Thursday, April 24, 2025

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 23/04/2025
jeudi 24 avril 2025
Thuymy


1. Cứ lâu lâu lại tòi ra chuyện. Và lần này thì là chuyện “Mỹ có thể sẽ công nhận Crimea của Nga và không cho Ukraine vào NATO.” Tin do RFI dẫn WSJ.

Đúng là phát chán lên với cái nhà lão Trump này. Nếu chuyện này xảy ra thật (công nhận Crimea là của Nga) thì bộ mặt bỉ ổi của chính quyền Trump đã lộ rõ, không thể bỉ ổi hơn. Không chỉ không có kiến thức về pháp luật, nhất là pháp luật quốc tế và những nguyên tắc của quan hệ quốc tế: Không thể thay đổi đường biên giới hiện đại, đang tồn tại ổn định sau “Yalta 1945”.

Tôi trùng ý kiến với một ông thày luật cũng bạn Facebook: Mỹ công nhận thì kệ mẹ, miễn là ông đừng có rồ dại lên bỏ cấm vận với… bán vũ khí cho Putler là được rồi. Đúng là chẳng có tác dụng gì cái chuyện “công nhận” này cả.

Mục đích của chuyện này cũng không có gì khó hiểu. Đối với Ukraine, như tôi viết là không có tác dụng gì, nghĩa là họ sẽ không cần quan tâm đến chuyện đó. Mỹ có thể công nhận một tình trạng “de facto” đối với Crimea, thì Ukraine cũng có thể chiếm lại nó và Nga Putler khi chưa thực hiện được việc chiếm nó lần thứ hai, thì đó sẽ không còn là "de facto" nữa mà vừa là “de facto” vừa là “de jure.” Càng công nhận thì càng thôi thúc họ chiếm lại Crimea mà thôi.

Cũng trong cái diễn biến này, trước đó có tin “có vẻ như Ukraine sẽ nhường lại Donbas cho Nga nhưng bù lại sẽ nhận lại Crimea…” Tôi có hỏi một người Ukraine quan trọng với tôi, thì kết quả cũng… có vẻ như “thế mà cũng tin.” Tôi có nói chuyện riêng với anh Trần Duy Long: Nghe đã thấy… đòn vọt nhau.

Chẳng hạn nếu Zelenskyy có nói như thế thật thì cũng chẳng đời nào Putler đồng ý, vì Crimea với Nga bây giờ là quá khó khăn về duy trì, nhưng lại là thể diện của Putler, đời nào hắn buông. Và nhìn chung với quân mất dạy đó, thì chẳng bao giờ hắn nhả cái gì ra cả.

2. Có một câu hỏi: Sự khác biệt cơ bản giữa việc cả hai bên cùng phát triển lực lượng UAV – drone là gì?

Với Ukraine, phát triển thích đáng một lực lượng sử dụng UAV cả trên không lẫn trên biển là một chiến lược, vì nếu chạy đua với Nga về những thứ vũ khí quy ước, đặc biệt là vũ khí nặng thì sẽ không bao giờ thắng được. Vì vậy Lực lượng Hệ thống Không người lái (viết tắt là USF, tiếng Ukraina: Сили безпілотних систем hay SBS) là một nhánh của Lực lượng Vũ trang Ukraine chuyên về chiến tranh máy bay không người lái và sử dụng rô-bốt quân sự không người lái trên bộ, trên biển và trên không.

USF được thành lập trong bối cảnh Nga đang xâm lược Ukraine, chính thức vào ngày 11 tháng 6 năm 2024. Ukraine là quốc gia đầu tiên (và tính đến tháng 5 năm 2025 là quốc gia duy nhất) có một nhánh quân đội chuyên về hệ thống không người lái.

Trong khi đó, Nga thành lập lực lượng UAV, đặt mục tiêu tuyển dụng tới 210.000 binh sĩ vào năm 2030 – Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, ông Syrkyi cho biết – dẫn RBC ngày 06/02/2025.

Mục tiêu của Ukraine khi phát triển lực lượng này là chiến lược để thi hành chiến tranh phi đối xứng với Nga. Càng về sau lực lượng không người lái càng đóng vai trò chủ yếu trong việc, đầu tiên là làm suy giảm sức mạnh của bộ máy quân sự Nga, sau đó là đưa chính cái sức mạnh này về tiệm cận zero. Ngược lại, học thuyết quân sự Nga vẫn như vậy: Dựa vào sức mạnh của những lực lượng to lớn: xe tăng, xe bọc thép và số lượng pháo binh khổng lồ.

Việc Nga nhanh chóng nhận ra Ukraine sử dụng hiệu quả UAV trên chiến trường, dẫn đến chuyện họ cũng phải thay đổi và thích ứng khá nhanh, và không phải là không có kết quả. Chẳng hạn gần đây các drone điều khiển bằng cáp quang của Nga cũng gây cho Ukraine không ít khó khăn. Tuy nhiên tương quan hai bên, Ukraine vẫn được cho là vượt trội hơn về số lượng và sự đa dạng về chủng loại drone đang dùng trên chiến trường.

Theo nhận xét của một số chuyên gia quân sự quốc tế, mặc dù Nga cũng theo chân Ukraine thành lập lực lượng drone chuyên biệt, nhưng về cơ bản nước này chưa thể thay đổi được học thuyết quân sự, ít nhất trong cuộc chiến tranh này. Trên chiến trường, các nhà quan sát quân sự quốc tế nhận ra một thực tế rằng “điều khiển học” đang dần hòa nhập vào quân đội Ukraine, không có sự phân biệt nhiều giữa những người lính đang chiến đấu với những người điều khiển drone. Còn với quân đội Nga, có những lực lượng đi ra chiến trường chỉ để chết và họ chẳng liên quan gì đến drone cả.

Tôi nhớ có lần người khác đặt câu hỏi, tại sao Ukraine tập trung tàn phá được lực lượng tăng – thiết giáp và đặc biệt là pháo binh Nga, mà Nga không làm được như vậy đối với Ukraine? Có, bằng chứng là xe tăng của Ukraine cũng phải lắp lồng, và nếu các khẩu đội pháo Ukraine mà hớ hênh cũng sẽ bị tiêu diệt bằng cách tương tự (drone).

Còn khả năng phản pháo (pháo đối pháo) thì Nga đã tỏ ra thua xa Ukraine về năng lực xác định vị trí pháo của đối phương và đặc biệt là tầm bắn và độ chính xác của pháo. Đồng thời, ngoài học thuyết quân sự của Nga đòi hỏi phải sử dụng số lượng lớn vũ khí, chúng là bên tấn công cũng lại một lần nữa yêu cầu số lượng lớn, càng dễ cho Ukraine để “tìm và diệt.”

Trước mắt, nguy cơ cho phía Ukraine là nếu có chiến dịch tấn công chắc chắn sẽ phải sử dụng số lượng lớn khí tài: xe tăng, xe bọc thép, pháo, xe tải… sẽ dễ làm mồi cho UAV – drone đối phương. Nhưng có những tin tức lẻ tẻ đến với chúng ta, thường sẽ ít được chú ý nhưng là những tin quan trọng: Ukraine bắt đầu sử dụng “UAV chống UAV”… chiến thuật này đang có vẻ “lặng lẽ” nhưng khi cần thiết, tôi tin rằng chúng sẽ được đưa ra ứng dụng đại trà. Không những thế việc xác định vị trí các tổ điều khiển drone cũng đang được thử nghiệm và hoàn thiện.

Hiện nay FPV (máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất) là thứ vũ khí gây thương vong cho quân lính Nga nhiều nhất xét trên toàn cuộc chiến.

3. Đúng như nhận xét từ trước, trò “ngừng bắn Phục sinh trong 30 giờ” của Putler là một trò hề không hơn không kém.

Tại sao lại có trò khỉ này? – Thường thì lý do dễ thấy nhất là tuyên bố cho ra vẻ ta đây “yêu chuộng hòa bình” nhưng chắc chắn sẽ lại vi phạm, và tố ngược đối phương là bên vi phạm. Do vậy, không phải là trò khỉ, mà là một trò mèo của Putler. Nhưng cái gì cũng có lý do của nó. Ngay trong cái gọi là Chiến dịch tấn công xuân hè đang diễn ra này, chỉ trong một thời gian ngắn – tôi không rõ có đến một tuần hay 10 ngày gì đó hay không mà Nga mất: Nguyên một tiểu đoàn thiết giáp – tính từ đầu tháng Tư đến nay Nga bị đốt 178 xe tăng.

Tính từ đầu tháng Tư đến nay Nga bị phá hủy 1.137 cỗ pháo. Đã ghi nhận chỉ trong khoảng 10 ngày gần đây, có đến 8 (tám) tiểu đoàn pháo của Nga bị xóa sổ. Còn về xe bọc thép, là 440 chiếc cùng trong một khoảng thời gian trên. Có những trận tấn công riêng lực lượng cơ giới (xe tăng, xe bọc thép) Nga bị đốt đến gần 40 chiếc. Chưa hết, về thương vong của Nga con số báo cáo của phía Ukraine đưa ra là 26.290 người, nếu như tính dựa trên thông tin công khai rằng “Nga tập trung 60.000 quân cho Chiến dịch xuân hè” thì tỉ lệ thương vong đã vượt quá 1/3.

Sở dĩ chúng vẫn chưa thôi tấn công là vì các con số trên là tính trên toàn bộ mặt trận, chứ không phải tính cho số lính 60.000 quân đó. Cũng tương tự giải thích trước đây đối với vấn đề pháo binh: Dù bị phá nhiều nhưng Nga vẫn phục hồi được. Phải thừa nhận là chúng đã tổ chức được một chiến dịch tấn công thực sự, với sự tập trung lực lượng khá mạnh…

Nhưng tôi vẫn kiên trì với lý thuyết của mình: Phải vài sư đoàn xe tăng (500, 600 chiếc), vài nghìn cỗ pháo (1.200, 1.500 đến 2.000 khẩu cả pháo và súng cối), và đặc biệt quan trọng là máy bay hỗ trợ chiến trường. Khi không đủ các yêu cầu đó, càng tấn công càng thiệt hại mà không bao giờ có thắng lợi.

Vừa mới hôm qua, có người nói (bình luận trên tường nhà người khác) rằng rất muốn nghe lý thuyết của tôi, nhưng rõ ràng là cho đến nay Nga vẫn đang chiếm thêm được đất. Về câu chuyện này, thiển nghĩ chúng ta đã nói về nó rất nhiều lần rồi: Chiến lược của hai bên là hoàn toàn khác nhau.

Thất bại toàn tập trong các mục tiêu chủ yếu: Tiêu diệt nhà nước Ukraine độc lập, xóa sổ quân đội Ukraine, thành lập một Chính phủ mới thân Nga rồi tiến tới sáp nhập toàn bộ đất nước Ukraine vào Nga… nay Putler chỉ còn mục tiêu duy nhất: chiếm thêm đất. Vì mục tiêu này, hắn cứ thế nướng thêm lính vào các trận đánh – đúng là đổi máu lấy đất. Trong khi đó, sức mạnh quân sự của nước này bị Ukraine tàn phá càng ngày càng nghiêm trọng.

Các tin mới nhất của ngày hôm nay cực kỳ phấn chấn. Thứ nhất, Nga bắt đầu sử dụng giàn súng cối phản lực phóng loạt (MLRS) M-1991 của Bắc Triều Tiên trang bị được cho là những giàn đầu tiên đến vào đầu tháng 12 năm 2024. Cho đến nay sau hơn 3 năm chiến tranh, số lượng MRLS của Nga bị Ukraine tiêu diệt chỉ có 1.367 giàn, vì nó vốn được mệnh danh là “pháo lủi,” bắn xong thì chạy ngay sang vị trí khác tránh bị phản pháo… Mà đến nay phải sử dụng pháo của Triều Tiên, thì đúng là có vấn đề thật rồi.

Vấn đề đầu tiên của Nga là mất quá nhiều pháo xe kéo, chắc chắn sẽ tìm cách bù bằng “giải pháp an toàn”, kiếm giàn phóng tự hành thay thế. Vấn đề thứ hai là tầm bắn: loại đạn 240 mm của nó được cho là có tầm bắn xa hơn, có thể đạt 60 ki-lô-mét (các chuyên gia bàn nhau rằng, tầm bắn này phải dùng loại cải tiến khá đặc biệt mới đạt, bình thường loại pháo này chỉ bắn được dưới 40 ki-lô-mét). Nhưng dù thế nào thì khó khăn do thiếu pháo cũng là có thật.

Thứ hai, tin này còn thú vị hơn vì tôi đã dự báo từ cách đây vài tháng: Sẽ đến ngày Nga thiếu vũ khí bộ binh và hôm qua thì có tin những khẩu súng trường tấn công do Trung Quốc sản xuất (Type 56-1) đã được thu giữ trên chiến trường. 

Như vậy, tin tức do bà hàng nước ở trước cổng Bộ Sân khấu và Trình diễn Nga kể cho tôi là đúng: Do thương vong cao và khả năng đưa thương binh về rất kém, gián tiếp dẫn tới tình trạng thương binh và tử sĩ của Nga đánh mất vũ khí. Thứ hai, hiện tại phần lớn thương vong cho nhân sự của Nga bị đem lại bởi đạn súng cối thả từ UAV – drone, súng bộ binh của Nga bị các vụ nổ làm hỏng cũng nhiều.

Như vậy không phải là làm suy giảm năng lực của bộ máy quân sự của Nga xuống tiệm cận zero à…

Tin nức lòng hơn nữa, là tối thiểu 1 kho vũ khí đạn dược lớn của Nga bị cho nổ, lanh tanh bành to kinh khủng và nổ mãi đến sáng sớm hôm nay vẫn chưa hết (hơn 1 ngày). Cũng bà hàng nước nói với tôi: Các sĩ quan Nga có trách nhiệm cực kỳ ngán ngẩm vì tất cả đã biết về năng lực tấn công tầm xa của Ukraine rồi, thế mà vẫn chất đầy vũ khí đạn dược vào cả một hệ thống kho bãi lớn như thế. Không những vậy, cú đánh còn nhằm đúng vào thời điểm kho đầy nhất, đang chuẩn bị chuyển ra mặt trận cho đợt tấn công tiếp theo.

Về “nội dung” của nó thì được biết, kho này là của Tổng cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ Sân khấu và Trình diễn Liên bang Nga vì vậy những thứ ở trong có thể có: đạn pháo (pháo nòng và pháo phản lực), các chi tiết pháo và tên lửa. Không có bom, bom lượn vì những thứ đó được chứa bên kho của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Với cú đánh này, có thể nói đó là dấu chấm hết cho Chiến dịch tấn công xuân – hè của Nga. Vì vậy tôi mới trả lời người kia: Tờ báo đỏ nhất, Pro-Nga nhất là tờ Tin tức của thông tấn xã Nam Quảng Tây còn phải giật tít “Lực lượng Nga tiếp tục rút lui khỏi các vùng ngoại ô của ‘điểm nóng Pokrovsk’” (ngày 21/04/2025), trong khi tất cả các báo từ trước đến nay, đều đặn đổi trắng thay đen, “thay Ukraine bằng Nga với tổ hợp phím Ctrl+H” mà còn phải đăng bài như thế này thì tình hình cũng đã quá rõ rồi.

Nhưng hóa ra lại phát sinh ra một câu hỏi khác: Chiến tranh làm thế nào mà kết thúc được, và ai sẽ thắng? Rõ ràng là ở đây có thế bế tắc: Với người Ukraine thì dễ hiểu vì họ bảo vệ Tổ Quốc tự do và nền độc lập của dân tộc; còn Putler thì không có khả năng ngừng chiến tranh vì bảo vệ chính cái mạng của hắn.

Đó cũng là thế bế tắc của Trump và không có gì ngoài dự đoán của chúng ta: chính thức thất bại, thể hiện qua phát ngôn bắt đầu giở bài cùn: Thôi, bố đ*o tham gia trung gian đàm phán gì hết, mặc kệ chúng mày! Cụ thể, con chó săn Vance trong chuyến thăm Ấn Độ vào thứ Tư, đã nói với các phóng viên: “Chúng tôi đã đưa ra một đề xuất rất rõ ràng cho cả người Nga và người Ukraine, và đã đến lúc họ phải đồng ý hoặc Hoa Kỳ phải từ bỏ tiến trình này. Chúng tôi đã tham gia vào một lượng lớn hoạt động ngoại giao, trên thực địa.”

Khổ quá, “một lượng lớn hoạt động ngoại giao” nhưng toàn bưng bô shit cho Putler, chứ nào có tử tế gì cho nó cam. Chưa bao giờ đất nước Hoa Kỳ tôi đã từng ngưỡng mộ lại có những thằng chó má lên cầm quyền như thế này. Trump đã đưa ra một tín hiệu rất rõ ràng: Không được việc thì bố mày đạp đổ bàn ăn, kệ cho chúng mày húp dưới đất. Như người xứ Nam Quảng Tây thì mô tả: Khi không ăn được hắn sẽ shit vào cái nồi dự định nấu cơm cho chính mình ăn.

Mới nhất, cuộc họp giữa Anh, Pháp, Đức và Mỹ dự định sẽ được tổ chức tại London vào tuần sau và khi nghe tuyên bố của Zelenskyy: Nếu đến họp với nội dung ép Ukraine – công nhận Crimea là của Nga, thì Ukraine sẽ không đồng ý và con chó săn thứ hai, thằng Rubio lại thông báo là Mỹ sẽ không tham gia. Đúng là một lũ phường chèo.

Quay lại với mâu thuẫn thời đại trên đây. Chúng ta đã tốn nhiều giấy mực để phân tích: Trump đã sai lầm khi tiếp cận vấn đề từ góc độ “Ukraine là bên bại trận, bên yếu hơn và phải chấp nhận thua” – thực tế đã chứng minh ngược lại. Thằng nào còn giở cái giọng “Ukraine vẫn đang mất đất” quý vị cứ shit vào mồm nó giúp tôi. Chính nhờ cái “mất đất” đó mà người ta càng ngày càng tiêu hủy nhiều vũ khí của Nga đó. Vì vậy, không bao giờ thừa khi nói lại điều này: Người Ukraine càng ngày càng mạnh lên, và họ chưa tung ra hết sức.

Vẫn cái mâu thuẫn này, vậy chỉ còn có Putler là mấu chốt của vấn đề. Còn Putler, còn chiến tranh. Putler đi đời nhà ma, thì chiến tranh kết thúc.

Thực ra tôi thì hiểu rằng, người Ukraine có mạnh lên, nhưng không có nghĩa là đủ sức đuổi thẳng cổ quân Nga về nước. Nguy cơ còn nữa: nếu Trung Quốc quyết định cấp cho Nga những máy móc từ thời Liên Xô, thì nước này còn có khả năng phục hồi.

Tiến trình của chiến tranh hiện tại, là tốc độ tiêu diệt khí tài Nga của người Ukraine, nhanh hơn khả năng tự phục hồi của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Tuy nhiên không được phép coi thường bọn Nga này, chỉ cần cho chúng thời gian thì chúng có thể thực hiện được nhiệm vụ.

Đây là tính hai mặt của vấn đề: một mặt chúng ta vẫn phấn chấn vì chiến lược của người Ukraine đang thắng lợi, nhưng mặt khác Nga là nước có tài nguyên khổng lồ, gần như vô tận; và năng lực xoay xở cũng không hề tệ. Vì vậy nếu chiến tranh kéo dài, Nga có thể sụp đổ, nhưng cũng có thể giữ được tình trạng như hiện nay, thậm chí các con số tăng trưởng còn dương một chút.

Tình trạng này cũng tạo ra cho người Ukraine một sức ép: Kéo dài chiến tranh thì có lợi, nhưng cũng có hại. Nếu chính sách của Hoa Kỳ chẳng hạn, vẫn như thời ông Biden thì mọi chuyện sẽ khác, càng kéo dài càng chắc chắn đẩy Nga đến chỗ sụp đổ. Nhưng với lão điên Trump thì mọi chuyện đảo lộn 180 độ.

Chiến tranh kéo dài Ukraine sẽ có thể phải đối mặt với một nước Nga phục hồi một phần nào đó sức mạnh quân sự của mình, không quá nguy hiểm nhưng nhẽ ra thêm 1 năm sẽ thành 10 năm… Nhưng nếu hạ quyết tâm tấn công ngay, thì thời cơ chưa đến, rủi ro còn cao. Chẳng hạn chúng ta muốn thấy họ chiếm lại Crimea, nhưng chiếm thì có thể được liệu có giữ được hay không, lại là vấn đề khác. Với lực lượng hiện tại, nếu có chiếm lại toàn bộ Donbas, Ukraine cũng không đủ lực lượng để giữ nó.

Phân tích vậy thôi nhưng tôi tin là người Ukraine phải tìm cách kết thúc sớm chiến tranh, chẳng hạn mùa hè này (tháng sau là chính thức vào hè rồi còn gì). 

PHÚC LAI 23.04.2025

No comments:

Post a Comment