Wednesday, January 22, 2025

KẺ THÙ CỦA TÔ LÂM LÀ AI ?
Phạm Trần
(01/025)

 Nhà nước CSVN đã  có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương  nhiệm kỳ 2026 – 2030.

Báo cáo Chính phủ viết : “Chính phủ nhận định năm 2025, tham nhũng vẫn là vấn nạn chung của thế giới và khu vực. Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

“Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn phức tạp, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất trong bộ máy Nhà nước với các doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi. Tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài”. Nhưng “yếu tố nước ngoài là gì ?”

Bộ Công an Việt Nam giải thích : “ Tội phạm có yếu tố nước ngoài là tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác. Sự liên quan này có thể là về đối tượng phạm tội (có sự tham gia của các đối tượng mang quốc tịch khác nhau); đối tượng bị xâm hại (các lợi ích chủ thể thuộc quốc gia khác); hiệu lực pháp lý (bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các chế định luật pháp quốc tế hoặc pháp luật hình sự tương ứng của quốc gia khác) (Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2005, trang 1155).

Trị giá bằng tiền của “tham nhũng  ỡ nươc ngoài” không được công bố. Theo báo chí Việt Nam, số tài sản tham nhũng thu được ở nước ngoài chỉ vào khoảng 22%

THAM NHŨNG NỘI BỘ

Trong nước, tham nhũng nằm trong tay những kẻ “có chức, có quyền” có nhiều mánh khóe như : “ Tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh.”

Nhưng các chứng bệnh này không mới mà  là thường xuyên, năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy , Chính phủ  CSVN đã quết định “Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải được đẩy nhanh, toàn diện, kịp thời, không đưa vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật.”

Lý do tham nhũng, lãng phí và tiêu cực vẫn tồn tại vì, theo lởi Tổng Bí thư Tô Lâm : “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số những hạn chế về công tác giám định, định giá tài sản; vẫn còn tình trạng né tránh kết luận trực tiếp nội dung trưng cầu. Công tác tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ các đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn khó khăn. Thu hồi tài sản mặc dù đã được tăng cao hơn so với năm trước nhưng giá trị tài sản thu hồi cũng còn tồn đọng lớn. Tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn diễn biến phức tạp...” (Diễn văn ngày 30/10/2024)  

Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông.

Biết rõ như thế nhưng Chính phủ vân bó tay.  Giống như người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, tướng Tô L6m chỉ biết kêu gọi : “Phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí; xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.”

Ông Lâm còn “vẽ vời” rằng : “xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Ông nói: “Phải làm cho việc thực hành liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trở thành việc làm 'tự giác', 'tự nguyện' như 'cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày'. Phải khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, tạo thói quen quý trọng thời gian làm việc, tiền bạc, tài sản của nhà nước, công sức của nhân dân”.

Ông Lâm mong ước như thế cũng là điều tốt của một tân Tổng Bí thư, nhưng đó cũng chính là “kẻ thù trước mắt” của ông. -/-

 

Phạm Trần

(01/025)

 

 

 

No comments:

Post a Comment