Tuesday, October 22, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 10 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Mỹ nói ‘sẽ cấp cho Ukraine những gì họ cần’ để chiến đấu với Nga

Putin họp BRICS để chứng tỏ phương Tây không thể loại Nga trên trường quốc tế

Nam Phi khuất phục sức ép của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan

17 phụ nữ Việt bị bắt ở Nhật vì mở 5 ‘quán bar thanh nữ’ trái luật về giải trí người lớn

Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’

Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam thay Tô Lâm

Hứa thưởng 1 triệu USD mỗi ngày cho cử tri Mỹ, tỷ phú Elon Musk có nguy cơ bị điều tra

Chiến dịch Harris báo cáo chi 270 triệu USD vào tháng 9 so với 78 triệu USD của Trump

Tập Cận Bình kêu gọi binh sĩ lực lượng hỏa tiễn tăng cường khả năng răn đe, tác chiến

Hàn Quốc: Lính Triều Tiên tới Nga là ‘đe dọa an ninh nghiêm trọng’

Vua Charles bị thượng nghị sĩ thổ dân Úc cáo buộc tội ‘diệt chủng’ khi đến thăm Canberra

Tướng Mỹ: Triển khai phi đạn Mỹ tới Philippines là ‘cực kỳ quan trọng’

Xây dựng CNXH cho ai và đảng thật sự vì ai?

 

RFA

Văn bút Hoa Kỳ lên án Chính phủ Việt Nam đàn áp bà Đặng Thị Huệ

Tân Tổng bí thư Tô Lâm – “Kỷ nguyên mới” có gì mới?

Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"

Nobel Kinh tế 2024 và vấn đề thể chế ở Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tăng trưởng GDP sẽ vượt 7%, nợ công trong tầm kiểm soát

Tướng quân đội Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

Thấy gì từ những diễn biến trái chiều trong quan hệ Việt Trung?

Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội”

Việt Nam sẽ thay đổi Quy hoạch điện tám để bổ sung điện hạt nhân

Trường đại học nước ngoài thuộc top 500 thế giới mới được lập phân hiệu tại Việt Nam

Ông Tô Lâm: "Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn!"

Quốc hội Việt Nam sẽ 'bầu' tân chủ tịch nước vào ngày 21/10

Bộ trưởng Công an cùng quê TBT/Chủ tịch nước Tô Lâm lên cấp đại tướng

Hơn 1/3 Việt Nam có nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Quảng Nam: dừng công nhận kết quả trúng thầu mỏ cát 370 tỷ, nghi có dấu hiệu trục lợi

VCCorp muốn vực dậy MXH Lotus bằng Lotus Chat?

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu nghiên cứu phát triển điện hạt nhân

Trung Quốc xây dựng đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa thành căn cứ gián điệp

Việt Nam xuất hai lô dừa tươi đầu tiên bằng được bộ qua Trung Quốc

 

·         BBC

Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm

Tân Chủ tịch nước Lương Cường được xét 'trường hợp đặc biệt'

Cuộc đời ông Donald Trump: từ bất động sản đến chính trị

Quốc hội bầu chủ tịch nước ngày 21/10, ứng cử viên có xuất thân từ quân đội?

'Không phải vua của tôi', thượng nghị sĩ Úc nói với Vua Charles

Tỷ phú Musk chi 1 triệu USD mỗi ngày gây 'quan ngại sâu sắc'

Taylor Swift tác động ra sao tới bầu cử Mỹ?

Xem phim Việt ở Nam California: từ chấn thương hậu chiến tới mối đồng cảm của người trẻ

Cách WhatsApp kiếm tiền: Miễn phí – nhưng có vài mẹo

Nhà tròn giúp chống chịu siêu bão ra sao?

Cuba mất điện toàn quốc: Vì sao? Tiếp theo là gì?

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

Việt Nam

Quốc tế kêu gọi Thủ tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam

Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?

Tứ Trụ Việt Nam sắp tới sẽ biến động ra sao?

Nhà báo Vũ Bình Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định

Vạn Thịnh Phát: bà Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông: Trung Quốc dây dưa đàm phán không hồi kết?

Bài toán cáp biển Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng

'GDP của Việt Nam có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'

Quốc hội họp: Sau ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?

Dự thảo Luật Phòng không nhân dân nên được tách ra làm hai

Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?

RFI

BRICS : Tổng thống Nga phá thế cô lập, tiếp đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia đến dự thượng đỉnh

Thượng đỉnh BRICS : Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật gần Đài Loan

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Tân tổng thống Indonesia công bố nội các trên 100 thành viên

Israel không kích tổ chức tài chính có liên hệ với Hezbollah

Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16 khai mạc tại Cali-Colombia

Nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện với Pháp, chủ tịch Tô Lâm muốn thể hiện năng lực ngoại giao, ổn định chính trị Việt Nam

 Việt Nam có tân chủ tịch nước xuất thân từ tướng quân đội

Chủ nghĩa dân tộc trực tuyến Trung Quốc : gậy ông đập lưng ông

Trưng cầu dân ý gia nhập EU: Thắng lợi mong manh phe thân châu Âu và tương lại bất định của Moldova

Hải quân Nga tới Miến Điện tham gia tập trận chung

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Ukraina để thể hiện tình đoàn kết trong cuộc chiến chống Nga

Gruzia : Phe thân châu Âu biểu tình rầm rộ tại Tbilisi trước cuộc bầu cử Quốc Hội

Trưng cầu dân ý tại Moldova : Phe thân châu Âu thắng thế với kết quả rất sít sao

Rượu Porto của Bồ Đào Nha lún sâu vào khủng hoảng

G7 khẳng định các cam kết đối với Ấn Độ - Thái Bình Dương, Ukraina và vùng Cận Đông

Bị tố mưu sát các nhà hoạt động ly khai, Ấn Độ chọn mềm mỏng với Mỹ nhưng gay gắt với Canada

(AFP) – Bắc Kinh phản đối sau vụ tòa lãnh sự Trung Quốc ở Mandalay – Miến Điện, bị « hư hại » sau một vụ tấn công vào cuối tuần trước. Trong cuộc họp báo hôm 21/10/2024 bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết đã « thực sự bị sốc » sau vụ cơ sở ngoại giao ở Mandalay bị trúng lựu đạn. Tòa nhà có bị hư hại « nhẹ » nhưng nhân viên không bị thương. Bắc Kinh kêu gọi chính quyền Miến Điện tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh cho tòa nhà. Trung Quốc là một trong những điểm tựa hiếm hoi của tập đoàn quân sự Miến Điện.

(AFP) – Nga : Yulia Navalnaïa muốn tranh cử tổng thống thời hậu Putin. Trả lời phỏng vấn trên BBC, góa phụ của nhà đối lập Nga Alexeï Navalny, hôm nay 21/10/2024, tuyên bố sẽ trở lại Nga và “tham gia cuộc bầu cử với tư cách ứng cử viên tổng thống” nếu chế độ của Vladimir Putin một ngày nào đó sụp đổ. Bà Navalnaïa nhấn mạnh “sẽ làm mọi thứ trong khả năng để lật đổ chế độ của Putin sớm nhất có thể”.

(AFP) – Cuba sẽ “nghiêm trị” những kẻ “phá rối trật tự công cộng”. Chủ tịch Miguel Diaz-Canel, hôm qua 20/10/2024, cảnh báo chính phủ sẽ không dung thứ cho những người tìm cách “phá rối trật tự công cộng” và những ai vi phạm sẽ bị “nghiêm trị”, trong bối cảnh đất nước bị mất điện từ ba ngày qua.

(AFP) – Tàu chiến Mỹ và Canada đi qua eo biển Đài Loan. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Higgins (DDG 76) và tàu khu trục lớp Halifax HMCS Vancouver (FFH 331) của Hải quân Hoàng gia Canada đã đi qua vùng biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc, một tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực nhạy cảm này. Bắc Kinh, hôm nay 21/10/2024, lên án Washington và Ottawa phá vỡ “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

(AFP) – Giáo sĩ Fethullah Gülen, địch thủ chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan qua đời tại Mỹ. Các nguồn tin thông thạo cho biết giáo sĩ Fethullah Gülen đã từ trần trong đêm 20/10/2024, thọ 83 tuổi. Chính quyền Ankara tố cáo giáo sĩ Fethullah Gülen là kẻ chủ mưu cuộc đảo chính hụt hồi tháng 7/2016. Gülen đã định cư hẳn tại Mỹ từ năm 1999.

(AFP) – Dự luật tài chính của Pháp cho năm 2025 được thảo luận trở lại tại Quốc Hội. Tối này vào lúc 21 giờ 30 Quốc Hội Pháp thảo luận và xem xét các điều khoản trong « phần thu ngân sách »  trong dự luật tài chính cho năm tới. Hai đảng cực tả LFI và cực hữu RN dọa bỏ phiếu chống đối. Giới thân cận với thủ tướng cánh hữu Michel Barnier không loại trừ khả năng sử dụng điều luật 49.3 để thông qua ngân sách cho năm 2025. Pháp cần tiết kiệm 60 tỷ euro với hy vọng giữ được thâm hụt ngân sách ở ngưỡng 5 % GDP.

(AFP) – Mở Phiên tòa xử tập đoàn khoáng sản Úc BHP gây thảm họa môi trường cho Brazil. Trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay 21/10/2024 tại Luân Đôn các bên sẽ phải thẩm định về trách nhiệm của BHP trong vụ vỡ một đập làm tràn rác bùn với nhiều chất hóa học độc hại đổ vào con sông Rio Doce của Brazil hồi năm 2015. Thảm họa môi trường này làm 19 người chết, 600 hộ gia đình mất hết cửa nhà, hàng ngàn hoang thú bị tiêu diệt và tàn phá những khu rừng nhiệt được được bảo tồn. Tổng thiệt hại về vật chất ước tính lên đến 50 tỷ đô la (36 tỷ bảng Anh).

(AFP) – Alexis Lebrun đoạt chức vô địch bóng bàn châu Âu. Cây vợt người Pháp, hôm qua 20/10/2024, đánh bại đối thủ người Đức Benedikt Duda trong trận chung kết với tỷ số 4-0 để lần đầu tiên đăng quang tại giải vô địch bóng bàn châu Âu đơn nam. Hai anh em, Alexis và Felix Lebrun cũng giành chức vô địch đôi nam châu Âu sau khi đánh bại cặp đôi người Thụy Điển với tỷ số 3-0.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BA, NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2024

1/ ĐẠI TƯỚNG LƯƠNG CƯỜNG ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC

Quốc hội Việt Nam vào chiều hôm qua 21/10 đã bầu Đại tướng Lương Cường cho chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 5 năm tới.

Ông Lương Cường 67 tuổi, người giữ chức chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội VN. Ông được bầu vào chức thường trực ban bí thư, thay cho ông Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm hai tháng trước đó.

Ông Lương Cường nhận được toàn bộ 440 phiếu tán thành của các đại biểu quốc hội vào hôm qua. Trong phát biểu của mình sau nghi lễ tuyên thệ, tân chủ tịch nước Lương Cường cam kết sẽ tuân thủ hiến pháp và tăng cường sự đoàn kết trong đảng CSVN.

Trong vai trò chủ tịch nước, ông Lương Cường sẽ là người đứng đầu nhà nước VN về đối nội và đối ngoại. Ông cũng thống lĩnh lực lượng vũ trang với chức chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh.

Ông là uỷ viên ban chấp hành trung ương 3 khóa liên tiếp và là ủy viên bộ chính trị từ tháng  Giêng năm 2021.

Hai tuần trước khi được bầu làm chủ tịch nước, tướng Lương Cường có chuyến thăm Trung Cộng bốn ngày. Ông đã hội kiến với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

Với việc tướng Lương Cường làm chủ tịch nước, Tổng bí thư CSVN Tô Lâm không còn kiêm nhiệm hai chức vụ là tổng bí thư và chủ tịch nước.

RFA

2/ ÔNG TÔ LÂM THỪA NHẬN THỂ CHẾ LÀ ĐIỂM NGHẼN LỚN NHẤT CỦA VN

Phát biểu trước quốc hội vào sáng hôm qua 21/10, Tổng bí thư Tô Lâm thừa nhận là trong đảng và quốc hội vẫn còn những hạn chế cần sớm được khắc phục liên quan đến thể chế, hạ tầng và nhân lực, trong đó "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Trong bài nói chuyện được truyền hình trực tiếp, ông Tô Lâm cho biết phẩm chất xây dựng và hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo.

Ngoài ra, ông chỉ ra là bộ máy hành chính nhà nước còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý. 

Ông Tô Lâm, người có hơn 8 năm giữ chức vụ bộ trưởng công an, không quên đổ tội cho các thế lực thù địch để chống phá đất nước vì những tắc nghẽn nói trên.

Từ những vấn đề nêu trên, ông đề nghị quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về hoạt động. Theo ông, quốc hội cần hủy bỏ tư duy “không quản được thì tuyệt đối cấm”. Tuy nhiên ông đề nghị là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cần nóng vội nhưng không để mất thời cơ.

Ông cũng đề nghị là sớm nghiên cứu xác định rõ ràng hình thức giám sát tối cao của quốc hội, tránh trùng dẫm với các cơ quan nhà nước khác. Đồng thời phải đổi mới quy trình quyết định về ngân sách bảo đảm thực chất.

Cuối cùng, ông Tô Lâm nêu ra ý kiến cần phân định rõ ràng nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của quốc hội và chính phủ.

RFA

3/ 17 PHỤ NỮ VIỆT BỊ BẮT Ở NHẬT VÌ MỞ QUÁN THANH LÂU TRÁI LUẬT

Cảnh sát ở thủ đô Tokyo của Nhật vừa bắt giữ 17 người phụ nữ Việt Nam với cáo buộc điều hành 5 “quán bar thanh nữ” không có giấy phép và vi phạm luật về kinh doanh trong lãnh vực giải trí người lớn.

Báo chí lề đảng của Nhật loan tin trên vào hôm qua 21/10. Những quán bar này, nằm ở một số quận của Tokyo, đã đạt doanh thu lên đến gần 3 triệu Mỹ kim trong thời gian từ năm 2019 đến tháng 9 năm nay, theo sở cảnh sát Tokyo.

Tin cho hay là trong số 17 nghi phạm bị bắt giữ nói trên, người cầm đầu công ty là bà Dưong Thị Minh Hồng 28 tuổi, và 9 người nữa đã thừa nhận về các cáo buộc này.

 “Quán bar thanh nữ” là những quán mà tại đó nhân viên đứng quầy toàn là nữ, phục vụ rượu bia cho khách hàng và nói chuyện với họ.

Kể từ năm 2020, sở cảnh sát Tokyo đã nhận được 23 lời than phiền về 5 quán bar kể trên, bao gồm cả những nội dung nói về phí dịch vụ. Hiện tại 5 quán này cũng đang bị điều tra về việc tuyển dụng người lao động trái phép vì một số người trong đội ngũ nhân viên quán đã đến Nhật  bằng visa du học.

VOA

4/ TÂN TỔNG THỐNG INDONESIA CÔNG BỐ NỘI CÁC TRÊN 100 THÀNH VIÊN

Một ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức, vào hôm qua 21/10/2024, tân tổng thống Indonesia, ông Subianto Prabowo, đã mở phiên họp hội đồng chính phủ với tổng cộng 109 thành viên. Đây là nội các “mở rộng nhất” trong lịch sử Indonesia, bao gồm nhiều nhận vật thân tín với tổng thống mãn nhiệm Joko Widodo.

Phát biểu nhân lễ nhậm chức vào hôm Chủ Nhật 20/10, ông Subianto Prabowo cam kết diệt trừ tham nhũng, và trong nhiệm kỳ tới ông sẽ nỗ lực để Indonesia tự chủ về lương thực và năng lượng.

Về thành phần tân nội các Indonesia, trong 109 thành viên có 48 bộ trưởng. Đứng đầu bộ ngoại giao là ông Sugiono, một người thân tín với tân tổng thống Indonesia. Nhân vật này thay thế nhà ngoại giao Retno Marsudi, người đã liên tục điều hành chính sách đối ngoại của Jakarta trong 10 năm từ 2014 đến 2024.

Bộ quốc phòng được trao cho ông Sjafrie Sjamsoeddin, một người trung thành với tân tổng thống Subianto Prabowo. Cần biết tân tổng thống Indonesia từng nắm giữ bộ quốc phòng Indonesia.

Tổng thống Prabowo cũng giữ lại nhiều bộ trưởng của chính quyền mãn nhiệm, nhất là trong lãnh vực kinh tế, chứng tỏ chính quyền mới ở Jakarta muốn tránh mạo hiểm, đồng thời đó là một sự bảo đảm về mặt chính trị đối với tân lãnh đạo Indonesia.

Tân phó tổng thống Indonesia là ông Gibran Raka 37 tuổi, nguyên thị trưởng thành phố Surakarta và cũng là con trai tổng thống Joko Widodo vừa mãn nhiệm.

RFI

 

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Việt Nam phá hoại tôn giáo như thế nào? (bài 2)

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Sinwar đã chết, nhưng Hamas vẫn sống

Thế giới hôm nay: 22/10/2024

Những sai lầm cũ ám ảnh gia tộc Shinawatra

 

Báo Tiếng Dân

Thư ngỏ gửi Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng minh tự nhiên của sự cải cách chính trị20/10/2024

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Quân quản

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 21/10/2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 21/10/2024

Mai Quốc Ấn - Thị ngạn

Hoàng Linh - Tổng bí thư nói điểm nghẽn là thể chế, nhưng thể chế là gì?

Chị Hằng và Việt Tân : Khó thế cũng nghĩ ra được

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Bước chân giang hồ

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 21.10. 2024

Mai Quốc Ấn - Lượng và chất

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Giải Nobel Kinh tế 2024 – Hỏi đáp cùng chuyên gia: Lịch sử thuộc địa giải thích tại sao các thể chế mạnh mẽ lại quan trọng đối với sự thịnh vượng của một quốc gia 22/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 4: Can thiệp vào Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo 22/10/2024

Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội” 21/10/2024

Giảm lãng phí bằng luật 21/10/2024

Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người 21/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài 21/10/2024

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất? 20/10/2024

Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 2: Các chiến lược chính kiểm soát tôn giáo của Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam 20/10/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

NHIỀU DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VỪA BỊ XỬ PHẠT
Quỳnh Nga

https://tienphong.vn/nhieu-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-vua-bi-xu-phat-post1684225.tpo

TPO - Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các lỗi vi phạm phổ biến như: Không báo đầy đủ thông tin về đưa người lao động đi nước ngoài, ký không đúng mẫu hợp đồng...

Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt Công ty TNHH sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hoàng Minh 130 triệu đồng do vi phạm lỗi liên quan tới việc đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

Các lỗi công ty này vi phạm gồm: báo cáo không đầy đủ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản với 2 lao động; không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí của người lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản; thanh lý hợp đồng không theo quy định của pháp luật đối với 3 lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nguồn nhân lực quốc tế Hùng Vương 57,5 triệu đồng. Công ty này bị phạt do đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí của người lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở Macao đối với 3 lao động.

Công ty cổ phần Đào tạo nhân lực quốc tế T&G bị xử phạt 12,5 triệu đồng do không cập nhật thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp thông tin như: Danh sách nhân viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất phục vụ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Từ đầu năm tới nay, Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm, như: Công ty cổ phần nhân lực Colecto (Hà Nội) bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng; Công ty cổ phần Vận tải và Đầu tư thương mại An Thái (Hải Phòng) bị phạt 12,7 triệu đồng...

Trong 8 tháng đầu năm, cả nước đưa có 101.530 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 81,2% kế hoạch năm. Trong đó, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn với lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong nhiều loại hình ngành nghề như: Sản xuất, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ.

 

YÊU CẦU THU HỒI BẰNG CẤP CỦA ÔNG VƯƠNG TẤN VIỆT

Dương Tâm

https://vnexpress.net/yeu-cau-thu-hoi-bang-cap-cua-ong-vuong-tan-viet-4806815.html

Bộ Giáo dục yêu cầu các trường đại học thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang, sau khi xác định bằng cấp ba của ông không hợp pháp.

Tối 21/10, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết thông tin trên. Kết quả được đưa ra sau khi Bộ xem xét kỹ lưỡng quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt, 65 tuổi.

Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, đồng thời rà soát quy trình đào tạo để tránh xảy ra các trường hợp tương tự.

Sáng 22/10, TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội, cho biết đang làm thủ tục thu hồi bằng Cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Anh hệ đào tạo từ xa đã cấp cho ông Việt vào năm 2001. Đại học Luật Hà Nội, nơi cấp bằng cử nhân và tiến sĩ Luật cho ông Việt chưa cho biết thông tin.

Trước đó, ông Việt được cho đã thi cấp 3 bổ túc văn hóa tại hội đồng trường Trung Nhất, quận Phú Nhuận, TP HCM, vào ngày 6/6/1989. Tuy nhiên, cách đây hơn hai tháng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho hay ông Việt không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp cấp 3 năm 1989 trên địa bàn. Việc xác minh này được thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Theo quy định, học viên bị thu hồi các bằng cấp cao hơn dù thực tế có đi học, nếu chưa tốt nghiệp cấp ba.

Ông Vương Tấn Việt, tức thượng tọa Thích Chân Quang, là trụ trì chùa Phật Quang ở xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông từng là Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hôm 18/6, ông bị Trung ương Giáo hội Phật giáo cấm thuyết giảng trong hai năm. Nguyên nhân được xác định một số nội dung thuyết giảng về giáo lý nhân quả của ông không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội, làm suy giảm niềm tin Phật pháp và ảnh hưởng uy tín Giáo hội.

Cùng thời gian này, bằng tiến sĩ do trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho ông (bảo vệ ngày 9/12/2021, cấp ngày 17/3/2022) được là cho chưa đủ thời gian học theo quy định. Cụ thể, ông Việt lấy bằng tiến sĩ sau hơn hai năm tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức của Đại học luật Hà Nội. Trong khi theo quy định, để theo chương trình tiến sĩ, học viên phải là thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành phù hợp, thời gian học 3-4 năm. Tính chân thực về bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông cũng bị nghi ngờ.

Trong báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định việc cấp bằng tiến sĩ cho ông Việt là đúng quy chế.

 

CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, BẰNG LÁI XE, THẺ ATM CŨNG BỊ RAO BÁN

Minh Hòa
https://tuoitre.vn/can-cuoc-cong-dan-bang-lai-xe-the-atm-cung-bi-rao-ban-2024102123153646.htm

Chiều 14-10, trên đường Võ Trường Toản (phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM), ông Lộc lấy ra 13 thẻ căn cước công dân gắn chip và nói đây đều của nam giới thế hệ 8X - 9X, giá bán 400.000 đồng/thẻ. Ông này khẳng định đây là hàng thật "bao soi".

"Từ cửa hàng cầm đồ bán ra"

Ông Lộc lấy điện thoại quét mã QR trên một căn cước công dân hiện ra thông tin của người đứng tên trên thẻ. "Hiện ra vậy mới được. Tui đi gom phải quét ra vậy mới lấy. Hàng thật mới mua bán lâu dài được chứ" - ông này nói.

Ông Lộc lý giải "gom" được số thẻ căn cước công dân trên do khách cầm đồ bỏ, quá hạn thì bên cầm đồ bán ra. Khi giao dịch với ông Lộc, người mua thẻ sẽ kiểm tra "hàng" tại chỗ và trả tiền. "Người ta mua làm gì mình cũng đâu có biết" - ông Lộc nói.

Khi được biết căn cước công dân của mình bị ông Lộc chào bán, anh H. (quận Phú Nhuận) rất lo lắng. Anh khẳng định chưa từng cầm thẻ căn cước công dân ở tiệm cầm đồ. Anh H. làm tài xế cho một công ty vận chuyển, khi vào cổng các công ty anh sẽ để lại căn cước công dân để đổi thẻ ra vào.

Khoảng 5-6 tháng trước, căn cước công dân thất lạc không rõ ở đâu, anh cho rằng có thể anh quên ở công ty nào đó. Do bận việc nên anh chưa có thời gian đi làm lại, mấy tháng qua anh dùng bằng lái xe đổi thẻ ra vào công ty. Anh H. nói sẽ trình báo công an và đi làm lại căn cước. "Tôi chỉ lo thông tin của mình bị bán cho người khác hoặc sử dụng thông tin của tôi để làm chuyện gì đó" - anh H. nói.

Trưa 12-10 tại hẻm nhỏ ở quận Bình Tân, người đàn ông dùng tài khoản Facebook tên "Cầm đồ" đem ra khoảng chục thẻ căn cước công dân gắn chip giới thiệu số thẻ trên "còn mới" và "hạn sử dụng còn nhiều".

Giá bán lẻ 500.000 đồng/thẻ, mua 10 thẻ trở lên là 450.000 đồng/thẻ. "Lấy nhiều bớt giá hữu nghị cho, hầu như khách của anh mua 4-5 cái họ làm trước. Khi nào OK người ta mới lấy số lượng nhiều" - người này mời mọc.

Ông này khẳng định số thẻ căn cước công dân trên là hàng thật, "giấy zin" do người cầm đồ bỏ nên đem bán thu hồi vốn. Người mua có thể kiểm tra bằng cách quét mã QR trên thẻ và soi đèn. "Em phát hiện giấy giả anh đền 10 cái" - ông ta nói.

Ông này cho hay có nhiều người mua căn cước công dân từ ông, ông không biết mục đích cụ thể của người mua. "Công việc của họ anh không có biết, anh chỉ biết bán thôi" - ông nói.

Bán cả bộ giấy tờ tùy thân

Ngày 14-10 tại đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), nam thanh niên tên Quang báo giá 600.000 đồng đối với bộ giấy tờ gồm: căn cước công dân gắn chip, giấy phép lái xe cùng tên L.Đ.C. (sinh năm 1983, ngụ tỉnh Bình Thuận) và hai thẻ ATM ngân hàng cũng tên L.Đ.C.. Quang bảo do đánh bài ăn tiền thua nên chủ nhân bộ giấy đem cầm chỗ Quang.

Quang cũng khẳng định người cầm bộ giấy tờ trên sẽ không đòi lại. "Em gọi điện bảo chuộc người ta không bắt máy, giống như số điện thoại người ta chặn... Em cầm năm ngày mà nay 15 - 20 ngày rồi, em có quyền mà (!?)" - Quang phân bua.

Không chỉ căn cước công dân cùng nhiều giấy tờ tùy thân mà nhiều dữ liệu cá nhân (như ảnh chụp căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe...) cũng đang bị rao bán tràn lan trên mạng.

Nam thanh niên dùng tài khoản tên H.P.Đ. báo giá 500 bộ ảnh (mỗi bộ gồm ảnh hai mặt căn cước công dân kèm ảnh chân dung người có tên trên thẻ) là 1 triệu đồng, nếu mua 1.000 bộ thì giá giảm còn 1,6 triệu đồng.

Nếu đồng ý giao dịch, thanh niên này sẽ lần lượt gửi trước một số bộ ảnh thông qua một ứng dụng, bên mua sẽ chuyển tiền sau. Thanh niên này cũng báo giá 2 triệu đồng đối với 100 bộ ảnh gồm ảnh hai mặt căn cước công dân kèm chân dung, bằng lái xe. "Nếu bạn lấy thường xuyên mới bớt, giao dịch lần đầu giá như thế là rẻ nhất rồi" - thanh niên này bảo.

Coi chừng bị phạt 4 - 6 triệu đồng

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ, lãnh đạo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM cho biết việc mua bán thẻ căn cước, căn cước công dân, giấy tờ tùy thân là hành vi vi phạm pháp luật. 

Theo nghị định 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Hành vi mua bán thẻ căn cước, căn cước công dân gắn chip tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân quan trọng và có thể bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng vay tiền online, đăng ký thuê bao điện thoại, đăng ký mã số thuế ảo, tài khoản ngân hàng...

Do đó, để thực hiện tốt công tác phòng ngừa các loại tội phạm như trên cũng như bảo vệ tốt các loại giấy tờ tùy thân trong đó có thẻ căn cước, căn cước công dân, cơ quan công an khuyến cáo người dân cần phải bảo vệ tốt thông tin cá nhân.

Cụ thể là bảo quản tốt các giấy tờ cá nhân; không được tiết lộ thông tin quan trọng như số căn cước, căn cước công dân, số CMND, số tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu; tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ căn cước, căn cước công dân; không được cho thuê, mua bán căn cước, căn cước công dân; không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ căn cước, căn cước công dân có gắn chip điện tử lên mạng xã hội.

 

NỮ GIÁM ĐỐC LỪA BÁN ĐẤT NỀN LÃNH 16 NĂM TÙ

Đông Hà

https://tuoitre.vn/nu-giam-doc-lua-ban-dat-nen-lanh-16-nam-tu-20241021181138213.htm

Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Hà - giám đốc doanh nghiệp - 16 năm tù về hành vi lừa bán đất nền, chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21-10, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1979, trú TP Bà Rịa) 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo này nguyên là giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Thu Hà.

Ba đồng phạm với Hà trong vụ án là Hồ Sỹ Thường (giám đốc Công ty Xuân Anh, sinh năm 1985) lãnh 7 năm tù; Nguyễn Thị Hạnh (sinh năm 1997, con của Hà, thủ quỹ Công ty Thu Hà) lãnh 5 năm tù. Và Đỗ Minh Phương (sinh năm 1992) lãnh 3 năm 11 tháng 12 ngày tù.

Hồ sơ vụ án thể hiện vào năm 2019, bị cáo Thu Hà dùng các giấy tờ chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng cổ phần của công ty mình với Công ty cổ phần phát triển nhà Ô Cấp, cũng như các "sổ đỏ" để lừa bán đất nền tại dự án của Công ty Ô Cấp.

Cơ quan chức năng xác định các giấy tờ, hợp đồng nói trên không có giá trị pháp lý vì chưa hoàn thành, không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và chưa đăng ký.

Nhưng nữ giám đốc này đã chỉ đạo ba bị cáo đồng phạm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các khách hàng với hình thức "thỏa thuận giữ chỗ sản phẩm", "đặt cọc và thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất", "hợp đồng giữ chỗ"…

Chưa hết, các bị cáo nói trên còn lừa đảo bán đất nền cho khách hàng, trong khi tài sản này đứng tên của Công ty cổ phần phát triển nhà Ô Cấp và lại đang thế chấp tại ngân hàng.

Sau khi ký hợp đồng, nhận tiền của khách hàng, bị cáo Thu Hà và các đồng phạm đã không thực hiện bàn giao đất như cam kết. Cáo trạng quy kết các bị cáo này đã chiếm đoạt hơn 7 tỉ đồng của 15 khách hàng. Trong đó, Hà trực tiếp chiếm hưởng hơn 6 tỉ đồng.

 

TUYẾN TRÁNH QUỐC LỘ 14 HƠN 500 TỈ ĐỒNG BỊ SỤT LÚN, CHỦ ĐẦU TƯ NÓI DO... THIÊN TAI
Trung Tân

https://tuoitre.vn/tuyen-tranh-quoc-lo-14-hon-500-ti-dong-bi-sut-lun-chu-dau-tu-noi-do-thien-tai-20241021153737356.htm

Tuyến tránh quốc lộ 14 đoạn qua huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) hơn 500 tỉ đồng bị sụt lún nhiều đoạn khi vừa hết bảo hành, chủ đầu tư nói do thiên tai gây ra.

Ngày 21-10, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã có văn bản trả lời về việc khắc phục quốc lộ 14 đoạn qua huyện Ea H'leo hơn 500 tỉ đồng bị sụt lún.

Phải rào chắn, cảnh báo

Trước đó vào tháng 9-2024, người dân phản ánh gặp nhiều khó khăn do trên tuyến đường tránh trung tâm thị trấn Ea Đrăng (huyện Ea H'leo) nhiều đoạn xảy ra việc sụt lún, sạt trượt mặt đường khá nghiêm trọng.

Một số đoạn đường phải đắp vá mặt đường nham nhở, xuất hiện trên suốt dọc tuyến. Tại Km6+600 phần ta luy âm bị sạt lở, sụt lún dài khoảng 50m, lấn sang làn đường ngược chiều, khiến lòng đường bị thu hẹp.

Từ ngày 5-9 đến nay, ban cũng phối hợp với các đơn vị bố trí rào chắn, biển báo để cảnh giới tại các điểm sạt trượt, đảm bảo an toàn cho các phương tiện.

"Trong mùa mưa bão trước mắt, các đơn vị sẽ điều tiết cấm xe tải nặng và xe khách không được đi vào tuyến tránh, mà đi thẳng theo hướng tuyến đường Hồ Chí Minh hiện hữu (các phương tiện đi thẳng qua thị trấn Ea Đrăng - PV)", lãnh đạo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thông tin.

Không có kinh phí sửa chữa

Tuyến đường tránh trung tâm thị trấn Ea Đrăng dài hơn 23km, có tổng mức đầu tư 503 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án được khởi công tháng 11-2018, được bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 1-2022. Thời gian nghiệm thu, hết bảo hành công trình vào tháng 5-2024.

Trong báo cáo gửi Cục Quản lý đường bộ, ông Nguyễn Thành Vinh, phó giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, cho rằng thời gian qua khu vực Tây Nguyên xảy ra mưa lớn kéo dài, nước ngấm mạnh xuống các lớp đất bụi sét có hệ số rỗng lớn, làm xuất hiện các dòng chảy ngầm trên các sườn đồi.

Tuy nhiên, do Bộ Giao thông vận tải đã quyết toán, bàn giao hết bảo hành công trình nên nguồn kinh phí dự án không còn để thực hiện việc sửa chữa. Trong khi sự cố xảy ra vào năm 2024, do nguyên nhân khách quan từ các đợt mưa lớn bất thường gây ra.

"Hiện nay, trên tuyến đường xuất hiện cung trượt rộng, phạm vi cung trượt kéo dài ra ngoài phạm vi nền đường về phía chân ta luy âm hơn 50m. Vì vậy, việc sửa chữa hư hỏng cần phải có giải pháp thiết kế triệt để và nguồn kinh phí để đảm bảo bền vững, ổn định lâu dài của công trình qua các mùa mưa lũ hằng năm", Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị.

 

TP.HCM DỰ KIẾN CẤM PHÂN LÔ BÁN NỀN Ở 5 HUYỆN

Liên Phạm

https://znews.vn/tphcm-du-kien-cam-phan-lo-ban-nen-o-5-huyen-post1505686.html

TP.HCM đang lấy ý kiến về việc cấm phân lô bán nền tại Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi và Nhà Bè. Theo đó, chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh nhà ở mới được bán.

Sở Xây dựng TP.HCM đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định của UBND TP về việc xác định các khu vực cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cá nhân tự xây dựng nhà ở, thường được gọi là đất phân lô bán nền.

Thực tế, theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, chủ đầu tư không được phân lô bán nền trong các khu vực thuộc phường, quận, TP của TP.HCM.

Đối với các khu vực còn lại, tức 5 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi và Nhà Bè, UBND TP.HCM sẽ căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư được phân lô bán nền.

Hiện tại, Sở Xây dựng cho biết TP đang xây dựng Đề án Đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc TP.HCM) giai đoạn 2021-2030. Từ nay đến năm 2030, các huyện sẽ tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng hướng đến các chỉ tiêu đô thị để chuyển lên thành phố trực thuộc TP.

Do đó, để thống nhất công tác quản lý, tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư tại các dự án, tránh tình trạng người dân tự xây dựng sai phép, không đảm bảo quy chế quản lý kiến trúc, tránh phân biệt giữa các dự án nhà ở thương mại, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị cấm phân lô bán nền ở cả 5 huyện này.

 

TRUY TỐ 2 GIÁM ĐỐC VÀ 5 NHÂN VIÊN TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM NHẬN HỐI LỘ

Kim Anh/Vietnamplus

https://lifestyle.znews.vn/truy-to-2-giam-doc-va-5-nhan-vien-trung-tam-dang-kiem-nhan-hoi-lo-post1505433.html
VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can gồm 2 giám đốc, 5 đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm 29-11D về tội “Nhận hối lộ” để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm xe cơ giới.

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can gồm 2 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và 3 đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm 29-11D về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự.

Viện Kiểm sát cáo buộc những bị can đã có hành vi nhận tiền để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm xe cơ giới.

Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Bùi Minh Kiên (sinh năm 1981, nguyên Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-11D); Đỗ Công Thành (sinh năm 1995, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-11D từ tháng 6/2023 đến nay); Trần Khánh Dương (sinh năm 1985, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-11D); Nguyễn Sỹ Tuất (sinh năm 1982; Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-11D) và 3 đăng kiểm viên gồm: Đỗ Công Thành (sinh năm 1995); Nguyễn Nga Việt (sinh năm 1985) và Lê Xuân Luân (sinh năm 1988).

Theo cáo trạng, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-11D, có địa chỉ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, thuộc Công ty Cổ phần cơ khí ôtô Xuân Mai. Tháng 3/2017, Trung tâm này được Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Khoảng tháng 1/2017, Bùi Minh Kiên, Trần Khánh Dương và Phạm Văn Bính (phụ trách dây chuyền) đã bàn bạc, thống nhất với nhau nhằm mục đích tăng thêm thu nhập.

Theo đó, trong quá trình đăng kiểm xe cơ giới, nếu phát hiện có các lỗi về phanh, khí thải, đèn tín hiệu, cơi nới thành, thùng… các đăng kiểm viên sẽ gợi ý để chủ phương tiện chi tiền. Nhận tiền được chủ phương tiện để tại các khu vực như cốp tỳ tay, ghế phụ hoặc cốp bên ghế phụ… các đăng kiểm viên sẽ bỏ qua các lỗi và làm thủ tục cấp đăng kiểm cho phương tiện.

Nếu không thấy tiền tại các khu vực trên, đăng kiểm viên sẽ nhắc nhở, gợi ý, yêu cầu chủ phương tiện mang xe đi sửa chữa. Được “nhắc”, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện đến kiểm định ngầm hiểu là phải đưa tiền liền để tiền vào xe.

Khi thấy tiền để trên xe, đăng kiểm viên sẽ lấy để bỏ qua các lỗi vi phạm, cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm cho phương tiện. Cụ thể, đối với lỗi về khí thải, theo quy trình kiểm định, đăng kiểm viên phải cho đầu thiết bị đo, cắm hết vào ống xả của phương tiện nhằm đảm bảo đầu đo hút được nhiều khí thải, kết quả mới chính xác nhất.

Tuy nhiên, để bỏ qua lỗi này, khi thực hiện đăng kiểm, đăng kiểm viên phụ trách công đoạn này chỉ đưa đầu thiết bị đo, cắm ở mức rất nông vào ống xả. Việc này khiến đầu đo hút được ít khí thải, cho ra kết quả "đạt".

Với lỗi liên quan đến thử lực phanh, theo quy trình, khi phương tiện đã ở trên bệ thử phanh, đăng kiểm viên chỉ đạp phanh một lần. Tuy nhiên, để bỏ qua lỗi này, đăng kiểm viên sẽ tiến hành đạp rà phanh hoặc đạp phanh nhiều lần để đo độ lệch của lực phanh dưới 25% (trên 25% là không đạt). Về các lỗi đèn, xinhan, kích thước thành, thùng xe, các lỗi này được đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra thủ công bằng thước, mắt thường, nên được bỏ qua.

Để được bỏ qua các lỗi về phanh, khí thải, đèn tín hiệu… chủ xe phải chi số tiền 100.000-300.000 đồng cho đăng kiểm viên. Với xe tải, xe bán tải cơi nới thành thùng… mức chi là 500.000 đồng/xe.

Cơ quan chức năng xác định từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2022, các chủ phương tiện đã đưa tiền cho các đăng kiểm viên tại Trung tâm Đăng kiểm 29-11D để được bỏ qua lỗi vi phạm.

Sau khi nhận tiền, kết thúc ngày làm việc, các đăng kiểm viên sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu được cho Phạm Văn Bính quản lý. Kiên, Dương và Bính thống nhất 2 lần trong tháng sẽ chia đều số tiền thu được cho 7 người. Quá trình điều tra, các bị can đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Về số tiền hưởng lợi, Bùi Minh Kiên khai được chia khoảng 200 triệu đồng, Trần Khánh Dương được 300 triệu đồng, Phạm Văn Bính 200 triệu đồng… Tổng số tiền các bị can nhận của chủ phương tiện để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm là gần 1,3 tỷ đồng.

 

DÂN KIỆN CHỦ DỰ ÁN BẾN DU THUYỀN NHA TRANG, ĐỀ NGHỊ NGĂN CHẶN BÁN TÀI SẢN THẾ CHẤP

Han Sông Ngân

https://tuoitre.vn/dan-kien-chu-du-an-ben-du-thuyen-nha-trang-de-nghi-ngan-chan-ban-tai-san-the-chap-20241021221801162.htm

Người dân mua căn hộ du lịch ở Nha Trang của Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền khởi kiện công ty ra tòa, đồng thời đề nghị tỉnh Khánh Hòa ngăn chặn việc bán đấu giá tài sản thế chấp là các căn hộ đã bán cho dân.

Ngày 22-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay nhiều người dân đã gởi đơn kiến nghị liên quan dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) đến chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này.

Đem căn hộ du lịch đã thế chấp ngân hàng bán cho dân

Theo đơn, công dân kiến nghị lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, dừng các thủ tục liên quan đến việc ngân hàng và đơn vị liên quan tổ chức bán đấu giá tài sản tại dự án ở TP Nha Trang mà Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền đã đem thế chấp cho ngân hàng và không trả nợ đã vay.

Tài sản thế chấp mà ngân hàng trên đang rao bán để thu hồi nợ là bao gồm quyền sử dụng các khu "đất ở không hình thành đơn vị ở" mà từ năm 2015 UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền tại dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (tổng diện tích dự án hơn 47.000m2, tại khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang).

Đồng thời, trong tài sản thế chấp mà ngân hàng rao bán còn có cả tài sản là các căn hộ du lịch thuộc các công trình khách sạn, căn hộ du lịch tại các khu "đất ở không hình thành đơn vị ở" của dự án trên. 

Trong đó, có khu khách sạn, căn hộ du lịch tại khu A của dự án (gần 6.000m2 "đất ở không hình thành đơn vị ở").

Sau khi đã đem thế chấp cho ngân hàng cả tài sản hình thành trong tương lai là các công trình, căn hộ du lịch trên (từ tháng 5 và 8-2018) để vay vốn, Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền lại đem tài sản là các căn hộ du lịch chưa giải chấp đó để bán cho hàng loạt khách hàng là người dân ở nhiều nơi.

Nhiều người mua căn hộ du lịch tại dự án trên đã giao tiền thanh toán cho chủ đầu tư đến 97% giá trị hợp đồng mua căn hộ (bao gồm 2% tiền bảo trì căn hộ du lịch).

Trong đó, có nguyên đơn khởi kiện Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền ra tòa cho hay đã mua 2 căn hộ du lịch tại khu La Luna Resort (khoảng gần 32m2/căn) và đã thanh toán cho công ty tổng cộng hơn 4,188 tỉ đồng (gồm 95% tiền mua 2 hộ và tiền bảo trì).

Đề nghị ngăn chặn 

Sau khi đã trễ hạn cuối cùng theo cam kết trong hợp đồng (bàn giao căn hộ du lịch hạn chót vào tháng 6-2020) nhiều năm, đến nay Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền vẫn không bàn giao căn hộ cho người mua và cũng không trả tiền lợi nhuận khai thác kinh doanh căn hộ đó theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với khách hàng.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), hiện nay có khoảng 20 vụ kiện tại Tòa án nhân dân TP Nha Trang của người mua căn hộ du lịch như trên, kiện chủ dự án đã nêu ra tòa để tranh chấp hợp đồng mua căn hộ du lịch. 

Vụ kiện của người dân kiện chủ dự án có tài sản thế chấp bị đem bán đấu giá đã được tòa thụ lý, chưa xét xử.

Đồng thời, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc tỉnh giao "đất ở không hình thành đơn vị ở" là trái pháp luật, vì trong Luật Đất đai không có loại đất đó. 

Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đã có các văn bản chỉ đạo khắc phục, yêu cầu thực hiện chuyển trở lại theo đúng Luật Đất đai, không còn loại "đất ở không hình thành đơn vị ở" tại tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh.

Do đó, cùng với việc khởi kiện chủ dự án ra tòa, người dân mua các căn hộ du lịch tại dự án ở Nha Trang của Công ty cổ phần Khách sạn Bến du thuyền còn kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn việc đấu giá bán tài sản thế chấp là căn hộ trên "đất ở không hình thành đơn vị ở" để tránh gây hậu quả thiệt hại cho dân và phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.


 

 

No comments:

Post a Comment