Sunday, January 19, 2025

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 19/01/2025
dimanche 19 janvier 2025
Thuymy

Một số ngày vừa qua, tình hình bên trọng điện Kẩm-linh vẫn yên ổn, chưa có gì xảy ra. Nhưng đã có một số đồn đoán rằng vài nhóm nào đó đã nói ra nói vào về… nhiều chuyện.

Chẳng hạn như “Mấy lần to mồm đòi ngay được Kursk về, sao mãi không xong thế?”… Nghiêm trọng hơn là chỉ còn có hơn một tháng nữa là cuộc chiến tranh kỷ niệm tròn 3 năm, mà Putox vẫn không chinh phục được Ukraine. Những “tiếng nói đối lập” đó đã bắt đầu thẳng toẹt: Chúng tôi không cần những lý lẽ của ông. Chúng tôi cần nhìn thấy chiến thắng!

Những tiếng nói đó vẫn bằng cách này, cách khác đến tai Putox. Và cũng “phong thanh” là ý anh này, ý anh kia… tức là toàn những tai to mặt lớn đại diện cho những thế lực mà Putox không thể đánh đổ được. Hắn chỉ có thể xử lý những thành phần thấp cổ bé họng hơn, hoặc đối lập có đông đảo dân chúng ủng hộ nhưng không thuộc nhóm lợi ích chóp bu thì cũng vẫn cứ xử lý tốt. Bây giờ mọi chuyện đã khác rồi.

Với bọn chóp bu này, chúng không quan tâm đến “phi phát-xít hóa” hay “phi quân sự hóa” Ukraine làm gì hết, đặc biệt là “phi phát-xít hóa.” Đơn giản là nước Nga của chúng còn phát-xít hơn cả Ukraine, thì làm sao mà nói “phi phát-xít hóa” cho được. Vấn đề của tất cả lũ bọn chúng là “Putox hứa một tuần thì xong!” mà một năm không xong, hai năm không xong và bây giờ là chuẩn bị  3 năm.

Trong khi đó, Putox vẫn khăng khăng – đúng kiểu một lão già tai quái phải nuôi ở trong nhà với cái dạng “khôn chẳng ra khôn dại chẳng ra dại,” quá khôn trong một câu chuyện không phải là dại nữa mà là cực kỳ xuẩn ngốc. Hắn khăng khăng rằng quân đội của mình vẫn đang thắng lợi, đang tiến lên hàng ngày. Lại nói chuyện xì xào, bọn chúng cũng đã đặt câu hỏi: “được, thì tiến lên, vậy tiến lên đâu? Chiếm hết Donbas à? Liệu 2 năm nữa có xong không, khi đó thì cuộc chiến tranh với Ukraine sẽ đủ 4 năm như Chiến tranh Vệ quốc đó!”

Và bây giờ thì lý thuyết đó có Trump đảm bảo, ông ấy hứa rồi, sẽ chấm dứt cuộc chiến trong 24 giờ! Nghe như một lũ mơ ngủ.

Hết phần mở bài. Có một câu hỏi gửi đến cho tôi, và tôi nghĩ đây là một câu hỏi hay. Để trả lời nó, chúng ta sẽ không cần phải có những dữ liệu liên quan đến ông Trump, nhưng vẫn có thể suy ra được khối vấn đề. Câu hỏi đó là, “nếu như anh (tức là tôi đấy) cho rằng chiến tranh sẽ kết thúc trên bàn đàm phán, thì trước khi có đàm phán có kịch bản gì?”

Có thể có hai kịch bản.

+ Kịch bản thông thường là một lệnh ngừng bắn được đảm bảo bởi một ai đó, sau đó hai bên bước vào đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Kịch bản này rất hay vì nó góp phần giảm thiểu thương vong cho cả hai bên, vì thế nó cũng được cả hai bên mong muốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, kịch bản này có thể mang lại bất lợi cho một trong hai bên. Với cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ở thời điểm hiện tại, thì ai mong muốn ngừng bắn?

Về logic nếu nói “Ukraine có quá nhiều khó khăn về nhân lực” (và trên báo chí xứ phía đông nước Lào còn nói là cạn kiệt cả vũ khí, hạ tầng tàn phá) thì Ukraine là bên mong muốn ngừng bắn nhất, ngừng bất cứ lúc nào nhất là trong điều kiện hiện tại đang thua thiệt trên chiến trường miền đông (Donbas). Chúng ta hãy thử điểm một số tin tức của BMZ:

Chiến sự Ukraine 19/01: Pháo đài Chasovoyarsk rơi vào tay quân Nga – N. Tuấn Sơn

Nhà báo Ukraine cảnh báo tình hình xấu ở Pokrovsk

Hé lộ chiến lược của ông Trump buộc Nga – Ukraine chấm dứt xung đột…

Vậy liệu chúng ta có thấy phía Ukraine nói nhiều đến ngừng bắn để đàm phán hòa bình hay không? Chính xác mà nói, cả hai bên đều nói đến đàm phán hòa bình, nhưng cả hai đều đưa ra các điều kiện cao ngất trời mây mà bên kia không thể với tới được.

Điều này có nghĩa, như với phía Ukraine là tỏ thiện chí mong muốn hòa bình nhưng không đồng nghĩ với đánh đổi lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và đặc biệt là một đảm bảo an ninh. Không bao giờ chấp nhận những điều kiện về sự thủ tiêu chính quyền hiện tại để đảm bảo các điều kiện của Putox đưa ra: trung lập, phi phát-xít hóa. Đương nhiên càng không có những điều kiện theo kiểu “phi quân sự hóa” tức là hạn chế lực lượng vũ trang Ukraine.

Đó cũng là những điều kiện Nga đưa ra. Vậy nếu đem so sánh thì tần suất nói nhiều đến đàm phán hòa bình hơn bên kia là Nga, không phải là phía Ukraine. Tôi cho rằng người Ukraine quá hiểu là không thể có đàm phán gì vào thời điểm này cả.

Cái logic trên đây là qua mồm lều báo xứ phía đông nước Lào. Chẳng hạn con chó Tuấn Sơn tức thằng Thanh Bình, cái thằng ăn shit Nga và khen thơm ấy, nó tung tin “Pháo đài Chasovoyarsk rơi vào tay quân Nga” – Có thật không? Nguồn của nó là Military Summary, một blog vớ vẩn và đương nhiên có nguồn gốc của bọn Nga mất dạy. Về nguyên tắc đây là việc tối kỵ của báo chí: Phải dẫn nguồn chính thống. Như tôi viết bài ba lăng nhưng cũng không bao giờ làm cái việc bẩn thỉu như vậy. Như mấy bà độc mồm làng tôi ngày xưa hay chửi: Sống không có đức thì đẻ con không có lỗ đít.

Các nguồn chính thống kể cả bán chính thống như ISW chưa xác nhận những sự kiện kiểu này. Thằng chó khốn này nó còn tung tin… quân Nga tiến về Kramatorsk. Tiến 10 mét cũng là tiến, mà từ Chasiv Yar đến Kramatorsk có 40 ki-lô-mét thôi, và câu chuyện vẫn sẽ lặp lại: 100.000 kiện hàng 200 vào đó à?

Vị tướng quân Phần Lan, ông Pekka Toveri trong một phân tích của mình có cho rằng, với tình trạng của quân đội Nga hiện tại, đặc biệt ở khu vực Donbas, chúng chỉ có thể khai thác được điểm yếu của quân Ukraine là lực lượng quá mỏng. Nhưng càng cố tấn công thì càng tổn thất nhiều… Do vậy trong những ngày qua chúng ta thấy tổn thất của quân Nga vẫn ở mức cao, và đặc biệt càng ngày các vũ khí nặng càng ít được sử dụng. Do đó ông Toveri khẳng định những vấn đề của Nga ở Donbas là nghiêm trọng vì chúng vẫn tiếp tục phải tấn công, trong khi nguồn lực vật chất – kỹ thuật ngày càng thiếu thốn.

