp
Tham
nhũng giữa thời chiến : Ukraina đối mặt với kẻ thù từ bên trong
Phương sách “xun xoe” Donald Trump của các lãnh đạo trên thế giới
có hiệu quả ?
Nhiều tỉnh của Pháp báo động đỏ, Nam Âu ngột ngạt vì nắng nóng gay
gắt
Chủ tịch luân phiên Liên Âu, Đan Mạch coi an ninh của châu lục là
ưu tiên
Hội nghị quốc tế tài trợ phát triển toàn cầu khai mạc tại Tây Ban
Nha vắng bóng Mỹ
Canada hủy thuế dịch vụ số, hy vọng nối lại thương lượng thuế quan
với Mỹ
Nắng nóng diện rộng chưa từng có tại Pháp : Báo động mức 3
trên 4 tại 84 tỉnh
“Xanh hóa” giao thông Hà Nội: Cần bỏ ôtô cá nhân thể hiện “thành
đạt” và kết nối hệ thống công cộng
Đòn
tấn công của Mỹ làm sụp đổ trục Nga – Iran – Trung Quốc ?
Iran có cơ sở hạt nhân khác khó tấn công hơn: Chiến lược oanh kích
của Trump bị vô hiệu hóa?
Ngoại trưởng Trung Quốc công du châu Âu, siết chặt quan hệ để đối
phó Mỹ
Trung Quốc lũng đoạn Lào bằng bẫy nợ, Hán hóa Tây Tạng
Pháp : 40 năm thành lập Ngày hội Điện ảnh
(AFP) - Mỹ cắt giảm ngân sách của USAID
có thể khiến hơn 14 triệu người trên thế giới tử vong. Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí
Y khoa của Anh The Lancet cảnh báo việc cắt giảm mạnh ngân sách viện trợ quốc
tế của Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), theo chính sách của
chính quyền Donald Trump, có thể dẫn đến hơn 14 triệu ca tử vong thêm trên toàn
cầu từ nay đến năm 2030, trong đó có khoảng 4,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Các
chương trình của USAID đã giúp ngăn chặn 91 triệu ca tử vong tại 133 quốc gia
thu nhập thấp và trung bình từ 2001–2021. Việc cắt 83% ngân sách USAID, dự kiến
năm 2025, có thể đảo ngược hai thập kỷ tiến bộ về y tế, với hậu quả nghiêm
trọng ngang với đại dịch hay chiến tranh. Trước khi bị cắt, ngân sách USAID chỉ
chiếm 0,3% chi tiêu liên bang Mỹ, một khoản đóng góp nhỏ so với tiềm lực
của nước Mỹ nhưng mang lại hiệu quả to lớn trong việc cứu sống hàng triệu người
có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới.
(AFP)
- Đài Loan tập trận mô phỏng cuộc xâm lược của Trung Quốc. Cuộc tập trận thường niên Hán Quang
(Han Kuang) dự trù bắt đầu từ ngày 09/07- 18/07/2025, huy động hơn 22 000
lính dự bị. Trong một video đăng tải hôm nay, tổng thống Lại Thanh Đức khẳng
định rằng những năm gần đây Đài Bắc đã phải liên lục chuẩn bị cho một “cuộc
chiến không khói súng” do các hành động thâm nhập, tấn công bằng
thông tin sai lệch từ Trung Quốc. Kịch bản diễn tập bao gồm xây dựng một “chuỗi
tấn công liên hoàn” từ hải quân và không quân, để đối phó với
cuộc “tấn công hỏa lực phối hợp và đổ bộ đường biển của quân đội Cộng
Sản Trung Quốc”.
(Reuters)
- Trung Quốc trừng phạt cựu thượng nghị sĩ Philippines vì lập trường đối với
Biển Đông. Hôm
nay, 01/07/2025, Bắc Kinh đã quyết định cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại
lục, Hồng Kông và Ma Cao, đối với cựu thượng nghị sĩ Philippines Francis
Tolentino, cáo buộc ông “có những phát ngôn và hành động ác ý, làm tổn
hai đến quan hệ song phương”, liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông.
Về phần mình, ông Tolentino khẳng định “không một thế lực nước ngoài
nào có thể khiến tôi im lặng, làm lung lay quyết tâm bảo vệ chủ quyền của chúng
tôi.” Ông Tolentino từng vận động để thúc đẩy việc xác định tuyến
hàng hải và vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines, bất chấp sự phản đối của
Trung Quốc.
(AFP) -
Gruzia bị cáo buộc giam giữ những người Ukraina bị Nga trục xuất trong điều
kiện “vô nhân đạo”. Tổ chức Volunteers Tbilisi, chuyên hỗ trợ những người tị nạn
Ukraina, hôm qua, 30/06/2025, cho biết những người Ukraina, từng bị kết án ở
Nga và bị Matxcơva trục xuất đưa đến biên giới chung với Gruzia. Tuy nhiên,
trước khi được phép nhập cảnh vào Gruzia, họ đã bị lực lượng biên phòng nước
này giam giữ “trong hang” gần cửa khẩu Dariali, “trong điều hiện vô nhân đạo,
không có thức ăn, nước uống hay chỗ vệ sinh”. Tổ chức này cho biết ít nhất hai
người đã tử vong sau khi bị giam giữ tại đây và cảnh báo Nga có thể sẽ trục
xuất thêm 800 người Ukraina đến khu vực này.
(AP) -
Israel tiếp tục tấn công Gaza, khiến hơn 50 người bỏ mạng. Hôm nay, 01/07/2025, thủ tướng
Israel thông báo sẽ đến Washington, để gặp tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào
tuần tới (07/07). Trước áp lực từ ông Trump, đề nghị Israel tìm được thỏa thuận
ở Gaza, có khả năng hai bên sẽ trao đổi về lệnh ngừng bắn ở Gaza giữa Nhà nước
Do Thái và Hamas. Trong khi đó, tại Gaza, lực lượng cứu hộ cho biết 51 người đã
bỏ mạng tại Gaza hôm qua, trong cuộc tấn công của Israel. Nhà nước Do Thái vẫn
tiếp tục hạn chế các phương tiện truyền thông vào Gaza, do đó khó có thể kiểm
chứng thông tin.
(AP) -
Nga thông báo chiếm toàn vùng Luhansk. Một quan chức do Nga bổ nhiệm tại vùng Luhansk của
Ukraina bị chiếm đóng, ông Leonid Pasechnik, hôm qua, 30/06/2025, khẳng định
như trên. Luhansk là một trong bốn khu vực của Ukraina bị Nga sáp nhập bất hợp
pháp vào tháng 9/2022. Nếu được xác nhận, Luhansk sẽ là vùng đầu tiên bị Nga
chiếm đóng hoàn toàn. Kiev chưa có bình luận gì về thông tin này.
(AFP) -
ISW : Nga tiếp tục tăng tốc gậm nhấm lãnh thổ Ukraina. Theo phân tích từ Viện Nghiên cứu Chiến
tranh của Mỹ (ISW), công bố ngày 30/06/2025, quân đội Nga đã chiếm thêm tổng
cộng 1.714 km² lãnh thổ tính từ tháng 3/2025. Hai phần ba cuộc tiến quân chủ
yếu ở vùng Donetsk, phía đông Ukraina, mặt trận đối đầu chính giữa Nga và
Ukraina. Quân đội Nga hầu như kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần ba phần tư diện
tích vùng, so với tỷ lệ 61% cách nay một năm. Ngoài ra, lần đầu tiên Nga cũng
có những bước tiến đáng kể từ một năm nay tại nhiều vùng khác trên gần 200 km²
lãnh thổ như tại vùng Dnipropetrovsk (trung đông) và Soumy, bắc Ukraina.
(AFP) -
Hoa Kỳ phá vỡ một mạng lưới tài trợ Bắc Triều Tiên. Tư Pháp Mỹ hôm qua, 30/06/2025, loan báo
bắt giữ Zhenxing Wang, một công dân Mỹ định cư tại bang New Jersey (phía đông
nước Mỹ), buộc tội 6 người Trung Quốc và 2 người Đài Loan khác. Những người này
đã giúp các công dân Bắc Triều Tiên có những nguồn thu nhập từ các hoạt động hỗ
trợ tin học bên cạnh các doanh nghiệp Mỹ bằng cách che giấu quốc tịch và vị trí
địa lý. Tư Pháp Mỹ xem các hoạt động này như là một cách thức giúp Bắc Triều
Tiên luồn lách các trừng phạt quốc tế được áp đặt cho chế độ Kim Jong Un.
(AFP) -
Trung Quốc điều hai hàng không mẫu hạm tập trận ở Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc, trong thông
cáo ngày 30/06/2025, cho biết hai hàng không mẫu hạm được nhiều tầu chiến hộ
tống, đã kết thúc thành công cuộc “diễn tập thường kỳ được lên kế hoạch theo
chương trình hàng năm” ở phía Tây Thái Bình Dương, nhưng không cho biết cụ thể
ngày giờ và địa điểm hoạt động. Chương trình diễn tập bao gồm huấn luyện chiến
đấu, hoạt động trinh sát, báo động sớm, tấn công chống hạm, phòng không hay
thực hiện các chuyến bay đêm của các chiến đấu cơ trên hàng không mẫu hạm.
Trung Quốc hiện có hai hàng không mẫu hạm đã đi vào hoạt động là Liêu Ninh và
Sơn Đông. Chiếc thứ ba là Phúc Kiến hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.
(AFP) -
Căng thẳng giữa Nga và Azerbaijan tiếp tục tăng. Hôm qua, 30/06/2025, cảnh sát
Azerbaijan đã tiến hành khám xét tòa soạn hãng thông tấn Nhà nước Sputnik của
Nga và bắt giữ hai nhà báo, trong khuôn khổ một “chiến dịch điều tra”, theo như
giải thích từ bộ Nội Vụ Azerbaijan. Bất chấp lệnh đóng cửa tòa soạn Sputnik hồi
tháng 2/2025, cơ quan truyền thông này của Nga dường như vẫn tiếp tục hoạt
động. Baku cáo buộc lãnh đạo chi nhánh Sputnik Igor Kartavykh và tổng biên tập
Evgueni Beloousov là nhân viên của Cơ quan tình báo Nga FSB. Căng thẳng giữa
Nga và Azerbaijan bộc phát từ vụ rơi máy bay của hãng Azerbaijan Airlines tháng
12/2024. Baku cáo buộc Nga đã bắn hạ nhầm và đã tìm cách che giấu sự thật.
Tin Tức: Thứ Tư 02.07.2025
1. TRƯỚC NGÀY SÁP NHẬP, NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG MANG TÀI LIỆU
ĐI TIÊU HỦY
Trước ngày 1/7, thời điểm việc sáp nhập có hiệu lực, người dân phát hiện
nhiều địa phương đã mang tài liệu, giấy tờ đi tiêu hủy.
