VIỆT NAM CÓ TỰ DO TÔN GIÁO KHÔNG ?Phạm Trần
(10/024)
Hiến pháp 2013
thừa nhận trong Điều 24:
“1. Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và
bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai
được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
vi phạm pháp luật.”
Thêm vào đó, Điều 25 cũng công
nhận: “ Công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
BÁO CÁO USCIRF
Tuy nhiên, báo
cáo năm 2023 của USCIRF viết :
“Pháp luật quy định sự kiểm soát đáng kể
của chính quyền đối với các hoạt động tôn giáo và có những quy định mập mờ cho
phép hạn chế tự do tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội, đồng
thời cho phép các quan chức địa phương có thể tùy tiện đưa ra quyết định đối với
việc đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo hoặc nơi thờ cúng mới.”
USCIRF cho biết
: “Các tổ chức phi chính phủ và các tín đồ
báo cáo các vụ việc cán bộ chính quyền hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn
giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc, mặc
dù không rõ các vụ việc này có liên quan đến tôn giáo của họ hay không.”
Cơ quan tôn
giáo quốc tế USCIRF còn tiếp tục nhận được
báo cáo “các vụ việc cán bộ chính quyền
hành hung các cá nhân thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là người dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc.”
Theo phúc trình
này thì : “ Đa số các nhóm Tôn giáo độc lập,
không gia nhập tổ chức Tôn giáo của nhà
nước, bị đàn áp ở vùng Tây Bắc, đặc biệt ở Tuyên Quang, bản doanh của nhóm Tin
Lành Dương Văn Mình, người Mông. Vì vậy, chính quyền đã ra tay chống phá những
người theo ông Dương Văn Minh. Báo chí và chính quyền dịa phương cũng cáo buộc
Dương Văn Mình là “tà đạo” đã có những hoạt động “chống lại nhà nước”.
Vì vậy, Bộ Công
an đã khoe: “ Tính đến tháng 3 (2023), gần
8.000 tín đồ của Dương Văn Mình đã từ bỏ đức tin sau các đợt “cao điểm tuyên
truyền, vận động, đấu tranh” với tổ chức này vào năm 2022 và đầu năm 2023.”
Thật ra các tín
đồ Dương Văn Mình đã bị “ép từ bỏ đức tin” từ lâu . Họ tâp trung ở “Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Theo USCIRF : “ Công an địa phương đã ngăn cản các cuộc tụ tập, đe dọa và trong một số
trường hợp còn đánh đập người tổ chức buổi tụ tập và những người tham gia. Công
an địa phương đã cấm tín đồ của Dương Văn Mình sử dụng các vật dụng mang tính
biểu tượng của nhóm (bao gồm thánh giá) trong đám tang hoặc để trang trí bàn thờ
tại nơi sinh sống của họ”.
USCIRF nêu bằng
chứng : “Ngày 5 tháng 4, chính quyền xã
Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã xông vào nhà riêng của 31 hộ gia
đình là tín đồ của Dương Văn Mình, đập phá bàn thờ, tịch thu những đồ bị cấm,
và dùng bạo lực ép buộc họ ký hoặc để lại dấu tay trên văn bản cam kết sẽ từ bỏ
đức tin của mình…”
THỜ HỒ CHÍ MINH
?
Thay vào đó,
theo USCIRF, “bàn thờ đã bị thay thế bằng
chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh.” Chính phủ Việt Nam và báo chí đảng còn
cáo buộc “không bằng chứng” các nhóm tôn giáo đã :” Tuyên truyền chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng, các nhóm tôn
giáo chưa đăng ký bị coi là “tà đạo”, các nhóm chống phá nhà nước dưới vỏ bọc
tôn giáo, “có liên kết với các tổ chức thù địch”, hoặc hoạt động vì động cơ
chính trị, ví dụ như kích động bất ổn xã hội, phá vỡ các chính sách đoàn kết,
đòi ly khai.”
Nghiệt ngã hơn,
Cảnh sát địa phương còn : “ Từ chối cung
cấp đăng ký cư trú cho học sinh nếu cha mẹ của học sinh đó không từ bỏ đức tin
của mình.” (USCIRF)
NHÀ NƯỚC PHẢN ỨNG
Theo lệnh của Ban Tuyên giáo, báo chính thức Việt Nam chỉ trích USCIRF
“tiếp tục đưa ra nhiều nhận định sai lệch, cáo buộc sai sự thật về tình
hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.”
Báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền của Trung ương đảng phản ứng : “Ngày 27/9, USCIRF đã công bố báo cáo Tôn giáo do Nhà nước kiểm soát và Tự
do tôn giáo ở Việt Nam, dài 33 trang, chứa nhiều nội dung sai sự thật mà nổi
lên là cáo buộc Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để
đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập.”
Nhân Dân viết :
“Cụ thể, USCIRF đưa ra cáo buộc không
đúng sự thật rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công
an đã sử dụng “chiến thuật thay thế, kết nạp, thâm nhập các tổ chức tôn giáo được
Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe dọa và xóa sổ các tổ chức tôn giáo khác”.
“USCIRF quy kết việc các cơ quan trong hệ thống
chính trị Việt Nam “sử dụng các tổ chức tôn giáo này để “chống” các tổ chức tôn
giáo khác” là một sự bôi nhọ, phản ánh lệch lạc thực tiễn tại Việt Nam.
Điều đáng nói
là trong khi chỉ trích báo cáo này đều hết sức phiến diện, sai sự thật, dựa
trên những nguồn cung cấp thông tin thiếu kiểm chứng, không chính xác, thiếu
thiện chí.”
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 còn cảnh giác : “
Các cá nhân không được lợi dụng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước;
kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh; tuyên truyền trái với pháp
luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ
tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân, hoạt động “mê tín dị đoan”, hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp
luật khác…”
“ …Các chức
sắc Công giáo báo cáo rằng các khu vực thường gặp phải những vấn đề khó khăn
nhất là Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng) và Tây Bắc,
bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Tương tự như những năm
trước, các chức sắc Tin lành cho biết chính quyền địa phương tiếp tục diễn giải
và áp dụng luật không nhất quán trong quá trình xử lý đơn đăng ký của các hội
thánh địa phương và điểm nhóm…”
Ngoài ra, : “ Các
chức sắc tôn giáo cho biết chính quyền địa phương tiếp tục cản trở việc phân
công, thuyên chuyển chức sắc tôn giáo đến các hội thánh địa phương chưa đăng
ký, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo được cử đi ngoại tỉnh hoặc các chức sắc
mà chính quyền cho là có phát ngôn quá thẳng thắn về các vấn đề chính trị xã
hội.”
Các cơ quan thông tấn chính thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam, bao gồm báo Nhân Dân, báo Tuyên Giáo, Quân đội nhân dân, Bộ Công an,
và chính quyền địa phương đã vu khống rằng: “Những âm mưu của “thế lực thù địch” nhằm chống nhà nước, gây rối trật
tự an ninh xã hội, kích động ly khai, gây rối tinh thần đoàn kết dưới vỏ bọc
ủng hộ tự do tôn giáo.”
Khi đăng ký để được an toàn hành đạo, thì : “Công giáo sử dụng khẩu hiệu “sống phúc âm
giữa lòng dân tộc” còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sử dụng khẩu hiệu “đạo pháp,
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”
NHỮNG CON SỐ
Sách trắng về Tôn giáo, được công bố bởi Ban Tôn
giáo Chính phủ vào tháng 3 năm 2023, tính đến tháng 12 năm 2021, Việt Nam có
khoảng 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% tổng dân số Việt Nam tại thời điểm
đó. Tài liệu này cũng cho biết Phật giáo đã thay thế Công giáo trở thành tôn
giáo có số lượng tín đồ lớn nhất tại Việt Nam kể từ cuộc điều tra dân số trước
đó. Theo Sách trắng về Tôn giáo, số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam đã tăng
từ gần 10 triệu người vào năm 2008 lên khoảng 14 triệu người vào năm 2021,
chiếm 52,8% tổng số tín đồ tôn giáo trên toàn quốc và 13,3% tổng dân số Việt
Nam.
Cộng đồng người theo đạo Công giáo là nhóm tôn giáo
lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn bảy triệu tín đồ, chiếm 6,6% tổng dân số. Số
tín đồ theo đạo Công giáo đã tăng thêm 1 triệu kể từ cuộc điều tra dân số năm
2019. Theo Sách trắng về Tôn giáo, cộng đồng người theo đạo Tin lành là nhóm
tôn giáo lớn thứ ba với với 1,2 triệu tín đồ, chiếm 4,5% tổng số tín đồ cả nước
và 1% dân số, tiếp theo là đó là Phật giáo Hòa Hảo với 1,4% tổng số tín đồ cả
nước, và Cao Đài với 1% tổng số tín đồ cả nước.” -/-
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment