Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Hàn Quốc: Yoon bảo vệ hành động tại phiên xử về vụ luận
tội liên quan tới thiết quân luật
Putin-Tập
điện đàm chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức của Trump
Gia
đình ông Trump trông khác khi ông trở lại Tòa Bạch Ốc lần này
Lãnh đạo Việt Nam tin tưởng quan hệ
với Mỹ ‘vững chắc’ dưới thời Trump
Cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị tuyên 2
năm 6 tháng tù treo
Tập nói Trung-Việt sẽ xây dựng cộng đồng
chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược
Cuộc trao đổi tù nhân và con tin ở Gaza:
Những gì chúng ta biết
Sắc lệnh hành pháp là gì? Nhìn vào công
cụ của ông Trump để nhanh chóng tái định hình chính phủ
Trump tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai,
nói rằng ông được 'Chúa cứu rỗi' để giải cứu nước Mỹ
TT Trump trở lại với một Washington đã
thay đổi, cùng sự chào đón nồng nhiệt của đảng Cộng Hòa
Cập Nhật Trực Tiếp: Donald Trump tuyên
thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ
Trung Quốc vừa hy vọng vừa lo lắng khi
Trump trở lại Nhà Trắng
ASEAN nói với chính quyền quân sự
Myanmar rằng hòa bình, không phải bầu cử, là ưu tiên
Philippines, Trung Quốc cam kết tìm
tiếng nói chung về Biển Đông
Nhật Bản nói ‘rất quan ngại’ về căng thẳng leo thang ở
Biển Đông
Giao thêm ‘trọng trách’ cho Công an: Lợi
hay hại? (Phần 2)
Mục
sư Nguyễn Mạnh Hùng bị bắt theo cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”
Ông
Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng
Việt
Nam sắp chốt đơn mua 20 pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc
Tại
sao không thực hiện khủng bố nhưng lại bị cáo buộc khủng bố?
51
năm hải chiến Hoàng Sa: Tập Cận Bình nói về “cộng đồng chia sẻ tương lai”
Cấp
giấy phép lái xe: miếng bánh béo bở của Bộ Công an
Đóng
cửa Đài truyền hình VTC: thà bức tử còn hơn tư nhân hóa
Ảnh
hưởng chính trị từ Nghị định 168
trị.Lâm
Đồng: phạt hơn 100 triệu đồng hai trường hợp vi phạm Nghị định 168
Hai
người dân ở Đồng Nai bị bắt theo điều 331 vì “lợi dụng quyền khiếu nại”
Ngoại
giao Việt Nam đầu năm mới
Nhóm
Văn Lang kêu gọi chính phủ CH Séc nêu vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Phạm Minh
Chính
Túi
xách của vợ Tổng thống Hàn Quốc và áo khoác của Thủ tướng Việt Nam
Bài
thơ "Hưng Yên bay lên" đăng chưa lâu đã bị rút xuống
Bộ
Công an xử lý người dân vì chỉ trích Nghị định 168 trên mạng xã hội
Báo
cáo của HRW và CPJ: Tô Lâm lên nắm quyền lực, nhân quyền Việt Nam càng đi xuống
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thúc đẩy đưa máy bay COMAC do Trung
Quốc sản xuất vào Việt Nam
Nghị
định 168: Tô Lâm, đèn đỏ và viễn cảnh... "tắc tử"
BBC
Nhiệm kì Trump 2.0:
Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam?
Tổng thống Donald
Trump: Ân xá gần 1.600 người bạo loạn, rút khỏi WHO
Năm điểm nổi bật
trong phát biểu nhậm chức của Tổng thống Trump
Trung ương Đảng
họp: tinh gọn bộ máy và xử lý nhân sự
Gaza ngừng bắn: 'Tạ
ơn Thượng Đế, chúng tôi biết chắc rằng mình sẽ được thả bất cứ lúc nào'
Ông Donald Trump nhậm
chức, nước Mỹ có tổng thống thứ 47
Công ty Trung Quốc
Shein: người tiêu dùng chọn đạo đức hay giá rẻ?
Lệnh cấm TikTok có
lan truyền sang các nước khác?
Singapore gỡ quảng
cáo Vietjet về bảo vệ môi trường
Quan hệ Việt -
Trung 75 năm: 'chia sẻ tương lai' giữa những thách thức và bất đồng
Tổng Bí thư Tô Lâm:
phía sau thông điệp 'ngộ nhận, tự huyễn hoặc, tự ru mình'
Việt Nam muốn học Tư tưởng Tập Cận Bình 'nhiều nhất có
thể'?
Phía sau thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam
- Nga
Cánh tay Bộ Công an vươn tới đâu sau tinh gọn?
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân
7 năm tù
Hệ lụy nào từ chính sách 'thợ săn tiền thưởng' giao
thông?
Phỏng vấn sư Minh Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập
để không ái luyến nữa'
'Quyền lực' của hộ chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc
AI chủ quyền - cơ hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ
kiểm soát nữa của chính phủ?
9
tháng 1 năm 2025
Bộ Công an tinh gọn bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?
Ông Đoàn Văn Báu: vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi
để làm gì?
8
tháng 1 năm 2025
Phạt nặng giao thông: xử phạt hay trừng phạt?
