Wednesday, October 30, 2024

VNTB – Các sàn TMĐT ở Việt Nam: thay đổi sôi động liên tiếp
Vũ Kim Hạnh
30.10.2024 3:49
VNThoibao


(VNTB) – Shopee Choice và Lazchoicey chủ yếu kinh doanh hàng Trung Quốc khỏang cách về giá với Temu, Shein không đáng là bao.

Ghi nhận từ cuộc trò chuyện với các “chiến thần” ngành SALE.

1. Tiki – bất ngờ thành chủ đề HÓT HÒN HỌT

Cái tin đồn Temu đang chuẩn bị mua một sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) Việt Nam để rút ngắn quá trình thâm nhập chính thức thị trường đã có từ hơn một tháng trước. Ai đang vào tầm ngắm? Shopee hay Lazada chắc không phải, còn lại là Sendo và Tiki. “Giang hồ” nghiêng về Tiki hơn. Thị phần Tiki tuy lúc này chỉ còn vài % nhưng năng lực khá ổn.

Tiki Now vẫn là dịch vụ giao hàng  được người tiêu dùng Việt dành nhiều tình cảm. Kế đến Tiki vẫn là sàn có chất lượng dịch vụ, chăm sóc người mua hàng rất tốt dù trải qua không ít khó khăn. Mỗi khi có trục trặc phát sinh khả năng xử lý tình huống của Tiki có thể nói là tốt hơn cả Shopee và Lazada. Thứ ba, Tiki là nền tảng có số lượng khách hàng vùng nông thôn và cận thành thị khá lớn, đây là điểm mạnh phù hợp với chiến lược Temu.

Cho nên mọi người đang ngó về…Tiki.

3. Về cuộc chiến Livestreaming

Tháng 10 thị trường TMĐT chứng kiến một cuộc chiến rất hấp dẫn về livestreaming giữa Shopee và Tiktok khi mà 2 bên đã đầu tư mạnh tay để tung ra mỗi bên một đội hình “toàn sao” để thu hút người xem về phía mình.

Nếu bên Shopee có Trấn Thành, Diệu Nhi, Minh Tú, Lê Dương Bảo Lâm…những sao showbiz được săn đón nhiều nhất hiện nay thì Tiktok không kém cạnh khi có Hà Linh, Hằng Du Mục, Phạm Thoại, PewPew…

Nếu trước đây Tiktok vô đối bằng cách xây dựng đội hình các Tiktoker hàng đầu bên cạnh đội ngũ khoảng 50 nghìn content creator, thì Shopee cũng chơi lớn khi bỏ tiền thuê “dải ngân hà” mới với profile chủ yếu là các nghệ sỹ nổi tiếng có lượng follower khủng. Chiến dịch livestreaming marathon kéo dài từ 9.10 đến 10.10 vừa qua của Shopee khá thành công và thị phần bán hàng tháng 10 của Shopee có thể sẽ tăng mạnh.

Việc Shopee xây dựng kênh bán hàng thông qua Livestreaming khá thành công làm cho thị trường TMĐT thêm sôi động và nóng bỏng trong thời gian tới. Câu chuyện cạnh tranh vốn có của 3 sàn lớn nhất trong nước thông qua livestreaming sẽ là rào cản lớn cho Temu. Nó chính là điểm khác cơ bản giữa thị trường Mỹ, Châu Âu so với đặc thù Việt Nam và cả các nước Đông Nam Á.

3. Phí vận chuyển hàng (Shipping fee): câu chuyện quyết định cuộc chơi

Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, mấy ông giám đốc bán hàng cùng hỏi nhau: đã nhận được yêu cầu của các sàn về tăng đầu tư shipping fee chưa? Hầu hết đều lắc đầu hoặc cười khẩy: Có hết rồi!!!

Các sàn hầu như đều đang ép “ép” các đối tác phải tăng đầu tư cho phí vận chuyển khi đây là một trong hai khoản khiến các sàn bị ảnh hưởng nhiều nhất (bên cạnh chi phí khuyến mại). Đây cũng là lợi thế thu hút và duy trì số lượng người mua hàng (xa hơn là duy trì thị phần). 

Trong 2025, dự đoán shipping fee sẽ là khoản đầu tư quan trọng có tính quyết định cuộc chơi về thị phần giữa các sản với nhau.

Hiện nay một số nhà cung cấp nhận được yêu cầu đầu tư từ các sàn thông qua 3 cách:

1. Trực tiếp – tăng đầu tư thẳng vào chi phí vận chuyển nguyên năm hoặc theo từng campaign (chiến dịch bán hàng)

2. Gián tiếp – nhà cung cấp sẽ đầu tư thông qua các chi phí khác như marketing, livestream, hiện diện, khuyến mại…sau đó các sàn sẽ tự chuyển đổi thành chi phí vận chuyển sau

3. Hợp tác nhiều bên: là hợp động hợp tác giữa sàn, nhà cung cấp và đối tác vận chuyển thông qua điểm mạnh của từng bên. Hoặc một số nhà cung cấp có sản phẩm liên quan với nhau cũng có thể hợp tác chia sẻ nếu trong giỏ hàng có sản phẩm của các bên.

Có thể nỏi, quyết tâm cải thiện lợi nhuận thông qua chi phí vận chuyển bên cạnh việc quản lý chi phí thì cũng là một bước chuẩn bị quan trọng để các sàn chuẩn bị đó đối thủ cực mạnh là Temu sẽ gia nhập Việt Nam trong thời gian sắp tới.

4. Thực tế là hàng Trung Quốc qua các sàn TMĐT có sẵn ở Việt Nam cũng đã rất rẻ rồi

Temu có hiểu sâu điều này không? Đáng lẽ họ phải hỏi: rẻ mà rẻ cỡ nào?

Chúng tôi đã đặt câu hỏi này cho một cựu giám đốc thu mua ngành hàng Gia dụng từng công tác tại một trong các sàn. Vị này khằng định hiện nay cũng đã có rất nhiều mặt hàng gia dụng Trung Quốc (vốn là điểm mạnh của Temu) đã có mặt tại Việt Nam và giá đã rất rẻ rồi. Theo đánh giá của anh thì có thể thời gian đầu Temu chấp nhận lỗ lớn để đầu tư thì giá sẽ rẻ hơn để thu hút người tiêu dùng nhưng về lâu dài thì…chưa chắc đâu. Sẽ rất “chua” cho Temu.

Anh lý giải thế này:

– Nhìn vào 2 sàn lớn nhất là Shopee và Lazada, họ có 2 nền tảng rất ăn khách là: Shopee Choice và Lazchoice. 2 nền tảng này chủ yếu kinh doanh hàng Trung Quốc khỏang cách về giá với Temu, Shein không đáng là bao

– Nhìn rộng hơn ra toàn bộ thị trường, do lợi thế là quốc gia có chung đường biên giới trên bộ, rất gần Quảng Đông, Quảng Tây là thủ phủ hàng giá rẻ Trung Quốc, cộng với hàng chục nghìn doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc về kinh doanh nội địa từ lâu nay, cạnh tranh trực tiếp với các sàn. Thực tế cũng làm cho mặt bằng giá tại Việt Nam tương đối thấp, biên lợi nhuận không cao. Nhóm doanh nghiệp nhập khẩu này cũng hết sức năng động, họ bán offline và cả online. Họ cũng lập stores trên Mall của Lazada, Shopee và mở tài khoản trên Tiktok shop hết rồi. Làm gì làm, Shopee, Lazada hay Temu trong tương lai cũng phải dè chừng thực tế này để mà cạnh tranh. Không dễ giết chết họ như mọi người vẫn nghĩ đâu.

5. Cuộc chiến truyền thông bên cạnh cuộc chiến thị phần

Đây là nhận định của một chuyên gia khác về truyền thông tại Việt Nam. Anh từng được đặt hàng chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông…chống lại Temu rồi. Anh cho rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng của Temu có đầy vấn đề mà các đối thủ có thể khai thác để khiến người tiêu dùng không bị cuốn quá sâu vào câu chuyện giá mà quên đi các giá thị thật của sản phẩm. Không cần “marketing trên nỗi sợ hãi” mà chỉ cần nói đến sự thật đang diễn ra thì đã có một kho chuyện truyền thông về Temu để nói với người tiêu dùng rồi.

Đồng thời các DN Việt phải kết hợp lại với nhau, dưới sự hỗ trợ của các hiệp hội để có các chiến dịch truyền thông chung với nhau.

No comments:

Post a Comment