Thursday, March 28, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Các đại sứ EU đạt thỏa thuận mới về nhập khẩu thực phẩm Ukraine

KKF lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giam tu sĩ Thạch Chanh Đa Ra

Nga: Thật khó tin là Nhà nước Hồi giáo có thể gây ra cuộc tấn công ở Moscow

Mỹ nhắm đến áp thuế chống trợ cấp cao hơn với tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador

Phát thải từ nhà máy điện than của Việt Nam cao kỷ lục vào đầu năm 2024

Việt Nam sa thải HLV Troussier sau khi gần hết cơ hội vào World Cup

Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt mới nhắm vào nguồn tài chính quân sự của Triều Tiên

Nhìn nhật thực có thể nguy hiểm nếu không có kính nhật thực. Đây là những điều cần biết cho ngày 8 tháng Tư

 

RFA

Kết án ông Y Krếc Byă 13 năm tù vì cáo buộc "phá hoại chính sách đoàn kết"

Võ sĩ nào sẽ nhận đai Chủ tịch nước?

Vụ đại án đăng kiểm sẽ kết thúc với 254 người bị truy tố

Vụ tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy về nước: sẽ khởi tố 600 người

Chủ tịch Tân Hoàng Minh nhận án 8 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sư trụ trì chùa Đại Thọ của người Khmer Krom bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Vụ người đàn ông tử vong sau khi làm việc với công an: Một đội phó hình sự bị đình chỉ

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư

Các doanh nghiệp tranh cãi đề xuất điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Đưa gần 500 người xuất, nhập cảnh trái phép, 11 bị cáo lĩnh gần 60 năm tù

Tử hình tài xế chở ma túy tông cảnh sát giao thông tử vong

Ai dám ngồi?

TBT Đảng CS VN Nguyễn Phú Trọng điện đàm mời TT Nga Vladimir Putin thăm Hà Nội

Việt Nam tăng cường nhập than vào lúc hứa với giới đầu tư không cắt điện

Bộ Công an nói về số tiền hối lộ của một số quan chức lãnh đạo

Đường dây buôn ma túy bằng máy bay từ Châu Âu về Việt Nam bị phá

Hàn Quốc tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

Hãng dầu Hàn Quốc SK Earthon tiếp tục và mở rộng khai thác dầu mỏ tại Việt Nam

 

BBC

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời, Tổng thống Putin có thăm Việt Nam?

Chủ tịch nước từ chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan

Việt Nam thu thập ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?

Liệu Hun Sen có thể bắt chước thành công của Lý Quang Diệu?

Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

‘Shark’ Thủy bị bắt, Apax Leaders ngừng hoàn học phí sau nhiều lần cam kết

Bảy tin tặc Trung Quốc tấn công hàng triệu tài khoản của người Mỹ

Chính phủ Anh phát quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép

Nga đã phớt lờ thông tin tình báo về khủng bố do Mỹ chia sẻ?

Chủ tịch nước kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?

 

RFI

Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại

Tổng thống Ukraina Zelensky cách chức thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia

Khủng bố tại Matxcơva : Thêm nghi can thứ 8 trình diện tòa án Nga

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Pacific Links : Nạn buôn người di cư, "phòng còn hơn chữa"

Ấn Độ ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh hải

Mỹ-Hàn thành lập lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn Bắc Triều Tiên mua dầu phát triển hạt nhân

Hội Đồng Bảo An yêu cầu đình chiến tại Gaza: Cả Mỹ và Israel đều ở thế khó

Ukraina buộc Nga hứng chịu « 1.000 vết cứa »

Tadjikistan, vườn ươm thánh chiến Hồi giáo ở Trung Á

Thổ Nhĩ Kỳ : Cảnh sát bắt 147 nghi phạm liên quan đến Daech

Tổng thống Pháp công du Brazil với hai trọng tâm: Hợp tác phát triển tàu ngầm và quan hệ kinh tế

Mỹ : Những hệ lụy về kinh tế của vụ sập cầu ở Baltimore

Khủng bố : TT Nga Putin thừa nhận thủ phạm là Hồi giáo cực đoan, nhưng vẫn cáo buộc Ukraina

LHQ thông qua nghị quyết ngưng bắn ở Gaza, quan hệ Mỹ - Israel căng thẳng

Nhật Bản phê duyệt sửa đổi quy định xuất khẩu chiến đấu cơ

Việt Nam tăng cường nhập than để sản xuất điện nhằm « giữ chân » các nhà đầu tư

Nông sản Ukraina trong tầm ngắm của nông dân châu Âu : Nga thắng lớn

Ukraina chấp nhận kiểm soát xuất khẩu ngũ cốc để giảm căng thẳng với Ba Lan

 (AFP) - Thái Lan công nhận hôn nhân đồng giới. Sau khi được đa số Hạ Viện chấp nhận ngày 27/03/2024, Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên thông qua biện pháp này. Văn bản đánh dấu một bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn phải chờ được bỏ phiếu ở Thượng Viện và sẽ còn kéo dài vài tuần thậm chí là vài tháng. Cộng đồng LGBT+, rất đông đảo ở Thái Lan, vẫn chịu những dị nghị và phân biệt do vẫn còn nhiều đạo luật bị coi là bảo thủ.

(AFP) - Chủ tịch Trung Quốc tiếp nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh. Trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, ông Tập Cận Bình hôm 27/03/2024 đã tiếp nhiều lãnh đạo các tập đoàn Mỹ. Truyền thông Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến sự hiện diện chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn Qualcomm, một cột trụ thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, trong bối cảnh Trung Quốc và Hoa Kỳ đang lao vào một cuộc chạy đua công nghệ. Tiếp các doanh nhân Mỹ ông Tập nhấn mạnh « nhân dân (hai nước) cần trao đổi và hợp tác với nhau nhiều hơn » cho dù có những « khác biệt ».

(Reuters) - Ấn Độ dự trù ngân sách 3,7 tỷ đô la để xây tường ở đường biên giới với Miến Điện. Một nguồn tin thông thạo của New Delhi hôm 27/03/2024 cho biết cần tăng cường an ninh tại đường biên giới dài hơn 1.600 cây số giữa Ấn Độ với Miến Điện. Đây là một dự án dài hơi, kéo dài cả chục năm. Trước mắt Naypyidaw chưa bình luận về tin trên. Sau cuộc đảo chính tại Miến Điện hồi 2021, hàng ngàn người đã vượt biên sang Ấn Độ.

(AFP) - Bruxelles xem xét dự án giới hạn nông phẩm Ukraina nhập khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu. Trên nguyên tắc đại sứ 27 thành viên sẽ họp lại trong ngày 27/03/2024 và đưa ra quyết định sau cùng vào cuối ngày. Bất đồng liên quan đến việc có nên hạn chế nhập khẩu lúa mì của Ukraina vào thị trường chung châu Âu hay không. Pháp, một cường quốc nông nghiệp của châu Âu, đòi mở rộng thêm các điều khoản, hạn chế nông phẩm rẻ của Ukraina cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho nông dân của khối Liên Hiệp Châu Âu.

(Le Monde) - Tình báo Ukraina bắt quả tang hai điệp viên Nga tại Kiev và Odessa. Thông cáo hôm 27/03/2024 của cơ quan an ninh Ukraina SBU cho biết hai người bị cho là điệp viên Nga đã bị « bắt quả tang trong lúc đang do thám những mục tiêu có thể bị tấn công » tại các khu vực ở thủ đô Kiev và thành phố cảng Odessa. Hai nghi can có thể bị lãnh án chung thân. 

(Ouest-France) - Bóng đá : Huấn luyên Pháp Philippe Troussier bị sa thải. Liên đoàn bóng đá Việt Nam cho biết tin này vào đêm qua 26/03 rạng sáng nay 27/03/2024. Quyết định được đưa ra sau khi đội tuyển Việt Nam thất bại 0-3 trước Indonesia trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2026, đi kèm với những kết quả đáng thất vọng trước đó. Tại AFC Asian Cup 2023, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của ông Troussier đã bị loại ngay ở vòng bảng với thành tích ba trận toàn bại. 

(AFP) - Đài lửa Olympic được đặt trong vườn Tuileries, phía trước bảo tàng Louvre, trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội Paris 2024. Một nguồn tin ẩn danh cho AFP biết tin này hôm nay 27/03/2024. Vườn Tuileries được lựa chọn để cho công chúng dễ tiếp cận, cũng như thuận tiện cho việc bảo đảm an ninh. 

(AFP) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận lời mời đến thăm Việt Nam. Chính quyền Hà Nội thông báo như trên vào hôm qua 26/03/2024. Chủ nhân điện Kremlin đã từng nhận lời tới thăm Việt Nam vào tháng 10/2023 khi gặp chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng tại Trung Quốc. Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm qua đã nhắc lại lời mời với ông Putin trong cuộc điện đàm với tổng thống Nga để thảo luận về một loạt "các nội dung chính nhằm tăng cường hợp tác song phương"

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Năm 28-03-2024.

1/ TNLT NGUYỄN THÚY HẠNH KHÔNG ĐƯỢC TẠI NGOẠI ĐỂ CHỮA UNG THƯ.

Bất chấp các vận động trong nước và ngoài nước, công an Hà Nội vừa mới đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Thúy Hạnh trở lại trạm tạm giam dù đang điều trị cùng lúc cả hai bệnh tâm thần và ung thư.

Gia đình cho biết là vào ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định bắt tạm giam cho bà Nguyễn Thúy Hạnh và đưa bà trở lại trại tạm giam số 2. Vụ này diễn ra trong lúc bà Hạnh đang đi chữa trị bệnh ung thư tử cung sau hơn một năm bị phát giác mắc bệnh này.

Điều đáng nói là trước đó phía công an Hà Nội đã chủ động đề nghị gia đình viết đơn xin tại ngoại nhằm cho phép bà Hạnh về nhà điều trị ung thư. Công an địa phương cũng đã gọi cho gia đình "chúc mừng Hạnh sẽ được tại ngoại", nhưng sau lại đột ngột thay đổi quyết định. 

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Nguyễn Thúy Hạnh, viết về phản ứng của cá nhân trên mạng về vụ này, cho biết là gia đình rất bất ngờ về chuyện thay đổi này. Cần biết là bà Hạnh bị bắt vào tháng 4 năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.

Đến tháng 4 năm 2022, bạo quyền Hà Nội đã đưa bà Nguyễn Thúy Hạnh vào bệnh viện tâm thần để điều trị bắt buộc sau hai lần giám định bà bị rối loạn trầm cảm cấp tính. Như vậy, cho đến nay nhà hoạt động này đã bị giam giữ ba năm liên tiếp dưới nhiều hình thức mà chưa được ra tòa.  

Hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự và nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đã ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi bạo quyền VN trả tự do cho bà Hạnh để chữa bệnh hiểm nghèo. Vụ bắt giữ nhà hoạt động này bị các tổ chức nhân quyền phản đối và tố cáo là “vi phạm nhân quyền” và “có động cơ chính trị”.

RFA

2/ HAI NGƯỜI KHMER KROM BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ”.

Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết vào hôm qua 27/3 là họ đã bắt tạm giam hai người đàn ông về hành vi “đăng các bài viết sai sự thật, vu khống và xúc phạm tới nhà nước”.

Giới báo chí lề đảng Việt Nam trích dẫn nguồn tin của công an cho hay hai người bị bắt là Thạch Chanh Đa Ra 34 tuổi và Kim Khiêm 46 tuổi ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Hai người này bị công an cáo buộc là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”.

Theo cáo trạng của công an, từ năm 2020 đến nay, hai ông Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm đã xử dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh về nhiều thông tin bị cho là chống phá chế độ. Công an khẳng định họ đã “thu thập đầy đủ chứng cứ” từ các trang mạng của hai ông Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm.

Riêng về ông Kim Khiêm, theo cáo trạng của công an, ông từng có một tiền sự về hành vi “tuyên truyền chống phá chế độ” nhưng chưa nộp phạt và không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Cần biết là ông Thạch Chanh Đa Ra là trụ trì chùa Đại Thọ của tỉnh Vĩnh Long. Ông bị loại ra khỏi Giáo hội Phật giáoViệt Nam, tức giáo hội quốc doang của đảng, vào hồi năm ngoái. Trong khi đó ông Kim Khiêm là một Phật tử và cũng là người giúp việc của cơ sở tôn giáo này.

VOA

3/ TIN THÊM VỀ VỤ TRA TẤN MỘT NGƯỜI DÂN ĐẾN CHẾT Ở ĐỒNG NAI.

Công an tỉnh Đồng Nai vừa đình chỉ công tác đối với một đội phó công an điều tra, liên quan đến vụ một người đàn ông tử vong chỉ vài giờ sau khi lên đồn, với thi thể có nhiều dấu vết bị tra tấn.

Người bị đình chỉ là Đại úy Thái Thanh Thương, đội phó cảnh sát điều tra về trật tự xã hội của công an huyện Long Thành. Bà này là người ký giấy triệu tập ông Vũ Minh Đức lên đồn làm việc vào sáng ngày 22/3 nhưng đến tối thì ông Đức bị thiệt mạng.

Như tin đã loan, ông Vũ Minh Đức 31 tuổi được gia đình đưa đến đồn công an huyện theo giấy triệu tập để làm việc với bà Thái Thanh Thương về một vụ gây rối trật tự xảy ra vào ngày 7/10 năm ngoái ở xã An Phước.

Đến chiều cùng ngày, gia đình nhận được tin ông Đức bị ngất xỉu trong khi bị tra hỏi và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau đó ông Đức được chuyển đến bệnh viện ở Sài Gòn nhưng bác sĩ thông báo ông đã thiệt mạng vào lúc 9 giờ rưỡi tối, với nhiều vết bầm tím trên người. Tuy nhiên theo giấy chứng tử của bệnh viện Chợ Rẫy, ông Đức tử vong vào lúc 11 giờ ngày 22/3.

Gia đình không được chụp hình khi khám nghiệm tử thi, và cũng không nhận được biên bản sau khi kết thúc. Ông Vũ Hoàng Phú, em trai của ông Đức, cho biết là các vết bầm trên đùi, mông và hai tay đều rất trầm trọng.

RFA

4/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HÀNG ĐẦU VN BỊ TIN TẶC TẤN CÔNG.

Công ty quản trị thị trường chứng khoán VN vào hôm qua 27/3 đã lên tiếng trấn an thế giới sau khi xảy ra vụ tin tặc tấn công một công ty môi giới chứng khoán Việt Nam, khiến công ty này bị tê liệt vào cuối tuần qua.

VNDirect, công ty môi giới chứng khoán lớn thứ ba của Việt Nam tính theo lượng giao dịch tại Sài Gòn, đã bị cắt đứt khỏi hệ thống giao dịch kể từ hôm 25/3.

Ông Phạm Hồng Sơn, phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, cho biết là không có nguy cơ lây lan từ vụ này và cho biết thêm là không có công ty môi giới chứng khoán nào khác bị ảnh hưởng.

Cho đến 6 giờ sáng ngày hôm qua, VNDirect vẫn bị tê liệt. Công ty này từ chối cho biết khi nào họ sẽ nối lại giao dịch và cũng không tiết lộ là bị thiệt hại bao nhiêu trong vụ tấn công này.

Trong một bản tin được công bố vào hôm 25/3, công ty cho biết “toàn bộ hệ thống của họ đã bị một tổ chức quốc tế tấn công” vào hôm 24/3, nhưng không ảnh hưởng đến tài sản hoặc dữ liệu của khách hàng. Cổ phiếu của công ty đã giảm gần 4% kể từ đầu tuần.

Khi được hỏi về thủ phạm tấn công, Ủy ban Chứng khoán đã từ chối nêu ý kiến. Ông Sơn cho biết không cần phải làm gì thêm để giảm tác động của cuộc tấn công mạng đối với việc giao dịch.

Cần biết là vào ngày 24/3, khối lượng giao dịch chứng khoán tại Sài Gòn đã giảm hơn 10%, vì các nhà đầu tư trên VNDirect không thể giao dịch. Chỉ số chứng khoán cũng giảm hơn 1% vào ngày 24/3.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Năm Ngàn & Năm Cắc 

VNTB – Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – phần 1

VNTB – TBT Nguyễn Phú Trọng đã ra tay cứu Võ Văn Thưởng trong vụ tiếp viên xách dùm ma tuý

VNTB – Miền Tây đang… nấu canh khỏi bỏ muối

VNTB – Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 28/03/2024

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

 

Báo Tiếng Dân

 

Đơn kêu oan của một người tù gửi từ trại tù Thanh Lâm, Thanh Hoá26/03/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 27/03/2024

Hoàng Linh - Quyền bính

Nguyễn Tường Minh - Nguyên Thủ Quốc Gia

Lê Xuân Nghĩa - Ăn gì tôi cúng

Tạ Duy Anh - Tuy cùng là độc tài

Bông Lau - Igor Sikorsky

Lê Học Lãnh Vân - Bạo động tắc tử

Trung Dũng - Lục bát buồn buồn

Đoàn Bảo Châu - Đồn công an có khí độc ?

Nguyễn Quang Thiều - Bóng đá Việt Nam, ai là người thất bại ?

Võ Khánh Tuyên - Người về soi bóng mình

Hoàng Linh - Thông báo về trường hợp huấn luyện viên Troussier

Lâm Bình Duy Nhiên - Troussier và bóng đá Việt Nam

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Hàm ý đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia 28/03/2024

Trí thức hay nô bộc? 28/03/2024

Giàu lên thì sẽ dân chủ? 28/03/2024

Bạo động tắc tử 28/03/2024

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan 28/03/2024

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự 27/03/2024

Trao đổi với những người bao che cho Karl Marx 27/03/2024

Việt Nam có đi đúng hướng khi thực hiện “ước mơ bán dẫn”? 27/03/2024

Vốn con người & phát triển kinh tế 27/03/2024

Sự thật chỉ có một 27/03/2024

Vì sao Trương Mỹ Lan phải chết? 27/03/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Thêm một Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt vì nhận hối lộ

Minh Đức

https://tienphong.vn/them-mot-pho-bi-thu-tinh-uy-vinh-phuc-bi-bat-vi-nhan-hoi-lo-post1624054.tpo

TPO - Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ - cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về tội “Nhận hối lộ”.

Diễn biến nêu trên là kết quả mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu "Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi".

Còn bị can Phạm Hoàng Anh đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu đề tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Hậu thực hiện dự án Chợ Đầu mối Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định pháp luật.

Trung tướng Xô cho biết thêm hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Liên quan đến vụ án, đến nay CQĐT đã khởi tố tổng cộng 17 bị can với 4 tội danh để phục vụ điều tra. Trong đó có tội danh "Nhận hối lộ" liên quan các cựu lãnh đạo tỉnh tại Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, bị can Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí Thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) và Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) nhận số tiền hàng tỷ đồng; cả hai bị can đã khai nhận và nộp lại tiền nhận hối lộ cho cơ quan điều tra.

Bị can Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nhận được 64 tỷ đồng. Ông Hoành đã sử dụng số tiền này cho các mục đích cá nhân và các mục đích khác...

 

Bắc Ninh đã khởi tố 28 bị can về tội tham nhũng

Nguyễn Thắng

https://tienphong.vn/bac-ninh-da-khoi-to-28-bi-can-ve-toi-tham-nhung-post1623994.tpo

TPO - Trong quý I, cơ quan điều tra 2 cấp ở tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố mới 3 vụ với 28 bị can, kết thúc điều tra 7 vụ với 56 bị can liên quan tội tham nhũng.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh, trong quý I, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng và 14 đảng viên. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã thi hành kỷ luật đối với 4 đồng chí có vi phạm; yêu cầu 1 đồng chí kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đồng thời, cơ quan điều tra 2 cấp ở Bắc Ninh khởi tố mới 3 vụ với 28 bị can, kết thúc điều tra 7 vụ với 56 bị can liên quan tội tham nhũng. Toà án nhân dân 2 cấp đã thụ lý và xét xử 3 vụ với 5 bị cáo. Qua điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, cơ quan chức năng đã thu hồi được tổng số tiền gần 35 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng.

Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ tiếp nhận và phân loại xử lý hơn 360 đơn của công dân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 3 phiên tiếp dân của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ; rà soát để tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đôn đốc, chỉ đạo giải quyết 10 vụ việc đơn thư, tồn đọng, phức tạp kéo dài.

Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu các thành viên và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất bổ sung các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo, nhất là các vụ việc, vụ án thuộc lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách.

 

Bắt ông Lê Viết Chữ cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi do liên quan vụ Tập đoàn Phúc Sơn

THÂN HOÀN

https://tuoitre.vn/bat-ong-le-viet-chu-cuu-bi-thu-tinh-uy-quang-ngai-do-lien-quan-vu-phuc-son-20240327222207083.htm

Ông Lê Viết Chữ, cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Ngày 28-3, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Viết Chữ - cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Ông Lê Viết Chữ bị điều tra về tội nhận hối lộ.

Ông Lê Viết Chữ bị bắt trong quá trình cơ quan điều tra mở rộng vụ án liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (biệt danh Hậu "Pháo").

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Viết Chữ.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Lê Viết Chữ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để tạo điều kiện giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu gói thầu "Thi công tuyến chính dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi".

Đây là kết quả mở rộng điều tra vụ án "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; nhận hối lộ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Bất động sản Thăng Long, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị, địa phương liên quan.

Trung tướng Xô cho biết thêm hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Cơ quan công an cũng thực hiện khám xét nơi ở của cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ để phục vụ điều tra.

Khám xét nhà ông Lê Viết Chữ

Khoảng 20h tối hôm qua 27-3, lực lượng chức năng đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. 

Theo đó, ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online, khoảng 20h những người mặc thường phục và sắc phục công an xuất hiện ở nhà ông cựu bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ (khu đô thị Ngọc Bảo Viên, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi).

Ông Lê Viết Chữ là cựu cán bộ thứ 6 của tỉnh Quảng Ngãi bị bắt trong vụ án liên quan đại gia Hậu "Pháo". Trước đó, ông Đặng Văn Minh - chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi và ông Cao Khoa - cựu chủ tịch tỉnh - cùng 3 người là cựu phó giám đốc và trưởng phòng cấp sở của địa phương này cũng bị bắt tạm giam.

Hai cựu lãnh đạo đứng đầu tỉnh Vĩnh Phúc cũng bị bắt trong vụ án này gồm: bà Hoàng Thị Thúy Lan - khi bị bắt là bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và ông Lê Duy Thành - khi bị bắt là chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Cả hai cựu lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cơ quan điều tra bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ.

Theo thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an), tại cơ quan điều tra bị can Hậu khai đưa tiền cho nhiều người, trong đó có Đặng Trung Hoành - cựu chánh văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn khai chuyển cho ông Hoành số tiền 64 tỉ. Bước đầu ông Hoành khai sử dụng số tiền này vào nhiều mục đích khác nhau - thiếu tướng Thành thông tin tại buổi họp báo Bộ Công an sáng 26-3.

Đến thời điểm này kết quả điều tra xác định bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và chủ tịch tỉnh Lê Duy Thành nhận số tiền tương đối lớn, hàng tỉ đồng. Bước đầu cả hai đã khai nhận và nộp lại tiền nhận hối lộ cho cơ quan điều tra.

Ông Lê Viết Chữ từng bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Lê Viết Chữ (61 tuổi, quê xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi). Ông giữ chức bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020. Trước khi giữ chức bí thư Tỉnh ủy, ông chữ từng giữ các chức vụ: giám đốc Sở Giao thông vận tải, phó chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi, bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, chủ tịch UBND tỉnh và phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Ngày 3-5-2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông cáo về kỳ họp thứ 44 và ông Lê Viết Chữ được xác định "đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ", ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật.

Đến ngày 16-6-2020, Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật ông Lê Viết Chữ bằng hình thức cảnh cáo. Sau đó, ngày 23-6-2020, ông Lê Viết Chữ đã nộp đơn xin từ chức bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

 

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị tuyên 8 năm tù

Thanh Lam

https://vnexpress.net/chu-tich-tan-hoang-minh-do-anh-dung-bi-tuyen-8-nam-tu-4727110.html

HÀ NỘITòa ghi nhận toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 bị hại đã được Tân Hoàng Minh nộp khắc phục đầy đủ nên cho ông Dũng và 14 bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Mức phạt được TAND Hà Nội công bố chiều 27/3, sau 5 ngày nghị án. Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị tuyên 8 năm tù, con trai ông Dũng là Đỗ Hoàng Việt nhận 3 năm tù, cùng tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản án đánh giá ông Dũng là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt do đó cần bị phạt mức án cao nhất. Con trai ông, Đỗ Hoàng Việt, thực hiện theo lệnh cấp trên cũng là cha ruột, đóng vai trò giúp sức tích cực.

Theo tòa sơ thẩm, Tân Hoàng Minh là công ty gia đình, 9 cán bộ còn lại của tập đoàn chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của cha con ông Dũng nên được xét là đồng phạm giúp sức, có vai trò sau Việt.

Các bị cáo thuộc hai công ty kiểm toán đã thông đồng cùng Tân Hoàng Minh, chấp nhận toàn phần báo cáo kiểm toán đã được chỉnh sửa, là đồng phạm giúp sức nhưng chỉ đóng vai trò trong khâu điều kiện, vai trò thấp nhất, bản án phân tích.

Các bị cáo đều được đánh giá thành khẩn, ăn năn, được nhiều bị hại xin giảm nhẹ. Gia đình ông Dũng đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, 13 bị cáo còn lại hơn 900 triệu đồng.

Cùng với số tiền đã bị cơ quan điều tra thu giữ trước đó của Tân Hoàng Minh, tòa kết luận "toàn bộ thiệt hại đã được khắc phục đầy đủ". Đây là những tình tiết giảm nhẹ để HĐXX quyết định tuyên 15 bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Bị hại không được trả lãi

Trước ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, tòa sơ thẩm thấy đây là vụ án hình sự, chỉ quyết định trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn nên không có căn cứ tính các loại lãi như bị hại yêu cầu.

Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật. Thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạt cũng không có cơ sở xem xét.

Theo tòa, quan điểm của bị cáo Dũng về việc đồng ý trả lãi các trái phiếu mua trước thời điểm bị khởi tố là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý vụ án này. Theo nguyên tắc bồi thường cần yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại. Nhưng số tiền các bị hại đã nộp đầy đủ cho Tân Hoàng Minh và thực tế việc sử dụng tiền này do ông Dũng quyết định, các bị cáo khác không được hưởng lợi và cũng không có vai trò quyết định. Do vậy, để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, tòa cho rằng cần buộc bị cáo Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại.

Với hơn 900 triệu đồng do 13 bị cáo khác nộp, dù không có nghĩa vụ bồi thường nhưng được xét là yếu tố giảm nhẹ, tòa quyết định sung công quỹ.

Với những cá nhân tổ chức khác, từ khi cơ quan điều tra công khai kết luận điều tra đến khi xét xử, nếu không có tên trong danh sách bị hại nhưng cũng không khai báo xuất trình, sau này nếu có yêu cầu sẽ được giải quyết trong vụ án khác.

Bản án đánh giá ông Dũng là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt do đó cần bị phạt mức án cao nhất. Con trai ông, Đỗ Hoàng Việt, thực hiện theo lệnh cấp trên cũng là cha ruột, đóng vai trò giúp sức tích cực.

Theo tòa sơ thẩm, Tân Hoàng Minh là công ty gia đình, 9 cán bộ còn lại của tập đoàn chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của cha con ông Dũng nên được xét là đồng phạm giúp sức, có vai trò sau Việt.

Các bị cáo thuộc hai công ty kiểm toán đã thông đồng cùng Tân Hoàng Minh, chấp nhận toàn phần báo cáo kiểm toán đã được chỉnh sửa, là đồng phạm giúp sức nhưng chỉ đóng vai trò trong khâu điều kiện, vai trò thấp nhất, bản án phân tích.

Các bị cáo đều được đánh giá thành khẩn, ăn năn, được nhiều bị hại xin giảm nhẹ. Gia đình ông Dũng đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, 13 bị cáo còn lại hơn 900 triệu đồng.

Cùng với số tiền đã bị cơ quan điều tra thu giữ trước đó của Tân Hoàng Minh, tòa kết luận "toàn bộ thiệt hại đã được khắc phục đầy đủ". Đây là những tình tiết giảm nhẹ để HĐXX quyết định tuyên 15 bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Trước ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, tòa sơ thẩm thấy đây là vụ án hình sự, chỉ quyết định trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn nên không có căn cứ tính các loại lãi như bị hại yêu cầu.

Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật. Thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạt cũng không có cơ sở xem xét.

Theo tòa, quan điểm của bị cáo Dũng về việc đồng ý trả lãi các trái phiếu mua trước thời điểm bị khởi tố là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý vụ án này. Theo nguyên tắc bồi thường cần yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại. Nhưng số tiền các bị hại đã nộp đầy đủ cho Tân Hoàng Minh và thực tế việc sử dụng tiền này do ông Dũng quyết định, các bị cáo khác không được hưởng lợi và cũng không có vai trò quyết định. Do vậy, để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, tòa cho rằng cần buộc bị cáo Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại.

Với hơn 900 triệu đồng do 13 bị cáo khác nộp, dù không có nghĩa vụ bồi thường nhưng được xét là yếu tố giảm nhẹ, tòa quyết định sung công quỹ.

Với những cá nhân tổ chức khác, từ khi cơ quan điều tra công khai kết luận điều tra đến khi xét xử, nếu không có tên trong danh sách bị hại nhưng cũng không khai báo xuất trình, sau này nếu có yêu cầu sẽ được giải quyết trong vụ án khác.

Bản án nêu khó khăn tài chính của Tân Hoàng Minh bộc lộ từ đầu năm 2022, ông Dũng chỉ đạo con trai tìm cách huy động vốn. Việt đề xuất và được cha chấp thuận phương án phát hành trái phiếu thông qua các công ty thuộc "hệ sinh thái" Tân Hoàng Minh.

Các báo cáo tài chính được Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa để các công ty đủ điều kiện phát hành, sau đó ký các hợp đồng thực hiện dự án hợp tác không có thật để lấy lòng tin của nhà đầu tư.

Hơn 90 triệu trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, được bán lại cho Tân Hoàng Minh bằng cách "chạy dòng tiền khống", để tập đoàn này sau đó chia nhỏ kỳ hạn, bán lại cho dân, thu 14.000 tỷ đồng.

Trong số này, hơn 5.000 tỷ đồng được Tân Hoàng Minh lấy người mua sau trả cho người mua trước. Do đó, tòa xác định các bị cáo đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng, đã được nộp khắc phục toàn bộ trong quá trình truy tố.

Qua 4 ngày tòa làm việc, các bị cáo đều thừa nhận hành vi, cho rằng động cơ phạm tội là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, không cố ý lừa đảo người mua trái phiếu, không ngờ hậu quả lớn đến vậy. Các cán bộ thuộc Tân Hoàng Minh thừa nhận làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi.

Hơn 1.000 bị hại có mặt trong ngày khai mạc phiên tòa, giảm dần trong các ngày tiếp theo. Theo màn hình điện tử TAND Hà Nội hiển thị danh sách bị hại ngoài khu vực phòng xử, số tiền các cá nhân đầu tư dao động 100 triệu đến gần 20 tỷ đồng.

Họ nói đầu tư do tin tưởng tập đoàn lớn, làm ăn minh bạch, nay đều có nguyện vọng được trả lại tiền, song chia hai luồng ý kiến, cần nhận lãi hoặc không.

tịch Tân Hoàng Minh do đó hứa trả lãi với các trái phiếu mua trước khi ông bị bắt, số còn lại, ông sẽ tuân theo phán quyết của tòa.

VKS cho rằng, việc mua trái phiếu với Tân Hoàng Minh là giao dịch dân sự, song việc phát hành trái phiếu là trái phép, do đó cần tuyên vô hiệu. Theo quy định xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu, các điều khoản trong hợp đồng không có giá trị, không có hiệu lực. Do đó, về việc các bị hại các yêu cầu trả lãi, VKS cho rằng không có cơ sở để chấp nhận.

Bào chữa cho cha con ông Dũng, các luật sư đánh giá việc Tân Hoàng Minh khắc phục đủ hơn 8.600 tỷ đồng trong giai đoạn truy tố là nỗ lực lớn, đây là số tiền khắc phục hậu quả "lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án" liên quan tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới, sau một ngày tranh tụng, VKS điều chỉnh lại mức án đề nghị, giảm cho cha con ông Dũng mỗi người một năm tù; giảm cho 10 bị cáo mỗi người 6 tháng; ba người còn lại được VKS đề nghị chuyển từ án tù có thời hạn thành án treo.

Trong lời sau cùng, ông Dũng nói đây là sự việc đau đớn trong đời khiến ông ăn năn sâu sắc. Chủ tịch Tân Hoàng Minh cảm ơn và xin lỗi các nhà đầu tư, hy vọng được sớm trở về tiếp tục kinh doanh.

 

Cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn dằn vặt, xấu hổ với bản thân và gia đình

HOÀNG THỌ 

https://soha.vn/cuu-cuc-truong-do-thi-nhan-dan-vat-xau-ho-voi-ban-than-va-gia-dinh-198240327143059503.htm

Tự bào chữa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn nói dằn vặt, ân hận và xấu hổ với chính bản thân và gia đình; giảm 19kg vì đau xót, chưa tròn chữ hiếu với mẹ thì bị bắt.

Sáng 27/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị khác tiếp tục với phần bào chữa.

Chưa tròn chữ hiếu

Tự bào chữa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước) nói dằn vặt, ân hận và xấu hổ với chính bản thân và gia đình. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật theo tinh thần nhân đạo, nhân văn.

Bị cáo ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong vụ án, mong tòa xem xét cho bị cáo hưởng mức án khoan hồng" , bà Nhàn nói.

Bà Nhàn cho rằng, khi bị tạm giam, bị cáo đã giảm 19kg vì đau xót, chưa tròn chữ hiếu với mẹ thì bị bắt. Bị cáo xuất hiện những cơn đau tim liên tục, trại giam phải đưa đi khám bệnh, dần hồi phục được như ngày hôm nay.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị VKSND TP.HCM đề nghị tuyên phạt chung thân về tội Nhận hối lộ.

Cáo trạng xác định, trong thời gian thanh tra, với tư cách là trưởng đoàn, đã nhiều lần nhận tiền từ Ngân hàng SCB thông qua Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT, đang bỏ trốn), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) và Nguyễn Nam Tuấn (lái xe của Văn) với tổng số tiền lên tới 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỷ đồng).

Cụ thể, khoảng tháng 3/2018, Thành và Văn ra Hà Nội, lên phòng làm việc của bà Nhàn ở cơ quan, đưa cho bà này một túi trái cây và một túi đựng 200.000 USD. Đỗ Thị Nhàn nhận tiền rồi mang cất ở nhà.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2018, giai đoạn dự thảo kết luận thanh tra, xin ý kiến các bộ, ngành và sau đó ban hành kết luận thanh tra tại SCB, Văn và Nguyễn Nam Tuấn 3 lần mang các thùng xốp đựng tiền USD để đưa cho Đỗ Thị Nhàn.Tổng cộng 5 triệu USD.

Sau mỗi lần đưa tiền tại nhà riêng, bà Nhàn hỏi thì được cho biết tiền này là của Trương Mỹ Lan cảm ơn vì đã giúp và hỗ trợ SCB trong quá trình thanh tra. Nhận tiền, bà Nhàn cho vào thùng khác, cất giấu trong phòng ngủ.

Khoảng tháng 12/2022, Đỗ Thị Nhàn chia số tiền thành 2 phần, mang 2,6 triệu USD gửi nhờ tại nhà họ hàng ở TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Số tiền còn lại, Nhàn cho vào thùng sắt, khóa lại, mang sang nhà em trai, cất trong phòng ngủ rồi khóa tủ và cầm chìa khóa.

Đề nghị xem xét lại tội danh

Bào chữa cho bị cáo Nhàn, luật sư cho rằng, khi đại diện VKS luận tội đã ghi nhận cho Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra 4 tình tiết giảm nhẹ, thế nhưng mức án đề nghị chung thân là quá nghiêm khắc và truy tố tội Nhận hối lộ là không phù hợp.

Theo luật sư, hành vi của các bị cáo trong đoàn thanh tra là một vòng khép kín, các bị cáo khác trong đoàn thanh tra bị cáo buộc với vai trò đồng phạm về tội tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (mức phạt cao nhất chỉ 15 năm tù), thế nhưng chỉ riêng Nhàn bị truy tố tội Nhận hối lộ, có khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình, là "quá cao, không công bằng đối với bị cáo". Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại về tội danh đối với bị cáo Nhàn.

Cũng theo luật sư, dù bị cáo Nhàn nhận số tiền 5,2 triệu USD, nhiều hơn so với các bị cáo trong đoàn thanh tra, nhưng đây không phải là căn cứ để định tội danh khác, so với các bị cáo còn lại.

Bên cạnh đó, bị cáo Nhàn không chủ động gặp, thỏa thuận, bàn bạc đối với Trương Mỹ Lan để thực hiện công việc gì giúp cho Trương Mỹ Lan.

Thời điểm nhận tiền đã kết thúc quá trình thanh tra, hoàn tất kết luận thanh tra, ý thức chủ quan khi nhận tiền là thụ động. Điều này có thể coi trách nhiệm thanh tra của bị cáo đã hoàn thành. Việc chỉnh sửa số liệu trong dự thảo báo cáo kết quả thanh tra là do bị cáo nhận chỉ đạo.

Ngoài ra, bị cáo có 4 tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn, ăn năn hối cải, tự nguyện khắc phục hậu quả, có thành tích trong công tác.

Từ đó, luật sư mong tòa cho bị cáo hưởng mức án nhân đạo, nhân văn và khoan hồng, với mức án thấp hơn theo đề nghị của VKS.

Đồng thời, luật sư đề nghị tòa xem xét trả lại cho gia đình bị cáo đã nộp thừa số tiền thừa để khắc phục hậu quả so với số tiền mà Nhàn đã nhận hối lộ.

 

Kỷ luật nhiều cán bộ ở Thanh Hóa vì liên quan đến các sai phạm

QUÁCH DU

https://laodong.vn/xa-hoi/ky-luat-nhieu-can-bo-o-thanh-hoa-vi-lien-quan-den-cac-sai-pham-1320294.ldo

Thanh Hóa - Trong quý I năm 2024, có 24 cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan trên địa bàn tỉnh bị kỷ luật do liên quan đến các sai phạm.

Theo báo cáo, trong quý I năm 2024, có 24 cán bộ, công chức, viên chức (thuộc 11 đơn vị ở tỉnh Thanh Hóa) bị xử lý kỷ luật do liên quan đến các sai phạm.

Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa (có 3 người bị cảnh cáo); Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (có 1 người bị khiển trách); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có 1 người bị khiển trách); Sở Y tế (1 người bị khiển trách); huyện Hà Trung (có 5 người bị khiển trách và 2 người bị cảnh cáo); huyện Thọ Xuân (có 6 người bị khiển trách)...

Được biết trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2024, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra đột xuất tại một số đơn vị trong tỉnh.

Trong quý I năm 2024, cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra đối với 19 đơn vị cấp huyện, 35 đơn vị cấp xã, 4 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, huyện.

Theo báo cáo, trong quý I năm 2024, có 24 cán bộ, công chức, viên chức (thuộc 11 đơn vị ở tỉnh Thanh Hóa) bị xử lý kỷ luật do liên quan đến các sai phạm.

Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa (có 3 người bị cảnh cáo); Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (có 1 người bị khiển trách); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có 1 người bị khiển trách); Sở Y tế (1 người bị khiển trách); huyện Hà Trung (có 5 người bị khiển trách và 2 người bị cảnh cáo); huyện Thọ Xuân (có 6 người bị khiển trách)...

Được biết trước đó, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch kiểm tra công vụ năm 2024, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra đột xuất tại một số đơn vị trong tỉnh.

Trong quý I năm 2024, cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra đối với 19 đơn vị cấp huyện, 35 đơn vị cấp xã, 4 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, huyện.

 

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng: Đề nghị bác yêu cầu trả sổ tiết kiệm trăm tỉ

VIỆT DŨNG                

https://laodong.vn/phap-luat/vu-chiem-doat-433-ti-dong-de-nghi-bac-yeu-cau-tra-so-tiet-kiem-tram-ti-1320289.ldo

Nhóm đại gia và siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành thực hiện hợp đồng giả cách đồng sở hữu sổ tiết kiệm, từ đó nữ bị cáo này đã chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của 3 ngân hàng.

Chiều 27.3, sau hơn một ngày xét hỏi, Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đã nêu quan điểm và bác kháng cáo xin giảm nhẹ mức án tù chung thân của Nguyễn Thị Hà Thanh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hơn 433 tỉ của 3 ngân hàng và 4 cá nhân.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, bị cáo Thành phạm tội nhiều lần (26 vụ), với số tiền rất lớn. Chỉ cần tính riêng một lần thì mức phạt đã đủ án chung thân. Thành kháng cáo xin giảm nhẹ, dù có vài tình tiết mới (người thân nộp thêm tiền khắc phục hậu quả) nhưng không đủ để chấp nhận.

Ngoài ra, cơ quan công tố cũng đề nghị HĐXX bác kháng cáo của 9 người khác. Ba bị cáo được Viện Kiểm sát đề nghị giảm mỗi người 3 tháng đến 1 năm tù, do khắc phục thêm tiền, vai trò thứ yếu trong vụ án.

Ngoài kháng cáo phần hình sự của các bị cáo này, một loạt các cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng cũng kháng cáo về phần dân sự, song đều bị Viện Kiểm sát đề nghị bác bỏ.

Trong đó, 4 người được xác định là "bị hại", do bị Thành câu kết cán bộ ngân hàng lừa đảo. Phần thiệt hại của họ do Hà Thành bồi thường. Những người này kháng cáo xin thay đổi tư cách tố tụng sang người liên quan, đề nghị ngân hàng trả lại tiền trong sổ tiết kiệm cho họ, do nhân viên ngân hàng có sai phạm thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu này bị Viện Kiểm sát đề nghị bác.

4 đại gia còn lại là người có quyền nghĩa vụ liên quan, do xác định thực tế có quan hệ vay nợ với Thành. Họ bị cho rằng, ham lãi suất cao do Thành hứa hẹn nên tạo các hợp đồng giả cách về việc đồng sở hữu sổ tiết kiệm với Thành để vừa nhận lãi ngân hàng, vừa nhận lãi thưởng mà Thành hứa hẹn.

Sổ tiết kiệm của họ bị tòa sơ thẩm tuyên để nguyên tại các ngân hàng, chịu phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường dân sự mà Thành gây ra cho 3 ngân hàng.

Họ kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm tuyên các ngân hàng giải phong tỏa để họ rút tiền về, do thủ tục gửi tiền vào ngân hàng hoàn toàn đúng luật. Yêu cầu này hôm nay bị Viện Kiểm sát đề nghị bị bác.

Trong khi đó, các Ngân hàng NCB, PVcomBank kháng cáo đề nghị tòa yêu cầu các đại gia đã nhận tiền lãi của ngân hàng, từ các hợp đồng giả cách với Hà Thành, phải trả lại số tiền lãi đã hưởng bị Viện Kiểm sát đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận.

Cũng trong bản luận tội, Viện Kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận VietABank tiếp tục phong tỏa số cổ phần (26%) tại Công ty MHD của Hà Thành để khắc phục hậu quả phần sai phạm của bị cáo với ngân hàng này, còn 249 tỉ đồng.

Song Thành khai, nguồn tiền Thành dùng mua cổ phần do vay mượn cả 3 ngân hàng, do đó để đảm bảo quyền lợi của cả 3 ngân hàng này, Viện Kiểm sát đề nghị tòa dùng số cổ phần này để khắc phục thiệt hại cho cả 3 ngân hàng, không riêng VietABank.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục phần tranh tụng.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment