Wednesday, January 15, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 01 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Hai cựu ĐBQH bị phạt 20 năm tù; giới quan sát đặt nghi vấn về công bằng tư pháp

Phu nhân Obama không dự lễ nhậm chức của ông Trump

Truyền thống Mỹ: Ứng viên thất bại dự lễ nhậm chức của ứng viên đắc cử tổng thống

Ông Trump sẽ lập ‘Sở Thuế vụ Quốc ngoại’ để thu thuế nhập khẩu

Chuyên gia: Virus giống cúm tại Trung Quốc không phải là COVID

Hoa Kỳ sẽ chuyển giao tàu tuần tra thứ ba cho Việt Nam trong năm 2025

Thủ tướng Việt Nam: Sẽ có cơ chế đặc biệt về nhập tịch, sở hữu nhà đất cho chuyên gia nước ngoài trở về

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Nga

Bà chủ Vietjet đến Mar-a-Lago gặp Trump, Musk

Washington chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Trump với hàng rào kiên cố như pháo đài và cảnh sát được tăng cường

Hàn Quốc: Phiên tòa luận tội ông Yoon bị hoãn lại sau khi ông không tham dự

Những người lính tự sát của Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga

Nga thấy Trump chuyển hướng sang công nhận ‘thực tế’ ở Ukraine

Các quan chức nói Hamas đã chấp nhận dự thảo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thả con tin

 

RFA

Nghị định 168: kẹt xe tác động đến nền kinh tế thế nào?

MobiFone đổi chủ sang Bộ Công an: người dân tiếp tục sử dụng hay chuyển mạng?

Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý

Nguyễn Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do

Luật sư: bản án 13 năm tù đối với ông Lưu Bình Nhưỡng là "khiên cưỡng" và "bất công"

Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm

Nghị định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán

Kỷ niệm vụ sát hại ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm: Sau năm năm gia đình vẫn bị chính quyền trấn áp

Cục Cảnh sát Giao thông giải thích lý do Nghị định 168 được ban hành chóng vánh

Tại sao Bộ Công an muốn quản lý MobiFone?

Luật sư: Không đủ căn cứ để kết tội ông Lưu Bình Nhưỡng

Hộ chiếu Việt Nam mất giá: Giảm 4 bậc, 5 nước thu hồi ưu đãi miễn visa

Biển Đông: 5 vấn đề cần theo dõi trong năm 2025

TPHCM: Kẹt xe trầm trọng hơn tại các giao lộ từ khi Nghị định 168 có hiệu lực

Nghị định 168: Tác hại của việc cơ quan hành pháp soạn thảo luật

Ông Trần Đình Triển bị tuyên ba năm tù, luật sư bào chữa nói bản án "không phù hợp"

Chuyên gia pháp lý: Việt Nam đang dựng "màn kịch đầu thú” để dẫn độ Y Quynh Bdap

Truyền thông Nhà nước xoá thông tin “bỏ công an cấp huyện”

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thứ 28: "Cần giám sát các cam kết cụ thể của Việt Nam"

 

BBC

Sau khi tới Việt Nam, Thủ tướng Slovakia 'thân Nga' đối mặt lá phiếu bất tín nhiệm

 

Vợ tù binh Ukraine: phản quốc hoặc chồng bị tra tấn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị bắt, giữ quyền im lặng

Liên minh Trump-Musk làm phương Tây suy yếu

Ứng cử viên gây tranh cãi của ông Trump chuẩn bị cho phiên điều trần đầy thách thức

Ấn Độ: cô gái 18 tuổi cáo buộc 64 người đàn ông hiếp dâm mình trong 5 năm

Cánh tay Bộ Công an vươn tới đâu sau tinh gọn?

Thánh nhân phủ tro, tắm khỏa thân ở Ấn Độ

Những gì đằng sau sự sụp đổ của ông Biden?

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù

Lời đe dọa của Trump phủ bóng đen u ám lên Greenland

Vụ hiếp dâm chấn động Pháp: 'Cha tôi nên chết trong tù'

Việt Nam

Hệ lụy nào từ chính sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?

Phỏng vấn sư Minh Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'

'Quyền lực' của hộ chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc

AI chủ quyền - cơ hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?

Bộ Công an tinh gọn bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?

Ông Đoàn Văn Báu: vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?

Phạt nặng giao thông: xử phạt hay trừng phạt?

Việt Nam xét xử cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Chàng Tây chạy hết chiều dài Việt Nam để làm từ thiện

Di cư tới Anh qua eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam

Sư Minh Tuệ trả lời BBC: 'Họ hoan nghênh hay đánh đập, bắt nhốt thì con cũng thấy như nhau'

Sư Minh Tuệ trên đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'

 

RFI

Hàn Quốc : Tổng thống Yool Suk Yeol bị bắt tạm giam vì cáo buộc «  nổi loạn »

Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ trước lễ nhậm chức của tổng thống Trump

Mỹ : Chính quyền Biden rút Cuba ra khỏi danh sách đen, La Habana trả tự do cho hơn 500 tù chính trị

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Cà phê Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu

 Biển Đông : Ngoại trưởng Nhật phản đối mọi nỗ lực đơn phương « thay đổi nguyên trạng »

Kiev thảo luận với Paris về khả năng triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraina

Hàn Quốc : Tòa Bảo Hiến rút ngắn phiên xử đầu tiên vì tổng thống Yoon vắng mặt

Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo

2025 : Donald Trump thách đố tăng trưởng của Trung Quốc

 Chip trí tuệ nhân tạo: Mỹ siết chặt kiểm soát, Trung Quốc và châu Âu rúng động

An ninh hàng hải: Vì sao « đội tàu ma» của Nga vẫn thoát được mọi sự kiểm soát?

Nga và Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân

Philippines trong tình trạng « báo động » do tầu Trung Quốc tiến gần đến bờ biển

Ukraina tấn công cơ sở năng lượng công nghiệp Nga, Matxcơva lên án "khủng bố"

Pháp : Thủ tướng Bayrou trình bày chương trình hành động của chính phủ, cố tránh bị bất tín nhiệm

Mỹ : Gió mạnh gây lo ngại hỏa hoạn mới ở Los Angeles

Chiến tranh Ukraina : 300 lính Bắc Triều Tiên thiệt mạng, theo tình báo Hàn Quốc

Lính Bắc Triều Tiên ở Kursk, những tấm bia đỡ đạn cho Nga

 

(AFP) – Bắc Triều Tiên phóng nhiều tên lửa tầm ngắn. Một tuần sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm tên lửa « siêu thanh » mới và chỉ cách vài ngày lễ nhậm chức chính thức của Donald Trump, hôm nay, 14/01/2025, Bắc Triều Tiên đã cho phóng thử loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản. Quân đội Hàn Quốc cho biết loạt tên lửa này được phóng đi vào lúc 9 giờ 30, giờ địa phương và bay được khoảng 250 km trước khi rơi xuống biển. Quyền tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok lên án Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời đe dọa sẽ « đáp trả mạnh mẽ » các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên.

(AFP) – Phái đoàn quân sự Trung Quốc đến thăm Nhật Bản. Đây là chuyến thăm trao đổi quân sự hiếm có đầu tiên trong vòng 5 năm gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Các thành viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (APL), trong vòng một tuần, từ ngày 13 – 17/01/2025, sẽ lần lượt gặp gỡ các đồng nhiệm và giới chức cao cấp Quốc Phòng Nhật Bản, theo như phát ngôn viên chính phủ Yoshimasa Hayashi. Chuyến thăm này diễn ra sau cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản và người đồng cấp Trung Quốc bên lề hội nghị ASEAN, tổ chức tại Lào, tháng 11/2024.

(AFP) – NATO thông báo tiến hành tuần tra trên biển Baltic. Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte, hôm nay, 14/01/2025, cho biết, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO sẽ tiến hành tuần tra trên biển Baltic sau loạt phá hoại nhiều cáp biển mà Nga bị nghi ngờ là thủ phạm. Sau cuộc họp với các nước vùng Baltic, thành viên của NATO tại Helsinki, ông Mark Rutte khẳng định « hoạt động quân sự này nằm trong nỗ lực liên tục của liên minh nhằm tăng cường sự hiện diện hải quân của khối và giám sát các vùng trọng yếu cho các nước đồng minh ».

(AFP) – Lệnh hưu chiến ở Gaza : Israel và Hamas sắp đạt được một thỏa thuận ? Theo hai nguồn thạo tin Palestine hôm nay, 14/01/2025, liên quan đến các cuộc đàm phán đang được phe Hamas tiến hành nhằm đi đến một lệnh hưu chiến tại dải Gaza, trong giai đoạn đầu của lệnh ngưng bắn, Israel « có thể sẽ trả tự do cho khoảng một ngàn tù nhân Palestine, trong đó có nhiều người bị kết án tù nặng », để đổi lấy 33 con tin. Những phát biểu này xác nhận các thông tin do một quan chức chính phủ Israel xin ẩn danh, cung cấp cho giới báo chí, theo đó, « nhiều trăm tên khủng bố có lẽ sẽ được thả » trong bước đầu của lệnh hưu chiến tại vùng lãnh thổ Palestine.

(AFP) – Nga và Iran sắp ký Thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện. Lễ ký kết dự trù diễn ra ngày 17/01/2025 trong khuôn khổ chuyến công du Nga của tổng thống Iran Masoud Pezeshkian, theo thông cáo ngày 13/01 của phủ tổng thống Nga. Tuần trước, đại sứ quán Iran tại Nga thông báo trên mạng Telegram rằng thỏa thuận này bao gồm « hợp tác kinh tế và thương mại trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường và những vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng ». Thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện này đã được Hạ Viện Nga phê chuẩn vào tháng 10/2024, trong đó có một điều khoản lên quan đến « hỗ trợ quân sự ngay lập tức » trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công.

(AFP) – Hai tầu sân bay sắp tới của Mỹ được đặt tên hai cựu tổng thống Clinton và Bush. Thông tin được tổng thống mãn nhiệm Joe Biden thông báo ngày 13/01/2025, tiếp nối truyền thống ca ngợi Hải Quân Mỹ. Ông khẳng định « tàu USS William J. Clinton (CVN 82) và tàu USS George W. Bush (CVN 83) tương lai sẽ được khởi công trong những năm ». Hải Quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, đứng đầu thế giới.

(AFP) – Đi phẫu thuật sửa mũi, tổng thống Peru nằm trong tầm ngắm của tư pháp. Ngày 13/01/2025, bà Dina Boluarte phải ra giải trình trước tư pháp do bí mật đi phẫu thuật sửa mũi, trong khi luật pháp yêu cầu tổng thống phải thông báo cho Quốc Hội bất kỳ nguy cơ nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bà bị coi là từ bỏ nhiệm vụ tổng thống trong thời gian này. Vụ việc bị phát giác ngày 05/12/2024 sau khi cựu thủ tướng Alberto Otarola công bố tin trên. Vụ tai tiếng có thể dẫn đến yêu cầu phế truất tổng thống. 

(AFP) – Tỉ phú Elon Musk thảo luận mua lại hoạt động tại Mỹ của TikTok. Tuy nhiên, thông tin được Bloomberg tiết lộ ngày 13/01/2025 đã bị mạng xã hội Trung Quốc bác bỏ và đánh giá là « chuyện viễn tưởng ». Năm 2024, Mỹ đã thông qua một đạo luật cho tập đoàn ByteDance thời hạn đến ngày 19/01/2025 (ngày cuối của nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden) để bán TikTok, nếu không sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ, nơi có 170 triệu người sử dụng. Vụ việc được đưa đến cấp Tòa Án Tối Cao, đa số thẩm phán tỏ ra sẵn sàng cấm TikTok tại Mỹ, thiên về lập luận của Washington về những nguy cơ gián điệp vào thao túng từ phía Bắc Kinh. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 15.01.2025

 

1/ NGA – VIỆT KÝ KẾT THỎA ƯỚC VỀ HẠT NHÂN

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vào hôm qua 14/01 đã  hội đàm với Tổng bí thư CSVN Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong ngày họp đầu tiên, Hà Nội và Moscow đã ký kết một thỏa thuận hợp tác về phát triển năng lượng hạt nhân.

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rosatom và công ty điện lực VN đã đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân theo thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai bên. Tuy nhiên nội dung chi tiết của thỏa thuận không được công bố.

Chương trình hợp tác này diễn ra vào lúc Việt Nam đặt mục tiêu khởi động lại chương trình phát triển năng lượng hạt nhân sau nhiều năm bị đình chỉ, trong khi nhu cầu về điện lực ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên tập đoàn Rosatom của Nga đang hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ, nhắm vào nhiều công ty con và quan chức cao cấp của hãng.

Ngoài ra, Nga cũng đồng ý chuyển giao một tàu nghiên cứu hàng hải cho Việt Nam theo một thỏa thuận được ký kết giữa bộ quốc phòng Việt Nam và bộ khoa học Nga. Cuối cùng vào ngày hôm qua, Nga và Việt Nam cũng ký kết các thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số và mạng viễn thông.

Moscow vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam nhưng khối lượng cung cấp đã sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, bất chấp việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, nơi mà Hà Nội phải đối mặt với những tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh.

RFI

 

2/ TÒA BẢO HIẾN NAM HÀN RÚT NGẮN PHIÊN XỬ ĐẦU TIÊN

Vào hôm qua 14/01, tòa bảo hiến Nam Hàn bắt đầu xem xét thủ tục phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, một tháng sau khi ông ban hành thiết quân luật nhưng thất bại. Tuy nhiên phiên tòa chỉ kéo dài 4 phút vì tổng thống bị tước quyền không tham dự.

Một phiên tòa mở ra mà không có bị cáo. Các luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã báo trước là ông sẽ không đến phiên xử vì lo ngại cho an ninh của cá nhân. Ông cố thủ trong tư dinh và từ chối đến các phiên thẩm vấn của các cơ quan đã ban hành lệnh bắt ông.

Phiên điều trần đầu tiên, trên tổng số 5 phiên được lên lịch cho phiên tòa này, đã sớm kết thúc vì không thể nghe được lời khai của bị cáo. Tuy nhiên bắt đầu vào ngày mai tại phiên xử thứ hai, các thẩm phán của tòa có thể tiếp tục phiên xét xử kể cả khi Tổng thống Yoon không tham dự.

Trong vụ này, trước tiên các thẩm phán sẽ xác định liệu việc ban bố thiết quân luật có bất hợp pháp hay không. Những người khác có liên quan đến vụ án này đã bị kết tội. Ở giai đoạn thứ hai, họ sẽ phải xác nhận là có phế truất tổng thống hay không. Phiên xử cuối cùng dự kiến ​​diễn ra vào ngày 4/2 và tòa có thời hạn tối đa là 5 tháng để đưa ra phán quyết.