Việt Nam xét xử cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và
Lê Thanh Vân
Mỹ:
Trump ký nhiều sắc lệnh đảo ngược chính sách của Biden, ngay sau khi nhậm chức
Ukraina : Hai tướng chỉ huy bị bắt vì « thụ động » khi Nga tấn
công Kharkiv trong năm 2024
Hàn Quốc: TT Yoon lần đầu tiên trình diện trước « phiên tòa phế
truất »
Chính sách kinh tế của tổng thống Trump : Người Mỹ chờ đợi
những biện pháp mạnh
Chiến
tranh Ukraina : Donald Trump muốn đàm phán với Vladimir Putin trên
thế mạnh
Saif Al Islam Kadhafi phá vỡ im lặng, nhắc lại các cáo buộc nhằm
vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy
Lễ nhậm chức TT Mỹ : Trump hứa hẹn « kỷ nguyên vàng của
nước Mỹ bắt đầu »
Châu Mỹ : Canada và Mêhicô, hai nước láng giềng bị Donald
Trump « tấn công » đầu tiên
Châu Âu xem xét khả năng tìm thỏa thuận với Donald Trump để đổi
lấy « hòa bình thương mại »
Thị trường chứng khoán châu Á chao đảo theo những tuyên bố đầu
tiên của Donald Trump
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc cảnh báo Israel về ý định sáp nhập
Cisjordanie
Khởi đầu Năm Quốc tế bảo vệ các Sông băng và dự án bảo tàng băng
Sức mua giảm tại Trung Quốc : Các tập đoàn mỹ phẩm bị hụt hơi
Lễ nhậm chức TT Mỹ của Donald Trump: Lực lượng an ninh ở
Washington trong tình trạng báo động
Tổng thống Pháp lo ngại về những mối đe dọa toàn cầu "gia
tăng" vào lúc Trump trở lại Nhà Trắng
ASEAN hối thúc Miến Điện ưu tiên lệnh ngừng bắn hơn là tổ chức bầu
cử
Biển Đông: Quan hệ Việt-Trung hữu hảo, Bắc Kinh giảm bớt áp lực
với Hà Nội
Donald
Trump hồi II : Đầy quyền lực, trong một thế giới bất ổn hơn
TIN TỨC: THỨ BA 21.01.2025
MN vd
1/ TỔNG THỐNG DONALD TRUMP TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC
Ông Donald Trump cam kết
giải cứu nước Mỹ khỏi những gì ông mô tả là nhiều năm phản bội và suy thoái
trong bài phát biểu nhậm chức của mình vào hôm qua 20/1, với sắc lệnh ưu tiên
trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Đầu tiên, ông sẽ tuyên bố
tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới phía nam nước Mỹ. Ông Trump cho biết
là mọi hành vi nhập cư bất hợp pháp sẽ bị dừng lại ngay lập tức và sẽ bắt đầu
quá trình đưa hàng triệu người nhập cư trở về nơi họ xuất phát.
Bài phát biểu của ông Trump
lặp lại nhiều chủ đề mà ông đã nêu ra trong lễ nhậm chức cho nhiệm kỳ đầu tiên
của mình vào năm 2017, khi ông nói một cách u ám về sự thảm sát ở Mỹ và tình
trạng mất việc làm mà ông cho là đã tàn phá đất nước.
Ông Trump 78 tuổi đã tuyên
thệ nhậm chức vào lúc trưa ngày 20/1 bên trong Điện Capitol của quốc hội Mỹ.
Phó tổng thống của ông, JD Vance, đã tuyên thệ nhậm chức ngay trước đó.
Ngay sau lễ nhậm chức, tổng
thống Trump đã ký một loạt các sắc lệnh trong những giờ đầu tiên làm tổng
thống, bao gồm 10 sắc lệnh tập trung vào an ninh biên giới và nhập cư, vốn là
ưu tiên hàng đầu của ông.
Ông Joe Biden và bà Kamala
Harris đã có mặt trong buổi lễ nhậm chức nói trên, cùng với các cựu Tổng thống
Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton. Nhiều giám đốc các tập đoàn lớn,
bao gồm ba người giàu nhất thế giới là ông Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg, đã có mặt ở hàng ghế trên
sân khấu, bên cạnh những người được đề cử vào nội các và các thành viên trong
gia đình ông Trump.
Ông Trump tuyên bố sẽ ân xá
cho nhiều người trong số hơn 1500 người bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công quốc
hội vào ngày 6/1 năm 2021. Ông Trump cũng sẽ khôi phục án tử hình liên bang mà
ông Biden đã đình chỉ.
Giống như năm 2017, ông
Trump cam kết sẽ tái thiết chính phủ liên bang và bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc
về các liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo vốn đã định hình nên nền chính trị toàn cầu
sau thế chiến thứ hai.
Lễ nhậm chức diễn ra trong
bối cảnh an ninh nghiêm ngặt sau một chiến dịch tranh cử được đánh dấu bằng sự
gia tăng bạo lực chính trị bao gồm hai vụ mưu sát nhắm vào ông Trump, trong đó
có một vụ mà viên đạn sượt qua tai ông.
2/ TRUNG QUỐC ĐANG LO LẮNG VỀ TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Giới chức và người dân Trung Cộng vừa hy vọng
vừa lo lắng khi ông Donald Trump trở lại nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, với hy
vọng là tránh lặp lại cuộc chiến thương mại gây tổn thương vốn đã chia rẽ hai
siêu cường kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Phó chủ tịch Trung Cộng Hàn
Chính, trong các cuộc họp với tổng giám đốc Tesla Elon Musk và các thành viên
khác của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Washington trước lễ nhậm chức của
ông Trump, cho biết là ông hy vọng các công ty Hoa Kỳ sẽ "bám rễ" tại
Trung Cộng và giúp ổn định quan hệ song phương.
Cần biết là khi đó, ông Trump
đã áp thuế lên hơn 300 tỷ Mỹ kim hàng hóa từ Trung Cộng. Trong những tháng qua,
ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm ít nhất 10% vào mức thuế đã áp dụng đối với hàng
hóa Trung Cộng, trong lúc nền kinh tế của nước này đang phải vật lộn để tìm chỗ
đứng vững chắc.
Tổng thống Trump đã có hành
động hòa giải là mời Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của
ông vào hôm qua. Nhưng ông Tập Cận Bình đã cử ông Hàn Chính đến dự lễ này.
Ông Tập và ông Trump đã lạc
quan sau khi nói chuyện qua điện thoại vào ngày 17/1, khi ông Trump gọi đó là
"một khởi đầu rất tốt". Trong cùng ngày, cổ phiếu ở Trung Cộng đại
lục và Hồng Kông đã tăng giá.
Những tác động của cuộc
chiến thương mại gần đây nhất vẫn tiếp tục được cảm nhận ở nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới, nơi các công ty nước ngoài đang trì hoãn đầu tư và đa dạng hóa
chuỗi cung ứng của họ bằng cách đầu tư nhiều tiền hơn vào các thị trường lân
cận, chẳng hạn như Việt Nam.
3/ NƯỚC ĐỨC BỐI RỐI VỀ VỤ TIẾT LỘ TIN MẬT TỪ TÒA ĐẠI SỨ Ở MỸ
Đại sứ Đức tại Mỹ, ông
Andreas Michaelis, trong một điện mật gửi về Berlin đưa ra những nhận định “đáng
báo động” về những kế hoạch trả thù của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông
Michaelis còn cho rằng chương trình của ông Trump có nguy cơ đe dọa đến nền dân
chủ Mỹ.
Bức điện mật của đại sứ Đức
gởi Ngoại trưởng Annalena Baerbock vào hôm 14/1 đã được nhật báo Đức Bild tiết
lộ vào ngày 19/1. Trong bức điện này, đại sứ Đức lên án chiến lược phá hoại tối
đa của tân tổng thống Mỹ nhằm xác định lại trật tự hiến pháp của đất nước mình.
Theo đại sứ Đức, ông Donald
Trump là một người bị thôi thúc bởi “sự ham muốn trả thù” và có thể hướng đến
việc tập trung tối đa quyền lực để gây bất lợi cho quốc hội và nhà nước liên
bang.
Đại diện chính phủ Đức tại
Mỹ cũng bày tỏ lo lắng về những mối họa từ việc trục xuất ồ ạt di dân, việc
kiểm soát các cuộc điều tra tư pháp mà ông Trump tìm cách sắp đặt các đồng minh
của mình vào những vị trí chủ chốt.
Vụ tiết lộ này diễn ra
không đúng thời điểm cho Berlin vì đại sứ Michaelis sẽ đại diện cho chính phủ
Đức trong lễ nhậm chức tổng thống của ông Donald Trump. Bộ ngoại giao Đức tìm
cách hạ thấp tầm mức vụ này khi khẳng định Hoa Kỳ là một trong những đồng minh quan trọng nhất của nước Đức.
Ngoài ra, trên lĩnh vực
kinh tế, việc ông Donald Trump trở lại cầm quyền thật sự khiến Đức lo lắng cho
tương lai của hàng trăm ngàn công nhân trước mối đe dọa áp mức thuế quan cao.
VNTB
– Trump 2.0 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: EU, Mexico và Việt Nam (Bài 5)
Đại
sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P2)
Kế
hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình
Hamas
vẫn còn mạnh đến mức nào?21/01/2025
Thăm lại thôn
Hoành21/01/2025
Về
những tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm mà Trump đưa ra tại lễ nhậm chức21/01/2025
Thiên đình
chưa… ‘thấu’21/01/2025
Giao
thêm ‘trọng trách’ cho Công an: Lợi hay hại? (Phần 2)21/01/2025
Việt
Nam phạt các tài xế đi ẩu một nửa mức lương trung bình hằng năm20/01/2025
Nếu
ông có đủ can đảm để nhìn nhận cái sai của XHCN và từ bỏ nó…20/01/2025
“Điểm
nghẽn của điểm nghẽn” là cơ chế chính trị20/01/2025
Vài
hiểu lầm của công chúng về vấn đề pháp lý của Hoàng Sa20/01/2025
Chỉ
cần có thái độ tốt và năng lực thật sự19/01/2025
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 21.01.2025
Nguyễn
Văn Tuấn - Thời Bao Cấp
Lưu
Trọng Văn - Đôi lời chia sẻ với các nhà báo VTC
Dương
Quốc Chính - Không dễ "bay lên" khi cảm xúc không có thật
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Trở lại quê nhà (Tiếp theo) 21/01/2025
Kế hoạch hòa bình của Putin
không hề có hòa bình 21/01/2025
Những ngã rẽ của chủ nghĩa xã
hội – Kỳ 3: Khi dân chủ là điều kiện tiên quyết 20/01/2025
Cứu một dòng sông chết 20/01/2025
Tân Tổng thống Donald Trump và
các chính sách mới 19/01/2025
Cởi trói tư duy để vươn mình 19/01/2025
Độc đảng nhưng thức thời,
Singapore vẫn thành công trong cải cách bộ máy nhà nước 19/01/2025
Những ngã rẽ của chủ nghĩa xã
hội – Kỳ 2: Marx – Lenin và cách mạng bạo lực 19/01/2025
‘Nút thắt’ hạ tầng cản bước mở
rộng lúa chất lượng cao 19/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT NGUYÊN CÁN BỘ
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Thắng
TPO
- Ngày 20/1, Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt tạm giam Phạm Chí Tới - nguyên cán bộ
Phòng kỹ thuật thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc
Giang về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án vi phạm quy định về đầu tư
công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án cấp nước sinh
hoạt tập trung liên xã Yên Mỹ và thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang.
Công trình do Công ty TNHH Xây dựng 767, trụ sở tại đường Ngô
Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Công ty do Nguyễn
Văn Cao (trú tại phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) làm Giám
đốc.
