Friday, January 17, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 17 tháng 01 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Israel chuẩn bị phê chuẩn lệnh ngừng bắn ở Gaza, thỏa thuận thả con tin

TBT Tô Lâm phát thông điệp chớ ‘ngộ nhận, tự huyễn hoặc’ về công nghệ, chế tạo

Một bộ phim tài liệu đặt dấu hỏi về tác giả bức ảnh ‘Cô bé Napalm’

Trung Quốc tiếp cận các đồng minh của Mỹ trước lễ nhậm chức của Trump

Việt Nam phạt nặng lỗi giao thông: đường sá rối loạn, dân tình ta thán

HRW: Việt Nam đàn áp nhân quyền mạnh tay thêm dưới lãnh đạo mới

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ra tòa

CPJ: Năm 2024 Việt Nam giam cầm 16 nhà báo, xếp thứ 7 trên thế giới

Người Việt ở Mỹ quá hạn thị thực, từng phạm tội, lo lắng với chính sách di dân sắp tới

Điều kiện thời tiết ở Los Angeles cải thiện, giúp lính cứu hỏa có thời gian nghỉ ngơi

Công ty công nghệ Trung Quốc do các cựu thành viên Huawei thành lập lọt tầm ngắm FBI

Trung Quốc bị tố kết hợp với băng đảng và các công ty bình phong để do thám Đài Loan

Bin Đông: Indonesia tăng cường các quan h đi tác quc phòng và an ninh hàng hi

Được và mt nếu Vit Nam tham gia BRICS

‘Điu chnh mt s chc năng' nghĩa là giao hết cho Công an (phn 1)

 

RFA

Từ nồi sang chảo?

Bộ Công an xử lý người dân vì chỉ trích Nghị định 168 trên mạng xã hội

Báo cáo của HRW và CPJ: Tô Lâm lên nắm quyền lực, nhân quyền Việt Nam càng đi xuống

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà thúc đẩy đưa máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất vào Việt Nam

Nghị định 168: Tô Lâm, đèn đỏ và viễn cảnh... "tắc tử"

Phóng viên và nhân viên VTC hụt hẫng khi kênh truyền hình bị đóng cửa

Việt Nam có học tập được mô hình Singapore?

Nghị Định 168, 176: Khi công an viết luật

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân với Rosatom của Nga đang bị Mỹ trừng phạt

Nghị định 168: kẹt xe tác động đến nền kinh tế thế nào?

MobiFone đổi chủ sang Bộ Công an: người dân tiếp tục sử dụng hay chuyển mạng?

Kỷ niệm vụ sát hại ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm: Sau năm năm gia đình vẫn bị chính quyền trấn áp

Nghị định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán

Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý

Nguyễn Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do

Luật sư: bản án 13 năm tù đối với ông Lưu Bình Nhưỡng là "khiên cưỡng" và "bất công"

Cục Cảnh sát Giao thông giải thích lý do Nghị định 168 được ban hành chóng vánh

Tại sao Bộ Công an muốn quản lý MobiFone?

Luật sư: Không đủ căn cứ để kết tội ông Lưu Bình Nhưỡng

BBC

Rắc rối duy nhất của Trung Quốc không chỉ từ thuế quan của Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm: phía sau thông điệp 'ngộ nhận, tự huyễn hoặc, tự ru mình'

Việt Nam muốn học Tư tưởng Tập Cận Bình 'nhiều nhất có thể'?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza có thể gồm những gì?

Phía sau thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam - Nga

Ông Trump nhậm chức tổng thống khi nào? Xem trực tiếp ở đâu?

Sau khi tới Việt Nam, Thủ tướng Slovakia 'thân Nga' đối mặt lá phiếu bất tín nhiệm

Vợ tù binh Ukraine: phản quốc hoặc chồng bị tra tấn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị bắt, giữ quyền im lặng

Liên minh Trump-Musk làm phương Tây suy yếu

Ứng cử viên gây tranh cãi của ông Trump chuẩn bị cho phiên điều trần đầy thách thức

Ấn Độ: cô gái 18 tuổi cáo buộc 64 người đàn ông hiếp dâm mình trong 5 năm

Việt Nam

Cánh tay Bộ Công an vươn tới đâu sau tinh gọn?

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù

Hệ lụy nào từ chính sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?

Phỏng vấn sư Minh Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'

'Quyền lực' của hộ chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc

AI chủ quyền - cơ hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?

Bộ Công an tinh gọn bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?

Ông Đoàn Văn Báu: vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?

Phạt nặng giao thông: xử phạt hay trừng phạt?

Việt Nam xét xử cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Chàng Tây chạy hết chiều dài Việt Nam để làm từ thiện

Di cư tới Anh qua eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam

RFI

Trung Quốc phản đối ngoại trưởng tương lai Hoa Kỳ khi xem Bắc Kinh là « đối thủ nguy hiểm nhất »

Bầu cử lập pháp Đức : Lãnh đạo các chính phủ bảo thủ đến Berlin ủng hộ ứng viên Friedrich Merz

Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza sau 15 tháng chiến tranh

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Tổng thống Biden cảnh báo nguy cơ tài phiệt thao túng nước Mỹ

Anh và Ukraina ký kết hiệp ước đối tác an ninh “trăm năm”

Dùng mạng X cổ vũ cực hữu: "Cánh tay phải" của Trump bị cáo buộc tấn công nền dân chủ châu Âu

 Israel : Gia đình các con tin của Hamas « nín thở » chờ đón người thân trở về

Hàng nghìn người dân Palestine vui mừng với thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn, nhưng hy vọng nào cho Gaza?

Việt Nam: Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ra tòa

Hải quân Đài Loan sẵn sàng bảo vệ cáp viễn thông sau sự cố đứt cáp ngầm

Chính sách của Donald Trump với Iran khi trở lại Nhà Trắng

Israel-Hamas : Hưu chiến và hy vọng

Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu

 Hàn Quốc : Tổng thống Yool Suk Yeol bị bắt tạm giam vì cáo buộc «  nổi loạn »

Ukraina báo động phòng không toàn quốc đối phó với đợt tấn công của Nga vào hệ thống năng lượng

Mỹ : Chính quyền Biden rút Cuba ra khỏi danh sách đen, La Habana trả tự do cho hơn 500 tù chính trị

