Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Thêm
lính cứu hỏa tới Los Angeles; dự báo gió mạnh tiếp tục thổi bùng hỏa hoạn
Trung
Quốc bị tố kết hợp với băng đảng và các công ty bình phong để do thám Đài Loan
Người
Việt mô tả hình ảnh kinh hoàng các đám cháy ở hạt Los Angeles
Ông
Biden để lại ‘di sản hỗn hợp’ sau 4 năm làm Tổng thống Mỹ
Các nước châu Âu: Không dễ đạt mục tiêu chi tiêu
quân sự của ông Trump
Người Việt mô tả
hình ảnh kinh hoàng các đám cháy ở hạt Los Angeles
Việt Nam lần đầu tiên vượt Nhật Bản
về điểm đến của xuất khẩu Trung Quốc
Thủ tướng Nga
thăm Việt Nam, nhiều văn kiện sẽ được ký kết
Tô Lâm chỉ đạo
lấy khoa học-công nghệ làm quốc sách
Dự án của Trump
Organization ở Hưng Yên có giúp Việt Nam tránh thuế Mỹ?
Dự án của Trump
Organization ở Hưng Yên có giúp Việt Nam tránh thuế Mỹ?
Ông Biden để lại
‘di sản hỗn hợp’ sau 4 năm làm Tổng thống Mỹ
Các vụ cháy rừng
ở Los Angeles có thể gây tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Nghị
định 168 và 176: Chính phủ ca ngợi, người dân ca thán
Hai nghị định 168 và 176 đang vấp phải sự
phản đối của người dân mặc dù Chính phủ ca ngợi về tính hiệu quả
Quan
hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Biden: Mười điểm đáng chú ý
Mười một năm sau khi nâng cấp quan hệ lên
“Đối tác toàn diện,” ngày 10/09/2023, Hoa Kỳ và Việt Nam đưa quan hệ vượt cấp
lên “Đối tác chiến lược toàn diện.”
Nguyễn
Phương Hằng và Thích Minh Tuệ: Những người bị tước mất tự do
Bà Nguyễn Phương Hằng và sư Thích Minh
Tuệ tuy khác biệt nhưng lại chịu chung số phận phải lưu vong.
Luật
sư: bản án 13 năm tù đối với ông Lưu Bình Nhưỡng là "khiên cưỡng" và
"bất công"
Một luật sư cho rằng bản án đối với cựu
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, người có tiếng nói mạnh mẽ trên nghị trường Quốc hội,
có thể do bị trả thù cá nhân khi ông phản đối các dự thảo luật do Bộ Công an
soạn thảo
Cục
Cảnh sát Giao thông giải thích lý do Nghị định 168 được ban hành chóng vánh
Vì sao Bộ Công an đợi tới những ngày cuối
cùng của năm 2024 mới ban hành Nghị định 168 trong khi có 6 tháng để chuẩn bị?
Nghị
định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm
Phải chăng ông Tô Lâm đã thiểu cân nhắc
khi đồng ý cho Bộ Công an ban bố Nghị định 168?
Tại
sao Bộ Công an muốn quản lý MobiFone?
Bộ Công an sắp tới sẽ quản lý Tổng công
ty Viễn thông MobiFone, việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe đường bộ
Người
dân: Mức phạt theo Nghị định 168 là “bóc lột”
Trong mắt người dân, mức phạt theo Nghị
định 168 “không có tình người, hà khắc”, và mang tính “bóc lột”.Luật
sư: Không đủ căn cứ để kết tội ông Lưu Bình Nhưỡng
Ông Nhưỡng có nhận tội, xin khoan hồng là
vì ông ấy quá hiểu nền tư pháp Việt Nam.
Hộ
chiếu Việt Nam mất giá: Giảm 4 bậc, 5 nước thu hồi ưu đãi miễn visa
Việc hộ chiếu ngày càng mất giá trị khiến
các hướng dẫn viên du lịch quốc tế người Việt khó khăn hơn trong việc dẫn đoàn
đi các nước
Biển
Đông: 5 vấn đề cần theo dõi trong năm 2025
TPHCM:
Kẹt xe trầm trọng hơn tại các giao lộ từ khi Nghị định 168 có hiệu lực
Nghị
định 168: Tác hại của việc cơ quan hành pháp soạn thảo luật
Ông
Trần Đình Triển bị tuyên ba năm tù, luật sư bào chữa nói bản án "không phù
hợp"
Chuyên
gia pháp lý: Việt Nam đang dựng "màn kịch đầu thú” để dẫn độ Y Quynh Bdap
Truyền
thông Nhà nước xoá thông tin “bỏ công an cấp huyện”
Đối
thoại nhân quyền Việt-Mỹ thứ 28: "Cần giám sát các cam kết cụ thể của Việt
Nam"
Nghị
định 168: Những hệ quả tai hại
BBC
Cánh tay Bộ Công an
vươn tới đâu sau tinh gọn?
Thánh nhân phủ tro,
tắm khỏa thân ở Ấn Độ
Những gì đằng sau
sự sụp đổ của ông Biden?
Ông Lưu Bình Nhưỡng
bị tuyên 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân 7 năm tù
Lời đe dọa của
Trump phủ bóng đen u ám lên Greenland
Tổng thống
Zelensky: Nga, Triều Tiên hành quyết thương binh Triều Tiên để xóa dấu vết
Vụ hiếp dâm chấn
động Pháp: 'Cha tôi nên chết trong tù'
Trump muốn thâu tóm
Greenland: bốn kịch bản có thể xảy ra
Diễn viên Trung
Quốc thoát khỏi ổ lừa đảo ở Myanmar như thế nào?
Quy mô thiệt hại do
cháy rừng ở Los Angeles nhìn từ bản đồ và hình ảnh
Elon Musk phỏng vấn
lãnh đạo cực hữu Đức - nhúng tay vào chính trị châu Âu
Hệ lụy nào từ chính
sách 'thợ săn tiền thưởng' giao thông?
Phỏng vấn sư Minh
Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'
'Quyền lực' của hộ
chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc
AI chủ quyền - cơ
hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?
Bộ Công an tinh gọn
bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?
Ông Đoàn Văn Báu:
vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?
Phạt nặng giao
thông: xử phạt hay trừng phạt?
Việt Nam xét xử cựu
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Chàng Tây chạy hết
chiều dài Việt Nam để làm từ thiện
Di cư tới Anh qua
eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam
Sư Minh Tuệ trả
lời BBC: 'Họ hoan nghênh hay đánh đập, bắt nhốt thì con cũng thấy như nhau'
Sư Minh Tuệ trên
đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'
Lại sửa Quy hoạch
điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?
