Thursday, April 24, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 04 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

RFA

Sáp nhập tỉnh: người dân tranh cãi tên tỉnh mới

 

BBC

Hà Nội gỡ áp phích có hình ảnh chim bồ câu đứng trên mũ lính Mỹ

Năm lá bài Trung Quốc đang nắm trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ

Chiến tranh Việt Nam: Bản tin cuối cùng dang dở từ Sài Gòn

Tổng thống Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì?

Việt Nam muốn ký thêm hiệp định thương mại trước áp lực thuế quan Mỹ

Ông Trump tính bỏ hàng trăm văn phòng và việc làm tại Bộ Ngoại giao Mỹ

Liệu Giáo hoàng tiếp theo có thể là một người Châu Phi?

Nhà đầu tư Trung Quốc thể hiện lòng yêu nước bằng cách đầu tư cổ phiếu

Ông Trump bảo vệ Bộ trưởng Quốc phòng sau bê bối rò rỉ bí mật quân sự

Giáo hoàng Francis từ trần: Ghi nhận nhanh từ Vatican City

Hồng Y Kevin Farrell, quyền lãnh đạo Vatican, là ai?

Bà Trương Mỹ Lan được giảm án tù chung thân, liệu có thoát án tử hình?

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Tác giả chùm ảnh ngày 30/4 kể lại khoảnh khắc Sài Gòn sụp đổ

Video,Chiến tranh Việt Nam: biên niên sử tóm tắt, Thời lượng 13,17

Chiến tranh Việt Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?

Trung Quốc tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam, thông điệp là gì?

Việt Nam

Xử lý trụ sở công dôi dư sau sáp nhập, có lặp lại tiền lệ xấu?

Kênh đào Phù Nam: Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD

Đảng sẽ chọn ai làm bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?

Thuế đối ứng của ông Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt

Việt Nam đưa hạt nhân vào quy hoạch điện quốc gia trị giá 132 tỷ USD

Bộ Công an có kế hoạch 'nắm đa số cổ phần FPT Telecom' nhằm tăng cường an ninh mạng

Vietjet nói gì về phán quyết 'nợ quỹ đầu tư hơn 180 triệu USD' của tòa án Anh?

Thuế đối ứng của ông Trump và thế lưỡng nan của giới xuất khẩu Việt Nam

Phường Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, vì sao gây tranh cãi?

Thương chiến Mỹ-Trung: 'Ngọn tre' Việt Nam cuối cùng có phải ngả về một phía?

50 năm kết thúc chiến tranh: Đại sứ Ted Osius kể về công cuộc hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam

Campuchia muốn gì trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

RFI

Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán thuế quan, tìm một lộ trình đạt thỏa thuận phù hợp

Ukraina: Trump nổi cơn thịnh nộ vì Zelensky không từ bỏ lãnh thổ bị Nga chiếm đóng

Chính quyền Trump yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ không tham dự các sự kiện 30/04 ở Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Dân tộc Kurd dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trong hơn 30 năm

Trump thừa nhận thuế 145% với hàng Trung Quốc là « quá cao » và trấn an không hạ bệ chủ tịch FED

Financial Times: Putin đề nghị giữ nguyên chiến tuyến ở Ukraina

Tại sao TT Nga bất ngờ đổi ý, sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Kiev ?

Bị Hoa Kỳ đe dọa, Canada có thể gia nhập Liên Hiệp Châu Âu ?

Nhật Bản, đất hứa cho di dân mới Trung Quốc chạy trốn Tập Cận Bình

Tang lễ giáo hoàng Phanxicô được tổ chức vào thứ Bẩy 26/04

Kế hoạch hòa bình cho Ukraina : Mỹ có thể sẽ công nhận bán đảo Crimée là của Nga

Việt Nam cố ngăn chận nạn gian lận trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đất hiếm : Khi phương Tây đã trao vũ khí lợi hại vào tay Trung Quốc

Hoa Kỳ: Harvard trên tuyến đầu của phong trào chống Trump

Tròn 70 năm Hội nghị Bandung: Khi các nước phương Nam bước lên vũ đài chính trị quốc tế

Giáo hoàng Phanxicô từ trần, thọ 88 tuổi

Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đem lại làn gió mới từ tân thế giới

Phanxicô - Vị giáo hoàng "Bình dân"

( AFP ) - Tổng thống Pháp thăm Madagascar. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay, 23/04/2025, bắt đầu chuyến thăm Madagascar trong hai ngày nhằm tăng cường quan hệ song phương cũng như nhằm củng cố vị thế của nước Pháp trong vùng Ấn Độ Dương, mặc dù giữa hai nước vẫn còn những bất đồng liên quan đến thời kỳ thuộc địa. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ quốc gia Pháp tại Madagascar kể từ chuyến công du của tổng thống Jacques Chirac năm 2005. Trước đây là thuộc địa của Pháp, Madagascar, với 30 triệu dân, vẫn là một nước quan trọng trong khối Pháp ngữ.

(AFP) - Ukraina : Nhiều người chết do các vụ oanh kích của Nga. Sáng hôm nay 23/04/2025, 9 người thiệt mạng, 32 người bị thương, do drone của Nga nhắm vào một xe bus chở các nhân viên một doanh nghiệp, ở Marganets, miền đông nam Ukraina. Đêm qua, rạng sáng nay, các vụ oanh tạc của Nga cũng gây ra nhiều đám cháy ở nhiều vùng của Ukraina. Theo báo cáo, trong số 134 drone Nga, không quân Ukraina hạ được 67 chiếc và làm chệch hướng 47 chiếc khác.

(AFP) – Cáo buộc « Trung Quốc can dự trực tiếp » vào cuộc xâm lược của Nga:  Ukraina triệu đại sứ Trung Quốc, Bắc Kinh phản đối. Hôm nay, 23/04/2025, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc « cực lực lên án » các cáo buộc « không có cơ sở », sau khi đại sứ Trung Quốc bị chính quyền Kiev triệu lênđể bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về các thông tin liên quan đến các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia trực tiếp vào việc sản xuất các phương tiện quân sự cho Nga và nhiều binh sĩ Trung Quốc chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Nga. Thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina, Yevhen Perebyinis, cho biết đã chuyển « các bằng chứng », do tình báo cung cấp, cho phía Trung Quốc.

( AFP ) - Ấn Độ truy lùng những kẻ tấn công du khách, khiến 26 người thiệt mạng. Hôm nay, 23/04/2025, lực lượng an ninh Ấn Độ mở cuộc truy lùng nhóm vũ trang thủ phạm vụ nổ súng hôm qua tại vùng Cachemire Ấn Độ. Đây là vụ tấn công thường dân lớn nhất tại vùng này kể từ năm 2000. Thủ tướng Narendra Modi đã phải rút ngắn chuyến công du Ả Rập Xê Út để trở về nước triệu tập cuộc họp khẩn của nội các với các quan chức chủ chốt đặc trách an ninh. 

