Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Hành giả Minh Tuệ rời Sri Lanka đi Ấn Độ
BBC
Tuyên bố đầu hàng
của Tổng thống Dương Văn Minh: Tướng Thệ khơi lại tranh cãi, đâu là sự thật?
Tổng thống Trump
yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa
gì?
Doanh nghiệp Việt
Nam 'không trụ nổi' nếu ông Trump áp thuế 46%
VinFast lỗ thêm 1,3
tỷ USD sau nỗ lực thúc đẩy doanh số xe điện tại Châu Á
Việt Nam phản hồi
việc 'quan chức Mỹ không tham dự kỷ niệm 30/4'
Hà Nội gỡ áp phích
có hình ảnh chim bồ câu đứng trên mũ lính Mỹ
Năm lá bài Trung
Quốc đang nắm trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
Việt Nam muốn ký
thêm hiệp định thương mại trước áp lực thuế quan Mỹ
Ông Trump tính bỏ
hàng trăm văn phòng và việc làm tại Bộ Ngoại giao Mỹ
Liệu Giáo hoàng
tiếp theo có thể là một người Châu Phi?
Nhà đầu tư Trung
Quốc thể hiện lòng yêu nước bằng cách đầu tư cổ phiếu
Ông Trump bảo vệ Bộ
trưởng Quốc phòng sau bê bối rò rỉ bí mật quân sự
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
Video,Khoảnh khắc
Sài Gòn thất thủ: Tư liệu quý hiếm của BBC, Thời lượng 15,04
Chiến tranh Việt
Nam: Bản tin cuối cùng dang dở từ Sài Gòn
Tác giả chùm ảnh
ngày 30/4 kể lại khoảnh khắc Sài Gòn sụp đổ
Video,Chiến tranh
Việt Nam: biên niên sử tóm tắt, Thời lượng 13,17
Bà Trương Mỹ Lan
được giảm án tù chung thân, liệu có thoát án tử hình?
Chiến tranh Việt
Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?
Xử lý trụ sở
công dôi dư sau sáp nhập, có lặp lại tiền lệ xấu?
Kênh đào Phù Nam:
Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD
Trung Quốc tham gia
diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam, thông điệp là gì?
Đảng sẽ chọn ai làm
bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?
Thuế đối ứng của
ông Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt
Việt Nam đưa hạt
nhân vào quy hoạch điện quốc gia trị giá 132 tỷ USD
Bộ Công an có kế
hoạch 'nắm đa số cổ phần FPT Telecom' nhằm tăng cường an ninh mạng
Vietjet nói gì
về phán quyết 'nợ quỹ đầu tư hơn 180 triệu USD' của tòa án Anh?
Thuế đối ứng của
ông Trump và thế lưỡng nan của giới xuất khẩu Việt Nam
Phường Sài Gòn, Gia
Định, Chợ Lớn, vì sao gây tranh cãi?
Nga tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Ukraina
Thương mại Mỹ - Trung : Bắc Kinh phủ nhận tin khởi động đàm
phán với Washington
Kênh đào Panama : Phần nổi của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tại
các cảng biển chiến lược trên thế giới
Công trình trùng tu Notre-Dame de Paris nâng tầm ngành nghề thủ
công ở Pháp
Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán thuế quan, tìm một lộ trình đạt
thỏa thuận phù hợp
Ukraina: Trump nổi cơn thịnh nộ vì Zelensky không từ bỏ lãnh thổ
bị Nga chiếm đóng
Căng thẳng bùng phát giữa Ấn Độ và Pakistan sau vụ tấn công khủng
bố tại Kashmir
Vì sao Mỹ và Iran khẩn cấp mở đàm phán về hạt nhân?
Mua F-16 của Mỹ : Việt Nam chọn đúng thời điểm, không chọc giận
Trung Quốc và Nga ?
Chiến tranh Ukraina: Những chuyển biến trong quan hệ quân sự
Nga-Trung Quốc
Chính quyền Trump yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ không tham dự các
sự kiện 30/04 ở Việt Nam
Trump thừa nhận thuế 145% với hàng Trung Quốc là « quá
cao » và trấn an không hạ bệ chủ tịch FED
Financial Times: Putin đề nghị giữ nguyên chiến tuyến ở Ukraina
Dân tộc Kurd dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trong
hơn 30 năm
Tại sao TT Nga bất ngờ đổi ý, sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Kiev
?
Nhật Bản, đất hứa cho di dân mới Trung Quốc chạy trốn Tập Cận Bình
Ukraina quyết không từ bỏ chủ quyền Crimée, tự sản xuất 90 % drone
(RFI)
- Vatican thông báo tổ chức 9 ngày quốc tang Giáo hoàng Phanxicô, kể từ
Thứ Bảy 26/04/2025. Trái
với truyền thống, linh cữu của giáo hoàng không được đặt trên bệ cao như thường
lệ, mà được đặt sát đất, theo nguyện vọng của ngài là các nghi thức
tang lễ phải thật giản dị. Trong ngày hôm nay 24/04/2025 dòng người
vẫn tiếp tục đổ về Vương cung thánh đường Thánh Phê rô. Vatican
cho biết gần 50 000 người đã đến mặc niệm trước linh cữu của giáo hoàng.
(AFP) -
Ukraina : Ít nhất 10 người chết và 75 người bị thương trong vụ oanh kích
của Nga nhắm vào Kiev. Vụ
oanh kích bằng drone và tên lửa của Nga diễn ra đêm 23 rạng sáng
24/04/2025. Nga đã phóng đi 70 tên lửa và 145 drone vào 6 vùng trong cả nước.
Riêng Kiev hứng chịu vụ oanh kích gây nhiều thương vong nhất tính từ nhiều tuần
nay. Tổng thống Ukraina Zelensky khẳng định việc oanh kích Kiev cho thấy Putin
muốn tiếp tục chiến tranh. Về phía Nga, bộ Quốc Phòng khẳng định đã nhắm vào cơ
sở hạ tầng quân sự của Ukraina và đã đánh trúng tất cả các mục tiêu, chứ không
nhắm vào thường dân Ukraina.
(AFP) -
Nga dọa Thế Chiến III nếu lực lượng phương Tây đến « các vùng đất lịch sử của
Nga ». Trả lời hãng tin TASS ngày 24/04/2025,
thư ký Hội Đồng An Ninh Nga Sergei Shoigu cảnh báo kịch bản này « có
thể sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga, thậm chí về lâu dài
là chiến tranh thế giới thứ ba » và « Nga có quyền
sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị xâm lược ». Vào cuối
tháng 3, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc đến khả năng « lực
lượng trấn an » có thể được « triển khai ở Ukraina » và
được Anh Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ « có mặt ở
những địa điểm chiến lược được xác định trước với Ukraina » và
chỉ mang « tính chất răn đe để ngăn chận một cuộc xâm lược mới
của Nga ».
(AFP) –
Đức theo sõi sát sao các biện pháp phá hoại của Nga. Hôm qua, 23/04/2025, chính phủ Đức cho
biết các cơ quan an ninh đang giám sát các hoạt động của Nga, chẳng hạn như
tuyển người trên mạng xã hội để thực hiện các hành vi phá hoại trong Liên Hiệp
Châu Âu, ám chỉ đến các vụ nổ kiện hàng vào mùa hè năm ngoái. Berlin cũng cho
biết đã làm suy yếu cơ quan tình báo Nga, bằng cách trục xuất nhiều đặc vụ gần
đây. Theo bộ Nội Vụ Đức, tổng cộng 40 nhà ngoại giao Nga đã rời khỏi Đức từ
tháng Tư 2022 và một số đã bị trục xuất vào năm 2023.
(Le
Monde) - Hà Lan chấm dứt chương trình bảo vệ những di dân của « các nước
thứ ba » tị nạn chiến tranh Ukraina. Quyết định của Tòa án Tối cao Hà Lan
được đưa ra hôm 23/04/2025, mở đường trục xuất 1700 người đang tị nạn tạm thời
tại nước này. Những người đang làm việc hoặc học tập tại Ukraina vào lúc chiến
tranh nổ ra, trong đó có nhiều người gốc Algérie, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Pakistan, có
thể bị trục xuất sớm hơn những người Ukraina, hoặc nhóm người vô quốc tịch và
công dân các nước thứ ba có giấy phép thường trú tại Ukraina.
(Reuters)
- Nhật thúc giục các nước thành viên G20 hợp tác ổn định thị trường. Bộ trưởng Tài Chính Katsunobu Kato
hôm 23/04/2025 cảnh báo với các nước trong khối G20 rằng thuế quan và biện pháp
đối phó với Hoa Kỳ mà một số quốc gia áp dụng đang gây tổn hại đến tăng trưởng
toàn cầu và làm mất ổn định thị trường tài chính. Tuyên bố của bộ trưởng Kato
được đưa ra trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng
trung ương khối G7 và G20 tại Washington, bên lề các cuộc họp thường niên mùa
xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Về phía Liên Âu, ủy viên
Kinh Tế Valdis Dombrovskis muốn chính quyền Trump nói rõ hơn về những mong muốn
của họ để có thể đàm phán và tránh leo thang thuế quan Mỹ - Âu.
(AFP) -
Mỹ : 12 bang kiện quyết định áp đặt thuế quan của tổng thống Trump. Đơn kiện đã được liên minh gồm 12 bang
(trong đó có Arizona, Oregon, New York, Minnesota) đệ trình ngày 23/04/2025, vì
Luật 1977 được tổng thống Donald Trump viện dẫn không cho phép ông sử dụng các
biện pháp khẩn cấp để áp thuế quan. Đây là quyền mà Hiến Pháp Mỹ trao cho Quốc
Hội. Vào tuần trước, bang California cũng tiến hành thủ tục tương tự. Chiến
tranh thương mại do tổng thống Trump phát động đã tác động đến đời sống người
dân Mỹ, theo một điều tra được Cục Dự Trữ Liên Bang - FED công bố ngày 23/04.
Trong giai đoạn điều tra, kết thúc ngày 14/04, « chi tiêu, trừ ô
tô, nhìn chung giảm xuống», người dân đi du lịch ít hơn và các doanh
nghiệp cũng ít tuyển dụng lao động hơn.
(AFP) –
Đài Loan công bố tăng ngân sách an ninh và kinh tế trước tác động từ mức thuế
quan mới của Hoa Kỳ. Hôm
nay, 24/04/2025, chính phủ Đài Loan cho biết, ngân sách 440 tỷ Đài tệ (12,6 tỷ
đô la), sẽ được dùng để hỗ trợ thị trường việc làm, phúc lợi công và giáo
dục, cũng như tăng cường tuần tra bờ biển và các cơ sở và thiết bị quốc phòng
khác. Đài Bắc cũng cố tránh mức thuế mà Trump đe dọa (32%) bằng cách cam kết
tăng đầu tư vào Hoa Kỳ, mua nhiều năng lượng hơn từ Hoa Kỳ và chi tiêu quốc
phòng nhiều hơn.
(AFP) -
Úc dự kiến lập « kho dự trữ chiến lược » các loại khoáng sản quan
trọng. Thông
báo của thủ tướng Anthony Albanese được đưa ra hôm nay 24/04/2025, trong bối
cảnh nhiều nước đang nỗ lực bảo đảm khả năng tiếp cận các nguồn khoáng sản quý
hiếm nằm ngoài Trung Quốc. Thủ tướng Albanese cho biết Úc sẽ bắt đầu dự trữ các
khoáng sản này, với tiền đầu tư ban đầu khoảng 1,2 tỉ đô la Úc, và sẽ bán cho
các « đối tác then chốt ». Ông cho rằng tình hình ngày càng bất định,
đòi hỏi Canberra phải có cách tiếp cận mới để tối đa hóa giá trị chiến lược của
các khoáng sản quan trọng.
(AFP) -
Hàn Quốc : Cựu tổng thống Moon Jae In (2017-2022) bị truy tố vì tội tham
nhũng. Trong
thông cáo được văn phòng công tố quận Jeonju công bố ngày 24/04/2025, ông Moon
Jae In bị cáo buộc « nhận 217 triệu won (132.000 euro) sau
khi tạo điều kiện thuận lợi cho con rể làm việc trong một hãng hàng
không ». Con rể của ông Moon được cho là được bổ nhiệm là tổng giám
đốc hãng hàng không Thai Easter Jet « dù không có kinh nghiệm hay
trình độ về giao thông hàng không ». Mọi khoản lương và những khoản
phúc lợi tài chính mà hãng trả cho con rể của ông Moon trong giai đoạn 2018 -
2020 « đã được xác nhận không phải là lương hợp pháp, mà là tiền
hối lộ cho tổng thống ».
(South
China Morning Post) – Trung Quốc ra mắt drone có gắn thiết bị lượng tử để phát
hiện tàu ngầm ở Biển Đông. Thiết bị này có thể theo dõi từ tính và lập bản đồ tài
nguyên đáy biển tại khu vực có từ trường phức tạp. Ngoài mục đích quân sự như
phát hiện tàu ngầm, công nghệ này còn có thể được ứng dụng vào khảo cổ học, tìm
kiếm dầu mỏ và nghiên cứu địa chất. So với hệ thống MAD-XR của phương Tây, phức
tạp và đắt đỏ, giải pháp của Trung Quốc được cho là rẻ hơn và phù hợp hơn với
khu vực vĩ độ thấp như Biển Đông.
(AFP) –
Một quân nhân Hoa Kỳ bị kết án 7 năm tù vì cáo buộc làm gián điệp cho Trung
Quốc. Hôm
qua, 23/04/2025, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết ông Korbein Schultz đã nhận được
42 000 đô la cho việc cung cấp ít nhất 92 tài liệu cho Bắc Kinh từ tháng
5/2022 đến tháng 03/2024, cho đến khi bị bắt. Một trong những tài liên đó liên
quan đến các bài học mà Mỹ rút ra từ cuộc chiến ở Ukraina, có thể được áp dụng
để bảo vệ Đài Loan. Một số tài liệu mật khác liên quan đến các chiến thuật quân
sự hay các cuộc tập trận của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, hay Philippines, hoặc về các
thiết bị quân sự.
(Fondation
Pour la Mémoire de la Shoah/JDD) - 110 năm diệt chủng Armenia. Ngày 24/04/1915, 600 nhân vật nổi
tiếng người Armenia đã bị ám sát tại Constantinople theo lệnh của chính phủ. Sự
kiện này đánh dấu khởi đầu của một cuộc diệt chủng đã cướp đi sinh mạng của
khoảng 1,2 triệu người, vì họ theo công giáo, tương đương hai phần ba dân số
Armenia trong Đế chế Ottoman. Đây là vụ diệt chủng đầu tiên của thế kỷ.