Kiev thảo luận với Paris về khả năng triển khai quân đội nước
ngoài tại Ukraina
Hàn Quốc : Tòa Bảo Hiến rút ngắn phiên xử đầu tiên vì tổng
thống Yoon vắng mặt
Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo
Ukraina tấn công cơ sở năng lượng công nghiệp Nga, Matxcơva lên
án "khủng bố"
Chiến tranh Ukraina : 300 lính Bắc Triều Tiên thiệt mạng,
theo tình báo Hàn Quốc
Mỹ, Nhật Bản và Philippines cam kết thắt chặt hợp tác đối phó
Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay với thế giới
Tại sao Việt Nam không phản hồi lời mời trở thành "quốc gia
đối tác" của BRICS ?
2025
: Nga sẽ thắng hay bại trên chiến trường Ukraina ?
Ai trả giá cho canh bạc cắt khí đốt của Zelensky ?
Những đe dọa sáp nhập lãnh thổ của Donald Trump gợi nhớ đến cuộc
chiến của Nga ở Ukraina
Các nước Bắc Âu tăng cường giám sát biển Baltic trước các đe dọa
phá hoại từ Nga
Hàn Quốc : Cơ quan điều tra tiếp tục nỗ lực bắt giữ tổng
thống Yoon
Ngoại trưởng Nhật Bản đến Hàn Quốc để khẳng định quan hệ song
phương
Hạt nhân : Iran đàm phán với các nước châu Âu trước khi
Donald Trump trở lại Nhà Trắng
2024 : Điện ảnh Pháp gây tiếng vang nhờ các tác phẩm đa dạng
Philippines điều tuần duyên đến “thách thức” tàu Trung Quốc ở Biển
Đông
(AFP) –
Xuất khẩu Trung Quốc năm 2024 tăng kỷ lục. Theo số liệu chính thức được công bố
hôm thứ Hai, 13/01/2025 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 25.450 tỷ nhân
dân tệ (khoảng 3.400 tỷ euro), tăng 7,1% so với năm trước. Thông tin được công
bố một tuần trước khi Donald Trump chính trở lại nắm quyền tại Hoa Kỳ, dự báo
quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Vẫn theo số liệu chính thức công bố hôm nay, riêng trao đổi thương mại giữa
Trung Quốc và Nga trong năm ngoái cũng đạt con số kỷ lục, đạt 240 tỷ euros,
tăng 2% so với năm 2023.
(AFP) –
Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ AI. Hôm thứ Hai, 13/01/2025, chính phủ Mỹ đưa ra các quy định
khung mới về xuất khẩu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm mục đích tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bán hàng cho các nước đồng minh và ngăn chặn các đối
thủ như Trung Quốc tiếp cận những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực AI.
Hồi tháng 10/2023, nước này đã công bố những hạn chế mới đối với việc xuất
khẩu các loại chip tiên tiến nhất sang Trung Quốc.
(Reuters)
– Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp hàng hải, đóng tàu. Thông tin được công bố hôm nay,
13/01/2024, sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của chính phủ Hoa Kỳ.
Washington kết luận rằng Bắc Kinh sử dụng các chính sách cạnh tranh « không
công bằng », sử dụng các hình thức hỗ trợ tài chính, tạo ra các rào
cản đối với các công ty nước ngoài, « cưỡng bức chuyển giao công
nghệ », … nhằm tạo lợi thế cho ngành công nghiệp đóng tàu và hàng hải
của mình. Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc đã « làm giả chi phí lao
động » trong các ngành này.
(AFP) –
Ấn Độ khai mạc lẽ hành hương khổng lồ của người Hindu. Lễ hội Kumbh Mala, gồm các lễn tắm và
hành hương, của những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ hôm nay 13/01/2025 bắt đầu
từ Prayagraj, miền bắc Ấn Độ. Lễ hội dự kiến sẽ thu hút khoảng 400 triệu người
tham dự. Để dễ so sánh, lễ hành hương lớn nhất hàng năm của người Hồi Giáo đến
Meca (Ả Rập Xê Út), thu hút 1,8 triệu người trong năm ngoái.
(AFP) –
9 năm tù vì tội phản bội theo Ukraina. Cơ quan an ninh Nga (FSSP) thông báo ngày 13/01/2025,
một người Siberi đã bị kết án 9 năm tù vì phản bội tổ quốc và phục vụ cho
Ukraina. Tòa buộc tội Serguei Lochakov đã chuyển tiền cho quân đội Ukraina. Từ
đầu cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina tháng 2/2022, những phiên tòa xét xử các
tội phản bội, khủng bố, phá hoại hay làm gián điệp mở ra ngày càng nhiều tại
Nga.
(AFP)
– Nga thông báo chiếm thêm khu làng mỏ than của Ukraina. Quân đội Nga, hôm nay, 13/01/2025, cho
biết đã chiếm được khu làng Pichtchané, gần thành phố Pokrovsk, miền đông
Ukraina. Đây là khu làng có mỏ than đá lớn nằm cách thành phố chiến lược
Pokrovsk 10km. Thất bại này là một đòn mạnh đánh vào Kiev, không chỉ trên
phương diện quân sự mà còn cả kinh tế. Công nghiệp luyện kim của Ukraina phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn than cốc của vùng mỏ này.
(AFP) –
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cắt giảm 40 % nhân sự. Thông tin trên được đại diện của
Gazprom xác nhận hôm nay, 13/01/2024. Số nhân viên hành chính tại trụ sở của
tập đoàn năng lượng Nga có thể giảm từ 4100 xuống còn 2500 nhân viên. Gazprom
cho biết tập đoàn này đang phải đối mặt với những thách thức và nêu ra tình
trạng quan liêu trong nội bộ doanh nghiệp. Vào năm 2023, Gazprom đã công bố
khoản lỗ đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, lên đến gần 7 tỷ đô la.
(Reuters)
– Liên Hiệp Châu Âu cấp 148 triệu euro viện trợ nhân đạo cho Ukraina và
Moldova. Hôm
nay, 13/01/2024, Liên Âu đã công bố chương trình viện trợ mới này và bày tỏ sự
ủng hộ đối với Ukraina. Quỹ này nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, nơi ở, nước
uống và sưởi ấm cho người dân.
TIN TỨC: THỨ BA 14.01.2025
1/ THỦ TƯỚNG NGA SANG THĂM VN
Thủ tướng Nga Mikhail
Mishustin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/1 để
thúc đẩy hợp tác. Dự trù sẽ có nhiều văn kiện được ký kết trong chuyến thăm
này, theo đại sứ Nga tại Hà Nội vào hôm qua 13/1.
Trong chuyến thăm 2 ngày,
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin dự trù sẽ hội đàm với “tứ trụ” lãnh đạo Việt
Nam, bao gồm Tổng bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch nước Lương
Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Hai bên sẽ trao đổi về các
vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, đặc
biệt là việc triển khai các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, giao thông
vận tải, công nghiệp và nông nghiệp.
Nga, một cường quốc về năng
lượng và hạt nhân, đã chuyển hướng sang Á châu sau khi phương Tây áp đặt lệnh
trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xâm lăng ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong
chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 đã bày tỏ rằng Nga mong muốn hợp tác với Việt
Nam về năng lượng và an ninh.
Ông Putin cũng nói riêng
tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính là nước Nga sẵn sàng thiết lập nguồn
cung cấp khí hóa lỏng dài hạn cho Việt Nam. Nga từ lâu đã hợp tác với Việt Nam
trong lĩnh vực dầu khí, với công ty nhà nước Nga Zarubezhneft đi đầu trong lĩnh
vực kinh doanh này.
Ngoài ra, Việt Nam và Nga
cũng đang tìm kiếm các cơ hội mới trong lĩnh vực tài chính, kinh tế và hậu cần
để thúc đẩy thương mại song phương.
2/ VN VƯỢT QUA NHẬT BẢN VỀ HÀNG NHẬP CẢNG TỪ TRUNG QUỐC
Việt Nam lần đầu tiên vượt
qua Nhật Bản, trở thành điểm đến xuất cảng lớn thứ ba của Trung Quốc trong lúc
mức thuế quan của Mỹ đang buộc các công ty phải tìm nhà cung cấp mới nhằm tránh
thuế.
Theo dữ liệu do hải quan
Trung Quốc công bố hôm 13/1, kim ngạch xuất cảng của Trung Quốc sang Việt Nam trong
năm 2024 đã tăng gần 18%, lên mức kỷ lục 162 tỷ Mỹ kim. Con số này đã vượt qua mức
152 tỷ Mỹ kim xuất sang Nhật Bản, trước đây là thị trường lớn thứ ba đối với Trung
Quốc.
Đây được xem là một sự thay
đổi đáng kể trong động lực thương mại toàn cầu, nhấn mạnh tác động của việc
thay đổi thuế quan và chuỗi cung ứng. Số lượng xuất cảng của Trung Quốc tăng
tốc vào tháng 12 một phần lớn là do các nhà máy của Trung Quốc đang vội vã xuất
hàng tồn kho ra nước ngoài trong lúc chuẩn bị cho rủi ro thương mại gia tăng
dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Cần biết là Tổng thống Hoa
Kỳ Donald Trump sẽ trở lại tòa Bạch Ốc vào tuần tới. Ông Trump từng đề nghị mức
thuế quan cao đối với hàng hóa Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một cuộc
chiến thương mại mới giữa hai siêu cường.
Dữ liệu của Trung Quốc cho
thấy gia tăng xuất khẩu từ nước này sang Việt Nam chủ yếu tập trung ở lĩnh vực
linh kiện, nơi chúng được lắp ráp và sau đó xuất cảng sang Mỹ và các nước khác.
Hầu hết các sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn thiện đều được vận chuyển đến
khách hàng Hoa Kỳ, đẩy thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ lên mức kỷ lục
trong năm tính đến tháng 11.
Thực tế này cũng có thể
khiến Việt Nam nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump, người từng đề
cập đến việc cần phải cân bằng thương mại với Việt Nam vào năm 2019 khi ông gọi
Việt Nam là nước “lạm dụng” thương mại.
3/ MỸ, NHẬT VÀ PHI LUẬT TÂN THẮT CHẶT HỢP TÁC ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC
Lãnh đạo ba nước Nhật Bản,
Hoa Kỳ và Phi Luật Tân trong cuộc trao đổi điện đàm vào hôm qua 13/01 đã tuyên
bố thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuận ba bên
trước tình hình căng thẳng gia tăng tại nhiều vùng biển Á châu có tranh chấp.
Thủ tướng Nhật Shigeru
Ishiba, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. và Tổng thống Mỹ mãn nhiệm
Joe Biden, đã có cuộc họp vào sáng hôm qua. Cuộc họp này diễn ra sau lần họp
thượng đỉnh đầu tiên giữa Thủ tướng Marcos, Tổng thống Biden và Thủ tướng
Kishida tại Washington vào tháng 4 năm 2024 nhằm bảo vệ luật lệ quốc tế và ổn
định khu vực.
Thông cáo của phủ tổng
thống Phi Luật Tân cho biết các nhà lãnh đạo đồng ý tăng cường và siết chặt hơn nữa hợp tác kinh tế, hàng hải và
công nghệ giữa ba nước. Riêng Tổng thống Joe Biden tỏ ra lạc quan về khả
năng người kế nhiệm Donald Trump sẽ thấy được lợi ích của việc tiếp tục mối
quan hệ hợp tác này.
Thông cáo của tòa Bạch Ốc
đã nêu rõ lãnh đạo ba nước đã thảo luận về hành vi nguy hiểm và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục phối hợp ở vùng Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương.
Bộ ngoại giao Nhật Bản ra
thông cáo riêng tuyên bố cả ba nhà lãnh đạo phản đối “bất kỳ ý đồ đơn phương làm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực”
tại các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Bắc Kinh.
Vài giờ sau cuộc họp ba
bên, Phi Luật Tân đã phản đối Trung Quốc
có hành động leo thang khi cho điều hai tàu hải cảnh cùng
một trực thăng đến bãi cạn Scarborough trong hai ngày 5 và 10/1. Trong hai tàu
này, có một tàu hải cảnh dài 165 thước mà Phi coi là “quái vật”.
Phi Luật Tân luôn khẳng
định bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung
Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền.
4/ NAM HÀN SẼ CẢI TẠO CÁC PHI TRƯỜNG SAU TAI NẠN CỦA JEJU AIR
Nam Hàn cho biết họ có kế
hoạch cải tạo các kết cấu chứa ăng-ten hướng dẫn hạ cánh tại các phi trường của
mình trong năm nay sau vụ tai nạn chết người vào tháng 12 của một chiếc máy bay
Jeju Air khi trượt khỏi đường băng và bốc cháy sau khi đâm vào một kết cấu bê
tông.
