Lâm Bình Duy Nhiên - Cựu Bộ trưởng Tài chính nước Pháp dạy đại học tại Thụy Sĩ
mercredi 30 octobre 2024
Thuymy
Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế và tài chính và sinh viên tại hai trường EPFL và UNIL tỏ thái độ không hài lòng về việc ông Le Maire về giảng dạy tại đây. Sinh viên hai trường hoài nghi về năng lực cũng như khả năng dạy học ở trình độ đại học của ông. Nước Pháp mới phát hiện “một lỗ hổng”, không rõ nguyên nhân, gần 50 tỉ Euro khi ông làm Bộ trưởng. Đó là con số cực kỳ to lớn liên quan đến nợ ngân sách tài chính công.
Ông Le Maire đang ngồi trên ghế nóng tại Pháp và đang phải bị điều tra trách nhiệm về món nợ ấy.
Nhiều người đánh giá ông không có công trình nghiên cứu hay các bài báo khoa học nào cả. Ông đã thất bại khi áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được ở trường École nationale d'administration (ENA) khi điều hành bộ Tài chính. Bản tổng kết giai đoạn làm việc của ông cựu Bộ trưởng được đánh giá không thành công, trong đó việc không kiểm soát được sự thâm hụt tài chính cũng như nợ cao của nước Pháp khiến người dân nước này phẫn nộ.
Ông Le Maire sẽ dạy hai môn: kinh tế và chuyển đổi sinh thái tại Lausanne. Nếu nhìn vấn đề một cách thực tế, ông Le Maire sẽ gặp nhiều khó khăn khi giảng bài cho sinh viên vì có vẻ, ông làm chính trị dựa vào trực giác chứ không dựa vào kiến thức đã được học ở trường đại học. Ông cũng sẽ phải đối phó với các sinh viên khi họ, ngay từ đầu, đã tỏ vẻ không phục ông. Họ sẽ chất vấn ông nhiều và chắc chắn sẽ có những tranh luận về việc ông thất bại khi để lại con số nợ công 40 tỉ euro cho nước Pháp.
Sinh viên trường Đại học Lausanne đã bày tỏ thái độ bất bình trước việc ông cựu Bộ trưởng Tài chính nước Pháp được bổ nhiệm giáo sư. Họ đã viết những dòng chữ trên tường như “ Bruno, casse-toi “ (Bruno, ông hãy biến đi).
Khó có nước nào trả lương cao hơn cho các giáo sư đại học như tại Thụy Sĩ. Ông Bruno Le Maire, có vẻ dưới sự giúp đỡ của Tổng thống Macron (ông Macron từng có buổi nói chuyện với sinh viên hai trường EPFL và UNIL năm 2023), đã tìm được “bến đỗ” hoàn hảo cho sự nghiệp khi chỉ mới 55 tuổi.
Sinh viên ba trường Đại học trên, đặc biệt UNIL luôn năng động và phản biện mạnh mẽ về mọi chủ đề xã hội, chính trị. Họ không ngần ngại lên tiếng, và trong trường hợp ông Le Maire, họ cho xã hội Thụy Sĩ thấy không có gì có thể cản trở họ bày tỏ chính kiến. Các sinh viên đã mỉa mai châm biếm, giá như ông dạy môn học làm sao tránh thất bại khi điều hành tài chính một quốc gia thì hay hơn và có ích cho sinh viên hơn!
Theo cá nhân người viết, ông cựu Bộ trưởng sẽ giảng dạy và ông sẽ phải đương đầu với những chất vấn chính đáng của sinh viên và đó là thước đo khả năng của ông. Tuy nhiên, việc được một nhà chính trị nổi tiếng ở Âu châu giảng dạy cũng là một cơ hội tuyệt vời cho sinh viên.
Chắc chắn ngày ông dạy tiết đầu tiên, giảng đường sẽ chật kín và sẽ có những khẩu hiệu chê bai ông. Đó cũng là một sinh hoạt bình thường trong một môi trường dân chủ. Thầy không phải là người nắm giữ tri thức duy nhất và trò hoàn toàn có quyền phản biện một cách khoa học trong môi trường học tập tiến bộ.
Và khi sinh viên đặt câu hỏi hay chất vấn giáo sư Le Maire, họ sẽ chẳng cần nhìn giấy hay điện thoại để “đọc lại” những câu hỏi đã được “đề nghị”. Ông Le Maire cũng chẳng cần đọc các câu trả lời đã được soạn sẵn!
Nhìn sinh viên xứ người tự do và bản lĩnh, lại nghĩ về sinh viên xứ Việt học vẹt, chạy theo thành tích, không dám tranh luận, tranh cãi hay phản biện. Một đất nước tràn đầy bằng cấp đại học, tiến sĩ nhưng không có khả năng sáng tạo hay sự can đảm cần thiết để đương đầu với những thử thách của xã hội và của thời đại!
LÂM BÌNH DUY NHIÊN 27.10.2024
No comments:
Post a Comment