Một đoạn video do người dân ghi lại cho thấy hình ảnh một nhóm người bịt mặt
đi trên chiếc xe tải biển số 29C-83290, chở theo nhiều bao tải đựng giấy tờ.
Khi người dân đến nơi, nhiều đống giấy tờ đang cháy, một số còn trong bao tải
chưa kịp đốt.
Đây là các tài liệu gồm hóa đơn, giấy tờ, sổ sách, chứng từ ... có đóng dấu
đỏ của Ủy ban nhân dân xã Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Đáng chú ý, lời đối thoại trong video cho thấy việc đốt, phi tang tài liệu
đã từng được phát hiện ở Cổ Nhuế, Hà Nội. Câu hỏi đặt ra là, bao nhiêu vụ tiêu
hủy không bị phát hiện, khi tất cả các địa phương đều có chung một cơ chế hoạt
động trên cả nước?
Trong bối cảnh hàng loạt vụ tham nhũng, khiếu kiện đất đai kéo dài, hành vi
này chính là cách xóa dấu vết, bằng chứng phạm tội của giới quan chức. Đồng thời
triệt đường khiếu nại, tước trắng quyền đòi lại công lý, thậm chí hợp thức hóa
việc cướp tài sản của người dân.
2. ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NÓI DÂN SỐ TỈNH QUẢNG
TRỊ CÓ GẦN 2 TỶ NGƯỜI
“Sau sáp nhập, dân số tỉnh Quảng Trị sẽ là 1 tỷ 870 ngàn 845 người”, đó là
thông báo của bà Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Chính
phủ vào sáng 30/6/2025 tại lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương
và của tỉnh về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Phát biểu của bà Thủy lập tức gây chú ý từ cộng đồng mạng và đặt ra câu hỏi
về trình độ, năng lực thật của bà này khi leo đến chức Ủy viên Trung Ương đảng.
Thế giới hiện nay có hơn 8 tỷ người. Dân số Việt Nam hiện nay khoảng một
trăm triệu, chiếm khoảng 1,23% dân số thế giới. Tỉnh Quảng Trị sau khi sáp nhập
sẽ có khoảng 1 triệu 870 ngàn người.
Bà Thuỷ là luật sư, có bằng thạc sĩ luật, có 10 năm là giảng viên về luật tại
trường hành chính tỉnh Nghệ An, trường Quản lý Nhà nước tỉnh Nghệ An, trường
Chính trị tỉnh Nghệ An (từ 1986 đến 1996) . Bà này cũng kinh qua các chức vụ
cao như phó Tổng thanh tra chính phủ, phó Chủ nhiệm uỷ ban Kiểm tra trung ương,
đại biểu Quốc hội, Bí thư tỉnh uỷ Hà Nam, trước khi được đôn lên làm Ủy viên
Trung ương đảng.
Việc bà nói dân số Quảng Trị có hơn 1,8 tỷ người có thể do dốt nát, hoặc do
thói quen ỷ lại cho trợ lý soạn sẵn các bài phát biểu mà không kiểm chứng, hay
cả hai nguyên nhân trên. Dù với lý do nào cũng phản ánh thực tế, sau hơn 50 năm
thoát ra từ bưng biền, giới lãnh đạo cộng sản vẫn hầu hết là bất tài, dốt nát
và tham nhũng.
3. THỦ TƯỚNG THÁI LAN BỊ ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC
Ngày 1/7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra quyết định đình chỉ công tác của
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong lúc chờ đợi phiên tòa xét xử việc phế
truất bà.
Lệnh này được đưa ra sau khi tòa án chấp nhận đơn kiến nghị của 36 thượng
nghị sĩ tố cáo thủ tướng Paetongtarn Shinawatra vi phạm đạo đức trong một cuộc điện
đàm với cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen – trong đó bà bị cho là đã thể hiện
thái độ phục tùng và chỉ trích một tướng lĩnh quân đội Thái. Hành vi này bị xem
là vượt “lằn ranh đỏ” trong bối cảnh quân đội vẫn đóng vai trò then chốt trong
chính trị Thái Lan.
Trong thời gian chờ Tòa xem xét, Phó Thủ tướng Suriya Juangroongruangkit sẽ
tạm đảm nhận vai trò Thủ tướng. Bà Paetongtarn được yêu cầu nộp bản giải trình
trong vòng 15 ngày nhưng hiện vẫn giữ vị trí Bộ trưởng Văn hóa sau cuộc cải tổ
nội các hồi tháng 6.
Diễn biến này đặt chính phủ vào thế khó. Sau khi một đảng rút khỏi liên
minh, liên minh cầm quyền chỉ còn thế đa số mong manh và đối diện nguy cơ bị bỏ
phiếu bất tín nhiệm từ phe đối lập trong kỳ họp quốc hội sắp tới.
Phát biểu trước báo chí, bà Paetongtarn cho biết bà tôn trọng quyết định của
tòa và sẽ tiếp tục phục vụ đất nước với tư cách công dân. Trong khi đó, dư luận
trong nước đang chia rẽ, còn giới quan sát nhận định đây có thể là một bước ngoặt
lớn với nền chính trị Thái Lan vốn luôn bất ổn.