Cùng ngày, các đơn vị đặc nhiệm cảnh sát ở thủ đô Seoul, Gyeonggi Nambu, Gyeonggi Bukbu và Incheon đã tổ chức cuộc họp thứ ba để thi hành lệnh bắt ông Yoon, dự trù diễn ra vào hôm nay 15/1. Cuộc họp đã thảo luận kế hoạch xâm nhập dinh tổng thống, được canh phòng nghiêm ngặt ở khu vực Hannam, trung tâm Seoul, cũng như tìm cách vô hiệu hóa lực lượng cận vệ của tổng thống có thể cản trở lệnh bắt. Có thể có đến một ngàn cảnh sát được huy động.

Trước đó, lực lượng bảo vệ tổng thống được đề nghị hợp tác thi hành lệnh bắt một cách ôn hòa và an toàn. Về phía quân đội, bộ quốc phòng cam kết không một quân nhân nào, đang canh giữ dinh tổng thống, sẽ ngăn cản quá trình bắt ông Yoon.

RFI

 

3/ TRUNG CỘNG BỊ TỐ CÁO KẾT HỢP VỚI BĂNG ĐẢNG ĐỂ DỌ THÁM ĐÀI LOAN

Cục tình báo Đài Loan đã lên tiếng tố cáo cơ quan tình báo Trung Cộng đang hợp tác với các băng đảng tội phạm, các công ty bình phong và các đối tác đáng ngờ khác để thu thập thông tin về khả năng phòng thủ của Đài Loan, dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp trên đảo.

Theo tình báo Đài Loan, quân nhân Đài Loan là mối quan tâm đặc biệt, chiếm khoảng một nửa trong số 64 điệp viên bị đưa ra xét xử vào năm ngoái. Con số đó tăng từ 16 người vào năm 2021 và 10 người vào năm 2022.

Các vụ bắt giữ này phù hợp với chiến dịch đe dọa quân sự, cưỡng ép kinh tế và các chiến thuật “vùng xám” của Trung Cộng như xử dụng internet để thúc đẩy thống nhất và cung cấp các chuyến đi đến Trung Cộng được chi trả toàn bộ cho các quan chức chính phủ cấp thấp.

Theo một phúc trình được Cục An ninh Quốc gia Đài Loan công bố vào cuối tuần qua, các điệp viên Trung Cộng đã xử dụng thế giới ngầm ở Đài Loan để chuyển tiền cho những người có thông tin. Các băng đảng, với nhiều băng đảng có nguồn gốc từ trước khi chia rẽ giữa hai bên vào năm 1949, đang được tìm kiếm. Phúc trình cho biết là những kẻ cho vay nặng lãi, các công ty bình phong có thể được xử dụng để rửa tiền, các giáo phái tôn giáo đôi khi tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và các nhóm phi lợi nhuận đều bị cấu kết.

Một số khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền điện tử, trong khi các phương pháp cổ điển cũng được xử dụng như dụ dỗ tình dục và gây áp lực buộc họ tiết lộ bí mật. Đó là trường hợp của một vị tướng Lo Hsien-che, người đã bị bắt trong một âm mưu như vậy khi đang đồn trú tại Thái Lan.

Trong số những người bị bắt vào năm ngoái có 23 người làm việc cùng nhau trong một đường dây gián điệp, một trong số họ đã bị kết án 20 năm tù. Cơ quan tình báo chính của Trung Cộng, tức bộ an ninh nhà nước, điều hành các chương trình dựa trên các hoạt động gián điệp truyền thống và các cuộc tấn công mạng cùng với tình báo quân sự. Trong khi đó Mặt trận Thống nhất của đảng cộng sản điều hành các chiến dịch tuyên truyền.

VOA

 

 

VNThoibao

VNTB – Lại thêm một người H’mông chết trong tù

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 15/01/2025

Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?

 

Báo Tiếng Dân

 

Trở lại quê nhà (Bài 5): Thay đổi hay là chết13/01/2025

 

 

Thuy My

Cù Mai Công - Đề nghị ba giải pháp cấp bách

Thái Vũ - Không có bảng cấm nghĩa là được làm

Nguyễn Đình Bổn - Mưa tháng chạp

Mai Quốc Ấn - Đi tìm tự do

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 14.01.2025

Ngọc Vinh - Nghị định viêm màng túi

Võ Xuân Sơn - 16 và 168

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Vài lời về Chỉ số Sáng tạo 15/01/2025

Dân chủ và bệnh sùng bái cá nhân, tản mạn suy nghĩ theo lịch sử cận đại 15/01/2025

Trump, Tây Âu và Greenland 15/01/2025

Dự án của Trump Organization ở Hưng Yên có giúp Việt Nam tránh thuế Mỹ? 14/01/2025

Bớt trung gian quản lý 14/01/2025

Phải đối xử công bằng với ông Lê Thanh Vân 14/01/2025

Nhóm tin tặc Salt Typhoon của Trung Quốc gây hoang mang cho Washington 14/01/2025

Cồng kềnh do đâu? 13/01/2025

Góp ý Nghị định 168 13/01/2025

Giải pháp xây dựng mạng lưới giao thông công cộng của các đô thị 13/01/2025

 

 

Chuyện Việt Nam

           Thanh Ly tổng hợp

 

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH THÀNH, NƠI ĐƯỢC CẤP VÀI TRĂM TRIỆU, ĐỒNG NAI 'CHƠI LỚN' CẤP TRÊN 18 TỈ

Thiên Điểu

https://tuoitre.vn/hoi-van-hoc-nghe-thuat-tinh-thanh-noi-duoc-cap-vai-tram-trieu-dong-nai-choi-lon-cap-tren-18-ti-202501141818566.htm

Một số hội văn học nghệ thuật gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, trong khi hội văn học nghệ thuật ở một số địa phương lại được cấp kinh phí hoạt động sung túc, như Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2025 được cấp 18,5 tỉ đồng.

Tại Hội nghị Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam được tổ chức ngày 14-1 ở Hà Nội, bà Đinh Thị Mai - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - khẳng định chìa khóa giải quyết vấn đề kinh phí hoạt động cho các hội văn học nghệ thuật chính là cần phải đổi mới hoạt động của các hội này.

Đồng Nai 'chơi lớn' vì hội có nhiều đổi mới

Tại hội nghị, vấn đề sáp nhập, tinh gọn bộ máy và thiếu kinh phí hoạt động là những tâm tư lớn nhất được chủ tịch các hội văn học nghệ thuật địa phương và chủ tịch các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương nêu ra tại hội nghị.

Nhiều lãnh đạo hội tại các địa phương cho biết kinh phí được địa phương cấp cho hoạt động của hội gần đây có khi chỉ vài trăm triệu đồng một năm. Tình trạng cũng tương tự ở các hội chuyên ngành trung ương như Hội Điện ảnh.

Giải pháp mà các hội này áp dụng để giải quyết khó khăn thiếu kinh phí đó là kêu gọi xã hội hóa cho một số hoạt động của mình.

Trong khi đó, cá biệt có một số địa phương, hội văn học nghệ thuật được cấp kinh phí rất lớn, con số mơ ước của các địa phương khác.

Ông Giang Mạnh Hà - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai - cho biết 5 năm đổ về trước thì mỗi năm Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai cũng chỉ được cấp kinh phí hoạt động khoảng 1 tỉ đồng.

Từ năm 2020, hội được cấp trên 10 tỉ đồng/năm, cá biệt năm 2025 hội được cấp 18,5 tỉ đồng.

Có sự chuyển biến này, theo ông Giang Mạnh Hà là do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai đã có những đổi mới trong các hoạt động, bám sát với đời sống, phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị tại địa phương.

Ngoài Đồng Nai thì một số địa phương khác như Đà Nẵng, Quảng Ninh... cũng cấp kinh phí hoạt động phong phú cho hội văn học nghệ thuật của địa phương.

Cần đổi mới hoạt động của các hội

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, TS Đinh Thị Mai - phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đề nghị Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành, các hội văn học nghệ thuật địa phương tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền để triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật.

Các hội tuyên truyền về tinh gọn, sắp xếp bộ máy, nếu có khó khăn thì tập hợp ý kiến gửi về Ban Tuyên giáo Trung ương để ban phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương bàn cách tháo gỡ.

Việc trọng tâm của liên hiệp và các hội văn học nghệ thuật địa phương năm 2025 là tổ chức thành công đại hội của các chi hội cơ sở, các hội ở địa phương, các hội chuyên ngành và đại hội toàn quốc của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. 

Đến tháng 7 phải hoàn thành các đại hội.

Từ trường hợp của Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh cấp kinh phí lớn cho các hội văn học nghệ thuật, bà Đinh Thị Mai đề nghị cần tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung hoạt động của các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương và các hội ở địa phương.

Năm 2025 các hội văn học nghệ thuật cần quan tâm tổ chức các hoạt động bám sát diễn biến tình hình chính trị, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành công của cách mạng Việt Nam và Quốc khánh 2-9, 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân, đặc biệt là sự kiện đại hội đảng bộ các cấp…

Cũng như chủ động tham mưu, đề xuất, tư vấn, phản biện các chính sách, chủ trương đường lối của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật…

 

CHỦ TỊCH TỈNH 'DUYỆT' MƯỢN KINH PHÍ TRẢ NỢ LƯƠNG NHÂN VIÊN Y TẾ
Tân Lộc

https://tienphong.vn/chu-tich-tinh-duyet-muon-kinh-phi-tra-no-luong-nhan-vien-y-te-post1709566.tpo

TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đồng ý cho tạm mượn nguồn kinh phí đã trong dự toán năm 2025 để trả tiền lương năm 2024 đang nợ cán bộ, viên chức trung tâm y tế huyện, tổng số tiền lương 15,7 tỷ đồng.

Ngày 14/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu có công văn gửi Sở Tài chính, Sở Y tế, đồng ý việc tạm mượn ngân sách cấp năm 2025 để Sở Y tế chi lương còn nợ năm 2024 ở khối điều trị một số trung tâm y tế huyện.

Trước đó, nhiều bác sĩ, nhân viên làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Phước Long phản ánh, đã 6 tháng chưa được nhận lương dù vẫn làm việc bình thường. Bị nợ lương kéo dài khiến đời sống của nhân viên y tế nơi đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

 

NGÀY MAI, CỰU BỘ TRƯỞNG MAI TIẾN DŨNG HẦU TÒA

Hoàng An

https://tienphong.vn/ngay-mai-cuu-bo-truong-mai-tien-dung-hau-toa-post1709577.tpo

TPO - Để 'bẻ lái' kết luận của Thanh tra Chính phủ, bị cáo Nguyễn Cao Trí đã rải tiền mua chuộc nhiều cựu quan chức cấp cao, trong đó, Trí biếu ông Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) 200 triệu đồng; hối lộ các ông Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng) và Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh) tổng số tiền 6,3 tỷ đồng.

Ngày mai (16/1), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo trong vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày, HĐXX gồm 5 người do Thẩm phán Trần Nam Hà làm Chủ tọa; 4 Kiểm sát viên của Viện KSND Tối cao, 2 Kiểm sát viên của Viện KSND TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Khoản 4, Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Các bị cáo: Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Lê Quốc Khanh, cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II), Thanh tra Chính phủ; Hoàng Văn Xuân, cựu Thanh tra viên chính Cục II, Thanh tra Chính phủ; Nguyễn Ngọc Ánh, cựu Thanh tra viên chính, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng; Nguyễn Nho Định, cựu Thanh tra viên Cục II, Thanh tra Chính phủ, cùng bị truy tố tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Ba bị cáo: Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Hồng Giang, cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ, bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh của bà Phan Thị Hoa được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép thực hiện Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (Dự án Đại Ninh) tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, thuộc huyện Đức Trọng. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 25.200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm, trên diện tích đất quy hoạch gần 3.600ha.

Khi thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 - 2018, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Sài Gòn Đại Ninh trong quá trình thực hiện Dự án có nhiều vi phạm nên ban hành Kết luận 929 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án.

Trước việc này, bị cáo Nguyễn Cao Trí thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh của bà Phan Thị Hoa và lợi dụng mối quan hệ, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với các cá nhân tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, để thay đổi Kết luận Thanh tra số 929 từ “chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án” thành “không thu hồi, cho giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện Dự án” theo Kết luận 1033, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, nhóm cán bộ tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý thay đổi đăng ký kinh doanh, chuyển dự án cho Nguyễn Cao Trí rồi đồng thuận không thu hồi dự án.

Theo cáo trạng, những hành vi trên của nhóm cán bộ khiến Dự án Đại Ninh vốn phải thu hồi lại được cho giãn tiến độ, tiếp tục thực hiện và người hưởng lợi ích lớn trong thương vụ này chính là Nguyễn Cao Trí.

Cụ thể, sau khi "bẻ lái" kết luận thanh tra, ông Trí đã bán Dự án Đại Ninh cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Bất động sản Thiên Vương (thuộc Tập đoàn Novaland) với giá 27.600 tỷ đồng. Hợp đồng ký kết, phía Novaland đã trả 2.700 tỷ đồng cho ông Trí.

Đáng chú ý, quá trình can thiệp vào dự án, ông Nguyễn Cao Trí đưa hối lộ cho ông Trần Văn Minh, cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ 2 lần, tổng số 10 tỷ đồng; đưa tiền cho các cá nhân tại Thanh tra Chính phủ và Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng, như Lê Quốc Khanh 900 triệu đồng; Hoàng Văn Xuân, 150 triệu đồng...

Đối với ông Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, Viện kiểm sát xác định ông Trí hối lộ 5 lần, tổng số 2,1 tỷ đồng; cho Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng 7 lần, tổng số 4,2 tỷ đồng.

Đổi lại, ông Trần Văn Hiệp và Trần Đức Quận giúp Nguyễn Cao Trí thực hiện các bước triển khai, gia hạn Dự án Đại Ninh trái quy định pháp luật.

Tại Văn phòng Chính phủ, bị cáo Mai Tiến Dũng, trên cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, dù không được phân công phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư nhưng do có mối quan hệ quen biết với Nguyễn Cao Trí, nên nhận đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ Trí.

Khi nhận đơn, ông Mai Tiến Dũng “bút phê”, giao cho bà Trần Bích Ngọc (Vụ trưởng Vụ I) tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chuyển đơn và giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát, giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, trái quy định.

Cá nhân cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được Nguyễn Cao Trí đưa "cảm ơn" số tiền 200 triệu đồng.

Đối với ông Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (đã chết), bị xác định là người ký Kết luận thanh tra 929 kiến nghị Chính phủ thu hồi Dự án Đại Ninh. Tuy nhiên, ông Minh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận hối lộ 10 tỷ đồng.

Sau khi nhận hối lộ, ông Minh hướng dẫn Nguyễn Cao Trí tác động đến các cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc chuyển đơn trái quy định của pháp luật; lập hồ sơ hợp thức về năng lực tài chính của Công ty Đại Ninh; ký quyết định thành lập và chỉ đạo tổ công tác đề xuất, trình cá nhân ông Minh ký báo cáo 715 và Kết luận 1033 kiến nghị sửa đổi Kết luận thanh tra 929 theo hướng "không thu hồi, giãn tiến độ đầu tư Dự án Đại Ninh".

Theo Viện kiểm sát, hành vi của ông Trần Văn Minh tạo điều kiện cho Nguyễn Cao Trí trục lợi, có đủ dấu hiệu của tội “Nhận hối lộ”. Do ông Trần Văn Minh đã chết nên không xem xét trách nhiệm hình sự nhưng cần thu hồi số tiền đã nhận hối lộ.

Cơ quan điều tra đã ngăn chặn, tạm ngừng giao dịch với 2 nhà đất đứng tên ông Trần Văn Minh và vợ là bà Tạ Thị Tuyết Mai.

 

HƠN 650 KM CAO TỐC BẮC - NAM VẪN 'TRẮNG' TRẠM DỪNG NGHỈ

Nhóm Phóng viên

https://tienphong.vn/hon-650-km-cao-toc-bac-nam-van-trang-tram-dung-nghi-post1709484.tpo

TPO - Mặc dù Chính phủ và Bộ GTVT đã yêu cầu hoàn thành các hạng mục thiết yếu để phục vụ người dân dịp cao điểm cuối năm, nhưng hơn 650 km cao tốc đã thông xe hơn 1 năm qua vẫn 'trắng' trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu theo tiêu chuẩn.
Hiện trạng 
cao tốc
Cao tốc Mai Sơn - QL45 và Nghi Sơn - Diễn Châu là 2 trong số 11 dự án cao tốc giai đoạn 2017 - 2021 (giai đoạn 1) được thông xe năm 2023, có lưu lượng xe đông nhất và mặt bằng 
xây dựng trạm dừng nghỉ cũng được các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giải phóng cơ bản xong, nhưng hiện nay vẫn chưa có trạm dừng nghỉ và trạm tiếp nhiên liệu theo yêu cầu.

Cuối tuần qua, có mặt tại vị trí mặt bằng dự án xây trạm dừng nghỉ đã được địa phương giải phóng, PV Tiền Phong ghi nhận, phần lớn vẫn là bãi đất trống được quây rào xung quanh, một góc khu đất là các nhà lán tạm và nhà vệ sinh di động được đơn vị thực hiện dự án cao tốc dựng lên để phục vụ người và phương tiện đi trên cao tốc có thể dừng nghỉ tạm nếu cần. Toàn bộ mặt bằng dự án rộng cả hàng héc-ta (ha) chưa được nhà đầu tư dự án xây dựng công trình nhà dừng nghỉ và trạm tiếp nhiên liệu theo yêu cầu.

Tại mặt bằng dự án trạm dừng nghỉ ở xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá thuộc dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, theo quan sát của phóng viên, mặt bằng được tỉnh Thanh Hóa giải phóng cả hai bên mỗi chiều đường, mỗi bên rộng khoảng 3ha nhưng hiện chỉ có nhà lán tạm, nhà vệ sinh di động. Do sân bãi ở nhà lán tạm hạn hẹp, chỉ tiếp nhận được từ 10 đến 20 xe ô tô con vào đỗ, riêng xe container thì chỉ được vài chiếc nên rất hạn chế lượng xe ra vào.

Trong dịp cuối tuần vừa qua, có thời điểm, trạm dừng nghỉ tạm này có đến 7 xe container vào dừng đỗ để tài xế uống nước, vệ sinh, dẫn đến sân đỗ không còn chỗ trống để các ô tô khác vào.

Với mặt bằng dự án trạm dừng nghỉ tại xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An xây dựng trạm dừng nghỉ cho dự án cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu cũng đang có tình trạng mặt bằng dự án rộng khoảng 3 ha mỗi bên cũng để không, hiện một phần nhỏ đang là nhà lán tạm và nhà vệ sinh di động được đơn vị thực hiện dự án dựng lên lâu nay.

Trạm dừng nghỉ cao tốc tiếp tục lỡ hẹn

Ngày 14/1, thông tin với PV Tiền Phong, lãnh đạo Công ty Cổ phần vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam (VEC O&M) - đơn vị đang quản lý vận hành tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn từ Mai Sơn (Ninh Bình) đến Diễn Châu (Nghệ An) xác nhận, hiện cao tốc Bắc Nam vừa hoàn thành giai đoạn 1 đoạn từ Ninh Bình Đến Nghệ An (dài 150 km) chưa được xây dựng các trạm dừng nghỉ, trạm tiếp nhiên liệu theo tiêu chuẩn.

Theo quy hoạch, 11 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 chạy qua các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai với chiều dài hơn 650 km sẽ có 10 trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu để phục vụ người và phương tiện lưu thông trên cao tốc. Tuy nhiên, tại thời điểm thông xe (năm 2023), các chủ đầu tư 11 dự án trên (là các Ban Quản lý dự án, Bộ GTVT), nhà đầu tư mới chỉ hoàn thành phần đường với chiều rộng 2 làn xe, chưa có làn dừng khẩn cấp, chưa có trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu.

Để tạo sự đồng bộ, giảm thiểu các rủi ro khi người và phương tiện lưu thông thời gian dài trên cao tốc nhưng không có trạm dừng nghỉ, trong các năm 2023-2024 lãnh đạo Chính phủ và Bộ GTVT đã nhiều lần yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai sớm các dự án trạm dừng nghỉ đã được quy hoạch mặt bằng. Với các chỉ đạo giữa năm 2024, Bộ GTVT yêu cầu, trước Tết Nguyên đán năm Ất Tỵ, các trạm dừng nghỉ tại các dự án đã tìm được nhà đầu tư phải hoàn thành các hạng mục cơ bản như nhà dừng nghỉ, trạm xăng.

Tuy nhiên ghi nhận của PV Tiền Phong trong những ngày qua, hiện 8 dự án trạm dừng nghỉ đã chọn được nhà đầu tư trên các tuyến cao tốc, gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo vẫn chưa triển khai.

Cho ý kiến về việc này, đại diện Cục Cao tốc (Bộ GTVT) - đơn vị lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án trạm dừng nghỉ vừa - cho biết, hiện tiến độ đang được các nhà đầu tư thực hiện chưa đạt tiến độ đề ra, nguyên nhân là việc tiếp nhận mặt bằng từ các địa phương chậm, dẫn đến tiến độ triển khai các trạm dừng nghỉ chưa thể thực hiện. Hiện Cục đang yêu cầu các nhà đầu tư đã trúng thầu tiếp nhận mặt bằng, hạ tầng các nhà, lán dừng nghỉ tạm để tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp.

 

CỰU CHỦ TỊCH NXB GIÁO DỤC XIN GỠ KÊ BIÊN TÀI SẢN
Hoàng An

https://tienphong.vn/cuu-chu-tich-nxb-giao-duc-xin-go-ke-bien-tai-san-post1709377.tpo

TPO - Tại toà, ông Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cho biết đã nộp toàn bộ 25 tỷ đồng nhận hối lộ nên đề nghị HĐXX tuyên gỡ các tài sản đang bị phong tỏa.

Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục khai về túi quà chứa 3 tỷ đồng

Sáng 14/1, sau hơn 1 giờ công bố cáo trạng, HĐXX xét hỏi 8 bị cáo phạm tội trong vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tạiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Là người đầu tiên bước lên bục khai báo, bị cáo Nguyễn Đức Thái, thừa nhận vi phạm như cáo trạng truy tố.

Khai thêm, ông Thái cho biết về Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công tác và giữ cương vị Chủ tịch HĐTV từ năm 2017. Sau khi nhậm chức, ông được hai bị cáo Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty TNHH Minh Cường Phát) chủ động đến gặp trao đổi việc từng cung cấp giấy in cho Nhà xuất bản.

Tại các buổi gặp, chủ hai doanh nghiệp này đề nghị ông “tạo điều kiện” cho công ty được tiếp tục cung cấp giấy in.

Từ đề nghị của hai doanh nghiệp, ông Thái đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới “tạo điều kiện” để Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát được tham gia đấu thầu, trúng thầu

“Bị cáo là người cuối cùng đưa ra chủ trương cho chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rút gọn… mãi sau này, bị cáo mới nhận thức được việc làm này là sai, không đúng với quy định trong Luật đấu thầu”, ông Thái khai.

Cùng với “tạo điều kiện’ cho doanh nghiệp, ông Thái khai năm 2017 đã hai lần nhận tiền “hoa hồng” của bị cáo Tô Mỹ Ngọc. Trong các lần này, Ngọc cơ quan đến xin hẹn gặp ông làm việc và mang theo túi quà bên trong chứa 3 tỷ đồng. Tiền được ông Thái cất trong két tại phòng làm việc.

Ngoài biếu túi quà trên, từ năm 2018 – 2021, mỗi lần Ngọc đến biếu ông 4 tỷ đồng. Vào các dịp lễ, tết đưa thêm vài trăm triệu đồng.

“Tổng cộng, bị cáo nhận 24,9 tỷ đồng từ hai lãnh đạo Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát”, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói và cho hay, đã tác động gia đình nộp khắc phục toàn bộ hậu quả. Ông đề nghị tòa tuyên hủy bỏ một số bất động sản đã bị kê biên.

Biếu quà sau khi trúng các gói thầu

Tới lượt mình, bị cáo Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát) khẳng định lời khai của ông Nguyễn Quốc Thái là đúng.

Theo Minh, doanh nghiệp của bị cáo đã làm việc với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ nhiều năm trước. Sau này, thông qua người quen, bị cáo Minh biết ông Thái vừa lên giữ cương vị Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản nên đề nghị người này dẫn lên phòng làm việc “chào hỏi”.

Lần gặp đầu tiên, bị cáo xin được tham gia vào đấu thầu nhưng không đưa quà. Doanh nghiệp của ông Minh được sau đó được “tạo điều kiện” trúng gói thầu số 6 và sau khi trúng thầu, bị cáo cùng nhân viên công ty bay từ TP HCM ra Hà Nội để "cám ơn" ông Thái tại phòng làm việc cơ quan. Tổng số tiền bị cáo Minh đưa ông Thái là 4,9 tỷ đồng.

Trong cáo trạng, Viện kiểm sát xác định, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do Nhà nước sở hữu 100%, kinh doanh biên soạn, biên tập, xuất bản, in và phát hành các loại sách giáo dục... phục vụ người dân cả nước.

Từ năm 2017, ông Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV. Biết việc này, lãnh đạo Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Giấy CP đều do bà Tô Mỹ Ngọc làm Chủ tịch HĐQT; Công ty Minh Cường Phát do ông Nguyễn Trí Minh làm Giám đốc đến gặp mặt ông Thái.

Do muốn được tham gia các gói thầu cung cấp giấy in cho Nhà xuất bản Giáo dục, giữa năm 2017, bà Ngọc và ông Minh đề nghị ông Thái tạo điều kiện cho trúng thầu và "sẽ cảm ơn".

Tháng 12/2017, bà Ngọc từ TP HCM ra Hà Nội, xách túi đựng 3 tỷ đồng tiền mặt đến phòng làm việc của ông Thái tại trụ sở Nhà xuất bản Giáo dục, để túi tiền ở cạnh bàn uống nước. Số tiền này được ông cất vào két sắt ở trong phòng.

Từ 2018 - 2021, các công ty của bà Ngọc trúng 10 gói thầu, tổng trị giá 1.593 tỷ đồng. Tương ứng mỗi năm, bà Ngọc đều đưa ông Thái 4 tỷ đồng với cùng cách thức trên, tổng 16 tỷ đồng.

Ngoài ra, vào các dịp Tết Nguyên đán của cả 5 năm, bà Ngọc đều cảm ơn thêm vài triệu đồng mỗi năm.

Cáo trạng xác định, từ tháng 6/2017 - 21/1/2022, ông Nguyễn Quốc Thái nhận 20 tỷ đồng để giúp công ty của bà Tô Mỹ Ngọc trúng 13 gói thầu "chào hàng cạnh tranh rút gọn" cung cấp giấy in có tổng giá trị 2.156 tỷ đồng.

Với Công ty Minh Cường Phát, ông Thái bị cáo buộc nhận tiền để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng gói thầu tổng trị giá 210 tỷ đồng.

 

KHỞI TỐ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Ở HUẾ TỰ Ý BÁN GẦN 1.500 M2 ĐẤT CỦA DÂN

Nguyễn Vương/VTC News

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-giam-doc-doanh-nghiep-o-hue-tu-y-ban-gan-1500-m2-dat-cua-dan-post1524867.html

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Đại Ngọc, bị cơ quan Công an khởi tố, bắt giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Liên quan vụ giám đốc doanh nghiệp ở Huế tự ý bán gần 1.500 m2 đất của dân, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hương Thủy (TP Huế) ra quyết định khởi tố và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Ngọc (Giám đốc công ty TNHH Đại Ngọc, sinh năm 1974, ở tổ 12, phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thủy) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hiện cơ quan chức năng tiếp tục đấu tranh mở rộng án để xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, Công an thị xã Hương Thủy có công văn gửi Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy về việc đề nghị cung cấp tài liệu. Trong công văn, Công an thị xã Hương Thủy cho biết cơ quan này đang thực hiện xác minh nguồn tin về tội phạm liên quan đến ông Nguyễn Văn Ngọc.

Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, Công an thị xã Hương Thủy đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy cung cấp danh sách các thửa đất có liên quan đến ông Nguyễn Văn Ngọc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất, thuê đất, đăng ký biến động và bản sao hồ sơ về các thửa đất nêu trên.

Yêu cầu của Công an thị xã Hương Thuỷ xuất phát từ việc Bà Nguyễn Thị Nhụy (trú tổ 12, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) có đơn thư phản ánh bị ông Nguyễn Văn Ngọc lấy đất đem bán cho người khác sau khi bà nhờ ông này làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Theo trình bày của bà Nhụy, gia đình bà mua thửa đất có diện tích hơn 2.500 m2 tại vị trí mặt tiền đường Dạ Lê (phường Thủy Phương) từ năm 2000. Diện tích đất này gia đình bà trồng rau màu và các loại cây lâu năm.

Năm 2021, bà Nhụy nhờ ông Ngọc làm giúp sổ đỏ thửa đất hơn 2.500 m2 cùng với một thửa đất khác. Bà Nhụy và ông Ngọc thỏa thuận, sau khi ông Ngọc làm xong sổ đỏ 2 thửa đất này, bà Nhụy sẽ cắt cho ông Ngọc 20 m mặt tiền (tương đương khoảng 600 m2) tại thửa đất hơn 2.500 m2.

Thửa đất hơn 2.500 m2 của bà Nhụy sau đó ông Ngọc làm sổ đổ đứng tên vợ chồng ông Ngọc rồi tách đất thành 2 thửa, gồm thửa đất số 208, tờ bản đồ số 52 có diện tích 600 m2 và thửa đất số 209, tờ bản đồ số 52 có diện tích 1.499,2 m2.

Tiếp đó, ông Ngọc đem thửa đất 1.499,2m2 chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Kiến Thủy (trú TP Huế). Khi bà Thủy đưa người về đo đạc thửa đất số 209, thì bà Nhụy mới phát hiện sự việc nên đứng ra ngăn cản.

