Saturday, January 18, 2025

Hoàng Quốc Dũng - Tương quan lực lượng Nga-NATO và thực tế
samedi 18 janvier 2025
Thuymy


Chỉ còn ít ngày nữa, Trump sẽ chính thức lên nắm quyền. Tuy nhiên, đến hiện tại, chưa ai dám khẳng định chắc chắn rằng cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ đi theo chiều hướng nào.

Dù Trump từng tuyên bố có thể chấm dứt chiến tranh trong 24 giờ, nhưng nhiều yếu tố cho thấy đó chỉ là một lời hứa tranh cử, hơn là một kế hoạch thực tế.

Mặt khác, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga cũng không muốn dừng cuộc chiến. Cuộc chiến này gần như là cuộc chiến riêng của một kẻ độc tài - Putin. Đối với ông ta, thất bại đồng nghĩa với sự sụp đổ hoàn toàn, thậm chí là tự sát về mặt chính trị (hoặc cả sinh mạng). Bất kể nền kinh tế Nga lao dốc, quân đội chịu tổn thất nặng nề hay tình hình trong nước có ra sao, Putin vẫn nhất quyết không chấp nhận thất bại.

Không loại trừ khả năng chiến tranh có thể lan rộng hơn. Vì sự tồn vong của bản thân, Putin hoàn toàn có thể liều lĩnh đối đầu với NATO, và Trump cũng không phải người e ngại trước những bước đi mạo hiểm.

So sánh sức mạnh quân sự Nga - NATO

Tương quan              NATO                Nga

Chi tiêu quân sự        430 tỉ USD         300

Tiêm kích                 5.406                 1.026

Ném bom                    140                    129

Quân số                           3 triệu               1,33 triệu

Đầu đạn hạt nhân     5.559                5.580

Nếu chỉ nhìn vào những con số này, có thể thấy Nga hoàn toàn không có cửa thắng trong một cuộc đối đầu toàn diện, chưa kể đến chất lượng vũ khí. Tuy nhiên, NATO là một liên minh của các nước dân chủ, và điều đó đồng nghĩa với quá trình ra quyết định thường chậm chạp, chịu nhiều tranh luận, mâu thuẫn nội bộ, và cần có sự đồng thuận chung - điều không phải lúc nào cũng đạt được một cách nhanh chóng.

Ngược lại, Putin có toàn quyền quyết định, không cần thông qua bất kỳ ai. Và quan trọng hơn, ông ta sẵn sàng bất chấp mọi thứ, kể cả sinh mạng của hàng triệu người Nga, để đạt được mục tiêu của mình.

Ngoài ra, trong cuộc chiến thông tin, NATO luôn yếu thế hơn Nga. Nga liên tục sử dụng các chiến dịch tuyên truyền, tung tin giả, thao túng dư luận thông qua mạng xã hội để khai thác điểm yếu của các nền dân chủ. Họ thậm chí có thể tác động đến kết quả bầu cử ở các nước phương Tây, và Rumani gần đây là một ví dụ điển hình.

Trong khi đó, các nước dân chủ lại bị ràng buộc bởi nguyên tắc minh bạch và tự do ngôn luận, nên không thể phản công bằng các chiến dịch tuyên truyền sai lệch như Nga. Chính người dân của họ cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu chính phủ sử dụng những phương thức đó.

Một vài suy nghĩ ngắn gọn trước thời điểm căng thẳng sắp tới.

PS: Ukraina đang báo động đỏ cả nước. Rất căng.

Vive Ukraina !

HOÀNG QUỐC DŨNG 17.01.2025    

No comments:

Post a Comment