Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung Quốc đưa quân lên bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Trường
Sa
Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc như làm xe hơi Vinfast?
BBC
Chờ đợi bước ngoặt
nào trước cuộc đàm phán thuế của Việt Nam với Mỹ?
Trung Quốc 'giăng
cờ chủ quyền' tại Trường Sa giữa lúc Việt Nam ăn mừng chiến thắng
Chiến tranh Việt
Nam và cuộc xung đột trong gia đình McNamara qua lời kể của người con trai
Cựu điệp viên CIA:
'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4
Chuyện gì sẽ xảy ra
khi tỷ phú Elon Musk rời khỏi chính quyền Trump?
Điện Kremlin tràn
ngập nụ cười khi Putin tiếp đặc phái viên của Trump
Vì sao ông Zelensky
không thể và sẽ không từ bỏ Crimea?
Tuyên bố đầu hàng
của Tổng thống Dương Văn Minh: Tướng Thệ khơi lại tranh cãi, đâu là sự thật?
Tổng thống Trump
yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa
gì?
Doanh nghiệp Việt
Nam 'không trụ nổi' nếu ông Trump áp thuế 46%
VinFast lỗ thêm 1,3
tỷ USD sau nỗ lực thúc đẩy doanh số xe điện tại Châu Á
Việt Nam phản hồi
việc 'quan chức Mỹ không tham dự kỷ niệm 30/4'
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
Video,Tư liệu quý
hiếm của BBC: Sài Gòn hậu thất thủ - bình yên trước bão tố?, Thời lượng 11,01
Video,Khoảnh khắc
Sài Gòn thất thủ: Tư liệu quý hiếm của BBC, Thời lượng 15,04
Hà Nội gỡ áp phích
có hình ảnh chim bồ câu đứng trên mũ lính Mỹ
Chiến tranh Việt
Nam: Bản tin cuối cùng dang dở từ Sài Gòn
Việt Nam muốn ký
thêm hiệp định thương mại trước áp lực thuế quan Mỹ
Bà Trương Mỹ Lan
được giảm án tù chung thân, liệu có thoát án tử hình?
Chiến tranh Việt
Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?
Xử lý trụ sở
công dôi dư sau sáp nhập, có lặp lại tiền lệ xấu?
Kênh đào Phù Nam:
Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD
Trung Quốc tham gia
diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam, thông điệp là gì?
Đảng sẽ chọn ai làm
bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?
Thuế đối ứng của
ông Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt
Việt Nam đưa hạt
nhân vào quy hoạch điện quốc gia trị giá 132 tỷ USD
Bộ Công an có kế
hoạch 'nắm đa số cổ phần FPT Telecom' nhằm tăng cường an ninh mạng
Vietjet nói gì về
phán quyết 'nợ quỹ đầu tư hơn 180 triệu USD' của tòa án Anh?
Thuế đối ứng của
ông Trump và thế lưỡng nan của giới xuất khẩu Việt Nam
Thánh lễ an táng giáo hoàng Phanxicô được cử hành tại Roma
Tổng thống Mỹ và Ukraina gặp nhau bên lề thánh lễ an táng giáo
hoàng Phanxicô
Trung Quốc lại bác bỏ khẳng định của tổng thống Mỹ về đàm phán
thương mại
Phong trào chống chiến tranh Việt Nam 1965-1975 và đảng Lao động
Anh
Nhạc Pháp lời Việt : Claire d'Asta và giai điệu « Tình anh tha
thiết »
Nga tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Ukraina
Thương mại Mỹ - Trung : Bắc Kinh phủ nhận tin khởi động đàm
phán với Washington
Khủng bố tại Kashmir : Nổ súng giữa Ấn Độ - Pakistan,
LHQ kêu gọi các bên kềm chế tối đa
Công trình trùng tu Notre-Dame de Paris nâng tầm ngành nghề thủ
công ở Pháp
Ukraina chịu áp lực kép từ Donald Trump và bom Nga
Mỗi khi Trump công kích Zelensky, Nga cũng oanh kích Ukraina
Kênh đào Panama : Phần nổi của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tại
các cảng biển chiến lược trên thế giới
Ukraina: Trump nổi cơn thịnh nộ vì Zelensky không từ bỏ lãnh thổ
bị Nga chiếm đóng
Căng thẳng bùng phát giữa Ấn Độ và Pakistan sau vụ tấn công khủng
bố tại Kashmir
Vì sao Mỹ và Iran khẩn cấp mở đàm phán về hạt nhân?
Mua F-16 của Mỹ : Việt Nam chọn đúng thời điểm, không chọc giận
Trung Quốc và Nga ?
Chiến tranh Ukraina: Những chuyển biến trong quan hệ quân sự
Nga-Trung Quốc
(AFP) – Bắc Triều Tiên ra mắt một
"tàu khu trục đa năng mới" được trang bị nhiều vũ khí tiên tiến,
có thể bao gồm tên lửa chiến thuật. Hãng thông tấn nhà nước KCNA hôm nay,
26/04/2025, cho biết chiếm hạm này tên là "Choe Hyon", nặng 5.000
tấn, được hoàn thiện trong khoảng 400 ngày bằng "lực lượng
và công nghệ trong nước". Các chuyên gia cho rằng con tàu có thể
mang cả tên lửa đối hạm, tên lửa phòng không và nhiều khả năng có thể được
trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật tầm ngắn.
(AFP) -
Chính quyền Trump giải thể văn phòng ngoại giao khí hậu. Thông tin được phát ngôn viên bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ đưa ra vào hôm qua, 25/04/2025, vì cho rằng văn phòng này "không
cần thiết". Cơ quan này từng đại diện cho Hoa Kỳ trong các cuộc đàm
phán khí hậu quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Việc đóng cửa làm dấy
lên lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể sẽ hoàn toàn vắng mặt tại hội nghị khí hậu
COP30, dự kiến tổ chức tại Belem, Brazil vào tháng 11 tới.
(AFP) –
Trung Quốc thông báo công suất năng lượng gió và mặt trời đã vượt công suất
năng lượng nhiệt điện. Cơ
quan năng lượng Trung Quốc hôm qua, 25/04/2025, cho biết : “trong quý
I năm 2025, các cơ sở điện gió và điện mặt trời mới được lắp đặt đã đạt công
suất 74,33 triệu kilowatt, nâng tổng công suất của lưới điện lên 1,482 tỷ
kilowatt (...) lần đầu tiên vượt công suất lắp đặt của năng lượng nhiệt điện
(1,451 tỷ kilowatt)”. Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất
thế giới, cam kết đạt đỉnh phát thải carbon vào năm
2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060.
(AFP) – Trung Quốc cần
"thúc đẩy tự lực tự cường" trong lĩnh vực công nghệ. Tuyên
bố được chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong phiên họp Bộ Chính Trị hôm qua,
25/04/2025, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần "tập trung vượt qua các thách
thức trong việc phát triển các công nghệ then chốt như chip tiên tiến và phần
mềm cốt lõi, đồng thời xây dựng một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tự chủ."
Ông cũng cho biết chính quyền sẽ hỗ trợ "các chính sách như quyền
sở hữu trí tuệ, thuế, mua sắm công, và mở cửa hạ tầng cơ sở."
(AFP) –
Đọ súng ngày thứ hai liên tiếp biên giới Ấn Độ - Pakistan : Thủ tướng Pakistan
yêu cầu « điều tra độc lập » về vụ khủng bố khiến hơn 20 du khách Ấn
thiệt mạng. Hôm
nay, 26/04/2025, thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif, khi tham gia vào một buổi
lễ của quân đội đã lên án Ấn Độ đưa ra các cáo buộc « không có cơ
sở » về việc phía Pakistan có liên hệ với những kẻ đã gây ra vụ khủng bố
khiến 26 thường dân thiệt mạng tại vùng Cachemire tranh chấp và khẳng định kiên
quyết bảo vệ « từng centimet vuông chủ quyền lãnh thổ ». Giới truyền
thông đặc biệt chú ý đến việc thủ tướng Pakistan đã chọn tiếng Anh trong
bài phát biểu trước quân đội hôm nay 26/04/2025.
(AFP) – Nhiều cơ quan Liên
Hiệp Quốc đồng loạt kêu gọi Israel ngừng phong tỏa toàn bộ viện trợ nhân
đạo vào Dải Gaza. Lãnh đạo Cơ quan phụ trách người tị nạn
Palestine (UNRWA) hôm qua, 25/04/2025, đã lên án lệnh phong toả này của
Tel-Aviv "xuất phát từ những động cơ chính trị." Trong khi
đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thông báo kho dự trữ lương thực tại
Gaza đã cạn kiệt và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cảnh báo về tình trạng khan
hiếm nghiêm trọng các loại vật tư y tế tại đây và kêu gọi Israel "phải
chấm dứt" các lệnh phong tỏa này.
(AFP) -
Hamas tuyên bố sẵn sàng giải phóng tất cả con tin Israel trong một lần duy nhất
và đồng ý lệnh ngừng bắn kéo dài 5 năm. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh phái đoàn của phong
trào này dự kiến gặp các nhà trung gian hòa giải Ai Cập tại Cairo vào hôm nay,
26/04/2025, để tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến ở Gaza. Trong khi đó, quân đội
Israel tiếp tục oanh kích Dải Gaza khiến ít nhất 49 người thiệt mạng trong vòng
24h qua.
(NHK) -
Nhật Bản xem xét tăng cường nhập khẩu ngô và đậu nành Mỹ. Thông báo được Tổng thư ký Đảng Dân chủ
Tự do (LDP), Moriyama Hiroshi, đưa ra vào hôm qua, 25/04/2025. Nhiều quan chức
cũng đồng tình vì cho rằng Washington sẽ cần một thị trường mới cho ngô và đậu
nành của mình, trong bối cảnh các hoạt động xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc bị
đình trệ vì cuộc chiến thuế quan.
(AFP) -
Mỹ : FBI truy tố một thẩm phán vì cản trở bắt người nhập cư, nghị sĩ Dân Chủ
lên án chính quyền Trump xâm phạm ‘‘độc lập tư pháp’’. Thẩm phánHannah Dugann, 65 tuổi, bang
Wisconsin, đã bị bắt hôm qua, 25/04/2025, và bị truy tố với hai tội danh : cản
trở người thi hành công vụ và che giấu tội phạm. Theo cáo trạng, bà Dugan
"đã cố ý đánh lạc hướng các đặc vụ [của lực lượng di trú] (…), tạo
điều kiện cho một người nhập cư bất hợp pháp trốn thoát". Ủy viên
tiểu ban Tư pháp Thượng Viện, thượng nghị sĩ Dân Chủ Dick Durbin, cho rằng với
hành động nói trên, chính quyền Trump đang tìm cách ‘‘trắc nghiệm các giới
hạn của Hiến pháp’’ Mỹ. Nhiều nghị sĩ đảng Dân Chủ đã lên án chính
quyền tổng thống xâm phạm nguyên tắc tam quyền phân lập và FBI đang bị lợi dụng
để phục vụ mục đích trả đũa chính trị.
(Reuters) –
Trước thềm bầu cử lập pháp: Singapore yêu cầu Facebook ngăn truy cập một số bài
viết của người nước ngoài kích động tình cảm tôn giáo, can thiệp bầu cử. Chính phủ Singapore hôm qua, 25/04/2025,
đã yêu cầu Meta, công ty mẹ của Facebook, không để người dùng Facebook tiếp cận
với một số tuyên truyền về bầu cử trên mạng xã hội này. Cụ thể là các bài của
hai chính trị gia Malaysia và một công dân Úc, từng bị bắt giam tại Singapore
theo Đạo luật An ninh Nội địa. Theo chính quyền Singapore, bài viết của
các tác giả nói trên là hành động can thiệp vào bầu cử từ nước ngoài, trộn lẫn
tôn giáo với ‘‘chính trị’’, trái ngược với nguyên tắc thế tục của
Singapore, “nhằm thúc đẩy hoặc làm tổn hại đến cơ hội thành công của một
đảng phái hoặc một ứng viên”.
(AFP) –
Hơn 500 người bị thương trong vụ nổ tại một cảng miền nam Iran. Theo truyền hình nhà nước Iran, vụ
nổ diễn ra vào hôm nay, 26/04/2025, tại cảng Shahid Rajaï, một cảng quan trọng
ở miền nam Iran, nơi nhiều conteneur đang tập kết. Nguyên nhân của vụ nổ hiện
vẫn chưa được làm rõ.
TIN TỨC: THỨ BẢY 26.04.2025
1/FACEBOOKER HỒNG THÁI HOÀNG BỊ
TRIỆU TẬP
Bà Hoàng Thị Hồng Thái, tức facebooker Hồng Thái Hoàng, hôm 24/4/2025 bị Cơ
quan An ninh Điều tra (ANĐT)- Công an Hà Nội triệu tập.
Lý do bà Hoàng bị triệu tập là để làm việc “liên quan đến nguồn tin tội
phạm do Phòng An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao”.
Bà Hồng Thái Hoàng, 45 tuổi, một trong những người phản biện trực tuyến và
từng xuống đường biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm môi trường năm 2016.
Trước đó chỉ 1 ngày, bà Hoàng bị Cơ quan này ra quyết định “Tạm hoãn xuất
cảnh” trong 40 ngày, từ 23/4 đến 03/6/2025. Cơ quan ANĐT đã gửi Quyết định trên
đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bộ Công an và Viện Kiểm sát.
Công an thường lấy lý do có tin báo tội phạm liên quan đến sử dụng công
nghệ cao, hoặc từ quần chúng nhân dân để bắt bớ giới bất đồng chính kiến. Điển
hình cho hình thức đàn áp này phải kể án tù của các ông Nguyễn Lân Thắng, Lê
Dũng Vô-va Bùi Văn Thuận và một số người khác.
2/TRUNG CỘNG CẮM CỜ CHỦ QUYỀN TẠI
TRƯỜNG SA TRONG KHI CSVN KỶ NIỆM NGÀY CƯỚP ĐƯỢC MIỀN NAM
Trung cộng vừa đổ bộ lên một bãi cạn tại cụm Thị Tứ thuộc quần đảo Trường
Sa và cắm cờ xác định chủ quyền. Sự kiện này trùng với khoảng thời gian ông Tập
Cận Bình thăm Hà Nội và giới chóp bu CSVN đang tập trung cho các hoạt động ăn
mừng cái mà họ gọi là “chiến thắng 30/4”.
Đảo Thị Tứ là một trong những thực thể nổi tự nhiên có diện tích lớn nhất
quần đảo Trường Sa, một phần do Philippines kiểm soát.
Hành động này cho thấy Bắc Kinh đang hướng tới việc thiết lập sự đồn trú
thường xuyên tại khu vực này.
Trung cộng thực hiện chính sách bành trướng và không ngừng xác lập chủ
quyền không chỉ ở những địa điểm chưa có lực lượng của quốc gia nào thường
trực, mà còn tuyên bố chủ quyền ở những quần đảo thuộc chủ quyền của nước khác,
trong đó có Việt Nam.
ĐCSVN đã để mất hoặc bán quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa cho Trung
cộng.
3/TRUNG CỘNG GỬI QUÂN SANG VIỆT NAM DIỄU BINH NHÂN DỊP 30/4.
Ngày 25/4, máy bay quân sự Xian Y-20 chở 118 quân nhân thuộc Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Hoa đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) để
tham gia diễu binh, kỷ niệm 50 năm CSVN chiếm được Miền Nam.
Quân đội Trung Hoa tham dự cuộc diễu binh theo lời mời của đại tướng, Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.
Trung cộng là đồng minh lớn nhất hỗ trợ cả tài lực, vật lực cho Bắc Việt
trong cuộc xâm lược VNCH.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao CSVN Phạm Thu Hằng hôm 24/4 nói với báo giới
“Chúng tôi vui mừng với sự tham dự của quân đội Trung Quốc trong lễ diễu binh
diễu hành, thể hiện tình hữu nghị hợp tác ngày càng bền chặt giữa Việt Nam và
các nước”.
Việc CSVN mời quân đội Trung cộng tham gia màn phô diễn vũ lực không chỉ là
lời tri ân mà còn khẳng định lập trường của Hà Nội trong việc thần phục Bắc
Kinh, bất chấp sự phản đối của nhân sĩ, trí thức và người dân Việt Nam trước
hành vi xâm lược của quốc gia này trong nhiều năm.
4/ĐỤNG ĐỘ GIỮA QUÂN ĐỘI ẤN ĐỘ VÀ
PAKISTAN SAU VỤ TẤN CÔNG Ở KASHMIR
Nhiều cuộc đụng độ giữa quân đội Ấn
Độ và Pakistan đã diễn ra dọc theo Đường Kiểm Soát (LOC-Line Of Control) phân
chia hai quốc gia, trong lúc Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự kiềm chế và cảnh báo về
nguy cơ leo thang quân sự tại đây.
Tình hình giữa Ấn Độ và Pakistan
trở nên nghiêm trọng sau cuộc tấn công vào thường dân tại thị trấn Pahalgam
thuộc khu vực Kashmir thuộc vùng kiểm soát của phía Ấn Độ.
Các nguồn tin quân đội Ấn Độ cho
biết vào hôm thứ Sáu rằng phía Pakistan chủ động cuộc khai hỏa. Một quan chức
chính phủ ở Kashmir do Pakistan quản lý cũng đã xác rằng quân đội đã trao đổi
hỏa lực, nhưng không nói ai là người khởi xướng.
Vào thứ Ba, các nghi phạm phiến
quân đã giết chết ít nhất 26 người tại một khu nghỉ mát ở Pahalgam, trong vụ
tấn công chết người nhất trong một phần tư thế kỷ tại Kashmir do Ấn Độ quản lý.
Một tuyên bố được phát hành dưới
tên của Lực lượng Kháng cự (TRF), được cho là một nhánh của nhóm vũ trang
Lashkar-e-Taiba có trụ sở tại Pakistan, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công trên.
Kashmir đã bị chia cắt giữa Ấn Độ
và Pakistan kể từ khi giành độc lập vào năm 1947, với cả hai bên đều tuyên bố
toàn bộ lãnh thổ này nhưng chỉ quản lý từng phần của nó, dẫn đến những căng
thẳng kéo dài từ đó đến nay.
VNTB – Vua “Xáo Trộn” làm lợi hại cho dân
ra sao?
VNTB – Mấy ngày ăn lễ thì trước cửa bệnh
viện có phát cơm từ thiện không?
VNTB
– Tại sao cần thay thế cách làm kinh tế kiểu Việt Minh?
26/04/1777: Quân Anh tấn công Danbury,
Connecticut
Thương chiến: Cơn ác mộng của các công ty
Mỹ tại Trung Quốc
Nhân “ngày giải phóng 30.4”, nhớ lại
chuyện này26/04/2025
Ăn bám vào hào quang trong quá khứ… (Phần
1)26/04/2025
Ký
gửi rác sau đại lễ: Một ‘nỗi đau’ không mới26/04/2025
Toàn
bộ bản ghi chép cuộc phỏng vấn ‘100 ngày’ của Donald Trump với tạp chí TIME
(Phần 4)26/04/2025
Toàn
bộ bản ghi chép cuộc phỏng vấn ‘100 ngày’ của Donald Trump với tạp chí TIME
(Phần 3)26/04/2025
Toàn
bộ bản ghi chép cuộc phỏng vấn ‘100 ngày’ của Donald Trump với tạp chí TIME
(Phần 2)26/04/2025
Toàn
bộ bản ghi chép cuộc phỏng vấn ‘100 ngày’ của Donald Trump với tạp chí TIME
(Phần 1)26/04/2025
Đặt
địa danh, bây giờ hoặc chưa biết đến bao giờ26/04/2025
Phải
mất lãnh thổ để đổi lấy hoà bình?26/04/2025
Trung
Quốc đưa quân lên bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa26/04/2025
Lê
Diễn Đức – Donald Trump, đặc tình mang bí danh « Krasnov » của Nga ?
Phúc
Lai – Viết ngắn về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 25/04/2025
Lâm
Bình Duy Nhiên - Phải mất lãnh thổ để đổi lấy hòa bình ?
Phó
Đức An - 100 Đô La của Đức Thánh Cha
Trung
Dũng – Đức giáo hoàng Phanxicô qua đời chỉ để lại vỏn vẹn 100 đô la
Nguyễn
Anh Huy - Chánh trị là vậy
Trần
Huỳnh Duy Thức – Khi quá khứ trở thành « giấc mơ đẹp »
Lê
Nhàn – Cơ hội ở đâu cho dân đen ?
Mai
Bá Kiếm – Thứ trưởng Bộ Giáo dục nói chưa rành tiếng Việt
Hoàng
Nguyên Vũ - Chỉ có hòa bình trong trái tim người mẹ, mới là hòa bình tròn nghĩa
nhất !
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 25.04.2025
Lưu
Trọng Văn – Ngủ gật và gật
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chúng lại chiếm đảo của Việt
Nam! 26/04/2025
Trung Quốc cắm cờ chủ quyền tại
Trường Sa giữa lúc Việt Nam ăn mừng chiến thắng 26/04/2025
Ba cuộc chia cắt – Ba cách trở
về 26/04/2025
Những đứa trẻ của ngày
30/4/1975 26/04/2025
Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh
hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 8) 26/04/2025
Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh
hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 7) 25/04/2025
Hạt giống của sự hồi sinh 25/04/2025
Hoa Kỳ áp thuế sốc với pin mặt
trời, Việt Nam đối diện mức thuế lên tới 542% 25/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
NHÓM
CỰU LÃNH ĐẠO LIÊN QUAN KHU 'ĐẤT VÀNG' 132 BẾN VÂN ĐỒN SẮP HẦU TÒA
Cựu Tổng giám đốc Vinafood 2 Trương Thanh
Phong bị xác định chịu trách nhiệm chính trong vụ giao "đất vàng" 132
Bến Vân Đồn, gây thất thoát 69 tỷ đồng, sẽ hầu tòa cùng 5 cựu lãnh đạo, cán bộ
Vinafood 2.
TAND TP.HCM ban hành quyết định, đưa vụ sai
phạm giao "đất vàng" 132 Bến Vân Đồn ra xét xử sơ thẩm, phiên tòa sẽ
diễn ra trong các ngày 12 và 13/5.
HĐXX gồm thẩm phán Huỳnh Văn Trực, Trần Minh
Châu và Phạm Viết Hùng (dự khuyết). Đại diện Viện KSND TP.HCM tham gia phiên
tòa là các Kiểm sát viên: Lê Hữu Ngọc, Hồ Đức Nghiệp, Phạm Văn Hiền, Hồ Thị
Ngọc Ánh.
HĐXX cũng triệu tập Bộ Tài chính đến tòa với
tư cách Bị hại, nguyên đơn dân sự; Triệu tập 4 cá nhân và 6 công ty là những
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các bị cáo cựu lãnh đạo Vinafood 2 là:
Trương Thanh Phong (cựu Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc), Trần Văn Vẹn (cựu Chủ
tịch HĐQT), Trần Bảy (cựu Trưởng phòng Kế hoạch Chiến lược), Vũ Bá Vinh (cựu Ủy
viên HĐQT kiêm trưởng Ban Kiểm soát), cùng cựu Ủy viên HĐQT Trương Văn Húa (cựu
Ủy viên HĐQT) và Trương Văn Ảnh (cựu Ủy viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát) bị
xét xử cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, với hình phạt 10-20 tù.
Cựu Tổng giám đốc Vinafood 2 chịu trách
nhiệm chính
Theo cáo trạng, Vinafood 2 là công ty do Nhà
nước làm chủ sở hữu. Khu đất 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, có diện tích
hơn 7.890 m2 là đất công được giao cho Vinafood 2 quản lý và sử dụng.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại nhà, đất
thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP.HCM, Vinafood II báo cáo, đề nghị và được
UBND TP.HCM, Bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất khu
đất 132 Bến Vân Đồn và làm chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư cao tầng kết hợp
trung tâm thương mại - dịch vụ và cao ốc văn phòng cho thuê.
Dù chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, các thành viên HĐQT Vinafood II đã thống nhất góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, thành lập Công ty Vĩnh Hội thực hiện dự án. Bản chất là Vinafood 2 đứng
tên trên danh nghĩa làm thủ tục để được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất theo hình thức chỉ định, sau đó chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty
Vĩnh Hội bằng với số tiền sử dụng đất mà Vinafood 2 phải nộp, đổi lại Vinafood
2 được hưởng 10% vốn điều lệ tại Công ty Vĩnh Hội.
Khi Vinafood 2 được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, các thành viên HĐQT đã hoàn thiện các thủ tục chuyển nhượng quyền
sử dụng đất khu đất cho Công ty Vĩnh Hội, dưới hình thức ký hợp đồng góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, theo giá công ty thỏa thuận bằng với giá Vinafood Il
nộp vào ngân sách Nhà nước năm 2007 và 2009, gây thất thoát cho Nhà
nước 69 tỷ đồng. Cáo trạng cho rằng ông Trương Thanh Phong là người chịu
trách nhiệm chính. Với vai trò là tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật tại
Vinafood 2, quá trình thực hiện sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước đối
với khu đất 132 Bến Vân Đồn phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên,
ông Phong đã cố ý không thực hiện dự án theo phương án được Bộ Tài chính phê
duyệt, không lập hồ sơ tài sản, bỏ ngoài sổ sách khu đất, trực tiếp ký tờ trình
đề nghị hội đồng quản trị Vinafood 2 chấp thuận việc chuyển quyền sử dụng đất
cho Công ty Vĩnh Hội...
Sai phạm của ông Trương Thanh Phong xuyên suốt
từ việc góp vốn thành lập Công ty Vĩnh Hội đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội trái quy định pháp luật, nên phải chịu
trách nhiệm chính trong vụ án.
Cựu Chủ tịch HĐQT Trần Văn Vẹn, theo cáo trạng
là cùng 4 bị can còn lại có vai trò đồng phạm. Cơ quan chức năng xác định ông
Vẹn có các tình tiết giảm nhẹ là tự nguyện khắc phục hậu quả, quá trình điều
tra ông Vẹn thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra làm sáng
rõ bản chất vụ án, ông Vẹn có nhiều thành tích xuất sắc, được tặng thưởng nhiều
Huân chương, bằng khen… Trong vụ án này, ông Vẹn không vụ lợi, còn hiện tại
tuổi cao, sức khỏe yếu…
NGUYÊN
GIÁM ĐỐC CDC LÂM ĐỒNG LĨNH ÁN 5 NĂM TÙ
https://lifestyle.znews.vn/nguyen-giam-doc-cdc-lam-dong-linh-an-5-nam-tu-post1547492.html
Với hành vi gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước
hơn 7,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Minh, nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng, đã bị TAND
tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 5 năm tù giam.
Sau 1 ngày xét xử sơ thẩm vụ án "Vi phạm
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Lâm
Đồng (CDC Lâm Đồng) làm thất thoát tài sản Nhà nước nhiều tỷ đồng, chiều 24/4,
TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án với những bản án nghiêm
khắc.
Theo kết luận của cơ quan Công an và kết quả
thẩm vấn tại Tòa, thời điểm năm 2020-2021, CDC Lâm Đồng làm chủ đầu tư 7 gói
thầu (tương ứng với 7 hợp đồng) mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế phòng
chống COVID-19 có liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt
Á) với tổng trị giá trên 16,6 tỷ đồng. Trong 7 gói thầu này có 3 gói thầu
có vi phạm nghiêm trọng. Thời điểm thực hiện gói thầu đầu tiên là vào tháng
4/2020, khi đó trên thị trường đã có nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm Sars-CoV2
nhưng với vai trò là Giám đốc CDC Lâm Đồng, ông Nguyễn Quốc Minh (SN 1967, trú
tại phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) không chỉ đạo thực hiện thủ tục khảo
sát, lựa chọn đơn vị cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và có giá bán thấp
hơn mà thống nhất với đề xuất của cấp dưới lựa chọn sinh phẩm của Công ty Việt
Á.
Ngoài ra, khi chưa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Minh đã liên hệ với Phan Quốc Việt, Tổng giám
đốc Công ty Việt Á, để tạm ứng trước hàng, đồng thời chỉ đạo cấp dưới liên hệ
với Đinh Lê Lê Na (SN 1990, trú tại xã Cư Ê Bur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk, nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á) để soạn thảo công văn mượn
hàng khi doanh nghiệp này chưa được xác định là đơn vị có năng lực kinh nghiệm
để giao thầu. Sau đó, Minh đã chỉ đạo hợp thức hóa thủ tục đấu thầu cho Công ty
Việt Á trúng thầu theo giá mong muốn của Công ty Việt Á.
Cơ quan Công an cũng làm rõ, ở gói thầu theo
hợp đồng số 010821/HĐO.VAS-TAD ngày 6/9/2021 Minh đã chỉ đạo mượn hàng của Công
ty Việt Á trong khi trong kho của CDC Lâm Đồng vẫn còn Kít xét nghiệm. Minh
cũng là người ký các công văn yêu cầu thẩm định giá sinh phẩm của Công ty Việt
Á, ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký các biên bản thương
thảo và hợp đồng. Hành vi này đã gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước
hơn 7,2 tỷ đồng. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Hải (SN 1977, trú tại
phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nhân viên phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ CDC
Lâm Đồng) được xác định là người xây dựng kế hoạch mua sắm các gói thầu.
Tuy nhiên, trong 2 gói thầu mua sắm của CDC
Lâm Đồng và Công ty Việt Á, do biết ông Minh đã chọn sinh phẩm của Công ty Việt
Á, Hải đã thảo các văn bản trình ông Minh ký, đồng thời trực tiếp liên hệ với
Đinh Lê Lê Na yêu cầu làm các báo giá để hợp thức hóa về giá cho Công ty Việt Á
trong chứng thư thẩm định giá. Vì vậy, Hải được xác định là đã tiếp tay cho
Minh gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước gần 2,7 tỷ đồng, bản thân Hải được
nhận 40 triệu đồng từ Công ty Việt Á.
Hội đồng xét xử đã thẩm vấn làm rõ hành vi
phạm tội của bị cáo Đặng Văn Hoàng (SN 1986, trú tại phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng, nhân viên khoa Dược, CDC Lâm Đồng). Theo đó, trong quá thực hiện các
hợp đồng mua sắm, Hoàng đã có hành vi gợi ý việc chi tiền ngoài hợp đồng và
thực tế Hoàng đã nhận được 148,55 triệu đồng từ Công ty Việt Á.
Với vai trò đồng phạm, bị cáo Đinh Lê Lê Na
biết rõ việc thông đồng, hợp thức thủ tục đấu thầu thanh quyết toán theo giá
của Công ty Việt Á đưa ra là trái quy định của pháp luật, nhưng vẫn thực hiện
theo chỉ đạo của Phạm Quốc Việt.
Na còn là trung gian trong việc mượn hàng,
giao hàng để CDC Lâm Đồng sử dụng trước, là người cung cấp báo giá để CDC Lâm
Đồng hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu, giúp Công ty Việt Á trúng thầu. Cũng chính Na
đã đề xuất và trực tiếp chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các cá nhân tại CDC
Lâm Đồng. Vì thế, Na phải chịu trách nhiệm với số tài sản của nhà nước bị thiệt
hại là hơn 7,2 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử đã phân tích, làm rõ vai trò
của từng bị cáo, tuyên các bị cáo Minh, Na, Hải phạm tội "Vi phạm về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng", Hoàng phạm tội "Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Căn cứ tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội
đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quốc Minh 5 năm tù giam, Đinh Lê Lê Na
và Nguyễn Thị Hải cùng mức án 3 năm tù giam, Đặng Văn Hoàng 18 tháng tù giam.
Khởi
tố giám đốc Công ty đầu tư thương mại, sản xuất bê tông Đạt Vinh
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái
Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giám đốc Công ty TNHH đầu tư
thương mại và sản xuất bê tông Đạt Vinh về tội "Trốn thuế".
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 28/3/2025, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can đối với Phan Văn Quyên (SN 1980, trú tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng), Giám đốc Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất
bê tông Đạt Vinh có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình, để điều tra về hành vi "Trốn thuế" quy định tại Khoản 3,
Điều 200 Bộ luật Hình sự. Các quyết định được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái
Bình phê chuẩn. Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra tập trung củng cố hồ
sơ, điều tra mở rộng xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
TRUY TỐ CỰU TRƯỞNG
CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT VỤ BUÔN LẬU Ô TÔ LEXUS
5 bị can gồm cựu trưởng Công an huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh và thuộc cấp, cùng cựu viện trưởng viện kiểm sát bị truy tố
do bỏ lọt tội phạm trong vụ buôn lậu ô tô Lexus từ Campuchia về Việt Nam.
Ngày 25-4, nguồn tin cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã
có cáo trạng, truy tố 5 bị can nguyên là cán bộ công an và viện kiểm sát huyện
Tân Biên, tỉnh Tây Ninh liên quan vụ bỏ lọt tội phạm trong vụ buôn lậu ô tô Lexus từ Campuchia về
Việt Nam để sử dụng.
5 bị can cùng bị truy tố về tội "không truy cứu trách nhiệm
hình sự người có tội".
Trong đó có các cựu cán bộ lãnh đạo Công an huyện Tân Biên gồm:
ông Nguyễn Thanh Sơn (cựu thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, cựu trưởng Công
an huyện Tân Biên).
Hai ông Nguyễn Minh Phụng và ông Trịnh Ngọc Anh (đều là cựu phó
thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, cựu phó trưởng Công an huyện Tân Biên).
Ông Vũ Đức Tân, cựu đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về
kinh tế, ma túy Công an huyện Tân Biên. Một cựu cán bộ kiểm sát là bà Hứa Thị
Kim Ngân, cựu viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tân Biên.
Theo cáo trạng, vào ngày 20-4-2015, ba người đàn ông gồm: Phùng
Viết Đông, Phùng Tuấn Anh, Nguyễn Đắc Tuyên bị Công an huyện Tân Biên bắt quả
tang về hành vi sang Camphuchia mua xe ô tô Lexus RX-350 về Việt Nam sử
dụng.
Ba người đàn ông này bị bắt quả tang khi đang ngồi trên chiếc xe
Lexus nói trên đi trên tuyến đường tại TP.HCM, trên xe còn có một số giấy tờ
giả, biển số...
Theo cáo trạng, 5 cựu cán bộ công an và kiểm sát huyện Tân Biên
đều là cán bộ có chức danh tư pháp, biết rõ hành vi của ba người đàn ông buôn
lậu xe ô tô Lexus từ Campuchia về Việt Nam sử dụng, làm giả giấy tờ nhưng không
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các cựu cán bộ đã trả tự do cho ba người đàn ông trái pháp luật,
ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm và
người phạm tội.
Sau khi vụ việc được phát hiện, cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định hủy quyết định không khởi tố hình sự. Kết quả là ba ông Đông, Tuấn Anh,
Tuyên bị tuyên phạt tù về các tội "buôn lậu" và "làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Trong đó, riêng bị can Đông trong thời gian được thả tự do còn
bị phạt tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" trong một vụ án khác.
Thả người buôn lậu ô tô vì chỉ đạo của cấp
trên, để giao ô tô Lexus cho cơ quan khác?
Theo kết quả giám định, chiếc xe ô tô Lexus RX-350 có trị giá
hơn 1,7 tỉ đồng. Chiếc xe này từng được sung công giao cho một cơ quan tại Tây
Ninh sử dụng.
Trong quá trình điều tra, bị can Nguyễn Thanh Sơn - cựu trưởng
Công an huyện Tân Biên - khai thực hiện hành vi phạm tội do ông Nguyễn Tri
Phương - cựu giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh - quan tâm đến ba đối tượng bị bắt
giữ, và để nhanh chóng xử lý chiếc ô tô cho một cơ quan ở Tây Ninh.
Tuy nhiên theo cáo trạng, không có căn cứ xác định ông Phương
gọi điện cho bị can Sơn để yêu cầu trả tự do, không xử lý hình sự đối với ba
đối tượng bị bắt giữ, nên không có căn cứ xử lý.
Các bị can Phụng, Ngọc Anh, Tân khai thực hiện hành vi phạm tội
theo chỉ đạo của cấp trên là ông Sơn - cựu trưởng công an huyện. Còn bà Ngân
thực hiện hành vi phạm tội do nể nang ông Sơn.
Theo cáo trạng, các cựu cán bộ đều thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải, có thành tích trong quá trình công tác… nên được hưởng tình tiết giảm
nhẹ theo quy định pháp luật.
NỮ GIÁM ĐỐC CHIẾM 6 TỈ
ĐỒNG CỦA 2 CÔNG TY VỐN HÀN QUỐC
https://tuoitre.vn/nu-giam-doc-chiem-6-ti-dong-cua-2-cong-ty-von-han-quoc-20250425123842202.htm
Nữ giám đốc ‘thụt két’ 2
công ty hơn 6 tỉ đồng nói rằng bản thân rất hối hận, dằn vặt về việc mình đã
làm và xin lỗi bị hại là ông chủ người Hàn Quốc.
Ngày 25-4, TAND TP Đà
Nẵng xét xử và tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Hà Xuyên (37 tuổi, trú Đà Nẵng) 18 năm
tù, tội tham ô tài sản.
Bà Xuyên bị cáo buộc đã
"thụt
két" hơn 6 tỉ đồng của 2 công ty.
Theo cáo trạng, ông
L.H.B. (quốc tịch Hàn Quốc) đến Việt Nam muốn lập doanh nghiệp để đầu tư. Bà
Xuyên được ông L.H.B. nhận vào làm việc và đề nghị làm thủ tục thành lập Công
ty K.S., Công ty K.E.
Hai doanh nghiệp bà Xuyên
làm giám đốc và giám đốc điều hành.
Bà Xuyên được quyền ký
các chứng từ giao dịch, quản lý tiền, báo cáo tài chính cho ông chủ.
Ban đầu bà Xuyên mở tài
khoản cho 2 doanh nghiệp tại ngân hàng để phục vụ hoạt động. Tiền doanh thu bán
hàng do khách hàng thanh toán đều được thực hiện thông qua chuyển khoản.
Sau đó bà này báo cáo ông
chủ để mở 2 tài khoản cho 2 doanh nghiệp tại ngân hàng khác.
Vì được giao quyền thực
hiện giao dịch với ngân hàng và ông L.H.B. tin tưởng giao quản lý tiền, bà này
chỉ đăng ký cho mình được truy cập thông tin theo dõi biến động số dư. Khi cần
chi tiền, bà Xuyên ký séc rút tiền mặt hoặc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng
các công ty vào tài khoản đối tác.
Ông chủ yêu cầu hằng
tuần, hằng tháng, bà Xuyên phải gửi báo cáo chi tiêu, bản sao kê giao dịch trên
sổ phụ tài khoản thanh toán của 2 công ty.
Bà Xuyên phát hiện có thể
dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của 2 công ty vào tài khoản cá
nhân, nếu không báo cáo thì ông chủ không biết.
Khi thấy 2 công ty cần
thanh toán tiền phục vụ hoạt động kinh doanh, ngoài việc chi cho đối tác, bà Xuyên còn
ký các séc rút tiền mặt hoặc chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản của
mình với số tiền lớn hơn số tiền cần thanh toán.
Bà này giữ số tiền còn dư
và sử dụng vào mục đích riêng như mua bất động sản, trả nợ, chi tiêu.
Nhiều lần bà Xuyên còn ký
thêm các séc rút tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Để che giấu, bà Xuyên lập
file báo cáo số tiền thu, chi nhưng chỉ báo cáo khoản hoạt động kinh doanh của
công ty mà "lơ" không báo cáo những khoản sử dụng riêng.
Trên file báo cáo, bà này
điều chỉnh số dư tiền trong tài khoản ngân hàng sao cho khớp, thể hiện vẫn đảm
bảo đúng theo các khoản thu, chi trong hoạt động kinh doanh.
Với báo cáo tháng, sau
khi tải về file Excel sao kê giao dịch trên sổ phụ tài khoản ngân hàng, bà này
sửa số liệu giao dịch rồi gửi cho ông chủ.
Tổng số tiền bà Xuyên
chiếm đoạt của 2 công ty là hơn 6 tỉ đồng.
Phát biểu quan điểm luận
tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị
cáo nhận thức được hành vi vi phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện... Từ đó đề nghị
mức án với bị cáo từ 17-18 năm tù.
Tại tòa, bà Xuyên thừa
nhận hành vi và nói rất hối hận, dằn vặt.
"Dù không có ông
L.H.B. ở đây nhưng bị cáo xin được gửi lời xin lỗi tới ông. Mong tòa cho bị cáo
có cơ hội sớm được trở về chăm sóc con và làm việc trả nợ cho bị hại" - bà
Xuyên vừa khóc vừa nói.
MÓC NGOẶC VỚI
CTY VIỆT Á, CỰU GIÁM ĐỐC CDC LÂM ĐỒNG CÙNG ĐỒNG PHẠM LĨNH ÁN
Thái
Lâm
TPO - Cựu Giám đốc CDC Lâm Đồng cùng đồng phạm
bị cáo buộc bắt tay với Công ty Việt Á, “mượn hàng trước, hợp thức sau”, làm
giả hồ sơ đấu thầu, nhận tiền ngoài hợp đồng… gây thất thoát hơn 7,2 tỷ đồng
ngân sách trong các gói mua sắm vật tư phòng, chống COVID-19.
Chiều 24/4, TAND tỉnh
Lâm Đồng mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án
sai phạm nghiêm trọng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh này liên quan
đến Công ty Việt Á, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 7,2
tỷ đồng. Theo cáo trạng, trong giai đoạn 2020-2021, CDC Lâm Đồng là chủ đầu tư
của 7 gói thầu mua sắm sinh phẩm, vật tư y tế phòng, chống COVID-19, với tổng
giá trị hơn 16,6 tỷ đồng. Trong đó, ít nhất 3 gói thầu được xác định có vi phạm
nghiêm trọng về đấu thầu.
Là Giám đốc CDC thời
điểm đó, ông Nguyễn Quốc Minh (58 tuổi) đã phớt lờ các quy định khảo
sát, lựa chọn nhà cung cấp, bắt tay với Việt Á để "mượn hàng trước, hợp
thức sau", tạo điều kiện cho doanh nghiệp này trúng thầu với mức giá cao
hơn nhiều so với mặt bằng chung. Theo đó, ông Minh đã ký toàn bộ các văn bản,
quyết định và hồ sơ liên quan, dẫn tới thiệt hại hơn 7,2 tỷ đồng cho ngân sách
nhà nước. Tiếp tay cho ông Minh là Nguyễn Thị Hải (48 tuổi), nhân viên Phòng Kế
hoạch- Nghiệp vụ, người trực tiếp soạn thảo hồ sơ, liên hệ với nhân viên Việt Á
để làm giả báo giá nhằm hợp thức hóa giá thầu. Hải bị cáo buộc gây thất thoát
gần 2,7 tỷ đồng và nhận "hoa hồng" 40 triệu đồng từ Việt Á.
Bị cáo Đặng Văn Hoàng
(39 tuổi), nhân viên khoa Dược, đã gợi ý và nhận tiền ngoài hợp đồng, tổng cộng
hơn 148 triệu đồng từ phía công ty cung cấp kit xét nghiệm.
Bị cáo Đinh Lê Lê Na
(35 tuổi), đại diện phía Việt Á, được xác định là mắt xích quan trọng: vừa là người đề xuất
"cho mượn hàng", vừa trực tiếp chi tiền ngoài hợp đồng cho cán bộ CDC
Lâm Đồng. Dù biết rõ các thủ tục đấu thầu bị "bẻ cong", Na vẫn thực
hiện theo chỉ đạo của cấp trên tại Việt Á.
Nhận định vụ án có
tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế, đặc biệt trong bối
cảnh cả nước dồn lực chống dịch, HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Quốc Minh 5 năm
tù, Đinh Lê Lê Na, Nguyễn Thị Hải cùng 3 năm và Đặng Văn Hoàng 18 tháng tù.
BÌNH THUẬN: MỘT BÍ THƯ
ĐẢNG ỦY XÃ LÁI Ô TÔ ‘DÍNH’ NỒNG ĐỘ CỒN KỊCH KHUNG
Bí thư Đảng ủy một xã ở
H.Hàm Thuận Nam (Bình
Thuận) điều khiển ô tô bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn và phát
hiện vi phạm ở mức cao nhất, trên 0,4 mg/l khí thở.
Ngày 25.4, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, cơ quan
này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông N.N.H
(41 tuổi, ngụ xã Tân Lập, H.Hàm Thuận Nam; nghề nghiệp công chức) do đã điều
khiển xe ô tô BS 86A-103.xx trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l
khí thở.
Số tiền bị xử phạt là 35
triệu đồng, hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (hạng B2) 23 tháng
của ông N.N.H do Sở GTVT Bình Thuận cấp ngày 11.8.2023.
Được biết, ông N.N.H hiện
là Bí thư Đảng ủy một xã thuộc H.Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Theo cơ quan chức
năng, thời điểm CSGT kiểm tra nồng độ cồn ông N.N.H đang lái xe có mức trên 0,4
mg/l khí thở, đây là mức cao nhất trong khung phạt hành vi này.
Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính của UBND tỉnh Bình Thuận, có hiệu lực ngay sau khi ban hành;
nếu quá thời hạn quy định tại Nghị định 168/NĐ-CP mà người vi phạm không thực
hiện quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế.
No comments:
Post a Comment