Lưu Nhi Dũ - Kẻ thù của Tuyên giáo là ai?mercredi 30 octobre 2024
Thuymy
“Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nếu đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo không thực chất, không thực lòng, không đổi mới, không sáng tạo thì không đi vào lòng người, lòng dân. Kẻ thù của tuyên giáo là giáo điều, nói không đi đôi với làm…”.
2. Gần đây tổng bí thư Tô Lâm có những phát biểu rất có tầm và thực chất. Ví dụ, phát biểu hôm khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ông Tô Lâm nói rất thẳng thắn: “Thể chế chính là điểm nghẽn của điển nghẽn”.
Cách đây không lâu, trong một bài báo tôi có đề cập vấn đề này nhưng tòa soạn tờ báo đó hãi quá (có lẽ không hiểu thể chế là gì), bèn cắt bài nát bươm. Chịu thôi!
Vậy thể chế là gì? Là hệ thống các thiết chế của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội... và các quy tắc, luật lệ điều chỉnh các hoạt động của chúng. “Nghẽn thể chế” là hiện tượng hệ thống các thiết chế hoạt động bế tắc, kém hiệu quả vì các quy tắc, luật lệ ôm đồm, chồng chéo và xung đột. Nếu thể chế kém hiệu quả thì tạo những điểm nghẽn, gây ách tắc, cản trở cả việc phát triển hạ tầng, đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa nguồn nhân lực.
Có vậy thôi, mà để bắt mạch nó sao khó vậy?
Muốn gỡ được “điểm nghẽn của điểm nghẽn” thì phải cải cách hệ thống pháp luật và một vấn đề quan trọng khác là cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu quả.
Nghẽn thể chế, thiếu, khiếm khuyết hệ thống pháp luật làm cho môi trường đầu tư xấu đi, rất khó khăn trong việc thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong các lĩnh vực mới.
Lấy ví dụ rất cụ thể: Chúng ta đang thiếu cả một hệ thống pháp lý về đầu tư điện gió ngoài khơi, khiến cho gần đây hai đại gia năng lượng tái tạo là Công ty Ørsted của Đan Mạch và Equinor - một tập đoàn năng lượng khổng lồ của Na Uy cùng tuyên bố rút lui và đóng cửa văn phòng tại Việt Nam. Mới đây nhất hai đại gia điện gió muốn đầu tư điện gió ngoài khơi tại Cần Giờ (TP HCM) và Bình Định, với số vốn tỉ tỉ USD nhưng làm sao có thể thành hiện thực?
Còn nhiều ví dụ lắm, do hệ thống pháp luật thiếu, khiếm khuyết ảnh hưởng rất lớn đến kêu gọi đầu tư, giải phóng sức sản xuất.
Tháo gỡ điểm nghẽn của thể chế chỉ có cách là hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Cái này thuộc về năng lực của Quốc hội, miễn bàn!
LƯU NHI DŨ 30.10.2024
No comments:
Post a Comment