Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Cảnh
sát giao thông: Sau 3 tuần thực thi Nghị định 168, số vụ vi phạm và tai nạn đều
giảm
Tập-Putin
bàn thảo về quan hệ với ông Trump, Ukraine, Đài Loan
Ông
Trump bị kiện về lệnh bác quyền có quốc tịch Mỹ theo nơi sinh
Việc
ông Trump buộc nhân viên liên bang chấm dứt làm việc từ xa khả thi tới đâu?
TT Trump tung ra lời đe dọa mới về thuế quan đối với
EU, Trung Quốc
Tân ngoại trưởng Mỹ được Việt Nam chúc mừng, mời thăm
dù ông từng chỉ trích về nhân quyền
Tổng thống Trump chọn bà Caroline Phạm, người gốc
Việt, làm quyền chủ tịch CFTC
Tô Lâm tặng huân chương cao nhất cho cựu Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng
Trung Quốc nỗ lực thuyết phục Hà Nội cho phép máy bay COMAC hoạt động
tại Việt Nam
Việt Nam, Hàn Quốc sắp hoàn tất thương vụ mua bán vũ khí đầu tiên
Các bộ trưởng ngoại giao nhóm Bộ Tứ họp tại Washington, cho thấy Trump
tập trung vào Trung Quốc
Gia đình ông Trump trông khác khi ông trở lại Tòa Bạch
Ốc lần này
Sắc lệnh hành pháp là gì? Nhìn vào công cụ của ông
Trump để nhanh chóng tái định hình chính phủ
Hàn Quốc: Yoon bảo vệ hành động tại phiên xử về vụ luận tội liên quan
tới thiết quân luật
Trung Quốc vừa hy vọng vừa lo lắng khi Trump trở lại
Nhà Trắng
Người biểu tình xông vào tòa án ở Hàn Quốc sau khi
Tổng thống Yoon bị gia hạn câu lưu
Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác nhiều hơn với Mỹ khi
ông Trump nhậm chức
Putin chúc mừng Trump trước lễ nhậm chức, nói sẵn sàng
đàm phán về Ukraine, vũ khí hạt nhân
Đóng cửa Đài truyền hình VTC: thà bức tử còn hơn tư nhân hóa
Người biểu tình chống nhà máy Formosa ra tù trước thời hạn 21
tháng
Việt Nam sắp chốt đơn mua 20 pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc
Tại sao không thực hiện khủng bố nhưng lại bị cáo buộc khủng bố?
Cấp giấy phép lái xe: miếng bánh béo bở của Bộ Công an
TBT Tô Lâm: Dưới thời TT Donald Trump, quan hệ Việt-Mỹ sẽ phát
triển vững chắc
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt theo cáo buộc “tuyên truyền chống
Nhà nước”
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú
Trọng
Ngoại giao Việt Nam đầu năm mới
Nghị định 168, 176: khi Công an viết luật
51 năm hải chiến Hoàng Sa: Tập Cận Bình nói về “cộng đồng chia sẻ
tương lai”
Lâm Đồng: phạt hơn 100 triệu đồng hai trường hợp vi phạm Nghị định
168
Hai người dân ở Đồng Nai bị bắt theo điều 331 vì “lợi dụng quyền
khiếu nại”
Ngoại giao Việt Nam đầu năm mới
Nhóm Văn Lang kêu gọi chính phủ CH Séc nêu vấn đề nhân quyền với
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Túi xách của vợ Tổng thống Hàn Quốc và áo khoác của Thủ tướng Việt
Nam
Bài thơ "Hưng Yên bay lên" đăng chưa lâu đã bị rút xuống
BBC
Mỹ ra đi, WHO mất
20% ngân sách
Nghị định 168 xử
phạt vi phạm giao thông: gây ra nhiều hệ lụy, bị đặt dấu hỏi về tính hợp pháp
Nhiệm kì Trump 2.0:
Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam?
Tổng thống Donald
Trump: Ân xá gần 1.600 người bạo loạn, rút khỏi WHO
Năm điểm nổi bật
trong phát biểu nhậm chức của Tổng thống Trump
Trung ương Đảng
họp: tinh gọn bộ máy và xử lý nhân sự
Gaza ngừng bắn: 'Tạ
ơn Thượng Đế, chúng tôi biết chắc rằng mình sẽ được thả bất cứ lúc nào'
Ông Donald Trump nhậm
chức, nước Mỹ có tổng thống thứ 47
Công ty Trung Quốc
Shein: người tiêu dùng chọn đạo đức hay giá rẻ?
Lệnh cấm TikTok có
lan truyền sang các nước khác?
Singapore gỡ quảng
cáo Vietjet về bảo vệ môi trường
Quan hệ Việt -
Trung 75 năm: 'chia sẻ tương lai' giữa những thách thức và bất đồng
Tổng Bí thư Tô Lâm:
phía sau thông điệp 'ngộ nhận, tự huyễn hoặc, tự ru mình'
Việt Nam muốn học
Tư tưởng Tập Cận Bình 'nhiều nhất có thể'?
Phía sau thỏa thuận
hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam - Nga
Cánh tay Bộ Công an
vươn tới đâu sau tinh gọn?
Ông Lưu Bình Nhưỡng
bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù
Hệ lụy nào từ chính
sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?
Phỏng vấn sư Minh
Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'
'Quyền lực' của
hộ chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc
AI chủ quyền - cơ
hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?
Bộ Công an tinh gọn
bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?
Ông Đoàn Văn Báu:
vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?
