Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 10 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ:
Việc triển khai lính Triều Tiên có thể kéo dài, mở rộng cuộc chiến ở Ukraine
Mỹ
chung quyết quy định hạn chế đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc
Văn
Bút Mỹ, giới hoạt động lên án phiên tòa xử ông Đường Văn Thái
Chuyên
gia Mỹ: Nước cờ của Bình Nhưỡng với Nga không có lợi cho Trung Quốc
Putin
chọn Trump hay Harris? Bầu cử Mỹ có ý nghĩa gì với Nga?
Việt Nam nói đã
‘vận động, truy bắt’ được 9 người tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài
Luật sư: Đường
Văn Thái bị tuyên 12 năm tù trong phiên tòa xử kín
Mỹ cảnh báo Iran
tại LHQ về 'hậu quả nghiêm trọng' nếu có các cuộc tấn công mới
Tổng thống Nga
khởi động cuộc tập trận hạt nhân chiến lược
Trại
giam số 6 đồng ý mở cửa "chuồng cọp," hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21
ngày
Theo
dõi Nhân quyền: Bắt cóc và xét xử Đường Văn Thái là hành vi côn đồ, coi thường
luật quốc tế!
Chủ
quán karaoke An Phú lĩnh án tám năm tù
11
công dân Việt Nam bị cảnh sát New Zealand bắt giữ vì trồng hơn 3.000 cây cần sa
Blogger
Đường Văn Thái bị kết án 12 năm tù giam trong phiên toà kín
Việt
Nam có nên hợp tác với Trung Quốc về công nghiệp quốc phòng?
Nhóm
công tác của LHQ: Việt Nam bắt giữ tùy tiện có hệ thống, điển hình là ông Phạm
Chí Dũng!
TBT
Tô Lâm “rất sốt ruột”, nhưng cải cách thế nào?
TBT
Tô Lâm: Thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, “rất sốt ruột” nhưng cải cách
thế nào?
Đại
Sứ quán Mỹ tôn vinh người hoạt động bảo vệ quyền tự do tôn giáo
Báo
Nhà nước cho phép biểu quyết “ai sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ ” trong khi im lặng về
bầu cử Việt Nam
Blogger
Đường Văn Thái sẽ bị xử kín vì liên quan đến nhiều quan chức nhà nước
Vingroup
ra mắt quỹ đầu tư công nghệ 150 triệu USD hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
Đồng
Nai: Công đoàn cơ sở kiện Công ty, đòi quyền lợi cho 93 công nhân
Trung
Quốc tập trận phòng thủ Biển Đông khi Việt Nam, Philippines tăng cường hiện
diện
Bộ
trưởng Quốc phòng trình Quốc hội nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội
Sau bão Trà Mi, miền Trung đối diện nguy cơ lũ lụt và sạt lở do
mưa to
TNLT
Nguyễn Thị Tâm tố cáo cán bộ Trại giam số 5 phân biệt đối xử
BBC
Ông Đường Văn Thái
lãnh án 12 năm tù: các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối
Những cử tri có thể
quyết định số phận cuộc bầu cử Mỹ
Ông Trump dọa truy
tố những người này nếu đắc cử
Ông Bùi Văn Cường
bị đề nghị kỷ luật: sinh mệnh chính trị sẽ sao?
Nga bị cáo buộc ép
nhà vô địch Olympic: đi lính hoặc hầu tòa!
Cuộc bầu cử Mỹ có
thể thay đổi thế giới như thế nào?
Xung đột
Israel-Iran: vai trò của Trung Quốc và Nga
Tổng thống Trump
hay Tổng thống Harris: khác biệt thế nào đối với Việt Nam?
Kamala Harris: Soi
hồ sơ nhân vật có thể trở thành nữ tổng thống Mỹ
Tổng Bí thư Tô Lâm
ký quy chế mới về bầu cử trong Đảng, có gì đáng chú ý?
Tại sao cử tri
Georgia bỏ phiếu cho phe thân Nga bất chấp giấc mơ EU?
Tiếp cận băng người
Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche
Phỏng vấn một người Việt buôn người: tiết lộ đường dây
nhập cư lậu vào Anh
28
tháng 10 năm 2024
Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền
Trung Việt Nam và xa hơn?
27
tháng 10 năm 2024
Ông Bùi Văn Cường bất ngờ thôi chức tổng thư ký Quốc hội
25
tháng 10 năm 2024
Lý do ông Trần Cẩm Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường
trực Ban Bí thư
25
tháng 10 năm 2024
Tướng Trung Quốc thăm Việt Nam, ký kết gì với tướng Phan
Văn Giang?
25
tháng 10 năm 2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin 'ủng hộ Việt Nam hợp tác
với BRICS'
25
tháng 10 năm 2024
Lo Trump quay lại, các công ty Trung Quốc tính đường sang
Việt Nam, Ấn Độ
24
tháng 10 năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam
gia nhập thì có lợi gì?
24
tháng 10 năm 2024
Bầu cử Mỹ: Những cử tri gốc Việt này bầu cho ai?
24
tháng 10 năm 2024
17 phụ nữ Việt Nam bị bắt do mở quán bar 'thanh nữ' ở
Nhật Bản
23
tháng 10 năm 2024
VinFast báo cáo doanh số giao xe quý 3 tăng mạnh dù liên
tục thua lỗ
23
tháng 10 năm 2024
Ai sẽ làm thường trực Ban Bí thư thay ông Lương Cường?
23
tháng 10 năm 2024
Ngoài Trump và
Harris, còn ai đang tranh cử tổng thống Mỹ?
Liệu lời lẽ thiếu
kiềm chế có khiến ông Trump thất bại?
Bầu cử Mỹ: Cử tri
và ứng viên gốc Việt ở California
Bầu cử Mỹ: Phía sau
cuộc chiến giữa đàn ông và phụ nữ
Cuộc đời ông
Donald Trump: từ bất động sản đến chính trị
Taylor Swift tác
động ra sao tới bầu cử Mỹ?
'GDP của Việt Nam
có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Trump hay Harris?
Người Trung Quốc muốn gì từ cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Donald Trump cáo
buộc, Joe Biden lên án, ai đúng, ai sai?
Người nhập cư có
tiền án - dữ liệu mới của Mỹ cho thấy điều gì?
Nga nổ sâm banh khi
Trump thắng cử năm 2016, nhưng giờ đây họ thận trọng hơn
'Trump được Chúa
Trời phái xuống trần gian'
Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm xa mới để tăng cường khả
năng răn đe hạt nhân
Bầu cử: Tổng thống Gruzia không ra làm chứng theo yêu cầu của cơ
quan công tố "thân Nga"
Ukraina huy động thêm 160.000 binh sĩ
Trump hay Harris: Châu Á vẫn là « rường cột » chính sách
đối ngoại của Mỹ
Tân
tổng thống Mỹ sẽ phải chú ý nhiều đến vấn đề Đài Loan
Nga: Tổng thống Putin thị sát tập trận hạt nhân « răn đe chiến
lược »
Đánh thuế xe ô tô điện: Trung Quốc kiện Liên Âu ra Tổ chức Thương
mại Thế giới
Vụ bê bối máu bẩn tại Anh và khủng hoảng niềm tin vào các chính
phủ
Liên
Hiệp Châu Âu chuẩn bị cho giả thuyết Donald Trump thắng cử như thế nào ?
Đưa quân sang Nga: Tham vọng của Bắc Triều Tiên trên trường quốc
tế
Kiev và Seoul sẽ tăng cường hợp tác chống quân Bắc Triều Tiên tham
chiến ở Ukraina
Bầu cử Quốc Hội Gruzia: Cơ quan Công tố mở điều tra về « gian lận
» quy mô lớn
Mỹ bàng hoàng trước cuộc tấn công đẫm máu của Israel ở Gaza
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Kamala Harris kêu gọi cử tri “cho
Trump đi vào dĩ vãng”
Hội nghị Đa dạng sinh học thế giới: Tổng thống Colombia cảnh báo
nguy cơ « tuyệt chủng » nhân loại
Lính Bắc Triều Tiên có thay đổi được chiến trường Ukraina ?
Mỹ cho phép Ukraina dùng vũ khí không giới hạn nếu lính Bắc Triều
Tiên hỗ trợ Nga
Quốc Hội Israel cấm UNRWA hoạt động tại nước này, LHQ lo ngại về
hệ quả đối với người Palestine
(AFP) –
LHQ kêu gọi các nước phương Nam tìm các cách thức phát triển mới. Báo cáo mới của Hội nghị Liên Hiệp Quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), công bố hôm 29/10/2024, cho biết các nước
phương Nam đối mặt với thách thức ngày càng tăng với tăng trưởng yếu, nợ cao và
đầu tư yếu. Tình hình thêm tồi tệ trong bối cảnh tình trạng tăng trưởng thấp đã
trở thành bình thường. Tránh dựa nhiều vào nguyên liệu, tận dụng xu thế chuyển
đổi sang kinh tế xanh và kinh tế kỹ thuật số là những ưu tiên mà Liên Hiệp Quốc
khuyến cáo.
(AFP) –
Một số nhà ngoại giao phương Tây tham gia hoạt động tưởng niệm các nạn nhân đàn
áp chính trị tại Matxcơva. Lễ tưởng niệm diễn ra hôm qua 29/10/2024, trên Quảng trường
Lubyanka, trước trụ sở cơ quan an ninh FSB, hậu thân của KGB. Buổi lễ diễn ra
hàng năm từ năm 2007, theo sáng kiến của Hiệp hội Tưởng niệm. Hoạt động bị cấm
từ đại dịch Covid. Một số nhà hoạt động nhân quyền và một số công dân khác đã
tham gia vào buổi tưởng nhớ này bất chấp việc tòa thị chính thủ đô Nga không
cấp phép.
(AFP) –
Pháp: Cựu thủ tướng Gabriel Attal ứng cử chức tổng thư ký đảng Phục hưng
của tổng thống. Quyết
định được cựu thủ tướng đưa ra hôm qua 29/10/2024, ít giờ sau khi bà Élisabeth
Borne, cựu thủ tướng tiền nhiệm, thông báo quyết định không ứng cử vào chức vụ
này.
(AFP) –
Trái đất nóng lên gây ra ngày càng nhiều vấn đề sức khỏe trên khắp thế giới. Đó là kết luận của báo cáo thường
niên được tạp chí khoa học của Anh Quốc Lancet công bố hôm nay 30/10/2024. Các
chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh đến số ca tử vong tăng mạnh liên quan đến nhiệt
độ cao, trong bối cảnh những vùng ôn đới như châu Âu phải hứng chịu nhiều đợt
nắng nóng hơn trước.
(AFP) –
Tàu điện ở Na Uy trật bánh và đâm vào cửa hàng. Vụ tai nạn xảy ra vào hôm qua
29/10/2024 tại một khu vực sầm uất ở thủ đô Oslo, khiến 4 người bị thương và
gây hoảng loạn cho người qua đường. Cảnh sát cho biết tàu điện được giữ lại
hiện trường cho đến khi cuộc điều tra kết thúc.
TIN TỨC: THỨ NĂM, NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM
2024
1/ NHÀ ĐẤU TRANH ĐƯỜNG VĂN THÁI BỊ KẾT ÁN 12 NĂM TÙ
Bạo quyền thành phố Hà Nội vào
hôm qua 30/10 đã kết án ông Đường Văn Thái 12 năm tù giam và 3 năm quản thúc
trong một phiên tòa xử kín, không có sự tham dự của gia đình.
Ông Đường Văn Thái, hay còn
được biết đến với tênThái Văn Đường, là người nổi tiếng vì đã đưa tin về tình
trạng tham nhũng của các quan chức trong đảng CSVN.
Tại phiên tòa, ông Thái bị
kết tội đăng tải hàng chục video và bài viết trên mạng có nội dung “chống phá đảng
và nhà nước CSVN”.
Ông Thái 42 tuổi đã đào
thoát sang Thái Lan tỵ nạn vào đầu năm 2019 và đã được Cao uỷ Tỵ nạn LHQ cấp
quy chế. Ngay sau khi được phỏng vấn để định cư ở nước thứ ba vào giữa tháng 4
năm ngoái, ông bị mất tích ở Bangkok. Những bạn bè và một số tổ chức nhân quyền
quốc tế nhận định ông đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Thái Lan.
Cần biết là báo chí lề đảng
hoàn toàn im lặng về vụ xử kín nói trên. Trong cùng ngày, hai tổ chức nhân
quyền quốc tế lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam xử kín ông Đường Văn Thái và
kêu gọi Hà Nội phóng thích ông.
Ngay trước phiên toà, nhiều
tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng việc bắt cóc ông ở Thái Lan khi đang chờ
được định cư ở nước thứ ba là hành vi đàn áp xuyên biên giới.
Bằng cách tổ chức phiên tòa
kín và cấm cản gia đình ông tham dự phiên toà, Việt Nam phủ nhận quyền căn bản
của ông Thái đối với một quy trình pháp lý công bằng và minh bạch.
2/ VN ĐÃ BẮT GIỮ 9 NGƯỜI THAM NHŨNG ĐÀO THOÁT RA NƯỚC NGOÀI
Ban nội chính trung ương CSVN
vào hôm qua 30/10 cho biết công an Việt Nam đã truy bắt được 9 người bỏ trốn ra
nước ngoài trong các vụ án tham nhũng trong năm nay.
Những thông tin này được công
bố trong cuộc họp của ban nội chính. Tuy nhiên ban này không công bố danh tính
những người được cho là đã đầu thú hay bị truy bắt về nước từ đầu năm tới nay.
Ông Đặng Văn Dũng, phó ban nội
chính trung ương CSVN, cho biết là nhà chức trách đang kêu gọi các trường hợp
khác ra đầu thú.
Phát ngôn nhân bộ công an,
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cho biết là cơ quan điều tra đã áp dụng nhiều biện
pháp như dẫn độ tội phạm, hợp tác quốc tế, ngoại giao và nhiều kênh khác để
truy bắt người bỏ trốn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
chủ tịch tập đoàn AIC, là người nổi danh nhất trong số những người đang bị giới
chức Việt Nam truy nã vì liên quan đến 5 vụ án tham nhũng khác nhau. Bà là người
đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí cho quân đội Việt Nam và
đã bỏ trốn vào đầu năm 2022. Bà bị cáo buộc đưa hối lộ hàng chục tỷ đồng và bị
công an Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.
Bà Nhàn đã bị xử vắng mặt
trong 3 phiên tòa trước đây vì bị cáo buộc có sai phạm trong những dự án liên
quan đến 2 bệnh viện và một trung tâm công nghệ ở Sài Gòn với bản án tổng cộng
30 năm tù giam. Bà Nhàn cũng bị một bản án khác với cáo buộc “đưa hối lộ” cho sở
y tế Bắc Ninh.
Bà Nhàn được cho là đang
sống ở Đức. Một ghi nhận vào tháng 8 năm ngoái cho biết là bà có nguy cơ bị mật
vụ Việt Nam bắt cóc về nước như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh. Bạo quyền Việt
Nam đã gửi văn bản đề nghị dẫn độ bà Nhàn lên sở tư pháp Đức nhưng bị bác yêu
cầu này.
3/ CẢNH SÁT NEW ZEALAND BẮT GIỮ
11 NGƯỜI VIỆT VỀ TỘI TRỒNG CẦN SA
Cảnh sát New Zealand đã bắt
giữ 11 người Việt Nam, đồng thời tiêu hủy hơn 3 ngàn cây cần sa sau khi thực hiện hơn 30 lệnh khám xét trên
khắp thành phố Auckland vào tuần trước.
Sở cảnh sát Auckland cho
biết các vụ bắt giữ diễn ra sau một cuộc điều tra trên toàn thành phố nhằm vào
một tổ chức tội phạm "tinh vi”.
Tổng cộng hơn 3 ngàn cây
cần sa đã bị tịch thu và tiêu hủy sau cuộc điều tra, cùng với 48 ký cần sa khô.
Tổng giá trị ước tính của các vụ tịch thu là 18 triệu Mỹ kim. Sở cảnh sát cho
biết nhóm tội phạm có tổ chức này đã xử dụng các khu dân cư để thiết lập một hệ
thống trồng cần sa trong nhà.
Cơ quan di trú New Zealand
đã trục xuất 11 công dân Việt Nam về nước do những người này cư trú bất hợp
pháp tại New Zeland.
Cảnh sát cho biết cuộc điều
tra vẫn đang được tiến hành dựa trên thông tin tình báo thu thập được trong quá
trình điều tra và cảnh sát không loại trừ khả năng sẽ có thêm các vụ bắt giữ
khác.
Sở cảnh sát cho biết hành
động của nhóm này phản ánh các hoạt động tương tự mới được phát hiện gần đây ở
Úc, nơi các nhóm tội phạm, chủ yếu là người gốc Việt, đang điều hành một số
lượng lớn các hoạt động trồng cần sa trong nhà.
Cảnh sát nhắc nhở các chủ
nhà phải cảnh giác khi cho thuê bất động sản và bảo đảm có các cuộc kiểm tra
bất động sản thường xuyên để tránh tình trạng người thuê cải tạo thành trang
trại trồng cần sa.
4/ UKRAINE HUY ĐỘNG THÊM 160 NGÀN BINH SĨ RA CHIẾN TRƯỜNG
Chính quyền Ukraine vào hôm
29/10 đã công bố một chiến dịch động viên mới trong cuộc chiến chống quân Nga
xâm lược, với ước tính là hơn 160 ngàn binh sĩ.
Tuy nhiên, đây không phải
là điều đơn giản vì hơn một triệu người đã được huy động vào quân đội trong 2
năm qua.
Trong
phiên họp quốc hội vào hôm 29/10, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine đã
công bố kế hoạch huy động thêm 160 ngàn binh sĩ, cho phép quân đội đạt được 85%
quân số trong các đơn vị.
Biện
pháp mới này được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đưa ra nhiều cách thức để thu
hút những người trong độ tuổi chiến đấu vào quân đội, nhằm bù đắp những
tổn thất, trong khi hơn một triệu người đã được huy động kể từ khi quân đội Nga
tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn.
Đầu
năm nay, nam giới trong độ tuổi chiến đấu cũng như nhân viên y tế đã phải cập
nhật thông tin cá nhân qua một ứng dụng tuyển quân, với dữ liệu
của hơn 4 triệu rưởi người.
Những
ai muốn tự nguyện nhập ngũ có thể nộp đơn trực tiếp vào các đơn vị mà
họ ứng tuyển và chọn lãnh vực chuyên môn sau đó. Nhưng do không có nhiều
ứng viên, việc tuyển mộ trực tiếp hay thông qua lệnh động
viên vẫn còn chậm, trong khi nhu cầu của quân đội rất cấp bách.
VNTB
– Cửa chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”
VNTB
– WDAG yêu cầu trả tự do cho nhà báo Phạm Chí Dũng
VNTB
– Quan chức quản lý nhân sự không được mà sao không từ chức
VNTB
– Cuộc bầu cử 2024 không dễ dàng
31/10/1950:
Earl Lloyd trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên chơi tại NBA
Nóng
bỏng cuộc đua ngoại giao AI ở Trung Đông
Cửa
chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”31/10/2024
Việt
Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ31/10/2024
Tô
Lâm và bước thoái lui khỏi quyền lực tối cao ở Việt Nam31/10/2024
Chuyện
dài bầu cử Tổng Thống Mỹ (Kỳ 2)31/10/2024
Chuyện
dài bầu cử Tổng thống Mỹ (Kỳ 1)30/10/2024
Thừa30/10/2024
Nước đến
trôn mới nhảy30/10/2024
Lý
do vì sao Singapore vượt lên trước Việt Nam gần 200 năm?29/10/2024
Chương
trình 2018: Từ hy vọng đến thất vọng, và lo sợ29/10/2024
Bàn
với ChatGPT về ảnh hưởng chung của Tuyên Ngôn Cộng Sản đối với Quốc Tế thứ hai
(QT2)29/10/2024
Phó
Đức An - Bọ ngựa cầu nguyện
Lưu
Nhi Dũ - Kẻ thù của Tuyên giáo là ai?
Lê
Xuân Nghĩa - Tin tức tích cực cho Ukraine
Tuấn
Khanh - Hoa Kỳ bán 2 tỉ đô la vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc như ngồi trên lửa
Cù
Mai Công - Đôi văn sĩ một đời thương nhau ở xóm Đại Lợi
Lâm
Bình Duy Nhiên - Cựu Bộ trưởng Tài chính nước Pháp dạy đại học tại Thụy Sĩ
Nguyễn
Chương - Cẩn thận với « Halloween » biến tướng
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 30.10.2024
Bùi
Chí Vinh - Một thời Hòn ngọc Viễn Đông
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tư duy “chui cầu” khiến Việt
Nam tụt hậu 200 năm so với Singapore (*) 31/10/2024
Các định chế giúp phát triển
kinh tế 31/10/2024
Quốc hội phải có giải pháp kiểm
soát an toàn thực phẩm! 31/10/2024
Putin tiếp tục tống tiền hạt
nhân, đe dọa Ukraine và nhân loại 31/10/2024
Nỗi buồn cho V. Putin 30/10/2024
Môn văn, một thảm họa quốc gia? 30/10/2024
Im lặng là nền tảng của trật tự
độc đoán/chuyên chế 30/10/2024
Về cuộc chiến tranh của Putin ở
Ukraine – Ngày 28/10/2024 30/10/2024
Gió đã xoay chiều: Thổ Nhĩ Kỳ
muốn gia nhập BRICS và chỉ trích phương Tây 28/10/2024
Temu và chuyện ‘bảo hộ ngược’ 28/10/2024
Có hay không khả năng tuyến cáp
ngầm của Việt Nam đã từng bị cố ý phá hoại? 28/10/2024
Bất chấp rủi ro, hàng đoàn
người Việt vẫn rời bỏ đất nước 27/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
PHI VỤ 'CHẠY CHỨC' PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG AN
TỈNH BẤT THÀNH
Bình Nguyên
https://vnexpress.net/phi-vu-chay-chuc-pho-giam-doc-cong-an-tinh-bat-thanh-4810409.html
Đồng NaiNữ bác sĩ đã nhờ cán bộ công an Bùi
Xuân Phúc, 46 tuổi, và luật sư "chạy" cho người bạn lên chức Phó giám
đốc công an tỉnh với giá 14 tỷ đồng nhưng bị lừa.
Chiều 30/10, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc
thẩm, xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Phúc (15 năm tù) và cựu luật
sư Phạm Đức Tính (12 năm tù) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị
cáo Tính được cho tại ngoại tham gia phiên tòa.
Bản án sơ thẩm xác định, năm 2015, bà Oanh,
ngụ Đồng Nai, quen biết Bùi Xuân Phúc khi đó đang làm cán bộ Công an tỉnh Đồng
Nai. Phúc khoe về người cậu là Phạm Đức Tính, làm nghề luật sư, có mối quan hệ
quen biết với lãnh đạo Bộ Công an nên bà Oanh kết thân.
'Chạy chức' giùm bạn
Trong khoảng thời gian năm 2018, bà Oanh xây
dựng một phòng khám đa khoa tại huyện Trảng Bom. Qua các mối quan hệ, bà quen
ông Lê khi đó là Trưởng Công an huyện Trảng Bom. Lúc này ông Lê giúp bà Oanh vận
động một số đối tác ký hợp đồng khám sức khỏe định kỳ tại phòng khám của bà
nhưng không nhận lợi ích vật chất gì. Từ đó, bà Oanh quý mến và nảy sinh ý định
tìm cách "lo" cho ông Lê lên chức Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
để sau này sẽ nhờ cậy trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Khi nghe Oanh đặt vấn đề, Phúc đồng ý rồi
liên hệ Tính nhờ giúp đỡ. Tính sau đó báo "lo được" với giá 7 tỷ đồng
nhưng phải đưa trước 5 tỷ, còn lại sẽ đưa khi ông Lê có quyết định bổ nhiệm.
Phúc báo lại với Oanh số tiền chạy chức cho
ông Lê là 14 tỷ đồng và bà này đồng ý, nhờ tài xế riêng đứng ra chuyển tiền vào
tài khoản của Phúc. Sau khi nhận được tiền, Phúc đưa cho Tính 550 triệu đồng
làm chi phí đi lại trong quá trình "lo" việc.
Theo bản án, Tính nói đã đặt vé ra Hà Nội để
gặp "lãnh đạo Bộ Công an" và yêu cầu phải chuyển số tiền còn lại.
Phúc tiếp tục chuyển cho Tính 4,2 tỷ đồng. Số tiền còn lại Phúc đưa cho người
thân mở sổ tiết kiệm, mua ôtô và tiêu xài cá nhân.
Cuối năm 2019, bà Oanh hỏi kết quả lo cho ông
Lê thế nào, Phúc nói dối "đã trực tiếp cùng Tính ra Hà Nội gặp lãnh đạo Bộ
Công an, lo được nên cứ yên tâm". Mấy tháng sau thấy ông Lê chưa được bổ
nhiệm, bà Oanh hối thúc thì Tính nói dối "lãnh đạo Bộ Công an chuẩn bị vào
Công an tỉnh Đồng Nai làm quy trình bổ nhiệm nên cứ yên tâm chờ".
Sau nhiều lần Phúc và Tính hứa hẹn nhưng
không có kết quả, đến tháng 3/2021 ông Lê nghỉ hưu theo quy định. Bà Oanh yêu cầu
Phúc trả lại tiền nhưng ông ta nói đã đưa cho Tính "chung chi" cho
người khác nên không lấy lại được. Bà Oanh đến cơ quan điều tra trình báo sự việc.
'Chạy chức' cho người tình
Cũng trong thời gian trên, ngoài việc đưa cho
Phúc 14 tỷ đồng để chạy chức cho ông Lê thì bà Oanh còn nhờ Phúc lo cho
"người tình" đang là cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai được lên
chức Đội trưởng.
Sau khi nhận lời, Phúc nói với Tính và được
người này ra giá là 20.000 USD (khoảng 500 triệu đồng). Phúc báo lại với bà
Oanh số tiền phải "lo" là 40.000 USD và bà này đồng ý. Tuy nhiên, do
đang khó khăn nên bà Oanh nhờ Phúc mượn tiền đưa cho Tính trước. Vài ngày sau
Phúc đưa cho Tính 400 triệu đồng để "lo" việc nhưng Tính chưa nhận mà
nói "để lo việc kia cho xong đã".
Ngoài ra, vào tháng 2/2020, do tin tưởng Phúc
và Tính có mối quan hệ với lãnh đạo Bộ Công an nên bà Oanh còn nhờ
"lo" cho mình được trúng đấu thầu mua cây tràm tại Trại giam Z30D và
được cán bộ công an này đồng ý. Lúc này Phúc nói phải chi 100.000 USD (khoảng
hơn 2,5 tỷ đồng) và 5.000 USD cho chi phí đi lại.
Tương tự, Phúc lại đặt vấn đề với Tính nhưng
chỉ đưa ra giá 50.000 USD và được người này đồng ý.
Bà Oanh sau đó chuyển cho Phúc gần 2,5 tỷ đồng
để "lo" việc trúng thầu mua cây. Nhận được tiền, Phúc chuyển cho Tính
gần 1,2 tỷ đồng.
Quá trình tố cáo ra công an bà Oanh khai đã
đưa cho Phúc tổng cộng gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả điều tra chỉ xác định
Phúc chiếm đoạt của bà Oanh số tiền gần 16,5 tỷ đồng.
Hồi tháng 6, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm
tuyên phạt bị cáo Phúc 15 năm tù và Tính 12 năm. Tòa buộc Phúc phải hoàn trả số
tiền còn chiếm đoạt của bà Oanh là hơn 12 tỷ đồng. Các bị cáo sau đó kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt.
Đối với bà Oanh, cơ quan điều tra xác định,
hành vi của bà này đủ yếu tố cấu thành tội Đưa hối lộ, song bà này
đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác và đang bị bệnh, nên được miễn
trách nhiệm hình sự.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Phúc và
Tính thừa nhận hành vi nhưng cho rằng mình phạm tội danh khác chứ không phải lừa
đảo. Bởi thực tế, bà Oanh là người chủ động tìm đến đặt vấn đề nhờ lo giúp và
các bị cáo cũng có đi gặp nhiều người để nhờ chứ không có ý định lừa đảo.
Phúc giải thích việc nâng số tiền chi phí lên
gấp đôi so với báo giá của Tính là để được hưởng tiền công.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên bác kháng cáo
của các bị cáo, tuyên y án sơ thẩm. Tòa tuyên huỷ một phần bản án, tuyên tịch
thu số tiền 12 tỷ đồng Phúc chiếm đoạt của bà Oanh để sung công quỹ vì đây là
tiền dùng vào mục đích phạm pháp.
9 NGƯỜI LIÊN QUAN THAM NHŨNG TRỐN RA NƯỚC
NGOÀI ĐÃ BỊ BẮT
Viết Tuân
https://vnexpress.net/9-nguoi-lien-quan-tham-nhung-tron-ra-nuoc-ngoai-da-bi-bat-4810268.html
Từ đầu năm đến nay, nhà chức trách đã vận động,
truy bắt được 9 người liên quan các vụ án tham nhũng, tiêu cực mà bỏ trốn ra nước
ngoài; đang kêu gọi các trường hợp khác ra đầu thú.
Chiều 30/10, ông Đặng Văn Dũng, Phó ban Nội
chính Trung ương, đã cho biết nội dung trên tại cuộc họp báo công bố kết quả họp
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Danh tính người liên quan chưa được công bố.
Ông Nguyễn Hữu Đông, Phó ban Nội chính Trung
ương, cho biết thêm thời gian tới Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục yêu cầu các cơ quan
quyết liệt vận động đầu thú, truy bắt, dẫn độ những người bỏ trốn ra nước ngoài
trong các vụ án tham nhũng. Do gặp khó khăn bởi có người bỏ trốn lâu, nhà chức
trách đang phối hợp với các nước để truy bắt, dẫn độ.
Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh
Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cơ quan điều tra đã áp dụng nhiều biện
pháp như dẫn độ tội phạm, hợp tác quốc tế, ngoại giao và nhiều kênh khác để
truy bắt người bỏ trốn. Với từng trường hợp, Bộ Công an sẽ có phương cách
riêng.
Ông Tuyên cũng kêu gọi cựu Chủ tịch AIC Nguyễn
Thị Thanh Nhàn và những người bỏ trốn khác sớm về đầu
thú để hưởng khoan hồng. "Người bỏ trốn sẽ vẫn bị xét xử theo quy định
pháp luật và không có điều kiện tự bảo vệ mình", ông Tuyên nói.
Theo ông Dũng, sáng nay tại cuộc họp Thường
trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng
Bí thư Tô Lâm đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực, cố gắng của các cơ
quan trong triển khai nhiệm vụ. Nhiều vấn đề chuyển biến rõ nét, nhất là việc
khắc phục khó khăn, vướng mắc, hoàn thành nhiều kết luận giám định, định giá
tài sản.
Liên quan tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, đến nay Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã hoàn thành 5/8 cuộc kiểm tra và chỉ đạo 13 địa phương rà soát, kiểm tra
dấu hiệu vi phạm với cấp ủy, tổ chức đảng liên quan; trong đó có 58 tổ chức đảng,
86 đảng viên, 17 cán bộ diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật.
Với vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn, 8 cán bộ diện Bộ Chính
trị, Ban Bí thư quản lý bị khởi tố, trong đó có 4 Bí thư, nguyên Bí thư; 3 Chủ
tịch, nguyên Chủ tịch tỉnh.
Ban Chỉ đạo đánh giá công tác thu hồi tài sản
tham nhũng trong các vụ án thuộc diện theo dõi đạt nhiều kết quả. Điển hình, vụ
án tại Phúc Sơn đã tạm giữ tiền, tài sản 320 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, 534 lượng
vàng và 1.444 sổ đỏ; vụ án liên quan đến quy hoạch điện 7 đã tạm giữ hơn 2.300
tỷ đồng; vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil tạm giữ 1.100 tỷ đồng,
hơn 490.000 USD.
Việc thi hành án dân sự đã thu hồi gần 19.000
tỷ đồng. Các cơ quan có thẩm quyền đã đề xuất giải pháp xử lý tài sản, vật chứng
ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; sớm giải tỏa tài sản, tránh thất
thoát, lãng phí, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
Từ giữa tháng 8 đến nay, các cơ quan tố tụng
cả nước đã khởi tố, điều tra 734 vụ án với 1.681 bị can; xét xử sơ thẩm 1.002 vụ
án với 2.703 bị cáo về tội tham nhũng, kinh tế. Riêng về các tội tham nhũng, đã
khởi tố mới 240 vụ án với 604 bị can.
Thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu vừa
đẩy mạnh phòng chống tham nhũng tiêu cực, vừa đẩy mạnh phòng chống lãng phí.
Công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực phải gắn với phòng chống lãng phí, có
vị trí tương đương. Trước mắt, các cơ quan cần rà soát, xử lý dứt điểm các dự
án quan trọng quốc gia, hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn như Bệnh viện
Bạch Mai và Việt Đức 2 tại Hà Nam; dự án chống ngập tại TP HCM; các dự án điện
năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa kết nối, vận hành.
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN TAI TIẾNG ‘XIN’ TRUNG
ƯƠNG 220 TỶ ĐỒNG
Huỳnh Thủy
https://tienphong.vn/chu-dau-tu-du-an-tai-tieng-xin-trung-uong-220-ty-dong-post1686980.tpo
TPO - Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng
đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vừa xin
bổ sung nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2024 thêm 220 tỷ đồng.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát
triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban QLDA tỉnh Đắk Lắk) - chủ đầu tư Dự
án đầu tư xây dựng đường Hồ
Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột,
vừa có báo cáo về tình hình thực hiện dự án cho Bộ Giao thông vận tải (cấp quyết
định đầu tư).
Theo chủ đầu tư, tổng số vốn đã bố trí
cho dự án hơn 1.247 tỷ đồng (tổng vốn
1.841 tỷ đồng). Luỹ kế giá trị giải ngân đến ngày 23/9 đạt 96%.
Đối với vốn năm nay, dự án được bố trí hơn
145 tỷ đồng (bao gồm vốn giải phóng mặt bằng và xây lắp) và đến nay đã giải
ngân hết. Trong khi hiện nay còn lại 1 phương án đã phê duyệt
với số tiền gần 19 tỷ đồng nhưng không có nguồn
kinh phí để giải ngân, chỉ trả tiền bồi thường hỗ trợ.
Chủ đầu tư lo lắng trong thời gian tới nếu
không kịp thời chi trả sẽ phát sinh thêm kinh phí do việc chậm chi trả tiền bồi
thường hỗ trợ được quy định tại Luật Đất đai 2024. Đặc biệt việc chậm chi trả sẽ
tạo dư luận không tốt, gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Vốn xây lắp năm nay với hơn 20 tỷ đồng cũng
đã giải ngân 100%. Một số đơn vị đã thi công với giá trị thực hiện lớn nhưng
không có nguồn kinh phí để nghiệm thu thanh toán.
Để đảm bảo tiến độ dự án, chủ đầu tư đề nghị
Bộ Giao thông vận tải sớm xem xét, chấp thuận điều chỉnh bổ sung nguồn vốn
(tăng 220 tỷ đồng) ngân sách trung ương năm 2024.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn
tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột là công trình trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk.
Dự án có chiều dài tuyến 39,606km đi qua địa bàn các huyện Cư M’gar, Cư Kuin,
Krông Pắc và thành phố Buôn Ma Thuột.
Dự án được khởi công từ năm 2021, dự kiến
hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023. Tuy nhiên dự án bị chậm tiến độ, đội
vốn, phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và kéo dài thời gian thực hiện.
Ban đầu, tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.500
tỷ đồng. Sau đó phát sinh nhiều chi phí đền bù làm tăng thêm hơn 330 tỷ đồng,
nên hiện đã được điều chỉnh lên 1.841,095 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Thời
gian thực hiện cũng được kéo dài đến 2025.
Thời gian qua, chủ đầu tư đã điều chuyển khối
lượng hợp đồng 4 nhà thầu (2 nhà thầu phụ, 2 nhà thầu chính) cho các nhà thầu
khác nằm trong liên danh gói thầu.
Liên quan đến dự án này, báo Tiền
Phong đã có nhiều bài phản ánh bất cập. Quá trình phản ánh khai thác đất
trái phép, PV Tiền Phong phát hiện đường đi của đất nhằm phục
vụ cho dự án nghìn tỷ này và bị các đối tượng đe dọa, đòi giết cả gia đình…
Cũng liên quan đến dự án trên, ngày 8/4, Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an đã đề
nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ, tài liệu liên
quan đến gói thầu số 3 thuộc dự án. Việc lấy hồ sơ của cơ quan Cảnh sát điều
tra nhằm phục vụ công tác điều tra liên quan Cty CP Tập đoàn Thuận An và các
đơn vị, tổ chức có liên quan.
Ngày 17/10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm
giam ông Hoàng Đình Chương - Giám đốc Cty TNHH An Nguyên và Lê Đình Hải - Giám
đốc Cty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn - để điều tra tội đưa hối lộ.
HAI CỰU CÁN BỘ 'BẢO KÊ' CHO BÀ TRÙM ĐƯỜNG
DÂY MA TÚY
Hoàng An
https://tienphong.vn/hai-cuu-can-bo-bao-ke-cho-ba-trum-duong-day-ma-tuy-post1686566.tpo
TPO - Trong đường dây ma túy của bà
trùm Hương 'Mẩu', cơ quan tố tụng cáo buộc hai cán bộ thuộc lực lượng vũ trang
đã tham gia khâu vận chuyển cất giấu, 'bảo kê' cho đồng phạm bán ma túy ra thị
trường.
Nguồn ma túy từ Lào về
Ngày 29/10, được biết Viện KSND Tối cao vừa
ban hành cáo trạng truy tố 12 bị
can trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt
Nam.
Trong đó, bị can Nguyễn Thị Kim Hương (còn gọi
Hương "Mẩu") cùng Nguyễn Thế Thành (32 tuổi, ở Thừa Thiên Huế) và 7
người bị truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 4 điều 251 Bộ
luật Hình sự.
Cùng vụ án, Viện kiểm sát còn truy tố Nguyễn
Văn Hưng, cựu cán bộ Công an phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội và Hà
Minh Đức, cựu cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận
Long Biên.
Cáo trạng xác định, đường dây ma túy trên đi
vào hoạt động từ tháng 4/2019. Ma túy được Nguyễn Thế Thành chuyển từ Lào về Việt
Nam và Hương "Mẩu" là đầu mối bán lẻ trong nước. Đối tượng cung cấp
ma túy được xác định là Hạ Bá Vừ (mang quốc tịch Lào).
Khi ma túy tới cửa khẩu, người của Thành sẽ
chuyển về một căn hộ chung cư ở đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cất giấu
vào máy hút bụi, hộp gỗ, đợi đi tiêu thụ.
Cá nhân Thành bị nhận xét có vai trò chính,
chủ mưu, cầm đầu thực hiện mua bán 136,8kg ma túy trong nhiều lần, thu lợi bất
chính 5 tỷ đồng; Hương mua bán 134kg ma túy, thu lợi 4 tỷ đồng, thị trường tiêu
thụ của Hương chủ yếu ở Hà Nội, tỉnh lân cận Bắc Ninh…
Bao che, giúp vận chuyển ma túy đi cất
giấu
Đối với cựu cán bộ Công an phường Đức Giang - Nguyễn Văn Hưng,
Viện kiểm sát xác định, bị can này đã giúp sức, bao che cho Hương cùng đồng phạm
thực hiện hành vi mua bán trái phép hơn 37kg ma túy.
Theo cáo trạng,
trong thời gian dài, bị can Hưng đã nhiều lần nhận tiền từ Hương để không báo
cáo cấp trên, không lập kế hoạch đấu tranh đối với tội phạm.
Thậm chí, Hưng trực tiếp giúp Hương vận chuyển
ma túy đi cất giấu nhằm qua mặt lực lượng chức năng; và còn cho Hương để nhờ ma
túy tại căn nhà phía sau nhà Hưng.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, từ 2019, đàn em của Hương
“Mẩu” phải
đi cai nghiện bắt buộc. Hưng được lãnh đạo công an phường giao thực hiện việc
này, song Hưng đưa "con nghiện" đi ăn uống cùng Hương để nói chuyện
trước khi đến cơ sở cai nghiện. Kết thúc đợt cai nghiện, Hưng lại đón người này
về chỗ Hương, tiếp tục tham gia mua bán ma túy.
Trong vụ án, Hưng nhận 740 triệu đồng (số này
có khoản 100 triệu đồng của Hương với hứa hẹn giúp một người trong đường dây hưởng
án treo; nhận 50 triệu đồng để giúp Hương hỏi thông tin về một vụ án. Tuy
nhiên, 150 triệu nêu trên bị can tiêu hết mà không lo được việc, Hương không
đòi lại mà coi đây là tiền chi cho Hưng đã bảo kê, giúp sức cho việc mua bán ma
túy).
Với cựu cán bộ Công an quận Long Biên - Hà Minh Đức,
đã lợi dụng vị trí công tác, đứng ra nhận tiền "bảo kê" cho các bị
can trong đường dây.
Có lần, Hương “Mẩu” dẫn Đức đến gặp đồng bọn
và giới thiệu đây là cán bộ đội ma túy Công an quận Long Biên cho anh em biết mặt
nhau.
Tháng 9/2019, Đức được Hương báo có người
trong nhóm bị Công an quận Long Biên bắt khi đang đi giao ma túy. Đức trấn an
Hương, đồng thời, hướng dẫn phải "dọn dẹp sạch" ma túy ở các nơi cất
giấu.
Viện KSND Tối cao cho rằng, không chỉ “móc nối”
với Hương, Đức còn nhiều lần trực tiếp vào Huế để bàn cách mua bán chất cấm với
Thành. Nhiều chuyến hàng thành công có sự trợ giúp của Đức.
