Đối Thoại Điểm Tin ngày 16 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Thỏa
thuận ngừng bắn Gaza xuất hiện sau 96 giờ căng thẳng
Rubio
thề đặt lợi ích quốc gia ‘trên hết’ với tư cách Ngoại trưởng của ông Trump
Tổng
thống Joe Biden nói lời từ giã
Israel, Hamas đạt được thỏa
thuận ngừng bắn ở Gaza, giải thoát con tin và tù nhân
Các
cố vấn của Trump thừa nhận thỏa thuận hòa bình Ukraine phải mất nhiều thời gian
Tô Lâm và Tập Cận Bình điện đàm, cam kết ưu tiên ‘cao
độ’ quan hệ chiến lược toàn diện
Quan chức Mỹ muốn thanh niên Việt Nam là ‘cầu nối’ cho
quan hệ song phương
Việt Nam đặt quyết tâm có điện hạt nhân vào năm 2030
Nhật Bản nói ‘rất quan ngại’ về căng thẳng leo
thang ở Biển Đông
Hoa Kỳ sẽ chuyển giao tàu tuần tra thứ ba cho Việt Nam
trong năm 2025
Nghị
định 168: Tô Lâm, đèn đỏ và viễn cảnh... "tắc tử"
Nghị
định 168: kẹt xe tác động đến nền kinh tế thế nào?
Việt Nam có khả năng mất đi khoảng 3% GDP mỗi
năm, tương đương với 14 tỉ đô la Mỹ.
MobiFone
đổi chủ sang Bộ Công an: người dân tiếp tục sử dụng hay chuyển mạng?
Kỷ
niệm vụ sát hại ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm: Sau năm năm gia đình vẫn bị chính
quyền trấn áp
Phóng
viên và nhân viên VTC hụt hẫng khi kênh truyền hình bị đóng cửa
Việt
Nam có học tập được mô hình Singapore?
Nghị
định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán
Quan
hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý
Nguyễn
Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do
Luật
sư: bản án 13 năm tù đối với ông Lưu Bình Nhưỡng là "khiên cưỡng" và
"bất công"
Cục
Cảnh sát Giao thông giải thích lý do Nghị định 168 được ban hành chóng vánh
Tại
sao Bộ Công an muốn quản lý MobiFone?
Luật
sư: Không đủ căn cứ để kết tội ông Lưu Bình Nhưỡng
Hộ
chiếu Việt Nam mất giá: Giảm 4 bậc, 5 nước thu hồi ưu đãi miễn visa
Biển
Đông: 5 vấn đề cần theo dõi trong năm 2025
TPHCM:
Kẹt xe trầm trọng hơn tại các giao lộ từ khi Nghị định 168 có hiệu lực
Nghị định 168: Tác hại của việc cơ quan hành pháp soạn thảo luật
Ông
Trần Đình Triển bị tuyên ba năm tù, luật sư bào chữa nói bản án "không phù
hợp"
BBC
Việt Nam muốn học
Tư tưởng Tập Cận Bình 'nhiều nhất có thể'?
Thỏa thuận ngừng
bắn ở Gaza có thể gồm những gì?
Phía sau thỏa thuận
hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam - Nga
Ông Trump nhậm chức
tổng thống khi nào? Xem trực tiếp ở đâu?
Sau khi tới Việt
Nam, Thủ tướng Slovakia 'thân Nga' đối mặt lá phiếu bất tín nhiệm
Vợ tù binh Ukraine:
phản quốc hoặc chồng bị tra tấn
Tổng thống Hàn Quốc
Yoon Suk-yeol bị bắt, giữ quyền im lặng
Liên minh
Trump-Musk làm phương Tây suy yếu
Ứng cử viên gây
tranh cãi của ông Trump chuẩn bị cho phiên điều trần đầy thách thức
Ấn Độ: cô gái 18
tuổi cáo buộc 64 người đàn ông hiếp dâm mình trong 5 năm
Cánh tay Bộ Công an
vươn tới đâu sau tinh gọn?
Thánh nhân phủ tro,
tắm khỏa thân ở Ấn Độ
Ông Lưu Bình Nhưỡng
bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù
Hệ lụy nào từ chính
sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?
Phỏng vấn sư Minh
Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'
'Quyền lực' của hộ
chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc
AI chủ quyền - cơ
hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?
Bộ Công an tinh gọn
bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?
Ông Đoàn Văn Báu:
vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?
Phạt nặng giao
thông: xử phạt hay trừng phạt?
Việt Nam xét xử cựu
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Chàng Tây chạy hết
chiều dài Việt Nam để làm từ thiện
Di cư tới Anh qua
eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam
Sư Minh Tuệ trả lời
BBC: 'Họ hoan nghênh hay đánh đập, bắt nhốt thì con cũng thấy như nhau'
Những gì đằng sau
sự sụp đổ của ông Biden?
Lời đe dọa của
Trump phủ bóng đen u ám lên Greenland
Tổng thống
Zelensky: Nga, Triều Tiên hành quyết thương binh Triều Tiên để xóa dấu vết
Vụ hiếp dâm chấn
động Pháp: 'Cha tôi nên chết trong tù'
Trump muốn thâu tóm
Greenland: bốn kịch bản có thể xảy ra
Diễn viên Trung
Quốc thoát khỏi ổ lừa đảo ở Myanmar như thế nào?
Quy mô thiệt hại do
cháy rừng ở Los Angeles nhìn từ bản đồ và hình ảnh
Elon Musk phỏng vấn
lãnh đạo cực hữu Đức - nhúng tay vào chính trị châu Âu
Thảm họa cháy rừng
ở Los Angeles: 10 người chết, hàng loạt sao Hollywood mất nhà
Ông Biden nói có
thể đánh bại ông Trump nếu không từ bỏ cuộc đua
Ông Trump vẫn chưa
thôi ý định mua Greenland, giành kênh đào Panama và sáp nhập Canada
Trudeau từ chức:
Tại sao và chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo ở Canada?
Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza sau 15 tháng
chiến tranh
Israel : Gia đình các con tin của Hamas « nín thở »
chờ đón người thân trở về
Anh và Ukraina ký kết hiệp ước đối tác an ninh “trăm năm”
Dùng mạng X cổ vũ cực hữu: "Cánh tay phải" của Trump bị
cáo buộc tấn công nền dân chủ châu Âu
Hàng
nghìn người dân Palestine vui mừng với thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Chính sách của Donald Trump với Iran khi trở lại Nhà Trắng
Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu
Hàn Quốc : Tổng thống Yool Suk Yeol bị bắt tạm giam vì cáo
buộc « nổi loạn »
Ukraina báo động phòng không toàn quốc đối phó với đợt tấn công
của Nga vào hệ thống năng lượng
Mỹ : Chính quyền Biden rút Cuba ra khỏi danh sách đen, La
Habana trả tự do cho hơn 500 tù chính trị
Bắt tổng thống đương nhiệm, tương lai chính trị Hàn Quốc thêm bất
định
Trung Quốc và Liên Âu chuẩn bị kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao
Khủng hoảng kinh tế : Khi « người ốm » Đức lây
nhiễm cho châu Âu…
Ngân sách, luật Hưu trí, hai trọng tâm trong chương trình hành
động của tân chính phủ Pháp
Biển Đông : Ngoại trưởng Nhật phản đối mọi nỗ lực đơn phương
« thay đổi nguyên trạng »
Armenia ký thỏa thuận an ninh với Mỹ
Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ trước lễ nhậm chức của tổng
thống Trump
Syria : Vết thương chưa lành nhưng hòa giải vì lợi ích đất nước
(AFP) –
Việt Nam : Hàng loạt kênh truyền hình Nhà nước ngừng hoạt động. VTC, Đài truyền
hình được nhiều người xem thứ hai cả nước, cùng với 4 kênh truyền hình lớn
khác, gồm VNATV, Quốc Hội TV và Nhân Dân TV, ngừng hoạt động kể từ hôm nay,
15/01/2025. Chính phủ yêu cầu kênh truyền hình lớn nhất còn lại, là VTV, đảm
nhiệm thực thi « các chức năng và nhiệm vụ » của các kênh bị đóng
cửa. Trong tháng tới, Quốc Hội Việt Nam sẽ thông qua quyết định cải cách, theo
đó số bộ trong chính phủ sẽ giảm đi 8. Chính quyền Việt Nam coi các chính sách
này là một « cuộc cách mạng », nhằm cắt giảm chi tiêu và giảm tệ nạn
quan liêu.
(AFP) –
Hải quân Philippines giải cứu 121 người từ một chiếc thuyền bị “mất tích” trong
6 ngày. Hôm
nay, 15/01/2025, quan chức Philippines cho biết đã cứu được tàu J Sayang 1 hết
nhiên liệu, động cơ ngừng hoạt động, và hỏng thiết bị liên lạc khi qua biển
Sulu vào ngày 08/01, “trong điều kiện thời tiết bất lợi”. 106 hành khách
và 15 thành viên phi hành đoàn, tất cả đều là người Philippines, sống sót nhờ
“thức ăn dự trữ trên thuyền”. Chiếc thuyền bị « mất tích » khi đang
đi từ cảng phía nam Zamboanga đến Quần đảo Rùa gần Malaysia cách đó khoảng 430
km, và đã trôi dạt khoảng 100 km trong sáu ngày, ngoài khơi hòn đảo nhỏ
Pangutaran.
(REUTERS)
– Quan chức Thái Lan và Hồng Kông tìm cách đối phó với nạn lừa đảo ở Đông Nam
Á. Cuộc họp
diễn ra vào hôm nay, 15/01/2024, sau vụ một diễn viên Trung Quốc được cho là
nạn nhân của các vụ buôn người. Diễn viên này bị mất tích khi đến Thái Lan,
nhưng sau đó đã được giải cứu ở Miến Điện. Theo Liên Hiệp Quốc, các trị trấn ở
biên giới Thái Lan, Lào, Miến Điện đã trở thành những trung tâm lừa đảo trực
tuyến, là nơi mà hàng trăm ngàn người bị dụ dỗ, bắt đến để làm việc ở đó, và
tình trạng này ngày càng gia tăng. Đại diện phía Hồng Kông, ông Michael Cheuk
hôm nay, đã gặp cảnh sát Thái Lan để hỗ trợ người dân Hồng Kông trở về an
toàn, càng sớm càng tốt.
(AFP) –
Hoa Kỳ đưa ra hạn chế đối với 37 doanh nghiệp bị cáo buộc sử dụng lao động
cưỡng bức ở Tân Cương. Theo
thông báo được Washington công bố hôm qua, 14/01/2025, các công ty bị hạn chế,
chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, năng lượng và khoáng sản. Nếu các
doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn kinh doanh với các công ty này thì phải có giấy phép.
37 công ty này cũng bị cấm xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp sang Hoa Kỳ. Tổng
cộng, 144 doanh nghiệp đã bị đưa vào danh sách đen này, vì bị cáo buộc sử dụng
lao động cưỡng bức người thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.
(AFP)
– Washington cấm bán tại Mỹ các xe hơi kết nối với internet, sử
dụng công nghệ của Trung Quốc hoặc Nga. Bộ Thương Mại Mỹ hôm qua, 14/01/2025,
thông báo cấm bán các xe kết nối sử dụng công nghệ Trung Quốc và Nga, kể cả
về mặt linh kiện và phần mềm, vì có thể gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
Đây là kết luận được đưa ra sau khi bộ Thương Mại Mỹ tiến hành điều tra từ cuối
tháng 9/2024. Lệnh cấm sẽ bắt đầu từ năm 2027 với phần mềm và từ 2029 đối với
các thiết bị.
(AFP) –
Ấn Độ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) tại
Pháp. Đây
là thông báo của bộ trưởng Pháp phụ trách Trí tuệ nhân tạo Clara Chappaz, hôm
nay, 15/01/2025. Hội nghị sẽ diễn ra tại Paris từ ngày 10 đến ngày 11/02/2025.
Lãnh đạo các công ty hàng đầu, như Sam Altman (OpenAI), Dario Amodei
(Anthropic), Arthur Mensch (MistralAI) và các lãnh đạo của Aleph Alpha,
Accenture, Mozilla và Signal đã xác nhận sẽ tham gia. Theo điện Elysée, các
cuộc thảo luận sẽ tập trung vào một số mục tiêu ưu tiên, như phát triển AI bền
vững hơn (tốn ít năng lượng hơn) và phục vụ lợi ích chung, với việc thiết lập
một nền quản trị toàn cầu AI mở rộng cho nhiều người hơn.
(AFP) –
Pháp : 87 hiệp hội thông báo rời khỏi mạng xã hội X. Hôm nay, 15/01/2024, trong một bài đăng
trên Le Monde, gần 80 hiệp hội về nhân đạo hoặc môi trường,.. trong đó có
Greenpeace và Emmaus ở Pháp, thông báo ngừng sử dụng tài khoản trên mạng xã hội
X vì nền tảng này “thúc đẩy các nội dung thù hận, và loan truyền các thuyết âm
mưu và chủ nghĩa hoài nghi khí hậu”. Còn Elon Musk đã biến X thành “một không
gian loan truyền thông tin sai lệch, không có đủ nguồn lực để kiểm duyệt thông
tin”, “trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng”. Tại châu Âu, hơn 60 trường đại
học của Đức và Áo đã tuyên bố rút khỏi X vào tuần trước, và bày tỏ lo ngại về
tính “phản dân chủ thái quá” của nền tảng này.
(Le
Figaro) – Thế Vận Hội Paris : Hơn 100 huy chương lỗi bị trả lại. Le Figaro hôm 13/01/2025 dẫn lại thông
tin của La Lettre, theo đó, tổng cộng có khoảng một trăm tấm huy chương của Thế
vận hội Olympic Paris đã nhanh chóng bị hư hỏng và bị các vận động viên trả
lại. Ngay từ ngày 9/8, vài ngày sau khi giành huy chương đồng với môn bơi tiếp
sức, vận động viên Pháp Maxime Grousset cho biết huy chương anh được trao đã
« trông như bị hỏng và hơi rỉ ».
TIN TỨC: THỨ NĂM 16.01.2025
1/ SAU 5 NĂM VỤ SÁT HẠI ÔNG LÊ ĐÌNH KÌNH Ở XÃ ĐỒNG TÂM
Năm năm sau ngày bạo quyền
điều động ba ngàn công an tấn công vào xã Đồng Tâm và bắn chết ông Lê Đình
Kình, gia đình bà quả phụ Dư Thị Thành cho biết vẫn bị công an địa phương tiếp
tục sách nhiễu và đàn áp.
Vào ngày thứ Ba 14/1 vừa
qua, gia đình đã tổ chức lễ giỗ lần thứ năm của ông Lê Đình Kình, người có 57
năm tuổi đảng.
Cần biết là cách đây năm
năm, vào rạng sáng ngày 9/1 năm 2020, bạo quyền Việt Nam đã điều động công an
tấn công vào tư gia của ông Kình, bắn chết ông và bắt giữ đánh đập gần 30 người
khác trong vụ giải quyết tranh chấp đất đai rộng 59 mẫu ở cánh đồng Sênh.
Bà quả phụ Dư Thị Thành,
người chứng kiến cảnh công an bắn chết chồng mình và cũng bị công an bắt giữ,
đánh đập và sỉ nhục hôm đó, cho biết là bọn công an vẫn sách nhiễu gia đình bà
như là lực lượng phản động. Bà cho biết thêm là khi tấn công, công an đã bắn
bừa bãi khiến ngôi nhà lỗ chỗ vết đạn và hiện vẫn còn những chứng tích đó.
Ngôi nhà từ đó tới nay vẫn
chưa được sửa lại do ông bị bắn chết, còn các con trai, cháu trai bị bắt dẫn tới
cảnh nhà chỉ còn toàn phụ nữ khiến điều kiện kinh tế quá khó khăn.
Trong cuộc tấn công vào xã Đồng
Tâm, có ba công an bị chết khi rơi xuống hố sâu. Bạo quyền cáo buộc là khi bị
rơi xuống giếng này, hai người con trai của ông bà là Lê Đình Công và Lê Đình
Chức sai người đổ xăng và thiêu chết họ.
Bà Thành cho biết trong lúc
bị công an tấn công, người con trai là ông Chức bị thương ở đầu bên trái. Cộng
thêm việc bị đánh đập và tra tấn trong lúc tạm giam nên ông đã bị tê liệt nửa
người, không thể tự đi mà phải có hai công an xốc nách mỗi khi gặp gia đình
trong các buổi thăm gặp. Bà Thành cho biết là hai đứa con trai bị kết án tử
hình đều rất suy yếu ở trong tù, thậm chí muốn chết cũng không chết được.
Bà Thành cho hay khi gia
đình muốn làm giấy khai tử cho cụ Kình, phía công an từ chối xác nhận vì họ
muốn gia đình khai ông bị bắn chết ở cánh đồng Sênh, trong khi bà chỉ muốn khai
đúng sự thực.
2/ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VTC ĐÓNG CỬA, SA THẢI HÀNG NGÀN PHÓNG VIÊN
Hơn một ngàn phóng viên,
biên tập viên và các nhân viên hành chính của đài VTC và một số đài khác đã bị
sa thải từ ngày 15/1, trong khi đài truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận nhiệm vụ
của các đài này chứ không tiếp nhận nhân viên.
Kể từ ngày 15/1, 13 đài
truyền hình VTC cùng các đài VOV TV, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Thông
tấn đã ngừng hoạt động. Đài truyền hình quốc hội cũng đã ngừng hoạt động từ
ngày đầu năm mới.
Đây được xem là một phần
trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống nhằm giảm trùng lắp, nâng
cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí theo nghị quyết 18 của bộ chính trị
CSVN.
Một nữ nhân viên của đài VTC,
với thâm niên làm việc trong 20 năm qua, cho biết bà cùng các đồng nghiệp rất
sốc và hoang mang về việc ngừng hoạt động của đài. Bà cho biết là chưa biết
tương lai khi Tết Nguyên đán cận kề.
Cần biết là đài truyền hình
VTC được thành lập từ năm 2004, sau chuyển thành đơn vị trực thuộc bộ thông tin
và truyền thông, tức bộ 4T. Đến năm 2015, VTC được sáp nhập vào đài tiếng nói
Việt Nam. Tuy không phải là đài quốc gia nhưng VTC lại được phổ biến trên cả
nước và thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền như một đài truyền hình quốc gia.
3/ TỔNG THỐNG NAM HÀN BỊ BẮT GIAM VỚI CÁO BUỘC NỔI LOẠN
Vào hôm qua 15/1, văn phòng
điều tra các quan chức cao cấp tham nhũng đã bắt tạm giam Tổng thống Yoon Suk
Yeol, đang bị đình chỉ chức vụ vì các buộc nổi loạn sau cú ban hành thiết quân
luật đêm 3/12 năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử chính trị Nam Hàn, một tổng thống đương nhiệm, bị bắt sau quyết định
phế truất của quốc hội.