Bộ giao thông Nam Hàn là cơ
quan đã kiểm tra các điều kiện an toàn tại các hãng hàng không và phi trường kể
từ khi chiếc máy bay phản lực Boeing bị tai nạn tại phi trường Muan ở phía tây
nam. Vào hôm qua 13/1, họ công bố về kế hoạch thay đổi các kết cấu dạng này,
được gọi là “localizer” nhằm định hướng hạ cánh cho các máy bay.
Bộ này cho biết trong một
tuyên bố là 7 phi trường trong nước, bao gồm cả Muan, đã được phát giác là có
các bờ kè hoặc nền móng làm bằng bê tông hoặc thép cần phải thay đổi. Bộ này nói
thêm là họ sẽ chuẩn bị các biện pháp để cải thiện các kết cấu vào tháng này và
đặt mục tiêu hoàn thành các cải tiến vào cuối năm 2025.
Các chuyên gia an toàn hàng
không đã chỉ trích việc đặt bờ kè tại phi trường Muan và cho biết điều này có
thể là nguyên nhân làm tăng số người chết trong vụ tai nạn, đã khiến 179 trong
số 181 người trên máy bay thiệt mạng.
Chính phủ cũng đã hoàn tất
việc kiểm tra 6 hãng hàng không nội địa đang khai thác máy bay Boeing 737-800
và phát giác ra một số hành vi vi phạm tại một số hãng hàng không, bao gồm vượt
quá thời hạn kiểm tra trước và sau chuyến bay, không tuân thủ các quy trình
giải quyết lỗi máy bay hoặc hành khách lên máy bay.
VNTB
– Làm 66 nút đèn giao thông “ngốn” 80 tỷ đồng
VNTB
– Công an chụp mũ người dân: phản đối nghị định 168 là phản động
VNTB
– Luật công đoàn (mới) cản trở hoạt động của các tổ chức lao động độc lập
14/01/1958:
Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt
Trump
có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo
Liệu
Trump có gây ra “sự sụp đổ” thứ tám?
Năm mới
và… ‘trật tự mới’14/01/2025
Giáo Hoàng
soi gương13/01/2025
Trở
lại quê nhà (Bài 5): Thay đổi hay là chết13/01/2025
Trở
lại quê nhà (Bài 4): Sức ép của thay đổi13/01/2025
Trở
lại quê nhà (Bài 3): Những cuộc gặp gỡ muộn13/01/2025
Trở
lại quê nhà (Bài 2): Rào cản vô hình13/01/2025
Trở
lại quê nhà (Bài 1): Bốn cụ U80 và chiếc TV cũ13/01/2025
Khi
buồn vui, khóc cười lẫn lộn12/01/2025
Thương
thay thập loại lái xe12/01/2025
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 13/01/2025
Tiểu
Vũ - Viết vội trong chiều kẹt xe
Lê
Xuân Nghĩa - Ưng cái bụng tôi quá
Nguyễn
Tiến Tường - Ngu mà lì!
Kim
Văn Chính - Thử thách và sự can trường của tăng đoàn Minh Tuệ
Lê
Nguyễn - Khi buồn vui, khóc cười lẫn lộn
Lưu
Trọng Văn - Đây là chuyện đại cục
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 13.01.2025
Hoàng
Nguyên Vũ - Đi rình quay chụp vi phạm giao thông để kiếm lợi: Sao cứ thấy hèn
hèn, bẩn bẩn
Hoàng
Linh - Tác dụng trị liệu của 168
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Dự án của Trump Organization ở
Hưng Yên có giúp Việt Nam tránh thuế Mỹ? 14/01/2025
Bớt trung gian quản lý 14/01/2025
Phải đối xử công bằng với ông
Lê Thanh Vân 14/01/2025
Nhóm tin tặc Salt Typhoon của
Trung Quốc gây hoang mang cho Washington 14/01/2025
Cồng kềnh do đâu? 13/01/2025
Góp ý Nghị định 168 13/01/2025
Giải pháp xây dựng mạng lưới
giao thông công cộng của các đô thị 13/01/2025
Vẫy tay, vẫy tay chào xe, mất
tay, gãy tay chào… Thua! (Tình đầu và tình cuối) 12/01/2025
Vẽ bậy để ăn “dơ” trên dòng
sông “bẩn” 12/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
LÝ DO CỰU BÍ THƯ TỈNH
ỦY BẾN TRE LÊ ĐỨC THỌ ĐƯỢC TRẢ LẠI 97 MIẾNG VÀNG, 133 SỔ TIẾT KIỆM
TPO - Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM xác định
97 miếng vàng thu giữ tại nhà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ không liên
quan đến sai phạm nên đã yêu cầu trả lại cho ông Thọ.
TAND TPHCM vừa chuyển
hồ sơ vụ sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên
Việt Oil) và các đơn vị liên quan đến TAND cấp cao tại TPHCM để giải quyết theo
trình tự phúc thẩm.
Sau phiên tòa sơ thẩm, ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT
Vietinbank), bà Mai Thị Hồng Hạnh (Cựu Chủ tịch Xuyên Việt Oil) cùng 5 bị cáo
khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Một người có nghĩa vụ và quyền
lợi liên quan cũng có đơn kháng cáo.
Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên ngày 29/11/2024,
ông Lê Đức Thọ bị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Nhận hối lộ" và 13 năm
tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi", tổng hình phạt chung của ông Thọ là 28 năm tù.
Ngoài án tù, HĐXX còn
tuyên buộc ông Lê Đức Thọ nộp lại 1,47 triệu USD, 300 triệu đồng; tiếp tục tạm
giữ hơn 440.000 USD, 25.6 tỷ đồng và 1 sổ tiết kiệm để đảm bảo thi hành án.
HĐXX sơ thẩm cũng
tuyên tịch thu, nộp ngân sách nhà nước một ô tô Mercedes Benz S450; 5 đồng hồ
Patek Philippe là những tài sản ông Thọ được bà Mai Thị Hồng Hạnh tặng.
HĐXX tuyên trả lại cho
ông Thọ 1 laptop, 1 iPad, 9 điện thoại di động, 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, 8 đồng hồ, 2 bộ golf hiệu Honma Beres, 97 miếng vàng thu giữ trong quá
trình điều tra, 133 sổ tiết kiệm vì không liên quan đến hành vi phạm tội.
HĐXX sơ thẩm tuyên
phạt bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh 11 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 19 năm tù về tội
“Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí”, tổng hợp hình phạt chung, buộc bà Hạnh chấp hành là 30 năm tù.
Bản án sơ thẩm buộc bị
cáo Mai Thị Hồng Hạnh bồi thường toàn bộ thiệt hại của vụ án là trên 1.700 tỷ
đồng; tiếp tục kê biên 11 bất động sản; phong tỏa 36 tài khoản của bà Hạnh; tạm
giữ số tiền 700 triệu đồng bà Hạnh và các bị cáo khác nộp để đảm bảo thi hành
án.
Theo HĐXX sơ thẩm,
trong vụ án này bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh có vai trò chủ mưu, cầm đầu. Bà Hạnh
đã vi phạm các quy định về sử dụng Quỹ bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi
trường gây thất thoát tài sản Nhà nước 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ
Quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244
tỷ đồng.
Bà Hạnh có 22 lần đưa
hối lộ với tổng số tiền gần 32 tỷ đồng cho 8 cá nhân.
Đối với bị cáo Lê Đức
Thọ, bản án sơ thẩm xác định, khi Xuyên Việt Oil vay vốn tại VietinBank và xin
cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng, ông Thọ đã
có 2 lần nhận hối lộ của bà Hạnh 600.000 USD (tương đương 13,8 tỷ đồng). Ông Lê Đức Thọ còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Bí thư Tỉnh
ủy Bến Tre và nguyên Chủ
tịch HĐQT Vietinbank để tác động, gây ảnh hưởng đến Vietinbank chi nhánh Bến
Tre cho Xuyên Việt Oil vay vốn thuận lợi với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi
suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
ĐẮK NÔNG KỶ LUẬT NHIỀU
CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN 2 VỤ ÁN OAN SAI
Huỳnh Thủy
https://tienphong.vn/dak-nong-ky-luat-nhieu-can-bo-lien-quan-den-2-vu-an-oan-sai-post1709264.tpo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Đắk Nông vừa xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến các tập
thể, cá nhân để xảy ra các vụ án oan sai trên địa bàn.
Theo đó, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đắk Nông quyết
định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nay Gia Phú, Phó
Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an
tỉnh; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an
huyện, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk G’long.
Lý do, ông Phú
có vi phạm, khuyết điểm trong quá trình khởi tố vụ án hình sự đối với ông
Lê Trường, bà Tôn Nữ Kim Loan không đúng quy định pháp luật, dẫn đến oan sai.
Đối với ông Phan Thanh
Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Đảng ủy viên, Phó Viện trưởng Viện KSND
tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông nhận thấy: Ông Hải được phân công thực
hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự đối với ông Đỗ Văn Hùng để
xảy ra oan sai. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật ông Phan
Thanh Hải bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Đối với Ban cán sự
đảng Viện KSND tỉnh và các đảng viên có liên quan, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận
thấy:
Ban cán sự đảng Viện
KSND tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã có vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành,
thực hiện quy chế làm việc; trong việc lãnh đạo, chỉ đạo để Viện KSND tỉnh giải
quyết vụ án ông Đỗ Văn Hùng và chỉ đạo Viện KSND huyện Đắk G’long giải quyết vụ
án ông Lê Trường, bà Tôn Nữ Kim Loan không đúng quy định của pháp luật, xảy ra
oan sai.
Từ đó, dẫn đến
nhiều cán bộ, đảng viên
bị xử lý kỷ luật của đảng, kỷ luật của ngành và bồi thường oan sai theo Luật
Trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Đắk Nông thống nhất thực hiện quy trình xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban
cán sự đảng Viện KSND tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020.
Báo cáo để Ủy ban Kiểm
tra Trung ương xem xét, chỉ đạo
Cũng liên quan đến 2
vụ oan sai trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thống nhất báo cáo vi phạm của 3
nguyên cán bộ để UBKT Trung ương xem xét, chỉ đạo.
Cụ thể, ông Lương Ngọc
Lếp, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã có vi phạm, khuyết điểm trong chỉ đạo, thực
hiện nhiệm vụ được giao; Ký quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đắk
Ha, huyện Đắk G’long đối với ông Đỗ Văn Hùng không đúng quy định pháp luật, gây
oan sai, làm giảm uy tín của bản thân, tổ chức đảng và của ngành công an, đến
mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ông Nguyễn Hữu Lộc,
nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Đắk
Nông đã có vi phạm, khuyết điểm trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao, đã chỉ đạo về mặt hành chính trong việc đề xuất khởi tố vụ
án, khởi tố bị can; trình Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh ký quyết định
khởi tố vụ án hình sự đối với ông Đỗ Văn Hùng không đúng quy định pháp luật,
gây oan sai, làm giảm uy tín của bản thân, tổ chức đảng và của ngành công an,
đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Ông Nguyễn Văn Cường,
nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Viện trưởng Viện
KSND tỉnh chịu trách nhiệm người đứng đầu đối với những vi phạm, khuyết điểm
của Ban cán sự đảng Viện KSND tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 và có vi phạm, khuyết điểm
trong việc thiếu kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án ông Đỗ
Văn Hùng; để Viện KSND huyện Đắk G’long giải quyết vụ án ông Lê Trường, bà Tôn
Nữ Kim Loan, không đúng quy định của pháp luật, xảy ra oan sai.
VỤ ĐI XE MERCEDES RÚT
KIẾM DỌA CHÉM NGƯỜI: KHỞI TỐ 'DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT' NGUYỄN THANH BÌNH
Nguyễn Thanh Bình (tức Bình "con")
bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội 'Gây rối trật tự công cộng' sau khi
rút kiếm dọa chém nhân viên môi trường vì bị nhắc nhở bẻ hoa tại công viên.
Ngày 13.1, Công an TP.Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi
tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Bình (tức Bình
"con", 53 tuổi, trú P.Tân Tiến, TP.Nha
Trang) để điều tra về tội "gây rối trật tự công cộng".
Các lệnh trên đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, khoảng hơn 15 giờ ngày 11.1, bị can Bình điều khiển xe
hiệu Mercedes chở theo một người phụ nữ đến khu vực công viên bên cạnh tháp Trầm Hương (đường
Trần Phú, TP.Nha Trang). Sau đó, Bình xuống xe đi bộ lên lề đường đến khu vực
công viên bẻ hoa để tặng cho người phụ nữ đi cùng.
Nữ nhân viên Công ty Môi trường đô thị Nha Trang đang chăm sóc,
trang trí hoa tại khu vực trên phát hiện nên nhắc nhở thì Bình có lời lẽ chửi
bới xúc phạm và quay lại xe ô tô mở cốp sau lấy ra một cây kiếm chạy đến thách
thức, đe dọa chị
này. Thấy vậy, người phụ nữ đi cùng Bình đến can ngăn, giữ lấy cây kiếm và đẩy
Bình lên xe ô tô. Trước khi rời khỏi hiện trường, ông Bình còn lấy một chai
nước suối từ trong xe ném về hướng các nhân viên của công ty môi trường.