4. NGOẠI TRƯỞNG MỸ TIẾP ĐÓN CÁC ĐỐI TÁC KHỐI QUAD
Ngày 1/7/2025, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã chủ tọa cuộc họp cấp cao
với các đối tác trong nhóm Bộ Tứ (Quad) gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Úc tại Hoa Thịnh
Đốn. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Mỹ và từng nước
thành viên đang gặp nhiều thách thức, tuy nhiên, khối QUAD vẫn thực hiện cam kết
chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Tại hội nghị, các bên tập trung thảo luận về việc đối phó với ảnh hưởng
ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ông Rubio công bố kế hoạch tổ
chức cuộc gặp giữa 30 đến 40 doanh nghiệp từ các nước Quad nhằm thúc đẩy hợp
tác chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng – lĩnh vực hiện do Trung Quốc chi phối.
Tuy nhiên, hội nghị cũng bị phủ bóng bởi những căng thẳng song phương: Nhật
Bản hoãn cuộc họp riêng với Mỹ do bất đồng về chi tiêu quốc phòng; Ấn Độ không
hài lòng với tuyên bố của Tổng thống Trump về vai trò của ông trong việc xoa dịu
căng thẳng Ấn - Pakistan; còn Úc lo ngại về cuộc rà soát thỏa thuận tàu ngầm
AUKUS do Mỹ dẫn đầu.
Dù vậy, cuộc gặp được xem là bước đi chiến lược nhằm tái khẳng định ưu tiên
của Mỹ tại khu vực, trong bối cảnh nhiều khủng hoảng toàn cầu đang thu hút sự
chú ý của Washington.
5. LITHUANIA VÀ PHILIPPINES KÝ HIỆP ƯỚC
LIÊN MINH AN NINH
Philippines và Lithuania đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng
liên minh an ninh, xuất phát từ mối lo ngại chung về sự gia tăng hành động hiếu
chiến tại khu vực từ các quốc gia như Trung Quốc.
Biên bản này được ký tại Manila vào thứ Hai bởi Bộ trưởng
Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr. và người đồng cấp Lithuania, bà
Dovilė Šakalienė. Thỏa thuận tập trung
vào hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực như an ninh mạng, công nghiệp quốc
phòng, sản xuất vũ khí, an ninh hàng hải và đối phó với các mối đe dọa khu vực.
Bà Šakalienė bày tỏ quan ngại về sự hình thành “trục độc
tài” bao gồm Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran. Bà nhấn mạnh rằng các quốc gia
dân chủ cần phải đoàn kết đối phó với mối liên minh này, vốn đang đe dọa nền
dân chủ toàn cầu, đặc biệt là qua việc phối hợp của liên minh này trong chiến
tranh Ukraine.
VNTB – Nguyễn Văn Nên mấp mé chuyện giao
lại ghế cho Nguyễn Thanh Nghị
VNTB – 10 xe đưa rước cán bộ bị ế: sao
không khảo sát trước mà để lãng phí tiền của dân
VNTB – Quê hương, mất tên, lại càng nhớ
nhiều
VNTB – Từ chiếc móng ngựa cũ đến tự do:
một và tư duy khai phóng cho Việt Nam
Tại sao Đài Loan không cần phải tuyên bố
‘độc lập’?
Cuộc chiến kế vị sẽ định hình tương lai
của Tây Tạng
‘Đệ nhất phu nhân’ định nghĩa lại nền
ngoại giao và chính trị Việt Nam02/07/2025
Quyết định thành công là người đứng đầu02/07/2025
“Kỷ nguyên vươn mình” của … công an02/07/2025
Chủ nghĩa dân túy không chết vì nó biết
mặt vest và nói tiếng Anh01/07/2025
Chuyện cũ: “Thưa đồng chí phó thủ
tướng XYZ (nếu có)”01/07/2025
Lời bào chữa: Đoàn Bảo Châu vô tội01/07/2025
Điều gì xảy ra với bà Lê Thị Thuỷ?01/07/2025
Có cần tốn hàng chục tỷ đô la cho sân bay
Long Thành lẫn lo đường kết nối?01/07/2025
Tuyên bố về sự vô tội và quyền tự do ngôn
luận của tôi30/06/2025
Nghĩ vụn, ngày mai 1 tháng 730/06/2025
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 01.07.2025
Lê Thiếu Nhơn - Tạp chí văn nghệ địa
phương sẽ ra sao khi sáp nhập tỉnh?
Thái Vũ - Thế là phường "Hố Nai"
đã sáp nhập để thành phường "Long Bình"
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Đối chiếu hai khái niệm “Phản
động” và “Đối lập” trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay 02/07/2025
Dòng chảy thời đại và tương lai
nền dân chủ toàn cầu 02/07/2025
Trung Quốc lũng đoạn Lào bằng
bẫy nợ, Hán hóa Tây Tạng 02/07/2025
Hoạt động của tàu Bắc Điều 996:
Lựa chọn cho Việt Nam 01/07/2025
Lại nói chuyện Giáo dục (*) 01/07/2025
Chuyện ơn nghĩa… 01/07/2025
Tiếng kêu của một người mẹ 29/06/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CỰU CỤC PHÓ CỤC THUẾ BỊ KHỞI TỐ VÌ KHÔNG TRUY THU 73
TỶ ĐỒNG
Cựu Cục phó Cục Thuế Ninh Thuận bị khởi tố vì
không truy thu 73 tỷ đồng của 2 doanh nghiệp điện mặt trời trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận (cũ).
