Đoàn Bảo Châu - Thư gửi một số tổ chức quốc tếmercredi 1 janvier 2025
Thuymy
“Kính gửi Quý Ông/Bà,
Vào ngày 19 tháng 6 năm 2024, khi tôi đang làm phiên dịch viên cho một hội nghị do Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) tổ chức tại Huế, tôi nhận được một Giấy Triệu tập từ Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Thành phố Hà Nội. Nội dung buổi làm việc liên quan đến một báo cáo tội phạm từ Cục An ninh Mạng và Phòng, Chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ Cao.
Giới thiệu về bản thân tôi: Tôi là một võ sư Karate Do, tác giả đã xuất bản sáu tiểu thuyết, nhiếp ảnh gia tự do và phiên dịch viên. Tôi viết và phỏng vấn trên Facebook về các chủ đề như nhân quyền, điều kiện sống của tù nhân chính trị, tranh chấp đất đai, tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện, gây quỹ hỗ trợ gia đình các tù nhân chính trị, giúp đỡ nạn nhân Ukraine trong cuộc xâm lược của Nga, văn hóa, và võ thuật. Tôi đã đóng góp ảnh và bài viết cho các hãng tin quốc tế như AP, Reuters, AFP, và The New York Times.
Tất cả các hoạt động tôi thực hiện trên mạng xã hội đều bắt nguồn từ triết lý đơn giản nhưng cao cả của võ thuật - rèn luyện sức mạnh thể chất và tinh thần. Một người mạnh mẽ có thể tự bảo vệ mình, nhưng sức mạnh ấy chỉ thực sự ý nghĩa khi họ có thể bảo vệ những người yếu thế trong xã hội.
Tôi bắt đầu gặp vấn đề với chính quyền Việt Nam vào năm 2000 khi đồng ý làm phiên dịch cho một số cuộc phỏng vấn của tờ Orange County Register với các nhà bất đồng chính kiến như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, và Tướng Trần Độ. Kết quả là tôi bị cấm chụp ảnh cho báo chí nước ngoài hơn một năm.
Trong những năm gần đây, tôi rất cẩn trọng trong cách sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ khi viết bài trên Facebook. Tôi hiểu rõ những nguy hiểm, khi chứng kiến nhiều người có mối quan tâm tương tự bị bắt giam, như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng Vova, và gần đây nhất là Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Chí Tuyến.
Tôi sẵn sàng gỡ bài đăng trên Facebook hoặc chỉnh sửa ngôn ngữ nếu được cơ quan chức năng yêu cầu qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Với tinh thần hợp tác và thái độ mềm mỏng này, tôi đã hy vọng sẽ nhận được một lời cảnh báo trước khi họ ra quyết định bắt giữ. Đó là lý do tôi khá sốc khi nhận được Giấy Triệu tập.
Ở Việt Nam, tài liệu này báo hiệu vấn đề đã trở nên nghiêm trọng, và trong hầu hết các trường hợp, nó dẫn đến việc bắt giữ. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng họ chỉ muốn lấy thông tin về ai đó hoặc chỉ muốn đưa ra một lời cảnh báo hay muốn ngăn chặn tôi làm một việc gì đấy trong đợt Putin sang Việt Nam.
Trước đấy, tôi đã 4 lần kêu gọi công luận đóng góp ủng hộ nạn nhân chiến tranh của Ukraine với tổng số tiền chừng 1 tỉ VND.
Tại sao tôi phải bỏ trốn? Sáng ngày 24 tháng 6, trước khi đến buổi làm việc lúc 9 giờ sáng tại số 89 Trần Hưng Đạo, vợ tôi và tôi đều ngầm hiểu rằng có thể sẽ rất lâu nữa chúng tôi mới gặp lại nhau. Tôi vẫn còn một tia hy vọng nhỏ, nhưng nó hoàn toàn tắt ngấm khi tôi nhìn thấy bộ hồ sơ dày khoảng 15 cm, với tiêu đề "Kiến Nghị Khởi tố". Khi điều tra viên đọc nội dung đề nghị, tôi thực sự sốc và hiểu rằng tôi sẽ bị bắt giữ, rất có thể ngay trong ngày hôm đó.
Họ buộc tội tôi sản xuất và phát tán tài liệu phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm lãnh đạo, bóp méo thông tin, sử dụng chiến tranh tâm lý để gây hoang mang công chúng...
Bộ tài liệu bao gồm bản ghi chép sáu cuộc phỏng vấn tôi thực hiện với gia đình các tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động nhân quyền và chống tra tấn, Huệ Như - người phụ nữ bị hành hung vì phản đối trạm thu phí BOT tham nhũng, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Ánh - giáo viên của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, luật sư Đặng Đình Mạnh và Ngô Anh Tuấn về việc chính quyền sử dụng bạo lực trong vụ tranh chấp đất ở Đồng Tâm. Cũng có một video phỏng vấn của BBC với tôi và một vài người khác về trận lũ lụt bất ngờ ở miền Trung khiến nhiều người thiệt mạng.
Ngày hôm đó, mỗi lần khi tôi vào nhà vệ sinh, họ đều đi theo, có lẽ vì sợ tôi sẽ tìm cách trốn thoát.
Khoảng 4 giờ chiều, họ đưa tôi một lệnh cấm xuất cảnh và đe dọa rằng nếu tôi tiết lộ nội dung cuộc thẩm vấn hoặc các tài liệu, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm. Lúc ấy tôi cảm thấy buồn cười bởi nội dung cuộc thẩm vấn, giấy triệu tập hay cấm xuất cảnh đều là những thứ đe doạ tới sinh mạng của tôi, một người vô tội. Tại sao tôi phải giữ kín? Đã biết bao phiên toà được gọi là “công khai” ở Việt Nam nhưng thậm chí người nhà còn không được tham dự. Lý do họ xử kín bởi họ sợ dư luận biết sự áp đặt sai trái, chụp mũ người vô tội và phản ứng. Họ càng đe doạ giữ kín, tôi càng cần phải phơi bày toàn bộ sự việc ra trước công luận. Đây chính là cách tôi tự bảo vệ mình.
Đến 6 giờ 30 tối hôm ấy, tôi mới được thả ra. Viên an ninh có nói thêm rằng anh ta hy vọng có được sự hợp tác của tôi trong quá trình điều tra. Tôi hiểu ý anh ta muốn nói là tôi không nên bỏ trốn và có mặt trong buổi triệu tập tiếp theo. Qua quan sát những vụ việc tương tự với Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Chí Tuyến, Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng.. tôi thấy họ có thể bắt bất cứ lúc nào trong lần triệu tập 1, 2, 3 hay thậm chí hoàn toàn bất ngờ. Có thể triệu tập hôm trước, sáng hôm sau ập tới bắt luôn.
Nhưng giây phút ấy, tôi đã quyết định phải bảo vệ sinh mạng của chính mình. Cá nhân tôi không thấy việc tự dấn thân vào nhà tù cộng sản mang nhiều ý nghĩa và giúp ích gì cho cá nhân, gia đình hay xã hội. Và chính giây phút tôi nhìn thấy giấy cấm xuất cảnh, tôi hiểu đây là cơ hội duy nhất cho tôi để bảo vệ mình.
Tôi viết thư này kính mong quý vị quan tâm, tư vấn và giúp đỡ. Tất cả những gì tôi trình bày ở đây đều hoàn toàn là sự thật. Tôi muốn phơi bày sự việc này để cộng đồng quốc tế thấy rằng chính quyền Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận ở Việt Nam, bỏ tù những người lên tiếng phản biện và đơn giản thực hiện quyền công dân của mình. Đây là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, làm chậm lại sự phát triển của đất nước.
Bằng sự quan tâm của quý vị, khi sự việc của cá nhân tôi được biết đến rộng rãi, tôi tin rằng những người hiện đang trong nhà tù cũng được công luận nhìn nhận công bằng hơn, người nhà của họ cũng được đối xử tốt hơn và nói chung tiến bộ xã hội cũng được cải thiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đoàn Bảo Châu”
Bạn đọc thân mến, như vậy là tôi đã đưa đầy đủ 6 clip mà công an Việt Nam đưa vào bản Kiến Nghị Khởi Tố với tôi.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của các anh chị và các bạn. Như đã nói, sự quan tâm và lên tiếng bênh vực lẽ phải của mỗi người giống như những giọt nước mưa trong lành, cả triệu giọt nước sẽ tạo một cơn mưa làm trong sạch hơn môi trường của chúng ta. Hãy dũng cảm làm điều đúng, điều nên làm để chúng ta có thể trao tặng một xã hội đáng sống cho con cháu chúng ta.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đoàn Bảo Châu
Dear Sir/Madam,
On June 19, 2024, while I was serving as an interpreter for a conference organized by the United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) in Hue, I received a Summons from the Investigative Security Agency of the Hanoi City Police. The content of the meeting concerned a crime report from the Department of Cybersecurity and High-Tech Crime Prevention.
About myself:
I am a Karate Do master, an author of six published novels, a freelance photographer, and an interpreter. I write and interview people on Facebook about topics such as human rights, the living conditions of political prisoners, land disputes, the environmental impact of thermal power plants, fundraising for families of political prisoners, supporting victims in Ukraine during the Russian invasion, culture, and martial arts. I have contributed photos and articles to international news agencies such as AP, Reuters, AFP, and The New York Times.
All of my activities on social media stem from the simple yet noble philosophy of martial arts—to cultivate physical and spiritual strength. A strong person can naturally protect themselves, but that strength is truly meaningful when it is used to protect the vulnerable in society.
I began facing issues with the Vietnamese authorities in 2000 when I agreed to interpret for interviews conducted by the *Orange County Register* with political dissidents such as Dr. Nguyen Thanh Giang, Hoang Minh Chinh, and General Tran Do. As a result, I was banned from taking photos for foreign press outlets for over a year.
In recent years, I have been extremely cautious in my use of language and wording when writing posts on Facebook. I am acutely aware of the dangers, having seen many others with similar interests imprisoned, such as Pham Doan Trang, Nguyen Lan Thang, Le Dung Vova, and more recently, Nguyen Vu Binh and Nguyen Chi Tuyen.
I have been willing to delete posts on Facebook or edit their content if requested by authorities via phone or direct meetings. With this cooperative spirit and conciliatory attitude, I had hoped to receive a warning before any arrest decision was made. That is why I was quite shocked to receive the Summons.
In Vietnam, this document signals that the matter has become serious, and in most cases, it leads to an arrest. However, I still hoped that they might simply want information about someone or intended to issue a warning, or perhaps prevent me from undertaking certain actions during Putin’s visit to Vietnam. Previously, I had called for public contributions four times to support war victims in Ukraine, raising a total of about 1 billion VND.
Why did I have to flee?
On the morning of June 24, before heading to the 9 a.m. meeting at 89 Tran Hung Dao Street, my wife and I silently understood that it might be a very long time before we would see each other again. I still had a faint glimmer of hope, but it was completely extinguished when I saw a thick case file, about 15 cm thick, with the title "Proposal to Initiate Prosecution." When the investigator read the contents of the proposal, I was truly shocked and understood that I would likely be arrested that very day.
They accused me of producing and disseminating defamatory materials against the government, insulting the leadership, distorting information, and using psychological warfare to cause public confusion.
The case file includes transcripts of six interviews I conducted with the families of prisoners of conscience, human rights and anti-torture activists, Hue Nhu—a woman assaulted for protesting against a corrupt BOT toll station, Associate Professor Nguyen Hoang Anh—a teacher of activist Pham Doan Trang, and lawyers Dang Dinh Manh and Ngo Tuan regarding the use of force by the government in the Dong Tam land dispute. There is also a BBC interview video with me and several others about unexpected flooding in the Central region that claimed many lives.
That day, every time I went to the restroom, they followed me, likely fearing I might attempt to escape.
At around 4 p.m., they handed me a travel ban document and threatened that if I disclosed the content of the interrogation or the documents, I would bear responsibility. At that moment, I felt somewhat amused because the interrogation content, the summons, and the travel ban itself posed a threat to my life as an innocent person. Why should I keep it a secret? Many trials in Vietnam are called "public trials," yet even the family members are not allowed to attend. The reason for secrecy is the authorities’ fear of public backlash against their wrongful and oppressive actions. The more they threaten to keep things secret, the more I feel compelled to expose everything to the public. This is how I protect myself.
I was not released until 6:30 p.m. that day. An officer remarked that he hoped for my cooperation during the investigation process. I understood this as a warning not to flee and to appear at the next summons. Observing similar cases involving Nguyen Vu Binh, Nguyen Chi Tuyen, Le Dung Vova, and Nguyen Lan Thang, I realized that they could arrest me at any time—during the first, second, or third summons, or even unexpectedly. They might summon me one day and arrest me the next morning.
But in that moment, I decided that I had to protect my own life. Personally, I do not see any meaningful benefit in voluntarily entering a Communist prison, for myself, my family, or society. The moment I saw the travel ban document, I understood that this was my one chance to protect myself.
I am writing this letter to respectfully seek your attention, advice, and support. Everything I have shared here is entirely truthful. I want to bring this matter to light so that the international community can see how the Vietnamese government stifles freedom of speech, imprisons those who voice their opinions, and suppresses the exercise of basic citizenship rights. This is a serious violation of human rights that impacts the lives of individuals and hinders the country’s progress.
With your attention, I believe that not only will my situation gain awareness, but those currently imprisoned will also receive fairer recognition, and their families will be treated better. Overall, I believe social progress can improve.
Thank you sincerely,
Doan Bao Chau
Dear readers, as such, I have shared the six clips that the Vietnamese police included in the Proposal to Initiate Prosecution against me. Once again, I deeply appreciate your attention and support. As mentioned, every voice speaking up for justice is like a drop of fresh rain; millions of such drops can create a storm to cleanse our environment. Let us be brave and do what is right to create a livable society for our children.
Thank you sincerely,
ĐOÀN BẢO CHÂU 01.01.2025
No comments:
Post a Comment