Liên quan đến vụ án này, bị can Phạm
Chí Tới - nguyên
là cán bộ Phòng kỹ thuật thuộc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Bắc Giang được giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát
đối với dự án nhưng đã không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, dẫn đến chủ
đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng 767 thi công không đúng thiết kế nhiều hạng mục
được phê duyệt, lập khống hồ sơ nghiệm thu, thanh toán.
Trước đó, ngày 5/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao và Bùi Khắc Tô (trú tại
xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang) và Đinh Thị Kim Anh (trú tại khu Vạn
Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh) đều nguyên là nhân viên Công ty TNHH
Xây dựng 767 về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây
hậu quả nghiêm trọng".
Bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xác
định, các bị can liên quan đến vụ án này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
gần 2 tỷ đồng.
VỤ ÁN ĐẠI NINH: TIẾP
TỤC KÊ BIÊN TÀI SẢN CỦA CỐ PHÓ TỔNG TTCP TRẦN VĂN MINH VÀ ĐẠI GIA NGUYỄN CAO
TRÍ
Hoàng An
TPO
- Trong vụ án xảy ra tại Dự án Đại Ninh, TAND TP Hà Nội xác định, đại gia Nguyễn
Cao Trí hai lần hối lộ ông Trần Văn Minh (cựu Phó tổng TTCP - đã chết) tổng số
tiền 10 tỷ đồng. Khi tuyên án, tòa quyết định giữ nguyên việc phong tỏa 3 bất động
sản của vợ chồng ông Minh và 7 bất động sản của Nguyễn Cao Trí nhằm đảm bảo
khắc phục hậu quả.
Đủ cơ sở xác định cố
Phó tổng Thanh tra Chính
phủ nhận 10 tỷ đồng
Như Tiền Phong đưa
tin, TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt 10 bị cáo phạm tội trong vụ án xảy ra tại Dự
án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng.
Ghi nhận buổi tuyên
án, ở hàng ghế bị cáo vắng mặt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ Mai Tiến Dũng. HĐXX tuyên ông này 2 năm 6 tháng tù nhưng
cho hưởng án treo tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bị cáo Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, lĩnh 5 năm 6
tháng tù; Trần Đức Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, lĩnh 6 năm 6 tháng tù
tội “Nhận hối lộ”.
Trong khi, bị
cáo Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị
phạt 3 năm tù tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp với bản án 6 năm tù trong vụ án Vạn
Thịnh Phát, ông Trí nhận 9 năm tù.
Các bị cáo còn lại bị
tuyên bằng thời hạn tạm giam, án tù treo hoặc cao nhất đến 3 năm 6 tháng tù
giam.
Ngoài phạt tù các bị
cáo, bản án nêu tại tòa cũng đề cập việc người thân ông Trần Văn Minh (cựu Phó tổng Thanh tra Chính phủ - đã
chết) phát biểu quan điểm cho rằng “không có cơ sở xác định ông Minh nhận hối
lộ 10 tỷ đồng từ ông Nguyễn Cao Trí”. Họ kiến nghị tòa giải tỏa các tài sản
đang bị kê biên, tránh làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.
Tuy nhiên, HĐXX nhận
định, căn cứ vào lời khai của bị cáo Nguyễn Cao Trí, lời khai của tài xế, con
trai của ông Minh và các tài liệu chứng cứ thu thập được có đủ cơ sở xác định,
ông Trí đã hai lần đưa hối lộ tổng số tiền 10 tỷ đồng cho ông Trần Văn Minh.
Hiện ông Minh đã chết
nên không xử lý trách nhiệm hình sự nhưng theo tòa cần tịch thu số tiền 10 tỷ
đồng, sung công quỹ Nhà nước.
Quá trình điều tra, Cơ
quan điều tra đã gửi công văn tới các đơn vị chính quyền TP HCM đề nghị tạm
dừng giao dịch đối với 3 bất động sản đứng tên chung ông Minh và vợ là bà Tạ Thị Tuyết Mai, nhằm đảm bảo nghĩa vụ khắc phục hậu quả.
Tiếp tục kê biên các
bất động sản của Nguyễn Cao Trí
Bản án sơ thẩm xác
định, năm 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Sài
Gòn Đại Ninh thực hiện Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh
thái Đại Ninh (Dự án Đại Ninh), tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh
Loan thuộc huyện Đức Trọng.
Dự án có tổng vốn đầu
tư hơn 25.200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm; tổng diện tích đất quy hoạch
thực hiện dự án gần 3.600ha.
Quá trình thanh tra
công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2013 - 2018, Thanh tra Chính phủ xác định, Công ty Sài Gòn Đại Ninh trong quá
trình thực hiện Dự án có nhiều vi phạm.
Theo đó, công ty không
tuân thủ nghĩa vụ tài chính, không nộp tiền sử dụng đất và tiền bồi thường
thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng; để người dân tái lấn chiếm; tiến độ
không theo đúng cam kết. Do vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của
Dự án Đại Ninh.
Biết việc này, bị cáo
Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh. Đồng thời, lợi dụng mối quan
hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với một số cá nhân ở Văn
phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy Lâm Đồng và UBND tỉnh Lâm Đồng để
thực hiện hành vi "đảo chiều" kết luận thanh tra từ "kiến nghị
thu hồi" sang "gia hạn, tiếp tục thực hiện" dự án.
Sau khi "đảo
chiều" kết luận thành công, ông Trí bán dự án hơn 27.000 tỷ đồng, đã thu
về 2.700 tỷ đồng. Đây được xác định khoản tiền hưởng lợi bất chính.
Số tiền nêu trên ông
Trí đã thanh toán cho bà Phan Thị Hoa (chủ cũ Dự án Đại Ninh) 1.685 tỷ đồng.