Ngày 1/7, nguồn tin PV cho biết Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Đặng Dũng,
cựu Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận (cũ), để điều tra về tội
"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Trước đó, ngày 17/2/2025, Phòng Thanh tra -
Kiểm tra (Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận trước đây) có văn bản gửi ông Đặng Dũng và
Phòng Kiểm tra nội bộ về việc chưa xử phạt, truy thu hơn 73 tỷ
đồng của Công ty CP Xuân Thiện Ninh Thuận và Công ty CP Xuân Thiện Thuận
Bắc.
Theo văn bản trên, ngày 10/11/2022, đoàn kiểm
tra thuế dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để truy thu, xử
phạt, tính tiền chậm nộp đối với Công ty CP Xuân Thiện Ninh Thuận hơn 47
tỷ đồng và Công ty CP Xuân Thiện Thuận Bắc hơn 26 tỷ đồng, trình lãnh
đạo Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận (cũ) để xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm kể từ ngày ký
biên bản kiểm tra thuế, nhưng lãnh đạo Cục Thuế tỉnh này vẫn chưa ký ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để truy thu, xử phạt, tính tiền
chậm nộp số tiền thuế nêu trên để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Các hồ sơ gốc liên quan đến việc xử lý kết quả
kiểm tra và dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và toàn bộ hồ
sơ có liên quan đều do ông Đặng Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh,lưu giữ từ
ngày 11/11/2022 đến nay.
Theo Phòng Thanh tra - Kiểm tra, việc không
ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế kịp thời đối với 2
công ty trên, dẫn đến quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi
phạm pháp luật. Đến ngày 1/3, ông Đặng Dũng nghỉ hưu theo chế độ, nhưng vụ việc
vẫn chưa được giải quyết.
BẮT GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM
ĐỐC TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Giám đốc và phó giám đốc
Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc cùng một phó trưởng khoa bị
công an bắt giữ, với cáo buộc nhận hối lộ để kết luận giám định tâm thần.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án chạy kết luận tâm thần,
đưa hối lộ, xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần trung ương, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã bắt giữ
Hoàng Tất Thành (58 tuổi) - giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi
phía Bắc, Lục Thị Thanh Bình (52 tuổi) - phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần
khu vực miền núi phía Bắc và Lại Thành Trung (46 tuổi, cùng trú Phú Thọ) - phó
trưởng khoa cận lâm sàng, giám định viên Trung tâm Pháp y tâm thần miền núi
phía Bắc về tội nhận hối lộ.
Theo điều tra, trong khoảng thời gian từ đầu năm 2025,
qua móc nối của một số bác sĩ tại Viện Pháp y tâm thần trung ương, vợ chồng
Nguyễn Thị Mai Anh và Lê Văn Đông (trú tại Hà Nội) đã làm quen với ba lãnh đạo
của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc là Hoàng Tất Thành, Lục
Thị Thanh Bình và Lại Thành Trung để xin chạy kết luận giám định tâm thần.
Thông qua quen biết, Mai
Anh đã hai lần hối lộ nhóm cán bộ trên với tổng số tiền khoảng 450 triệu đồng
nhằm chạy giám định kết quả tâm thần.
Sau khi nhận tiền, tại
cuộc họp hội đồng giám định, Hoàng Tất Thành đã chỉ đạo Lại Thành Trung và Lục
Thị Thanh Bình làm sai lệch hồ sơ bệnh án tâm thần, nhằm ra kết luận giữ nguyên
chẩn đoán cũ của Viện Pháp y tâm thần trung ương.
Dù biết rõ các nghi phạm
liên quan đều chưa đến mức mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, nhưng
Thành, Trung, Bình vẫn cố tình viết vào hồ sơ các triệu chứng bệnh tâm thần để
hợp thức hóa kết luận giả mạo.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra để làm
rõ toàn bộ đường dây và xử lý nghiêm minh các đối tượng liên quan.
Trước đó ngày 18-6, Cơ
quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tàng trữ trái
phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, đưa hối lộ, nhận hối
lộ, môi giới hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần trung ương, Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời ra quyết định
khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 40 người (trong đó có 36 bị can
là lãnh đạo, cán bộ Viện Pháp y tâm thần trung ương; hai bị can là bệnh nhân
đang chữa bệnh tâm thần bắt buộc).
Đáng chú ý, trong số này
có ông Trần Văn Trường - viện trưởng Viện Pháp y tâm thần trung ương, bà Đặng
Thị Hòa - vợ ông Trường, ông Lâm Văn Thành - viện phó, ông Dương Văn Biết -
trưởng khoa giám định - phó phòng kế hoạch tổng hợp, Nguyễn Thị Thu Hoài - phó
phòng tổ chức, Đỗ Khắc Doanh - phó khoa phụ trách khoa nam.
HAI
CỰU CÔNG AN DÙNG ÔTÔ BIỂN XANH CHỞ MA TÚY BỊ ĐỀ NGHỊ TỬ HÌNH
Thanh Lam
https://vnexpress.net/hai-cuu-cong-an-dung-oto-bien-xanh-cho-ma-tuy-bi-de-nghi-tu-hinh-4908723.html
Hà Nội VKS đề nghị phạt mức nặng nhất để răn đe với Nguyễn Văn Hưng
dùng ôtô biển xanh chở ma túy, Hà Minh Đức "giúp sức, bao che" cho
Hương "Mẩu" buôn 134,8 kg ma túy.
Ngày 1/7, sau hơn một tháng hoãn xét xử để xác minh một số tình
tiết, TAND Hà Nội mở lại phiên xét xử 12 bị cáo trong vụ án Mua bán
trái phép chất ma túy.
Trong phiên luận tội chiều nay, VKS đề nghị tuyên tử hình với bị
cáo Hà Minh Đức, 40 tuổi, cựu cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy,
Công an quận Long Biên và Nguyễn Văn Hưng, 44 tuổi, cựu cán bộ Công an phường
Đức Giang, quận Long Biên.
Bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") bị đề nghị
tù chung thân; Nguyễn Thế Thành và anh trai Nguyễn Thế Lập cùng án tử hình. 8
đàn em của Thành và Hương bị đề nghị tử hình.
Như vậy, ngoài Hương được hưởng tình tiết đang nuôi con nhỏ
thoát án tử, VKS đề nghị phạt tử hình tất cả 11 bị cáo còn lại.
Bản luận tội nêu, ma túy là chất gây nghiện khi sử dụng có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và cũng
là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm nguy hiểm khác. Vì những tác hại của
ma túy, Nhà nước có chế độ quản lý chặt chẽ xử lý nghiêm các hành vi liên quan
ma túy, trong đó có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Song các bị cáo vẫn
không nhận thức, mua bán ma túy với khối lượng đặc biệt lớn và tiêu thụ ngoài
xã hội. VKS thấy cần xét xử nghiêm, áp dụng hình phạt tương xứng mới đủ răn đe
giáo dục phòng ngừa chung.
VKS cáo buộc năm 2019, Thành chuyển 136,8 kg ma túy từ Lào về
Việt Nam. Hương nói "có mối quan hệ rất tốt với cán bộ công an" nên
Thành bán ma túy cho cô ta tiêu thụ trong nước sẽ rất yên tâm.
Người của Thành sau đó nhận ma túy từ cửa khẩu Cầu Treo, Hà
Tĩnh, chuyển về một căn hộ chung cư ở đường Lĩnh Nam, Hà Nội. Ma túy được giấu
trong một tủ gỗ và một máy hút bụi cỡ lớn.
Được Hương nhờ đến chở giúp, Hưng lái ôtô biển xanh loại 5 tạ
của Công an phường Đức Giang đến sảnh chung cư, rồi chở ma túy đến nhà trọ của
Hương ở ngõ 987 Ngô Gia Tự.
Một ngày sau khi chuyển hàng thành công, Hương gọi Hưng đến giới
thiệu với "anh em" để làm quen: "Đây là cán bộ Công an phường
Đức Giang, là người đã dùng xe cảnh sát trật tự đến chở ma túy", cáo trạng
nêu.
Khi nhận thấy hàng để ở nhà trọ không an toàn, Hương đề nghị và
được Hưng đồng ý cho giấu tại gara ôtô phía sau nhà Hưng một thời gian. Từ đây,
hàng được Hương và Đức lấy đi bán lẻ.
Năm 2019, đàn em của Hương sau khi bị bắt quả tang và đã phải đi
cai nghiện bắt buộc. Hưng được lãnh đạo công an phường giao thực hiện việc này.
Hưng đưa "con nghiện" đi ăn uống cùng Hương để nói chuyện trước khi
đến cơ sở cai nghiện. Kết thúc đợt cai nghiện, Hưng lại đón người này về chỗ
Hương để tiếp tục mua bán ma túy.
Khai tại tòa, bị cáo Hưng nhiều lần khẳng định có chở giúp đồ
cho Hương nhưng không biết đó là ma túy. "Hương chỉ nhờ chở hộ cái tủ
giường, bị cáo đồng ý, có ma túy không thì không biết. Khi bị bắt, cơ quan điều
tra nói cho thì mới biết", Hưng khai.
Trước câu hỏi về lý do tại sao dùng xe biển xanh đi chở hàng hộ
người không liên quan công vụ, cựu công an này phân trần trước đó không quen
biết gì Hương mà được Đức, khi đó là cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy, giới thiệu rằng đây là "cơ sở của đội, nhờ anh tạo điều
kiện".
Đức nhờ Hưng "bỏ qua cho Hương các hành vi trên địa bàn
phường".
Sau đó, khoảng tháng 4/2019, Hưng đang đi công việc cơ quan bằng
xe biển xanh thì gặp Đức đang chở Hương "Mẩu" trên ôtô và có chào
hỏi. Một lúc sau, Hương gọi điện nhờ chở đồ nên bị cáo tiện xe đến lấy hộ luôn.
Về việc cho Hương gửi ma túy ở nhà như nội dung cáo trạng, Hưng
khẳng định không biết đó là ma túy.
Hương xác nhận nội dung như cáo trạng. Theo đó, khi đàn em của
Hương mang hàng đến, Hưng còn dặn để vào trong cửa gara ôtô phía sau nhà.
"Để gọn vào vì nhà có trẻ con, sợ trẻ con thấy", cáo trạng nêu.
Sau này thi thoảng đàn em đến trụ sở công an phường nơi Hưng làm
việc để lấy chìa khóa gara lấy ma túy đi giao lẻ. Sau đó thấy bất tiện, Hương
bảo đàn em lấy nốt về để ở nhà Hương.
Phân trần, Hưng nói mượn chìa khóa nhà để đến tắm nhờ và lấy ít
đồ. Chủ tọa hỏi dồn: "Không biết là ma túy sao phải dặn để gọn vào không
trẻ con thấy? Anh kia có nhà sao không ở nhà mà tắm đến nhà bị cáo tắm nhờ làm
gì?".
Theo cáo trạng, Hưng bị cáo buộc "giúp sức, bao che"
cho Hương và đồng bọn mua bán 37 kg ma túy, thu lợi 740 triệu đồng.
Với cựu công an Hà Minh Đức, VKS xác định, Hương dẫn Đức đến gặp đồng bọn
và giới thiệu "đây là cán bộ đội ma túy Công an quận Long Biên cho anh em
biết mặt nhau". Mục đích để có thêm niềm tin cho đồng bọn yên tâm buôn ma
túy.
Tháng 9/2019, được Hương thông báo có người trong nhóm bị Công
an quận Long Biên bắt khi đang đi giao ma túy, Đức trấn an, nói "bằng kinh
nghiệm công việc" nên biết cơ quan điều tra sẽ khám xét các địa điểm liên
quan.
Từ đó, Đức hướng dẫn Hương phải "dọn dẹp sạch ma túy"
đang giấu trong phòng trọ.
VKS xác định, không chỉ cùng Hương bán ma túy ở Hà Nội, Đức còn
nhiều lần trực tiếp vào Huế để bàn cách mua bán chất cấm với Thành. Nhiều
chuyến hàng đã thành công có sự trợ giúp của Đức.
Đức bị xác định "giúp sức, bao che" cho Hương mua bán
134,8 kg ma túy, thu lợi bất chính 1,3 tỷ đồng.
Tại phiên tòa ngày 22/5 và hôm nay, Đức thừa nhận "bị bắt
không oan". Đức hiểu mình là công an mà "bao che và có quan hệ với
đối tượng mua bán ma túy là sai và trái đạo đức".
Những lần được Hương đưa tiền, Đức không biết đó là tiền bán ma
túy, "đưa thì cầm".
Hương khai tiền đưa cho hai công an trong vụ án này, đều là tiền
lãi bán ma túy.
Đức quen Hương "Mẩu" do học cùng cấp 3, quan hệ bạn
bè. Đức khai không cố tình bao che, nhưng cả 4 vụ mua bán ma túy của Hương, anh
ta đều "không biết"...
Đức khai về cuộc gặp tại Huế, khi đó được Thành và Hương đặt vấn
đề giúp buôn ma túy, hứa trả công. "Lúc đầu bị cáo không đồng ý, không nói
gì và cứ kệ thôi". Nhưng sau đó, khi cả nhóm chạy xe lòng vòng quanh thành
phố, được Thành nhắc lại đề nghị này, Đức mới nói: "Cứ làm gì thì làm, tôi
cũng không để ý".
Hôm nay, Đức vẫn cho rằng "không bao che tạo điều
kiện". Trước việc này, VKS phân tích: "Logic rất đơn giản, bị cáo là
công an chống ma túy nhưng họ kể cho bị cáo về hoạt động phi pháp của họ thì có
mục đích gì? Là tranh thủ sự tiếp tay của bị cáo đấy".
HĐXX bày tỏ sự đáng tiếc khi trong vụ án có hai cựu công an.
"Phía sau bị cáo không chỉ là gia đình mà cả xã hội đang trông chờ vào
mình", chủ tọa nói.
14h30 ngày mai tòa tuyên án
NỮ KẾ TOÁN TRUNG TÂM Y
TẾ "PHÙ PHÉP" HỒ SƠ MUA THIẾT BỊ, THAM Ô HƠN NỬA TỶ ĐỒNG
Nguyên kế toán trưởng
Trung tâm Y tế khu vực Sốp Cộp (Sơn La) bị bắt vì làm khống hồ sơ kế toán,
chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng ngân sách.
Ngày 1/7, Cơ quan Cảnh
sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã thi hành lệnh khám xét và lệnh bắt bị can
để tạm giam đối với Vũ Thị Thúy (40 tuổi, trú xã Sông Mã) về tội "Tham ô
tài sản".
Theo Cơ quan điều tra,
vào tháng 11/2020, đối tượng Vũ Thị Thúy, là kế toán trưởng Trung tâm Y tế
huyện Sốp Cộp (nay là Trung tâm Y tế khu vực Sốp Cộp) đã có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn được giao, lập khống chứng từ, sổ sách kế toán mua sắm thiết
bị, hàng hóa.
Mục đích của đối tượng
nhằm chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm Y tế.
Tổng số tiền Thúy chiếm
đoạn trên 500 triệu đồng được chi tiêu cho mục đích cá nhân.
Căn cứ tài liệu thu thập
được, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm
giam đối với Vũ Thị Thúy để điều tra về tội “Tham ô tài sản”.
Các quyết định tố tụng đã
được VKSND tỉnh Sơn La phê chuẩn theo pháp luật.
Hiện, vụ án đang được xử
lý theo quy định.
CÁN
BỘ TẠP CHÍ LUẬT SƯ VIỆT NAM BỊ KHỞI TỐ VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần
Tiến Đạt, Phó văn phòng đại diện Tạp chí Luật sư Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ,
để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản.
Ngày 1.7, thông tin từ Cơ
quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị
này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông
Trần Tiến Đạt (32 tuổi, ngụ tại P.Thành Sen, tỉnh Hà Tĩnh), Phó văn phòng đại
diện Tạp chí Luật sư Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ, để điều
tra về tội cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, Công an tỉnh Hà
Tĩnh phát hiện ông Trần Tiến Đạt có biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp; lợi dụng hoạt động báo chí để sách nhiễu, gây áp lực, vòi
vĩnh, đe dọa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
Trước tình hình trên,
lãnh đạo Công an tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ lập án để tổ chức
xác minh, đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định.
Công an tỉnh Hà Tĩnh xác
định, ông Đạt lợi dụng hoạt động báo chí để ghi hình nhiều phương
tiện vận tải, sau đó liên hệ đe dọa các doanh nghiệp, yêu cầu đưa tiền nếu
không sẽ viết bài phản ánh.
Với thủ đoạn trên, ông
Đạt đã nhiều lần cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp, cá nhân
với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Quá trình điều tra, Cơ
quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh còn khởi tố ông Đạt thêm tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.
Mở rộng điều tra, Công an
tỉnh Hà Tĩnh xác định Nguyễn Doãn Long (37 tuổi, ngụ tại P.Thành Sen, tỉnh Hà
Tĩnh) là đồng phạm, giữ vai trò giúp sức cho Đạt thực hiện hành vi phạm tội,
nên tiến hành bắt giữ.
Vụ án đang tiếp tục được
điều tra mở rộng. Những cá nhân, doanh nghiệp là bị hại của bị can Trần Tiến
Đạt và đồng phạm, liên hệ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh (địa
chỉ số 268, đường Nguyễn Huy Tự, P.Thành Sen; số điện thoại 0987428009) để phối
hợp điều tra.
BÁN BÉ GÁI SANG TRUNG QUỐC VỚI GIÁ 250 TRIỆU ĐỒNG, 8 NĂM
SAU 2 "NỮ QUÁI" PHẢI ĐỀN TỘI
(ĐS&PL)
- Lừa bán bé gái ra nước ngoài với giá 250
triệu đồng, Tuyết và Liên bị tuyên phạt 10 và 12 năm tù về tội "Mua bán
trẻ em".
Ngày 30/6, TAND tỉnh
Nghệ An mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Cụt Thị Liên (SN 1992) và Cụt Thị Tuyết
(SN 1989, cùng trú tỉnh Nghệ An) về tội “Mua bán trẻ em”.
Báo Nghệ An dẫn cáo
trạng, vào năm 2016, Liên nhận được điện thoại của Moong Thị Y (không rõ nhân
thân, đang sống ở Trung Quốc) nói tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán cho người
ta mua về làm vợ. Liên đồng ý nên liên hệ với Cụt Thị Tuyết (cháu con anh trai
Liên) để cùng nhau tìm người.
Khi nghe tin một gia
đình trong bản muốn cho con gái là Lương T.X. (SN 2002) đi Trung Quốc kiếm tiền
để xây nhà, Tuyết liền tìm cách tiếp cận. Sau đó, Tuyết gọi điện báo cho Liên
biết.
Sau đó, hai đối tượng đã
nhờ người dẫn vào gặp gia đình X., Tuyết và Liên hỏi gia đình có cho X. đi
Trung Quốc làm việc kiếm tiền không, nếu đồng ý đi sẽ trả cho họ 100 triệu
đồng, sau 3 năm sẽ đón con về.
Nghe vậy, người bố tỏ ra
e ngại khi con mình còn nhỏ tuổi. Lúc này, Tuyết và Liên đã rủ rê cháu bé sang
Trung Quốc thì gia đình sẽ có tiền. Nghe vậy, cô bé đồng ý.
2 ngày sau, theo hướng
dẫn của Y, Tuyết và Liên đã dẫn cháu bé đi đón xe khách. Sau đó, Tuyết trực
tiếp dẫn cô bé sang xứ người, còn Liên thì về nhà.
Sau khi sang xứ người,
Y. đã đón X. rồi đưa về nhà ở. Khoảng 4 ngày sau, các đối tượng đã bán
cháu X. cho một người đàn ông Trung Quốc mua về làm vợ với giá khoảng 250 triệu
đồng.
Y. đưa cho Tuyết cầm về
Việt Nam 110 triệu để đưa cho bố mẹ X. 100 triệu đồng. Còn 10 triệu, Tuyết và
Liên chia đôi, hưởng lợi.
Về phần nạn nhân, sau
thời gian bị bán, đến tháng 6/2024 đã bỏ trốn về nước, làm đơn tố cáo công an.
Ngày 26/7/2024, Tuyết và Liên đến công an xin đầu thú, khai báo hành vi phạm
tội.
Tuy nhiên, sau khi bị
khởi tố Cụt Thị Liên thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội như đã
đầu thú và khai nhận trước đó.
Cơ quan cảnh sát điều
tra đã cho bị hại, bị cáo Tuyết và người liên quan nhận dạng, đối chất với Cụt
Thị Liên. Những người này khẳng định Liên là người đã tham gia đưa cháu X. đi
Trung Quốc bán.
Theo tờ Công Lý,
tại phiên tòa, bị cáo Cụt Thị Tuyết thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội,
trong khi bị cáo Cụt Thị Liên quanh co chối tội. Hội đồng xét xử nhận định có
đủ căn cứ từ tài liệu hồ sơ, lời khai của bị cáo Tuyết và các nhân chứng để xác
định cả hai bị cáo đã phạm tội “Mua bán trẻ em”.
Sau khi xem xét vai trò,
mức độ vi phạm của từng bị cáo, HĐXX tuyên phạt Cụt Thị Liên 12 năm tù, Cụt Thị
Tuyết 10 năm tù cùng về tội “Mua bán trẻ em”. Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc
bị cáo Liên bồi thường cho bị hại 23 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần.
No comments:
Post a Comment