Cũng trong năm 2019, Thành có khách mua ma
túy bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt. Được Hương nhờ "giải quyết",
Đức yêu cầu đưa 400 triệu đồng để vào Huế lo việc nhưng khi cầm tiền cựu cán bộ
không đưa cho ai.
Hương và Thành biết Đức không lo việc nhưng
không đòi 400 triệu và xem đây là tiền Đức “bảo kê” cho việc buôn ma túy.
Cơ quan công tố đánh giá vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, hoạt động xuyên quốc gia, có mạng lưới phân phối tinh vi, có tổ
chức cao với các đường dây trải rộng khắp nhiều tỉnh, thành.
KHÁM XÉT TRỤ SỞ, VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI HÙNG ĐẠT
Không chỉ khám xét tại Thừa Thiên Huế,
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh
sát Cơ động tổ chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở Bình Định, TP.HCM.
Tối 30/10, một nguồn tin riêng của PV Báo
CAND cho biết cùng ngày, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng
kinh tế buôn lậu Bộ Công an đồng loạt khám xét trụ sở chính của Công ty CP Vận
tải Hùng Đạt tại phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) và văn phòng của
Công ty đóng tại số 79 Hoàng Diệu (phường Tây Lộc, TP Huế).
Quá trình khám xét có sự tham gia của các cán
bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an. Phía bên ngoài các điểm
khám xét, lực lượng chức năng tham gia bảo vệ hiện trường. Sau thời gian khám
xét, nhiều thùng tài liệu được thu giữ, niêm phong và đưa lên các xe công vụ để
đưa về cơ quan điều tra.
Theo nguồn tin cho biết, không chỉ khám xét tại
tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng ngày Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng
kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Bộ Công an cũng đã tổ
chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở tỉnh Bình Định, TP.HCM
Trong đó, có khám xét nhà của Nguyễn Hữu Lộc
(SN 1981, trú tại tỉnh Bình Định) tại số 62 Võ Thị Yến (sau lưng FLC Quy Nhơn).
Ông Lộc là Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản Thành An và nổi tiếng với việc kinh
doanh titan với doanh thu lên đến nhiều tỷ đồng một năm.
Được biết, việc khám xét tại trụ sở chính,
văn phòng của Công ty CP Vận tải Hùng Đạt có liên quan đến một vụ buôn lậu. Được
biết, Công ty CP Vận tải Hùng Đạt chuyên ngành kinh doanh vận tải. Công ty này
hiện đang sở hữu hàng trăm xe tải vận chuyển các mặt hàng như: than, clinke,
khoáng sản, đất, cát…
NGỤY TRANG 9,3 KG KETAMIN TRONG 16 KIỆN
SỮA TỪ CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM
Nguyễn Văn Ba bị Phòng CSĐT tội phạm về
ma túy Công an Nghệ An chủ trì, phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công
an Hà Nội, Cục Hải quan Hà Nội và Công an huyện Quỳnh Lưu bắt quả tang, thu giữ
9,3 kg ketamin.
Qua công tác nắm tình hình, ngày 25/10, Phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội, Cục Hải quan TP
Hà Nội và Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) xác định Nguyễn Văn Ba (SN 1993,
trú tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là đối tượng nhận hàng
ký gửi của 16 kiện hàng sữa nghi chứa ma túy tổng hợp được gửi từ châu Âu về TP
Hà Nội qua sân bay quốc tế Nội Bài và chuyển tiếp về huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An.
Thu thập các tài liệu, chứng cứ có được, dưới
sự chỉ đạo của Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, vào khoảng 13h ngày 25/10, Phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan bắt quả tang Nguyễn Văn Ba, khi đối tượng vừa nhận
“hàng”, để trên xe ba gác chuẩn bị di chuyển khỏi phòng vé của một Công ty vận
tải tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Quá trình bắt giữ, Nguyễn Văn Ba chống trả
quyết liệt, định quay đầu xe bỏ chạy, nhưng với tinh thần kiên quyết đấu tranh
với tội phạm đến cùng, lực lượng Công an đã khống chế, bắt giữ thành công đối
tượng. Tiến hành kiểm tra người và phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện
9,3 kg ketamin ngụy trang trong 16 kiện hàng sữa. Khám xét khẩn cấp nơi ở, cơ
quan chức năng thu giữ thêm 600 viên ma túy tổng hợp.
Thời điểm bị bắt và tại Cơ quan điều tra,
Nguyễn Văn Ba khai báo gian dối nhằm chối tội và có hành vi muốn tự sát. Tuy
nhiên, trước những chứng cứ thuyết phục, đối tượng phải cúi đầu khai nhận hành
vi phạm tội của mình.
Theo đó, số ma túy trên của một người Việt
Nam, sống ở châu Âu gửi về cho Nguyễn Văn Ba để tiêu thụ. Được biết, Nguyễn Văn
Ba từng có 1 tiền án về tội “vi phạm các quy định về động vật hoang dã”.
BẮT GIAM ĐỐI TƯỢNG TÀNG TRỮ ĐẠN
https://lifestyle.znews.vn/bat-giam-doi-tuong-tang-tru-dan-post1505331.html
Cơ quan ANĐT Công an Bình Phước khởi tố
bị can, bắt tạm giam đối với Hồ Thiên Trung (SN 2002, ngụ tại ấp An Hòa, Tân Tiến,
Đồng Phú) để điều tra về hành vi "Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng".
Trước đó, từ tin báo của người dân, Công an
xã Tân Tiến đã kiểm tra hành chính nơi ở của Hồ Thiên Trung, phát hiện 101 vỏ đạn
bằng kim loại và 10 viên đạn chưa qua sử dụng, một bộ dụng cụ sử dụng trái phép
chất ma túy.
Công an xã Tân Tiến đã lập biên bản và bàn
giao đối tượng cùng toàn bộ tang vật liên quan cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Đồng
Phú thụ lý theo thẩm quyền.
Sau khi tiếp nhận vụ việc, Cơ quan CSĐT Công
an huyện Đồng Phú đã trưng cầu giám định đối với 10 viên đạn chưa qua sử dụng,
qua đó xác định trong 10 viên có 7 viên đạn là vũ khí quân dụng.
Căn cứ kết quả điều tra vụ án, Cơ quan An
ninh điều tra Công an tỉnh Bình Phước có đủ căn cứ xác định bị can Hồ Thiên
Trung có hành vi “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”. Hiện vụ việc được cơ
quan Công an điều tra, xử lý theo quy định.
TRƯỜNG MUA THỰC PHẨM VỚI GIÁ 'TRÊN TRỜI'
Minh Giảng
https://tuoitre.vn/truong-mua-thuc-pham-voi-gia-tren-troi-20241030224215725.htm
Kết quả giám sát của phụ huynh tại Trường
mầm non 14 (quận Tân Bình, TP.HCM) cho thấy tất cả các loại thực phẩm nhà trường
mua đều cao hơn giá siêu thị 3-4 lần.
Ngày 24-10, Trường mầm non 14, quận Tân Bình
có 358 học sinh ăn trưa và xế. Bảng kê thực phẩm bữa trưa và xế ngày hôm đó
cho thấy trường sử dụng tổng cộng 27 loại gia vị, rau củ, thực phẩm.
Đáng chú ý là trường sử dụng muối và đường rất
nhiều.
Giá cao gấp 3-4 lần
Thông tin từ phiếu chợ ngày 24-10, trường mua
8kg cá điêu hồng, 9kg thịt nạc dăm, 1,5kg thịt bò. Bữa xế trường cho học sinh
ăn cháo lươn nhưng trường chỉ mua 2,5kg lươn.
Đáng chú ý, giá thực phẩm mà
trường mua có giá cao hơn rất nhiều so với siêu thị. Phụ huynh so sánh giá trường
mua và giá bán lẻ của siêu thị Co.opmart cho thấy giá trường mua cao hơn nhiều
lần (xem bảng).
Không chỉ các loại thực phẩm qua chế biến,
ngay cả các loại thực phẩm khô, đóng gói, công ty mua đi bán lại như đường, muối,
dầu ăn, các loại rau cũng có giá cao hơn siêu thị rất nhiều.
Trao đổi với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Phương
Thảo, hiệu trưởng Trường mầm non 14, cho biết thực phẩm của trường hiện do hai
công ty cung cấp, gồm Công ty THNN thực phẩm sạch Trí Đức cung cấp nguyên liệu
nấu bữa sáng, Công ty TNHH rau củ thực phẩm Phú Hưng cung cấp nguyên liệu nấu
buổi trưa.
Nói về lý do chọn hai công ty này, ban giám hiệu trường cho
biết đầu năm học có nhiều công ty đến giới thiệu cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên
trường họp và nhận thấy hai công ty này có pháp lý, giá cả ổn nhất trong các
công ty nên trường quyết định chọn.
Lý giải về việc mua thực phẩm giá cao, bà Thảo
cho biết trường cũng nhận thấy giá cao nhưng có nhiều quy định về pháp lý, nhân
sự mà trường rất khó để làm khác.
Theo bà Thảo, các công ty cung cấp thực phẩm
phải nằm trong chuỗi công ty đảm bảo an toàn thực
phẩm. Trường cũng đã từng hỏi một siêu thị cũng nằm trong danh sách này nhưng họ
không xuất hóa đơn đỏ, không ký hợp đồng, mua ngày nào thanh toán ngày đó.
"Thực phẩm ngoài chợ rẻ nhưng trường
không thể mua vì vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ. Trường cũng không
đủ người để làm việc này.
Trường chấp nhận mua hàng các công ty này vì
đảm bảo pháp lý về an toàn thực phẩm, thực phẩm tươi sống được sơ chế giúp nhân
viên nhà bếp kịp chuẩn bị bữa ăn cho học sinh. Các loại cá được phi lê, tính tiền
dựa trên khối lượng đã loại bỏ xương.
Ngoài ra các công ty này ký hợp đồng và cho
thanh toán sau nhiều tháng sử dụng sản phẩm chứ không phải thanh toán
ngay" - bà Thảo nói thêm.
Quá nhiều đường
Ngày 24-10, bếp ăn của trường dùng 8kg đường
cát trắng, 1kg muối i ốt, 3 lít nước nắm, 2 lít dầu cá, 1,5 lít dầu thực vật,
28kg gạo. Buổi trưa trường sử dụng 2kg sữa bột, buổi sáng 7kg sữa bột.
Như vậy tổng trọng lượng sữa bột trường cho học
sinh uống là 9kg, lượng đường và muối học sinh ăn trong ngày hôm đó cũng đến
9kg, chưa kể 3 lít nước mắm. Như vậy lượng muối và đường mà học sinh ăn hằng
ngày nhiều hơn cả sữa!
Điều đáng nói là lượng đường và muối mà Trường
mầm non 14 cho học sinh ăn hằng ngày cao hơn rất nhiều so với hướng dẫn của Bộ
GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM. Năm 2022, Bộ GD-ĐT phê duyệt hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường.
Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai hướng dẫn này cho các trường.
Hướng dẫn quy định thực đơn hạn chế sử dụng
đường và muối. Lượng đường không quá 15g/học sinh/ngày, muối không quá 3g/ngày
đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Với lượng đường và muối mắm trường này sử dụng
chế biến, trung bình phần lớn học sinh (trừ 11 học sinh suy dinh dưỡng và
trẻ ăn ít được uống sữa buổi trưa) uống 19,6g sữa/ngày trong khi ăn đến 22,3g
đường, 2,8g muối và 8,6ml nước mắm mỗi ngày.
Theo phiếu đi chợ của trường trong 5 ngày:
21, 22, 23, 24 và 28-10, chỉ có ngày 21-10 trường sử dụng 5kg đường, các ngày
còn lại lượng đường, muối, nước mắm và dầu ăn như nhau.
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA SỬA
29 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
Hà Đồng
Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa
Thanh Hóa đã tự ý sửa 29 kết quả giám định của 29 trường hợp làm thay đổi kết
quả giám định.
Ngày 30-10, nguồn tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh
Hóa cho biết thanh tra sở này vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Trung
tâm Giám định y khoa Thanh
Hóa, phát hiện nhiều tồn tại, vi phạm tại đây.
Theo kết luận của Thanh tra Sở Y tế, trong
hai năm 2022 và 2023, ông Nguyễn Văn Tài - giám đốc Trung tâm Giám định y khoa
Thanh Hóa, phó chủ tịch thường trực Hội đồng Giám định y khoa tỉnh - đã tự sửa
29 kết quả giám định của 29 trường hợp, làm thay đổi kết quả giám định để các
trường hợp này hưởng lợi 459 triệu đồng.
Cụ
thể, năm 2022 ông Tài sửa 9 trường hợp, năm 2023 sửa 20 trường hợp, trong đó có
24 trường hợp giám định về khuyết tật, 2 trường hợp giám định về tai nạn lao
động, 3 trường hợp theo yêu cầu.
Các trường hợp được sửa thường trú tại các
huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa…
Trong khi làm việc với đoàn thanh tra Sở Y tế,
ông Nguyễn Văn Tài thừa nhận đã tự chỉnh sửa, làm thay đổi nội dung khám và kết
quả giám định trong các biên bản giám định y khoa gửi đi cho 29 đối tượng so với
biên bản giám định y khoa đang lưu trong hồ sơ giám định.
Những trường hợp được sửa làm thay đổi kết quả
giám định từ mức độ khuyết tật nhẹ thành nặng, từ mức độ khuyết tật nặng thành
khuyết tật đặc biệt nặng và sửa làm thay đổi tỉ lệ tổn thương cơ thể cao hơn so
với kết quả giám định thực tế.
Mục đích của việc chỉnh sửa, làm sai lệch tỉ
lệ khuyết tật, tổn thương cơ thể cho người được giám định là để giúp cho người
được giám định hưởng lợi từ các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Tính sơ bộ ban đầu, tổng số tiền các đối tượng
đã hưởng lợi từ việc sửa kết quả giám định y khoa là 459 triệu đồng (tính đến
30-9-2024).
No comments:
Post a Comment