Mỹ:
Trump ký nhiều sắc lệnh đảo ngược chính sách của Biden, ngay sau khi nhậm chức
Ukraina : Hai tướng chỉ huy bị bắt vì « thụ động » khi Nga tấn
công Kharkiv trong năm 2024
Hàn Quốc: TT Yoon lần đầu tiên trình diện trước « phiên tòa phế
truất »
Chính sách kinh tế của tổng thống Trump : Người Mỹ chờ đợi
những biện pháp mạnh
Chiến
tranh Ukraina : Donald Trump muốn đàm phán với Vladimir Putin trên
thế mạnh
Saif Al Islam Kadhafi phá vỡ im lặng, nhắc lại các cáo buộc nhằm
vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy
Lễ nhậm chức TT Mỹ : Trump hứa hẹn « kỷ nguyên vàng của
nước Mỹ bắt đầu »
Châu Mỹ : Canada và Mêhicô, hai nước láng giềng bị Donald
Trump « tấn công » đầu tiên
Châu Âu xem xét khả năng tìm thỏa thuận với Donald Trump để đổi
lấy « hòa bình thương mại »
Thị trường chứng khoán châu Á chao đảo theo những tuyên bố đầu
tiên của Donald Trump
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc cảnh báo Israel về ý định sáp nhập
Cisjordanie
Khởi đầu Năm Quốc tế bảo vệ các Sông băng và dự án bảo tàng băng
Sức mua giảm tại Trung Quốc : Các tập đoàn mỹ phẩm bị hụt hơi
Lễ nhậm chức TT Mỹ của Donald Trump: Lực lượng an ninh ở
Washington trong tình trạng báo động
Tổng thống Pháp lo ngại về những mối đe dọa toàn cầu "gia
tăng" vào lúc Trump trở lại Nhà Trắng
ASEAN hối thúc Miến Điện ưu tiên lệnh ngừng bắn hơn là tổ chức bầu
cử
Biển Đông: Quan hệ Việt-Trung hữu hảo, Bắc Kinh giảm bớt áp lực
với Hà Nội
Donald
Trump hồi II : Đầy quyền lực, trong một thế giới bất ổn hơn
(Báo
Chính phủ) – Việt Nam và Pháp hợp tác thí điểm trong lĩnh vực khai thác khoáng
sản và kim loại chiến lược. Báo chí trong nước đưa tin hôm nay, 21/01/2025, phó thủ
tướng Việt Nam Trần Hồng Hà đã gặp ông Benjamin Gallezot, lãnh đạo cơ quan Liên
bộ phụ trách nguồn cung khoáng sản và kim loại chiến lược của Pháp. Phía Việt
Nam hy vọng Pháp tiếp tục chia sẻ những tài liệu nghiên cứu quý về địa lý, địa
chất Việt Nam. Cả hai bên đều cho rằng "cần nghiên cứu phương án
hợp tác, triển khai thí điểm một dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, để
tiếp nhận, chuyển giao công nghiệp của chuỗi khai thác, chế biến sâu, cung ứng
các sản phẩm khoáng sản và kim loại chiến lược, trước hết cho thị trường Việt
Nam và Pháp."
(Inquirer)
– Philippines cáo buộc gián điệp nước ngoài hoạt động tại Biển Đông. Theo thông cáo của Hải quân
Philippines hôm nay, 21/01/2025, một số tàu nước ngoài đã xâm phạm lãnh hải của
nước này để lập bản đồ mà không được Manila cho phép. Các tàu này được cho là
thu thập các dữ liệu hải dương và có thể mà một trong những hoạt động quân sự
hoặc tình báo của « thế lực nước ngoài », mà không nêu rõ là nước
nào. Hải quân Philippines cũng nêu các vụ « gián điệp nước ngoài »
tại Philippines vào năm ngoái. Vụ việc được đưa ra một ngày sau khi Manila bắt
giữ một người Trung Quốc bị tình nghi là « gián điệp nằm vùng ».
(AFP) –
Taliban thông báo trao đổi tù nhân với Hoa Kỳ. Hôm nay, 21/01/2025, chính phủ
Taliban (không được nước nào công nhận thế giới), đã thông báo Hoa Kỳ đã trả tự
do cho một tù nhân Afghanistan đổi lại Talian đã trả tự do cho các công dân Mỹ
và gửi họ về nước. Cuộc trao trả tù nhân này là « kết quả của những cuộc
đàm phán dài » do Qatar làm trung gian. Taliban cũng hy vọng việc này sẽ
thúc đẩy quan hệ với Mỹ, đặc biệt là với chính quyền mới do Donald Trump lãnh
đạo.
(AFP)
– Mỹ : TT mãn nhiệm Biden « ân xá phòng ngừa » cho thân nhân và
nhiều cựu cộng sự để tránh bị Trump trả thù. Hôm qua, 20/01/2025, vài giờ trước
khi từ giã chức vụ, tổng thống Biden đã ân xá phòng ngừa cho nhiều người trong
gia đình cùng cựu tổng tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley và bác sĩ Anthony
Fauci, cựu kiến trúc sư của chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19. Tổng
thống Biden ra tuyên bố giải thích ông « tin tưởng vào Nhà nước pháp
quyền và chắc chắn rằng hệ thống tư pháp của chúng ta cuối cùng sẽ đứng vững
trước các đối đầu chính trị », nhưng nước Mỹ « đang trong hoàn cảnh đặc
biệt » và ông không thể làm khác.
(AFP) –
Lãnh đạo Mỹ - Nga điện đàm thoại trực tuyến sau lễ nhậm chức của Trump. Theo các hình ảnh được văn phòng
tổng thống Nga công bố hôm nay, 21/01/2025, trong cuộc đối thoại với chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định « mối
quan hệ dựa trên tình bạn, sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, bình đẳng và cùng
có lợi » Nga – Trung « không phụ thuộc vào các biến động toàn
cầu ».
(AFP)
– TikTok can thiệp bầu cử Rumani: Tòa án Nhân quyền Châu Âu bác
khiếu nại của ứng viên cực hữu. Tòa ECHR hôm nay, 21/01/2025
đã bác đơn khiếu nại đòi công nhận kết quả bầu cử tổng thống vòng 1, tháng
12/2024, của ông Calin Georgescu. Trước đó,
Tòa Bảo Hiến Rumani đã hủy bỏ kết quả bỏ phiếu, với cáo
buộc ông Georgescu hưởng lợi từ chiến dịch hỗ trợ bất hợp pháp trên nền tảng
TikTok. Theo cơ quan điều tra Rumani, chiến dịch được Nga hậu thuẫn. Rumani đã
ấn định ngày bầu cử tổng thống mới vào tháng 5/2025.
TIN TỨC: THỨ TƯ 22.01.2025
1/ MỤC SƯ NGUYỄN MẠNH HÙNG BỊ BẮT GIAM
Mục sư Tin Lành Nguyễn Mạnh
Hùng, một người chỉ trích chế độ mạnh mẽ trên mạng, vừa bị bắt giữ với cáo buộc
“tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Con trai của vị mục sư 71
tuổi, ông Nguyễn Trần Hiền, cho biết vào chiều 16/1 nhà riêng của hai con ông ở
quận 7 – Sài Gòn đột nhiên bị cúp điện. Sau đó 10 phút thì có người gọi mục sư
ra mở cửa để kiểm tra báo cháy. Khi vị mục sư ra mở cửa thì công an xông vào
còng tay ông.
Ông Hiền cho biết trong tin
nhắn ngày 20/1 là công an đọc lệnh bắt giam cha ông với cáo buộc “chống phá nhà
nước”, với thời hạn tạm giam là 4 tháng. Công an cũng lục soát nhà cửa, lấy đi
hai điện thoại và một laptop.
Ông Hiền cho biết thêm công
an cũng yêu cầu ông đi theo đến đồn công an ở quận Nhất vào lúc 6 giờ chiều ngày
16/1. Tại đây, ông bị thẩm vấn hàng giờ về các hoạt động, kể cả giao dịch qua
ngân hàng của người cha.
Ông Hiền cho biết công an
tỉnh Lâm Đồng cũng tham gia vào vụ bắt giữ nhưng không để lại bất cứ giấy tờ gì
liên quan đến việc bắt giữ và khám nhà. Công an chỉ nói sẽ đưa ông Hùng về tạm
giam tại đồn công an tỉnh này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng quê ở
Hải Phòng, là một cựu bộ đội sau đó giải ngũ. Ông trở thành mục sư năm 2011,
từng quản nhiệm Hội thánh Tin Lành Chuồng Bò thuộc giáo hội Mennonite độc lập,
và hiện giờ là thành viên của Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tranh đấu cho tự do
tôn giáo. Ông bị bạo quyền đàn áp nhiều lần, trong đó có lần công an xâm nhập
tư gia và đánh đập ông trong năm 2014.
2/ TT TRUMP KÝ NHIỀU SẮC LỆNH ĐẢO NGƯỢC CHÍNH SÁCH CỦA NGƯỜI TIỀN NHIỆM
Vào hôm 20/1, ít giờ sau
khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký kết hàng chục sắc lệnh, hủy bỏ
tổng cộng 78 quyết định của chính quyền tiền nhiệm Joe Biden. Nhiều sắc lệnh đã
được ông Trump ký ngay tại sân vận động Capital One Arena, nơi tập hợp những
người ủng hộ.
Ông Trump quyết định rút
nước Mỹ ra khỏi hiệp định khí hậu Paris, rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, hủy bỏ
lệnh cấm khai thác dầu khí ngoài khơi, hủy bỏ sắc lệnh bảo vệ những người đồng
tính, chuyển giới và tha bổng cho hơn một ngàn người tham gia vụ tấn công quốc hội
Mỹ vào ngày 6/1.
Nỗ lực của TT Donald Trump
nhằm xóa tội cho vụ bạo loạn Capitol và âm mưu đảo chính đã hoàn tất. Những thủ
phạm giờ đây được coi là “nạn nhân”.
Ông
Donald Trump liên tục đặt bút ký các sắc lệnh, sau đó giải thích với các nhà
báo về nội dung của các lệnh này, như việc rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris,
điều mà ông Trump đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên trước khi Tổng thống Joe Biden
đưa Mỹ gia nhập trở lại.
Ông
Trump cũng hủy bỏ quyết định của ông Biden là xóa bỏ Cuba khỏi danh sách các
quốc gia hỗ trợ khủng bố và hủy bỏ hạn chế khoan dầu khí ngoài khơi. Tân tổng
thống ban hành một sắc lệnh cho phép khai thác các nhiên liệu hóa thạch, khí
đốt, than và dầu.
Ngoài
vấn đề năng lượng, vấn đề di cư cũng là một trong những ưu tiên của tân chính
quyền. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại biên giới phía nam và các băng
đảng đưa người được đưa vào danh sách tổ chức khủng bố. Ông Trump cũng muốn xét
lại việc người sinh ra tại Mỹ tự động có quốc tịch Mỹ. Ông tuyên bố sẽ chấm dứt
quyền này, mặc dù đây là quyền được ghi trong hiến pháp.
3/ HAI TƯỚNG UKRAINE BỊ BẮT VÌ THỤ ĐỘNG TRƯỚC QUÂN NGA
Vào ngày 20/1, văn phòng
điều tra Ukraine thông báo bắt hai vị tướng lãnh và một đại tá quân đội vì đã
thụ động để cho quân Nga chiếm một phần đất trong vùng Kharkiv vào tháng 5
năm ngoái.
Quân đội Ukraine hiện vẫn chưa
lấy lại được vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm được trong cuộc tấn công trên. Trong
số các quân nhân bị bắt giam có cựu tư lệnh chiến lược của Kharkiv, cựu tư lệnh
lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ và cựu chỉ huy của một tiểu đoàn.
Thông cáo của cơ quan điều
tra cáo buộc thái độ lơ là của các chỉ huy đã dẫn đến việc
Ukraine mất kiểm soát biên giới, giúp cho quân Nga có thể tiến sâu vào lãnh thổ
đến 10 cây số. Các sĩ quan cao cấp bị bắt giữ trong cuộc điều tra này có thể trực
diện mức án đến 10 năm tù.
Thông báo được đưa ra vào
lúc Kiev đang ngày càng gặp khó khăn trên chiến trường chống quân Nga xâm lược.
Hy vọng về một cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh sẽ được mở ra cùng với việc
Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.
Nhiều
cuộc không kích hôm thứ Bảy vừa qua của Nga đã làm 6 người chết. Với chính phủ
Ukraine, đó là bằng chứng nữa cho thấy lãnh đạo điện Kremlin không muốn hòa
bình.
4/ TỔNG THỐNG NAM HÀN LẦN ĐẦU TIÊN RA TÒA ÁN BẢO HIẾN
Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk
Yeol đã tham dự cuộc điều trần của tòa án bảo hiến trong phiên xử đầu tiên, với
việc phủ nhận ra lệnh cho các chỉ huy quân đội lôi các nhà lập pháp ra khỏi
quốc hội trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật của mình.
Ngay đầu phiên điều trần,
ông Yoon cho biết ông đã làm việc với "cam kết vững chắc về nền dân chủ tự
do", khi được chánh án Moon Hyung-bae mời phát biểu.
Với bộ vest màu xanh dương
và cà vạt màu đỏ, ông Yoon, một công tố viên lâu năm trước khi đắc cử tổng
thống năm 2022, đã cam kết sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà tòa án có thể đặt
ra.
Ông Yoon đã bị giam giữ vào
tuần trước theo một cuộc điều tra hình sự khác với cáo buộc lãnh đạo một cuộc
nổi loạn khi cố gắng áp đặt thiết quân luật vào đầu tháng 12 nhưng hủy bỏ lệnh
này sau vài giờ.
Ông Yoon nói tại phiên điều
trần là lực lượng đặc nhiệm được cử đến quốc hội vào ngày 3/12 không phải để vô
hiệu hóa cơ quan này hoặc ngăn cản cơ quan này chặn lệnh thiết quân luật của
ông vì ông biết hành động như vậy sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng không thể bào
chữa được.
Ông tuyên bố là ở đất nước
này, quốc hội và truyền thông có quyền lực hơn nhiều so với tổng thống, ở vị
thế cao hơn nhiều. Các luật sư của ông đã đưa ra các lập luận để bảo vệ tuyên
bố thiết quân luật của ông Yoon, cho biết nó nhằm mục đích gióng lên hồi chuông
cảnh báo về những hành vi lạm quyền của đảng Dân chủ đối lập.
Họ lập luận là hành động
của phe đối lập đang làm tê liệt chính phủ và đẩy trật tự dân chủ và hiến pháp
của đất nước đến bờ vực sụp đổ.
Cần biết là đảng Dân chủ
đối lập, cùng với các đảng thiểu số và 12 thành viên của đảng Quyền lực Nhân
dân của ông Yoon, đã bỏ phiếu với đa số hai phần ba để luận tội ông Yoon vào
ngày 14/12.
VNTB – Bảo hiểm xe máy bắt buộc: 10 vụ tai nạn thì chỉ 1
vụ được đền
VNTB – Hoàng Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam
VNTB – Tô Lâm “hỏi cung” Trương Tấn Sang
Thỏa
thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có ý nghĩa gì đối với thế giới?
Thích
ứng linh hoạt với “Học thuyết Trump”: Cơ hội phát triển của Việt Nam
Các
nhóm vũ trang đứng sau khu phức hợp lừa đảo Myawaddy ở Myanmar
Câu đối
Tết Ất Tỵ 202522/01/2025
Không
để nền kinh tế chết đuối22/01/2025
Công
an ‘hành đạo’ và nghị định 168 (Phần 3)22/01/2025
Hamas
vẫn còn mạnh đến mức nào?21/01/2025
Thăm lại thôn
Hoành21/01/2025
Về
những tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm mà Trump đưa ra tại lễ nhậm chức21/01/2025
Thiên đình
chưa… ‘thấu’21/01/2025
Giao
thêm ‘trọng trách’ cho Công an: Lợi hay hại? (Phần 2)21/01/2025
Việt
Nam phạt các tài xế đi ẩu một nửa mức lương trung bình hằng năm20/01/2025
Nếu
ông có đủ can đảm để nhìn nhận cái sai của XHCN và từ bỏ nó…20/01/2025
Trần
Trung Đạo - Hoàng Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam
Nguyễn
Văn Mỹ - Tạ lỗi với các anh
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 21/01/2025
Dương
Quốc Chính - Cờ bạc ăn nhau về gà gáy
Nguyễn
Đình Bổn - Sau khi ông Trump thành tổng thống, cuộc chiến Ukraine sẽ ra sao?
Đặng
Chương Ngạn - Các nhà báo ở đâu ?
Cù
Mai Công - “Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở rồi…”
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 21.01.2025
Nguyễn
Văn Tuấn - Thời Bao Cấp
Lưu
Trọng Văn - Đôi lời chia sẻ với các nhà báo VTC
Dương
Quốc Chính - Không dễ "bay lên" khi cảm xúc không có thật
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Trở lại quê nhà (Tiếp theo) 21/01/2025
Kế hoạch hòa bình của Putin
không hề có hòa bình 21/01/2025
Những ngã rẽ của chủ nghĩa xã
hội – Kỳ 3: Khi dân chủ là điều kiện tiên quyết 20/01/2025
Cứu một dòng sông chết 20/01/2025
Tân Tổng thống Donald Trump và
các chính sách mới 19/01/2025
Cởi trói tư duy để vươn mình 19/01/2025
Độc đảng nhưng thức thời,
Singapore vẫn thành công trong cải cách bộ máy nhà nước 19/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
ĐỀ XUẤT BỎ HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN QUẬN, PHƯỜNG TRÊN CẢ NƯỚC
https://tuoitre.vn/de-xuat-bo-hoi-dong-nhan-dan-quan-phuong-tren-ca-nuoc-20250121232831508.htm
Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa
phương sửa đổi, Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức HĐND cấp quận, phường trên cả
nước.
Việc này để giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm ngân sách, bảo
đảm các chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính được
thông suốt.
Bộ Nội vụ cho rằng ở khu vực đô thị gồm quận/TP thuộc tỉnh,
phường thuộc quận, phường/xã của TP thuộc tỉnh/TP trực thuộc trung ương không
tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.
UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc
UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch và các phó
chủ tịch UBND sẽ do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.
Còn đối với nông thôn, bao gồm tỉnh, huyện, xã/thị trấn (trừ xã
thuộc TP thuộc tỉnh và xã thuộc TP thuộc TP trực thuộc trung ương), Bộ Nội vụ
đề xuất tổ chức đầy đủ cấp chính quyền địa
phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chủ tịch UBND phường ở
quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay thực tế Hà Nội đã bỏ HĐND cấp phường từ nhiều
năm nay và không ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền phường.
Thậm chí một số hoạt động còn triển khai nhanh hơn và việc giám
sát đối với chính quyền vẫn được thực hiện theo đúng quy định.
Còn một lãnh đạo UBND xã ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho hay hoạt
động của HĐND xã hiện nay không hiệu quả.
Theo vị này, theo quy định hiện hành, đại biểu HĐND xã nhận được
hệ số 0,3 mức lương cơ sở, tương đương 702.000 đồng/tháng. Tính chung ra trên
cả nước, nếu bỏ HĐND xã, mỗi năm ngân sách sẽ tiết kiệm kinh phí khá lớn để
dành cho đầu tư phát triển.
Cuối năm 2024, Bộ Nội vụ đã có văn bản lấy ý kiến các địa phương
đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó có
nội dung đề xuất bỏ HĐND cấp xã. Sau đó nhiều huyện, xã trên cả nước đã tổ chức
các hội nghị lấy ý kiến và nhiều nơi đều đồng tình với việc đề xuất bỏ HĐND cấp
xã.
Bộ Nội vụ nêu rõ trên phạm vi cả nước, phần lớn đơn vị hành
chính vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm cả HĐND và UBND. Điều
này khiến bộ máy chính quyền địa phương các cấp cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chưa
đáp ứng được mục tiêu tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động theo
chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong khi đó, TP trực thuộc trung ương tổ chức chính quyền đô
thị bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Bộ máy tổ chức chính quyền đô thị
tinh gọn, giảm đầu mối và cấp trung gian, tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Việc không tổ chức HĐND ở một số cấp bảo đảm các chỉ đạo điều
hành của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới được thông suốt, hoạt
động có hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Sẽ có nhiều lợi ích
Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Nguyễn
Tiến Dĩnh, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, đồng tình với phương án được đưa ra tại
dự luật.
Theo ông Dĩnh, phương án không tổ chức HĐND
quận/TP thuộc tỉnh, phường thuộc quận, phường/xã của TP thuộc tỉnh/TP trực
thuộc trung ương trên cả nước sẽ đem lại các tác động tích cực như đối với bốn
TP lớn trên.
Khi thực hiện đề xuất này, chủ tịch UBND TP sẽ
trực tiếp bổ nhiệm chủ tịch UBND quận, chủ tịch UBND quận/TP thuộc tỉnh/TP
thuộc TP sẽ trực tiếp bổ nhiệm chủ tịch UBND phường/xã.
Khi đó giúp tăng cường tính thứ bậc hành
chính, tạo thuận lợi cho UBND quận, phường/xã tổ chức và hoạt động. UBND xã
hoạt động theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ theo
hướng tăng cường thẩm quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Một số ý kiến băn khoăn việc không tổ chức
HĐND quận, phường/xã có thể dẫn đến giảm cơ quan đại diện của người dân, việc
thực hiện ý chí và quyền làm chủ của người dân, việc giám sát các hoạt động của
chính quyền có thể khó khăn.
"Tuy nhiên thực tế đa số đại biểu HĐND ở
cấp phường/xã là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn cũng còn hạn chế. Khi không có
HĐND quận, phường/thị trấn/xã thì thẩm quyền quyết định các chủ trương, nghị
quyết về kinh tế xã hội, đầu tư công, ngân sách sẽ thuộc về HĐND TP và UBND TP.
Do vậy, việc bỏ HĐND ở cấp dưới không ảnh
hưởng đến hoạt động và một số TP cũng đã thực hiện từ lâu" - ông Dĩnh nói.
THỦ TƯỚNG THI HÀNH KỶ
LUẬT PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC HUỲNH ANH MINH
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký quyết định của
Thủ tướng thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Anh Minh, phó chủ tịch
UBND tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Minh bị kỷ luật do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong
công tác và đã bị Tỉnh ủy Bình Phước thi hành kỷ luật về Đảng. Quyết định có
hiệu lực từ ngày 18-1.
Ông Huỳnh Anh Minh 58 tuổi, quê quán tại tỉnh Bình Phước.
Từ tháng 12-2015 đến nay, ông Huỳnh Anh Minh giữ chức phó chủ
tịch UBND tỉnh Bình Phước. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ phó giám đốc,
giám đốc Sở Xây dựng tỉnh
Bình Phước, chủ tịch UBND huyện Hớn Quản…
BẮT TẠM GIAM CỰU CHỦ
TỊCH UBND HUYỆN VÀ CẤP DƯỚI Ở THANH HÓA
Cựu chủ tịch, cựu phó chủ tịch UBND huyện Thọ
Xuân (Thanh Hóa) và phó trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện này vừa bị
khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội 'giả mạo trong công tác'.
Ngày 21-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố
bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can gồm: Lê Văn Biền - cựu chủ
tịch UBND huyện Thọ Xuân; Hoàng Lộc Ninh - cựu phó chủ tịch UBND huyện và Lê
Năng Dũng - phó trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thọ Xuân để điều
tra về tội "giả mạo trong công tác".
Các quyết định, lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan cảnh sát
điều tra đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê chuẩn.
Trước đó từ năm 2009 đến 2011, đơn vị chủ đầu tư mới chỉ tiến
hành chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng dự án Bệnh viện Đa
khoa Lam Sơn tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân với số tiền
1.264.302.450 đồng, tương ứng với diện tích được đền bù, giải phóng mặt bằng là
11.460,7m2 và tương đương với 1/4 diện tích đất của dự án.
Tuy nhiên thời điểm nêu trên, ông Lê Văn Biền (chủ tịch UBND
huyện Thọ Xuân), Hoàng Lộc Ninh (phó chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân) và ông Lê
Năng Dũng đã lợi dụng việc được giao là chủ tịch, phó chủ tịch và thành viên
hội đồng giải phóng mặt bằng đã soạn thảo, ký, gửi tờ trình cho UBND tỉnh Thanh
Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh là chủ đầu tư.
Qua đó đã thực hiện xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng của
dự án, đề nghị UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa giao đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ 41.975m2 tại
xã Thọ Xương cho chủ đầu tư.
Căn cứ vào hành vi, mức độ vi phạm của các bị can, Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm
giam 4 tháng đối với các ông Lê Văn Biền, Hoàng Lộc Ninh và Lê Năng Dũng để
tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.
CỰU CHỦ TỊCH BÌNH
THUẬN LÃNH 6 NĂM TÙ VỚI CÁO BUỘC GÂY THIỆT HẠI 308 TỈ
Cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương bị
tòa tuyên phạt mức án cao nhất trong 17 người bị đưa ra xét xử, với cáo buộc
chỉ đạo xuyên suốt việc áp giá đất sai quy định tại dự án khu đô thị du lịch
biển Phan Thiết, gây thiệt hại 308 tỉ đồng.
Chiều 21-1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản án
đối với ông Lê Tiến Phương (cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) cùng 16 người trong vụ án sai phạm xảy ra
tại dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Ông Lê Tiến Phương bị tòa tuyên 6 năm tù về tội vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng tội danh trên, ông Nguyễn Ngọc (cựu phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh)
và Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết) cùng bị tòa tuyên 30
tháng tù.
Nhóm cựu lãnh đạo sở của tỉnh Bình Thuận, gồm: ông Xà Dương
Thắng (cựu giám đốc Sở Xây dựng)
và Nguyễn Văn Phong (cựu phó giám đốc Sở Tài chính) cùng bị tòa tuyên 4 năm tù;
Hồ Lâm (cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) lãnh 5 năm tù; Lê Nguyễn
Thanh Danh (cựu phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) lãnh 2 năm tù; Nguyễn
Xuân Phong (cựu cục phó Cục Thuế) 30 tháng tù.
Các ông Nguyễn Thanh Cho (cựu chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất
đai) lãnh 2 năm tù và Lê Nam Hưng (cựu phó chi cục trưởng) 20 tháng tù.
Cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận phải chịu mức án
cao nhất
Tòa cấp sơ thẩm nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là
nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến công tác quản lý, sử dụng tài
sản của Nhà nước được pháp luật bảo vệ.
Cụ thể trong vụ án này là việc phê duyệt nghĩa vụ tài chính để
chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6m² đất tại phường Phú
Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ đất xây dựng cơ sở thể dục thể
thao sang đất ở đô thị.
Trong vụ án này, các bị cáo đều là những người có trình độ, chức
vụ, lẽ ra phải là những người tiên phong đi đầu, nắm vững và tuân thủ pháp
luật, nhưng lại thực hiện không đúng các quy định pháp luật, gây thiệt hại hơn
308 tỉ đồng cho ngân
sách nhà nước. Theo hội đồng xét xử, đây là số tiền thiệt hại
đặc biệt lớn.
Hành vi phạm tội của cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng các cựu
lãnh đạo tỉnh còn bị đánh giá đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của
địa phương, làm giảm uy tín của Đảng và nhà nước, gây dư luận xấu cho xã hội và
mất niềm tin đối với nhân dân.
Kết quả điều tra và thẩm vấn tại tòa xác định ông Lê Tiến
Phương với cương vị chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời là chủ tịch Hội đồng thẩm
định giá đất, đã chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực hiện dự án khu đô thị
du lịch biển Phan Thiết.
Cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận bị cáo buộc biết rõ đồ án quy hoạch
chi tiết và cơ cấu sử dụng đất tại đây; được Hội đồng thẩm định giá đất báo cáo
đầy đủ về quá trình triển khai, thẩm định kết quả tư vấn xác định giá đất và dự
thảo phương án giá đất của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nhưng ông Phương vẫn thống nhất với kết quả tư vấn xác định giá
đất và phương án giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng.
Phương án giá đất này, theo các cơ quan tố tụng nhận định là sử
dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được
phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính giá đất nhà cao tầng bằng cách thức sai.
Ông Phương sau đó ký quyết định phê duyệt giá đất tại dự án với
mức 2,577 triệu đồng một mét vuông, trái quy định pháp luật.
Cùng thực hiện hành vi phạm tội với ông Phương là 13 cựu cán bộ
tỉnh, dù với các vai trò khác nhau nhưng đã "cố ý làm trái nhiệm vụ được
giao".
Ông Lê Tiến Phương là người giữ vai trò chính trong vụ án và
phải chịu mức án cao nhất trong các bị cáo còn lại, bản án nêu.
Gây thiệt hại 300 tỉ đồng
Theo hồ sơ vụ án, năm 1993 Công ty Regent International OverSeas
Corp (Hong Kong) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án sân golf Phan Thiết với
quy mô 62ha bằng hình thức thuê đất 50 năm.
Đến tháng 9-2013, công ty trên ký hợp đồng chuyển nhượng 100%
vốn sở hữu, quyền lợi, nghĩa vụ tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf
Phan Thiết cho Công ty cổ phần Rạng Đông, với tổng trị giá hợp đồng 2,5 triệu
USD.
Hai tháng sau, ông Lê Tiến Phương ký quyết định cấp giấy chứng
nhận cho Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của chủ đầu tư cũ.
Tuy nhiên sau khi có giấy phép, Công ty Rạng Đông lại đề nghị
chính quyền tỉnh xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án sân
golf Phan Thiết.
Cựu chủ tịch tỉnh còn ký quyết định phê duyệt giá đất tại dự án
trên với giá 2,577 triệu đồng/m2 trái với quy định và ý kiến
chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.
Viện kiểm sát cáo buộc hành vi phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở
quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỉ đồng.
Việc định giá với hơn 25ha nhà thấp tầng cũng trái pháp luật, gây thêm thiệt
hại 154 tỉ đồng.
Hành vi vi phạm của ông Lê Tiến Phương cùng các thuộc cấp đã gây
thiệt hại khoảng 308 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
LÀM CHẢ PHA HÀN THE,
HAI VỢ CHỒNG BỊ PHẠT TÙ
Ngọc
Trường
https://vnexpress.net/lam-cha-pha-han-the-hai-vo-chong-bi-phat-tu-4841729.html
Đà NẵngVợ chồng Phạm Xuân Tý, 41 tuổi, đã bỏ hàn the
vào thịt khi làm các loại chả để hàng hóa lâu thiu, dai, màu sắc bắt mắt.
Ngày 21/1,
Phạm Xuân Tý bị TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù; Võ Thị Tuyệt (34
tuổi, vợ Tý) lĩnh 3 năm tù treo cùng về tội Vi phạm quy định về an toàn
thực phẩm.
Ngoài ra, Tý
phải nộp phạt bổ sung 40 triệu đồng, Tuyệt 20 triệu.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2024 đến ngày 20/12/2024, vợ chồng Tý
đã sử dụng hàn the (phụ gia thực phẩm không nằm trong danh mục được phép sử
dụng) để sản xuất, chế biến chả các loại, thu lợi bất chính 20 triệu đồng.
Khi kiểm tra cơ sở sản xuất của Tý cuối tháng 12 vừa qua, lực
lượng chức năng thu giữ 518 kg chả bò, 97 kg chả heo, 90 kg chả da heo, 122 kg
chả quết có chứa hàn the.
Bị cáo Tý khai, do số lượng chả làm ra nhiều, không bảo quản
được lâu, dễ bị hư hỏng phải vứt bỏ và bị lỗ, nên đã lên mạng xã hội xem clip
hướng dẫn trộn hàn the vào chả để tăng thời gian bảo quản; làm chả tươi, dẻo
hơn. Tý đã đưa video này cho vợ xem, cùng thống nhất thực hiện theo.
Tháng 4/2024, Tý đến chợ Cồn mua 10 kg hàn the giá 300.000 đồng
của một người không rõ lai lịch, mang về cơ sở làm chả của gia đình ở quận Cẩm
Lệ.
Mỗi ngày, Tý lấy 30-50 kg thịt ở chợ, xay nhuyễn rồi cho hàn the
vào, liều lượng một muỗng hàn the cho 10 kg thịt. Thời điểm gần Tết, hai vợ
chồng thuê thêm người làm nhưng không cho những người này tham gia vào công
đoạn bỏ hàn the vào chả.
Các loại chả thành phẩm Tý đem bỏ cho các tiểu thương đã lấy
thịt, theo hình thức một kg thịt trả lại một kg chả. Một số chả bán cho khách
trực tiếp đến mua với giá 120.000-180.000 đồng/kg. Chả bán không hết thì bảo
quản trong tủ đông.
Trước đây hàn the là muối natri của acid boric, được sử dụng
trong công nghệ thực phẩm để giữ món ăn tươi ngon thời gian dài, không bị ôi
thiu, đồng thời giúp tăng độ dẻo. Người dân hay cho hàn the vào nấu bánh đúc để
bánh cứng chặt hoặc nêm vào bánh cuốn, bún, để dai ngon hơn.
Tuy nhiên, qua thời gian, các chuyên gia nhận thấy hàn the là
hóa chất vô cùng độc hại, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài và có thể làm sa sút
trí tuệ. Việt Nam đã cấm sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm với
bất kỳ hàm lượng hay cách thức nào.
Trước đây hàn the là muối natri của acid boric, được sử dụng
trong công nghệ thực phẩm để giữ món ăn tươi ngon thời gian dài, không bị ôi
thiu, đồng thời giúp tăng độ dẻo. Người dân hay cho hàn the vào nấu bánh đúc
để bánh cứng chặt hoặc nêm vào bánh cuốn, bún, để dai ngon hơn.
Tuy nhiên, qua thời gian, các chuyên gia nhận thấy hàn the là
hóa chất vô cùng độc hại, ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài và có thể làm sa sút
trí tuệ. Việt Nam đã cấm sử dụng hàn the trong sản xuất, chế biến thực phẩm với
bất kỳ hàm lượng hay cách thức nào.