Rất nhiều hoạt động tưởng niệm được tổ chức tại Pháp, vùng đất tiếp nhận người
Armenia lưu vong, là quốc gia lớn đầu tiên công nhận cuộc diệt chủng.
(AFP) -
Chính quyền Donald Trump ra lệnh đóng cửa một cơ quan đã đầu tư nhiều tỉ đô la
vào cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Sau quyết định ngày 23/04/2025 của Washington, cơ quan
Millennium Challenge Corporation (MCC) phải rút ngay lập tức khỏi các dự án tại
châu Phi về xây dựng đường xá và hiện đại hóa mạng lưới điện, bỏ mặc công
trường dang dở. MCC do tổng thống Cộng Hòa W.Bush lập ra năm 2004 để giúp đỡ
các nước tôn trọng các chuẩn mực của Washington về dân chủ, quản lý và kinh tế
tự do. MCC hoạt động chủ yếu ở châu Phi và được sự ủng hộ của lưỡng đảng Hoa
Kỳ. Tổng cộng, từ khi được thành lập, MCC đã đầu tư 17 tỉ đô la vào cơ sở hạ
tầng các nước.
(AFP) -
Matxcơva cho phép Taliban bổ nhiệm một đại sứ tại Nga. Đây là biện pháp được đưa ra để
Matxcơva và Kaboul tăng tốc xích lại gần nhau. Quyết định của Nga được đưa ra
vào hôm qua 23/04/2025, hơn 1 tuần sau khi tòa án tối cao Nga phê chuẩn quyết
định rút Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố tại Nga, chấm dứt lệnh cấm
Taliban hoạt động ở Nga.
(AFP) -
Youtube tròn 20 tuổi với 20 tỉ video được tải lên mạng. Ngày 23/04/2025 là tròn 20 năm ngày nền
tảng video Youtube ra đời. Hiện nay, mỗi ngày có 20 triệu video mới được
đưa lên Youtube. Theo nhiều chuyên gia, Youtube hiện nay có hơn 2,5 tỉ người
dùng. Hiện giờ, Youtube đứng đầu về phát trực tuyến video tại Hoa Kỳ, với thị
phần là 11,1% vào tháng 12/2024, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là Netflix (8,5%).
(AFP/Le
Figaro) - Tại Anh, các fan hâm mộ ban nhạc Oasis mất hơn 2 triệu bảng do bị lừa
đảo trên mạng xã hội,
nhất là trên Facebook, khi mua vé xem chương trình biểu diễn tái hợp của ban
nhạc huyền thoại này. Ngân hàng Lloyds của Anh hôm 23/04 thông báo số nạn nhân
lên đến 5.000 người. Trong khi đó, tại Pháp, mỗi tuần có hơn 200 triệu vụ lừa
đảo về mua bán lại vé biểu diễn bị phanh phui. Pháp là nước duy nhất ở châu Âu
cấm mua đi bán lại vé xem biểu diễn và đã giành chiến thắng trong cuộc chiến
với Google về vấn đề này.
TIN TỨC: THỨ SÁU 25.04.2025
1/ VN VÀ MỸ BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN VỀ MỨC THUẾ QUAN
Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt
đầu đàm phán về thuế quan. Vào tối 23/4, Bộ trưởng công thương VN Nguyễn Hồng
Diên đã điện đàm với ông Jamieson Greer, đại diện thương mại của Mỹ, về các vấn đề kinh tế và thương mại song
phương”.
Tham dự cuộc điện đàm còn
có các quan chức VN cùng đại diện kỹ thuật từ các bộ ngành liên quan.
Theo thông cáo, đại diện thương
mại Jamieson Greer hy vọng hai nước “sẽ
sớm tìm ra những giải pháp phù hợp”. Washington muốn tái cân bằng trao
đổi thương mại với Hà Nội vì Mỹ nhập siêu hơn 123 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái, đồng
thời cáo buộc Việt Nam là sân sau cho hàng hóa Trung Cộng.
Trong những ngày qua, Hà
Nội đưa ra nhiều đề nghị để giảm bớt thặng dư với Mỹ, như đánh thuế 0% và Việt
Nam sẵn sàng mua thêm sản phẩm của Mỹ. Dường như Việt Nam và Mỹ đã đạt được
thỏa thuận mua 24 chiến đấu cơ F-16 của tập đoàn Lockheed Martin. Tuy nhiên, giới
quân sự Mỹ tỏ vẻ nghi ngờ con số này vì kinh phí sẽ rất cao.
Vào hôm qua 24/4, hãng hàng
không Việt Nam Airlines cho biết đã ký một biên bản ghi nhớ với ngân hàng
Vietcombank để tài trợ mua 50 máy bay Boeing.
Thỏa thuận được đưa ra sau
khi Việt Nam và Hoa Kỳ nhiều lần cho biết việc mua máy bay của Mỹ sẽ góp phần
quan trọng giảm thặng dư thương mại lớn giữa hai nước. Trước đó, hãng hàng
không giá rẻ VietJet cũng thông báo dự án mua máy bay Boeing của Mỹ.
2/ HÀ NỘI GỠ HÌNH BỒ CÂU TRÊN NÓI SẮT CỦA MỸ
Bạo
quyền Hà Nội đã cho gỡ hình ảnh con chim bồ câu đứng trên nói sắt lính Mỹ tại
khu vực Hồ Gươm sau khi hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội.
Một số bài đăng trên mạng
với hình ảnh một tấm áp phích có đóng dấu bản quyền của tờ báo Tiền Phong được lan truyền từ hôm thứ
Tư 23/4, với nhiều bình luận phê bình. Đến chiều hôm qua, dư luận không
tìm được hình ảnh này trên trang mạng của tờ báo này.
Phần trên của tấm áp phích
khổ lớn có thông điệp chào mừng ''kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước'' trên nền lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam. Phần dưới
của tấm áp phích có hình ảnh con chim bồ câu trắng đậu trên một chiếc nói sắt
in dòng chữ USA có vết thủng, bên dưới là lá cờ Mỹ nhạt màu.
Tấm áp phích này từng đặt
tại góc phố Đinh Tiên Hoàng và phố Lê Thạch trước Vườn hoa Lý Thái Tổ và đã bị
gỡ vào tối ngày 23/4. Đến ngày hôm sau, nó đã được thay bằng một tấm áp phích
khác với hình ảnh chủ đạo là chiếc xe tăng đâm qua cổng Dinh Độc Lập vào ngày
30/4.
Đây là ngày kết thúc của
cuộc chiến mà csvn gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Từ trước
tới nay, bạo quyền Việt Nam và báo chí luôn tự hào về sự phát triển
trong quan hệ hai nước. Nhưng mỗi khi tới lễ kỷ niệm 30/4, những ngôn từ
về "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" và "lên án tội
ác" của Mỹ lại tràn ngập trên các mặt báo Việt Nam.
Biến cố áp phích tuyên
truyền bị thay vào hôm 23/4 không phải vụ việc duy nhất bên hồ Hoàn Kiếm. Năm
2010, một áp phích đặt tại khu vực này cũng nhân dịp 30/4 đã bị thay vì chữ
''nước'' trong ''thống nhất đất nước'' bị viết sai chính tả thành ''nớc''.
3/ CÁC ĐỒNG MINH CỦA MỸ BÀY TỎ LO NGẠI VỀ KẾ HOẠCH NGỪNG CHIẾN Ở UKRAINE
CỦA HOA KỲ
Kế hoạch hòa bình của chính quyền Trump nhằm
chấm dứt cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine đã gây lo ngại lớn cho các đồng minh Mỹ.
Kế hoạch này bao gồm việc công nhận Crimea thuộc Nga và Ukraine phải nhượng lại
nhiều lãnh thổ, điều mà các nhà ngoại giao châu Âu và châu Á cho rằng sẽ gửi
thông điệp nguy hiểm rằng việc xâm chiếm bất hợp pháp có thể được thưởng.
Các nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo rằng việc Ukraine bị ép nhượng lãnh thổ sẽ
làm suy yếu nguyên tắc luật pháp quốc tế và đe dọa sự an toàn của các quốc gia
khác, kể cả trong khối NATO. Các đồng minh châu Á cũng lo ngại rằng Trung Quốc
có thể rút ra bài học từ việc Nga được thưởng sau một cuộc xâm lăng lân bang.
Cuộc họp giữa đặc phái viên Steve Witkoff và
Putin vào thứ Sáu được kỳ vọng sẽ làm rõ thêm các điều khoản, nhưng nhiều người
lo ngại rằng tiến trình này không đủ nhanh để đáp ứng tốc độ của Hoa Kỳ trong
việc kết thúc chiến tranh. Các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh báo rằng Putin không
đáng tin cậy, trong khi tổng thống Trump bày tỏ sự không hài lòng với các cuộc
tấn công hỏa tiễn của Nga vào Kyiv.
4/ CĂNG THẲNG BỘC PHÁT GIỮA ẤN ĐỘ VÀ PAKISTAN SAU VỤ KHỦNG BỐ
Sau cuộc tấn công khủng bố tại
vùng Kashmir Ấn Độ vào ngày 22/4 khiến 26 người thiệt mạng, Ấn Độ vào hôm qua
24/4 đã thi hành một loạt biện pháp ngoại giao nhắm vào nước láng giềng
Pakistan, với cáo buộc nước này đã yểm trợ cho khủng bố.
Trả lời trước báo chí, Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định sẽ truy lùng và trừng phạt những kẻ khủng
bố và những ai ủng hộ chúng. Ông Modi cũng đe dọa những kẻ chịu trách nhiệm, dù
không nêu rõ là ai, sẽ phải trả cái giá khắc nghiệt nhất.
Vụ khủng bố diễn ra vào hôm
22/4, với ít nhất 3 tay súng đã bắn vào các du khách tại thị trấn Pahalgam ở
vùng Kashmir, khiến 25 người Ấn Độ và 1 người Nepal bỏ mạng.
Hôm qua, Ấn Độ đã công bố
một loạt biện pháp ngoại giao để trừng phạt Pakistan, bị cáo buộc yểm trợ khủng
bố. Cụ thể là New Dehli đình chỉ hiệp ước về chia xẻ nguồn nước, đóng cửa ải
chính giữa hai nước và triệu hồi các nhân viên ngoại giao về nước. Đồng thời ra
lệnh cho toàn bộ công dân Pakistan, ngoại trừ nhân viên ngoại giao, phải rời
khỏi Ấn Độ từ đây đến ngày 29/4.
Pakistan đã bác bỏ tất cả
các cáo buộc của phía Ấn Độ và đã quyết định các biện pháp trả đũa bằng cách
trục xuất nhiều nhà ngoại giao Ấn Độ, đóng cửa biên giới và không phận đối với
Ấn Độ, đồng thời hủy toàn bộ visa đã cấp cho các công dân Ấn Độ.
Cần biết hai nước Ấn Độ và
Pakistan vẫn tranh chấp chủ quyền ở vùng Kashmir kể từ năm 1947. Vụ tấn
công khủng bố này khiến quan hệ hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân trở
nên tồi tệ nhất từ nhiều năm qua, gây lo ngại về nguy cơ Ấn Độ có thể đáp trả
bằng biện pháp quân sự.
VNTB – Tại sao cần thay thế cách làm kinh
tế kiểu Việt Minh?
VNTB
– Hoa Kỳ áp thuế 813,92% lên pin mặt trời Việt Nam: chỉ là bước đầu
Học thuyết pháp lý bảo thủ này sẽ ngáng
đường Tổng thống Trump?
Trump, Vance, và cuộc tấn công vào các
trường đại học Mỹ
Người bạn họa sĩ khiếm thị của tôi25/04/2025
“Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương
tri, của chính nghĩa…”25/04/2025
Lời
cảm ơn các tấm lòng tri ngộ!25/04/2025
“Chính
trị Mỹ đang có chỗ bị hỏng!”25/04/2025
Ngoại
giao kiểu “Cô gái vót chông”25/04/2025
Trong
thế giới mới rối loạn hiện nay, bạn cần ngoại giao cây tre của Việt Nam24/04/2025
‘Hố’
nặng: Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?24/04/2025
Chia
tỉnh – Nhập tỉnh: Chuyện ghế nhiều hơn dân hay dân nhiều hơn ghế?24/04/2025
Hưng
Yên hợp nhất Thái Bình: Lòng Dân có dám khác ý Đảng?23/04/2025
Trung
tá biệt cách dù Vũ Xuân Thông, một chiến binh, một bạn hiền vừa ra đi23/04/2025
Hoàng Quốc Dũng - Suy nghĩ về cuộc chiến
Bắc-Nam trong ngày 30/04
Phó
Đức An - Di chúc của Đức Thánh Cha Francis
Hà
Phan - Cuộc sống khó nghèo của một Giáo hoàng
Nguyễn Thông - Triều Tiên chẳng ở đâu xa
Phúc Lai - Vụn vặt của ngày 24/04/2025
Nguyễn Thông - Dỡ bỏ cũng thế thôi
Mai Quốc Ấn – Đừng quên kẻ thù lịch sử
ngàn năm
Đặng Chương Ngạn – Đã gỡ rồi các cụ ạ !
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 24.04.2025
Lê Học Lãnh Vân – Tại sao phải duy trì mối
thù dai dẳng và vô lý ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh
hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 7) 25/04/2025
Hạt giống của sự hồi sinh 25/04/2025
Hoa Kỳ áp thuế sốc với pin mặt
trời, Việt Nam đối diện mức thuế lên tới 542% 25/04/2025
30/4/1975 – 30/4/2025: Nhìn lại
một giai đoạn lịch sử của dân tộc để nói với tuổi năm mươi 24/04/2025
Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh
hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 6) 24/04/2025
Yếu tố địa chính trị trong các
dự án kinh tế lớn của Việt Nam 24/04/2025
“Đồng chí và anh em” – Việt Nam
trước vòng xoáy vào quỹ đạo Trung Quốc 24/04/2025
Financial Times: Putin đề nghị
giữ nguyên chiến tuyến ở Ukraina 24/04/2025
Đất hiếm: Khi phương Tây đã
trao vũ khí lợi hại vào tay Trung Quốc 24/04/2025
Không bụng dạ nào nghĩ đến
chuyện đặt tên phường 23/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
HƠN 23.200 CÚ SÉT ĐÁNH
Ở MIỀN BẮC RẠNG SÁNG NAY
https://tuoitre.vn/hon-23-200-cu-set-danh-o-mien-bac-rang-sang-nay-20250425070949268.htm
Mưa to kèm theo hàng chục nghìn cú sét giội
xuống miền Bắc, đặc biệt là khu vực trung du Bắc Bộ và các tỉnh thành phố Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định trong đêm qua và rạng sáng nay.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đêm qua và
rạng sáng 25-4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có
nơi mưa to đến rất to.
Lượng mưa tính từ 19h ngày 24-4 đến 3h ngày 25-4 có nơi trên
80mm như Yên Minh (Hà Giang) 82mm, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 114mm, Tiền Phong (Hải
Dương) 112mm, Đông Hải (Thái Bình) 147mm…
Trong cơn mưa lớn đêm qua và rạng sáng nay kèm theo sấm sét liên
hồi ở nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia
(Cục Khí tượng thủy văn) trong đêm qua và rạng sáng nay, hệ thống radar của đơn
vị này ghi nhận được hàng chục nghìn cú sét đánh xuống
đất và sét trong mây ở trên đất liền, trên biển và khu vực lân cận Việt Nam.
Sét đánh tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh trung du miền núi
Bắc Bộ như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, các tỉnh thành đồng bằng
sông Hồng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nội và khu vực vịnh
Bắc Bộ.
Trong khoảng từ 1h30 đến 5h ngày 25-4, ước tính có hơn 23.200 cú
sét đánh xuống đất và sét đánh trong mây, trong đó có hơn 10.400 cú sét đánh
xuống đất.
Trước đó, trong khoảng từ 22h30 đến 23h20 tối 24-4 cũng ghi nhận
hơn 7.500 cú sét đánh trong mây và xuống đất.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo ngày 25-4, ở
khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến
rất to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 80mm.
Ngoài ra, chiều và tối ngày 25-4, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ
có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi
trên 60mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo trong mưa dông có khả năng xảy ra
lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối
nhỏ, sạt lở đất trên
sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
VỤ SỮA GIẢ 500 TỶ
ĐỒNG: CÓ 'VÙNG XÁM QUẢN LÝ' KHÔNG AI CHỊU TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT
Vụ
việc sản xuất sữa giả là hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ về đạo đức kinh doanh
còn về năng lực thể chế. Nếu không chấn chỉnh quyết liệt, hậu quả tương tự sẽ
còn tái diễn.
Việc làm giả hàng trăm loại sữa – vốn là sản phẩm thiết yếu, đặc
biệt dành cho những đối tượng yếu thế như trẻ em, người già và phụ nữ mang thai
– không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn là hành vi phi nhân tính, xâm
phạm nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và lòng tin xã hội.
Nhưng vấn đề cần suy nghĩ nhiều hơn là tại sao một đường dây với
quy mô lớn như vậy lại có thể hoạt động trong suốt 4 năm mà không bị phát hiện,
ngăn chặn kịp thời? Điều này cho thấy lỗ hổng trong nhiều khâu: Từ quản lý chất
lượng sản phẩm, kiểm tra thị trường đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng
tại địa phương. Những lỗ hổng này đều cần được khắc phục.
VietNamNet xin giới thiệu tới độc giả bài viết của Tiến sĩ
Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Lợi nhuận quá lớn mà rủi ro quá nhỏ, tội phạm
sẽ không sợ luật
Trước hết, lỗ hổng về an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở văn bản
pháp luật, mà chủ yếu nằm ở khâu thực thi.
Về mặt quản lý, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của ta vẫn đang phân tán và
chồng chéo. Nhiều bộ, ngành cùng chịu trách nhiệm nhưng thiếu một cơ quan đầu
mối thống nhất. Khi trách nhiệm bị chia cắt, việc quy trách nhiệm khi xảy ra vi
phạm trở nên khó khăn, và không ai thực sự chịu trách nhiệm cuối cùng.
Về giám sát, hiện nay còn nặng về hình thức, chủ yếu dựa vào các
đợt thanh tra định kỳ, trong khi vi phạm thường diễn ra tinh vi, có tổ chức, và
biến hóa liên tục. Thiếu cơ chế giám sát chủ động, cảnh báo sớm và phản ứng
nhanh là một điểm yếu chí tử.
Bên cạnh đó, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Với những hành
vi như làm giả thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, thì mức
phạt hành chính hay thậm chí mức án hình sự hiện nay vẫn còn quá nhẹ so với mức
độ nguy hại. Khi lợi nhuận quá lớn mà rủi ro quá nhỏ, thì tội phạm sẽ không sợ
luật.
Và cuối cùng, chúng ta còn thiếu một nền tảng đạo đức kinh doanh
bền vững. Nếu chỉ dựa vào pháp luật mà không xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
tinh thần trách nhiệm xã hội và lòng trắc ẩn với người tiêu dùng, thì luật dù
chặt đến đâu cũng có thể bị lách.
Để khắc phục lỗ hổng này có thể cân nhắc bốn hướng đi căn cơ:
Thứ nhất, thống nhất đầu mối quản lý an toàn thực phẩm – hoặc tối thiểu
là thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả với trách nhiệm rõ ràng.
Thứ hai, chuyển từ quản lý thủ công sang quản trị thông minh, sử dụng
dữ liệu lớn, truy xuất nguồn gốc, và công nghệ số để giám sát toàn chuỗi cung
ứng.
Thứ ba, tăng chế tài và xử lý nghiêm minh, nhất là với những hành vi
có tổ chức và mang tính nguy hiểm cao.
Thứ tư, khơi dậy trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh, thông qua giáo
dục, truyền thông và khuyến khích các chuẩn mực “thực phẩm có trách nhiệm”.
Nói cách khác, cần song hành giữa thể chế thông minh và văn hóa
kinh doanh có trách nhiệm thì mới có thể thu hẹp được lỗ hổng trong quản lý an
toàn thực phẩm.
Tự công bố sản phẩm mà không thể hậu kiểm, lỗ
hổng nghiêm trọng
Trong vụ viêc có tới 305 sản phẩm sữa do doanh nghiệp tự công bố
sản phẩm ở Hòa Bình, theo cơ quan chức năng, doanh nghiệp nộp hồ sơ tự công bố
sản phẩm, được chứng nhận, nhưng sau đó không bán hàng ở địa phương nên không
thể hậu kiểm. Đây là một lỗ hổng nghiêm trọng trong cơ chế hậu kiểm và quản lý
nhà nước đối với các sản phẩm tự công bố – một mô hình vốn được thiết kế nhằm
đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng lại đang bị lợi dụng để né tránh trách
nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng.
Về bản chất, tự công bố sản phẩm là cơ chế dựa trên sự tin cậy
và trách nhiệm: Doanh nghiệp chủ động công khai thông tin, còn cơ quan nhà nước
sẽ hậu kiểm nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm. Nhưng trong vụ việc này, niềm tin
ấy đã bị lạm dụng, khi các doanh nghiệp dùng chiêu “đổi pháp nhân liên tục” và
“nộp hồ sơ một nơi, bán hàng nơi khác” để thoát khỏi vòng giám sát.
Khi một địa phương như Hòa Bình cho rằng “không thể hậu kiểm vì
doanh nghiệp không bán hàng tại địa phương”, thì rõ ràng đang có vấn đề ở cấp
hệ thống, không chỉ ở một khâu thực thi. Theo tôi có 2 nhận định:
Thứ nhất, cơ chế hậu kiểm hiện nay thiếu liên thông và phân công rõ ràng
giữa các địa phương, khiến có những “vùng xám quản lý” – nơi không ai thực sự
chịu trách nhiệm giám sát.