Bị can Nguyễn Thanh Bình có một công ty đang kinh doanh bất động
sản tại TP.Nha Trang. Bình từng có tiền án, tiền sự về tội “mua bán trái phép
chất ma túy” và “cố ý gây thương
tích”. Ngoài ra, người đàn ông này cũng từng được một tạp chí
tặng kỷ niệm chương “Doanh nhân thành đạt vì sự phát triển bền vững".
LÀM SAO HẠ NHIỆT ÙN
TẮC GIAO THÔNG Ở TP.HCM?
https://thanhnien.vn/lam-sao-ha-nhiet-un-tac-giao-thong-o-tphcm-185250113214536773.htm
Nhu cầu di chuyển tăng cao thời điểm cận tết,
cùng những thay đổi trong giai đoạn đầu thực hiện Nghị định 168 đang tạo áp lực
rất lớn lên hạ tầng giao thông vốn đã quá nhiều bất cập của TP.HCM.
Không chỉ dịch vụ gọi xe, nhiều khách hàng than phiền giá cước
giao đồ ăn hoặc vận chuyển hàng hóa những ngày qua cũng tăng khá cao. Theo tính
toán, một đơn hàng đặt đồ ăn cho quãng đường 2,5 km đã tăng khoảng 10% so với
cách đây gần 2 tuần. Anh Văn Triệu, tài xế một hãng xe công nghệ, cho biết
không chỉ ùn tắc, mức phạt
vi phạm giao thông hiện tăng rất cao nên tài xế cũng ngại nhận đơn hơn trước.
"Tối hôm trước, có đứa em cùng chạy xe với tôi giao gấp cho khách tô cháo
đến bệnh viện. Đường kẹt kinh hoàng mà khách lại chọn giao nhanh nên phải cố
chạy nhanh nhất có thể. Đến đoạn ngã tư vừa chớm đèn đỏ thì cậu liều rẽ phải,
ăn luôn cái "trát" phạt mất nửa tháng tiền chạy xe. Từ hôm đó đến giờ
vẫn chưa hết sợ, còn chưa dám bật app nhận lại đơn. Giờ chạy xe ngoài đường khổ
lắm, vừa kẹt, vừa nắng nôi, bụi bặm, lại ngay ngáy lo phạt", anh Văn Triệu
bộc bạch.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Grab khẳng định giá cước cơ
bản của dịch vụ này không thay đổi. Tùy theo từng thời điểm ở từng khu vực,
dịch vụ có thể được áp dụng biểu giá linh động nhằm phản ánh đúng tình hình
cung - cầu của thị trường. Phía Grab ghi nhận những ngày qua hoạt động vận hành
trên đường phố của đối tác tài xế gặp một số khó khăn. Nhìn chung, đối tác tài
xế mất nhiều thời gian hơn trước để đón khách và hoàn thành cuốc xe. Đồng thời,
do nhu cầu di chuyển tăng cao trước Tết Nguyên đán nên ở một số thời điểm, tại
một số khu vực, người dùng có thể gặp phải tình trạng khó đặt dịch vụ.
Nói về tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM những ngày qua,
PGS-TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia
TP.HCM, đánh giá Nghị định 168 thể hiện nỗ lực của Chính phủ nhằm tái lập trật
tự an toàn giao thông - vốn là vấn đề bức xúc lâu nay. Những
mặt tích cực đã thể hiện rõ là người dân chấp hành luật và quy định về giao
thông triệt để hơn, trật tự giao thông tốt hơn nhiều. Mặt khác, nghị định đặt
ra nhiều quy tắc mới chặt và khó hơn quy tắc cũ, gia cường thêm một số chi tiết
siết chặt quản lý hơn, song lại áp dụng trong hoàn cảnh cơ sở hạ tầng cũ, nhân
lực cũ và lượng phương tiện giao thông tăng cao. Đây là những yếu tố dẫn tới ùn
tắc lan rộng.
Để nhanh chóng giải quyết tình trạng này, PGS-TS Hồ Thanh Phong
đề xuất TP.HCM cần thực hiện ngay việc cho phép phương tiện rẽ phải khi dừng
đèn đỏ tại tất cả các giao lộ thay vì chỉ khảo sát những vị trí đặc thù. Lưu ý
là xe 4 bánh khi chuyển hướng cần bán kính quay vòng lớn hơn, tốc độ qua khỏi
giao lộ chậm nên trước mắt chỉ ưu tiên cho xe gắn máy rẽ phải, sau đó sẽ tiếp
tục nghiên cứu.
Ông nêu giả sử khi 100 chiếc xe dừng đèn đỏ tại giao lộ, cho
phép xe rẽ phải thì có ít nhất 1/3 lượng xe, tương đương khoảng 30 chiếc được
di chuyển. Như vậy, khi đến hết đèn xanh với thời lượng được tính toán phù hợp
sẽ giải thoát toàn bộ 70 xe còn lại và chu kỳ mới lặp lại. Hiện nay, vẫn với
thời lượng đèn như vậy, xe không được rẽ phải nên khi đèn xanh chắc chắn sẽ
không giải phóng hết được 100 xe, ít nhất sẽ còn lại 30 xe phải chờ chu kỳ đèn
kế tiếp. Cộng với sự đa dạng về tốc độ phương tiện, có xe đi chậm, có xe đi
nhanh, có xe rẽ phải, rẽ trái… từ 30 sẽ tăng lên 35 - 40 xe bị dồn ứ. Như vậy,
cứ sau mỗi chu kỳ đèn đỏ lại có thêm lượng phương tiện tích lũy, hệ quả là ùn
tắc kéo dài.
“Nguyên nhân không cho rẽ phải khi dừng đèn đỏ là
để tránh ảnh hưởng tới người băng qua đường phía đèn xanh bên kia. Tuy nhiên,
thực tế luồng xe rẽ phải không giao cắt trực tiếp với làn băng qua, xe chỉ rẽ
sát lề. Để đảm bảo lượng phương tiện rẽ phải không giao cắt dẫn đến tai nạn thì
chỉ cần sử dụng ngay lực lượng đang hỗ trợ điều khiển tín hiệu đèn tại các giao
lộ kiêm thêm việc giám sát làn xe rẽ phải. Về cơ bản, tất cả các giao lộ đều có
thể mở hướng rẽ phải. Đây là giải pháp cần ưu tiên làm ngay để giải tỏa tình
trạng ùn tắc đang quá kinh khủng hiện nay", PGS-TS Hồ Thanh Phong nhấn
mạnh.