(RFI) – Đức : Đảng cực hữu AfD trở thành chính đảng được nhiều người ủng hộ nhất. Theo một thăm dò dư luận, công bố hôm qua 22/04/2025, AfD được 26% người ủng hộ, vượt đảng cánh hữu Dân chủ Thiên chúa giáo, đảng về đầu trong kỳ bầu cử Quốc Hội vừa qua (tăng vọt so với tỉ lệ 20% cách nay hai tháng). Friedrich Merz, thủ tướng tương lai, thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo chỉ được khoảng 20% cử tri tin tưởng. Đa số người Đức không tin là ông Merz có thể làm tốt hơn người tiền nhiệm đảng Xã hội Dân chủ Olaf Scholz.

(AFP) – Ủy Ban Châu Âu phạt hai tập đoàn Mỹ Apple và Meta hàng trăm triệu đô la. Hôm nay, 23/05/2025, Bruxelles tuyên phạt Apple 500 triệu đô la vì không tuân thủ các quy chống độc quyền trên cửa hàng ứng dụng App Store, và phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, 200 triệu euro vì vi phạm quy định liên quan đến các dữ liệu cá nhân của người sử dụng. Ủy Ban Châu Âu cảnh báo : hai tập đoàn này sẽ tiếp tục nhận được các khoản phạt nặng hơn gấp bội, nếu không tuân thủ các quyết định nói trên trong thời hạn 60 ngày. Đây là lần đầu tiên Bruxelles phạt Apple và Meta trong khuôn khổ quy định mới của châu Âu về Thị trường Kỹ thuật số (DMA), ban hành hồi năm ngoái.

(AFP) - Biến đổi khí hậu khiến cuộc chiến chống ô nhiễm không khí ở Mỹ phức tạp hơn. Trong báo cáo thường niên, hiệp hội Lung của Mỹ, chuyên đấu tranh chống các bệnh về phổi, hôm nay 23/04/2025 cũng lo ngại về tác động tiêu cực của việc chính quyền Donald Trump cắt giảm ngân sách dành cho môi trường. Theo báo cáo được thực hiện với các dữ liệu giai đoạn 2021-2023, 46% người Mỹ (151 triệu người) vẫn phải hít thở không khí không trong lành, sau nhiều thập kỷ nỗ lực giảm các nguồn gây ô nhiễm. So với năm trước, có thêm 25 triệu người chịu mức ô nhiễm không khí quá cao do bụi mịn hoặc khí ozone. 

( AFP ) - Hoa Kỳ sẽ loại bỏ các phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm. Hôm qua, 22/04/2025, chính quyền của tổng thống Donald Trump thông báo kế hoạch này và nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia y tế và có sự đồng thuận giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Lãnh đạo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA ), ông Marty Makary cho biết tổng cộng 8 phẩm màu nhân tạo, tất cả đều được chế biến từ dầu hỏa và bị xem là có hại cho sức khỏe, sẽ dần dần bị cấm sử dụng từ nay cho đến cuối năm 2026.

( AFP ) - Khí hậu: Hiện tượng tẩy trắng hàng loạt san hô lại phá kỷ lục. Trong báo cáo được công bố hôm 21/04/2025, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ báo động là do tác động của biến đổi khí hậu, từ 2 năm qua, hiện tượng này liên tục phá các kỷ lục và hiện nay gần 84% rạn san hô của hành tinh đã bị phá hủy, đe dọa tận diệt các hệ sinh thái cần thiết cho sinh vật biển và cho cuộc sống của hàng triệu người.

(AFP) - Ngân Hàng Thế Giới : Tình trạng nghèo đói ở Sri Lanka đáng báo động. Cảnh báo của Ngân Hàng Thế Giới được đưa ra hôm nay 23/04/2025, theo đó khoảng 1/4 dân số Sri Lanka sống nghèo khổ, dù kinh tế khởi sắc đáng kể sau 3 năm khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có. Các hoạt động kinh tế ở Sri Lanka đã gia tăng 5% trong năm 2024. Thu nhập của các hộ gia đình, việc làm và tình hình nói chung vẫn chưa trở lại mức trước khủng hoảng. Mức lương của người lao động cũng chưa trở lại mức như hồi năm 2019. Số người sống dưới ngưỡng nghèo - 3,65 đô la/ngày - đã tăng gấp đôi so với năm 2019.

( AFP ) - WHO cải tổ sâu rộng và sa thải nhân viên. Phát biểu với các nước thành viên, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua, 22/04/2025, cho biết là do Mỹ ngưng đóng góp tài chính, ngân sách của cơ quan này bị thâm thủng, buộc tổ chức phải giảm bớt hoạt động và sa thải nhân viên. Cụ thể, ê kíp điều hành tại trụ sở của WHO sẽ giảm từ 12 xuống còn 7 người và con số các ban sẽ giảm từ 76 đến 34.

( AFP ) - Fitch: Giá xe hơi sẽ tăng. Hôm nay, 23/04/2025, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch dự báo ​​các nhà sản xuất xe hơi sẽ tăng giá trên toàn thế giới để bù đắp cho thuế quan của Hoa Kỳ" đối với toàn bộ xe nhập khẩu vào Hoa Kỳ kể từ đầu tháng 4. Cũng theo Fitch, một số nhà sản xuất xe hơi có thể gặp khó khăn trong việc tăng giá đủ để trang trải mức thuế quan 25% và sẽ phải điều chỉnh mạnh tay kế hoạch sản xuất và bán hàng.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 TIN TỨC: THỨ NĂM 24.04.2025

1/  MỸ CẤM CÁC QUAN CHỨC NGOẠI GIAO  THAM DỰ LỄ 30/4 Ở VN

Theo nhật báo The New York Times vào hôm qua 22/4, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các nhà ngoại giao cao cấp ở Việt Nam không dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh 30/4/1975.

Theo tờ báo này, bốn nhà ngoại giao cho biết là Washington gần đây đã yêu cầu các nhà ngoại giao cao cấp, trong đó có cả đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper, không dự các hoạt động có liên quan đến ngày 30/4. Các sự kiện này bao gồm buổi tiếp tân tại một khách sạn ngày 29/4 với các lãnh đạo cao cấp của bạo quyền Việt Nam và lễ duyệt binh ngày 30/4 tại Sài Gòn. 

Những cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam cũng được thông báo phải tự lo liệu cho các cuộc hội thảo mà họ tổ chức về chiến tranh và hòa giải, cũng như các sự kiện kỷ niệm ngày 30/4.

RFI

2/ VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG VỚI THỎA THUẬN MUA MÁY BAY CHIẾN ĐẤU F-16

Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua 24 chiếc máy bay F-16 Block 70/72 của Mỹ nhằm hiện đại hóa không quân, thay thế các máy bay cũ như Su-22 của Nga. Thỏa thuận này, bắt đầu từ năm 2023, giúp Việt Nam chuyển đổi sang công nghệ Mỹ, không còn phụ thuộc vào vũ khí Nga. Qua chiến tranh Ukraine, vũ khí của Nga chứng tỏ độ chính xác thấp, công nghệ lạc hậu.

Máy bay F-16 Block 70/72 của hãng Lockheed Martin, với những nâng cấp về radar AESA APG-83, màn hình hiển thị lớn, và hệ thống chiến tranh điện tử tiên tiến, đại diện cho thế hệ máy bay hiện đại. Dù chưa được xác nhận bởi Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài, thỏa thuận phù hợp với chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

 

3/ NỔ SÚNG BẮN CHẾT 30 DU KHÁCH Ở KASMIR CỦA ẤN ĐỘ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cắt ngắn lịch trình công du Saudi Arabia vì vụ tấn công khủng bố nhằm vào du khách ở vùng Kashmir làm gần 30 người chết và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng lên tiếng sẽ sát cánh cùng Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Có ít nhất 28 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng xảy ra vào ngày 22/4 tại khu du lịch nổi tiếng Baisaran ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Vụ tấn công xảy ra vào khoảng 3 giờ chiều khi những phần tử khủng bố có vũ trang đã bất ngờ nổ súng vào đám đông tại khu du lịch Baisaran, nơi thường được mệnh danh là "Thụy Sĩ thu nhỏ" vì có những đồng cỏ dài xanh tươi.

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã lên án vụ tấn công và tuyên bố sẽ đưa các thủ phạm ra trước công lý. Ông Modi, người đang có chuyến công du Saudi Arabia, đã cắt ngắn lịch trình và quay trở về nước.

Người đứng đầu chính quyền khu vực Jammu và Kashmir mô tả vụ tấn công khủng bố này là "nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ vụ tấn công nào nhắm vào dân thường”. Mặt trận kháng chiến TRF, thuộc nhóm khủng bố Lashkar-e-Taiba, đã nhận trách nhiệm về vụ này.

Vào hôm qua 23/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với Thủ tướng Modi để chia buồn về những thiệt hại về người trong vụ tấn công khủng bố. Ông Trump lên án vụ tấn công và cho biết Washington sát cánh cùng Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời cung cấp mọi sự hỗ trợ có thể cho New Delhi.

Vụ tấn công xảy ra đúng vào lúc Phó tổng thống Mỹ JD Vance đang có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ, làm gia tăng lo ngại về an ninh trong khu vực.

Plovn

4/ ĐỀ NGHỊ HỦY BỎ HÀNG TRĂM VĂN PHÒNG TẠI BỘ NGOẠI GIAO MỸ

Chính quyền Donald Trump đang đề nghị một cuộc cải tổ lớn đối với bộ ngoại giao Mỹ, bao gồm việc loại bỏ văn phòng tội ác chiến tranh và thay đổi trọng tâm công việc của đội ngũ nhân viên đang giải quyết các vấn đề di cư và người tị nạn.

Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết việc tái cấu trúc nhằm loại bỏ những văn phòng không phù hợp với lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ. Các khoản cắt giảm được lên kế hoạch bao gồm Văn phòng Tư pháp Hình sự Toàn cầu, cơ quan hoạch định chính sách phản ứng của Mỹ đối với tội ác chiến tranh và diệt chủng.

Một phát ngôn nhân bộ ngoại giao Mỹ phủ nhận việc bộ Hiệu quả Chính phủ (Doge) của tỷ phú Elon Musk đứng sau đề nghị này. Đề nghị nói trên sẽ loại bỏ khoảng 130 trong số 732 văn phòng trong nước và cắt giảm 700 việc làm. Đây là một phần của cuộc cải tổ mà ông Rubio cho là sẽ loại bỏ các "phần tử cực đoan" và "những kẻ tranh giành quyền lực trong bộ máy hành chính".

Ông Rubio cho biết chi phí và quy mô của bộ ngoại giao Mỹ đã "phình to" trong 15 năm qua. Ông tuyên bố vào hôm 22/4 là vấn đề cắt giảm không phải vì thiếu tiền hay nhân sự mà là vì mất quá nhiều thời gian và gây phí tổn quá lớn đối với người dân.

Một văn phòng khác cũng có khả năng bị thay đổi sâu rộng là văn phòng xử lý người tị nạn và di cư.

BBC

5/ HÒA KỲ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÒA BÌNH GIỮA UKRAINE VÀ NGA

Kế hoạch hòa bình của Mỹ nhằm ngừng cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine gồm các nhượng bộ lớn cho Nga: công nhận Crimea, giảm trừng phạt kinh tế Nga, và không cho Ukraine gia nhập NATO (nhưng có thể gia nhập EU). Nga cũng sẽ giữ quyền kiểm soát phần lớn miền đông Ukraine, trong khi Ukraine nhận sự bảo đảm an ninh từ châu Âu, quyền sử dụng sông Dnipro, và hỗ trợ tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Đổi lại, hai bên sẽ đóng băng chiến tuyến và phân định lại lãnh thổ, tuy nhiên các yêu cầu khác của Nga, như hạn chế quân đội Ukraine, không được đáp ứng.
Kế hoạch này bị Ukraine chỉ trích vì lý do vi phạm hiến pháp, đặc biệt liên quan đến Crimea. Nga thể hiện sự quan tâm nhưng không chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tại Ukraine, gọi đó là lý do ban đầu dẫn đến chiến tranh.

 

VNThoibao

VNTB – Thư cảm ơn Dân Biểu Liên Bang Derek Trần

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 24/04/2025

Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Show diễn ngoại giao trên nền căng thẳng tiềm ẩn

 

Báo Tiếng Dân

 

Trong thế giới mới rối loạn hiện nay, bạn cần ngoại giao cây tre của Việt Nam24/04/2025

‘Hố’ nặng: Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?24/04/2025

Chia tỉnh – Nhập tỉnh: Chuyện ghế nhiều hơn dân hay dân nhiều hơn ghế?24/04/2025

Hưng Yên hợp nhất Thái Bình: Lòng Dân có dám khác ý Đảng?23/04/2025

Trung tá biệt cách dù Vũ Xuân Thông, một chiến binh, một bạn hiền vừa ra đi23/04/2025

Góp ý về tội danh: “Phản bội Tổ quốc” từ dự thảo mới nhất của Bộ Công an!23/04/2025

Chờ 10 tiếng nhận 500 ngàn đồng: Lời xin lỗi giá rẻ!23/04/2025

Đã đến lúc hòa giải dân tộc23/04/2025

Mỹ yêu cầu các nhà ngoại giao của mình ở Việt Nam tránh các sự kiện kỷ niệm chiến tranh Việt Nam23/04/2025

Những lời tâm huyết của bác Trần Đức Nguyên23/04/2025

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 23/04/2025

Lê Diễn Đức - Không thể chấp nhận dâng Crimée của Ukraina cho Nga

Trần Triết - “Thương Tiếc” : Sau 50 năm im tiếng súng, chỉ còn tiếng khóc thầm

Nguyễn Tuấn Khoa - Ký ức Tháng Tư Đen với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Tiểu Vũ – Hai người lính và khoảng cách đôi bờ ký ức

Lê Học Lãnh Vân – Nghe đọc thơ hòa giải giữa Sài Gòn

Dương Quốc Chính - Cán bộ Mỹ không dự lễ

Bông Lau – Nhân viên ngoại giao Mỹ không được tham gia ngày kỷ niệm miền Nam thất thủ

Lê Học Lãnh Vân – Việc cấp bách cần làm : Ngoại giao

Trần Quốc Quân - Ông Phạm Xuân Thệ lại xuất hiện không ngại ngùng

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 23.04.2025

Cù Mai Công – « Tân Sơn Nhất choáng váng », tôi suýt choáng váng theo

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

30/4/1975 – 30/4/2025: Nhìn lại một giai đoạn lịch sử của dân tộc để nói với tuổi năm mươi 24/04/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 6) 24/04/2025

Yếu tố địa chính trị trong các dự án kinh tế lớn của Việt Nam 24/04/2025

“Đồng chí và anh em” – Việt Nam trước vòng xoáy vào quỹ đạo Trung Quốc 24/04/2025

Financial Times: Putin đề nghị giữ nguyên chiến tuyến ở Ukraina 24/04/2025

Đất hiếm: Khi phương Tây đã trao vũ khí lợi hại vào tay Trung Quốc 24/04/2025

Không bụng dạ nào nghĩ đến chuyện đặt tên phường 23/04/2025

Bến Nghé, Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn – những biểu tượng lịch sử – văn hóa ở Nam bộ 23/04/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 5) 23/04/2025

Thế giới quan toàn những pháo đài đối địch của Trump 23/04/2025

Hãy làm giàu văn hoá Việt 22/04/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

BỘ Y TẾ ĐỀ NGHỊ THU HỒI 12 LOẠI SỮA BỘT GIẢ
Hà Minh

https://tienphong.vn/bo-y-te-de-nghi-thu-hoi-12-loai-sua-bot-gia-post1736490.tpo

TPO - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường.

Ngày 23/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết nhận được công văn số 1095/VPCQCSĐT- P3 ngày 22/4/2025 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an việc đề nghị phối hợp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, phát hiện hành vi phạm pháp luật, trong đó xác định 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.

Theo đó những sản phẩm này vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ.

Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 832/ATTP-PCTTR ngày 23/4/2025 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở An toàn thực phẩm TPHCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường; phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Sữa giả bị cơ quan công an phát hiện

Cục cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cơ quan Công an.

Đồng thời Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị nêu trên tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo tại công văn số 2021/BYT- ATTP ngày 08/4/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và công văn số 790/ATTP-SP ngày 19/4/2025 của Cục An toàn thực phẩm về việc tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả kém chất lượng.

Liên quan đến vụ sữa bột giả gây xôn xao dư luận những ngày qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã chính thức khởi tố vụ án. Theo thông tin ban đầu, đây là đường dây có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, với dấu hiệu tổ chức sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, các đơn vị chuyên môn của Bộ đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan; đồng thời hỗ trợ điều tra, kiểm định chất lượng sản phẩm nhằm củng cố căn cứ khởi tố và xử lý theo quy định pháp luật.

“Chúng tôi kiên quyết xử lý nghiêm, không để lọt tội phạm, dù là cá nhân hay tổ chức tiếp tay”, đại diện Bộ Y tế khẳng định.

 

TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DẠY THÊM 600 HỌC SINH PHỐ CHÙA LÁNG
Hà Linh

https://tienphong.vn/tam-dinh-chi-hoat-dong-trung-tam-day-them-600-hoc-sinh-pho-chua-lang-post1736558.tpo

TPO - Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, khi kiểm tra Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga đã phát hiện nhiều sai phạm trái quy định Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT. Đoàn kiểm tra đã tạm đình chỉ hoạt động đối với trung tâm này kể từ trưa ngày 23/4. 

Lập đoàn kiểm tra, trung tâm đã cho học sinh nghỉ học

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay khi có thông tin một số thầy cô giáo hiện đang công tác tại một số trường THCS công lập xuất hiện trong vai trò giảng viên, đồng thời có hình ảnh các em học sinh đang tham gia học tập tại một Trung tâm bồi dưỡng văn hóa ở phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội đơn vị đã yêu cầu Phòng GD&ĐT quận Đống Đa phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh.

Ngày 23/4, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga cơ sở 2 có địa chỉ: Số 33 ngõ 82 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Qua kiểm tra, đoàn công tác đã xác định, trung tâm này đã được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng ký địa điểm kinh doanh.

Trung tâm đã niêm yết tại cơ sở địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm.

Có hồ sơ của 29 giáo viên đang tham gia giảng dạy tại trung tâm và khoảng 600 đơn xin học của học sinh các khối thuộc cấp THCS.

Tuy nhiên, tại thời điểm đoàn tới kiểm tra không có học sinh đang học thêm tại trung tâm này.

Đoàn kiểm tra đã xác định, trung tâm đã vi phạm một số quy định như, chưa niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp, danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm học thêm theo quy định của Thông tư 29.

Trong hồ sơ giáo viên giảng dạy tại trung tâm, thiếu 4 hợp đồng lao động; hợp đồng lao động của trung tâm ký với các giáo viên còn chưa thể hiện đầy đủ các nội dung như vị trí việc làm, thời gian làm việc,…, thiếu giấy khám sức khỏe định kỳ.

Trung tâm này cũng chưa xuất trình được hồ sơ sổ sách liên quan đến việc thu phí hằng tháng.

Điều đáng nói, trung tâm này chưa xuất trình được hồ sơ phòng cháy chữa cháy, chỉ có trang bị hệ thống bình bọt, tiêu lệnh và nội quy ở tầng 1.

Giáo viên đã ký cam kết không dạy học sinh chính khóa

Đối với Trường THCS Láng Thượng, trường được cho là đa số học sinh học thêm tại trung tâm, Phòng GD&ĐT quận Đống Đa đã kiểm tra các giáo viên đăng ký dạy thêm ngoài trường.

Kết quả cho thấy, các giáo viên đã báo cáo Hiệu trưởng việc xin dạy thêm ngoài trường và đã ký cam kết thực hiện thông tư 29, không dạy học sinh chính khóa của mình có thu tiền.

Đoàn kiểm tra cũng đề nghị phường Láng Thượng giám sát việc thực hiện yêu cầu dừng hoạt động của trung tâm dạy thêm này.

Phòng GD&ĐT quận Đống Đa tiếp tục làm việc với Trường THCS Láng Thượng và toàn bộ các trường trong quận nhằm tăng cường thực hiện nghiêm các quy định của Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT.

 

Phí học thêm cao, cơ sở vật chất không đảm bảo

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã ký văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra, xác minh thông tin một trung tâm dạy thêm học sinh trường công lập.

Theo Bộ GD&ĐT, ngày 22/4, Chương trình Chuyển động 24h được phát sóng trên kênh truyền hình VTV1 đã phản ánh về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định của Thông tư 29. Bộ GD&ĐT đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định.

Bộ cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Hà Nội phải báo cáo kết quả xử lý về Bộ GD&ĐT bằng văn bản.

Theo phản ánh của VTV24, sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, cả sáng lẫn chiều, gần như tất cả học sinh các lớp của một trường THCS công lập thường xuyên lui tới học thêm tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa nằm ở phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Học sinh chia sẻ, lớp đi học thêm tại trung tâm này đủ cả 34 em. Điều đáng nói, trung tâm này chỉ dạy thêm duy nhất học sinh cùng một trường với tổng số lên tới khoảng 500 em.

Theo lịch học của trung tâm thực hiện từ ngày 3/3, học sinh học thêm các môn Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên. Thậm chí, trung tâm này còn phân học thêm theo lớp: 7A1, nhà 18, tầng 3, phòng ngoài hay 7A3, nhà 20, trong đó nhóm 1 học tầng 3, phòng 1; nhóm 2 học tầng 3, phòng 2…

Phụ huynh cho biết, học sinh học thêm ở đây có mức phí 2 triệu/tháng. Điều khiến phụ huynh băn khoăn là, nếu học thêm ở trung tâm theo tinh thần tự nguyện sẽ không có chuyện cả lớp cùng đi.

Phụ huynh lo lắng, ở trên lớp học chính khóa bài 1, ra trung tâm học bài 2, nếu học sinh không đi sẽ bị hổng kiến thức và không hiểu được bài tiếp theo. Cấm dạy thêm ở trong trường, học sinh đi học ở trung tâm, cơ sở vật chất không đảm bảo, chưa kể chi phí cũng tăng vọt.

Ngoài ra, phụ huynh cũng phản ánh, trung tâm thiếu chỗ học cho hàng trăm học sinh cùng lúc nên đã đi thuê địa điểm khác cho học sinh học thêm. Nói là cơ sở 2 nhưng thực chất là nhà ở của người dân, được kê thêm bàn ghế để phục vụ việc dạy học.

Đại diện Trung tâm bồi dưỡng văn hóa cũng thừa nhận, trong quá trình hoạt động, số lượng tăng đột biến, dẫn đến trung tâm thuê thêm một số phòng học trong nhà trường, không đúng quy chuẩn của ngành giáo dục.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội từng cho biết, số lượng trung tâm, hộ kinh doanh dạy thêm đang tăng lên. Theo con số thống kê ban đầu, Hà Nội có khoảng 15.000 trung tâm và hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm.

Cũng theo ông Cương, qua khảo sát và kiểm tra ở cấp xã, phường, mức thu phí học thêm bên ngoài cao hơn rất nhiều so với trước đây, dù tự nguyện.

“Điều khó khăn hiện nay là chúng ta chưa có chế tài xử lý vi phạm liên quan dạy thêm học thêm, áp lực thời gian và nguồn lực kiểm tra ở cấp xã rất khó khăn, số lượng người thực thi nhiệm vụ rất ít”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói.

 

NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI PHÁT HIỆN VẬT THỂ LẠ TRÔI DẠT TRÊN BIỂN

Nguyễn Ngọc
https://tienphong.vn/ngu-dan-quang-ngai-phat-hien-vat-the-la-troi-dat-tren-bien-post1736534.tpo

TPO - Trong lúc trong khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã phát hiện, trục vớt và giao nộp một vật thể “lạ” nghi thiết bị hải dương học trôi dạt trên biển.

 

Ngư dân Quảng Ngãi phát hiện vật thể lạ nghi thiết bị hải dương học trôi dạt trên biển.

Sáng 24/4, Đồn Biên phòng Lý Sơn (BĐBP Quảng Ngãi) cho biết, vừa tiếp nhận một vật thể lạ nghi là thiết bị hải dương học trôi dạt trên biển, do một tàu cá của ngư dân ở địa phương phát hiện trục vớt và giao nộp.

Theo đó, vào khoảng 13h, ngày 20/4, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa, tàu cá QNg 96679 TS do ông Bùi Ngọc Thanh (trú ở thôn Tây An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng phát hiện một vật thể lạ đang trôi dạt trên biển.

Lúc này, ông Thanh cùng các thuyền viên trên tàu đã tiến hành trục vớt và đưa vật thể về Cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn giao nộp cho lực lượng Biên phòng Lý Sơn.

Theo đó, vật thể lạ có hình trụ, chiều dài 1,94m, đường kính khoảng 18cm, vật liệu nhựa. Trên thân vật thể có ghi các số hiệu “BD:995723”, “00-9-2202-02-128” và ký hiệu tắt, mở (ON, OFF).

Theo nhận định ban đầu của lực lượng chức năng, vật thể trên có thể là thiết bị dùng trong nghiên cứu hải dương học, địa chất biển hoặc môi trường biển.

Sau khi tiếp nhận vật thể, Đồn Biên phòng Lý Sơn phối hợp cùng Đồn Công an, Ban CHQS huyện Lý Sơn làm việc với thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá QNg 96679 TS thu thập thông tin và lập biên bản tạm giữ vật thể nhằm phục vụ cho cơ quan chức năng điều tra, xác minh nguồn gốc, công năng sử dụng.

 

BỘ GIÁO DỤC ĐỀ NGHỊ HÀ NỘI XỬ LÝ PHẢN ÁNH DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÁI QUY ĐỊNH
Đỗ Hợp

https://tienphong.vn/bo-giao-duc-de-nghi-ha-noi-xu-ly-phan-anh-day-them-hoc-them-trai-quy-dinh-post1736462.tpo

TPO - Bộ GD&ĐT đề nghị Hà Nội kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định.

Ngày 22/4, Chương trình Chuyển động 24h phát sóng trên kênh truyền hình VTV1 có phóng sự phản ánh về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo phóng sự, tại khu vực Chùa Láng (quận Đống Đa, Hà Nội), một trung tâm bồi dưỡng văn hóa thu hút hàng trăm học sinh theo học thêm vào các buổi sáng và chiều.

Theo phản ánh, đây là nơi học sinh của một trường công lập gần đó thường xuyên lui tới để học thêm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên.

Một học sinh cho biết lớp em có 34 học sinh và tất cả 34 em đều tham gia học thêm tại trung tâm này. Trung tâm hiện có khoảng 500 học sinh, với lịch học được sắp xếp so le nhằm đảm bảo luân phiên giữa các nhóm. Mức học phí dao động khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng cho 4 môn học.

Đáng chú ý, theo phụ huynh, các giáo viên tại trung tâm chính là những người đang trực tiếp giảng dạy trên lớp.

Trước phản ánh này, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 1945/BGDĐT-GDPT gửi Sở GD&ĐT Hà Nội, đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định; báo cáo kết quả xử lý về Bộ GD&ĐT bằng văn bản trước ngày 30/4

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho hay, hiện Hà Nội có gần 2.900 trường học, khoảng 2,3 triệu học sinh và 130.000 nhà giáo. Việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn là vấn đề phức tạp, nhu cầu lớn, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và phù hợp, đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là học sinh.

 

TP.HCM TỔNG KIỂM TRA NGÀNH HÀNG SỮA SAU VẤN NẠN SỮA GIẢ

Nguyễn Trí
https://tuoitre.vn/tp-hcm-tong-kiem-tra-nganh-hang-sua-sau-van-nan-sua-gia-20250424092734216.htm

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt… nằm trong đợt tổng kiểm tra lần này.

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vừa ban hành kế hoạch về việc kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tập trung vào chuyên đề sữa.

Cao điểm kiểm tra từ nay đến ngày 30-5, tập trung nhiều vào nhóm sữa chế biến, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…

Nội dung kiểm tra bao gồm: giấy tờ pháp lý, hồ sơ công bố sản phẩm, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, nhân sự… Đặc biệt đoàn sẽ tập trung kiểm tra các nội dung liên quan đến quảng cáo - lĩnh vực đang nóng về sai phạm gần đây.

Trong quá trình kiểm tra, đoàn sẽ lấy mẫu sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm, gửi mẫu kiểm nghiệm thực phẩm tại các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm do trưởng đoàn kiểm tra quyết định trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại nơi được kiểm tra.

 

"Mục tiêu của đợt kiểm tra lần này là nhằm đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, góp phần hạn chế sự cố mất an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe nhân dân", lãnh đạo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh.

 

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, sở cũng đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng thực phẩm kém chất lượng.

Thứ nhất, rà soát và tham mưu hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Thứ hai, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ sở sản xuất - kinh doanh, đồng thời giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.

Thứ ba, khuyến khích người dân phản ánh các dấu hiệu vi phạm thông qua đường dây nóng, nhằm tăng cường sự giám sát từ cộng đồng.

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kêu gọi sự đồng hành của cộng đồng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vì sức khỏe và tính mạng của bản thân và gia đình, xã hội.

 

TÒA ĐÌNH CHỈ XỬ PHÚC THẨM VỤ DÂN KIỆN HAI CHỦ TỊCH TỈNH, HUYỆN VÌ BƯU TÁ PHÁT NHẦM BƯU PHẨM

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/toa-dinh-chi-xu-phuc-tham-vu-dan-kien-hai-chu-tich-tinh-huyen-vi-buu-ta-phat-nham-buu-pham-20250423212900693.htm

Vụ dân kiện hai chủ tịch tỉnh, huyện vì đất đai ở Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã có kháng cáo lên tòa cấp cao tại Đà Nẵng nhưng bị đình chỉ xử phúc thẩm.

Người khởi kiện chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh và UBND xã Vạn Thắng ra tòa hành chính kể trên là hai vợ chồng ông Mai Xuân Hồng, bà Nguyễn Thị Xinh (ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).

Dân kiện chủ tịch huyện và chủ tịch tỉnh Khánh Hòa

Chiều 23-4, bà Nguyễn Thị Xinh cho biết vợ chồng bà vừa tiếp tục gởi hồ sơ cùng đơn yêu cầu kiến nghị giám đốc thẩm quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đối với vụ án hành chính mà vợ chồng bà khởi kiện đã nêu.

Vụ án hành chính đã được Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử, tuyên án sơ thẩm, bác đơn kiện của ông Hồng, bà Xinh yêu cầu tòa tuyên hủy các quyết định hành chính do những người bị kiện ban hành.

Trước đó thông báo của UBND xã Vạn Thắng (ngày 13-10-2020) yêu cầu ông Hồng, bà Xinh tháo dỡ các công trình để bàn giao quỹ đất công ích 5% (gần 1.000m2) mà vợ chồng ông bà khai hoang, rào giậu, trồng khoai, sắn, bắp, đậu và cây bạch đàn... cách đây gần 32 năm.

Việc khai hoang khu đất giáp rừng hoang, là đất hoang đã được chấp thuận cho phép của Hợp tác xã Vạn Thắng 1 và xác nhận của chủ tịch UBND xã Vạn Thắng vào ngày 23-7-1993.

Vì ông Hồng, bà Xinh không đồng ý thực hiện theo thông báo của xã về thu hồi đất khai hoang kể trên nên UBND xã Vạn Thắng đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai. Ngày 16-3-2021, chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông bà.

Hai công dân đã khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng đã bị bác, theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (tháng 3-2021). Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng quyết định (tháng 2-2023) bác khiếu nại lần 2 của họ.

Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử, tuyên án sơ thẩm cũng đã bác đơn kiện của ông Hồng, bà Xinh yêu cầu tòa tuyên hủy các quyết định hành chính trên.

Người khởi kiện đã kháng cáo toàn bộ bản án hành chính sơ thẩm và đã được Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thụ lý.

Thế nhưng tại phiên tòa phúc thẩm mở lần thứ hai vào ngày 20-1-2025, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ra "quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính" đã thụ lý kể trên. Còn bản án hành chính sơ thẩm (số 21/2024 ngày 18-6-2024) của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa bác đơn kiện của ông Hồng, bà Xinh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tòa phúc thẩm ra quyết định đó.

Lý do hy hữu: bưu tá phát nhầm bưu phẩm của tòa

Lý do đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính trên là vì tại hai phiên tòa xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã mở (lần thứ nhất ngày 25-12-2024, lần thứ hai ngày 20-1-2025), người khởi kiện là ông Mai Xuân Hồng và bà Nguyễn Thị Xinh đã "được triệu tập hợp lệ" nhưng đều vắng mặt không có lý do.

Trong khi đó theo người khởi kiện thì họ vô cùng bức xúc về lý do đình chỉ xét xử phúc thẩm. Vì trên thực tế, sau khi nộp đơn kháng cáo, nộp tiền án phí (tháng 7-2024), họ còn nộp thêm hồ sơ giải trình cho tòa phúc thẩm (tháng 8-2024).

Nhưng "từ đó chúng tôi không nhận được bất cứ thông báo hoặc quyết định nào của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc thụ lý và triệu tập tham gia các phiên tòa xét xử phúc thẩm" - người khởi kiện nói. 

Đến ngày 14-4-2025, ông Hồng, bà Xinh mới nhận được bưu phẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà họ kháng cáo.

Gia đình ông Hồng, bà Xinh tìm hiểu, khiếu nại thì nhân viên bưu tá địa bàn xã Vạn Thắng đã làm tường trình thừa nhận và bưu cục phát thuộc Bưu điện huyện Vạn Ninh có văn bản xác nhận là "đã phát nhầm" 2 trong 3 bưu phẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng gửi cho ông Hồng, bà Xinh.

Cụ thể, tòa gửi ông Hồng, bà Xinh lần lượt 2 bưu phẩm vào ngày 18-12-2024 và ngày 9-1-2025, nhưng nhân viên bưu tá địa bàn xã Vạn Thắng đều đã đem "phát nhầm" cho nhân viên photocopy của một tiệm ở gần chợ Vạn Thắng.

Theo tường trình của nhân viên bưu tá là do địa bàn mới, chưa rành hết ngõ ngách, trên bưu phẩm không có số điện thoại người nhận, hỏi thăm trưởng thôn để phát thì do sơ suất nên đã phát nhầm cả 2 bưu phẩm cho nhân viên tiệm photocopy gần chợ đã nêu.

Vì vậy ông Hồng, bà Xinh không nhận được các quyết định mà Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã triệu tập tham dự 2 phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án mà họ kháng cáo và tòa cho là họ "vắng mặt không có lý do".

Đến khi tòa tại Đà Nẵng gửi bưu phẩm thứ ba là quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kể trên thì nhân viên bưu tá đã đem đến giao đúng địa chỉ, đúng người được gửi.

 

NGĂN 'ĐỘC DƯỢC' KHOÁC ÁO THỰC PHẨM: VIỆC KHÔNG THỂ NẤN NÁ THÊM NỮA

Trần Vinh - Tấn Khôi
https://tuoitre.vn/ngan-doc-duoc-khoac-ao-thuc-pham-viec-khong-the-nan-na-them-nua-20250424082903057.htm

Chưa bao giờ hàng loạt sản phẩm giả mạo bị phanh phui nhiều trong thời gian ngắn như vừa qua.

"Kẹo rau củ", sữa giả chưa kịp lắng xuống, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm thuốc chữa bệnh giả, "công nghệ" làm giá ngậm hóa chất. Những thứ giết người này đều đã tung hoành trên thị trường trong thời gian dài.

Không lo sao được khi những loại "độc dược" khoác áo thực phẩm này đang có mặt trong tủ thuốc, quầy bán thực phẩm của một vài địa chỉ vốn được cho là uy tín lâu nay. Tính cẩn thận và tinh thần cảnh giác của khách hàng đã bị đánh gục trước công nghệ làm giả.

Năm ngoái, "lò" chế biến cà phê từ… bắp và hương liệu đã bị "bóc phốt". Người trực tiếp pha cà phê bán cũng thành trung gian tiêu thụ một loại thức uống mà chỉ những ai làm ra nó mới biết rõ thành phần.

Với thuốc chữa bệnh giả, sự tàn phá mới thật khủng khiếp. Bệnh nhân nghèo đã kiệt quệ vì bệnh lý nặng, kéo dài, lại bị "bồi" thêm cú đánh từ "dược phẩm" rẻ tiền, tiết kiệm chi phí điều trị. 

 

Những bệnh nhân uống nhầm thuốc giả có thể khiến bệnh cũ nặng hơn, đồng thời chuốc thêm bệnh mới vì thuốc giả. Trục lợi bằng tính mạng, sức khỏe của người dùng phải gọi đúng là tội ác.

Vậy chặn hàng giả, thuốc giả, thức ăn đồ uống gây nguy hại cho sức khỏe cách nào? Chờ "lương tâm" của người sản xuất, chế biến chắc rất khó. 

Ngay cả hàng trăm nhân công ngày đêm trực tiếp tham gia làm ra những thành phẩm, đóng gói kỹ càng, dĩ nhiên họ thừa biết thành phần gồm những gì song vẫn im lặng làm việc kiếm đồng lương, sống chết mặc bay thì không thể hy vọng ai đó dũng cảm lên tiếng, vạch trần.

Tổ chức tổng tấn công hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng là việc cần làm ngay. Đi cùng với đó, cần sửa đổi, thay thế một số quy định không còn phù hợp. Mấu chốt nằm ở khâu hậu kiểm chất lượng sản phẩm. Nếu để nhà sản xuất tự công bố, tự lưu hành thì rất khó cải thiện thực trạng hàng giả hiện nay.

 

BẮT NHÂN VIÊN CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC Ở TP.HCM CHIẾM ĐOẠT 1,6 TỈ ĐỒNG
Đan Thuần

https://tuoitre.vn/bat-nhan-vien-chi-nhanh-cong-ty-duoc-o-tp-hcm-chiem-doat-1-6-ti-dong-20250424095342313.htm

Nguyễn Xuân Hùng giả chữ ký của 11 nhà thuốc, xuất 48 hóa đơn để lấy hàng của công ty dược nơi mình làm việc, sau đó đem bán lẻ.

Ngày 24-4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Hùng (42 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

 

Ông Hùng làm việc cho Công ty cổ phần Dược - vật tư y tế Thanh Hóa (trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa) từ ngày 1-8-2013.

Sau đó ông Hùng được công ty điều động đến làm việc cho chi nhánh tại TP.HCM và được phân công phụ trách bán hàng địa bàn tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ.

Trong quá trình làm việc, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của công ty, ông Hùng đã đưa thông tin gian dối, báo với công ty là có 11 nhà thuốc có nhu cầu mua hàng, rồi giả chữ ký của 11 chủ nhà thuốc trên 11 hợp đồng nguyên tắc để công ty xuất hóa đơn.

Bằng thủ đoạn trên, từ ngày 29-9-2023 đến ngày 23-5-2024, ông Hùng đã xuất 48 hóa đơn giá trị gia tăng của công ty với tổng giá trị hơn 1,6 tỉ đồng. Ông đem bán lẻ, lấy tiền sử dụng mà không trả về cho công ty.

 

GÓP 100 TRIỆU 'CHẠY ÁN' CHO BẠN BỊ TÒA TUYÊN 9 NĂM TÙ, VIỆN KIỂM SÁT RA KHÁNG NGHỊ 'ÁN QUÁ NẶNG'

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/gop-100-trieu-chay-an-cho-ban-bi-toa-tuyen-9-nam-tu-vien-kiem-sat-ra-khang-nghi-an-qua-nang-20250424085639556.htm

Bốn bị cáo góp số tiền 50-100 triệu để "chạy án" cho một người khác bị tòa tuyên các mức án 8-9 năm tù. Viện kiểm sát ra kháng nghị cho rằng số tiền họ góp không lớn so với tổng số tiền "chạy án" 4,9 tỉ và mức án tòa tuyên "quá nặng".

Hôm nay (ngày 24-4), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm 15 bị cáo có hành vi đưa hối lộ, chạy án và lừa đảo tiền chạy án. Phiên tòa được mở theo kháng cáo của các bị cáo và kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội.

Bị tòa tuyên mức án gấp 5 lần đề nghị của viện kiểm sát

Vụ án được Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử sơ thẩm hồi tháng 9-2024. Theo bản án, năm 2023, Công an tỉnh Hòa Bình bắt Nguyễn Hoài Sơn về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.

Các đối tượng cùng nhóm với Sơn đã góp tiền, tìm cách “chạy án” cho Sơn được tại ngoại nhưng lại bị 2 người khác lừa.

Theo bản án, Lê Thanh Phúc, Hồng Minh Đạt, Tưởng Thanh Tri, Đường Trung Trực, Nguyễn Văn Thuận, Phan Quang Tây, Phạm Bình An, Nguyễn Tuấn Danh, Đàm Lê Duy, Nguyễn Thị Trúc Giang cùng nhau gom được 4,9 tỉ đồng.

Số tiền này được chuyển cho Tưởng Hữu Hạnh (hiện đã mất) để "chạy án” cho Nguyễn Hoài Sơn.

Nguyễn Thanh Toàn thông qua "Quốc" (không rõ lai lịch) nhận 200.000 USD để “chạy án" cho Nguyễn Hoài Sơn. Các bị cáo này bị xác định phạm tội “đưa hối lộ”.

Nhóm của Đỗ Văn Đức, Trần Ngọc Tú... bị cáo buộc môi giới hối lộ vì đã liên hệ, móc nối tìm người để "chạy án" cho Nguyễn Hoài Sơn.

Đoàn Thị Bích Liên và Trần Gia Hòa đã đưa ra các thông tin gian dối là có mối quan hệ và có thể lo được cho Nguyễn Hoài Sơn tại ngoại nhằm chiếm đoạt tài sản của nhóm trên. Trong đó Liên chiếm đoạt 2,3 tỉ đồng, còn Hòa chiếm đoạt 350 triệu đồng.

Tại phiên sơ thẩm, viện kiểm sát và tòa án cùng thống nhất quan điểm về hành vi và tội danh của 17 bị cáo. Tuy nhiên về hình phạt, hai bên có sự "vênh" nhau rất lớn.

Trong bản án tòa sơ thẩm tuyên có 5 bị cáo được hưởng mức án thấp hơn phía công tố đề nghị, 8 trường hợp bị tuyên cao hơn so với mức đề nghị. Đáng chú ý có trường hợp bị tòa tuyên mức cao hơn gấp 4, 5 lần so với mức mà viện kiểm sát đề nghị.

Trần Ngọc Tú bị cáo buộc phạm tội môi giới hối lộ, viện kiểm sát đề nghị 2 - 3 năm tù. Tuy nhiên hội đồng xét xử tuyên phạt Tú 10 năm tù, cao gấp 5 lần mức đề nghị.

Nguyễn Tuấn Danh bị cáo buộc tội đưa hối lộ vì có hành vi góp tiền "chạy án". Danh được viện kiểm sát đề nghị 2 - 3 năm tù, nhưng bị tòa phạt đến 8 năm tù.

Tương tự, Đàm Lê Duy (sinh năm 1998, ở Đồng Tháp) cũng được đề nghị 2 - 3 năm tù, nhưng tòa tuyên 8 năm tù. Duy cũng nằm trong nhóm bị cáo buộc góp tiền nhằm chạy án.

Viện kiểm sát kháng nghị vì mức án "người quá nặng, kẻ quá nhẹ"

Sau viện kiểm sát đã ra kháng nghị nhận định bản án tuyên chưa tương xứng với mức độ, hành vi của một số bị cáo, người bị tuyên quá nặng hoặc có người hưởng mức án quá nhẹ.

Do đó viện kiểm sát kháng nghị về hình phạt của 8 bị cáo, đề nghị tăng nặng 3 người và giảm nhẹ cho 5 người.

Theo kháng nghị, viện kiểm sát cho rằng Lê Thanh Phúc có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo việc gom góp 4,9 tỉ đồng "chạy án" cho Nguyễn Hoài Sơn.

Viện kiểm sát cho rằng Phúc bị tòa tuyên mức án 12 năm là "quá nhẹ", chưa tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Hai người khác bị xác định là đồng phạm có vai trò tích cực và bị tuyên mức án 9, 10 năm tù, theo viện kiểm sát là "không có căn cứ" và chưa tương xứng hành vi phạm tội.

Ngược lại với 3 người trên, kháng nghị thể hiện tòa sơ thẩm tuyên 5 bị cáo khác mức án quá nặng.

Đường Trung Trực có vai trò đồng phạm giúp sức, chỉ góp 100 triệu đồng để “chạy án” cho Nguyễn Hoài Sơn nhưng bị phạt tới 9 năm tù.

Viện kiểm sát cho rằng Trực không vận động, không tìm người để gom góp chuyển tiền chạy án. Trực có vai trò đồng phạm giúp sức không đáng kể, phạm tội lần đầu, góp số tiền không lớn và đã khai báo thành khẩn.

Bị cáo cũng có nhân thân tốt, tuổi đời còn trẻ, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn… nên cần giảm nhẹ, kháng nghị nêu.

Tương tự Nguyễn Tuấn Danh và Đàm Lê Duy chỉ góp mỗi người gần 90 triệu đồng chạy án nhưng bị phạt tới 8 năm tù. Cả hai có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có người mới lập gia đình có con còn nhỏ nên theo viện kiểm sát "cần được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn".

Từ những phân tích trên, viện kiểm sát kháng nghị đề nghị tòa cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Lê Thanh Phúc, Hồng Minh Đạt và Tưởng Thanh Tri.

Viện kiểm sát cũng đề nghị tòa phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt với Đường Trung Trực, Đảm Lê Duy, Nguyễn Tuấn Danh, Nguyễn Thị Trúc Giang và Trần Ngọc Tú như mức án kiểm sát viên đề nghị tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9-2024.

 

 

No comments:

Post a Comment