Ngày 25/1/2024, sau khi bà Nhụy phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, ông Ngọc làm biên bản thỏa thuận với bà Nhụy về việc sẽ chuộc lại thửa đất số 209, tờ bản đồ số 52 có diện tích 1.499,2 m2 mà ông Ngọc đã bán cho bà Thủy để trả lại cho bà Nhụy.

Tại biên bản thỏa thuận, ông Ngọc cho biết do khó khăn nên ông đã chuyển nhượng cho bà Thủy thửa đất số 209 khi chưa thông qua ý kiến của bà Nhụy. Ông Ngọc cam kết khắc phục bằng cách chuyển nhượng lại thửa đất số 208 cho bà Nhụy, còn thửa đất số 209 gia đình ông xin gia hạn đến ngày 25/7/2024 sẽ chuộc lại từ bà Thủy để trả lại cho bà Nhụy.

Bà Nhụy cho biết mặc dù cam kết như trên nhưng đến nay ông Ngọc vẫn chưa chuộc lại thửa đất số 209 từ bà Thủy để trả lại cho bà Nhụy.

 

HÔM NAY XÉT XỬ CỰU BÍ THƯ THANH HÓA TRỊNH VĂN CHIẾN VÀ ĐỒNG PHẠM

Lê Dương

https://vietnamnet.vn/hom-nay-xet-xu-cuu-bi-thu-thanh-hoa-trinh-van-chien-va-dong-pham-2363171.html

Hôm nay (15/1), TAND tỉnh Thanh Hóa mở lại phiên tòa xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cùng các đồng phạm liên quan tới vụ án Hạc Thành Tower, gây thất thoát hơn 55 tỷ đồng.

Trước đó, sáng 26/12/2024, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên xét xử vụ án vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại dự án Hạc Thành Tower, TP Thanh Hóa.

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho một số bị cáo, thành viên hội đồng thẩm định giá tài sản liên quan tới vụ án vắng mặt... nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, xét xử lại vào ngày 15/1/2025.

Theo cáo trạng, Công ty TNHH MTV Sông Mã, tiền thân là Công ty kinh doanh nhà Thanh Hóa, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa. Công ty này được giao quản lý 1.733,8m2 (khu tập thể cũ) số 3 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa.

Thực hiện cổ phần hóa, ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo cổ phần hóa xác định giá trị doanh nghiệp trên. Trên cơ sở đó, ngày 5/4/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp; quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty Sông Mã thành công ty cổ phần.

Dù đang trong quá trình cổ phần hóa, chưa có quyết định giao đất, nhưng ông Nguyễn Mạnh Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Mã) vẫn thống nhất để ông Đinh Xuân Hướng (Tổng Giám đốc, Thành viên HĐTV Công ty Sông Mã) ký văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị giao làm chủ đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng dịch vụ tổng hợp. Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Năm 2012, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, giao Công ty Sông Mã làm chủ đầu tư dự án Hạc Thành Tower (chức năng xây dựng tòa nhà thương mại, văn phòng cho thuê kết hợp với nhà ở căn hộ).

Ông Nguyễn Mạnh Sơn thống nhất, ông Đinh Xuân Hướng ký văn bản đề xuất của các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho Công ty Sông Mã được huy động vốn bằng việc chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Huy Hoàng.

Ngày 16/8/2012, ông Trịnh Văn Chiến, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký văn bản đồng ý cho phép Công ty Sông Mã được chuyển nhượng 1.227,4m2 tại dự án nói trên cho Công ty TNHH Huy Hoàng với giá 21 triệu đồng/m2 (theo đơn giá đất năm 2009).

Ông Nguyễn Đình Xứng, khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của Công ty Sông Mã là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 55 tỷ đồng.

 

BẮT GIỮ 'TRÙM' ĐỘ, CHẾ SÚNG ĐẠN QUÂN DỤNG ĐỂ BÁN KHẮP CÁC TỈNH THÀNH

Đàm Đệ

https://vietnamnet.vn/bat-giu-trum-do-che-sung-dan-quan-dung-de-ban-khap-cac-tinh-thanh-2363223.html

Lê Nguyên Hạnh mua súng đạn trên mạng và thuê người độ, chế để bán cho các đối tượng ở TPHCM và nhiều tỉnh thành khác.

Hôm nay (14/1), cơ quan CSĐT Công an TPHCM khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Nguyên Hạnh (35 tuổi, quê Đắk Lắk), Nguyễn Trường Phi (35 tuổi, quê Kiên Giang) và Nguyễn Văn Khánh (28 tuổi, quê Bến Tre) về tội “Mua bán trái phép vũ khí quân dụng”. 

Công an cũng khởi tố, bắt Phan Đình Lộc (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) và Bùi Anh Pháp (25 tuổi, quê Bến Tre) về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Ban chuyên án đang tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý 7 đối tượng khác có liên quan.

Trước đó, Công an phường 13 (quận 4) phát hiện vụ nghi vấn “Mua bán trái phép công cụ hỗ trợ và vũ khí quân dụng” trên địa bàn có liên quan đến Lê Nguyên Hạnh nên phối hợp cùng Đội Cảnh sát hình sự của công an quận bắt giữ đối tượng này.

Cơ quan chức năng thu giữ trong người Hạnh 1 khẩu súng rulo và 6 viên đạn. Qua giám định, khẩu súng này thuộc nhóm vũ khí quân dụng.

Khám xét nơi ở của Hạnh tại quận 7, công an thu giữ thêm 12 khẩu súng ngắn thuộc nhóm đồ chơi nguy hiểm bị cấm; 1 thân súng ngắn và nhiều phụ kiện, dụng cụ là công cụ để độ, chế cải tạo súng công cụ hỗ trợ thành súng quân dụng.

Hạnh khai mua súng đạn trên mạng rồi thuê người độ, chế lại thành súng có tính năng tương tự như vũ khí quân dụng để bán cho nhiều đối tượng tại TPHCM và các tỉnh, thành khác.

Khi tiếp nhận báo cáo của Công an quận 4, Ban giám đốc Công an TPHCM xác định đây là mắt xích trong đường dây mua bán vũ khí quy mô và các đối tượng mua súng đạn có thể thực hiện hành vi phạm tội khác, nên đã xác lập chuyên án để đấu tranh.

Ban chuyên án chia thành nhiều tổ, tiến hành truy xét tại nhiều tỉnh thành như Kiên Giang, Bến Tre, Bình Phước, Hà Nam… và bắt giữ thêm 12 đối tượng khác. Trong đó có Nguyễn Trường Phi, Nguyễn Văn Khánh, là dân “độ chế” súng, đạn cho Lê Nguyên Hạnh.

Đồng thời, công an thu giữ thêm 4 khẩu súng thuộc nhóm vũ khí quân dụng; 3 khẩu súng thuộc nhóm công cụ hỗ trợ; 13 khẩu súng thuộc nhóm đồ chơi nguy hiểm bị cấm; 17 viên đạn thuộc nhóm công cụ hỗ trợ; 8 thân súng và một số đồ vật, dụng cụ liên quan đến việc độ, chế súng. 

Ngoài ra, khi đối tượng Bùi Anh Pháp ra đầu thú thì gia đình giao nộp thêm 5 khẩu súng các loại.

 

BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC THÁI KHAI MÌNH LÀ NGƯỜI TỐ VỤ 9,4 TRIỆU SÁCH GIÁO KHOA GIẢ

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/bi-cao-nguyen-duc-thai-khai-minh-la-nguoi-to-vu-9-4-trieu-sach-giao-khoa-gia-2363256.html

Tại tòa, ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Việt Nam trình bày, chính bị cáo là người đã tố cáo hành vi sai phạm của các bị cáo trong vụ án 9,4 triệu quyển sách giáo khoa giả.

Chiều 14/1, phiên tòa xét xử vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại NXB Giáo dục Việt Nam tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo buộc, từ năm 2017, ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV, đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam. Ông Thái đã chỉ đạo chủ trương tổ chức mua sắm vật tư giấy in áp dụng Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu trong việc tổ chức mua sắm vật tư giấy in sách giáo khoa (SGK), sách bổ trợ năm học 2018-2019.

Ngày 15/8/2017, ông Thái ký quyết định thành lập ban chỉ đạo và tổ tư vấn triển khai lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư năm 2018, để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện các gói thầu giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định của Luật Đấu thầu.

Ông Thái đã có hành vi nhận hối lộ hơn 20 tỷ đồng của các nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng, Công ty Minh Cường Phát.

Tại tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, ông Thái trình bày, bị cáo về nhậm chức tại NXB trong bối cảnh đặc biệt khi người tiền nhiệm xin nghỉ hưu trước tuổi, NXB bị cơ quan công an kiểm tra, báo chí lên tiếng. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, bị cáo không hề có nguyện vọng về làm việc tại NXB, nhưng vì bị điều động nên phải chấp hành.

Thời điểm đó, bị cáo phải nhận trách nhiệm về việc triển khai bộ SGK lớp 1 đầu tiên theo chương trình mới. Nhận trọng trách này, bị cáo đã thực hiện đảm bảo đủ SGK cho học sinh cho năm 2018-2019. Khi đó, bà Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty CP) và ông Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Minh Cường Phát) đến gặp trao đổi, xin được tham gia cung cấp giấy cho NXB.

Quá trình gặp gỡ chủ doanh nghiệp, dù bị cáo đồng ý về mặt chủ trương nhưng không đòi hỏi, yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền bồi dưỡng.

Ông Thái cho rằng, khi nhận nhiệm vụ tại NXB, ông chưa hề có kiến thức gì trong việc xuất bản SGK hay mua sắm vật tư, thậm chí không nắm được loại giấy nào dùng để in loại sách gì. Khi có 2 doanh nghiệp tiếp cận, đặt vấn đề tiếp tục tham gia cung cấp giấy cho NXB, bị cáo đã đồng ý. 

Năm 2017, giá bột giấy tăng cao đến 3%, tăng cao nhất trong 7 năm, phí vận chuyển cũng cao nên bị cáo mong muốn sớm mua được giấy để in sách. Vậy nên bị cáo đã lựa chọn phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để không bị mua giấy giá cao.

Theo ông Thái, khi đó, NXB Giáo dục Việt Nam bán sách với giá 179 nghìn đồng/bộ SGK, trong khi đối thủ cạnh tranh sản xuất SGK theo phương thức xã hội hóa bán với giá 199 nghìn đồng/bộ SGK, chênh lệch 11%. Do vậy, việc mua giấy của 2 Công ty Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát đã tạo hiệu quả in được SGK với giá thấp hơn so với công ty đối thủ.

Bị cáo Thái cũng trình bày, trước khi vụ án được khởi tố, ông đã có đơn tự thú về việc được bà Tô Mỹ Ngọc đưa hối lộ 20 tỷ đồng. Ngoài ra, chính bị cáo là người đã tố cáo sai phạm trong vụ án 9,4 triệu quyển SGK giả.

 

ĐỘT KÍCH Ổ SẢN XUẤT THUỐC GIẢ CHỮA BÁCH BỆNH RẤT LỚN CỦA CẶP VỢ CHỒNG Ở TPHCM
Đàm Đệ

https://vietnamnet.vn/dot-kich-o-san-xuat-thuoc-gia-chua-bach-benh-rat-lon-cua-cap-vo-chong-o-tphcm-2363208.html

Để sản xuất thuốc giả quy mô lớn, vợ chồng Diệu – Hương thuê người nhà, họ hàng và phân chia mỗi người một công đoạn. Vợ chồng này có nhiều công ty để tuồn bán thuốc tây giả mang nhiều thương hiệu nước ngoài ra thị trường.

Hôm nay (ngày 14/1), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an TPHCM đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng Ngô Kim Diệu (41 tuổi) – Nguyễn Thị Ngọc Hương (39 tuổi, cùng ngụ quận Bình Tân) cùng 20 người khác về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Theo đó, qua công tác nghiệp vụ, trinh sát phát hiện vợ chồng Diệu – Hương sử dụng pháp danh 2 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Kingpharm ở quận Bình Tân và Công ty TNHH MTV Kiến Lâm ở quận 8 nghi sản xuất thuốc giả là thuốc đông y kết hợp tân dược, mang các thương hiệu để điều trị các bệnh đau xương khớp, viêm mũi, trĩ, phong ngứa, dạ dày, tim mạch, thần kinh… Từ cơ sở điều tra ban đầu, Công an TPHCM xác lập chuyên án để đấu tranh.

Cuối tháng 12/2024, ban chuyên án quyết định "cất lưới", bắt giữ vợ chồng Diệu - Hương cùng những người liên quan. Ban chuyên án phối hợp cùng Công an quận 8, Bình Tân và các cơ quan khác khám xét 4 địa điểm.

Công an thu giữ 1.164 thùng thuốc thành phẩm và nguyên liệu, trong đó có 56.255 đơn vị sản phẩm thuốc giả thành phẩm; hơn 1.600kg bột nguyên liệu dùng để sản xuất viên nén thuốc giả; 5 hệ thống máy móc để đóng viên nang, ép vỉ, đóng lọ, cán nóng ép miệng túi bao bì…

Cơ quan điều tra xác định, vợ chồng này sản xuất thuốc giả từ năm 2018 đến nay. Diệu - Hương tìm mua một số nguyên liệu thuốc đông y, hoạt chất tân dược có chức năng chữa một số bệnh cụ thể, sau đó về nghiền thành bột trộn lẫn với các loại bột khác, rồi đóng thành viên nang, ép vỉ, dán gói, đóng lọ, đóng gói thành phẩm thuốc giả.

Thuốc giả sản xuất ra mang các tên gọi như: “Xương Khớp Khắc Tinh”, “Tỷ Thống An Khang”, “ Xạ Hương Linh Chi Đơn”, “Ngứa An Khang” , “An Trĩ Khang”, “Khang Vị An”, “Tọa Cốt Thần Kinh Thống”… và trên bao bì, nhãn mác thể hiện sản xuất tại Singapore, Malaysia.

Để hoạt động phạm tội tinh vi, vợ chồng Diệu – Hương thuê người nhà, họ hàng phụ trách những khâu khác nhau và tách ra riêng biệt. 

Khi có thuốc giả thành phẩm, vợ chồng Diệu – Hương thông qua các đầu mối như: Đỗ Thành Mỹ (44 tuổi, ngụ quận 12), Đỗ Thanh Hải (52 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh), Nguyễn Mộng Điền (37 tuổi, quê Trà Vinh) và nhiều đối tượng khác là các đại lý để tiêu thụ ra thị trường.

Công an xác định, chỉ trong năm 2024, vợ chồng Diệu - Hương đã sản xuất thuốc giả trị giá hơn 45 tỷ đồng, riêng 3 đối tượng Mỹ, Hải, Điền tiêu thụ số thuốc giả trị giá gần 35 tỷ đồng.

Đáng nói, vợ chồng Diệu – Hương, không làm giả thương hiệu thuốc nào đang lưu hành trên thị trường mà tự vẽ ra một công ty “ma” nào đó ở Malaysia, Singapore… để in trên bao bì, nhãn mác, từ đó dễ dàng bán ra thị trường.

 

 

No comments:

Post a Comment