Sau nỗ lực bắt giữ Tổng
thống Yoon Suk Yeol không thành vào đầu tháng này, các nhân viên của văn
phòng nói trên, với sự hỗ trợ của hàng ngàn cảnh sát, đã có mặt tại dinh tổng
thống ở thủ đô Seoul, nơi ông Yoon cố thủ từ nhiều tuần qua.
Việc bắt giữ không gặp sự
kháng cự đáng kể nào của lực lượng bảo vệ tổng thống. Trong một hình ảnh đăng
trên mạng, tổng thống đương nhiệm Nam Hàn tuyên bố tuân thủ lệnh bắt để “tránh
đổ máu đáng tiếc” có thể xảy ra, nhưng ông không công nhận tính hợp pháp của
cuộc điều tra.
Theo lệnh bắt giữ, ông Yoon
bị tạm giam 48 giờ nhưng có thể được gia hạn tùy theo yêu cầu thẩm vấn
của tư pháp và cơ quan điều tra. Theo tiết lộ của một quan chức, ông Yoon
từ chối ghi hình thẩm vấn.
Lần thi hành lệnh bắt thứ 2
hôm qua diễn ra trong không khí khá căng thẳng, với hơn 3500 cảnh sát, trong đó
có cả lực lượng đặc nhiệm được điều động hỗ trợ. Trong khi đó bên ngoài dinh
tổng thống, người ủng hộ và chống tổng thống vẫn tiếp tục biểu tình.
Cuộc
bắt giữ diễn ra vào lúc 5 giờ sáng, với lực lượng giữ gìn trật tự đã vấp phải
những người ủng hộ đến hỗ trợ đội cận vệ của tổng thống nhằm đẩy lùi cuộc tấn
công của cảnh sát. Phải dùng đến thang dây, sau hơn ba tiếng đồng hồ các
nhân viên điều tra mới vượt qua ba hàng rào bảo vệ dinh tổng thống. Đến gần
11 giờ sáng, đoàn xe cảnh sát cuối cùng đã ra khỏi khu dinh cùng với tổng
thống.
4/ DO THÁI VÀ HAMAS ĐẠT THỎA THUẬN VỀ NGỪNG BẮN Ở DẢI GAZA
Giới đàm phán vào hôm qua 15/1
đã đạt được thỏa thuận theo từng giai đoạn nhằm chấm dứt cuộc chiến ở dải Gaza
giữa Do Thái và phe Hamas sau 15 tháng xung đột đã giết chết hàng chục ngàn
người Palestine và gây ra tình trạng căng thẳng ở Trung Đông.
Thỏa thuận này hiện vẫn
chưa được công bố chính thức, nêu rõ giai đoạn ngừng bắn ban đầu kéo dài 6 tuần
và bao gồm việc rút dần lực lượng Do Thái khỏi Dải Gaza và thả các con tin do
Hamas bắt giữ để đổi lấy các tù nhân Palestine.
Giai đoạn một bao gồm việc
thả 33 con tin Do Thái, gồm tất cả phụ nữ, trẻ em và nam giới trên 50 tuổi. Các
cuộc đàm phán về việc thực hiện giai đoạn hai sẽ bắt đầu vào ngày thứ 16 của
giai đoạn một và dự trù sẽ bao gồm việc thả tất cả các con tin còn lại, lệnh
ngừng bắn vĩnh viễn và việc rút toàn bộ lực lượng Do Thái khỏi Gaza.
Giai đoạn ba dự kiến sẽ
giải quyết việc trả lại tất cả các thi thể còn lại và bắt đầu quá trình tái
thiết Gaza, do Ai Cập, Qatar và Liên Hiệp Quốc giám sát.
Hamas, nhóm chiến binh
Palestine chiếm ưu thế tại Gaza, cho biết phái đoàn của họ đã trao cho các nhà
trung gian sự chấp thuận của họ đối với thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con
tin.
Nếu thành công, lệnh ngừng
bắn theo từng giai đoạn đã lên kế hoạch có thể ngăn chặn giao tranh đã khiến
phần lớn khu vực Gaza bị tàn phá, vốn đã khiến cho hầu hết dân số trước chiến
tranh của vùng đất này là hơn 2 triệu người phải di dời và giết chết hàng chục
ngàn người.
Cần nhắc lại, cuộc chiến
này xảy ra sau khi các chiến binh Hamas vượt qua các rào cản an ninh, xông vào
các cộng đồng ở khu vực biên giới Do Thái vào ngày 7/10 năm 2023, giết chết
1200 binh sĩ và thường dân, đồng thời bắt cóc hơn 250 con tin Do Thái.
VNTB
– Bộ Công thương nhắn nhủ người dân chuẩn bị tinh thần tăng giá điện
VNTB
– Hai vụ tai nạn chết 9 người trong 10 tiếng đồng hồ: đâu phải do ý thức người
dân
Năm
câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025
Mức
phạt theo Nghị định 168 đã đúng luật chưa?16/01/2025
Văn
hoá dùng mạng xã hội và nỗi sợ online16/01/2025
Dạ
Thảo Phương: Trả lời mối quan hệ cá nhân giữa tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều16/01/2025
“Thí
điểm mời chuyên gia bên ngoài làm lãnh đạo viện, trường” và giải phóng nội lực15/01/2025
Sự thật và
Công lý15/01/2025
Kỷ
niệm vụ sát hại ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm: Sau năm năm gia đình vẫn bị chính
quyền trấn áp15/01/2025
Vài
so sánh từ Nghị định 16815/01/2025
Quan
hệ thương mại Mỹ – Việt trong tầm ngắm, có thể điều chỉnh lại 15/01/2025
Nghị
định 168 không hề được ban hành theo thủ tục rút gọn. Đây là 3 lý do14/01/2025
Hà
Phan - Nhìn đúng bệnh để bốc đúng thuốc
Ngọc
Vinh - Thật dễ sợ khi đọc bài báo trên Tiền Phong
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 15.01.2025
Tiger
Chung - Thử làm một bài toán về giao thông
Mai
Quốc Ấn - Nghị định 168 ra đời lúc chưa phải là mùa mưa!