Hơn 1.015 tỷ đồng còn lại, bị cáo sử dụng.
Quá trình điều tra bà
Phan Thị Hoa tự nguyện nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính số tiền đã nhận từ Nguyễn Cao Trí. HĐXX cấm chuyển
dịch, giao dịch với 9 bất động sản nêu trên.
Với nghĩa vụ 1.015 tỷ
đồng của phần ông Trí, tòa xác định ông ta còn bị kết án 6 năm tù trong vụ án
xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và có 7 bất động sản đang bị Cục Thi hành án
dân sự TP HCM kê biên trong khi đã thực hiện xong nghĩa vụ dân sự ở vụ án Vạn
Thịnh Phát.
Xét thấy ông Trí còn
phải thực hiện nghĩa vụ 1.015 tỷ đồng trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh, TAND Hà Nội
tiếp tục ngăn chặn, kê biên 7 bất động sản trên.
Theo nhận định của
HĐXX, tại phiên tòa, các bị cáo đều khai báo thành khẩn; lời khai của các bị
cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Đối với cựu Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng, dù không phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư nhưng
do có mối quan hệ, quen biết với Nguyễn Cao Trí, đã nhận đơn kiến nghị của Công
ty Sài Gòn Đại Ninh từ Trí. Sau đó, ông Dũng “bút phê” và chỉ đạo cấp dưới tham
mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của lãnh đạo về việc chuyển đơn…, trái quy
định pháp luật.
Các bị cáo còn lại vì
vụ lợi đã thực hiện trái công vụ, nhận tiền từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, Tòa cũng
đánh giá cao thái độ, nhận thức tích cực của tất cả các bị cáo, đặc biệt là sự
hợp tác của Nguyễn Cao Trí và hai cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng trong việc làm
sáng tỏ vụ án.
Ngoài ra, các bị cáo
đã tự nguyện hoặc tác động tới gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, HĐXX ghi
nhận nhiều bị cáo có đóng góp tích cực trong quá trình công tác để áp dụng tình
tiết giảm nhẹ phù hợp cho từng bị cáo. Trong đó, bị cáo Mai Tiến Dũng có nhiều
cống hiến, được tặng thưởng 4 Huân chương Lao động, Bằng khen, hiện bị cáo hơn
60 tuổi, nhiều bệnh… nên được xem xét cho giảm nhẹ hình phạt.
CỰU BỘ TRƯỞNG MAI TIẾN
DŨNG BỊ PHẠT 30 THÁNG TÙ CHO HƯỞNG ÁN TREO
TPO
- Với cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, nhận
200 triệu đồng từ đại gia Nguyễn Cao Trí, ông Mai Tiến Dũng bị tòa tuyên 30
tháng tù nhưng cho hưởng án treo; cùng vụ án cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
lĩnh 5 năm 6 tháng tù, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp 6 năm 6 tháng
tù về tội "Nhận hối lộ".
Nhiều bị cáo hưởng án
treo
Sau 5 ngày xét xử và
nghị án, chiều 20/1, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính
phủ, án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”, theo quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình
sự.
Cùng tội nêu trên, bị
cáo Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ, lĩnh 24
tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ, án 14 tháng 21 ngày tù
(bằng thời hạn tạm giam).
Đối với nhóm tội “Nhận
hối lộ”, bị cáo Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, bị tuyên 5 năm
6 tháng tù ; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng 6 năm 6 tháng tù;
Lê Quốc Khanh, cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo
khu vực 2 (Cục II), Thanh tra Chính phủ, 3 năm 6 tháng tù; Hoàng Văn Xuân, cựu
Thanh tra viên chính Cục II, Thanh tra Chính phủ 3 năm tù; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu
Thanh tra viên chính, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng 3 năm tù; Nguyễn Nho Định,
cựu Thanh tra viên Cục II, Thanh tra Chính phủ 2 năm tù.
Riêng đại gia Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch
Sài Gòn Đại Ninh, lĩnh 3 năm tù tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp với bản án 6 năm tù
trong với cáo buộc "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bị
cáo lĩnh tổng 9 năm tù.
Về dân sự, tòa thấy
2.700 tỷ đồng của tiền bán dự án của ông Nguyễn Cao Trí là tiền thu lời bất
chính, nên tịch thu sung công quỹ. Tòa tiếp tục kê biên một số bất động sản của
ông Trí để đảm bảo thi hành án.
Hành vi của các bị cáo
thể hiện sự suy thoái, băng hoại đạo đức
Khi tuyên án, HĐXX
đánh giá hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng môi
trường đầu tư, việc huy động các nguồn lực cho sự phát triển địa phương và đất
nước, gây bức xúc trong dư luận.
Các bị cáo phạm tội
thể hiện sự suy thoái, băng hoại về đạo đức và lối sống trong một bộ phận cán
bộ, làm mất niềm tin, uy tín vào các cấp chính quyền. Do đó, việc khởi tố, truy
tố, đưa các bị cáo ra xét xử và áp dụng hình phạt nghiêm minh, tương xứng mức
độ tính chất hành vi phạm tội là cần thiết. Việc này nhằm xử lý nghiêm các cá
nhân có hành vi đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, nhân dân và để đấu tranh
phòng ngừa tội phạm nói chung.
Nội dung vụ án thể
hiện, năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh của bà Phan Thị
Hoa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép thực hiện Dự án Khu đô thị thương mại, du
lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Dự án Đại Ninh) tại huyện Đức Trọng. Dự án
có tổng vốn đầu tư hơn 25.200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm, trên diện
tích đất quy hoạch gần 3.600ha.