Thứ hai, thiếu một cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung để theo dõi, kiểm
tra chéo giữa các tỉnh, và phát hiện dấu hiệu bất thường như việc một doanh
nghiệp liên tục đổi tên, đổi pháp nhân nhưng công bố hàng trăm sản phẩm chỉ
trong thời gian ngắn.
Vì vậy, theo tôi cần khắc phục ngay bằng cách:
Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về sản phẩm tự công
bố, kết nối từ trung ương tới địa phương, liên thông với dữ liệu đăng ký doanh
nghiệp và hệ thống kiểm tra thị trường. Khi một doanh nghiệp thay đổi pháp nhân
bất thường, hoặc đăng ký số lượng sản phẩm vượt ngưỡng hợp lý, hệ thống phải có
cảnh báo sớm.
Xác lập rõ trách nhiệm hậu kiểm theo nơi tiêu thụ sản phẩm, thay
vì nơi nộp hồ sơ. Một sản phẩm khi lưu hành ở đâu, thì cơ quan quản lý thị
trường tại địa phương đó phải có thẩm quyền kiểm tra, xử lý, kể cả khi hồ sơ
công bố ban đầu được nộp ở tỉnh khác.
Áp dụng chế tài nghiêm khắc với hành vi “đánh lận pháp nhân”,
lợi dụng kẽ hở pháp lý để né kiểm tra. Cần xem đây là hành vi gian lận có tổ
chức và xử lý không chỉ ở mức hành chính, mà cả hình sự nếu gây hậu quả nghiêm
trọng.
Tự công bố sản phẩm là một bước tiến hướng tới môi trường kinh
doanh minh bạch và thuận lợi. Nhưng nếu không có hệ thống giám sát đủ thông
minh, thì chính sách tốt cũng có thể bị biến thành công cụ cho vi phạm. Vụ việc
lần này là một bài học sâu sắc, để chúng ta thiết kế lại hệ thống kiểm soát
không dựa trên niềm tin mù quáng, mà dựa trên niềm tin có kiểm chứng.
'THIẾU
GIA' TRỘM HÀNG HIỆU Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI LĨNH 10 NĂM TÙ
Bình
Nguyên
https://vnexpress.net/thieu-gia-trom-hang-hieu-o-trung-tam-thuong-mai-linh-10-nam-tu-4878136.html
TP HCMPhan Văn Chiến, 33 tuổi, bị phạt 10 năm tù vì
nhiều lần giả là khách hạng sang vào trung tâm thương mại tại quận 1 trộm trang
sức, ví... trị giá hơn 3 tỷ đồng.
Ngày 24/4,
Chiến bị TAND TP HCM tuyên phạm tội Trộm cắp tài sản. Theo
HĐXX, bị cáo phạm tội nhiều lần, song có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành
khẩn khai báo, đã nộp lại tài sản trộm được, gia đình có công với cách mạng...
nên được giảm nhẹ một phần hình phạt.
Tại tòa, Chiến thừa nhận hành vi phạm tội. Trước đây, bị cáo
từng là "thiếu gia chuyên xài hàng hiệu" nhưng đầu năm 2024 gia đình
làm ăn khó khăn nên nảy sinh ý định trộm các loại hàng xa xỉ để sử dụng và đem
bán lấy tiền tiêu xài.
Tối 21/1/2024, Chiến ăn mặc sành điệu đến cửa hàng Tiffany &
Co trên đường Đồng Khởi, quận 1, hỏi mua nhiều trang sức đắt tiền. Anh ta được
nhân viên mời vào khu VIP, mang các hộp trang sức ra giới thiệu.
Chiến vờ hỏi nhiều thông tin liên quan các món hàng, chờ lúc
nhân viên không để ý liền đút 3 vòng tay đính đá quý (trị giá 2,6 tỷ đồng) vào
túi giấy của mình. Sau đó, anh ta viện cớ ra ngoài nghe điện thoại rồi bỏ trốn.
Vài ngày sau, Chiến quay lại trung tâm thương mại này, đến cửa
hàng Hermes, tiếp tục hỏi mua ví, bóp cầm tay đắt tiền. Anh ta liên tục yêu cầu
nhân viên đi lấy thêm các sản phẩm khác, rồi thừa cơ hội đút 3 chiếc ví (tổng
trị giá 450 triệu đồng) vào túi xách của mình. Như lần trước, anh ta viện cớ có
cuộc điện thoại cần nghe, trốn mất.
Tiếp nhận trình báo, Công an quận 1 đã trích xuất camera an ninh
tại trung tâm thương mại, xác định Chiến là thủ phạm, bắt giữ cùng tang vật.
PHÁT HIỆN CƠ SỞ SẢN
XUẤT THỰC PHẨM GIẢ Ở BẮC GIANG
https://lifestyle.znews.vn/phat-hien-co-so-san-xuat-thuc-pham-gia-o-bac-giang-post1547490.html
Quá trình kiểm tra một cơ sở sản xuất thực
phẩm giả ở huyện Lạng Giang, Công an tỉnh Bắc Giang đã thu giữ hơn 500 kg
nguyên liệu và nhiều tang vật có liên quan.
Trước đó, ngày 21/4, Phòng Cảnh sát kinh tế
Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Nguyễn Đức T (ở xã Xuân Hương, huyện
Lạng Giang).
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng
phát hiện cơ sở đang tiến hành sản xuất, đóng gói thực phẩm với dấu hiệu giả
mạo nhãn hàng hóa. Nhiều sản phẩm được đóng gói hoàn chỉnh, dán tem nhãn ghi
thông tin về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất và nơi xuất xứ hàng hóa
không đúng với thực tế.
Tang vật bị phát hiện và tạm giữ, gồm hơn 900
túi hàng đã đóng gói, dán tem hoàn chỉnh; 516 kg nguyên liệu thực phẩm; 25 kg
túi nylon và 25 chiếc túi nylon in sẵn thông tin sản phẩm "bánh kem gấu
Thiên Hồng", hơn 4.700 tem, nhãn hàng hóa các loại. Ngoài ra, đoàn kiểm
tra thu giữ các thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất.
Các sản phẩm thực phẩm bị thu giữ gồm chuối
sấy giòn, bắp khô bò lá chanh, ngô nếp chiên bơ, đậu phộng mix vị, hoa quả sấy,
táo đỏ, bánh nhãn, bánh kem gấu… Những mặt hàng này đều mang nhãn giả, in thông
tin sai lệch về nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối, như địa chỉ tại Hà Nội,
TP.HCM, Đà Lạt, Bình Phước, Đồng Nai, trong khi thực tế là do ông Nguyễn Đức T
tự sản xuất.
Làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Đức
T khai nhận đã đặt mua nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc trên mạng
Internet, đồng thời tự mua máy móc và đặt in tem nhãn giả mang tên các cơ sở
kinh doanh khác. Sau đó, ông trực tiếp đóng gói sản phẩm, dán tem nhãn giả và
sử dụng ôtô tải cá nhân để phân phối hàng tới các đại lý, cơ sở kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm kiếm lời.
Theo ông T, các sản phẩm đều không được sự ủy
quyền hay hợp tác từ bất kỳ tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nào có tên, địa
chỉ ghi trên bao bì. Mục đích của việc ghi nhãn sai lệch là nhằm tạo lòng tin
cho người tiêu dùng và dễ dàng tiêu thụ hàng hóa.
NGUYÊN GIÁM ĐỐC CDC
LÂM ĐỒNG LĨNH ÁN 5 NĂM TÙ
https://lifestyle.znews.vn/nguyen-giam-doc-cdc-lam-dong-linh-an-5-nam-tu-post1547492.html
Với hành vi gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước
hơn 7,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Minh, nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng, đã bị TAND
tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 5 năm tù giam.
Sau 1 ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Lâm
Đồng (CDC Lâm Đồng) làm thất thoát tài sản Nhà nước nhiều tỷ đồng, chiều 24/4,
TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án với những bản án nghiêm
khắc.
Theo kết luận của cơ quan Công an và kết quả
thẩm vấn tại Tòa, thời điểm năm 2020-2021, CDC Lâm Đồng làm chủ đầu tư 7 gói
thầu (tương ứng với 7 hợp đồng) mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế phòng
chống COVID-19 có liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt
Á) với tổng trị giá trên 16,6 tỷ đồng. Trong 7 gói thầu này có 3 gói thầu
có vi phạm nghiêm trọng.
Thời điểm thực hiện gói thầu đầu tiên là vào
tháng 4/2020, khi đó trên thị trường đã có nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm
Sars-CoV2 nhưng với vai trò là Giám đốc CDC Lâm Đồng, ông Nguyễn Quốc Minh (SN
1967, trú tại phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) không chỉ đạo thực hiện thủ
tục khảo sát, lựa chọn đơn vị cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và có giá
bán thấp hơn mà thống nhất với đề xuất của cấp dưới lựa chọn sinh phẩm của Công
ty Việt Á.
Ngoài ra, khi chưa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Minh đã liên hệ với Phan Quốc Việt, Tổng giám
đốc Công ty Việt Á, để tạm ứng trước hàng, đồng thời chỉ đạo cấp dưới liên hệ
với Đinh Lê Lê Na (SN 1990, trú tại xã Cư Ê Bur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk, nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á) để soạn thảo công văn mượn
hàng khi doanh nghiệp này chưa được xác định là đơn vị có năng lực kinh nghiệm
để giao thầu. Sau đó, Minh đã chỉ đạo hợp thức hóa thủ tục đấu thầu cho Công ty
Việt Á trúng thầu theo giá mong muốn của Công ty Việt Á.
Cơ quan Công an cũng làm rõ, ở gói thầu theo
hợp đồng số 010821/HĐO.VAS-TAD ngày 6/9/2021 Minh đã chỉ đạo mượn hàng của Công
ty Việt Á trong khi trong kho của CDC Lâm Đồng vẫn còn Kít xét nghiệm. Minh
cũng là người ký các công văn yêu cầu thẩm định giá sinh phẩm của Công ty Việt
Á, ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký các biên bản thương
thảo và hợp đồng. Hành vi này đã gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước
hơn 7,2 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Hải (SN
1977, trú tại phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhân viên phòng Kế hoạch -
Nghiệp vụ CDC Lâm Đồng) được xác định là người xây dựng kế hoạch mua sắm các
gói thầu.
Tuy nhiên, trong 2 gói thầu mua sắm của CDC
Lâm Đồng và Công ty Việt Á, do biết ông Minh đã chọn sinh phẩm của Công ty Việt
Á, Hải đã thảo các văn bản trình ông Minh ký, đồng thời trực tiếp liên hệ với
Đinh Lê Lê Na yêu cầu làm các báo giá để hợp thức hóa về giá cho Công ty Việt Á
trong chứng thư thẩm định giá. Vì vậy, Hải được xác định là đã tiếp tay cho
Minh gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng, bản thân Hải được
nhận 40 triệu đồng từ Công ty Việt Á.
Hội đồng xét xử đã thẩm vấn làm rõ hành vi
phạm tội của bị cáo Đặng Văn Hoàng (SN 1986, trú tại phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng, nhân viên khoa Dược, CDC Lâm Đồng). Theo đó, trong quá thực hiện các
hợp đồng mua sắm, Hoàng đã có hành vi gợi ý việc chi tiền ngoài hợp đồng và
thực tế Hoàng đã nhận được 148,55 triệu đồng từ Công ty Việt Á.
Với vai trò đồng phạm, bị cáo Đinh Lê Lê Na
biết rõ việc thông đồng, hợp thức thủ tục đấu thầu thanh quyết toán theo giá
của Công ty Việt Á đưa ra là trái quy định của pháp luật, nhưng vẫn thực hiện
theo chỉ đạo của Phạm Quốc Việt.
Na còn là trung gian trong việc mượn hàng,
giao hàng để CDC Lâm Đồng sử dụng trước, là người cung cấp báo giá để CDC Lâm
Đồng hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu, giúp Công ty Việt Á trúng thầu. Cũng chính Na
đã đề xuất và trực tiếp chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các cá nhân tại CDC
Lâm Đồng. Vì thế, Na phải chịu trách nhiệm với số tài sản của nhà nước bị thiệt
hại là hơn 7,2 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử đã phân tích, làm rõ vai trò
của từng bị cáo, tuyên các bị cáo Minh, Na, Hải phạm tội "Vi phạm về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng", Hoàng phạm tội "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Căn cứ tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội
đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Minh 5 năm tù giam, Đinh Lê Lê Na
và Nguyễn Thị Hải cùng mức án 3 năm tù giam, Đặng Văn Hoàng 18 tháng tù giam.
YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG
TIN CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐIỆN MẶT TRỜI LONG THÀNH 1
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị
UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 lãnh đạo và cán bộ liên
quan đến Dự án Điện mặt trời Long Thành 1.
Ngày 24/4, theo nguồn tin của PV, UBND tỉnh
Đắk Lắk nhận được văn bản từ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, đề nghị tỉnh
phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến các lãnh đạo và cán bộ tham gia giải
quyết các công việc về dự án Điện mặt trời Long Thành 1.
Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra đang kiểm
tra và xác minh thông tin liên quan đến tội phạm trong vụ án lớn, bao gồm các
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương và một số tỉnh, thành
phố. Để phục vụ cho công tác điều tra, cơ quan này cần triệu tập một số cá nhân
tại Đắk Lắk, những người có liên quan đến dự án.
Đồng thời, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị
UBND tỉnh cung cấp thông tin cá nhân của 38 người là lãnh đạo và cán bộ theo
danh sách kèm theo. Những cá nhân này đã, đang công tác tại các sở như Sở Công
Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Xây dựng, Sở Thông tin và truyền thông, UBND huyện Ea Súp, UBND xã Ia Lốp và Ia
Rvê.
Thông tin cho biết trong số 38 cá nhân liên
quan, Cơ quan điều tra đã triệu tập làm việc đối với 5 cá nhân thuộc: Sở Kế
hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính), Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở
Nông nghiệp và Môi trường); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở
Nông nghiệp và Môi trường); Sở Công Thương.
Liên quan đến Dự án Nhà máy điện mặt trời Long
Thành 1, năm 2023, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một số sai phạm trong việc
chấp thuận đầu tư. Dự án có diện tích 60 ha do Công ty TNHH Đầu tư Long Thành
làm chủ đầu tư, không phù hợp với quy hoạch thủy lợi. Do đó, Thanh tra Chính
phủ đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
CỰU
THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUẨN BỊ HẦU TÒA VỤ ĐẤT HIẾM
ANTD.VN - Hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều
kiện, nhưng cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc và cấp dưới vẫn cấp phép cho khai
thác đất hiếm, quặng sắt. Hành vi này góp phần gây thiệt hại hơn 763 tỷ đồng
cho Nhà nước...
Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa tống đạt Quyết định đưa ra xét xử
sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) - (TNMT) Nguyễn
Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn
vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên (Yên Bái).
Phiên tòa diễn ra vào ngày 12-5 tới đây và dự kiến kéo dài trong
10 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, Thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là 5 Kiểm sát viên.
Trong vụ án này, Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch Công ty Thái Dương bị
cáo buộc 3 tội danh gồm “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”,
“Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây ô nhiễm môi
trường”.
Nhóm 7 bị can là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ TNMT và Sở TNMT tỉnh
Yên Bái bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước gây thất thoát, lãng phí”.
Những bị cáo này gồm: Nguyễn Linh Ngọc - cựu Thứ trưởng Bộ TNMT;
Nguyễn Văn Thuấn - cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; Hoàng
Văn Khoa - cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Lê Duy Phương - cựu Chuyên viên chính
Vụ Khoáng sản; Hồ Đức Hợp - cựu Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái; Lê Công Tiến -
cựu Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái và Bùi Đoàn Như - cựu Phó Chi cục Bảo vệ
Môi trường, Sở TNMT tỉnh Yên Bái.
Các bị cáo khác trong vụ án bị truy tố do có các hành vi như
buôn lậu; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; gây ô nhiễm môi
trường; vi phạm quy định kế toán…
Theo cáo trạng, bị cáo Đoàn Văn Huấn trong vai trò lãnh đạo Công
ty Thái Dương đã tổ chức, chỉ đạo khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng
sắt tại mỏ Yên Phú (Yên Bái) trong thời gian từ 2019 - 2023.
Số khoáng sản bị khai thác trái phép có tổng giá trị hơn 864 tỷ
đồng và trong đó, bị can Huấn cùng đồng phạm đã tiêu thụ được số quặng trị giá
hơn 763 tỷ đồng. Huấn còn chỉ đạo lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại
hơn 9,6 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.
Cơ quan tố tụng xác định năm 2012, Bộ TNMT có quyết định giao
Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc được chỉ đạo, giải quyết lĩnh vực địa chất, khoáng
sản và phụ trách Tổng cục Địa chất và Khoáng sản - là đơn vị có nhiệm vụ tiếp
nhận, thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trước đó, từ năm 2011, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản nhận hồ
sơ xin cấp phép khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú của Công ty Thái Dương, nên
ông Ngọc ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép, nêu rõ “hồ
sơ đề nghị cấp phép đã đủ điều kiện”.
Văn phòng Chính phủ có công văn giao các Bộ chỉ đạo Chủ đầu tư
lập dự án đầu tư chế biến sâu đất hiếm, báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Thủ tướng cũng có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với
các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Công ty Thái Dương đã lập Dự
án Đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm gồm Nhà máy thủy luyện để chế
biến ô xít đất hiếm tại Yên Bái và Nhà máy chiết tách - chế biến ô xít đất hiếm
tại Đình Vũ (Hải Phòng).
Ngày 14-12-2012, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ TNMT, Bộ
Công thương, UBND tỉnh Yên Bái thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Đồng
ý về nguyên tắc việc khai thác, chế biến quặng đất hiếm Yên Phú với điều kiện:
quặng đất hiếm phải chế biến sâu, không xuất khẩu quặng thô và thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoáng sản; không chuyển nhượng quyền
khai thác cho tổ chức, cá nhân nước ngoài”.
Nhận văn bản trên, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc chỉ đạo Tổng cục
Địa chất và Khoáng sản hoàn thiện hồ sơ cấp phép cho Công ty Thái Dương.
Tại thời điểm này, Dự án đã thay đổi cả về quy mô và tính chất;
không chỉ có Dự án khai thác, tuyển quặng như khi xin cấp phép năm 2011 mà bao
gồm cả 3 Dự án không thể tách rời, gồm: Dự án khai thác, tuyển quặng; Dự án nhà
máy thủy luyện Yên Bái và Dự án nhà máy chiết tách Hải Phòng.
Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp phép của Công ty Thái Dương chỉ có Giấy
chứng nhận đầu tư Dự án khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp năm
2011 (hết hạn năm 2012) nhưng chưa được gia hạn hoặc cấp mới; không có Giấy
chứng nhận đầu tư nhà máy thủy luyện Yên Bái và nhà máy chiết tách Hải Phòng.
Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương không đảm bảo
tỷ lệ bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (chỉ có 200 tỷ đồng còn tổng mức
đầu tư 1.953 tỷ), việc này vi phạm luật khoáng sản.
Tuy nhiên, nhóm cán bộ tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản vẫn
sử dụng kết quả thẩm định cũ từ năm 2011 để trình hồ sơ. Thứ trưởng Nguyễn Linh
Ngọc khi đọc và nghiên cứu hồ sơ, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện
nhưng vẫn ký chấp nhận cấp giấy phép vào năm 2013.
Hành vi của nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ TNMT như trên góp phần giúp
Đoàn Văn Huấn tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt
có tổng trị giá 736 tỷ đồng.
NHẬN
MA TÚY ĐỂ GÁN NỢ, THỢ HỒ TRẢ GIÁ ĐẮT
https://www.anninhthudo.vn/nhan-ma-tuy-de-gan-no-tho-ho-tra-gia-dat-post609978.antd
ANTD.VN - Đi làm phụ hồ nhưng lại bị chủ thầu
nợ tiền công. Khi được chủ thầu trả nợ bằng ma túy Đoàn đã đồng ý. Tuy nhiên,
khi Đoàn đang bán ma túy cho khách thì bị công an bắt giữ.
Ngày 24/4, TAND tỉnh
Nghệ An mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử Vi Văn Đoàn (SN 1972) trú xã Châu
Thôn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, về tội Mua bán trái phép chất ma tuý.
Trước đó, vào tháng
6/2024, Đoàn sang Lào để làm phụ hồ cho một người tên Phùng. Tuy nhiên, Đoàn bị
chủ thầu nợ tiền công. Khi Phùng ngỏ lời trả nợ bằng ma túy Đoàn đã đồng ý.
Đưa số ma túy về nhà,
Đoàn cất giấu ở phòng ngủ. Ngày 1/1/2025, có người đàn ông đến hỏi mua ma tuý.
Quá trình trao đổi, Đoàn cho biết có 1 lượng ma tuý đá muốn bán 5 triệu đồng.
Ngày hôm sau, người
đàn ông đó đến nhà Đoàn lấy ma tuý. Khi Đoàn đang cân ma tuý cho khách thì công
an ập vào bắt giữ với tang vật 91,15 gam ma tuý. Người đàn ông mua ma tuý lợi
dụng sơ hở bỏ chạy.
Trong phiên xét xử,
Đoàn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt Vi
Văn Đoàn 17 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma tuý.
Đối với người đàn ông
tên Phùng và vị khách mua ma túy, do bị cáo không biết rõ nhân thân, lai lịch
nên cơ quan chức năng không có căn cứ để xử lý.
No comments:
Post a Comment