Trên thực tế, nhiều người kinh doanh vẫn bỏ hàn the như một chất
phụ gia vào thực phẩm để món ăn dai ngon hơn. Với giò, chả chất hàn the không
ảnh hưởng màu sắc nên khó phân biệt bằng mắt thường.
Cách để nhận biết giò chả chứa hàn the là dựa vào vị giác. Giò
nguyên chất khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, mềm, không khô rắn. Còn khi cắn miếng
giò mà thấy khô cứng, dai, mịn bất thường thì đó là có ướp hàn the.
Hàn the có độc tính khá lớn đối với cơ thể, không nằm trong danh
mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, có
thể gây ngộ độc cấp tính làm cho người sử dụng với liều lượng thấp; liều từ 5
gam trở lên có thể dẫn đến tử vong.
Hàn the cũng có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến gan,
thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể.
ĐẠI GIA GỖ BỊ BẮT VÌ ĐÁNH BẠC: CƠ NGƠI NGHÌN TỶ, TỪNG
LỌT TOP DN LỚN
https://znews.vn/dai-gia-go-bi-bat-vi-danh-bac-co-ngoi-nghin-ty-tung-lot-top-dn-lon-post1525832.html
Trước khi bị bắt, ông Đỗ Xuân Lập là Tổng giám
đốc CTCP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt với doanh thu gần nghìn tỷ/năm, đồng thời là Chủ
tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam từ năm 2019 đến nay.
Tối 17/12/2024, “đại gia” ngành gỗ Đỗ Xuân Lập
- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam bị bắt giữ trong sòng bạc trá hình
đặc biệt lớn tại CLB Diamond, thuộc Công ty TNHH khách sạn Ngôi Sao Việt (đóng
tại khách sạn Ramana, số 323 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3).
Trong số các “con bạc” bị bắt giữ, một số
người là doanh nhân, chủ doanh nghiệp có tiếng trong nước. Có người tham gia
đánh bạc với tổng số tiền lên đến 725.445 USD, tương đương hơn 18 tỷ
đồng.
Ông Đỗ Xuân Lập cùng một vài người bạn bị bắt
giữ khi lực lượng công an ập vào kiểm tra. Theo đó, ông Lập bị khởi tố, bắt tạm
giam 4 tháng về tội "Đánh bạc".
Với vai trò Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam (Viforest), ông Đỗ Xuân Lập (67 tuổi, cư trú tại TP Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định) thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nhận
định về những khó khăn, thách thức cũng như xu hướng thị trường và cơ hội của
ngành gỗ Việt.
Ngoài chức vụ trên, ông Lập còn là người đại
diện pháp luật của Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, địa chỉ tại QL 1A, KV 7,
phường Bùi Thị Xuân (Quy Nhơn, Bình Định).
Công ty được thành lập năm 1999, tên ban đầu
là Công ty TNHH Tiến Đạt. Ông Đỗ Xuân Lập làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Thời điểm mới thành lập, công ty chỉ có một
phân xưởng nhỏ tại đường Hoàng Văn Thụ (Quy Nhơn). Năm 2001, do nhu cầu mở rộng
sản xuất, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy ở KCN Phú Tài, đưa công suất hoạt
động của nhà máy từ 30 container/tháng (năm 1999) lên 70 container/tháng.
Các loại sản phẩm gỗ của công ty đã xuất khẩu
sang nhiều thị trường, kim ngạch từ 2,65 triệu USD năm 2001 tăng vọt
lên 12 triệu USD năm 2004, gấp 4,5 lần sau 3 năm. Sau đó, công ty
tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực chế biến.
Tháng 7/2007, Công ty TNHH Tiến Đạt đổi tên
thành Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt. Hoạt động của Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt chuyên
về sản xuất sản phẩm nội thất, ngoại thất, các sản phẩm lâm sản, thủ công mỹ
nghệ... để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trên website của công ty cũng giới thiệu Kỹ
nghệ gỗ Tiến Đạt là doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ chất lượng
cao. Sau nhiều năm phát triển, doanh nghiệp này trở thành một trong những nhà
sản xuất gỗ 100% sở hữu bởi người Việt, bằng cách tạo sự khác biệt và cam kết
với ba dịch vụ cốt lõi: nhà máy an toàn và sạch sẽ, cơ sở hạ tầng chất lượng và
giao hàng đúng hạn.
Cuối tháng 3/2019, ông Đỗ Xuân Lập khi đó tiết
lộ kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 40-45 triệu USD.
Trong kết luận thanh tra của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ngày 30/3/2023 về việc chấp hành các quy định của pháp
luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động
- bệnh nghề nghiệp tại Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, có nêu kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh năm 2022.
Trong đó, doanh thu của công ty đạt 939
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 52 tỷ đồng. Công ty này từng lọt
vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Tháng 11/2019, ông Đỗ Xuân Lập được bầu làm
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhiệm kỳ IV (2019-2024).
LÀM GIẢ HỒ SƠ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
TP.HCM
Cơ quan CSĐT Công an Quận 12 (TP.HCM) đang
điều tra vụ án hình sự "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" phát
hiện ngày 15/5/2023 tại Trường Cao đẳng Giao thông vận tải TP.HCM.
Quá trình điều tra đến nay, xác định: Ông Trần
Tấn Phát (sinh năm: 1978; nơi thường trú: 254/29 đường Nguyễn Văn Luông, phường
11, quận 6, TP.HCM) có liên quan đến vụ án và hiện nay ở đâu không rõ.
Ông Trần Tấn Phát (sinh năm: 1978; nơi thường
trú: 254/29 đường Nguyễn Văn Luông, Phường 11, quận 6, TP.HCM) đang ở đâu, đề
nghị đến Cơ quan CSĐT Công an quận 12 gặp Điều tra viên Trần Ngọc Lê Duy; đơn
vị: Đội CSĐTTP về Kinh tế và Chức vụ Công an Quận 12; địa chỉ: 345 đường Trương
Thị Hoa, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM để làm rõ việc liên quan đến vụ
án.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng tin
trên báo nếu ông Trần Tấn Phát không đến làm việc thì Cơ quan CSĐT Công an quận
12 sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nếu ai biết ông Trần Tấn Phát đang ở
đâu, đề nghị thông báo cho Cơ quan CSĐT Công an quận 12 theo địa chỉ nêu trên
để tiếp nhận giải quyết.
BỘ GD&ĐT 'SIẾT'
DẠY THÊM, HỌC THÊM: GIÁO VIÊN TÌM CÁCH LÁCH LUẬT DẠY Ở NHÀ?
Hà Linh
TPO - Không ít giáo viên tâm tư, thậm chí lo
lắng sẽ giảm nguồn thu nhập đáng kể khi Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều nội dung
"siết" dạy thêm cả trong và ngoài nhà trường. Có ý kiến lo ngại, khi
có cầu, ắt sẽ có cung và giáo viên sẽ tìm cách lách luật để tiếp tục dạy thêm
trái quy quy định.
Một trong những điểm mới đáng chú ý trong Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đó là: “Cấm” dạy thêm đối với học sinh tiểu
học; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành
việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường
có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường
phân công dạy học ở trường…
Không ít giáo viên tâm tư, lo lắng có thể từ ngày 14/2, khi
thông tư có hiệu lực sẽ bị giảm nguồn thu nhập đáng kể.
Lo sút giảm thu nhập
Một giáo viên trường tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) cho
biết, trước đây, ngoài thời gian học ở trường, ban phụ huynh lớp “có lời nhờ”
cô hướng dẫn thêm cho học sinh sau giờ học.
Cô giáo sắp xếp 2 buổi gồm Toán, Tiếng Việt/tuần với sự tham gia
của khoảng 40 học sinh. Phụ huynh đề nghị hỗ trợ 1 buổi học là 150.000 đồng/học
sinh tuy nhiên số tiền đó cô trích mua quà chiều cho học sinh, tiền thuê phòng
học. Số còn lại, mỗi tháng cô cũng có thêm khoảng 20 triệu đồng, góp phần
trang trải cuộc sống.
Còn cô H.N, một giáo viên trường công lập ở Hà Nội cũng chia sẻ
tâm tư, sự lo lắng của mình khi chỉ còn thời gian ngắn nữa quy định sẽ áp dụng
vào thực tế. Cô N. cho biết, sau gần chục năm đứng lớp, tổng số tiền lương,
tiền trông trưa, dạy buổi chiều cô nhận được là 11,4 triệu đồng/ tháng. Hai vợ
chồng còn ở nhà thuê mỗi tháng 6 triệu, và còn rất nhiều khoản cần chi như: ăn
uống, điện nước, tiền học của hai con.
“Từ trước đến nay, sau giờ học ở trường mình lao đi dạy thêm để kiếm tiền trang
trải cuộc sống. Mình rất buồn vì đâu đó có tình trạng giáo viên ép, trù dập học
sinh chỉ vì các em không đi học thêm để xã hội có định kiến. Với mình, học sinh
có học thêm hay không vẫn vô cùng vui vẻ và yêu quý các con”, cô H.N nói.
Cũng theo cô giáo này, điều cô băn khoăn là dạy thêm ở bậc tiểu
học bị cấm hoàn toàn thì dù giáo viên có ra trung tâm cũng không có người học.
“Mình thực sự lo lắng, không còn dạy thêm sẽ không đủ sống nên đang tính sẽ bán
hàng online để kiếm thêm thu nhập”, cô tâm sự.
Có cầu ắt có cung
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương,
quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, ở bậc THCS, trường học đã dạy 2 buổi/ ngày
lâu nay tuyệt đối không dạy thêm.
Duy chỉ có học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi vượt cấp hằng năm
nhà trường vẫn tổ chức lớp ôn tập, bồi dưỡng thêm và mức thu được quy định theo
quy định của Quyết định 22 của thành phố Hà Nội mỗi tiết từ 6.000 đồng – 26.000
đồng (tùy vào số lượng học sinh/lớp). Trong đó, lớp từ 20-30 học sinh nhà
trường sẽ thu 9.000 đồng/tiết/học sinh. Tuy nhiên, với quy định mới, nhà trường
vẫn sẽ phân loại học sinh để bồi dưỡng cho các em nhưng không được thu tiền
nữa. Thầy cô giáo sẽ có buồn, có tâm tư nhưng sẽ vẫn phải chấp hành quy định.
Cũng theo bà Hồng, trong điều kiện thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông 2018 như hiện nay, thầy cô khó có cơ hội, lí do để ép buộc học
sinh đi học thêm. Bởi lẽ, đề kiểm tra cuối kỳ, cuối năm do nhà trường ra và
được rọc phách, chấm chéo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn ngữ liệu hoàn toàn mới, không có trong
sách giáo khoa, càng không có cơ sở để ép buộc hay gà bài cho học sinh khi đi
học thêm.
“Đương nhiên, đâu đó, vẫn có thể xảy ra tình trạng này nhưng tôi
cho rằng, đó là con số rất nhỏ, con sâu làm rầu nồi canh”, bà Hồng nói.
Hiệu trưởng một trường THCS khác tại Hà Nội cho rằng, việc Bộ GD&ĐT “siết” quy định về dạy thêm, học thêm là
“chặn cửa” mở lớp dạy thêm ở ngoài của các thầy cô giáo. Khi thực tế, học sinh,
phụ huynh vẫn có nhu cầu, thầy cô cũng sẽ tìm cách lách luật để dạy.
Ví dụ, quy định giáo viên trường công không được tổ chức dạy
thêm ở ngoài đối với học sinh của mình có thu tiền thì nay người ta sẽ dạy dưới
hình thức bồi dưỡng miễn phí. Cuối năm, cuối tháng phụ huynh sẽ tự hiểu và tính
toán để đưa quà “cảm ơn”. Bởi với mức lương hiện nay, giáo viên không dạy thêm
sẽ “khó sống”. Trong khi dạy thêm qua các trung tâm, giáo viên phải cắt phí 40%
công sức lao động.
Cô giáo này nêu quan điểm, đồng ý với việc giáo viên bồi dưỡng
miễn phí cho học sinh yếu kém, học sinh giỏi nhưng những em học ở mức trung
bình 5- 6 điểm muốn cố gắng lên 7-8 tại sao lại không đi học thêm? Những em khá
muốn lên giỏi cũng cần thiết phải học thêm.
Chưa kể, thực tế chương trình đặt ra yêu cầu cần đạt đối với mỗi
môn học nhưng nhiều phụ huynh đặt mục tiêu, kỳ vọng lớn hơn vào con cái.
Kết quả chấm kiểm tra môn Ngữ văn của một lớp có hơn 50% học
sinh đạt điểm 7-9,5 và gần 50% em đạt lớp học đạt mức 4-6. Đây là một kết quả
phản ánh đúng bản chất, năng lực học tập của học sinh tuy nhiên phụ huynh không
thỏa mãn, thậm chí có người tìm đến cả hiệu trưởng để “chất vấn” về việc tại
sao học một đàng thi một nẻo mà chính họ không hiểu chương trình mới Ngữ văn
không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra đề như trước đây. Không chấp
nhận điểm 5-6, phụ huynh chỉ thích con đạt điểm 9, điểm 10.
No comments:
Post a Comment