Bắt tổng thống đương nhiệm, tương lai chính trị Hàn Quốc thêm bất định

(NHK) – Anh và Nhật Bản tăng cường hợp tác để phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới. Bộ trưởng Quốc Phòng hai nước trong cuộc gặp hôm qua, 15/01/2025, đã nhất trí từ giờ cho tới cuối năm nay sẽ ký kết thỏa thuận tăng tốc phát triển một loại máy bay chiến đấu mới. Hai bên cũng bày tỏ mong muốn sớm thành lập một công ty liên doanh để thiết kế và chế tạo loại máy bay này.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Một tòa án ở Seoul sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ bắt tổng thống Yoon Suk Yeol. Một nguồn tin tư pháp hôm nay 16/01/2025 cho biết như trên, một hôm sau khi Văn phòng điều tra các quan chức cao cấp tham nhũng của Hàn Quốc (CIO) bắt tạm giam tổng thống Yoon Suk Yeol vì cáo buộc “nổi loạn”. Phiên tòa đầu tiên sẽ diễn ra lúc 17 giờ hôm nay, giờ Seoul. Tòa có 48 giờ để ra phán quyết, tính từ thời điểm nhận được khiếu nại từ các luật sư của ông Yoon vào chiều hôm qua. Tổng thống Yoon hôm nay cũng đã từ chối trả lời một cuộc thẩm vấn mới.

(Reuters) – Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung : Hàng loạt công ty của hai bên bị đưa vào danh sách đen. Hôm qua, 15/01/2025, bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết đã bổ sung bốn công ty Mỹ vào “Danh sách thực thể không đáng tin cậy” do đã tham gia vào việc bán vũ khí cho Đài Loan. Các công ty này sẽ bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như không thể đầu tư vào quốc gia này. Ngay sau đó, Washington cũng thêm hơn 20 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại của Mỹ để ngăn chặn việc chuyển giao chip cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

(AFP) – Ấn Độ kết nối thành công hai vệ tinh trong không gian. Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hôm nay, 16/01/2025, hai vệ tinh nặng 220 kg đã được điểu khiển để kết nối với nhau trong một quá trình “chính xác”, giúp New Delhi đạt được cột mốc “lịch sử” và trở thành quốc gia thứ tư đạt được thành tựu này sau Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây được coi là một bước quan trọng giúp Ấn Độ tiến tới mục tiêu xây dựng trạm không gian và đưa người lên Mặt Trăng.

(AFP) – Pháp : Chính phủ của thủ tướng François Bayrou đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên. Kể từ 15 giờ chiều nay, 16/01/2025, (giờ Paris), Hạ Viện Pháp sẽ xem xét kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Bayrou do đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất đệ trình. Đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc có vẻ không muốn thông qua kiến nghị này, trong khi các dân biểu thuộc liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới vẫn bị chia rẽ. 

(AFP) – Rumani bầu lại tổng thống vào tháng 5/2025. Chính quyền Bucarest ngày 16/01/2025 thông báo tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống sau khi hủy kết quả bầu cử hồi tháng 12/2024 do « có sự can thiệp của Nga ». Trong hai ngày 4 và 18/05/2024 cử tri Rumani sẽ đi bỏ phiếu bầu chọn tân tổng thống. 

(AFP) – Giáo hoàng Phanxicô bị ngã. Theo thông cáo của Vatican, lãnh đạo Tòa Thánh bị ngã vào sáng nay 16/01/2025, cánh tay phải bị bầm và tạm thời phải băng bó. Tuy vậy, vị giáo hoàng 88 tuổi vẫn tiếp khách như thường lệ. Trong ngày, ngài tiếp hai phái đoàn tôn giáo của Albani và Achentina.

(AFP) – Pháp : Dịch cúm mùa đông lây lan mạnh, 611 người chết chỉ trong tuần thứ 2 của năm 2025. Theo thông báo hôm 15/01/2025 của Cơ quan Y tế Công cộng của Pháp, số người nhập viện vì cúm và số ca tử vong đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ tử vong ở người nhiễm virus cúm cũng tăng, lên tới 12,4% ở vùng Bourgogne-Franche-Comté, 9,4% ở cùng Grand-Est. Mặc dù số người cúm ở nhóm trên 65 tuổi giảm nhẹ, nhưng số người dưới 65 tuổi, nhất là trẻ em, bị cúm lại tăng.

(AFP) – Nhật Bản năm 2024 phá kỷ lục về số du khách quốc tế : 36,8 triệu lượt khách. Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản hôm qua, 15/01/2025, đã thông báo số liệu nói trên. Số khách quốc tế cao nhất từng được ghi nhận tại Nhật là 32 triệu hồi năm 2019, trước đại dịch Covid. Số khách quốc tế đến Nhật đã tăng gấp 5 lần từ năm 2010 đến 2020. Kết quả này một phần là nhờ các chính sách quảng bá du lịch của chính phủ Nhật Bản, nhưng một phần cũng là do đồng yen Nhật đã sụt giá mạnh so với đôla Mỹ từ 3 năm nay, vào mùa hè 2023 đã xuống mức thấp nhất tính từ năm 1986. Tham vọng của chính phủ Nhật là đến 2030 sẽ thu hút 60 triệu lượt khách nước ngoài/năm.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU 17.01.2025

 

1/ TÌNH TRẠNG NHÂN QUYỀN Ở VN XUỐNG DỐC DƯỚI THỜI TÔ LÂM

Bạo quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ 170 nhà bất đồng chính kiến, tăng 10 người so với năm trước, trong khi đó nước này vẫn ở trong nhóm các quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới, theo phúc trình toàn cầu của hai tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) và Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố vào hôm qua 16/1.

VN đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và vừa công bố tái ứng cử nhiệm kỳ mới 2026-2028, nhưng hai báo cáo cho thấy bức tranh không mấy khởi sắc về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng.

Trong phần về Việt Nam, tổ chức Giám sát Nhân quyền cho biết là dưới trướng Bộ trưởng công an Tô Lâm, công an đã bỏ tù hàng chục nhà phê bình, tàn phá xã hội dân sự đang phát triển và xu hướng này tiếp diễn vào năm 2024, kể cả khi ông Tô Lâm nắm giữ vị trí quyền lực nhất của đảng CSVN vào tháng 8/2024.

Theo thống kê, từ tháng 8 năm ngoái có ít nhất 12 người bị bắt tạm giam và 14 người bị kết án theo các tội danh ở hai điều luật 331 và 117 của bộ luật hình sự.

Báo cáo của tổ chức giám sát nhân quyền trên thế giới cũng cho biết là tại Việt Nam, công an giám sát chặt chẽ mạng xã hội và bắt giữ những người mà họ cho là đe dọa đến độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.

Một phúc trình khác của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 9 quốc gia có nhiều nhà báo bị giam giữ nhất thế giới trong năm 2024, với 16 người hiện đang bị cầm tù.

Trong các năm trước, báo chí lề đảng thường bác bỏ các báo cáo của hai tổ chức này, với cáo buộc là bịa đặt, xuyên tạc và thiếu thiện chí về Việt Nam.

RFA

 

2/ MỘT NGƯỜI DÂN BỊ BẮT VÌ CHỈ TRÍCH NGHỊ ĐỊNH 168

Ông Đặng Hoàng Hà, một công dân trú tại quận Hoàng Mai ở Hà Nội, trở thành người đầu tiên ở Việt Nam được báo chí lề đảng loan tin bị công an xử lý vì chỉ trích sự hà khắc của nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông.

Ông Hà 51 tuổi bị cục an ninh chính trị của bộ công an mời lên đốn làm việc về “hành vi xuyên tạc, chống phá nghị định 168”. Đây là nghị định quy định các mức phạt nặng nề đối với các lỗi vi phạm giao thông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1. Dư luận đang có nhiều chỉ trích trong khi đại diện bộ công an khẳng định đây là biện pháp cần thiết để lập lại trật tự an toàn giao thông.

Theo cáo buộc của công an vào ngày 15/1, ông Hà bị cho là đã xử dụng trang mạng cá nhân có tên Bút Thần với nhiều hình ảnh có nội dung “sai lệch về cơ chế trừ điểm trên giấy phép lái xe, kèm theo lời lẽ kích động, gây hoang mang trong dư luận”.

Cũng theo cáo buộc của bộ công an, trên trang mạng của ông Hà có viết là “người dân Sài Gòn đã xuống đường biểu tình vì nghị định 168” nhưng không rõ thời điểm đăng tải, hay dòng chữ “dân chết càng nhanh càng tốt” với tựa đề “Nhận cuốc xe 25 ngàn đồng, tài xế xe ôm méo mặt vì bị phạt 5 triệu đồng”.

Việc bắt giam ông Hà nằm trong bối cảnh nhiều người dân phản đối về việc áp dụng nghị định 168 đang làm gia tăng tình trạng kẹt xe cả ngày đêm ở nhiều đô thị sau khi được thi hành. Nghị định này gia tăng mức phạt vạ cao gấp nhiều lần so với mức trước đây, trong khi đó mức thu nhập của người dân đang còn thấp.

Giới báo chí lề đảng đã có nhiều bài viết ngợi ca về tác động tích cực của nghị định 168 và biện hộ cho việc áp dụng mức phạt hà khắc đối với một số lỗi vi phạm. Những bài viết này cũng cho rằng các “thế lực phản động” sẽ triệt để lợi dụng để xuyên tạc và bịa đặt sự thật về nghị định 168.

RFA

 

3/ PHI LUẬT TÂN VÀ TRUNG QUỐC CAM KẾT GIẢI QUYẾT VỀ BIỂN ĐÔNG

Phi Luật Tân và Trung Quốc đã đồng thuận tìm tiếng nói chung cũng như tìm cách hợp tác bất chấp những bất đồng của họ ở Biển Đông, theo thông báo của bộ ngoại giao hai nước vào hôm qua 16/1.

Hai nước đã tổ chức vòng đàm phán thứ 10 theo cơ chế tham vấn song phương được thiết lập để giải quyết các vấn đề ở Biển Đông, nơi các tranh chấp thường xuyên và căng thẳng, với mối quan hệ đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Cả hai nước đều cho biết họ đã đồng ý thúc đẩy hợp tác khoa học hàng hải cũng như cam kết giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.

Theo tuyên bố được đưa ra, Thứ trưởng ngoại giao Phis Theresa Lazaro nói trong bài phát biểu khai mạc là cả hai nước tin tưởng chắc chắn là vẫn có không gian thực sự cho sự hợp tác ngoại giao và thực tế trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông.

Trung Quốc cho biết họ kêu gọi Phi Luật Tân tiếp tục cam kết giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn. Cả hai bên đều nhất trí tăng cường giao tiếp và đối thoại sâu sắc hơn, nhưng cũng chỉ trích lẫn nhau về các cuộc đối đầu gần đây.

Phi Luật Tân, một đồng minh của Mỹ, cho biết họ đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về hành vi của lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả sự hiện diện liên tục của lực lượng này trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.

Về phần mình, Trung Quốc  cho biết họ đã gửi các công hàm phản đối về "những hành vi xâm phạm và khiêu khích trên biển" gần đây cũng như về việc "thổi phồng" các tranh chấp hàng hải.

VOA

 

4/ TÂN NGOẠI TRƯỞNG MỸ CAM KẾT ĐẶT LỢI ÍCH QUỐC GIA TRÊN HẾT

Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio cam kết sẽ thực thi tầm nhìn “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump với tư cách là ngoại trưởng.

Lời tuyên bố của ông trong phiên điều trần của quốc hội vào hôm 15/1 là tân chính quyền sẽ mở ra một con đường mới bằng cách đặt lợi ích của Hoa Kỳ “trên hết tất cả”.

Ông Rubio tuyên bố việc đặt lợi ích cốt lõi của quốc gia lên trên hết không phải là chủ nghĩa biệt lập. Theo ông thì đây là lẽ thường tình khi nhận thức rằng một chính sách đối ngoại tập trung vào lợi ích quốc gia không phải là một di tích lỗi thời. Ông cho biết là trật tự toàn cầu sau chiến tranh không chỉ là lỗi thời mà còn là vũ khí được xử dụng để chống lại nước Mỹ.

Đây là một phát súng mở đầu đáng chú ý của ông Rubio, người sinh ra ở thành phố Miami trong một gia đình di dân Cuba. Nếu được phê chuẩn, ông sẽ trở thành người gốc Latin đầu tiên giữ chức vụ ngoại giao hàng đầu của Mỹ.

Là một đảng viên Cộng hòa 53 tuổi, ông Rubio có mối quan hệ với ông Trump trong thập niên qua. Từng là đối thủ của nhau trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, hai người đã trở thành đồng minh thân thiết khi ông Trump vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào tòa Bạch Ốc.

Ông Rubio lần đầu tiên đến Washington vào năm 2010 và từng ủng hộ việc cho phép những di dân bất hợp pháp vào Mỹ. Nhưng giống như những người Cộng hòa khác, quan điểm của ông Rubio về vấn đề di dân đã chuyển sang lập trường cứng rắn của ông Trump, người đã cam kết sẽ theo đuổi mạnh mẽ việc trục xuất sau khi nhậm chức vào ngày 20/1.