Khi thanh tra công tác
quản lý, sử dụng đất
đai và đầu tư xây
dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2018, Thanh tra Chính phủ xác
định Công ty Sài Gòn Đại Ninh trong quá trình thực hiện Dự án có nhiều vi phạm
nên ban hành Kết luận 929 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng
thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án.
Trước việc này, bị cáo
Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh của bà Phan Thị Hoa và lợi
dụng mối quan hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với các cá
nhân tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, để thay đổi Kết luận Thanh tra
số 929 từ “chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án” thành “không thu hồi, cho
giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện Dự án” theo Kết luận 1033, gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
Cụ thể, ông Nguyễn Cao
Trí đưa hối lộ cho ông Trần Văn Minh, cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ 2 lần,
tổng số 10 tỷ đồng; đưa tiền cho các cá nhân tại Thanh tra Chính phủ và Chánh
thanh tra tỉnh Lâm Đồng, như Lê Quốc Khanh 900 triệu đồng; Hoàng Văn Xuân, 150
triệu đồng...
Đối với ông Trần Đức
Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Trí hối lộ 5 lần, tổng số 2,1 tỷ đồng;
ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng 7 lần, tổng số 4,2 tỷ đồng.
Đổi lại, ông Hiệp và Quận giúp Nguyễn Cao Trí thực hiện các bước triển khai,
gia hạn Dự án Đại Ninh trái quy định pháp luật.
Tại Văn phòng Chính
phủ, bị cáo Mai Tiến Dũng, trên cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, dù không được phân công phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư
nhưng do có mối quan hệ quen biết với Nguyễn Cao Trí, nên nhận đơn kiến nghị của
Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ Trí.
Khi nhận đơn,
ông Mai Tiến Dũng “bút phê”, giao cho bà Trần Bích Ngọc
(Vụ trưởng Vụ I) tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ về việc chuyển đơn và giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra,
rà soát, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, trái quy
định.
Cá nhân cựu Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng được Nguyễn Cao Trí đưa "cảm ơn" số tiền 200 triệu
đồng. Ngoài ra, Trí còn thanh toán giúp tiền Văn phòng Chính phủ mua quà dịp kỷ
niệm 75 năm ngày truyền thống, số tiền 380 triệu đồng.
Sau khi "bẻ
lái" kết luận thanh tra, ông Trí đã bán Dự án Đại Ninh cho Công ty TNHH
Đầu tư và phát triển Bất động sản Thiên Vương (thuộc Tập đoàn Novaland) với giá
27.600 tỷ đồng. Hợp đồng ký kết, phía Novaland đã trả 2.700 tỷ đồng cho ông
Trí.
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình
Thuận giữ vai trò chính vụ giao đất gây thất thoát 308 tỷ đồng
Hoàng An
TPO
- Viện kiểm sát đánh giá, hành vi phạm tội của các bị cáo làm ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của địa phương, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, gây dư
luận xấu cho xã hội và mất niềm tin đối với Nhân dân. Trong đó, cựu Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương, phạm tội với vai trò chính, cao nhất.
Cáo trạng truy tố đúng
người, đúng tội
HĐXX TAND TP Hà Nội
đang trong thời gian nghị án, dự kiến ngày 21/1 sẽ đưa ra phán quyết với cựu
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương cùng 16 đồng phạm (phần lớn là thuộc cấp
của ông Phương) trong vụ giao đất sai quy định cho doanh nghiệp, gây thiệt hại
308 tỷ đồng tại TP Phan Thiết.
Trước đó, trong phần
luận tội, đại diện Viện kiểm sát nêu quá trình xét hỏi tại phiên toà, các bị
cáo đều thừa nhận hành vi, đề nghị được xem xét hình phạt. Điều này thể hiện,
cáo trạng của Viện KSND Tối cao truy tố ông Lê Tiến Phương và 16 đồng
phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát, lãng phí” quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo Viện kiểm sát,
hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp
đến công tác quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước được pháp luật bảo vệ.
Cụ thể, trong vụ án
này là việc phê duyệt nghĩa vụ tài chính để chuyển mục đích sử dụng đất đối với
diện tích hơn 363.523m2 đất tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, từ đất xây dựng
cơ sở thể dục, thể thao sang đất ở đô thị.
Viện kiểm sát cho
rằng, các bị cáo đều là những người có chức vụ, quyền hạn công tác tại UBND
tỉnh, Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và UBND TP Phan Thiết... Bản thân
các bị cáo đều là những người được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn sâu,
có quá trình rèn luyện, phấn đấu công tác ở từng lĩnh vực phụ trách.
Riêng 3 bị cáo
tại Công ty Thẩm định giá Miền Nam, đều là những chuyên gia có chuyên môn, nhiều
kinh nghiệm trong công tác thẩm định giá. Đáng lẽ, các bị cáo phải là những
người tiên phong, đi đầu, nắm vững và tuân thủ pháp luật, tham mưu đề xuất về
từng lĩnh vực chuyên môn nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cho địa phương
cũng như góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Trái lại,
các bị cáo đã thực hiện không đúng quy định trong công tác dẫn đến phê duyệt
giá đất vi phạm quy định của pháp luật, gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho Nhà
nước.
Viện kiểm sát đánh giá
đây là số tiền lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo làm ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế của địa phương, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây dư luận
xấu cho xã hội và mất niềm tin đối với nhân dân. Vì vậy, việc đưa các bị cáo ra
xét xử thể hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với phương châm “Không ngừng, Không
nghỉ, Không có vùng cấm, Không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; “Xử lý 1 vụ
cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Tuy nhiên, để quyết
định một hình phạt tương xứng cần đánh giá một cách toàn diện về bối cảnh phạm
tội, nhân thân, vai trò của từng bị cáo cũng như sự hợp tác của họ trong quá
trình điều tra, truy tố và xét xử.
Về vai trò của các bị
cáo, Viện kiểm sát cho hay, ông Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ
tịch Hội đồng thẩm định giá đất) đã chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực
hiện Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, biết rõ đồ án quy hoạch chi tiết
và cơ cấu sử dụng đất tại đây; được Hội đồng thẩm định giá đất báo cáo đầy đủ
về quá trình triển khai, kết quả thẩm định kết quả tư vấn xác định giá đất của
Công ty SIVC và Dự thảo phương án giá đất của Sở TN&MT..
Cựu Chủ tịch tỉnh Bình
Thuận cũng tham gia cuộc họp, biết kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc
tách riêng đất nhà cao tầng để tính giá đất, nhưng vẫn thống nhất với kết quả
tư vấn xác định giá đất và phương án giá đất do Sở TN&MT xây dựng…; ký quyết
định phê duyệt giá đất tại dự án, với giá 2.577.000 đồng/m2, trái quy định pháp
luật và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Do đó, ông Phương là người
giữ vai trò chính trong vụ án.
Đối với bị cáo Hồ Lâm,
theo Viện kiểm sát, ông này vừa là Giám đốc Sở TN&MT, chỉ đạo trực tiếp
việc xây dựng phương án giá đất. Đồng thời, bị cáo cũng tham gia thẩm định
phương án giá đất với vai trò là thành viên hội đồng, do đó, cần phải có mức án
cao hơn các bị cáo khác.
Đối với bị cáo Nguyễn
Văn Phong, Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, cựu Giám đốc Sở Tài chính có
trách nhiệm tiến hành tổ chức các phiên họp để thẩm định Dự thảo Phương án giá
đất theo quy định của Bộ Tài chính; bị cáo Xà Dương Thắng, thành viên Hội đồng,
cựu Giám đốc Sở Xây dựng, là đơn vị chủ trì tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy
hoạch chi tiết 1/500 đối với Dự án Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết. Do vậy,
Phong và Thắng cũng có trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn trong thẩm định
phương án giá đất.
Các bị cáo còn tại Sở
TN&MT tỉnh được giao nhiệm vụ xây dựng phương án giá đất theo quy định của
pháp luật về đất
đai. Mặc dù, kết quả xác
định giá đất của Công ty thẩm định giá Miền Nam thực hiện trái quy định pháp
luật, không thực hiện đúng theo các nguyên tắc của phương pháp thặng dư và
không thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng 5 bị cáo
này vẫn thống nhất sử dụng để xây dựng phương án giá đất trình Hội đồng thẩm
định và UBND tỉnh phê duyệt...
LẬP BIÊN BẢN NGƯỜI ĐÀN
ÔNG TỰ Ý BẤM ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG Ở THỦ ĐỨC
Cảnh sát giao thông đội Rạch Chiếc thuộc Phòng
Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã lập biên bản người đàn ông tự ý điều
chỉnh đèn tín hiệu giao thông ở TP Thủ Đức.
Liên quan vụ "Người chạy xe ôm bấm đèn tín hiệu ở Thủ Đức nói thấy ùn ứ
nên tới bấm phân luồng", ngày 21-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác
nhận lực lượng Đội cảnh sát giao thông Rạch Chiếc thuộc Phòng Cảnh sát giao
thông (PC08) Công an TP.HCM đã lập biên bản ông N.V.T. (50 tuổi, ngụ TP Thủ
Đức) về hành vi "tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" (quy định
tại điểm c, khoản 4, điều 15, nghị định 100/2019).
Với lỗi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Bước đầu ông T. khai nhận thường xuyên chạy xe ôm (không phải xe
ôm công nghệ) ở khu vực ngã tư đường Đỗ Xuân Hợp - Võ Nguyên Giáp (phường Phước
Long A, Thủ Đức).
Khu vực ông T. hay đứng chờ khách là tại ngã tư trên, khi không
có khách ông T. thường quan sát lực lượng thanh niên xung phong và cảnh sát
giao thông bấm đèn tín hiệu giao thông phân luồng xe tại ngã tư, nên để ý cách bấm
đèn.
Ngày 8-1, khu vực đường Nguyễn Văn Bá có xảy ra ùn ứ nên cán bộ
cảnh sát giao thông tuần tra đã rời vị trí tại ngã tư, chạy mô tô đặc chủng vào
phân luồng, tránh ùn ứ kéo dài ra đường Võ Nguyên
Giáp. Thời điểm này tủ
điều khiển đèn tín hiệu không khóa.
Lúc này ông T. thấy trên đường Võ Nguyên Giáp cũng có dấu hiệu
ùn ứ nên đến bấm đèn tín hiệu giao thông. Ông T. bấm chừng 2-3 lượt đèn giao
thông thì cảnh sát giao thông quay lại vị trí cũ và tiếp tục điều khiển đèn tín
hiệu.
Ông T. nói trước đó từng bấm 1-2 lần. Ông T. khai thêm mục đích
là thấy đường đông đúc xe cộ nên "có ý tốt" giúp bấm đèn phân luồng
xe nhưng không biết là vi phạm. Ông T. cũng cho hay không có ai sai bảo hay
nhận được ý kiến chỉ đạo của ai để làm việc này.
Còn chiếc áo xe ôm công nghệ ông T. cho hay mặc để dễ đón khách.
KHỞI TỐ NỮ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC CÁT VƯỢT TRỮ LƯỢNG CHO
PHÉP
Cơ quan CSĐT Công an Bình Định tống đạt
quyết định khởi tố bị can đối với Võ Thị Tuyết Vân (SN 1980, trú phường
Ngô Mây, TP Quy Nhơn), giám đốc Công ty TNHH Đắc Tài.
Đồng thời, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định
cũng tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân là Công ty
TNHH Đắc Tài có trụ sở tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn về hành vi "Vi phạm
các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" theo quy định
tại khoản 2 điều 227 Bộ luật hình sự.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan Công an,
trong khoảng thời gian năm 2022-2023, Công ty TNHH Đắc Tài đã có hành vi khai
thác cát ngoài trữ lượng được cấp phép trong phạm vi mỏ và ngoài phạm vi mỏ ở
khu vực sông Côn, thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn với khối lượng hơn 301.246
m3, trị giá hơn 31,6 tỷ đồng.
Quyết định trên đã được Viện KSND tỉnh Bình
Định phê chuẩn. Cùng với đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định cũng ra quyết
định cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với bị can Võ Thị Tuyết Vân để
phục vụ công tác điều tra.
Theo cơ quan Công an, đây là vụ án khai thác
cát trái phép lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định.
TẠI SAO CHỦ TỊCH HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM BỊ
BẮT?
https://lifestyle.znews.vn/tai-sao-chu-tich-hiep-hoi-go-va-lam-san-viet-nam-bi-bat-post1525996.html
Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an
TP.HCM phát hiện Câu lạc bộ Diamond hoạt động cờ bạc. Công an xác định đối
tượng Phạm Trịnh Phong (SN 1976; ngụ quận Tân Bình) là chủ đầu tư và lợi dụng
việc được cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước
ngoài để tổ chức cho người Việt Nam tham gia đánh bạc trái phép.
Ngày 17/12/2024, Phòng Cảnh sát hình sự cùng
các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương kiểm tra, phát hiện Câu lạc bộ Diamond
đang tổ chức cho nhiều người Việt Nam đánh bạc dưới hình thức đánh bài
Baccarat, thu giữ gần 150.000 USD và gần 420 triệu đồng cùng nhiều
vật chứng khác có liên quan.
Cơ quan điều tra xác định Phong chỉ đạo Phạm
Thị Thanh Hằng (SN 1980, ngụ Tân Bình; Phó tổng giám đốc) và các quản lý,
trưởng ca, nhân viên lễ tân tìm kiếm, lôi kéo tay chơi là người Việt Nam tham
gia đánh bạc với số tiền đặc biệt lớn.
Đáng chú ý, riêng trong ngày 17/12/2024, đã có
người tham gia đánh bạc với tổng số tiền lên đến hơn 725.000
USD (hơn 18 tỷ đồng).
Ngoài việc bắt Phong cùng 12 người, Cơ quan
Công an còn tạm giữ 7 người khác để tiếp tục làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức
đánh bạc.
PHÁT HIỆN SAI PHẠM HƠN 5,6 TỶ ĐỒNG TẠI SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH GIA LAI
Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có nhiều sai phạm
trong thực hiện quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng và quản lý, sử
dụng các nguồn kinh phí.
Ngày 20/1, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã ban hành
kết luận thanh tra số 02/KL-TTr về việc thực hiện các quy định pháp luật về
phòng chống tham nhũng và quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính
tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2020-2023. Qua đó, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kết luận
nhiều nội dung sai phạm.
Cụ thể, qua xác minh tài sản thu nhập năm 2022
đối với 4 cán bộ, công chức đang làm việc tại Sở, thì tất cả đều có nội dung kê
khai không đúng quy định. Trong đó, có 2 công chức kê khai tài sản không trung
thực, không thực hiện giải trình đầy đủ, rõ ràng thông tin về tài sản thu nhập
theo yêu cầu, vi phạm pháp luật về thuế.
Trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh
phí, Sở Tài chính đã chi mua sắm máy tính không qua mua sắm tập trung và vượt
định mức quy định; chi tiền xây dựng văn bản, làm thêm giờ, chi tiếp khách, chi
một số nội dung cho công chức bằng tiền mặt không đúng quy định.
Thanh tra tỉnh đánh giá cơ quan có chức năng
tham mưu công tác quản lý ngân sách, tài chính, nhưng Sở Tài chính đã đề nghị
được cấp kinh phí không tự chủ để thực hiện công tác dự toán, quyết toán (thuộc
chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của Sở) là không đúng quy định.
Quá trình sử dụng kinh phí được giao bổ sung
để thực hiện chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa trụ sở làm việc, tài sản cố định
của Sở đã vượt quá khả năng kinh phí được phân bổ; sử dụng để mua sắm tài sản
không đúng mục đích dự toán giao, mua sắm không thông qua hình thức tập trung
và vượt định mức quy định.
Việc quản lý, sử dụng một số khoản kinh phí
không tự chủ khác được giao, Sở còn chi không đúng quy định các khoản như: Kinh
phí cải cách hành chính, kinh phí trang phục thanh tra, kinh phí sửa chữa nhà
làm việc, kinh phí đào tạo, kinh phí tập huấn, bảo trì, vận hành các phần mềm,
chi cho Hội đồng thẩm định giá đất.
Đặc biệt, đối với nguồn thẩm tra, phê duyệt
quyết toán, Sở đã chi một số nội dung không liên quan đến công tác thẩm tra,
phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, trái
với quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Gia Lai với số tiền sai
phạm hơn 4,6 tỷ đồng. Số tiền này, Sở đã chi cho Giám đốc Sở và 6 công
chức trực thuộc Sở.
Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh
tra tại Sở Tài chính là hơn 5,6 tỷ đồng. Trách nhiệm để xảy ra các sai
phạm này thuộc về người đứng đầu Sở, kế toán và các phòng, cá nhân có liên
quan.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, Thanh tra tỉnh
Gia Lai đề UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người
đứng đầu Sở và cá nhân liên quan; đồng thời giao Thanh tra tỉnh quyết định thu
hồi số tiền sai phạm hơn 5,6 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment