Việt Nam tăng cường khả năng chiến lược tại Biển Đông
Hà Nội đang xây đường băng và các cơ sở quân sự trên các đảo mà nước này đang xây lấp với tốc độ đáng kinh ngạc
2024.10.31Đá Tiên Nữ ở Trường Sa hôm 7/9/2024. Một phần lớn đất ở khu vực phía đông cảu đảo được nối với trạm nhỏ hơn ở bờ tây của đảo
Việt Nam dường như “đã quyết tâm tối đa hoá tiềm năng chiến lược của mình trên các thực thể mà nước này kiểm soát” ở Biển Đông nơi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, theo nhận định của một cơ quan nghiên cứu tại Mỹ.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) có trụ sở ở Washington mới đây công bố một báo cáo cho biết có những chỉ dấu cho thấy Hà Nội đang xây dựng nhiều đường băng trên nhiều đảo nhân tạo, “dấu hiệu của các cơ sở quân sự” đã được phát hiện trên một số các thực thể.
Đài Á Châu Tự Do hôm 25/10 đã đưa tin về việc Việt Nam xây dựng một đường băng trên Bãi Thuyền Chài, đảo nhân tạo lớn nhất đến lúc này do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
Bãi Thuyền Chài đã được xây dựng nhanh chóng kể từ năm 2021 và hiện có tổng số diện tích đất được lấp là gần 2,5 km vuông.
Đường băng trên đó cũng đã được nối dài từ 1.050 mét lên khoảng 1.600 mét và có thể kéo dài đến 3.000 mét hoặc hơn, đủ dài cho máy bay chiến đấu cỡ lớn hơn.
Cho đến lúc này, Việt Nam mới chỉ có một đường băng dài 1.300 mét trên Đảo Trường Sa ở Biển Đông. Đường băng mới “mở rộng đáng kể các lựa chọn cho Việt Nam trong việc triển khai máy bay chiến đấu tới quần đảo Trường Sa”, theo AMTI. Cơ quan này cũng cho biết thêm rằng đây “có thể không chỉ là một đường băng duy nhất mà Hà Nội có kế hoạch xây dựng ở Trường Sa”.
AMTI cho biết có thể đã có kế hoạch xây dựng các đường băng trên ít nhất hai đảo nhân tạo khác là Đảo Phan Vinh và Đá Lát. Cả hai thực thể này đều đang được xây dựng với tốc độ nhanh chóng.
Các cơ sở quân sự
Bên cạnh các đường băng, AMTI cho biết một số các cơ sở mới khác cũng đang hình thành gồm các bờ ngăn hoặc rào chắn để bao quanh sáu khu vực “được nhìn thấy trên các hình ảnh vệ tinh chụp Bãi Thuyền Chài, Đảo Nam Yết, Đá Lát, Trường Sa Đông, Đá Tiên Nữ, Đá Núi Le."
“Dựa vào hướng bờ biển của phần lớn những cơ sở mới, có thể những khu vực này sẽ được dùng để chứa pháo chống tàu hoặc bệ tên lửa” - AMTI nhận định.
Cấu trúc quân sự (có thể) trên Bãi Thuyền Chài hôm 2/10/2024. CSIS/AMTI/MAXAR Technologies
Các nhà phân tích cho rằng các cơ sở quân sự và đường băng ở quần đảo Trường Sa sẽ giúp nâng cao khả năng chiến lược của Việt Nam đối trọng với việc triển khai sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hoá toàn bộ ít nhất ba đảo nhân tạo thường được biết đến với tên gọi “Ba Đảo Lớn” bao gồm Đá Chữ Thập, Subi, và Đá Vành Khăn ở Trường Sa.
“Ba năm kể từ khi bắt đầu, Việt Nam vẫn khiến những nhà quan sát ngạc nhiên với mức độ nạo vét và lấp đất ngày một gia tăng của mình ở quần đảo Trường Sa” - theo AMTI.
Mặc dù các công việc xây lấp đang tiếp tục nhanh chóng trên các thực thể mới và ở “hướng không ngờ”, AMTI cho rằng mức độ năng lực thực sự của việt Nam vẫn còn là điều còn cần phải chờ xem.
__________
__________
Tin, bài liên quan
Tin Việt Nam
No comments:
Post a Comment