Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Thị trường Mỹ 'đóng
băng' tại hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc
Có gì đáng chú ý từ
'cuộc gặp đáng yêu' của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam?
một giờ trước
Ông Hồ Đức Phớc
'hoàn thành nhiệm vụ' đi Mỹ, tiếp theo là gì?
Công bố danh sách
sáp nhập: Lại đúng như lời đồn!
Tổng Bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Amanda Nguyễn:
người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ
Có phải Trung Quốc
luôn là mục tiêu thực sự trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Dự án golf Hưng Yên
của Tập đoàn Trump: Còn giá trị trong đàm phán thuế quan?
Đồng minh Ukraine
lên án Nga về vụ tấn công tên lửa chết người
Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: cơ hội giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng 'đừng quá thân mật'
Nhân viên Samsung
đứng ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam
Trump miễn thuế
'đối ứng' với điện thoại và máy tính
Ông Tô Lâm yêu cầu
'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự
Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: thương mại, đường sắt, Biển Đông và gì nữa?
Liệu Việt Nam có
khả năng đối mặt với trận động đất lớn 7 độ?
Hi vọng tránh thuế
Trump, Việt Nam 'sẵn sàng xử lý nghiêm hàng hóa Trung Quốc'
Các tổ chức quốc tế
muốn Việt Nam trả lời về cái chết của một lạt ma Tây Tạng
Ông Nguyễn Văn
Hiếu: nhân vật thứ 30 bị loại khỏi Trung ương Đảng khóa 13
Cựu Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ, Đảng đang mạnh tay hơn?
Việt Nam chuẩn bị
khai thác máy bay Trung Quốc vào giữa tháng Tư
Cà phê Việt Nam mất
lợi thế giữa thương chiến
Mỹ và Trung Quốc
thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?
Thuế của ông Trump
thổi bay 40 tỷ USD chứng khoán Việt Nam
Ông Tô Lâm giảm
thuế 0% 'là không đủ': Việt Nam sẽ làm gì?
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan
của Mỹ
Thỏa thuận khoáng sản : Đàm phán giữa Mỹ và Ukraina có tiến
triển
Đại học Harvard không tuân lệnh Donald Trump, Nhà Trắng đình chỉ
trợ cấp 2,2 tỷ đôla
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng
cường quan hệ thương mại song phương
Mỹ và châu Âu lên án Nga oanh kích Sumy khiến 34 người Ukraina
thiệt mạng
Philippines nêu quan ngại về Biển Đông trong các đàm phán giữa
ASEAN-Trung Quốc về COC
Đối sách trước đòn thuế quan của Mỹ: Việt Nam trong thế khó
Đông Nam Á bị kẹt trong thương chiến “sát phạt” giữa Mỹ và Trung
Quốc
Châu Âu trước nguy cơ sóng thần mang tên “Hàng Trung Quốc”
Từ « Minecraft » đến « Arcane » : Trò chơi điện tử giúp Hollywood
bội thu
Mỹ miễn tăng thuế hải quan với các mặt hàng « công nghệ
cao » nhập từ Trung Quốc
Chiến tranh Ukraina : Sau khi tiếp đặc sứ Mỹ, Nga tấn công Sumy,
hơn 30 người chết
Cộng đồng quốc tế đồng thuận « về nguyên tắc » dự thảo Hiệp ước
phòng chống đại dịch toàn cầu
Liên Hiệp Châu Âu thảo luận sáng kiến lập quỹ đầu tư mua vũ khí
chung
Champions League UEFA :Thấy gì sau lượt đi tứ kết ?
Tái triển khai lực lượng quân sự tại kênh đào Panama: Mặt trận mới
của Mỹ chống Trung Quốc
Nga tiếp tục gây tội ác ở Ukraina, Trump quay sang Iran để làm
quên đi thất bại
Nhạc Pháp lời Việt: Claire Syril và giai điệu « Tình sau cơn bão »
(AFP) –
Hàn Quốc bắt đầu phiên tòa hình sự xử cựu tổng thống Yoon về tội « nổi loạn ». Hôm nay, 14/04/2025, trong ngày xét xử
đầu tiên, bắt đầu vào lúc 10 giờ, cựu tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất đã
tự bào chữa, phủ nhận đã thực hiện bất kỳ hành vi « nổi
loạn » nào trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật không thành trong
đêm 03 sáng 04/12/2024. Với tội danh này, ông Yoon có nguy cơ bị kết án tù
chung thân, thậm chí án tử hình. Phán quyết sơ thẩm dự kiến được đưa ra vào
tháng 8/2025. Nhưng phiên xử cũng có thể kéo dài do vụ việc có liên quan đến
hơn 70 ngàn trang bằng chứng và nhân chứng.
(AFP ) –
Algérie trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Pháp. Lãnh đạo ngoại giao Pháp Jean-Noël
Barrot hôm nay, 14/04/2025, cho biết, chính quyền Alger đã yêu cầu 12 nhân viên
đại sứ quán Pháp phải rời lãnh thổ trong vòng 48 giờ. Quyết định này của chính
quyền Alger là nhằm đáp trả việc Pháp bắt giữ ba công dân Algérie. Trả lời
truyền thông bằng văn bản, ngoại trưởng Pháp cho biết đã đề nghị Alger từ bỏ
biện pháp trục xuất, nếu không, « Paris không còn chọn lựa nào khác là
phải đáp trả tức thì. »
(AFP) –
Hy Lạp thông báo mua 16 tên lửa chống hạm của Pháp. Bộ trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Nikos
Dendias hôm nay, 14/04/2025, trong cuộc họp báo chung, cho biết đã ký kết một
thỏa thuận với đồng nhiệm Pháp Sébastien Lecornu về việc cung cấp tên lửa chống
hạm Exocet. Hai nước, năm 2021, đã ký kết chương trình hợp tác đối tác chiến
lược trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, khi Athens đặt mua 24 chiến đấu cơ
Rafale, tiếp theo là 3 tuần dương hạm phòng thủ và can thiệp (FDI), với tổng
trị giá là 5,5 tỷ euro. Hai bên cũng đạt được đồng thuận về một giải pháp
để Hy Lạp mua một tuần dương hạm thứ tư.
(L’Indépendant)
– Ukraina trình làng drone hải chiến mới. Sau Trident, vũ khí laser hiện đại có khả năng tấn công
mục tiêu cách xa 5 km, Ukraina gần đây ra mắt drone hải quân mới nhất mang tên
Alligator 9. Thiết bị chống hạm này có thể lắp nhiều vũ khí khác nhau tùy theo
nhiệm vụ được giao, như tích hợp tia laser hủy diệt Trident, hay mang theo các
drone khác nhỏ hơn chẳng hạn như Alligator 5 ToD. Ngoài ra, theo Kiev, drone
mới này có thể được trang bị từ 6 đến 10 quả ngư lôi tự sát. Việc Ukraina sử
dụng các loại drone hải chiến cho đến hiện nay đã mang lại một lợi thế đáng kể
trong các cuộc chiến trên biển.
(Le
Figaro) – Làn sóng chống chiến tranh Gaza nhen nhóm trong quân
đội Israel. Khoảng
1.000 phi công dự bị hay đã về hưu, nhiều trăm thủy quân lục chiến và thành
viên đơn vị 8200 chuyên về chiến tranh mạng cùng nhiều bác sĩ trong khuôn khổ
dự bị đã ký một đơn kiến nghị yêu cầu chấm dứt cuộc chiến ở dải Gaza. Sáng kiến
này được đưa ra vào lúc quân đội Israel mở các chiến dịch quân sự chống phe
Hamas tại Gaza bằng cách tái chiếm gần ¼ diện tích khu vực. Những người ký kiến
nghị tố cáo cuộc tấn công này, theo họ, có nguy cơ gây nguy hiểm tính mạng cho
59 con tin, đồng thời cáo buộc chính phủ thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn kéo
dài cuộc chiến vì những « lý do cá nhân và chính trị ».
(AFP) –
Đàm phán hạt nhân với Mỹ tiến triển, kinh tế Iran có dấu hiệu khởi sắc. Hôm qua, 13/04/2025, bộ Ngoại Giao
Iran cho biết đã có cuộc đàm phán hiếm hoi với Hoa Kỳ diễn ra trước đó một ngày
tại Oma. Cả hai bên đều khẳng định cuộc trao đổi mang tính xây dựng. Mỹ và Iran
sẽ tiếp tục đàm phán « gián tiếp » vào cuối tuần này tại
Roma, Ý (19/04), về chương trình hạt nhân cũng như việc dỡ bỏ các trừng phạt
của Mỹ đối với Iran.
(AFP) –
Yemen: 6 người chết sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Lực lượng Houthi hôm qua, 13/04/2025, đã
xác nhận thông tin này. Từ tháng Ba, chính quyền Mỹ liên tục không kích, đáp
trả Houthi vì những lần tàu của Mỹ đi qua biển Đỏ bị lực lượng này tấn công.
Căng thẳng gia tăng từ những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi chiến tranh Gaza
nổ ra, khi Houthi công khai ủng hộ Hamas, và tấn công vào đồng minh Israel. Hôm
qua, lực lượng Houthi cũng cho cho biết đã phóng 3 tên lửa đạn đạo vào một sân
bay và một mục tiêu quân sự tại Israel.
(Reuters)
– Thủ tướng Malaysia gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện tại Thái Lan. Hôm nay, 14/04/2025, thủ tướng
Malaysia Anwar Ibrahim cho biết sẽ gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min
Aung Hlaing vào thứ Năm 17/04, để thúc đẩy gia hạn lệnh ngừng bắn giữa quân đội
và các nhóm phiến quân tại nước này và bàn về các vấn đề nhân đạo tại Miến
Điện, sau trận động đất khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Ông Anwar hiện là chủ
tịch luân phiên ASEAN năm 2025, và Miến Điện, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự
năm 2021, không được tham dự các hoạt động chính thức của khối này.
(AFP) –
Meta phải ra hầu tòa vì mua Instagram và WhatsApp. Vụ xét xử được mở ra vào hôm nay,
14/04/2025, tại một tòa án ở Washington, theo đơn kiện được nộp lên cách nay 5
năm, trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump. Tập đoàn Meta của Mark
Zukerberg đã mua hai mạng xã hội Instagram với giá 1 tỷ đô la (2012) và
WhatsApp với giá 19 tỷ đô la (2014). Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Mỹ cho
rằng trong hơn 1 thập kỷ, « Meta đã duy trì độc quyền tại Hoa Kỳ về
các dịch vụ mạng xã hội cá nhân ». Trong phiên tòa kéo dài 8 tuần, cơ quan
này sẽ cố chứng minh sự độc quyền của Meta ảnh hưởng đến người tiêu dùng như
thế nào.
(AFP) –
Cố vấn thương mại của tổng thống Mỹ xoa dịu căng thẳng với Elon Musk. Ngày 13/04/2025, ông Peter Navarro,
người được coi là kiến trúc sư cho chính sách thuế quan của tổng thống Donald
Trump tuyên bố « mọi chuyện đều ổn » với Elon
Musk. Ông xoa dịu thêm khi cho rằng « Elon Musk, cùng nhóm cộng
sự, làm rất tốt công việc để chống lại tình trạng chi tiêu lãng phí, gian lận
và lạm dụng. Đây là một đóng góp to lớn cho Hoa Kỳ ». Trước đó, bị cố
vấn thương mại Peter Navarro gọi là « kẻ lắp ráp ô tô »,
tỷ phú Mỹ Elon Musk và là cố vấn thân cận của ông chủ Nhà Trắng đáp trả bằng
cách gọi ông là « kẻ ngốc ».
(AFP) –
Giải Nobel Hòa Bình người Peru qua đời ở tuổi 89. Nhà báo, nhà văn Mario Vargas Llosa
người Peru đã qua đời tại Lima vào hôm qua, 13/04/2025. Sinh ra trong một gia
đình trung lưu, ông Llosa được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong
thời kỳ văn học Mỹ La Tinh bùng nổ vào những năm 1960-1970. Một trong những tác
phẩm đáng chú ý nhất của ông là cuốn Thành phố và lũ chó (La
ciudad y los perros, 1963), Cuộc trò chuyện trong quán La
Catedral (Conversación en la Catedral, 1969). Theo di nguyện
của nhà văn được trao giải Nobel năm 2010, tang lễ của ông sẽ không được tổ
chức công khai.
(AFP) –
Đan Mạch đặt mục tiêu xóa sổ ung thu cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Đan Mạch cho biết
hôm nay, 14/04/2025, cố gắng đạt mục tiêu này vào năm 2040, nhờ chiến dịch tiêm
vac-xin HPV và chương trình sàng lọc trên toàn quốc. Tổ chức này khẳng định
rằng ngay cả trước năm 2040, rất ít phụ nữ mắc căn mệnh này, và có thể coi như
« đây là lần đầu tiên bệnh ung thư biến mất ». Viêm nhiễm
virus papilloma là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung đối với trẻ em
gái, ung thư hậu môn, vòm họng đối với trẻ em trai, từ 12 tuổi trở lên. Tại Đan
Mạch, tỷ lệ tiêm chủng ngừa HPV đối với hai nhóm đối tượng này đạt 89%.
TIN TỨC: THỨ BA 15.04.2025
1/ AMANDA NGUYỄN, NGƯỜI PHỤ NỮ GỐC VIỆT BAY VÀO VŨ TRỤ
Amanda
Nguyễn, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ, chính thức bắt đầu cuộc
hành trình vào tối 14/4 trên chuyến bay du lịch vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos.
Chuyến bay dự trù sẽ được
tiến hành tại một căn cứ ở miền tây tiểu bang Texas vào lúc 8 giờ rưởi sáng. Chuyến
bay sẽ kéo dài khoảng 11 phút.
Ngoài bà Amanda Nguyễn, phi
hành đoàn có thêm 5 người phụ nữ khác tham gia dự án bay lên rìa vũ trụ thứ 11
bằng phi đạn New Shepard. Năm người còn lại là nhà khoa học NASA Aisha Bowe,
nhà sản xuất phim Kerianne Flynn, nhà báo nổi tiếng Gayle King, ca sĩ Katy
Perry và Lauren Sánchez, vị hôn thê của tỷ phú Jeff Bezos.
Tàu vũ trụ này hoàn toàn tự
động, không cần phi công điều khiển và phi hành đoàn sẽ không trực tiếp vận
hành con tàu. Chuyến bay sẽ trở lại trái đất bằng cách hạ cánh nhẹ nhàng với sự
hỗ trợ của các chiếc dù.
Bà là một nhà khoa học
nghiên cứu về du hành vũ trụ sinh học. Bà tốt nghiệp đại học Harvard và từng
nghiên cứu tại trung tâm vật lý thiên văn Harvard, học viện công nghệ
Massachusetts, cơ quan NASA và viện khoa học du hành vũ trụ quốc tế.
Ngoài ra, bà Amanda Nguyễn
còn là nhà hoạt động tích cực trong đấu tranh chống phân biệt đối xử và xâm hại
tình dục ở Mỹ. Bà đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019 và được tạp chí Time
vinh danh là một trong những người phụ nữ của năm 2022.
2/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG TẬP CẬN BÌNH SANG THĂM VN
Vào hôm qua, thứ Hai 14/4, Chủ
tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam, chặng đầu tiên trong chuyến
công du ba nước Đông Nam Á. Việc tăng cường hợp tác thương mại và chuỗi cung
ứng trong bối cảnh căng thẳng thuế quan với Mỹ là trọng tâm chương trình nghị
sự.
Đây là chuyến thăm Việt Nam
lần thứ hai trong vòng chưa đầy 18 tháng của họ Tập vào lúc Hoa Kỳ áp thuế đến
145% đối với hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng. Trong khi đó Việt Nam đang nỗ
lực đàm phán với Mỹ để tránh mức thuế 46% sẽ được áp dụng vào tháng 7 sắp tới
nếu đàm phán thất bại.
Trước khi đến Hà Nội, trong
một bài viết đăng trên tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN, họ Tập
kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ thương mại, sản xuất,
chuỗi cung ứng cho đến trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế xanh.
Giới báo chí lề đảng tại
Việt Nam loan tin là ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN, tuyên bố Hà Nội muốn
thúc đẩy hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là các tuyến đường sắt. Việt Nam đã đồng ý xử dụng các khoản vay
từ Trung Cộng để xây dựng các tuyến đường sắt mới giữa hai nước, nhưng hiện vẫn
chưa có một thỏa thuận vay nào được công bố.
Trung Cộng cũng đang khó
chịu trước những nhượng bộ của Việt Nam đối với Mỹ để tránh thuế quan, bao gồm
cả việc cho phép triển khai mạng vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Trong những tháng gần đây,
Việt Nam cũng áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép của Trung Cộng.
Thậm chí, để xoa dịu Washington, Hà Nội tuyên bố thắt chặt hơn nữa kiểm soát
xuất xứ sản phẩm để bảo đảm hàng hóa xuất cảng sang Mỹ là hoàn toàn của VN.
Trong khi đó, vài giờ trước
khi ông Tập Cận Bình công du Đông Nam Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ
không có một nước nào thoát được
các đòn tấn công thuế quan của Mỹ, đặc biệt là Trung Cộng.
Trên mạng, Tổng thống Trump
chỉ đích danh Trung Cộng là nước đối
xử tệ nhất với Mỹ. Vào lúc căng thẳng Mỹ - Hoa gia tăng, các số liệu do hải
quan Trung Cộng công bố cho thấy kim ngạch xuất cảng của Trung Cộng trong tháng
3 đã tăng vọt hơn 12% so với năm ngoái.
Con số này cao gấp 3 lần so
với dự báo. Điều này phản ánh dường như các doanh nghiệp Trung Cộng hối hả hoàn
tất các giao dịch trước khi mức thuế hải quan cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung
Cộng chính thức có hiệu lực.
3/ VN ĐÃ XÓA BỎ ĐƯỢC HOÀN TOÀN BỆNH MẮT HỘT
Vào hôm qua 14/4, đại diện
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã trao chứng chỉ xác nhận Việt Nam đã thanh
toán được bệnh mắt hột. Theo ông Phạm Ngọc Đông, giám đốc bệnh viện mắt trung
ương, khi bệnh viện này được thành lập vào năm 1917, hơn 90% người dân Việt Nam
mắc bệnh mắt hột.
Ông Đông cũng cho biết Việt
Nam đã tích cực phòng chữa căn bệnh này trong hơn 70 năm qua, đặc biệt từ 1999
với việc triển khai chiến lược SAFE của tổ chức y tế thế giới, bao gồm phẫu
thuật, kháng sinh, vệ sinh và cải thiện môi trường. Đến 2010 nhà nước VN đặt
mục tiêu thanh toán bệnh mắt hộ là mục tiêu quốc gia.
Với việc được xác nhận
thanh toán bệnh mắt hột, hiện Việt Nam là 1 trong 21 quốc gia trên thế giới đã
thành công trong việc đẩy lùi căn bệnh này.
4/ PHILIPPINES LẠI NÊU LÊN CÁC MỐI QUAN NGẠI VỀ BIỂN ĐÔNG
Bộ ngoại giao Philippines vào
hôm qua 14/4 cho biết đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, liên quan
đến các biến cố gần đây, gây nguy hiểm
cho tàu bè và nhân lực” của
Philippines, cũng như hành động của
các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
Các phát biểu này được đưa
ra trong các cuộc đàm phán giữa Trung Cộng và khối ASEAN về bộ quy tắc ứng xử
trên Biển Đông.
Trong thông cáo được đăng
tải, bộ ngoại giao Philippines nhấn mạnh đến cam kết của nước này trong việc
giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, và theo đuổi cách tiếp cận ngoại
giao mang tính xây dựng,
để giải quyết các khác biệt tại Biển Đông.
Khối ASEAN và Trung Cộng đã
đàm phán để xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông từ năm 2002, nhưng 15 năm
sau, các cuộc đàm phán mới chỉ bắt đầu và không đạt được nhiều tiến triển. Năm
2023, khối ASEAN và Trung Cộng đã đồng ý là hướng tới hoàn tất bộ quy tắc trong
vòng ba năm.
Theo báo chí Philippines, Tổng
thống Ferdinand Marcos Jr gần đây đã thúc giục các nước ASEAN, đẩy nhanh việc
hoàn tất này để giải quyết các hoạt
động hung hăng và bất hợp pháp của Trung Cộng tại khu vực này. Tuy nhiên
họ cũng thừa nhận cần phải tìm đồng thuận về phạm vi địa lý của bộ quy tắc ứng
xử.
Đầu năm nay, Việt Nam cũng
đã đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với cả ASEAN và Trung Cộng nhằm đẩy nhanh
các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục khẳng định là bộ quy tắc không
nên được xử dụng như một “phương tiện để hợp pháp hóa phán quyết của tòa
trọng tài quốc tế vào năm 2016”.
VNTB – Thông cáo báo chí của Hội Bảo Vệ
Người Lao Động
VNTB – Sữa bột giả tại Việt Nam và bài học
từ Trung Quốc – Canada
VNTB – Tô Lâm “phong ấn” Lương Cường: Tổng
Bí thư làm ngoại giao thay Chủ tịch nước
VNTB – Báo động người đi làm mất việc vì
46%
15/04/1947: Cầu thủ người Mỹ gốc Phi đầu
tiên chơi cho Giải Bóng chày Nhà nghề
Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc
Chuyện ít được biết về người phụ nữ Việt
bay vào vũ trụ15/04/2025
‘Họ đã phạm sai lầm’, ‘điều kinh khủng’ —
Trump phản ứng với cuộc không kích Sumy của Nga14/04/2025
Công bố danh sách sáp nhập: Lại đúng như
lời đồn!14/04/2025
Mỹ đang diễn hề trong việc ép Ukraine14/04/2025
Suy nghĩ Chủ Nhật: Đấu tranh chống lại sự
tàn ác của chế độ13/04/2025
Suy nghĩ về tên gọi các tỉnh mới: Làm sao
để toàn dân có một niềm tin vui trọn vẹn13/04/2025
Ra sách trắng, Trung Cộng tự ca ngợi đã
đem phép màu cộng sản đến Tây Tạng sau ‘giải phóng’13/04/2025
Tuyên truyền và hận thù13/04/2025
Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler
ở Ukraine ngày 13/04/2025
Lê Diễn Đức – Nếu không giúp được Ukraina,
xin đừng phát ngôn linh tinh, làm điều vô bổ
Lâm Bình Duy Nhiên – Đừng rơi vào bẫy, làm
lợi cho Trung Quốc
Đặng Bích Phượng – Lòng yêu nước bị bóp
chết
Nguyễn Anh Huy – Nhớ lần biểu tình chống
Tập Cận Bình mười năm trước
Tuấn Khanh – Chuyện ít được biết về người
phụ nữ Việt bay vào vũ trụ
Lưu Trọng Văn – Dân đang cần gì thêm nữa ở
một Hội nghị trung ương ?
Hà Phan – Ký ức giữ mãi những địa danh
thân thương
Lưu Nhi Dũ - Đất quê ta mênh mông, Bình
Định thành Gia Lai
Nguyễn Thông - Bàn trà Chủ nhật (6)
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 14.04.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Đối sách trước đòn thuế quan
của Mỹ: Việt Nam trong thế khó 15/04/2025
Dân đang cần gì thêm nữa ở một
Hội nghị Trung ương? 15/04/2025
Tập Cận Bình phát động cuộc
chiến phe phái để sinh tồn 15/04/2025
Suy nghĩ về tên gọi các tỉnh
mới 14/04/2025
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được
đặt tên đường ở New York 14/04/2025
Tập Cận Bình đang cố gắng dụ dỗ
các quốc gia nạn nhân của thuế quan của Donald Trump 14/04/2025
Làm tê liệt Lập pháp và chống
đối Tư pháp, Trump sẽ gây khủng hoảng cho nền Dân chủ 14/04/2025
Quốc tịch và dòng máu Việt 13/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
VỤ 600 LOẠI SỮA GIẢ:
BỘ CÔNG THƯƠNG SẴN SÀNG PHỐI HỢP BỘ Y TẾ XỬ NGHIÊM VI PHẠM
Ngọc An
https://tuoitre.vn/vu-600-loai-sua-gia-bo-cong-thuong-san-sang-phoi-hop-bo-y-te-xu-nghiem-vi-pham-20250415083413299.htm
Lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)
khẳng định sẵn sàng phối hợp Bộ Y tế và các cơ quan chức năng trong quản lý sữa
và xử nghiêm vi phạm liên quan.
Trả lời Tuổi
Trẻ Online liên quan tới vụ việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an
đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan
đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả,
lãnh đạo Cục Công nghiệp - đơn vị của Bộ Công Thương có chức năng, nhiệm vụ quản
lý với ngành sữa nói chung - đã cung cấp thêm các thông tin liên quan.
Sữa
giả là nhóm thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt
Theo đó,
Cục Công nghiệp cho hay các sản phẩm do Công ty Rance Pharma và Công ty
Hacofood Group sản xuất, kinh doanh là thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt,
thuộc nhóm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Do đó, Bộ
Y tế là cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành theo quy định
tại nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật An toàn thực phẩm.
Theo đó,
lãnh đạo cục này khẳng định Bộ Công Thương không cấp phép đối với các
sản phẩm thuộc nhóm này và không phải là cơ quan trực tiếp quản
lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của hai doanh nghiệp nêu trên.
Tuy
nhiên, vị này cho hay trong phạm vi chức năng được giao, Bộ Công
Thương, thông qua lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị
chức năng liên quan, đã luôn chủ động giám sát, kiểm tra các hoạt động
thương mại điện tử, khuyến mại, ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng... khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
"Trên
tinh thần phối hợp liên ngành, Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp chặt
chẽ với Bộ Y tế và
các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có,
bảo đảm quản lý nhà nước hiệu quả, đồng bộ và kiên quyết không
để lọt lưới những hành vi gian lận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng" - lãnh đạo Cục Công nghiệp khẳng định.
Đối với vụ
việc của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sản xuất, kinh
doanh thuộc nhóm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sau khi bị
phát hiện, lãnh đạo cục này cho biết Bộ Công Thương đã chỉ đạo rà
soát toàn diện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm sữa chế biến lưu thông trên thị trường.
Bài
học trong thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Đồng
thời, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp liên ngành, đặc biệt
giữa lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan chuyên môn của
bộ ngành liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm và kịp
thời phát hiện, xử lý các hành vi gian lận
thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả,
hàng kém chất lượng.
"Việc
phát hiện ra vụ việc trên cũng là bài học thực tiễn quan trọng
trong việc theo dõi, thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm và cơ
chế chia sẻ thông tin, cảnh báo rủi ro, phối hợp kiểm tra liên ngành
để bảo đảm thị trường minh bạch, an toàn, bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người tiêu dùng" - lãnh đạo Cục Công nghiệp nêu quan điểm.
Trước
đó, trả lời Tuổi Trẻ Online về việc sản phẩm tồn tại suốt 4
năm trên thị trường nhưng không kịp thời được phát hiện, xử lý, ông Trần Hữu
Linh - cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công
Thương) - cho hay những doanh nghiệp này có các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy
đủ đúng quy định pháp luật để che đậy các vi phạm của sản phẩm.
Việc này chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm, song sản
phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy
mẫu kiểm nghiệm.
Thêm nữa,
sản phẩm này kinh doanh không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý
chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình
thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn,
trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.
Thậm chí
những doanh nghiệp này còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người
mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới
tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như
YouTube, Facebook, Zalo để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm
tra của các cơ quan chức năng.
Do đó lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục tăng cường kiểm
tra, giám sát, thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên
ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và
ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết
lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất
lượng lưu thông trên thị trường.
TẬP ĐOÀN HOA SEN THU THẬP CHỨNG CỨ VỀ MC
QUYỀN LINH, 'SẼ KHỞI KIỆN NẾU THẤY CẦN THIẾT'
CÔNG TRUNG
https://tuoitre.vn/tap-doan-hoa-sen-thu-thap-chung-cu-ve-mc-quyen-linh-se-khoi-kien-neu-thay-can-thiet-20250414231112358.htm
Tập
đoàn Hoa Sen đã đưa ra năm điểm khẳng định rằng MC Quyền Linh không phải đại sứ
thương hiệu. Hoa Sen cũng không có liên quan đến chương trình Hành trình ước mơ
mà MC này dẫn.
Nguồn
cơn tranh cãi liên quan đến MC Quyền Linh
Theo Tập đoàn Hoa Sen, những ngày qua, thông tin liên quan đến
MC Quyền Linh đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng nghệ sĩ này quảng cáo sản phẩm với nội dung không chính
xác, dẫn đến sự chú ý từ công chúng và cơ quan chức năng.
Trước tình hình này, Tập đoàn Hoa Sen đã lên tiếng nhằm giải đáp
thắc mắc, đồng thời bảo vệ uy tín thương hiệu và giá trị nhân văn của chương
trình Mái ấm gia đình Việt mà công ty tài trợ.
Theo thông cáo từ doanh nghiệp do ông Lê Phước Vũ làm chủ tịch,
những tranh cãi gần đây không chỉ làm dấy lên nghi vấn về MC Quyền Linh, mà còn
khiến nhiều đối tác và khách hàng đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa nghệ sĩ này
với Tập đoàn Hoa Sen, cũng như chương trình Mái ấm gia đình Việt.
Đây là chương trình truyền hình thực tế do Hoa Sen tài trợ và
Công ty TNHH truyền thông Bee (Bee Comm) sản xuất, phát sóng lúc 20h30 thứ sáu
hằng tuần trên kênh HTV7.
Ra mắt từ ngày 5-10-2022, Mái ấm gia đình Việt đã
ghi dấu ấn với khán giả qua những câu chuyện hỗ trợ trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay,
chương trình đã hiện diện tại 43 tỉnh thành, giúp đỡ hơn 400 học sinh với tổng
giá trị hỗ trợ vượt 13 tỉ đồng từ Tập đoàn Hoa Sen.
Thu
thập chứng cứ, bảo vệ quyền lợi chính đáng
Nhận thấy những tranh cãi có nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín thương
hiệu và chương trình, Tập đoàn Hoa Sen đã đưa ra năm điểm làm rõ.
Thứ nhất: MC Quyền Linh không phải đại sứ thương hiệu
của Hoa Sen. Tập đoàn khẳng định nghệ sĩ này không giữ vai trò đại
diện hình ảnh cho công ty, trái với một số hiểu lầm từ công chúng.
Thứ hai: Hợp tác trong quá khứ với Vượt lên chính
mình. Trước đây, Hoa Sen từng tài trợ chương trình Vượt
lên chính mình do Công ty CP truyền thông đa phương tiện Lasta sản
xuất, với MC Quyền Linh dẫn chương trình. Tuy nhiên, chương trình này đã ngừng
phát sóng từ năm 2018.
Thứ ba: Chi tiết về Mái ấm gia đình Việt và quyết định
thay đổi MC. Từ năm 2022, Hoa Sen hợp tác với Bee Comm để sản
xuất Mái ấm gia đình Việt, với sự dẫn dắt của MC Quyền Linh từ số
đầu tiên.
Tuy nhiên, tháng 8-2024, MC Quyền Linh tham gia chương
trình Hành trình ước mơ mà không thông báo trước cho Hoa Sen
hoặc Bee Comm. Do định dạng tương đồng, nhiều khán giả nhầm lẫn rằng Hành
trình ước mơ cũng do Hoa Sen tài trợ.
Trước sự việc này, Hoa Sen khẳng định không liên quan đến Hành
trình ước mơ. Vì vi phạm cam kết với nhà tài trợ và đơn vị sản xuất, ngày
31-10-2024, Hoa Sen và Bee Comm quyết định không để MC Quyền Linh tiếp tục
dẫn Mái ấm gia đình Việt kể từ đợt ghi hình tại Hà Nam vào
tháng 11-2024. Chương trình chuyển sang định dạng mới với sự tham gia của nhiều
MC.
Thứ tư: Hoa Sen nhấn mạnh rằng tập đoàn không có bất kỳ mối liên
hệ nào với chương trình Hành trình ước mơ và các hoạt động
quảng bá liên quan.
Thứ năm: Hiện tại, Hoa Sen đang làm việc với đơn vị tư vấn pháp
lý để thu thập chứng cứ liên quan đến việc MC Quyền Linh hợp tác với các chương
trình có định dạng tương tự, gây nhầm lẫn và ảnh hưởng đến uy tín của tập đoàn
cũng như Mái ấm gia đình Việt.
Công ty cho biết sẽ khởi kiện nếu cần thiết để bảo vệ quyền lợi
chính đáng.
TÌM
NGƯỜI DỰNG BIỂN QUẢNG CÁO 'CHỮA BỆNH BẰNG NƯỚC'
Trần Mai
https://tuoitre.vn/tim-nguoi-dung-bien-quang-cao-chua-benh-bang-nuoc-20250414145340463.htm
Biển
quảng cáo "chữa bệnh bằng nước" gây phản cảm đặt ngay đường
giao thông, lãnh đạo UBND huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi yêu cầu UBND xã Bình
Thạnh phối hợp cơ quan liên quan tháo dỡ.
Ngày 14-4, ông Nguyễn Ngọc Trân, chủ tịch UBND huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi, cho biết đã nắm thông tin trên tuyến đường từ Dốc Sỏi đi Khu
kinh tế Dung Quất xuất hiện biển quảng cáo "chữa bệnh bằng nước"
gây phản cảm, ảnh hưởng xấu đến dư luận.
Theo đó, UBND huyện Bình Sơn đã yêu cầu UBND xã Bình Thạnh
kiểm tra và cho tháo gỡ biển quảng cáo trên, đồng thời làm việc với cá nhân
liên quan để xử lý theo quy định và có báo cáo cụ thể gửi UBND huyện.
Trước đó,
ghi nhận tại nút giao ngã ba đường Dốc Sỏi - Dung Quất với đường dẫn vào xã
Bình Chánh, huyện Bình Sơn xuất hiện tấm biển quảng cáo dài khoảng 2m, rộng
1,5m được chôn kiên cố bằng trụ sắt bên lề đường, có nội dung phản cảm
"Ông Nam và anh Đức chuyen chua benh bang nuoc".
Dù
dòng chữ "chuyen chua benh bang nuoc" được cố tình ghi không có
dấu câu, nhưng ai đọc vào cũng có thể hiểu là "chuyên chữa bệnh bằng
nước". Điều này khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn.
Ngoài nội dung gây tò mò và tạo ra cách hiểu không đúng
với khoa học, biển quảng cáo này nằm ngay nút giao thông cửa ngõ dẫn vào Khu
kinh tế Dung Quất chưa được cơ quan chức năng cho phép lắp đặt.
Nhiều người dân địa phương cho rằng đối tượng chôn biển quảng cáo trên cố tình ghi những dòng chữ không dấu nhằm lách luật,
tránh bị cơ quan chức năng xử lý.
Ngoài tháo dỡ biển quảng cáo "chua benh bang
nuoc", cơ quan chức năng sẽ làm rõ người lắp đặt biển quảng cáo
này để xử lý theo quy định.e
NÓI
LỜI SAU CÙNG, BÀ TRƯƠNG MỸ LAN GỬI CẢM ƠN CHÍNH PHỦ THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO THU
HỒI TÀI SẢN VỤ ÁN
Đan Thuần
https://tuoitre.vn/noi-loi-sau-cung-ba-truong-my-lan-gui-cam-on-chinh-phu-thanh-lap-ban-chi-dao-thu-hoi-tai-san-vu-an-20250409090310378.htm
Nói
lời sau cùng, bà Trương Mỹ Lan chia sẻ rất xúc động và biết ơn Chính phủ đã
quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về tổ chức thi hành án,
thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát.
Ngày 14-4, phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn
2) kết thúc phần tranh luận. Bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng
trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.
Bà
Trương Mỹ Lan nói vụ án là định mệnh cuộc đời
Bắt đầu lời nói sau cùng, bà Trương Mỹ Lan chia sẻ đã rất xúc
động vì trong những ngày tòa tạm nghỉ, thông qua luật sư bà biết được thông tin
Chính phủ đã quyết thành lập Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về tổ chức thi
hành án, thu hồi tài sản trong vụ án của bà.
Bà Trương Mỹ Lan cho rằng quyết định trên của Chính phủ rất có ý
nghĩa đối với bà sau rất nhiều đơn thư, thỉnh cầu mà bà đã gửi các ban ngành để
xin cơ chế đặc biệt để thu hồi triệt để các tài sản.
"Hậu quả xảy ra là ngoài mong muốn, là một tai nạn. Trong
suốt hơn 10 năm tham gia tái cơ cấu Ngân hàng SCB và từ lúc bị tạm giam tới nay
bị cáo đã không ngừng nỗ lực tìm cách liên hệ với đối tác để có phương án giải
quyết tốt nhất cho các dự án, các tài sản.
Sáng nay bị cáo được luật sư và người nhà thông báo có nhóm đối
tác nước ngoài đồng ý và đã chuẩn bị sẵn nguồn lực để bước vào xử lý tài
sản.
Nhóm đối tác này đã đề xuất hồ sơ, sẽ trình Ban chỉ đạo thi hành
án để có thể vào xử lý mới nhất. Xin ghi nhận nỗ lực và xem xét đánh giá tổng
thể để có mức hình phạt phù hợp", bà Trương Mỹ Lan nói.
Hội đồng xét xử cho biết Thủ tướng đã ký quyết định thành lập và
cử Phó thủ tướng thường trực làm trưởng Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về tổ
chức thi hành án, thu hồi tài sản trong vụ án nên trong thời gian thi hành án,
bị cáo có thể liên hệ cơ quan có thẩm quyền để đưa ra phương án tốt nhất để bồi
thường, khắc phục hậu quả vụ án.
Nếu quá trình thi hành án, bị cáo có thiện chí khắc phục thì sẽ
có chính sách xem xét lại theo hướng có lợi cho bị cáo.
Tiếp tục trình bày lời nói sau cùng, bà Trương Mỹ Lan nói lời
cảm ơn các cơ quan tiến hành tố tụng đã vất vả điều tra vụ án, làm rõ các con
số trong vụ án. Bà Lan cũng cảm ơn các cơ quan tạm giam đã quan tâm, hỗ trợ về
tinh thần và sức khỏe, động viên bà trong suốt thời gian qua.
Bà Lan nói mình nhiều lần đứng trước lựa chọn đi ra nước ngoài
để phát triển, đến năm 1993, bà Lan gặp chồng là ông Chu Lập Cơ - một thương
nhân người Hoa nhưng bà không cùng chồng ra nước ngoài mà quyết định ở lại để
góp phần phát triển đất nước.
"Thậm chí con bị cáo năm nay hơn 30 tuổi nhưng bị cáo chưa
ngủ với chúng một đêm nào vì bị cáo là người đam mê công việc. Bị cáo mong muốn
nước ngoài có gì thì đất nước mình có cái đó. Bị cáo chỉ muốn hội đồng xét xử
xem xét lại cho gia tộc bị cáo, đạo đức, sự đóng góp của gia đình bị cáo và bị
cáo trong mấy chục năm qua.
Về SCB, bị cáo là người nghĩa khí nên khi được kêu gọi cứu SCB
thì bị cáo sẵn sàng vào tham gia tái cơ cấu. SCB từ đống đổ nát, bị cáo vào xây
dựng lại, bị cáo chỉ có thể mong sau phiên tòa này hội đồng xét xử giúp đỡ bị
cáo có cơ hội để có thể khắc phục hậu quả sớm nhất.
Bị cáo xác định đây là tai nạn, định mệnh cuộc đời mình, không
oán trách ai cả, bị cáo mong rằng SCB sẽ phát triển bền vững, những tài sản bị
cáo đưa vào SCB ngoài việc trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước thì phải phát triển đúng ý nghĩa của các
tài sản", bà Lan chia sẻ.
Cuối cùng bà Trương Mỹ Lan tiếp tục xin hội đồng xét xử giảm nhẹ
"thật sâu" cho các bị cáo khác, đặc biệt là ông Chu Lập Cơ chồng bà.
Cựu
tổng giám đốc SCB xin được trao cơ hội làm lại
Nói lời sau cùng, ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB)
nói rằng mình làm công hưởng lương, làm việc theo sự phân công của cấp trên,
những sai phạm của ông xuất phát từ quá trình tham gia đề án tái cơ cấu SCB.
Sự thất bại của đề án tái cơ cấu SCB ảnh hưởng đến rất nhiều
người, là bóng đêm bao trùm. Tuy nhiên bị cáo vẫn nghĩ rằng trong bóng đêm đó
vẫn xuất hiện tia hy vọng, niềm tin bởi vì chính nhờ những sự việc đó thì cơ
quan quản lý nhà nước và những người tham gia thị trường sẽ nhận ra những thiếu
sót để từ đó điều chỉnh, củng cố nền tảng thị trường để sắp tới kinh tế phát
triển bền vững hơn.
"Kính thưa hội đồng xét xử, trong suốt thời gian qua, bị
cáo luôn tự nhìn lại nhân phẩm, đạo đức của chính mình và những điều đó giúp
cho bị cáo có sự ăn năn hối cải, nên xin cho bị cáo và các bị cáo khác không bị
cách ly quá lâu với xã hội bởi vì bị cáo còn trách nhiệm với gia đình",
ông Văn trình bày.
Ông Văn xin hội đồng xét xử tin tưởng, tạo điều kiện, trao cho
ông và các bị cáo khác, đặc biệt là bà Trương Mỹ Lan một cơ hội làm lại và ông
Văn hứa sẽ sống xứng đáng với cơ hội đó.
Cuối cùng, ông
Văn bày tỏ lòng biết ơn đến người bạn đời của ông trong suốt 30 tháng qua đã
thay ông chăm sóc cha mẹ già và các con và trong thời gian rất dài sắp tới.
Sau
khi các bị cáo nói lời sau cùng, hội đồng xét xử thông báo sẽ tuyên án vào sáng
21-4.
XÉT
XỬ NHÓM CỰU LÃNH ĐẠO VINATEA 'DÍNH' SAI PHẠM KHI CỔ PHẦN HÓA, GÂY THIỆT HẠI 38
TỶ ĐỒNG
Hoàng An
TPO
- Nhóm lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) hầu tòa với cáo buộc
vi phạm quy định khi mang 3 khu đất đi vay tiền hoặc góp vốn rồi lại thoái vốn
với giá thấp, gây thiệt hại tổng cộng hơn 38 tỷ đồng.
Phiên vắng mặt nhiều
người liên quan
Sáng nay (14/4), TAND
TP Hà Nội đã đưa ra xét xử các bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam
(Vinatea) trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án, các bị
cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc Vinatea), Đặng Ngọc Cầm
(cựu Thành viên Hội đồng thành viên Vinatea), Nguyễn Quốc Khánh (cựu Thành viên
Hội đồng thành viên Vinatea), Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên
Vinatea), Trần Thị Hoa (cựu thành viên Hội đồng thành viên Vinatea), Bành
Thương Trí (cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - TNHH MTV tại TPHCM, Công
ty Chè Sài Gòn), Đặng Văn Tới (cựu Kế toán trưởng Vinatea) bị truy tố về tội
“Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí” theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
Riêng bị cáo Trần Hồng
Điệp (cựu Kiểm soát viên chuyên trách Vinatea) bị truy tố về tội “Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm
1999.
Khi khai mạc phiên
tòa, thư ký thông báo các bị cáo có mặt đầy đủ nhưng vắng một số người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nêu quan điểm, đại
diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố cho hay, việc vắng mặt người liên
quan không ảnh hưởng vì đã có đủ lời khai trong hồ sơ vụ án.
Sau khi hội ý, HĐXX
cho phiên tòa tiếp tục.
Loạt
sai phạm trên hơn 10 khu đất khi cổ phần hóa
Nội dung vụ án cho
thấy, trước 2015, Tổng Công ty Chè Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là doanh nghiệp có các vườn chè
năng suất, nhiều công nhân tay nghề cao, quy mô hoạt động về chè lớn nhất nước.
Viện kiểm sát xác
định, khi doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất tại
TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình và Sơn La... Quá trình quản lý, sử dụng các
khu đất trên, các cựu lãnh đạo đơn vị đã có hành vi trái pháp luật, gây thiệt
hại cho Nhà nước hơn 38 tỷ đồng.
Cụ thể, đối 446 m2 đất
vàng tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TPHCM, Viện kiểm sát xác định, năm 2006, khu
đất được thành phố giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho Công ty Chè Sài Gòn
(thành viên của Vinatea) với hình thức thuê đất, sử dụng đến hết 2020.
Sở TN&MT TPHCM
(cũ) ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho Công ty
Chè Sài Gòn.
Theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền thì sau cổ phần hóa, khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vẫn là
đất thuê trả tiền hàng năm, không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần
hóa; giao cho doanh nghiệp tiếp tục được thuê đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, khi đang
thực hiện cổ phần hóa, các bị cáo Toàn, Khánh và Cầm ký nghị quyết HĐQT thống
nhất chuyển quyền sử dụng đất trong tương lai từ Công ty Chè Sài Gòn cho Công
ty GB-TEA.
Trong đó, bị cáo Toàn
ký giấy ủy quyền cho Bành Thương Trí (Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn, Trưởng Tiểu
ban cổ phần hóa Công ty Chè Sài Gòn) ký hợp đồng vay 27,9 tỷ đồng của Công ty
GB-TEA để nộp tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần. Cùng với đó, cam kết chuyển
quyền sử dụng đất thuê cho Công ty GB-TEA.
Ngày 8/12/2015, các bị
cáo Toàn, Cầm và Khánh, ký ban hành các nghị quyết HĐQT góp vốn bằng quyền sử
dụng đất tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cấn trừ số tiền 27,9 tỷ đồng đã vay của
Công ty GB-TEA nêu trên. Đồng thời, bị cáo Toàn ký các hợp đồng, văn bản cho phép
Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Sai phạm trên của của
các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 16 tỷ đồng.
Đối với 1.500 m2 đất
vàng tại Trần Khát Chân, Hà Nội, Viện kiểm sát xác định được giao cho Vinatea
thuê 30 năm từ 1995, giá thuê 238.500 USD. Vinatea được sử dụng tiền thuê đất
trong 30 năm để góp vốn với Công ty Mulpa Haute Counture SDN.BHD của Malaysia
để thành lập và kinh doanh khách sạn Hotel Indochine Hà Nội, ghi nhận nợ và
hoàn trả tiền thuê đất theo quy định của Bộ Tài chính.
Tháng 7/1997, Hà Nội
cấp sổ đỏ cho Công ty Liên doanh để xây dựng khách sạn và trung tâm đấu giá
chè, thời hạn sử dụng 30 năm, đến 2025.
Do khó khăn trong thực
hiện dự án, Vinatea được Bộ chủ quản đồng ý cho chuyển nhượng quyền đầu tư.
Theo đó, Vinatea bán, quản lý, sử dụng tiền bán quyền đầu tư trong liên doanh
theo quy định. Theo thẩm định, giá trị quyền đầu tư của Vinatea là hơn 8,5 tỷ
đồng.
Tháng 11/2010, ông Vũ
Ngọc Tự khi đó là Chủ tịch cùng bà Trần Thị Hoa (thành viên) và ông Toàn (Tổng
Giám đốc Vinatea) phê duyệt giá chào chuyển nhượng quyền được đầu tư dự án, tối
thiểu 8,5 tỷ đồng.
Thực tế, Viện kiểm sát
xác định, Vinatea đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê 30 năm, diện tích
1.500m2 có giá thuê 238.500 USD vào liên doanh. Trong khi Công ty Mulpa Haute
Counture SDN.BHD chưa góp 70% vốn theo hợp đồng đã ký.
Bị cáo Đặng Văn Tới
khi đó là kế toán trưởng Vinatea bị cáo buộc đã không hạch toán 238.500 USD này
vào sổ sách; đồng thời hạch toán trái quy định 10 tỷ đồng tiền chuyển nhượng
vào sổ sách kế toán của Vinatea
Hội đồng định giá xác
định giá trị khu đất tháng 9/2011 là 31,5 tỷ đồng. Do đó, sai phạm của các bị
cáo gây thiệt hại 21,5 tỷ đồng cho Nhà nước.
Tại khu đất 11.635 m2
địa chỉ đường Đoàn Xá, Hải Phòng, Viện kiểm sát cho rằng năm 2006 được cấp sổ
đỏ, giao cho Công ty Chè Hải Phòng (thuộc Vinatea). Trong đó, 10.765 m2 có thời
hạn thuê 30 năm; 870 m2 được sử dụng lâu dài, dùng xây kho, xưởng.
Tháng 4/2009, Vinatea
xin cơ cấu lại vốn, sử dụng một số tài sản, đất đai để góp vốn thành lập công ty cổ phần.
Quá trình thực hiện, các bị cáo cũng gây thiệt hại cho Nhà nước 711 triệu đồng.
Với các khu "đất
vàng" còn lại của Vinatea: Trong đó có khu đất tại 126 Lạch Tray, Hải
Phòng, kết quả định giá của Hội đồng định giá Sở Tài chính TP Hải Phòng xác
định có thiệt hại 83 triệu đồng, không đủ yếu tố định lượng để xem xét trách
nhiệm hình sự với các cá nhân có liên quan. Do đó, cơ quan điều tra kiến nghị
thu hồi số tiền này cho Nhà nước.
5 khu đất, gồm: Kho Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội; khu đất tại Lương Sơn, Hòa Bình; các khu đất tại bản Bó
Nhàng, bản Chiềng Đi và vườn ươm Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La, đã bị HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Vinatea mang đi góp vốn, thoái vốn không qua
đấu giá. Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản nhưng Hội đồng định giá
Sở Tài chính TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La từ chối định giá các khu
đất trên nên không đủ cơ sở xác định hậu quả thiệt hại. Do đó, cơ quan điều tra
kiến nghị thu hồi cho Nhà nước.
2 khu đất tại số 59 An
Bình, phường 6, quận 5, TP HCM và 12 gian tầng 1 nhà số 67 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội
đang tranh chấp về dân sự. Tòa án đang thụ lý nên tiếp tục để các bên liên quan
giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Xử lý phòng khám
'Changwon International Clinic' quảng cáo trái phép
Ngày 15/4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết
đã phát hiện nhiều vi phạm trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KCB) sau khi
đơn vị này kiểm tra đột xuất cơ sở thẩm mỹ có thông tin quảng cáo
"Changwon International Clinic".
Theo Thanh tra Sở Y tế, cơ sở thẩm mỹ
"Changwon International Clinic" tại địa chỉ số 22 Ba Tháng Hai,
phường 12, quận 10 là một trong những địa chỉ thuộc "danh sách đen"
của Thanh tra Sở Y tế.
Lý do, tại địa chỉ này đã từng xảy ra hoạt
động thẩm mỹ không phép, gây tai biến cho khách hàng vào năm 2024 (lúc đó địa
chỉ này là trụ sở Công ty TNHH Thẩm mỹ Chu) và từng bị Thanh tra Sở xử phạt
liên quan các hành vi như: Cung cấp dịch vụ KCB mà không có giấy phép hoạt động
KCB, quảng cáo dịch vụ KCB khi chưa có giấy phép hoạt động KCB, KCB khi chưa
được cấp chứng chỉ hành nghề. Hiện tại, Công ty TNHH Thẩm mỹ Chu đã giải thể,
phá sản, chấm dứt tồn tại.
Tại thời điểm kiểm tra lần này, cơ sở có 2
khách hàng (bà T.T.B.P hậu phẫu nâng mũi và bà L.T.D thực hiện chăm sóc da),
đoàn kiểm tra ghi nhận có biển hiệu quảng cáo tại cơ sở có nội dung "BV
Changwon HQ" và trang website “thammychangwon.vn”, trang Facebook
"Viện Thẩm mỹ quốc tế ChangWon - Tập đoàn Chohee Hàn Quốc" chưa được
cơ quan chức năng xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra ghi nhận phòng khám
này còn nhiều sai phạm liên quan đến cập nhật sổ KCB, hồ sơ bệnh án ghi chép
không đầy đủ theo quy định, không niêm công khai giá dịch vụ KCB… Thanh tra Sở
Y tế tiếp tục xác minh làm rõ về việc thu tiền dịch vụ giá cao, sẽ xử lý nghiêm
theo quy định và công khai trên Cổng thông tin điện tử Sở Y tế.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân hãy cân
nhắc kỹ trước những thông tin quảng cáo các dịch vụ thẩm mỹ trên các trang mạng
xã hội khi chưa kiểm chứng rõ tính pháp lý trong hoạt động của cơ sở. Người dân
hãy tra cứu các thông tin cần thiết tại “Cổng tra cứu hành nghề y, dược Sở Y tế
TP.HCM” (https://tracuu.medinet.org.vn) để biết thêm thông tin.
Sở Y tế cũng kêu gọi người dân khi phát hiện
hoặc nghi ngờ cơ sở dịch vụ KCB không phép trên địa bàn thành phố hoặc các
thông tin quảng cáo các dịch vụ về y tế trên các phương tiện thông tin đại
chúng, mạng xã hội… có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155 hoặc
phản ánh qua app "Y tế trực tuyến" để Thanh tra Sở Y tế có thông tin,
kịp thời phát hiện xử lý theo quy định.
BẮT TẠM GIAM GIÁM ĐỐC,
PHÓ GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN YÊN MỸ
Công an tỉnh Hưng Yên khởi tố, bắt tạm giam
Giám đốc, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây
hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện.
Ngày 14/4, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH
huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình
sự, xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Cụ thể, quá trình điều tra mở rộng vụ án
"Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra năm 2023, tại
Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ, Cơ quan điều tra xác định: Trong quá trình thường
trực và thực hiện công tác giám định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại
Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ, một số cán bộ, nhân viên thuộc BHXH tỉnh Hưng Yên
và BHXH huyện Yên Mỹ được phân công nhiệm vụ đã thực hiện không đầy đủ, không
đúng với chức trách, nhiệm vụ được giao, để các bị can thực hiện hành vi sai
phạm, gây thiệt hại cho Quỹ Bảo hiểm y tế.
Ngày 8/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hưng Yên
đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng," xảy ra năm 2023, tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ. Đồng thời, ra
quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Vũ Chí Toàn (SN
1968, Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ); Hoàng Văn Hưng (SN 1975, Phó giám đốc BHXH
huyện Yên Mỹ); Nguyễn Thị Thúy (SN 1975, Phó trưởng Phòng Giám định bảo hiểm y
tế, BHXH tỉnh Hưng Yên); Nguyễn Thị Thu (SN 1972, chuyên viên Phòng Giám định
bảo hiểm y tế, BHXH tỉnh Hưng Yên); Nguyễn Văn Dũng (SN 1984, chuyên viên thuộc
BHXH huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên); Nguyễn Hải Hà, (SN 1988, chuyên viên thuộc
BHXH huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) cùng về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Trần Thị Là (SN 1985, chuyên viên
giám định, thuộc BHXH huyện Yên Mỹ), Nguyễn Thị Dung (SN 1986, chuyên viên giám
định, thuộc BHXH huyện Yên Mỹ) cùng bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình
sự. Tuy nhiên, 2 bị can Là và Dung do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được
áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hưng Yên đang tiếp
tục điều tra, mở rộng vụ án và xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
No comments:
Post a Comment