Không giống như nhiều nhân vật khác được ông Trump lựa chọn vào nội các, ông Rubio được kỳ vọng sẽ dễ dàng giành được sự chuẩn thuận của quốc hội. Nhiều người kỳ vọng ông sẽ là một trong những lựa chọn nội các đầu tiên của ông Trump được chấp thuận.

Là một thành viên lâu năm trong Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Tình báo Thượng viện, trong các bài phát biểu của mình, ông đã đưa ra những cảnh báo rất nghiêm khắc về các mối đe dọa quân sự và kinh tế ngày càng gia tăng đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là từ Trung Cộng, quốc gia được hưởng lợi từ một “trật tự thế giới toàn cầu” mà ông mô tả là lỗi thời.

Quyết định hủy bỏ việc chỉ định Cuba là quốc gia tài trợ cho khủng bố của ông Joe Biden khi chỉ còn vài ngày nữa là hết nhiệm kỳ sẽ khiến ông Rubio khó chịu vì từ lâu đã ủng hộ các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với hòn đảo do đảng cộng sản cai trị.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Hai vụ tai nạn chết 9 người trong 10 tiếng đồng hồ: đâu phải do ý thức người dân

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 17/01/2025

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

 

Báo Tiếng Dân

Dạ Thảo Phương: Trả lời mối quan hệ cá nhân giữa tôi và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều16/01/2025

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraina ngày 15/01/2025

Lâm Bình Duy Nhiên - Cần tỉnh táo hơn

Dương Quốc Chính - Văn hóa dùng mạng xã hội và nỗi sợ online

Quyên Di - Đón sinh nhật

Phó Đức An - Huyên thuyên lúc bình minh

Võ Khánh Tuyên - Người Việt còn, tiếng Việt ba rọi !

Hà Phan - Người giàu cũng khóc

Hà Phan - Người giàu cũng khóc

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 16.01.2025

Nguyễn Ngọc Chu - « Thí điểm mời chuyên gia bên ngoài làm lãnh đạo viện, trường » và giải phóng nội lực

Nguyễn Văn Tuấn - Một ngàn tài năng cho Việt Nam ?

Bông Lau - Xã hội nhân văn

Lưu Trọng Văn - Nhạy cảm hay không nhạy cảm ?

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Sự thật và Công lý 17/01/2025

PJ: Năm 2024 Việt Nam giam cầm 16 nhà báo, xếp thứ 7 trên thế giới 17/01/2025

Chúc ngủ ngon nhé Việt Nam? Nhà kinh tế học Trung Quốc cho biết thuế quan của Trump có thể đóng các cửa sau của hàng hóa vào Mỹ 17/01/2025

Lời chia tay với VTC 17/01/2025

Chính quyền nhân văn sẽ làm mọi cách để bạn không bị phạt 16/01/2025

Thặng dư thương mại 1.000 tỷ đô la của Trung Quốc khiến nhiều nước e ngại 16/01/2025

Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo 16/01/2025

Những ngã rẽ của chủ nghĩa xã hội – Kỳ 1: Ba nhà tư tưởng 16/01/2025

Vài lời về Chỉ số Sáng tạo 15/01/2025

Dân chủ và bệnh sùng bái cá nhân, tản mạn suy nghĩ theo lịch sử cận đại 15/01/2025

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TRIỆU TẬP UBND TỈNH BÌNH THUẬN, CÔNG TY RẠNG ĐÔNG ĐẾN PHIÊN XỬ CỰU CHỦ TỊCH LÊ TIẾN PHƯƠNG

Hoàng An

https://tienphong.vn/trieu-tap-ubnd-tinh-binh-thuan-cong-ty-rang-dong-den-phien-xu-cuu-chu-tich-le-tien-phuong-post1710148.tpo

TPO - Sáng nay (17/1) TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Triệu tập nhiều đơn vị

Điều hành phiên tòa là Thẩm phán Vũ Quang Huy, thành phần HĐXX còn có 2 vị hội thẩm nhân dân; 5 Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, kể cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

Tham gia tố tụng tại phiên tòa có khoảng 20 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương có 1 luật sư.

HĐXX cũng triệu tập hàng loạt tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó có UBND tỉnh Bình Thuận và Công ty cổ phần Rạng Đông.

Trong vụ án, các bị cáo Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Văn Phong, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh; Xà Dương Thắng, cựu Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Bình; Nguyễn Xuân Phong, cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Đỗ Ngọc Diệp, cựu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết; Lê Nguyễn Thanh Danh, cựu Phó Giám đốc Sở TN&MT; Nguyễn Thanh Cho, cựu Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai; Lê Nam Hưng, cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, bị cáo buộc phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hầu tòa cùng tội có bị cáo Phạm Duy Cường, cựu Phó Trưởng phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh; Lê Anh Huy, cựu chuyên viên thuộc Chi cục Quản lý đất đai; Nguyễn Ngọc, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; Lê Quang Vinh, cựu Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Huỳnh Lương Thiện, cựu chuyên viên thuộc Văn Phòng UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam; Trương Văn Ri và Hồ Như Hải, đều thuộc cấp của Nguyễn Văn Thọ.

Gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng

Cáo trạng xác định, năm 1993, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hồng Kông) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án sân golf Phan Thiết với quy mô 62 ha bằng hình thức thuê đất 50 năm.

Đến tháng 9/2013, Công ty Regent International OverSeas Corp ký hợp đồng chuyển nhượng 100 % vốn sở hữu, quyền lợi, nghĩa vụ tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết cho Công ty cổ phần Rạng Đông. Tổng giá trị hợp đồng là 2,5 triệu USD.

Từ đây, Công ty Rạng Đông được tiếp tục thực hiện dự án, sau đó nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tháng 11/2013, cựu Chủ tịch tỉnh Lê Tiến Phương cấp giấy chứng nhận cho Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của chủ đầu tư cũ.

Có giấy phép, Công ty Rạng Đông lại đề nghị chính quyền tỉnh xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án sân golf Phan Thiết.

Theo cáo buộc, do chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị "có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, lợi ích của số đông nhân dân" nên ông Lê Tiến Phương tổ chức cuộc họp UBND tỉnh.

Sau cuộc họp, tháng 3/2014, ông Phương ký công văn báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị xem xét chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đề nghị của doanh nghiệp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp và thống nhất kết luận đồng ý để UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62ha đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Công ty Rạng Đông.

Tháng 10/2014, Thủ tướng Chính phủ có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh sân golf Phan Thiết, nội dung đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. UBND tỉnh Bình Thuận cần giải quyết các vấn đề liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Cơ quan tố tụng cáo buộc quá trình thực hiện dự án, ông Lê Tiến Phương cùng các bị cáo là lãnh đạo, cán bộ Bình Thuận đã để xảy ra hai sai phạm.

Đầu tiên là hành vi phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỷ đồng. Việc định giá với hơn 25ha nhà thấp tầng cũng trái pháp luật, gây thêm thiệt hại 154 tỷ đồng.

Cơ quan truy tố đánh giá, ông Phương với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Bình Thuận từ 2010 - 2015, nên có trình độ, kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế, đất đai, quy hoạch, phê duyệt giá đất. Trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, ông Phương trực tiếp phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Phan Thiết.

Ông cũng trực tiếp cấp giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tỷ lệ 1/500. Sau đó phê duyệt cho chuyển mục đích sử dụng đất sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị để đầu tư xây dựng Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Theo quyết định do ông Phương ký, Công ty TNHH MTV golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết được chuyển mục đích sử dụng 620.656m2 đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao sang hơn 363.000m2 đất ở đô thị và hơn 257.000m2 đất công trình công cộng.

Hơn nữa, dù biết rõ đồ án quy hoạch chi tiết và cơ cấu sử dụng đất tại Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nhưng ông Phương vẫn ký công văn xin ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy về phương án giá đất là 2,577 triệu đồng/m2.

Cựu Chủ tịch Bình Thuận cũng là người ký ban hành quyết định phê duyệt giá đất tại dự án với giá 2,577 triệu đồng/m2. Do đó, ông bị cáo buộc làm trái với Luật Đất đai và các quy định định khác, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 308 tỷ đồng.

CỰU CỤC PHÓ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ KHAI BỊ ÉP 'TẠO ĐIỀU KIỆN' CHO DỰ ÁN ĐẠI NINH ‘HỒI SINH’
Hoàng An

https://tienphong.vn/cuu-cuc-pho-cua-thanh-tra-chinh-phu-khai-bi-ep-tao-dieu-kien-cho-du-an-dai-ninh-hoi-sinh-post1710143.tpo

TPO - Bị cáo Lê Quốc Khanh thừa nhận, việc ban hành Kết luận thanh tra 929 có kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh là hoàn toàn đúng quy định. Tuy nhiên sau này, tổ thanh tra chịu sức ép từ cấp trên buộc phải 'tạo điều kiện' cho Dự án 'hồi sinh'.

Nghĩ đơn giản là một món quà khi nhận 50 triệu đồng

Sáng nay (17/1), phiên xét xử vụ án xảy ra tại Dự án Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), dành thời gian cho đại diện Viện Kiểm sát luận tội 10 bị cáo.

Trước đó, trong phần xét hỏi, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhóm đồng phạm đều thành khẩn khai báo, bày tỏ ăn năn, hối lỗi.

Trong dáng vẻ yếu ớt vì bệnh tật, đứng không vững, ông Mai Tiến Dũng nghẹn giọng nói đã nhận thức sai phạm. Ông nhận lỗi trước Đảng, Nhà nước và xin lỗi Nhân dân.

Cùng ở Văn phòng Chính phủ, bị cáo Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I) khai, Công ty Sài Gòn Đại Ninh có tất cả 7 đơn kiến nghị gửi đến Văn phòng Chính phủ. Trong đó, 3 đơn đầu Văn phòng Chính phủ đã chuyển sang Thanh tra Chính phủ theo thẩm quyền. Hai đơn sau trùng nội dung nên lưu lại. Đơn thứ 6, thứ 7 do có “bút phê” của ông Mai Tiến Dũng nên đã trình Phó thủ tướng trước khi chuyển sang Thanh tra.

Khi Chủ tọa hỏi “sao hai đơn cuối không chuyển thẳng qua Thanh tra Chính phủ mà lại phải báo cáo Phó thủ tướng?" Bà Ngọc cho hay, mỗi năm Văn phòng Chính phủ nhận 20.000 - 22.000 đơn nên thông thường sẽ phân loại để chuyển theo thẩm quyền để xử lý.

Theo bà Ngọc, Phó thủ tướng là người chỉ đạo Kết luận thanh tra số 929 và theo dõi, chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Vì liên quan kết luận thanh tra, bà mới báo cáo Phó thủ tướng trước khi chuyển đơn.

Bà Ngọc khai thêm, từng được ông Mai Tiến Dũng nhắn “để ý xử lý đơn kiến nghị của Sài Gòn Đại Ninh”.

Suốt quá trình tiếp nhận đơn, bà Ngọc nhớ được đại gia Nguyễn Cao Trí gọi điện giục xử lý sớm kiến nghị. Tháng 6/2021, trong một lần gặp mặt trực tiếp bà được ông Trí đưa 50 triệu đồng.

"Khi đó tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đây là một món quà nhưng sau này làm việc với cơ quan điều tra mới biết đó là sai phạm. Sai lầm này nó đã giày vò tôi rất nhiều, tôi ân hận, thấy rằng nếu mình làm cẩn thận hơn đã không có ngày hôm nay", bà Ngọc nói.

Trong cáo trạng, Viện Kiểm sát quy kết bà Trần Bích Ngọc đã tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Chính phủ về việc chuyển đơn, giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, giải quyết phản ánh của Sài Gòn Đại Ninh. Bà liên quan hai phiếu trình, hai văn bản của Văn phòng Chính phủ trái quy định, tạo tiền đề cho thanh tra lập tổ công tác xác minh.

Nữ cán bộ còn bị cáo buộc tham mưu, đề xuất lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Chính phủ đồng thuận với kết luận thanh tra sửa đổi để cho gia hạn, giãn tiến độ Dự án trái pháp luật.

Chịu áp lực từ cấp trên

Tại Thanh tra Chính phủ, bị cáo Lê Quốc Khanh (lúc đó là Phó Cục trưởng Cục II, thành viên Tổ thanh tra) thẳng thắn thừa nhận, việc ban hành Kết luận thanh tra số 929, trong đó có kiến nghị thu hồi Dự án Đại Ninh là hoàn toàn đúng quy định.

Theo ông Khanh, chính ông Trần Văn Minh (Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó đã chết) đã ký và nói rằng kết luận đúng. Tuy nhiên sau này, ông Minh lại ý kiến Kết luận số 929 “còn bất cập”.

Ông Khanh khai thêm, theo quy quy định, khi có kiến nghị, khiếu nại về kết luận thanh tra thì thẩm quyền giải quyết thuộc Cục giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra. Thế nhưng chính ông Trần Văn Minh phê duyệt kế hoạch kiểm tra, xác minh, ông Khanh đã họp với các thành viên Tổ công tác (gồm bị cáo Hoàng Văn Xuân và Nguyễn Nho Định) để phổ biến kế hoạch và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Minh về việc xem xét "tạo điều kiện" cho Dự án Đại Ninh được gia hạn.