Về phần chúng ta, có thể cho rằng nếu chúng còn sử dụng được bom bom lượn, có thể chiếm được Chasiv Yar khi giã nát thị trấn đó, rồi sau đó lại sa lầy, lằng nhằng chán ra ở vùng đồi núi từ thị trấn đó tới Kramatosk. Điều này được tướng Ben Hodges nhận xét từ trước, khi Nga tấn công mạnh theo hướng Pokrovsk: dù có chiếm được bất cứ thị trấn nào như nó hay Chasiv Yar, thì Nga cũng không đủ nguồn lực để đi tiếp.

Vì vậy như thằng Igor Girkin “Strelkov” đánh giá mới là đúng: Nga thua về chiến lược, sa đà vào chiến tranh trận địa, chiến hào ở Donbas. Mất đi ở đây những quân số đông đảo của nhiều đơn vị tinh nhuệ, trong khi đó không có bất cứ một mục tiêu chiến lược nào khi tiến hành những nỗ lực này.

Còn chúng ta thì tổng hợp tất cả các ý trên đây: Cứ cho rằng từ Pokrovsk, Nga tiến được đến địa giới hành chính giữa hai tỉnh Donetsk và Dnipropetrovsk. Cũng cứ cho rằng sau khi chiếm được Chasiv Yar, Nga tiến được đến ngoại vi Kramatorsk rồi tấn công nó.

Giả định thứ nhất, 20 ki-lô-mét đó chắc lại tốn khoảng nửa năm. Với giả định thứ hai, 40 ki-lô-mét đó tiến mất… 1 năm và chiếm được thành phố khoảng nửa năm nữa, thậm chí hơn. Thời gian đó thì kịp tiễn cả Putox lẫn Shoigu và Gerasimov về địa ngục vài lần được. Không những thế số “kiện hàng 200” có thể lên tận 1 triệu rưỡi người. Khổ cái nếu như vậy thì không hạ gục được chính quyền Zelenskyy. Họ sẽ không đầu hàng mà nhìn thấy cơ hội để tiếp tục tàn phá cả bộ máy quân sự Nga lẫn toàn bộ đất nước này đến tận nền móng.

Việc Nga sa lầy ở Donbas, cá nhân tôi đánh giá vừa là ngu ngốc, vừa là bế tắc của bè lũ cầm quyền trong Kẩm-linh. Thực sự không phải nói hay nói tốt gì cho Ukraine, nhưng hồi 2022 tôi viết: Rồi nhu cầu của cả hai bên là phải khoanh gọn được chiến tranh, chẳng hạn lấy một con sông lớn làm giới tuyến. Cuối cùng thì Nga dùng phòng tuyến Surovikin để làm giới tuyến, và phải nói rằng cả hai bên đều có thời gian để củng cố hệ thống phòng ngự. Chính vì lẽ đó mà ngay quân Nga bây giờ tấn công về phía phòng tuyến của Ukraine cũng cực kỳ khó khăn. Đương nhiên nếu Ukraine muốn tấn công vào quân Nga thì cũng khó khăn không kém.

Một điều nữa tôi cũng đã phân tích: sức mạnh của Nga nằm ở tổ chức tấn công bằng những binh đoàn lớn với sự phối hợp của các binh chủng (binh chủng hợp thành) tạo nên những nắm đấm mạnh. Về lý thuyết, nếu đầy đủ sức mạnh như thế quân đội Nga, theo tiêu chuẩn của quân đội Xô-viết trước đây có thể tiến một ngày vài chục ki-lô-mét chiều sâu, trên nhiều chính diện cũng rộng tối thiểu 20 ki-lô-mét trở lên.

Do vậy hồi đầu chiến tranh, khi Nga rút khỏi khu vực bắc Kyiv và bước sang giai đoạn mới The Battle of Donbas tôi viết rằng: Quan trọng nhất với người Ukraine là phải tổ chức phản pháo và chống tăng hiệu quả. Nga chỉ dựa trên hai sức mạnh chính: pháo binh (với số lượng cực lớn cả về số cỗ pháo) lẫn xe tăng. Còn nhớ hồi đó chúng ta trông chờ và Baraktar TB-2, rồi Javelin hay NLAW gì đó… sau đó thì không ngờ người Ukraine phát triển UAV tốt như vậy. Câu chuyện tương tự với sự kỳ vọng vào M-777 và rõ ràng nó không phụ lòng chúng ta. Đến hôm nay sức mạnh pháo binh của Nga chênh lệch với Ukraine coi như không đáng kể.

Do mất đi sức mạnh này, Nga chỉ còn biết gặm nhấm đất, mà điều đó không bao giờ đem lại chiến thắng và cứ kéo dài như vậy, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại, chẳng hạn một cú sụp đổ về kinh tế xã hội trong nước.

Vì vậy, chúng hy vọng vào một lệnh ngừng bắn do ông Trump ông ấy ban ra cho cả hai bên, với lời dọa nạt: với thằng này không ngừng bắn tao cắt viện trợ; với thằng kia, tao sẽ viện trợ cho đối thủ của mày nhiều hơn. Nhưng với người Ukraine, thì tính nghiêm trọng của vấn đề không nằm ở chỗ đó: Cuộc chiến kéo dài quá lâu sẽ làm giảm độ nhiệt tình của nhiều nước vẫn đang ủng hộ… Những nước đó chỉ chờ ngừng bắn, là cũng ngừng viện trợ ngay. Thời gian ngừng bắn cũng là thời gian để Nga phục hồi và khi Ukraine bị ngừng một số viện trợ nào đó, chúng (bọn Nga) sẵn sàng vi phạm để tiếp tục đánh nhau.

Vì vậy, kịch bản này với người Ukraine là tối kỵ, cần hết sức tránh. Do đó chúng ta cần xem xét kịch bản 2.

++ Kịch bản 2: Vừa đánh, vừa đàm. Nếu kịch bản này diễn ra, thì tôi cần copy đoạn vừa viết trên đây xuống: “Cứ cho rằng từ Pokrovsk, Nga tiến được đến địa giới hành chính giữa hai tỉnh Donetsk và Dnipropetrovsk. Cũng cứ cho rằng sau khi chiếm được Chasiv Yar, Nga tiến được đến ngoại vi Kramatorsk rồi tấn công nó. Giả định thứ nhất, 20 ki-lô-mét đó chắc lại tốn khoảng nửa năm. Với giả định thứ hai, 40 ki-lô-mét đó tiến mất… 1 năm và chiếm được thành phố khoảng nửa năm nữa, thậm chí hơn.”

Đồng thời ở Kursk họ vẫn cứ giữ như thế, Nga chiếm lại 60 % lãnh thổ cũng được, 70 % cũng được, rồi tuần sau lại cho nó giảm đi 10, 20 % nhưng là không bao giờ đánh bật được quân Ukraine về nước. Với kịch bản này, tiến trình chiến tranh nó sẽ đi cùng với… những đổ vỡ về kinh tế bên trong nước Nga. Và tất yếu dẫn đến sự thay thế Putox thì mới có chuyện bỏ một loạt những điều kiện quái thai do hắn đưa ra.

+++ Có một kịch bản dường như sự phái sinh của kịch bản 2, có thể gọi là… 2,5 cũng được: Người Ukraine có một đòn hoặc một serie đòn tác động lên tình hình để tiến trình diễn ra nhanh hơn. Kịch bản này tôi đã vẽ ra một cách lãng mạn từ bài trước: Họ tấn công tầm xa vào các thành phố lớn của Nga, cả Mục-tư-khoa và St. Peter cũng nện luôn. Nếu làm như thế thì khả năng cao là Putox bị lật ngay tức khắc.

Nhưng với cả hai kịch bản này (2 và 2,5), người Ukraine cần làm rõ cho ông Trump hiểu được rằng, với bất cứ hành động nông nổi nào dẫn đến thất bại của Ukraine, chính quyền Zelenskyy đi bán nước mắm dạo, một Chính phủ thân Nga được áp đặt ở Kyiv… thì số vũ khí của phương Tây rơi vào tay Nga sẽ rất lớn. Ngoài ra trước thời điểm đó, một số lượng lớn người Ukraine sẽ lại đi tị nạn ở nước ngoài, dẫn đến một thảm họa nhân đạo mới. Kịch bản đầu tiên là kịch bản rất dễ dẫn đến những điều trên đây.

Có lẽ cũng vì vậy mà vài ngày qua, ông Trump cũng đã trở nên thận trọng hơn vì ý thức được tính phức tạp của vấn đề, một cuộc chiến tranh không đơn giản như ông ta khua môi múa mép. Khổ cái một khi đã chùn lại để thận trọng hơn, thì ông này cũng chẳng hứa hẹn gì đến… ngừng bắn cả.

Mà không ngừng bắn, đồng nghĩa với việc Nga phải tấn công tiếp. Nếu không tấn công thì bị người Ukraine người ta phá hậu cần rồi tìm cách làm vỡ mặt trận cũng đủ chết. Chưa có lúc nào tôi cảm thấy con lợn Putox hắn bế tắc như hiện tại.

 -------------------  

Trước đây tôi đã từng hình dung: Nếu như đất nước có chiến tranh thì sao? Tôi đảm bảo nhiều bác chưa hình dung ra câu chuyện sẽ như thế nào. Kinh khủng về độ hỗn loạn.

Những quả tên lửa hành trình, đạn đạo… gì đó sẽ được bắn qua biên giới, bắn ngoài biển vào… và bắn vào đâu? Bắn vào đập thủy điện Hòa Bình, lập tức hạ lưu lênh láng nước, ngập vào tận… Thanh Xuân không chừng. Sẽ có quả nện cho cầu vượt quốc lộ 1A qua đường Quốc lộ số 5 ngã lăn quay, bà con quên Hưng Yên Hải Dương, Quảng Ninh hết về. Nhân tiện các trạm trung thế cao thế gì đó ở Phổ Yên, Ba La… đều bị nện. Nhiều tháp viễn thông bị biệt kích nhảy dù tập kích.

Nôm na là, mụ vợ gọi điện cho ông chồng không được, vì phải ra lệnh đón con ở trường, mất sóng. Thế là tất cả cùng nháo ra đường, tắc đường còn hơn… nghị định 168 không cho rẽ phải. Tình hình cũng sẽ diễn ra tương tự đối với cái cầu vượt dẫn lên cầu Thanh Trì ở quốc lộ số 1A chỗ Pháp Vân.

Tại sao lại có chuyện hỗn loạn như vậy? Vì mất điện thì mất luôn cả nước, với những gia đình ở nhà thấp tầng cũng sẽ phải về quê hết, chưa nói đến nhà cao tầng thì thang máy khỏi phải chạy. Nhà nào cũng phải té về quê, đảm bảo chen nhau bẹp ruột ở các cửa ngõ thành phố. Với những gia đình ở lại “sống mãi với thủ đô,” chính quyền sẽ phần nào tìm cách hỗ trợ được 1, 2 xe téc nước, nhưng sẽ có bọn mặt rô ở khu phố ra gây khó dễ, xin được vài can nước có khi lại mất cho chúng nó một số tiền.

Quý vị hiểu giúp, tôi vẽ ra kịch bản trên không hề có ý dọa dẫm gì đâu. Vì nếu chúng ta dùng S-300 với S-400 thì có ngày như vậy không có sai – một mặt thật của vũ khí Nga, chúng ta nhìn thấy thê thảm trong cuộc chiến tranh ở Ukraine như thế nào rồi. Đấy là tôi viết vậy thôi chứ lãnh đạo chúng ta tài tình, Việt Nam làm bạn với tất cả các nước và chỉ chọn chính nghĩa, không chọn phe, không có chuyện xung đột quân sự với ai hết. Hơn nữa, bộ đội radar của chúng ta không bao giờ để cho Tổ Quốc bị bất ngờ, nói nhanh cho nó vuông.

Nhưng tình cảnh trên với các thành phố Nga, đã cận kề rồi. Không phải tự nhiên trong bài trước tôi viết nếu người Ukraine muốn đánh triệt hạ Putox, chơi kiểu sát ván, người ta sẽ nện cả hệ thống truyền thông. Chẳng hạn cứ dập đì đùng xung quanh thành phố, chưa biết tình hình thế nào các thành viên gia đình sẽ cố liên lạc với nhau, mất liên lạc là cố đi tìm nhau và hỗn loạn lập tức. Nếu mất điện diện rộng, tàu điện ngầm hết chạy, còn đèn xanh đỏ không hoạt động thì xe ô tô riêng cũng húc hết vào nhau, không hỗn loạn mới là lạ.

Và đây, đã có tin đầu tiên: không rõ do UAV hay do lực lượng kháng chiến, hay lực lượng chống đối bên trong, họ vừa đốt cháy các tháp truyền thông của Nga gần Krasnodar ngày 17/01/2025. Sự việc này đã được Cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR) xác nhận. Họ đã đăng một tuyên bố trên Telegram, thậm chí còn “tôn vinh sức mạnh ngày càng tăng của lực lượng kháng chiến bên trong nước chính quyền phản động Nga đang thi hành chiến tranh ở Ukraine.”

Đoạn video được chia sẻ quay cuộc tấn công cho thấy cú đánh có chủ đích nhằm vào các tháp viễn thông. Theo HUR thì đây là chiến công của các nhóm kháng chiến Nga chống chính quyền Putox, và rất nhiều những hoạt động nhắm vào hệ thống tàu hỏa trong thời gian qua, lần này đến viễn thông đã cho thấy hoạt động ngày càng tăng của các nhóm kháng chiến trong lòng của chính nước Nga. Hoạt động của các nhóm này thường nhằm vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng quan trọng có tác dụng đặc biệt ảnh hưởng đến các nỗ lực quân sự của Điện Kẩm-linh.

Theo tôi tìm hiểu thêm thì đây là một phần của Phong trào kháng chiến toàn Nga, là một phong trào ngày một rộng hơn và lớn mạnh hơn ngay bên trong nước Nga. Năm ngoái, vụ tấn công phá hủy hệ thống radar có giá trị cao của Nga do tình báo Ukraine thực hiện bằng máy bay không người lái giá rẻ cũng được cho là có sự giúp đỡ nhiệt tình của một trong những nhóm này. Theo đánh giá của chính FSB do một người Nga kể lại cho tôi, các hoạt động cũng như tổ chức của lực lượng kháng chiến (mà FSB gọi là chống đối) bên trong nước Nga đang gia tăng ngày càng phức tạp và cho đến nay, cơ quan này (FSB) đang tỏ ra bất lực vì sự chống đối ngày càng gia tăng trong dân chúng Nga.

Kịch bản tôi vừa phác ra còn cho thấy một điểm rất… lạnh người: Nga mất bao nhiêu công bắn phá thủ đô Kyiv, chưa nói hồi đầu chiến tranh đột kích bằng xe tăng vào tận ngoại ô thành phố. Thế mà Kyiv chỉ náo loạn một tí, rồi kiên cường… nhận súng trường đi ra chiến lũy. Nhưng nếu Mục-tư-khoa bị tấn công như tôi hình dung thì đảm bảo loạn cào cào ngay lập tức. Thỉnh thoảng có cái UAV được thả vào Mục-tư-khoa là đủ thấy phòng không của nước này như shit rồi. Lúc đó thì không thiếu gì các nhóm kháng chiến họ đột vào đến tận thủ đô Nga để quấy phá.

Còn khoảng 17 giờ nữa thì ông Trump sẽ chính thức trở thành Tổng thống Hoa Kỳ – bây giờ là 20 giờ tại Hà Nội. Sau một thời gian dài của những nỗ lực phân tích, chúng ta đi dần tới chỗ nhận ra rằng, hóa ra với ông Trump muốn quay ra ủng hộ Putox, quả thực là rất khó trong khi tiếp tục ủng hộ Ukraine sẽ dễ hơn nhiều. Vì vậy đã có những động thái từ những người được chọn sẽ giữ chức vụ trong chính quyền Trump, dần tỏ thái độ ủng hộ Ukraine.

Từ bây giờ, Zelenskyy sẽ phải hết sức khéo léo để giữ tình hình quốc tế không bị xoay theo hướng bất lợi. Tôi hy vọng ông ấy sẽ làm được như thế.

PHÚC LAI 19.01.2025

No comments:

Post a Comment