Cùng đó, chuyên gia này đề xuất nhanh chóng điều chỉnh hệ thống
đèn tín hiệu giao thông. Thời lượng đèn xanh như cũ đã không còn đủ để đáp ứng
giải phóng lượng xe đang nhiều hơn nên cần điều chỉnh tăng thời lượng đèn xanh;
áp dụng triệt để công nghệ, tính toán, đo đếm xe để điều chỉnh hệ thống đèn tín
hiệu giao thông trên toàn TP. Đặc biệt, không để người điều tiết giao thông
chỉnh thời lượng đèn bằng tay bởi họ chỉ thấy được thực trạng giao thông tại
khu vực đó, không có thông tin chính xác về các khu vực khác trên trục đường.
Đồng quan điểm cần điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu và linh động
cho phép phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ ở các giao lộ đủ điều kiện an toàn,
song luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia
VN (VLCAC), cho rằng đây chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, cục bộ.
Thực tế, việc cấm xe rẽ phải khi dừng đèn đỏ hoặc cấm xe đi trên vỉa hè là quy
tắc an toàn giao thông chung được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng triệt
để. Với các quốc gia có mạng lưới hạ tầng giao
thông bài bản, giao thông công cộng đáp ứng đủ nhu cầu di
chuyển hằng ngày của người dân, thì những quy định này phát huy tác dụng. Còn
với những đô thị có hạ tầng giao thông còn hạn chế như TP.HCM và Hà Nội, khi
người dân chấp hành quy định lại gây ra khá nhiều xáo trộn. Đây là nghịch lý,
bất cập.
Với quan điểm như vậy, luật sư Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh cần
nhanh chóng đầu tư thật mạnh vào hạ tầng giao thông, cải thiện hệ thống đường
sá, phát triển cấp tốc mạng lưới đường sắt đô thị, giao thông công cộng. Phạt
thật nặng những lỗi nhẹ thì lỗi nặng cũng sẽ không còn, ngân sách nhà nước cũng
sẽ có thêm khoản thu đáng kể để tái đầu tư vào hạ tầng giao thông. Tuy nhiên ở
chiều ngược lại, cần đảm bảo đầy đủ hạ tầng đáp ứng nhu cầu để người dân có cơ
sở thực hiện quy định một cách nghiêm túc.
CỰU CHỦ TỊCH NHÀ XUẤT
BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM HẦU TÒA VỚI CÁO BUỘC NHẬN HỐI LỘ 24,9 TỶ ĐỒNG
Hoàng
An
TPO - Ông Nguyễn Đức Thái bị cáo buộc, khi làm
Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo đấu thầu sai quy định,
gây ảnh hưởng tính minh bạch và hiệu quả kinh tế. Ông Thái được doanh nghiệp
hối lộ 24,9 tỷ đồng, giai đoạn điều tra đã nộp toàn bộ khắc phục hậu quả.
Hôm nay (14/1), TAND
TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm 8 bị cáo trong vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
Trong số 8 bị cáo
có Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch HĐTV
Nhà xuất bản Giáo dục) bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" theo Khoản 4
Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Các bị cáo Tô Mỹ Ngọc
(cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công
ty TNHH Giấy Minh Cường Phát) cùng bị truy tố về tội "Đưa hối lộ"
theo Khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Nhóm còn lại là cựu
lãnh đạo, nhân viên Nhà xuất bản Giáo dục, gồm: Nguyễn Thị Thanh Thủy (cựu Trưởng Ban
Kế hoạch Maketing), Đinh Quốc Khánh (cựu Phó trưởng Phòng in, Phát hành Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội - thời điểm phạm tội đang làm việc tại Nhà xuất bản
Giáo dục), Phạm Gia Thạch (thành viên Hội đồng thành viên), Hoàng Lê Bách và Lê
Hoàng Hải (đều là Phó Tổng Giám đốc) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Khoản 3 Điều 222
Bộ luật Hình sự.
Theo quyết định xét
xử, có 13 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị
cáo tại phiên tòa. HĐXX cũng triệu tập gần 20 người có quyền và nghĩa vụ liên
quan, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được triệu tập với tư cách là nguyên
đơn dân sự.
Theo cáo trạng, việc
mua giấy in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, đơn vị này đều
áp dụng hình thức "chào giá".
Từ năm 2017 trở đi,
ông Thái được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm đại diện pháp luật
của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có quyền
quyết định trong việc mua sắm giấy in phục vụ in sách giáo dục. Trên cương vị
này, ông bị cáo buộc chỉ đạo lựa chọn mua giấy in theo phương thức chào hàng
cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có
năng lực.
Cáo buộc cho rằng,
trong quá trình thực hiện các gói thầu được giao với tổng giá trị hơn 452 tỷ,
ông Thái đã nhận hối lộ của hai nhà thầu Phùng Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát
tổng số tiền 24,9 tỷ đồng.
Cụ thể, ngay khi Thái
được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Nhà xuất bản, lãnh đạo 2 công ty Phùng Vĩnh Hưng
và Minh Cường Phát, đã đến gặp vừa để giới thiệu về công ty vừa nhờ ông tạo
điều kiện giúp đỡ cho trúng thầu và “sẽ cảm ơn”.
Sau khi thống nhất với
Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Minh Cường Phát) và Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch HĐQT Phùng
Vĩnh Hưng), ông Thái đã chỉ đạo cấp dưới lựa chọn phương thức “chào hàng cạnh
tranh rút gọn” và đưa 2 công ty này vào “danh sách ngắn” được nhận yêu cầu báo
giá trái quy định.
Chủ tịch Nhà xuất bản
Giáo dục đã khắc phục toàn bộ số tiền nhận hối lộ
Năm 2017, Công ty
Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu; trong các năm từ 2018 - 2021, doanh nghiệp
này liên tiếp trúng thêm 10 gói thầu. Tổng cộng 13 gói thầu có giá trị hơn
2.100 tỷ đồng.
Đổi lại, nữ chủ tịch
công ty đã "cảm ơn" 20 tỷ đồng vì đã "tạo điều kiện" trúng
thầu.
Đối với Công ty TNHH
giấy Minh Cường Phát, cáo trạng thể hiện, khoảng tháng 7/2017, bị can Nguyễn
Trí Minh đến phòng làm việc của cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để
gặp và giới thiệu công ty của mình là đối tác cung cấp giấy từ những năm trước.
Đồng thời, đề nghị được tạo điều kiện cho công ty của mình được tiếp tục là đối
tác cung cấp giấy.
Minh Cường Phát sau đó
được ông Thái chỉ đạo "hợp thức hóa" cho trúng gói thầu số 6 và số 7.
Từ 2018 - 2020, để
được vào danh sách tham dự và cung ứng giấy in, Nguyễn Trí Minh đều đến gặp, đề
nghị và được ông Thái đồng ý cho tiếp tục tham gia chào hàng, cung cấp giấy in.
Tổng cộng, Công ty
Minh Cường Phát đã hối lộ 4,9 tỷ đồng và được ông Thái "tạo điều
kiện" trúng 4 gói thầu.
Ông Thái khai tất cả
những lần đưa tiền hối lộ, chỉ có hai người trong phòng làm việc của ông, nên
lúc đưa tiền không ai chứng kiến. Nhận tiền xong, ông đều cất tiền vào két sắt
sau bàn làm việc và sử dụng để chi tiêu cá nhân.
Đến nay, các bị cáo
trong vụ án đã nộp tiền khắc phục hậu quả và giao nộp số tiền hưởng lợi bất
chính với tổng số hơn 47,3 tỷ đồng. Trong đó, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn
Đức Thái nộp 25 tỷ đồng; nữ Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng nộp 19 tỷ đồng; Giám
đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát Nguyễn Trí Minh nộp hơn 2,7 tỷ đồng.
KHỞI TỐ CỰU CHỦ TỊCH
HĐQT CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI TOP ONE
Thu Hường
https://tienphong.vn/khoi-to-cuu-chu-tich-hdqt-cong-ty-co-phan-phan-phoi-top-one-post1709152.tpo
TPO - Ngày 13/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an tỉnh Hà Giang cho biết đơn vị vừa ra quyết định khởi tố đối với Nguyễn
Thế Trịnh (SN 1978, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”.
Theo kết quả điều tra,
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2015, Nguyễn Thế Trịnh khi
đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần phân phối Top One, có địa chỉ tại tổ 1, Thị trấn Nông trường
Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, vì động cơ vụ lợi đã giúp sức cho bị can Đinh Văn Tạo (nguyên
là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần phân phối Top One, giai đoạn từ tháng 12/2015
đến tháng 4/2019) thực hiện hành vi hợp thức hóa hồ sơ tài liệu, tăng khống vốn
điều lệ để thành lập công ty đại chúng (Công ty cổ phần phân phối Top One),
niêm yết cổ phiếu (mã chứng khoán TOP) trên sàn giao dịch chứng khoán và chào
bán ra công chúng… nhằm thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Trước đó vào ngày 12/01/2024, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
và bắt tạm giam đối với các đối tượng Đinh Văn Tạo và Nguyễn Hữu Khá, nguyên
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần phân phối Top One để điều tra hành
vi Tham ô tài sản.
NỮ KẾ TOÁN PHƯỜNG Ở HÀ NỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT 8 TỶ
ĐỒNG
https://lifestyle.znews.vn/nu-ke-toan-phuong-o-ha-noi-lua-dao-chiem-doat-8-ty-dong-post1524502.html
Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với Nguyễn Thị Nhung (SN 1989, trú quận Hà Đông) để điều tra về tội
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức".
Theo điều tra, giai đoạn 2021-2023, do đầu tư
làm ăn thua lỗ, Nhung đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng sổ
tiết kiệm ngân hàng không có tiền, tự viết nội dung biên lai thu tiền thuế đất
nông nghiệp, đưa ra thông tin gian dối có thể chuyển đổi, cấp đổi "sổ
đỏ"... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan công an xác định Nhung đã lừa đảo 4 bị
hại, chiếm đoạt khoảng 8 tỷ đồng. Thời điểm gây án, Nhung là kế toán UBND
một phường ở quận Hà Đông.
CẦU NGHÌN TỶ LỘ CẢ
MÓNG, GIÁM ĐỐC BOT NÓI ‘KHÔNG THỂ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC’
Trước tình trạng mực nước sông Hồng giảm sâu
làm lộ phần trụ móng cầu Văn Lang, Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà thốt lên
“không thể tưởng tượng được”.
Ghi nhận của PV
ngày 13/1 cho thấy, nhiều trụ của cầu đã lộ móng cọc, khoảng cách từ mặt nước đến
đầu các cọc của trụ cầu khoảng hơn 50cm; xung quanh một số trụ cầu phần bê tông
lót đáy bị đứt gãy. Cùng ngày, khu vực hạ lưu cầu Văn Lang xuất hiện tàu hút
cát đang hoạt động rầm rộ.
Trả lời PV, ông Lê Minh
Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà (đơn vị chủ đầu tư cầu Văn Lang) xác
nhận: Sau phản ánh của VietNamNet về hiện trạng cầu, phía công ty đã tiến hành
kiểm tra. Ông Nghĩa cho biết, sắp tới Bộ GTVT cũng sẽ kiểm tra về kết cấu, chất
lượng hiện tại của cầu Văn Lang.
Theo ông Nghĩa, qua xem xét ban đầu, các vị trí trụ chính, móng
cọc của cầu hiện tại vẫn đang có chất lượng tốt. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống
móng cọc của cầu Văn Lang đều thi công theo phương pháp khoan cọc nhồi, đảm bảo
kết cấu vĩnh cửu.
Mặc dù đảm bảo về an toàn cầu, ông Nghĩa vẫn thốt lên:
"Không thể tưởng tượng được lòng sông lại tụt xuống so với tính toán
khoảng 4-5 m. Theo tôi biết, chiều cao bệ trụ cầu là 2,5m, phần móng khi thi
công được khoan cọc nhồi ở sâu dưới. Như vậy, nếu bình thường thì bệ trụ cầu sẽ
ngập trong nước".
Ông Lê Minh Nghĩa cho biết thêm, việc tàu hút cát hoạt động mạnh
khiến đáy sông bị hạ thấp và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cầu.
Cầu Văn Lang thông xe năm 2018 có điểm đầu phía Hà Nội kết nối
với quốc lộ 32 (thuộc địa phận xã Phú Sơn, huyện Ba Vì). Điểm cuối phía Phú Thọ
giao với quốc lộ 32C (thuộc địa phận phường Thọ Sơn, TP Việt Trì).
Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 9,46km. Trong đó chiều
dài cầu vượt sông khoảng 1,55km. Cầu Văn Lang có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ
đồng.
No comments:
Post a Comment