Trả lời về mối liên hệ với Nguyễn Cao Trí, ông Khanh nói, cả hai trước đây không quen biết nhau. Sau khi đến Lâm Đồng, bị cáo mới biết Trí. Tại thành phố Đà Lạt, Khanh được vị đại gia cảm ơn 500 triệu, đồng thời nhờ Khanh đưa cho thành viên còn lại trong Tổ công tác 100 triệu đồng.

Bị cáo Khanh thừa nhận sai phạm, cho rằng trong quá trình ban hành lại kết luận thanh tra, ông Minh đã chỉ đạo toàn bộ kết quả điều chỉnh. Cá nhân bị cáo và Tổ công tác chịu “tác động”, phải chấp hành.

Bị cáo Hoàng Văn Xuân khai, biết đến Nguyễn Cao Trí khi thực hiện nhiệm vụ cùng tổ công tác tại Lâm Đồng. Trong quá trình đó, bản thân không gặp Trí mà nhận 100 triệu đồng từ ông Khanh đưa.

Ngoài ra, Trí cũng chỉ đạo nhân viên đưa tài liệu giải trình bổ sung của Công ty Sài Gòn Đại Ninh và gửi kèm bị cáo 50 triệu đồng.

Còn bị cáo Nguyễn Nho Định khai nhận, trong quá trình công tác tại Lâm Đồng, bị cáo được Khanh và Xuân mỗi người đưa 20 triệu đồng. Số tiền này Định cho rằng bản thân lo thêm công tác hậu cần nên được nhận.

“Bị cáo làm công tác hậu cần là làm những gì?”, Chủ tọa truy hỏi. Ông Định nói trước khi đi công tác ông có trách nhiệm phải đăng ký phương tiện di chuyển, rồi lo ăn ở, chi phí... cho đoàn.

 

BỊ CÁO NGUYỄN CAO TRÍ: 'ĐỂ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THÌ PHẢI CÓ CHUYỆN ĐƯA QUÀ, BIẾU XÉN'

Hoàng An
https://tienphong.vn/bi-cao-nguyen-cao-tri-de-hoan-thanh-nhiem-vu-thi-phai-co-chuyen-dua-qua-bieu-xen-post1709970.tpo

TPO - Liên quan đến tội danh bị quy kết trong cáo trạng, bị cáo Nguyễn Cao Trí nói, hai năm qua ông “đã rất thấm thía”; với vai trò là một doanh nhân, công việc cứ cuốn theo khi phải gồng gánh hàng nghìn nhân sự, để hoàn thành nhiệm vụ thì phải có chuyện đưa “quà", "biếu xén". Vị đại gia này cũng thừa nhận "cách tôi làm để dự án hồi sinh, tiếp tục vận hành là hoàn toàn sai trái”. 

Đưa phong bì là 'thông lệ"

Sáng 16/1, sau hơn 1 giờ công bố nội dung cáo trạng, HĐXX bắt đầu xét hỏi các bị cáo trong vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng.

Trả lời đầu tiên, bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, Chủ tịch Công ty Đầu tư và Giáo dục Văn Lang) cho biết, từ năm 2020, Dự án Đại Ninh chưa được cấp sổ đỏ nên muốn thâu tóm. Và để thâu tóm được cần mua lại cổ phần của chủ đầu tư là Công ty Sài Gòn Đại Ninh – thuộc sở hữu của bà Phan Thị Hoa.

Theo bị cáo, cũng trong năm 2020, Dự án đang bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị thu hồi tại kết luận thanh tra số 929, nên thỏa thuận mua lại từ bà Hoa giá 1.700 tỷ đồng.

Sau khi có Kết luận số 1033, hủy bỏ kiến nghị thu hồi của Kết luận 929, bà Hoa yêu cầu tăng giá nên bị cáo Trí thỏa thuận mua bán với giá 5.000 tỷ đồng. Hiện mới thanh toán 1.700 tỷ đồng từ nguồn tiền của Tập đoàn Novaland trả.

"Bị cáo có nghiên cứu Kết luận 929 không?, Chủ tọa hỏi. Bị cáo Trí cho hay, đã “nghiên cứu rất kỹ”, thấy có vấn đề chưa xác đáng. Theo lời vị đại gia này, cả bà Phan Thị Hoa cũng nói Kết luận 929 chỉ “kiến nghị thu hồi” chứ chưa có “quyết định thu hồi”, bà này khẳng định thêm rằng “Không dễ gì lấy được của doanh nghiệp”.

Bị cáo Trí cho biết sau đó hỏi ông Trần Văn Minh, cố Phó tổng TTCP, người trực tiếp ký Kết luận 929 và được trả lời văn bản này “có sơ hở”. Ông Minh cũng hướng dẫn bị cáo gửi đơn đến Văn phòng Chính phủ để kiến nghị.

Sau đó, bị cáo Trí hai lần tới Văn phòng Chính phủ, gặp bị cáo Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, nhờ giúp đỡ. Ông Dũng đồng ý, yêu cầu bị cáo Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I, chuyển đơn của bị cáo Trí.

Từ đây, TTCP lập tổ công tác, xem xét lại dự án Đại Ninh và ra Kết luận 1033, sửa đổi Kết luận 929 từ " kiến nghị thu hồi" dự án Đại Ninh sang "giãn tiến độ, cho tiếp tục thực hiện".

Tại tòa, ông Trí cũng thừa nhận đã đưa hối lộ cho nhiều người như trong cáo trạng quy kết.

Chủ tọa hỏi thêm "quá trình điều tra, bị cáo khai mỗi lần lên họp đều có phong bì, ít nhiều cho lãnh đạo, cán bộ?”. Bị cáo Trí đáp: “Đó là thông lệ, bỏ bì thư cho anh em ăn trưa, ăn tối”.

"Cách tôi làm để dự án hồi sinh là hoàn toàn sai trái”

Tiếp tục khai báo về Dự án Đại Ninh, bị cáo Trí cho hay Novaland đã “quan tâm” đến từ lâu nên sau khi biết ông mua lại, tập đoàn này nhiều lần liên hệ, muốn hợp tác. Nguyễn Cao Trí đồng ý chuyển cho Novaland mảng bất động sản nhà ở, còn bản thân sẽ thực hiện hệ thống nhà hàng, y tế, giáo dục, khách sạn…tại Đại Ninh.

Công ty Lavender của Nguyễn Cao Trí và Công ty Thiên Vương thuộc Novaland sau đó ký hợp đồng bảo mật trị giá 300 tỷ đồng. Nguyên nhân phải ký bảo mật, bị cáo Trí giải thích vì dự án có vướng mắc pháp lý, nhiều doanh nghiệp khác cũng muốn thâu tóm nên Novaland phải ký rồi chuyển 300 tỷ để thể hiện thành ý.

“Novaland đã biết rõ tình trạng pháp lý của dự án?”, Chủ tọa hỏi thêm. Bị cáo Trí trả lời “đúng” nhưng nói rằng, Tập đoàn này vẫn quyết mua với giá 27.000 tỷ đồng, thỏa thuận trả đợt đầu 5.000 tỷ.

Khi Novaland mới trả 2.700 tỷ đồng, đại diện Tập đoàn có nói đang khó khăn, xin tạm dừng. “Lúc đó thị trường khó khăn chung nên mình cũng thông cảm cho người ta”, bị cáo Trí khai.

Theo ông Trí, sau khi nhận 2.700 tỷ từ Novaland, bị cáo chuyển cho bà Phan Thị Hoa 1.700 tỷ đồng; nộp thuế và tiền phạt chậm tiến độ dự án Đại Ninh cho UBND tỉnh Lâm Đồng hết hơn 300 tỷ đồng; còn lại phải trả phần huy động vốn. Do đó, Nguyễn Cao Trí đề nghị tòa không tịch thu xung công 2.700 tỷ đồng như đề nghị của viện kiểm sát nêu trong cáo trạng.

Bị cáo phân tích thêm, bị cáo Trí cho rằng hành vi đưa hối lộ của mình xảy ra năm 2020 nhưng đến năm 2022 số tiền 2.700 tỷ đồng mới xuất hiện nên không liên quan đến nhau. Số tiền doanh nghiệp của ông đã đổ vào dự án Đại Ninh đã vượt quá 2.700 tỷ đồng, chủ yếu đi vay Sacombank với “tiền lãi mỗi năm vài trăm tỷ”.

"Hiện tôi đang rất khó khăn và tôi ở trong tù vẫn phải lo lắng cho hơn 5000 nhân viên”, vị đại gia trình bày.

Liên quan đến tội danh bị quy kết trong cáo trạng, đại gia Nguyễn Cao Trí nói, hai năm qua ông “đã rất thấm thía”. Với vai trò là một doanh nhân, công việc cứ cuốn theo việc phải gồng gánh hàng nghìn nhân sự, để hoàn thành nhiệm vụ thì phải có chuyện đưa “quà", "biếu xén".

Đối với Dự án Đại Ninh, ông Trí cho rằng không chỉ cá nhân ông mà cả nhóm quan chức ngồi trong phiên tòa hôm nay, các quan chức tỉnh Lâm Đồng qua nhiều thế hệ đang rất muốn hoàn thiện, có một khu nhà ở đúng nghĩa để thay đổi cho một đô thị ở Lâm Đồng đã bị “băm nát”.

“Tuy nhiên, cách tôi làm để dự án hồi sinh, tiếp tục vận hành là hoàn toàn sai trái”, ông Trí thừa nhận.

 

CỰU BÍ THƯ, CỰU CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ CHO HƯỞNG ÁN TREO
Hoàng Lam

https://tienphong.vn/cuu-bi-thu-cuu-chu-tich-ubnd-tinh-thanh-hoa-duoc-de-nghi-cho-huong-an-treo-post1710073.tpo

TPO - Chiều 16/1, tiếp tục vụ xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa, sau khi kết thúc phần xét hỏi sang phần tranh tụng, đại diện VKSND đề nghị cùng mức án 36 tháng tù cho hưởng án treo đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ, cựu Chủ tịch UBND tỉnh và cựu Giám đốc Sở Tài chính.

Cụ thể, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, đủ cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự.

Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa đề nghị cùng mức án 36 tháng tù cho hưởng án treo đối với các bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.

Còn bị cáo Nguyễn Bá Hùng, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, bị đề nghị mức án từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù; bị cáo Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù; bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù.

Bị cáo Bùi Văn Nam, cựu Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa; và bị cáo Văn Xuân Hùng, cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa, cùng bị đề nghị mức án từ 30 đến 36 tháng tù. Các bị cáo Cù Đình Hiền, cựu Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa; bị cáo Ngô Đình Chén, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa và Trần Công Tỏ, cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa, bị đề nghị mức án từ 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Trước đó, ở phần phần xét hỏi chiều 16/1, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày tại toà là rất xấu hổ.

Theo đó, khi luật sư hỏi, cơ sở nào để bị cáo Xứng ký quyết định 4562, với tư cách là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ở thời điểm đó bị cáo có biết là sai không? Bị cáo Xứng trả lời không biết mình sai và cho biết sau này khi làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng không biết mình ký quyết định 4562 là sai dù bị cáo Xứng từng yêu cầu làm rõ 13 dự án giao đất cho các cơ quan cấp dưới. Bị cáo Xứng cũng nói, nếu biết sai thì sẽ xử lý được. Từ khi khởi tố vụ án, bị cáo Xứng làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng thì mới biết mình sai và khắc phục hậu quả vụ án với số tiền 22,5 tỉ đồng.

 

BỘ VĂN HÓA PHẢN HỒI VỀ SIẾT KIỂM TRA, XỬ PHẠT NGHỆ SĨ, NGƯỜI NỔI TIẾNG QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT

Thành Chung

https://tuoitre.vn/bo-van-hoa-phan-hoi-ve-siet-kiem-tra-xu-phat-nghe-si-nguoi-noi-tieng-quang-cao-sai-su-that-2025011709083238.htm

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trả lời kiến nghị cử tri nêu ra về thực tế còn không ít nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sản phẩm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi đến trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đề nghị xử phạt các nghệ sĩ, người ảnh hưởng quảng cáo sai sự thật

Cử tri phản ánh hiện nay, trên mạng xã hội có không ít nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm.

Nhiều trường hợp người dân đã bỏ tiền ra mua sản phẩm do nghệ sĩ mình yêu thích giới thiệu nhưng sau đó sử dụng không hiệu quả như đã quảng cáo.

Từ đó, đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hơn với hoạt động quảng cáo trên nền tảng số và các phương tiện truyền thông.

Kiểm tra, xử phạt các trường hợp nghệ sĩ, người có ảnh hưởng với công chúng quảng cáo sai sự thật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay để quản lý có hiệu quả về nội dung, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, dự Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đã đề xuất bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và hoạt động chuyển tải sản phẩm quảng cáo của người có ảnh hưởng.

Trong đó có các yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo; trường hợp đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội thì phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo. Các quy định trên nhằm tăng cường ý thức cho người chuyển tải sản phẩm nói chung.

Trong đó đặc biệt là người có tầm ảnh hưởng trong việc quảng cáo khi thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến công chúng một cách trách nhiệm, trung thực và hiệu quả.

Dự luật đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025.

Đối với các hành vi nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm, theo bộ trưởng sẽ được xử lý theo các quy định của Bộ luật Hình sự, các nghị định của Chính phủ liên quan quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Cùng với đó là nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, nghị định số 38/2021 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo...

Không được lợi dụng niềm tin, tình cảm của khán giả để trục lợi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thông tin căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý lĩnh vực, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định 3196/2021 về quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Trong đó, đã quy định về quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả. Cụ thể, quy định "không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức".

Đồng thời, quy định quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng quy định "không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân".

Ngay sau đó, UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao triển khai kịp thời, thường xuyên, liên tục và toàn diện quy tắc trên đến nhân dân, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Từ đó góp phần khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Nội dung này dự kiến sẽ ban hành trong năm 2025.

 

THU HỒI ĐẤT TẠI VỊNH CAM RANH CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU CHỜ PHÁ SẢN

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/thu-hoi-dat-tai-vinh-cam-ranh-cua-cong-ty-dong-tau-cho-pha-san-20250116201146893.htm

Khánh Hòa vừa quyết định thu hồi 180.000m2 đất dự án tại vịnh Cam Ranh của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đang chờ phá sản.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), bắt đầu hoạt động tại vùng vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) từ tháng 5-2007.

Hơn 20 năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang (cũng thuộc SBIC) thuê hơn 39,52ha (tại khu vực Cây số 3, thuộc phường Cam Phúc Nam và Cam Phú, TP Cam Ranh) để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Cam Ranh.

Sau khi Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh trở thành doanh nghiệp thành viên trực thuộc SBIC, tháng 12-2014, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định điều chỉnh thu hồi đất của dân và chuyển toàn bộ diện tích đất đã cho thuê (hơn 39,52ha) thực hiện dự án nhà máy đóng tàu tại vùng vịnh Cam Ranh cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh thuê.

Tháng 8-2016, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh thuê bổ sung 180.000m2 đất tại phường Cam Phú để thực hiện dự án "Nâng cao năng lực sản xuất Nhà máy đóng tàu Cam Ranh".

Sau khi được cho thuê đất để thực hiện dự án "Nâng cao năng lực sản xuất Nhà máy đóng tàu Cam Ranh", doanh nghiệp không triển khai thực hiện đầu tư. 

Người dân địa phương bị thu hồi đất đã có nhiều khiếu nại, kiến nghị thu hồi dự án "treo" của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh để trả lại đất cho dân.

Vào tháng 10-2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định về "chấm dứt hoạt động một phần dự án đầu tư: Dự án nâng cao năng lực sản xuất Nhà máy đóng tàu Cam Ranh" đối với Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa cũng có tờ trình (6-12-2024) đề nghị thu hồi đất của dự án trên.

Sau khi xem xét hồ sơ, đề nghị trên, vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất (18ha) đã cho Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh thuê bổ sung thực hiện dự án tại phường Cam Phú (TP Cam Ranh).

Sau đó Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh nộp hồ sơ để làm thủ tục phá sản doanh nghiệp tại tòa. Và tháng 11-2024, TAND TP Cam Ranh đã ra quyết định về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh.

 

'CÁI KẾT ĐẮNG' DÀNH CHO NỮ GIÁM ĐỐC TRỐN THUẾ 37,2 TỶ ĐỒNG

Hoàng Quân/Công an TP.HCM

https://lifestyle.znews.vn/cai-ket-dang-danh-cho-nu-giam-doc-tron-thue-37-2-ty-dong-post1525142.html

Là chủ của 2 doanh nghiệp, năm 2019-2021, Phan Thị Thanh (43 tuổi, ngụ Đà Nẵng) dùng tài khoản cá nhân để thu tiền từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện cách ly Covid-19.

TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Thanh (SN 1982, HKTT tại tỉnh Nghệ An, ngụ phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) về tội “Trốn thuế”.

Theo cáo trạng, Phan Thị Thanh là giám đốc của 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Đà Nẵng Thanh (thành lập năm 2016) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thủy Thanh (thành lập năm 2018, vốn điều lệ 20 tỷ đồng). Các DN này đều hoạt động chuyên về việc thuê các khách sạn để tổ chức dịch vụ lưu trú).

Trong nhiều đợt từ tháng 3 đến tháng 8/2023, Cục Thuế TP Đà Nẵng thanh tra thuế các năm 2019, 2020, 2021 của 2 DN trên, xác định Thanh sử dụng các tài khoản cá nhân để thu tiền từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ của 2 DN với hơn 136 tỷ đồng; không xuất hóa đơn, chứng từ tài chính, bỏ ngoài sổ sách kế toán, khai báo thuế với doanh thu ít hơn để nhằm trốn thuế hơn 37,2 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Thủy Thanh trốn thuế hơn 31,5 tỷ đồng, Công ty Đà Nẵng Thanh hơn 5,6 tỷ đồng.

Từ năm 2019 đến 2021 khi dịch Covid-19 căng thẳng, theo chủ trương của TP Đà Nẵng, Thanh đăng ký các khách sạn do 2 DN trên thuê để làm cơ sở lưu trú (có tính phí) và đón người đến cách ly phòng, chống dịch, thu hộ chi phí vật tư y tế do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng chuyển đến.

Trong hoạt động, ngoài việc dùng các tài khoản của các công ty để giao dịch, Thanh dùng 7 tài khoản cá nhân để thu tiền cung ứng dịch vụ của các các công ty. Để cân đối, bỏ ngoài không kê khai một phần doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ nhằm trốn thuế, khi khách hàng chuyển tiền qua tài khoản của Thanh hoặc các tài khoản của công ty, nhân viên được Thanh chỉ đạo, phân công.

Xác định có dấu hiệu phạm tội, Cục Thuế TP Đà Nẵng chuyển hồ sơ đến Công an TP Đà Nẵng. Qua điều tra và đến tháng 10/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng khởi tố bị can và và bắt tạm giam Phan Thị Thanh

TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Phan Thị Thanh 5 năm 6 tháng tù về tội “Trốn thuế”; buộc bị cáo cùng 2 công ty liên đới nộp số tiền thuế còn lại.

 

 

 

No comments:

Post a Comment