Thursday, September 19, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 09 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Đại hội Văn Bút Quốc tế 2024 sẽ dành ghế trống để vinh danh Phạm Đoan Trang

Bài học từ Biển Đỏ, Biển Đen giúp Hải quân Mỹ chuẩn bị cho xung đột tiềm tàng với Trung Quốc

Mạng xã hội lan truyền tin vịt về việc phát hiện chất nổ gần cuộc tập họp của ông Trump

Fed của Mỹ giảm lãi suất đáng kể, nói rằng họ thấy yên tâm hơn về lạm phát

Nữ đại gia Trương Mỹ Lan, đã nhận án tử hình, giờ đây bị xét xử về các tội danh mới

TBT CTN Tô Lâm: Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ‘lựa chọn chiến lược’

Ông Tô Lâm sẽ gặp đại diện Google, Meta tại Hoa Kỳ vào tuần tới

Reuters: Mỹ tìm cách lái kế hoạch cáp quang biển của Việt Nam rời xa khỏi Trung Quốc

Mạng xã hội lan truyền tin vịt về việc phát hiện chất nổ gần cuộc tập họp của ông Trump

Ông Trump tái tục vận động tranh cử sau vụ mưu sát thứ nhì

Hạ viện Mỹ gắn tài trợ chính phủ với dự luật bỏ phiếu khi thời hạn đóng cửa chính phủ đến gần

Nhật Bản nói tàu sân bay Trung Quốc lần đầu tiên vào vùng biển tiếp giáp của mình

Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn lần thứ hai trong một tuần

Mỹ điều tra sự gia tăng đột biến lượng uranium nhập từ Trung Quốc để ngăn chặn Nga lách lệnh cấm

Nga chiếm Ukrainsk ở đông Ukraine, theo RIA của Nga và các blogger thân Moscow

 

RFA

Một năm sau vụ thi hành án Lê Văn Mạnh: Việt Nam tiếp tục kết án tử hình nhiều người

Mỹ giục Việt Nam không dùng cáp Internet dưới biển của Trung Quốc trong dự án mới

Chính phủ ra nghị quyết về bão Yagi, Bộ Công an vô hiệu hóa các hội nhóm lợi dụng cứu trợ để tập hợp lực lượng

Việt Nam huy động quân đội chuẩn bị ứng phó với bão số 4 sắp đổ vào miền Trung

Tổng bí thư Tô Lâm sẽ gặp Google và Meta trong chuyến thăm Mỹ vào tuần tới

Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục chuyển đổi năng lượng sạch, một số nhà hoạt động nói "không khả thi"

Bão Yagi gây lũ bất thường, người dân thiếu áo phao khi lên thuyền cứu hộ

Cách “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” trợ giúp dân sau bão Yagi và bài học từ  Hội Chữ Thập Đỏ Canada

Công ty Scatec của Na Uy rút khỏi dự án điện gió ở Việt Nam

Cá tra Việt Nam thoát vụ kiện bán phá giá tại Mỹ

Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với cơn bão mới ngay sau bão Yagi

Tám người chết khi cố vượt biển vào Anh trên con tàu có người Việt Nam

Freedom House nói bản án 5 năm tù đối với ông Phan Vân Bách là "không công bằng"

Sau Starbucks, đến McDonald’s trả mặt bằng thuê ở TP HCM

Đắk Lắk khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”

Người dân phản đối trạm thu phí BOT mới ở TP Thủ Đức

Toà bác kháng cáo của luật sư bị cáo buộc vi phạm Điều 331 trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng

Tuyên bố chung Hoa Kỳ - EU về Đài Loan: Hà Nội không nên bỏ qua

Lâm Đồng: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện bị bắt vì sai phạm đất đai

 

BBC

Bộ đàm Hezbollah phát nổ: Điều gì đã xảy ra và sắp tới sẽ như thế nào?

Ai thực sự sản xuất máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon?

Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

Gold Apollo: đột nhập công ty sản xuất máy nhắn tin của Đài Loan sau vụ nổ tại Lebanon

Hội nghị Trung ương 10: có gì đáng chú ý về nhân sự?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’

Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?

Vụ nổ máy nhắn tin: Hezbollah lên án Israel và tuyên bố 'đáp trả thích đáng'

Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?

Vũ khí chống hạm của Mỹ chống lại Trung Quốc: chết chóc, dồi dào, cơ động

Ryan Routh: Nghi phạm ám sát ông Trump là người như thế nào?

Putin ra lệnh tăng quân chính quy, đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc

Việt Nam

Sầu riêng Việt Nam làm tăng giá ly cà phê của bạn như thế nào?

Đối phó với Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả hơn?

Xét xử bà Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: nạn nhân trái phiếu đỏ mắt mong chờ

Vì sao Trung Quốc hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'

Việt Nam cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân

Mặt trận Tổ quốc công bố sao kê, có bất cập gì?

Các tổ chức quốc tế kêu gọi hủy bản án tù đối với blogger Nguyễn Vũ Bình

Tu viện Minh Đạo không được tiếp tục nuôi trẻ mồ côi và cơ nhỡ?

Công ty năng lượng tái tạo hàng đầu Enel sẽ rút khỏi Việt Nam

Vụ sập cầu Phong Châu: 'Cứ nghĩ là mình chết rồi'

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Đại tướng Phan Văn Giang: 'Hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết'

 

RFI

Mỹ duy trì tên lửa tầm trung ở Philippines bất chấp phản đối của Trung Quốc

Ukraina chặn phản công của Nga ở Kursk, tấn công kho vũ khí để tạo lợi thế đàm phán

Hàng loạt máy bộ đàm phát nổ tại Liban, 20 người chết, hơn 450 người bị thương

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Matera - từ “nỗi hổ thẹn của nước Ý” đến kinh đô văn hoá châu Âu

 New Delhi không ngăn đạn pháo Ấn Độ được chuyển sang Ukraina

Mỹ khẳng định phá vỡ một mạng lưới tin tặc hoạt động cho Trung Quốc

Liban : Tổng thư ký LHQ cảnh báo vật dụng dân sự không được phép biến thành vũ khí

Biển Đông: 65 tàu Trung Quốc hiện diện tại vùng bãi cạn Sa Bin, nơi có tranh chấp với Philippines

Liban: Iran tố cáo Israel là thủ phạm vụ kích nổ đồng loạt máy nhắn tin của Hezbollah

Đức kêu gọi Liên Âu và Trung Quốc thương lượng thuế ô tô điện, tránh chiến tranh thương mại

Ấn Độ-Thái Bình Dương : Chiến lược vũ khí chống hạm "nhiều và rẻ" của Mỹ để đối phó với Trung Quốc

Tăng quân số Nga : Tổng thống Vladimir Putin tính lấy người từ đâu ?

Drone Ukraina tấn công một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, giáp thủ đô Nga

Đa số chính giới Pháp chỉ trích Văn Phòng Quốc Hội bật đèn xanh xem xét thủ tục phế truất tổng thống

Nhập cư: Thủ tướng Anh muốn noi gương “mô hình” của Ý

Bầu cử tổng thống Mỹ : Trump tiếp tục vận động tranh cử hai ngày sau khi bị ám sát hụt

Bắc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn

Palestine đệ trình Liên Hiệp Quốc dự thảo nghị quyết đòi Israel phải rút khỏi các vùng chiếm đóng

 

(AFP) - Tàu sân bay Liêu Ninh và hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Trung Quốc đến gần hai đảo của Nhật Bản. Chính quyền Tokyo hôm nay 18/09/2024 lên án hành vi khiêu thích về chủ quyền lãnh thổ « hoàn toàn không thể chấp nhận được », bởi vì các tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên đi vào vùng biển giữa (các đảo) Yonaguni và Iriomote, là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản. Chính quyền Tokyo cho biết đã trao đổi về những lo ngại này với Bắc Kinh qua các kênh ngoại giao, nhưng Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng là không thấy có điều gì đáng trách trong chuyện này.

(AFP) - Quốc tế giúp Moldova chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga. Hôm qua, 17/09/2024, theo chính quyền Moldova, tổng cộng 80 triệu euro tiền tài trợ và 305 triệu euro tiền cho vay đã được công bố tại hội nghị quốc tế hỗ trợ Moldova lần thứ năm, tổ chức tại Chisinau, thủ đô Moldova, quốc gia Liên Xô cũ đang trên tuyến đầu chống « can thiệp Nga ». Theo ngoại trưởng Pháp, mục tiêu của các tài trợ là giúp nước này « hoàn tất việc tích hợp các hệ thống năng lượng của mình với mạng lưới châu Âu, một bước tiến quan trọng để chấm dứt nguy cơ bị Nga bắt chẹt về năng lượng ».

(AFP) - Unicef : Khoảng 6 triệu trẻ em Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hôm nay, 18/09/2024, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cảnh báo cơn bão Yagi và những hậu quả chết người của bão đã ảnh hưởng đến gần 6 triệu trẻ em ở khắp Đông Nam Á, đồng thời Unicef lo ngại tác động sẽ càng lớn đối với cộng đồng vốn đã dễ bị tổn thương. Bà June Kunugi giám đốc khu vực Nam Á và Thái Bình Dương của Unicef cho biết trước mắt cần phải « ưu tiên là khôi phục các dịch vụ thiết yếu mà trẻ em và gia đình phụ thuộc vào, bao gồm nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ». Bão Yagi là trận bão mạnh nhất từ nhiều thập niên qua kéo theo mưa lũ, lở đất đã làm hơn 500 người chết tại Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan và Lào. Unicef thống kê được hơn 850 trường học và 550 trung tâm y tế, chủ yếu ở Việt Nam bị hư hại.

(AFP) - Trung Quốc trừng phạt Mỹ vì bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh hôm nay, 18/09/2024, thông báo trừng phạt 9 công ty quốc phòng Mỹ, để trả đũa việc Washington tuần này thông qua thương vụ bán trang thiết bị quân sự cho Đài Loan. Trung Quốc luôn coi đảo Đài Loan là một trong những tỉnh ly khai của mình. Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động nào được coi là làm suy yếu các yêu sách của họ đối với hòn đảo hoặc có khả năng mang lại tính hợp pháp về ngoại giao hoặc quân sự cho lãnh thổ hòn đảo. Lin Jian, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Tư rằng việc bán vũ khí của Mỹ cấu thành « sự vi phạm nghiêm trọng » các cam kết của Washington với Bắc Kinh.

(AFP) - Na Uy có nhiều xe ô tô điện hơn xe dùng xăng dầu. Na Uy là nước đầu tiên trên thế giới đạt thành tích này và đang tiến đến mục tiêu nước đầu tiên trên thế giới có số xe ô tô điện chiếm đa số tổng lượng xe lưu thông. Tuy sản xuất nhiều dầu và khí đốt tự nhiên, nhưng Na Uy đề ra mục tiêu đến năm 2025, các xe mới bán ra trên thị trường đều có chỉ số Zero phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, chủ yếu là xe chạy bằng điện. 

(AFP) - Các tập đoàn dầu khí khổng lồ đã tài trợ 5,6 tỉ đô la cho thể thao thế giới. Theo nghiên cứu tổ chức New Weather Institute công bố hôm nay 18/09/2024, số tiền nói trên liên quan đến 205 thỏa thuận tài trợ, đa phần là các công ty của các nước dầu lửa ở Trung Cận Đông. Theo nghiên cứu có tên gọi « Tiền bẩn : tài trợ của các công ty chất đốt hóa thạch gây ô nhiễm thể thao như thế nào », bóng đá, đua xe có động cơ, bóng bầu dục và chơi gôn là những môn thể thao được tài trợ nhiều nhất.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ NĂM 19.09.2024

1/ TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM SẼ SANG MỸ VÀO TUẦN TỚI

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ gặp gỡ các đại diện của tập đoàn Google và Meta nhân chuyến đến Mỹ để dự Đại hội đồng LHQ tại New York từ ngày 22 đến 23/9. Ông Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp này với tư cách là chủ tịch nước Việt Nam.

Các nguồn tin giấu tên cho biết các cuộc gặp sắp tới của ông Tô Lâm với đại diện các tập đoàn Google và Meta, cùng với một số công ty khác vào ngày 23/9. Tuy nhiên, hai tập đoàn này chưa đưa ra lời bình luận nào về vụ gặp gỡ này.

Chuyến đi của ông Tô Lâm đến Mỹ dù chưa được thông báo chính thức nhưng theo thông tấn xã Reuters, các giới chức VN cho biết ông Lâm sẽ bay đến Mỹ vào thứ bảy tuần này và sau đó sẽ đến Cuba. Đại học Columbia đã thông báo về vụ ông Lâm đến New York vào ngày 23/9.

Hiện không rõ ông Lâm có gặp Tổng thống Joe Biden trong lần đến Mỹ này hay không. Phát ngôn nhân tòa Bạch Ốc từ chối bình luận về ông Tô Lâm nhưng cho biết tổng thống Mỹ sẽ gặp lãnh đạo nhiều quốc gia đến Mỹ lần này.

Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ đã kêu gọi tổ chức cuộc biểu tình phản đối ông Tô Lâm tại New York trong hai ngày 22 và 23/9 tới.

RFA

2/ CÔNG TY SCATER CỦA NA UY RÚT LUI KHỎI DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ Ở VN

Công ty Scatec của Na Uy vừa quyết định bán toàn bộ cổ phần và rút khỏi dự án điện gió Đầm Nại tại tỉnh Ninh Thuận, theo thông báo đưa ra vào ngày 13/9.

Theo thông báo nói trên, công ty Scatec đã bán toàn bộ cổ phần của mình ở trang trại gió Đầm Nại cho một công ty năng lượng của Thụy Sĩ, với tổng số tiền là 40 triệu Mỹ kim. Scatec sẽ nhận trước 27 triệu Mỹ kim để chuyển nhượng 100% cổ phần, và sẽ nhận thêm 13 triệu Mỹ kim nữa khi một số điều kiện nhất định được hoàn tất trước tháng 5 năm 2026.

Giám đốc Scatec là ông Terje Pilskog được dẫn lời trong thông báo cho biết hãng ông quyết định rời Việt Nam sau khi đã vận hành trang trại điện gió Đầm Nại kể từ khi mua lại dự án này vào năm 2021. Giao dịch mua bán này dự định sẽ hoàn tất vào năm 2025, phụ thuộc vào các phê duyệt theo quy định.

Đầm Nại là dự án điện gió thuộc sở hữu nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 ngàn tỷ đồng VN, đi vào hoạt động từ năm 2018, gồm 15 turbine cho tổng công suất hơn 39MW.

Một số các công ty điện gió nước ngoài vừa qua cũng quyết định bỏ đầu tư và rời khỏi Việt Nam bao gồm Ostend của Đan Mạch, Equinor của Na Uy và Enel của Ý. Lý do thường được đưa ra là những khó khăn trong quy định của pháp luật tại Việt Nam trong lãnh vực này.

RFA

3/ HƠN 60 CHIẾN HẠM CỦA TRUNG CỘNG CÓ MẶT TẠI BÃI SA BIN

Bạo quyền Trung Cộng đã rút khoảng một phần tư số tàu ra khỏi các khu vực tranh chấp với Philippines tại Biển Đông, nhưng vẫn duy trì hơn 60 chiếc ở khu vực bãi Sa Bin, điểm đối đầu căng thẳng nhất hiện nay.

Trả lời báo chí vào hôm 17/9, phát ngôn nhân của hải quân Philippines, chuẩn đô đốc Roy Vincent Trinidad, cho biết Trung Cộng duy trì tổng cộng 65 tàu tại khu vực bãi Sa Bin.

Theo số liệu của hải quân Philippines, số tàu chiến của Trung Cộng tại các khu vực tranh chấp với Philippines ở Biển Đông, như đảo Thị Tứ, bãi cạn Scarbourgough, bãi  Cỏ Mây, trong tuần qua là 157 chiếc, giảm khoảng một phần tư so với mức cao kỷ lục 207 chiếc trong tuần lễ trước đó. 

Mặc dù số tàu thuyền Trung Cộng, bao gồm tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu ngư quân, đã giảm sút nhưng số lượng tàu hải cảnh ngược lại tăng từ 18 lên 26 và tập trung tại ba khu vực là bãi Sa Bin với 9 tàu, bãi Cỏ Mây 10 tàu và bãi cạn Scarbourgough với 6 tàu.

Về bãi Sa Bin, phát ngôn nhân hải quân Philippines nhấn mạnh là bất chấp lực lượng đông đảo, phía Trung Cộng chưa thể kiểm soát được khu vực này. Các lực lượng Philippines vẫn đang tiếp tục thực thi nhiệm vụ là ngăn chặn “sự hiện diện bất hợp pháp” của Trung Cộng.

Chuẩn đô đốc Trinidad nhấn mạnh là Manila “đã chuẩn bị và có các kế hoạch dự phòng” nếu Trung Cộng có hành động lấn lướt nhằm kiểm soát Bãi Sa Bin, như đã xảy ra với bãi cạn Scarbourgough vào năm 2012.

Trong khi đó vào hôm 17/9, Philippines có thể chấp nhận đề nghị của Mỹ về việc yêu cầu lực lượng Mỹ hộ tống các đoàn tiếp tế cho các tàu thuyền ở những khu vực tiền đồn tại Biển Đông.

RFI

4/ IRAN TỐ CÁO DO THÁI CHO NỔ HÀNG LOẠT MÁY NHẮN TIN CỦA HEZBOLLAH

Vào khoảng 3 giờ rưởi chiều ngày 17/9, tại Lebanon, các máy nhắn tin được Hezbollah xử dụng trên khắp cả nước đã đồng loạt phát nổ, làm ít nhất 9 người chết và gần 3 ngàn người bị thương.

Phe Hezbollah ở Lebanon đã cùng đồng minh Iran lên tiếng tố cáo Do Thái là thủ phạm vụ này. Vào sáng 18/9, bộ ngoại giao Iran ra thông cáo lên án Do Thái đứng sau vụ kích nổ hàng loạt các máy nhắn tin của Hezbollah, được nhập từ Đài Loan và coi đó là hành động khủng bố.

Mặc dù người xử dụng chủ yếu là các thành viên của Hezbollah, vụ các máy nhắn tin phát nổ đồng loạt trên khắp cả nước là sự kiện chưa từng có, gây hoảng loạn trong dân chúng tại Lebanon.

Phe Hezbollah đã tố cáo đích danh Do Thái đứng sau vụ tấn công chưa từng có này và hứa sẽ đáp trả thích đáng. Quy mô của vụ này đã khiến chính phủ Lebanon cho các trường học đóng cửa và một số cơ quan chính phủ cũng tạm ngưng hoạt động.

Các bệnh viện đã theo lời kêu gọi của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng bỗng nhiên cùng một lúc gần 3 ngàn người bị thương phải nhập viện. Đa số người là bị thương ở phần bụng, tay và mặt. Hai trăm người trong tình trạng nguy kịch và hàng chục người bị mất thị lực.

Trong khi đó, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Mỹ xác nhận Hoa Kỳ đang tập hợp thông tin về vụ này, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không can dự gì vào vụ này. 

Giới chức Mỹ và các nước khác khẳng định là Do Thái đã cài đặt một lượng thuốc nổ nhỏ vào các máy nhắn tin của  Hezbollah và sau đó kích nổ từ xa. Các nguồn tin ẩn danh trên cho biết, hơn 3 ngàn máy nhắn tin đã được Hezbollah đặt hàng với công ty Gold Apollo của Đài Loan. 

RFI

 

VNThoibao

 

VNTB – Tây Nguyên: Nước mắt và Máu (bài 6)

 

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Thế giới hôm nay: 19/09/2024

Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu

 

Báo Tiếng Dân

ChatGPT đọc bài về Cải Cách Ruộng Đất và nêu nhận xét17/09/2024

 

Thuy My

Hezbollah chịu đựng loạt nổ bộ đàm thứ hai : 20 chết, trên 450 bị thương

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

“Sự tồn tại, hạn chế của Đảng” còn nhiều và nghiêm trọng hơn so với những gì TBT Tô Lâm đã vạch ra 19/09/2024

Để không lạc lối trong rừng keo(*) 19/09/2024

Gói quân sự cho kế hoạch chiến thắng của chúng ta với nội dung tuyệt vời, mạnh mẽ đã được chuẩn bị – Phát biểu của Tổng thống Zelenskyi ngày 17/9/2024 19/09/2024

Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vin group và kinh tế Việt Nam 18/09/2024

Góp ý với Mặt trận Tổ quốc 18/09/2024

Ngọc trong đá… 18/09/2024

Viết rất ngắn về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 16/9/2024 18/09/2024

Xin hãy cứu lấy căn biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh 17/09/2024

V. Putin hành động vì cái gì? 17/09/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

SÁNG NAY, BÀ TRƯƠNG MỸ LAN VÀ ĐỒNG PHẠM HẦU TÒA VỤ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU KHỐNG

Tuyết Mai

https://tuoitre.vn/sang-nay-ba-truong-my-lan-va-dong-pham-hau-toa-vu-phat-hanh-trai-phieu-khong-20240918140754641.htm

Sáng 19-9, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (nguyên chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm.

Theo đó, các bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

34 bị cáo hầu tòa

Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.

Các bị cáo Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị cáo Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội rửa tiền.

Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập. Bà Lan nắm giữ 60% cổ phần và làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay.

Ngoài ra bà Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI). Qua đó bà Lan thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Vận chuyển 4,5 tỉ đô la qua biên giới

Cáo trạng xác định từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo ông Đinh Văn Thành - chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng SCB, Võ Tấn Hoàng Văn - tổng giám đốc Ngân hàng SCB, Nguyễn Phương Hồng - phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB... sử dụng bốn công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu "khống", tổng số lượng hơn 308 triệu trái phiếu, huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp).

Qua đó thu về tổng số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu, chiếm đoạt số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng của 35.824 bị hại.

Đối với hành vi rửa tiền, bà Lan và 8 đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỉ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu.

Về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, cáo trạng nêu bà Lan cùng đồng phạm đã vận chuyển trái phép số tiền hơn 4,5 tỉ USD. Dự kiến phiên tòa kéo dài đến ngày 19-10.

 

CỰU THỨ TRƯỞNG ĐỖ THẮNG HẢI NHẬN HỐI LỘ ĐỂ GIÚP GÌ CHO XUYÊN VIỆT OIL?

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/cuu-thu-truong-do-thang-hai-nhan-hoi-lo-de-giup-gi-cho-xuyen-viet-oil-20240918154757833.htm

Cựu thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cùng các bị can là cựu lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công Thương nhận hối lộ tổng số tiền 315.000 USD để 'tạo điều kiện' cấp phép kinh doanh xăng dầu cho Xuyên Việt Oil.

Trong cáo trạng vụ án Xuyên Việt Oil được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tống đạt ngày 18-9, cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị cáo buộc nhận hối lộ 50.000 USD. 

Nhóm bị can cấp dưới của ông Hải là cựu lãnh đạo cấp vụ bị cáo buộc nhận hối lộ tổng số tiền 315.000 USD.

Ông Đỗ Thắng Hải nhận túi quà 50.000 USD tại phòng làm việc

Theo cáo trạng, tháng 6-2021, giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp chuẩn bị hết hạn.

Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép, bà Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil, đã liên hệ với ông Đỗ Thắng Hải để "nhờ giúp đỡ".

Ông Hải đồng ý, giới thiệu bà Hạnh liên hệ với cấp dưới của mình là Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể.

Đồng thời, cựu thứ trưởng cũng gọi điện chỉ đạo ông Tuấn sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Xuyên Việt Oil.

Qua giới thiệu của ông Đỗ Thắng Hải, bà Hạnh liên lạc với Tuấn xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil. Tuấn sau đó báo cáo việc này cho vụ trưởng Trần Duy Đông, cả hai cùng thống nhất tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil.

Khi được nhóm cán bộ Bộ Công Thương đồng ý giúp, nữ giám đốc Xuyên Việt Oil đã chỉ đạo lái xe đưa 10.000 USD cho Nguyễn Văn Thắng (phó giám đốc chi nhánh Hà Nội Xuyên Việt Oil) gặp và gửi quà cho vụ phó Tuấn.

Tuy nhiên khi gặp nhau, Thắng chỉ đưa 5.000 USD cho Tuấn, giữ lại một nửa và đưa vào quỹ công ty chi nhánh Hà Nội.

Cơ quan truy tố cáo buộc, sau khi được giúp đỡ tạo điều kiện cấp lại giấy phép kinh doanh, nữ giám đốc của Xuyên Việt Oil đã đến Bộ Công Thương gặp cựu thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đưa túi quà đựng 50.000 USD "cảm ơn".

Cựu cán bộ Bộ Công Thương 'chia quà' hối lộ tại phòng làm việc

Theo cáo trạng, quá trình tiếp nhận hồ sơ, đầu tháng 7-2021, Hoàng Anh Tuấn ký thông báo gửi bà Mai Thị Hồng Hạnh về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Xuyên Việt Oil.

Lý do Tuấn đưa ra là hồ sơ chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.

Bà Hạnh liên lạc với Tuấn nhờ giúp đỡ và cựu vụ phó tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục cấp giấy phép.

Sau khi được hướng dẫn, bà Hạnh đã chỉ đạo cấp dưới tìm các đại lý bán lẻ xăng dầu để ký hợp đồng mua bán cổ phần nhằm hợp thức hóa điều kiện về số lượng đại lý.

Tháng 9-2021, bà Hạnh đã mua gom được 300.000 USD và tiếp tục giao Thắng mang đi hối lộ lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước.

Tuy nhiên, trên đường đến Bộ Công Thương, Thắng đã bỏ ra bớt 50.000 USD.

Khi gặp Hoàng Anh Tuấn, Thắng được đưa vào phòng làm việc của vụ trưởng Đông. 

Tại đây, Thắng nói "do dịch Covid-19 nên chị Hạnh không ra được Hà Nội, chị Hạnh có gửi quà cho các anh" và để túi đựng trên ghế sofa sát chỗ ngồi của vụ trưởng.

Sau khi Thắng ra về, Tuấn và Đông cùng chia số tiền 250.000 USD thành hai phần. Đông giữ lại 120.000 USD và đưa 130.000 USD cho Tuấn, cáo trạng nêu.

Ngoài ra, khi Tuấn dẫn đầu đoàn của Bộ Công Thương đến Xuyên Việt Oil thì được dẫn đi kiểm tra tượng trưng một cây xăng của doanh nghiệp này. Trên xe về, Thắng đưa 10.000 USD cho Tuấn, theo chỉ đạo của bà Hạnh.

Do đó, dù kiểm tra đầy đủ đúng quy trình nhưng vụ phó Tuấn vẫn ký biên bản xác nhận Xuyên Việt Oil đủ điều kiện cấp lại giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Ông Tuấn còn bị cáo buộc trong lần kiểm tra trên phát hiện Xuyên Việt Oil sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu không đúng quy định, nhưng do được Hạnh nhiều lần đưa hối lộ nên bỏ qua, không xem xét hay đề xuất xử lý, chấn chỉnh.

Kết quả điều tra xác định bà Hạnh hối lộ tổng cộng 365.000 USD cho lãnh đạo Bộ Công Thương và Vụ Thị trường trong nước.

Cựu vụ phó bán đồng hồ Patek Philippe được 23.000 USD

Theo cáo trạng, từ thời điểm năm 2016, bà Hạnh còn hối lộ ông Nguyễn Lộc An (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước) để được giúp đỡ cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu khi Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện.

Cụ thể, tháng 1-2016, bà Hạnh làm quen với ông An thông qua quan hệ xã hội. Trong một cuộc gặp tại TP.HCM, bà Hạnh đề nghị vụ phó giúp đỡ giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Xuyên Việt Oil, do còn thiếu một số điều kiện.

Ông An đồng ý với đề nghị trên và cho biết "chi phí phải chi theo mặt bằng chung 5 - 7 tỉ đồng". Đồng thời, bà Hạnh phải hợp thức hóa các điều kiện cấp phép còn thiếu và nộp hồ sơ đến Bộ Công Thương để ông xử lý. Tại lần gặp này, bà Hạnh "gửi quà" ông An 50 triệu đồng.

Tiếp sau đó, bà Hạnh gặp ông An và đưa 100 triệu đồng. Sau khi đưa tiền cho ông An và hợp thức hồ sơ để đủ điều kiện, bà Hạnh gửi đơn đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil.

Khi ông An dẫn đầu đoàn kiểm tra thực tế điều kiện để cấp giấy phép cho Xuyên Việt Oil, bà Hạnh còn 2 lần đưa tiền cho cựu vụ phó tổng 250 triệu đồng.

Sau khi Xuyên Việt Oil được cấp phép, khoảng tháng 7-2017 ông An vào TP.HCM công tác. Để cảm ơn vì được tạo điều kiện giúp xin giấy phép, bà Hạnh mời vụ phó đến nhà ăn tối với lý do "chúc mừng sinh nhật muộn". Quà bà Hạnh tặng ông An là một đồng hồ Patek Philippe.

Cựu vụ phó Nguyễn Lộc An khai bán đồng hồ Patek Philippe được 23.000 USD. Ông An bị cáo buộc 4 lần nhận hối lộ, tổng số tiền và tài sản là hơn 921 triệu đồng.

 

22 CỰU CÁN BỘ RA TÒA VÌ BAN HÀNH HƠN 1.100 QUYẾT ĐỊNH SAI LUẬT

Bùi Toàn

https://vnexpress.net/22-cuu-can-bo-ra-toa-vi-ban-hanh-hon-1-100-quyet-dinh-sai-luat-4794410.html

Phú Yên Hàng loạt cán bộ huyện Đông Hòa ban hành 1.156 quyết định chuyển đổi mục đích đất sai luật, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng, bị đưa ra xét xử

Ngày 18/9, ông Võ Ngọc Hòa, nguyên chủ tịch huyện Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên phó chủ tịch cùng 4 cựu công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường bị TAND Phú Yên xét xử về tội Vi phạm về quản lý đất đai, theo Điều 229 Bộ luật Hình sự.

17 bị cáo (gồm một số người đã phạm tội Vi phạm về quản lý đất đai) nguyên là lãnh đạo, công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; hai phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Trung, Văn phòng đăng ký đất đai và Sở Tài nguyên Môi trường Phú Yên bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, ông Lê Tấn Thảo; Lưu Bá Hạnh, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, tại huyện Đông Hòa (nay là thị xã), từ tháng 1/2018 đến 9/2019, ông Võ Ngọc Hòa và Lê Tấn Thảo, chủ tịch và phó chủ tịch huyện, cùng một số lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, chuyên viên, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Họ đã ký ban hành 1.119 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cây trồng hàng năm, lâu năm và đất trồng lúa sang đất ở trái quy định, với diện tích hơn 76.690 m2, giá trị gần 80 tỷ đồng.

Từ năm 2013 đến 2018, nhiều cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong chính quyền huyện Đông Hòa "vì động cơ vụ lợi cá nhân" đã làm trái công vụ được giao. Những người này đã hợp thức hóa hồ sơ, tham mưu UBND huyện Đông Hòa cấp 8 sổ hồng cho các hộ gia đình trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 33 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, ông Lê Tấn Thảo; Lưu Bá Hạnh, Phó chủ tịch huyện Đông Hòa, đã tin tưởng cấp dưới, thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao nên đã ký cấp 8 sổ hồng trên. Trong đó, bị cáo Hạnh ký hai giấy, gây thiệt hại hơn 230 triệu đồng.

Quá trình điều tra, tất cả bị cáo đều thành khẩn khai báo, bồi thường thiệt hại với tổng số tiền hơn 742 triệu đồng. Trong đó, ông Võ Ngọc Hòa bồi thường 200 triệu đồng, Lưu Bá Hạnh 60 triệu đồng, Lê Tấn Thảo 40 triệu đồng... Nhiều bị cáo thuộc gia đình có công với cách mạng, là con của liệt sĩ, quá trình công tác được tặng nhiều giấy khen.

Trong ngày xét xử đầu tiên, HĐXX dành phần lớn thời gian để thẩm tra lý lịch, công bố cáo trạng, xét hỏi 12 bị cáo và những người có nghĩa vụ liên quan.

Trả lời trước tòa, nhiều bị cáo cho biết thời điểm ký các quyết định chỉ muốn "làm nhanh, lấy ngân sách để phát triển kinh tế xã hội địa phương". Một số người cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên và nội dung của cáo trạng "chưa thực sự chính xác", đề nghị ngành chức năng giám định lại giá đất.

Tuy nhiên, tòa cho rằng "sẽ cho các bị cáo thời gian suy nghĩ, trả lời lại vào phần xét hỏi ngày mai".

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

 

XUẤT HIỆN CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO LÀM HỘ CHIẾU, VISA ĐI NƯỚC NGOÀI ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Hoàng Minh - Đình Hợp

https://congthuong.vn/xuat-hien-chieu-tro-lua-dao-lam-ho-chieu-visa-di-nuoc-ngoai-de-chiem-doat-tai-san-346717.html

Tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 2 trường hợp công dân bị các đối tượng lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi Nhật Bản và Hàn Quốc để chiếm đoạt số tiền lên tới 300 triệu đồng.

Thủ đoạn lừa đảo mới

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, lợi dụng nhu cầu xuất cảnh của người dân để học tập, tìm kiếm việc làm, du lịch, thăm thân... một số đối tượng đã sử dụng thủ đoạn liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Cụ thể, trong tháng 7 và tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 2 trường hợp công dân cư trú tại huyện Thọ Xuân và Hoằng Hóa bị các đối tượng thông qua mạng xã hội zalo, facebook lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi Nhật Bản và Hàn Quốc để chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới 300 triệu đồng.

Công an tỉnh Thanh Hóa đánh giá từ các vụ việc trên cho thấy, phương thức thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chủ yếu sử dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo để tìm kiếm và liên lạc với người có nhu cầu làm thủ tục để xuất cảnh ra nước ngoài để dẫn dụ những người nhẹ dạ cả tin, thậm chí các đối tượng còn lập ra các công ty ảo trên mạng để quảng cáo về việc tuyển dụng lao động đi nước ngoài với "việc nhẹ, lương cao", thủ tục đơn giản, thời gian xuất cảnh nhanh...

Để làm thủ tục xuất nhập cảnh, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người có nhu cầu xuất cảnh gửi ảnh chân dung và ảnh căn cước công dân để làm thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông. Sau một thời gian, đối tượng gửi ảnh chụp hộ chiếu giả mạo cho người có nhu cầu và thông báo thủ tục cấp hộ chiếu đã hoàn tất. Sau đó, đối tượng liên lạc lại với bị hại, thông báo chi phí để xuất cảnh và yêu cầu người dân nộp trước một khoản tiền cọc vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để làm các thủ tục xin cấp visa, giấy tờ tư pháp, liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh làm thủ tục xin xuất nhập cảnh đi lao động.

Sau khi người dân chuyển tiền, đối tượng xác nhận đã nhận được tiền và hứa hẹn sẽ giúp đỡ để người dân chỉ phải trả phần còn lại sau khi ra nước ngoài. Để tạo niềm tin, đối tượng gửi cho người dân hình ảnh chụp visa và các giấy tờ giả mạo khác như giấy khám sức khỏe, giấy tờ tư pháp; thông báo đã được cấp visa, hướng dẫn công dân các bước làm thủ tục, thời gian nhận giấy tờ, hộ chiếu và visa khi có mặt tại sân bay để xuất cảnh.

Sau đó, các đối tượng gửi “công văn xác minh chứng minh nguồn thu nhập và tài chính" giả mạo, yêu cầu người dân chuyển từ 20 - 50 triệu đồng (thậm chí cả trăm triệu đồng) vào tài khoản giả mạo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh để chứng minh tài chính. Trên văn bản có ghi rõ mục đích xác minh và cam kết sẽ hoàn trả lại sau khi nộp tiền khoảng 30 - 40 phút. Nếu nhận thấy công dân còn chần chừ, đối tượng sẽ mạo danh là cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh liên tục gọi điện thúc giục công dân nộp tiền vào tài khoản đã được đối tượng cung cấp ghi trên các giấy tờ giả mạo, để hoàn thiện hồ sơ. Sau khi nhận được tiền chuyển khoản, đối tượng lừa đảo lập tức cắt mọi liên hệ với công dân.

Khuyến cáo người dân nên thận trọng

Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Thanh Hóa khuyến cáo: Người dân cần tìm hiểu, nâng cao nhận thức và chấp hành các quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh; có ý thức cảnh giác, nắm và nhận diện được các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh, di cư trái phép, mua bán người và những hậu quả, hệ lụy của việc xuất cảnh, trốn ở lại nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp, không để các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.

Khi có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài, người dân nên tự nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu hoặc liên hệ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa để được hướng dẫn, hỗ trợ; cảnh giác với các hình thức “cò dịch vụ” làm hộ chiếu. Không cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân, cũng như hình ảnh căn cước công dân cho các dịch vụ trên mạng xã hội để bảo mật thông tin, tránh bị các đối tượng xấu sử dụng vào hoạt động vi phạm pháp luật; không gửi tiền vào tài khoản lạ, không rõ nguồn gốc.

Người dân có nhu cầu xin cấp visa thì liên hệ trực tiếp cơ quan đại diện của nước cần đến (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Văn phòng đại diện) có trụ sở tại Việt Nam, hoặc thông qua các công ty du lịch, xuất khẩu lao động uy tín, có giấy phép lữ hành quốc tế, để nộp hồ sơ xin cấp visa, hoặc được tư vấn, hướng dẫn về thủ tục; không nghe và làm theo các đối tượng môi giới, tổ chức.

Khi người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động phải tìm hiểu kỹ về công ty xuất khẩu lao động trước khi ký hợp đồng và chuyển tiền làm thủ tục. Công dân có thể đến trực tiếp công ty để xác minh, tìm hiểu qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, hoặc tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép Xuất khẩu lao động tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn trên các website, facebook, zalo. Cảnh giác, nâng cao hiểu biết để có lựa chọn đúng, tránh rơi vào bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động việc nhẹ, lương cao, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giá rẻ.

Khi phát hiện các đối tượng lừa đảo làm hộ chiếu, visa và đưa người xuất cảnh lao động trái phép, người dân nhanh chóng thông báo cho cơ quan công an địa phương nơi sinh sống hoặc nơi xảy ra sự việc để được hướng dẫn, giải quyết.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương vào chiều ngày 18/9, một lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho hay: Sau khi xảy ra 2 trường hợp công dân bị các đối tượng thông qua mạng xã hội zalo, facebook lừa đảo làm hộ chiếu, visa để chiếm đoạt tài sản, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa đã thông báo đến công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn nhằm tuyên truyền, giúp người dân nắm bắt thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng để không bị mắc bẫy.

 

ĐƯỜNG DÂY BÁN HƠN 2,5 TẤN XYANUA TẠI TP HCM BỊ TRIỆT PHÁ

Quốc Thắng

https://vnexpress.net/duong-day-ban-hon-2-5-tan-xyanua-tai-tp-hcm-bi-triet-pha-4794301.html

Ngô Thị Như Huệ, 39 tuổi, Trưởng phòng kinh doanh Công ty hóa chất Nam Phương, bị cáo buộc lập khống hóa đơn, tuồn ra thị trường hơn 2,5 tấn xyanua.

Ngày 18/9, Huệ và Nguyễn Đức Thành Huy, 35 tuổi, bị Công an quận Bình Thạnh bắt về hành vi Mua bán trái phép chất độc quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, cảnh sát tiếp nhận trình báo của người dân, về việc có gói hàng chứa chất bột màu trắng khả nghi giao nhầm đến nhà. Kết quả giám định cho thấy đây là 300 gr chất độc xyanua. Ban Giám đốc Công an TP HCM ngay sau đó chỉ đạo Công an quận Bình Thạnh phối hợp nhiều đơn vị để điều tra.

Lần theo các dấu vết, cảnh sát bắt được Huy - người bán chất độc; thu giữ thêm một kg xyanua đang chờ bán ra thị trường.

Cơ quan điều tra xác định, Huy đã sử dụng Facebook Hóa chất Nam Phương và Hóa chất Xi mạ để quảng cáo, trao đổi, mua bán chất độc xyanua. Khi có khách cần, người này đóng gói, giao cho họ thông qua dịch vụ giao hàng - thu hộ.

Huy khai, từ tháng 3 đến nay đã bán hơn 100 kg xyanua cho nhiều người tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nghi can này thừa nhận "không quan tâm người mua có giấy phép kinh doanh, có đủ điều kiện sử dụng hóa chất độc hại này không".

Mở rộng điều tra về nguồn cung cấp chất độc này, cảnh sát bắt thêm Huệ, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH hóa chất Nam Phương tại quận 12; thu giữ thêm 150 kg xyanua.

Bà này bị cáo buộc lợi dụng vị trí công việc và sự quản lý lỏng lẻo của chủ doanh nghiệp đã lập khống hợp đồng mua bán chất độc xyanua của công ty với các đối tác, tuồn ra ngoài bán cho người khác để hưởng chênh lệch.

Cảnh sát xác định, từ năm 2019 đến nay Huệ đã bán hơn 2,5 tấn xyanua cho 11 khách, thu về gần 400 triệu đồng. Trong đó, chỉ riêng Huy mua chất độc về để bán lại kiếm lời bất chính, còn các trường hợp khác đều sử dụng vào khai khoáng và chế tác kim loại.

Vụ án đang được mở rộng điều tra.

Theo Công an TP HCM, thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án mà hung thủ dùng xyanua đầu độc nạn nhân để cướp tài sản, hoặc chỉ để giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày. Từ những vụ án tàn độc này cho thấy việc quản lý, mua bán xyanua còn nhiều lỗ hổng; dễ dàng trao đổi, mua bán trên các trang mạng xã hội.

Thông thường, hầu hết người dân mua, sử dụng chất độc xyanua do thiếu hiểu biết về pháp luật và chủ yếu sử dụng để làm xi mạ, sơn, nhuộm, thuốc diệt chuột... Hiện, Công an TP HCM đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn.

 

HƠN 500 NGƯỜI Ở VÙNG LỤT HÀ NỘI CÙNG MẮC MỘT LOẠI BỆNH

Tiểu Huệ

https://lifestyle.znews.vn/hon-500-nguoi-o-vung-lut-ha-noi-cung-mac-mot-loai-benh-post1498538.html

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, nhiều trường hợp được ghi nhận mắc các bệnh về da, tiêu hóa, sốt xuất huyết...

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, do ảnh hưởng của bão số 3 với cường độ rất mạnh, toàn thành phố có 27 quận/huyện, 184 xã/phường, 449 điểm ngập úng.

Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường.

Tính đến chiều 15/9, trên địa bàn thành phố còn 15 quận/huyện, 101 xã/phường, 302 điểm ngập úng. Tổng số hộ gia đình bị ngập là 39.116 hộ, số hộ hiện còn ngập 13.540 hộ, số hộ đã được xử lý môi trường là gần 24.000 hộ. Bên cạnh đó, thành phố có 52 điểm chân rác bị ngập, trong đó đã xử lý được 36 điểm.

Về tình hình dịch, bệnh trong khu vực ngập lụt, theo báo cáo có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.

Các đơn vị đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh gồm: thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hoá, thuốc nhỏ mắt cho người dân tại các điểm ngập úng như tại huyện Quốc Oai phát 21 loại thuốc, huyện Sóc Sơn phát 9 loại thuốc, huyện Chương Mỹ phát 13 loại thuốc.

Về cấp phát thuốc, hóa chất khử trùng, các trung tâm y tế đã cấp 5.450 kg Cloramin B, 620kg vôi bột, 30,4 kg phèn chua phục vụ cho công tác xử lý nước, môi trường.

Tình hình ngập úng tại các cơ sở y tế, tính đến chiều 15/9 có 5 Trạm Y tế là Mỹ Lương và Nam Phương Tiến A (Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ), Trạm Y tế Ngô Quyền (Trung tâm Y tế Sơn Tây), Trạm Y tế Phù Lưu và Hồng Quang (Trung tâm Y tế Ứng Hòa) còn bị ngập.

Các trạm bị ngập được bố trí sang các địa điểm tạm thời để đảm bảo an toàn về nhân lực, tài sản, trang thiết bị, thuốc... tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức nhân dân địa phương.

Về tình hình khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế đảm bảo tốt hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn; Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám, chữa bệnh.

Trong thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia cứu nạn, nhận và triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khi có yêu cầu của cấp trên.

Về vệ sinh môi trường, Sở Y tế đề nghị tiếp tục triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường khi nước rút theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom xử lý xác động vật phát sinh các bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.

 

THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT THỨ TRƯỞNG VÕ THÀNH HƯNG CÙNG 2 NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Chí Tâm

https://congthuong.vn/thu-tuong-ky-luat-thu-truong-vo-thanh-hung-cung-2-nguyen-thu-truong-bo-tai-chinh-346814.html

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng và kỷ luật cảnh cáo 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Ngày 17/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng thi hành kỷ luật Thứ trưởng và nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, tại Quyết định số 993/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Huỳnh Quang Hải - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.

Tại Quyết định số 994/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.

Tại Quyết định số 995/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.

Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 17/9/2024.

Trước đó tại kỳ họp 42, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Vi phạm này liên quan tới công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong quản lý nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các ông Võ Thành Hưng - Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng; ông Huỳnh Quang Hải và ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - nguyên Thứ trưởng.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải; khiển trách ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, ông Võ Thành Hưng.

 

VỤ XUYÊN VIỆT OIL: CHUYỆN ‘RÚT RUỘT’ TIỀN MANG ĐI HỐI LỘ

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/vu-xuyen-viet-oil-chuyen-rut-ruot-tien-mang-di-hoi-lo-2323626.html

Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Nguyễn Văn Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp (50.000 USD tương đương hơn 1,1 tỷ đồng) bỏ vào túi xách của mình.

Theo cáo buộc, tháng 6/2021, giấy phép của Bộ Công Thương cấp cho Công ty Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn. Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép nên bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Xuyên Việt Oil) đã trao đổi, chỉ đạo bị can Nguyễn Văn Thắng (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, Chi nhánh Hà Nội) chuẩn bị tiền và đưa hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, lãnh đạo Bộ Công Thương để xin cấp lại giấy phép.

Thời điểm đó, thông qua bị can Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) giới thiệu, bà Hạnh liên lạc nhờ ông Đỗ Thắng Hải (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương) giúp cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil. 

Bà Hạnh hứa sẽ cám ơn ông Đỗ Thắng Hải khi xong việc. Ông Đỗ Thắng Hải đã đồng ý và giới thiệu bà Hạnh liên hệ với ông Hoàng Anh Tuấn (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể.

Ông Đỗ Thắng Hải còn điện thoại cho ông Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil.

Qua giới thiệu của ông Đỗ Thắng Hải, bà Hạnh liên lạc với ông Hoàng Anh Tuấn trao đổi xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu và đề nghị ông Tuấn giúp đỡ.

Ông Hoàng Anh Tuấn đã báo cáo lại việc này cho ông Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và cả hai đều thống nhất tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của ông Đỗ Thắng Hải.

Về phía Công ty Xuyên Việt, thực hiện chỉ đạo của bà Mai Thị Hồng Hạnh, ngày 17/6/2021, lái xe của bà Hạnh đã đưa cho bị can Nguyễn Văn Thắng 10.000 USD để người này đi gặp gỡ, đưa “quà” cho ông Hoàng Tuấn Anh nhờ giúp đỡ xin cấp giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil.

Sau khi gặp, ông Thắng báo cáo lại với bà Hạnh việc đã đưa 5.000 USD (tương đương hơn 114 triệu đồng) cho ông Hoàng Anh Tuấn và được ông Tuấn đồng ý giúp đỡ. Số tiền còn lại ông Thắng đưa vào quỹ Công ty.

Tuy nhiên sau đó bà Hạnh nhận được công văn do chính ông Hoàng Anh Tuấn ký, thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil vì hồ sơ của công ty này chưa đáp ứng đủ điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.

Khi đó, bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Hoàng Anh Tuấn để nhờ giúp đỡ. Qua trao đổi, bà Hạnh hứa sẽ gửi chi phí cho việc cấp phép là 300.000 USD. Ông Tuấn đồng ý và sau đó đã tư vấn, hướng dẫn bà Hạnh hoàn thiện thủ tục cấp phép.

Để đạt được mục đích xin cấp lại giấy phép, tháng 9/2021, bà Hạnh mua 300.000 USD. Số tiền này sau đó được đưa cho ông Nguyễn Văn Thắng để mang đi hối lộ ông Hoàng Tuấn Anh và Trần Duy Đông.

Bị can Thắng cầm tiền mang đến trụ sở Bộ Công Thương. Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp là 50.000 USD (tương đương hơn 1,1 tỷ đồng) bỏ vào túi xách của mình.

Khi gặp ông Tuấn và ông Đông tại phòng làm việc, ông Thắng nói: “Do dịch Covid nên chị Hạnh không ra được Hà Nội, chị Hạnh có gửi quà cho các anh”. Sau đó ông Thắng để túi đựng tiền gần sát bên chỗ ngồi của ông Đông trên ghế sô pha.

Sau khi ông Thắng ra về, ngay tại phòng làm việc, ông Đông và Tuấn chia nhau số tiền 250.000 USD (tương đương 5,6 tỷ đồng). Ông Đông giữ lại 120.000 USD, ông Tuấn cầm số tiền còn lại.

 

 

No comments:

Post a Comment