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chính quyền nhân văn sẽ làm mọi
cách để bạn không bị phạt 16/01/2025
Thặng dư thương mại 1.000 tỷ đô
la của Trung Quốc khiến nhiều nước e ngại 16/01/2025
Trump có nguy cơ biến nước Mỹ
thành một quốc gia bất hảo 16/01/2025
Những ngã rẽ của chủ nghĩa xã
hội – Kỳ 1: Ba nhà tư tưởng 16/01/2025
Vài lời về Chỉ số Sáng tạo 15/01/2025
Dân chủ và bệnh sùng bái cá
nhân, tản mạn suy nghĩ theo lịch sử cận đại 15/01/2025
Trump, Tây Âu và Greenland 15/01/2025
Dự án của Trump Organization ở
Hưng Yên có giúp Việt Nam tránh thuế Mỹ? 14/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CHO THÔI LÀM NHIỆM VỤ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI ÔNG DƯƠNG VĂN AN
https://tuoitre.vn/cho-thoi-lam-nhiem-vu-dai-bieu-quoc-hoi-voi-ong-duong-van-an-2025011519133682.htm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị
quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương
Văn An.
Chiều 15-1, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã có thông cáo
báo chí về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với
ông Dương
Văn An.
Theo đó, chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm
nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định pháp
luật có liên quan, căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền, căn cứ tờ trình
của Ban Công tác đại biểu.
Đồng thời xét đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ngày
10-1 của ông Dương Văn An, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín
thông qua và ban hành nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc
hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh
Phúc.
Trước đó, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông
Dương Văn An.
Kết luận của Bộ Chính trị cho thấy ông Dương Văn An trong thời
gian giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (từ tháng 10-2020 đến tháng 3-2024)
đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, tiêu cực.
Vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách
nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách nhà nước, dư
luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Ông An sau đó đã thôi giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
ÔNG NGUYỄN CAO TRÍ VÀ
MAI TIẾN DŨNG HẦU TÒA VÌ 'SIÊU DỰ ÁN' ĐẠI NINH
'Đại gia' Nguyễn Cao Trí bị đưa ra xét xử cùng
cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong vụ án liên
quan đến siêu dự án Đại Ninh (Lâm Đồng).
Sáng nay 16.1, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án liên
quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh
(H.Đức Trọng, Lâm Đồng).
10 bị cáo hầu tòa, trong đó, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh
(Công ty Sài Gòn Đại Ninh),
là người duy nhất bị truy tố tội đưa hối lộ.
6 người bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Trần Đức Quận, cựu Bí
thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc
Khánh, Hoàng Xuân Văn và Nguyễn Nho Định, đều là cựu cán bộ Thanh tra Chính
phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.
3 người còn lại bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ, gồm: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; Nguyễn Hồng
Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ
trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ.
"Đại gia" Nguyễn Cao Trí và phi vụ
"hồi sinh" siêu dự án Đại Ninh
Theo cáo trạng, năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Phan
Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy
chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng
sinh thái Đại Ninh. Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch thực hiện là 3.595
ha.
Quá trình thực hiện, dự án có nhiều vi phạm như không nộp tiền
sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm tiến độ… Do đó, tháng 6.2020,
Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, kiến nghị Thủ tướng giao UBND
tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại dự án nêu trên.
Nắm được thông tin, ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Công ty CP Tập
đoàn đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà
Phan Thị Hoa. Dù đang trong thời điểm bị kiến nghị thu hồi, nhưng nhờ sự ủng hộ
của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, việc "sang tay" dự án vẫn thực hiện êm
xuôi. Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Hoa
sang ông Trí.
Tiếp đó, ông Trí lợi dụng mối quan hệ, dùng lợi ích vật chất để
câu kết với nhiều cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ,
Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm điều chỉnh trái pháp luật các quyết định
liên quan đến việc xử lý sai phạm tại dự án Đại Ninh.
Kết quả là, dự án này "hồi sinh" một cách ngoạn mục,
từ diện phải thu hồi sang không thu hồi. Ông Trí sau đó bán dự án cho Công ty
TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Thiên Vương thuộc Tập đoàn Novaland, với
tổng số tiền 27.600 tỉ đồng. Nhờ đó, bị cáo thu lợi 2.700 tỉ đồng.
Hối lộ tiền tỉ cho bí thư và chủ tịch tỉnh
Vẫn theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, sau khi bị kiến nghị
thu hồi dự án, Công ty Sài Gòn Đại Ninh 5 lần gửi đơn đến lãnh đạo Chính phủ đề
nghị được tiếp tục triển khai. Văn phòng Chính phủ căn cứ theo quy chế hoạt
động, chuyển đơn thông thường đến Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Lâm Đồng. Do
không có căn cứ, không đúng đối tượng…, các nội dung kiến nghị đều không được
giải quyết.
Đầu tháng 10.2020 và giữa tháng 1.2021, ông Trí 2 lần ra Hà Nội
gặp cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhờ ông Dũng
bút phê vào đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh để tham mưu lãnh đạo Chính phủ chỉ
đạo chuyển cho Thanh tra Chính phủ.
Cơ quan tố tụng xác định 2 lá đơn do ông Trí soạn thảo và nhờ
chuyển có nội dung tương tự như 5 đơn trước đó, đều không có căn cứ để giải
quyết. Thế nhưng, bằng sự trợ giúp của một số cán bộ, trong đó có ông Dũng,
những lá đơn này cuối cùng vẫn được đồng ý chuyển đơn và chỉ đạo Thanh tra
Chính phủ giải quyết. Đây là tiền đề cho hàng loạt sai phạm tiếp theo.
Về phía Thanh tra Chính phủ, cơ quan này thành lập tổ công tác
để kiểm tra, xác minh kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Tuy nhiên, thay
vì xác minh năng lực tài chính cũng như việc khắc phục sai phạm của doanh
nghiệp, tổ công tác lại chỉ căn cứ vào tài liệu do ông Trí cung cấp, thông
đồng, câu kết nhằm hợp thức hồ sơ, từ đó đề xuất điều chỉnh kết luận thanh tra
theo hướng không thu hồi dự án nữa.
Quá trình "hồi sinh" dự án, ông Nguyễn Cao Trí chi 200
triệu đồng "cảm ơn" ông Mai Tiến Dũng; đưa hối lộ cho ông Trần Đức
Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, 5 lần với tổng số 2,1 tỉ đồng; đưa hối lộ
cho ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, 7 lần với tổng số 4,2
tỉ đồng…
HƠN 200 HỘ DÂN KHỔ VÌ
TRIỀU CƯỜNG
https://thanhnien.vn/hon-200-ho-dan-kho-vi-trieu-cuong-185250115184440617.htm
Nhiều năm nay, mỗi khi triều cường, hơn 200 hộ
dân ở thôn Đông Điền (xã Phước Thắng, H.Tuy Phước, Bình Định) lại phải vất vả lội nước do tuyến đường
chính bị ngập nặng.
Theo ông Phạm Văn Chạy (60 tuổi, ở thôn Đông Điền), vào mùa
đông, triều
cường dâng cao khiến
tuyến đê ngăn mặn, cũng là tuyến giao thông chính qua thôn Đông Điền, ngập
sâu, mọi người đi lại rất
vất vả. Những năm trước, đường chỉ ngập khoảng 15 - 20 cm trong thời gian ngắn,
còn từ 2 năm trở lại đây ngập tới 40 - 50 cm, kéo dài đến 20 ngày/tháng.
"Đường ngập liên tục vào mùa đông. Để bảo đảm an toàn cho con em mình, nhất
là các cháu đang tuổi đi học, cha mẹ phải dành thời gian đưa đến trường và đón
về ngày hai buổi nên ảnh hưởng lớn tới công ăn việc làm. Trong
các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con đều nêu ý kiến xin nhà nước cho nâng cấp tuyến đê kết
hợp làm đường giao thông vượt
mức triều cường để người dân đi lại thuận tiện, con em đến trường được an toàn
hơn", ông Phan Văn Trung (52 tuổi, ở thôn Đông Điền) nói.
Ông Nguyễn
Văn Công, Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, xác nhận việc người dân phản ánh tình
trạng ngập đường do triều cường tại thôn Đông Điền là đúng, song, kinh phí để
nâng cấp tuyến đường lên tới gần 2 tỉ đồng, vượt quá khả năng của xã. Hơn nữa,
tuyến đường là tuyến đê Đông do Chi cục Phòng chống lụt bão và quản lý đê điều
tỉnh Bình Định (trực thuộc Sở NN-PTNT) quản lý nên việc nâng cấp phải có sự
đồng ý của đơn vị chủ quản. "Đoạn đê Đông kết hợp giao thông nói trên có
chiều dài 1.200 m, từ thôn Đông Điền đến thôn Huỳnh Giản Bắc (xã Phước Hòa,
H.Tuy Phước). Địa phương đang làm tờ trình xin kinh phí từ huyện và Sở NN-PTNT
tỉnh Bình Định để đầu tư nâng cấp, nhằm vừa bảo đảm an toàn tuyến đê Đông vừa
đảm bảo đường giao thông để việc đi lại của người dân được thuận lợi", ông
Công cho biết thêm.
VỤ GIÁ ĐỖ ‘NGẬM’ CHẤT
CẤM: THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP NÓI THẲNG NHIỀU SỰ THẬT
Thanh Huyền
TPO - "Đây là hành vi cố tình vi phạm quy
định về an toàn thực phẩm và việc khởi tố là hoàn toàn chính xác. Chúng ta vẫn
đang loay hoay không biết trách nhiệm thuộc về đơn vị nào. Tôi nhấn mạnh việc
cố tình vi phạm là lỗi của cơ sở sản xuất" - ông Trần Thanh Nam - Thứ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - khẳng định.
Lộ nhiều kẽ hở về quản lý an toàn thực phẩm
Chiều 15/1, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường -
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo cáo cập
nhật thông tin vụ việc phát hiện và khởi tố một số cơ sở sản xuất giá đỗ cố tình sử dụng chất cấm ngoài
danh mục được phép sử dụng.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở
NN&PTNT Đắk Lắk - cho biết, trong ngày
15/12/2024, sở đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
cùng Công an tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu tại 6 cơ sở làm giá đỗ. Tổng cộng, 35 mẫu giá
đỗ đã được thu thập.
Đây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, cố
tình sử dụng chất cấm trong sản xuất giá đỗ. Ngày
25/12/2024, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án và lệnh bắt bị can để
tạm giam với 4 chủ cơ sở trên. Hiện nay, các vụ án đang được điều tra, xử lý
theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh đã được yêu cầu thu
hồi toàn bộ sản phẩm giá đỗ nhập từ các đơn vị sai phạm và tiêu hủy 343 kg sản
phẩm. Sở NN&PTNT cũng thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm đã cấp cho Công ty TNHH Lâm Đạo, đơn vị cung cấp cho Bách Hóa Xanh
300-400 kg giá đỗ/ngày. Sở cũng đề xuất UBND tỉnh tăng cường các biện pháp quản
lý, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam
nhận định: "Đây là hành vi cố tình vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
và việc khởi tố là hoàn toàn chính xác. Chúng ta vẫn đang loay hoay không biết
trách nhiệm thuộc về đơn vị nào. Tôi nhấn mạnh việc cố tình vi phạm là lỗi của
cơ sở sản xuất. Vì thế chúng ta cần bàn về việc khắc phục tình trạng này trong
tương lai. Các cơ quan liên quan có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ chuỗi từ sản
xuất, sơ chế, chế biến đến phân phối, nhằm phát hiện và khắc phục các kẽ hở về
quản lý an toàn thực phẩm".
Qua vụ việc sản xuất giá đỗ vi phạm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam
nhấn mạnh một số vấn đề cần quản lý chặt chẽ hơn, bao gồm: Rà soát lại các cơ
sở sản xuất; tăng cường các tiêu chí tại cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn
thực phẩm và quản lý kỹ hệ thống phân phối, tiêu thụ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề xuất xem xét lại tính hiệu quả
của các biện pháp xử phạt hiện hành, đồng thời áp dụng hình thức giám sát toàn
diện để nâng cao tính răn đe.
Tăng cường trách nhiệm trong chuỗi sản xuất và
phân phối
Ông Ngô Hồng Phong - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát
triển thị trường, Bộ NN&PTNT - cho rằng việc giám sát và kiểm tra đầu vào
tại các chuỗi phân phối, như Bách Hóa Xanh, vẫn còn nhiều lỗ hổng. Điều này đòi
hỏi cần tăng cường phối hợp giữa các đơn vị quản lý và các bên liên quan để
kiểm tra định kỳ và đột xuất một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế nguồn lực của tất cả các cơ quan Trung
ương, địa phương hiện nay chưa thể nào kiểm tra, giám sát được hết các cơ sở
thuộc diện phạm vi quản lý. Cơ chế Nghị định 15/2018/NĐ-CP đề xuất vai trò và
trách nhiệm của các cơ sở sản xuất. Cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu thực hiện
việc hậu kiểm, nhưng với nguồn lực hiện tại, không thể đảm bảo được hiệu quả
giám sát 100%.
Cũng theo ông Phong, một số Sở NN&PTNT cũng kiến nghị cần
kiểm tra và chứng nhận các lô sản xuất trước khi đưa ra thị trường. Nếu bất kỳ
khâu nào bị bỏ sót, nguy cơ xảy ra sai phạm sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT - Đắk Lắk đề
xuất Bộ NN&PTNT cần có quy định rõ ràng và thống nhất về quản lý chất lượng
và an toàn thực phẩm, tránh tình trạng phân tán như hiện nay.
Lấy ví dụ với sầu riêng, ông Hà nhấn mạnh cần kiểm soát chất
lượng ngay từ giai đoạn trồng trọt ngoài đồng, chăn nuôi tại chuồng trại, đến
khâu sơ chế, chế biến để ngăn ngừa tình trạng mất an toàn thực phẩm. Các chợ
đầu mối, bến bãi cũng cần được quản lý chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh trong toàn
chuỗi sản xuất và phân phối.
Kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất thay
đổi nhằm tăng cường trách nhiệm trong chuỗi sản xuất và phân phối. Ông kiến
nghị xem xét tăng tần suất lấy mẫu so với Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nâng cao
trách nhiệm báo cáo kết quả cho Sở NN&PTNT, đồng thời nhấn mạnh vai trò của
cơ sở sản xuất, kể cả quy mô nhỏ lẻ, trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật đánh
giá tác động của chất cấm ngoài danh mục được sử dụng ngâm giá đỗ có ảnh hưởng
như thế nào đến sức khỏe, từ đó đưa ra mức xử phạt hợp lý, yêu cầu các siêu
thị, cửa hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp.
CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ
KH&ĐT TPHCM HẦU TÒA VỤ ÁN THỨ 2
Tân
Châu
https://tienphong.vn/cuu-pho-giam-doc-so-khdt-tphcm-hau-toa-vu-an-thu-2-post1709708.tpo
TPO - TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
11 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công
nghệ cao TPHCM, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T, Sở KH&ĐT
TPHCM và các đơn vị liên quan.
Hôm nay (15/1), TAND
TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ sai
phạm xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TPHCM, Công
ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T, Sở KH&ĐT TPHCM và các đơn vị
liên quan.
11 bị cáo, trong đó có
ông Đinh Minh Hiệp (cựu Trưởng Ban quản lý Khu Nông nghiệp công
nghệ cao TPHCM) bị xét xử
về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại
khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Hai bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TPHCM), Phan
Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Quản lý đầu tư Sở KH&ĐT TPHCM) bị xét xử về
tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại
khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, bà Minh đã
bị tuyên án 7 năm 6 tháng tù trong vụ án liên quan Công ty AIC.
Theo cáo trạng, quá
trình tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm trang thiết bị của hai Dự án Nấm
và Mems, bị cáo Hoàng Minh Bá (Giám đốc Công ty T.S.T), đã thỏa thuận và thống
nhất với Ngô Võ Kế Thành (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ
cao), về danh mục và giá dự toán của Dự án Mems; thỏa thuận với Đinh Minh Hiệp
và Phạm Tấn Kiên (Trưởng phòng Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM), về danh mục và giá dự toán của Dự án Nấm
từ giai đoạn xây dựng Dự án.
Bị cáo Huỳnh
Minh Bá đã tác động đến
các cán bộ của Sở KH&ĐT TPHCM để
phê duyệt Dự án, phê duyệt các thủ tục cần thiết trước khi tiến hành đấu thầu.
Sử dụng báo giá từ các công ty của chính mình để phục vụ việc thẩm định giá và
lập dự toán, đảm bảo rằng các mức giá đã thỏa thuận với Chủ đầu tư được thực
hiện. Ông Bá còn chỉ đạo việc điều chỉnh sai lệch số liệu trong báo cáo tài
chính năm 2017 của Công ty T.S.T, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Ngoài ra, bị cáo Bá đã
thiết lập các ‘quân xanh’ là
Công ty Mictec và Công ty Sơn Bình để tạo điều kiện cho Công ty T.S.T trúng
thầu theo đúng danh mục và giá đã thống nhất với các chủ đầu tư.
Cáo trạng cho biết,
hành vi của Hoàng Minh Bá đã gây thiệt hại cho Nhà nước 39,4 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bị
cáo Đinh Minh Hiệp là người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư Dự án Nấm. Ngay từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, ông Hiệp đã thỏa thuận, thống nhất với bị cáo Hoàng Minh
Bá để Công ty T.S,T của ông Bá cung cấp thiết bị cho Dự án Nấm.
Ông Hiệp đã lợi dụng
chức vụ và quyền hạn được giao, ông Hiệp bổ nhiệm ông Phạm Tấn Kiên làm Tổ
trưởng Tổ chuyên gia Dự án Nấm và chỉ đạo cho ông Kiên tạo điều kiện cho ông Bá
tiếp cận, nghiên cứu, chuẩn bị tham dự gói thầu mua sắm thiết bị từ trước khi phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông qua đó tạo điều kiện cho công ty của
ông Bá dự và trúng thầu, gây thiệt hại cho nhà nước trên 33 tỷ đồng, ông Hiệp
được hưởng lợi 1 tỷ đồng.
Chiều nay, HĐXX sẽ
tiến hành thẩm vấn các bị cáo. HĐXX cho biết phiên tòa dự kiến diễn ra đến hết
ngày 17/1.
CỰU PHÓ CHỦ TỊCH
PHƯỜNG LẠM QUYỀN KÝ CẤP SỔ ĐỎ CHO CON RUỘT NHẬN 4 NĂM TÙ
Tòa án nhân dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã
tuyên phạt 4 năm tù đối với bị cáo Trần Thanh Tùng - cựu phó chủ tịch UBND
phường Ninh Hải - về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ khi ký cấp sổ đỏ
cho con ruột.
Chiều 15-1, Tòa án nhân dân thị xã Ninh Hòa tuyên án sơ thẩm,
phạt bị cáo Trần Thanh Tùng (58 tuổi, cựu phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải) 4
năm tù; bị cáo Trịnh Thanh Bình (43 tuổi, cựu công chức địa chính phường Ninh
Hải) 3 năm tù cùng về tội "lạm quyền trong khi thi hành công vụ".
Tòa cũng tuyên phạt 9 tháng tù với bị cáo Trần Hải (61 tuổi, cựu
chủ tịch UBND phường Ninh Hải) và 12 tháng tù đối với Hồ Nhật Trung (51 tuổi,
cựu nhân viên Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ninh Hòa) cùng về tội
"thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo nội dung phiên tòa, năm 2017 ông Bình biết rõ ông Trần
Thanh Tùng - phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải - không được phân công phụ trách
lĩnh vực đất đai nhưng vẫn làm theo chỉ đạo, thực hiện không đúng quy trình thủ
tục trong xác lập hồ sơ, tham mưu UBND phường Ninh Hải đề nghị cấp sổ
đỏ lần đầu cho bà Trương Thị Xiềng không đúng đối tượng đối với
đất do Nhà nước quản lý.
Ông Tùng không được phân công phụ trách chứng thực và quản lý
đất đai nhưng ký phiếu yêu cầu đo vẽ, trực tiếp chỉ đạo Bình làm thủ tục đề
nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
bà Xiềng.
Trong nhiệm kỳ
2016 - 2021, ông Tùng không được phân công quản lý chứng thực nhưng đã lạm quyền,
chỉ đạo Trần Vũ Anh Kiệt là cán bộ
công chức tư
pháp lập nội dung lời chứng, rồi ông Tùng tự ký chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa bà Xiềng và ông Trần Thanh Tuấn (con ruột ông Tùng)
Tòa nhận định vì động cơ cá nhân, ông Tùng đã làm trái công vụ
khi ký phiếu yêu cầu dịch vụ đo vẽ, trực tiếp tham gia đo đạc; chỉ đạo ông Bình
xác lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tách thửa, chứng
thực chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc là đất núi chưa sử dụng do
UBND phường Ninh Hải quản lý.
Còn ông Trần Hải là chủ tịch UBND phường Ninh Hải, được phân
công phụ trách lĩnh vực đất đai nhưng thiếu kiểm tra, giám sát quy trình, thủ
tục thực hiện trước khi ký xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và phê
duyệt tờ trình đề nghị cấp sổ đỏ thửa đất số 406, tờ bản đồ số 11, diện tích
14.238m2tại phường Ninh Hải cho bà Xiềng, vi phạm quy định.
Hồ Nhật Trung là nhân viên thuộc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất
đai thị xã Ninh Hòa có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ đất đai, nhưng
không làm hết chức trách nhiệm vụ được giao trong quá trình thẩm tra hồ sơ.
Hành vi sai phạm của các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn
455 triệu đồng.
QUẢNG NAM: CƯỠNG CHẾ 7
DOANH NGHIỆP NỢ THUẾ TIỀN TỶ
https://congthuong.vn/quang-nam-cuong-che-7-doanh-nghiep-no-thue-tien-ty-369667.html
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cưỡng chế thuế bằng
biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với 7 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ.
Ngày 15/01/2025, theo
thông tin từ Cục Thuế tỉnh Quảng Nam,
ông Nguyễn Văn Tiếp, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành các
Quyết định số 197, 199, 203, 205, 207, 209, 213/QĐ-CTQNA, ngày 08/01/2025,
cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với 7 doanh nghiệp do
nợ thuế.
Các doanh nghiệp nợ
thuế gồm: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Hoàng Trí Phát, Công ty
TNHH dịch vụ du lịch Hoàng Anh Phát, Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ khách
sạn Minh Tâm Anh, Công ty TNHH MTV Hà Linh Hội An, Công ty TNHH thương mại và dịch
vụ Hoàng Hùng Phát, Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Vi Tâm và Công ty
TNHH dịch vụ du lịch Hùng Minh.
Cụ thể, Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ du lịch Hoàng Trí Phát, địa chỉ trụ sở: 516 Hai Bà Trưng,
phường Tân An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001157240, bị
cưỡng chế với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng.
Công ty TNHH dịch vụ
du lịch Hoàng Anh Phát, địa chỉ trụ sở: 516 Hai Bà Trưng, phường Tân An, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001160959, bị cưỡng chế bằng biện pháp
ngừng sử dụng hóa đơn với số tiền bị cưỡng chế hơn 5,2 tỷ đồng (kể cả nộp hộ
nhà thầu nước ngoài).
Công ty TNHH MTV
thương mại dịch vụ khách sạn Minh Tâm Anh, địa chỉ trụ sở: 333 Nguyễn Duy Hiệu,
phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001156977, bị
cưỡng chế với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Hà
Linh Hội An, địa chỉ trụ sở: 107 Bà Triệu, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001159079, bị cưỡng chế với số tiền hơn 1,3 tỷ
đồng.
Công ty TNHH thương
mại và dịch vụ Hoàng Hùng Phát, địa chỉ trụ sở: 516 Hai Bà Trưng, phường Tân
An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001124809, bị cưỡng chế với
số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV
thương mại và dịch vụ Vi Tâm, địa chỉ trụ sở: 06 Lê Lợi, phường Minh An, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001118555, bị cưỡng chế với số tiền
hơn 1,3 tỷ đồng.
Công ty TNHH dịch vụ
du lịch Hùng Minh, địa chỉ trụ sở: 33 Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân An, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; mã số thuế: 4001193697, bị cưỡng chế với
số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Lý do bị cưỡng chế,
các doanh nghiệp trên có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp
theo quy định của Luật Quản lý thuế. Các Quyết định có hiệu lực thi hành trong
thời hạn 1 năm, kể từ ngày 09/01/2025 đến ngày 08/01/2026.
Theo đó, các doanh
nghiệp trên sử dụng hóa đơn kể từ ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi
hành (ngày 09/01/2025) thì được coi là sử dụng hóa đơn không hợp pháp (trừ
trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh).
No comments:
Post a Comment