Đối Thoại Điểm Tin ngày 31
tháng 03 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tajikistan:
Có làn sóng người di cư chạy khỏi Nga sau vụ thảm sát ở Moscow
Pháp
hồi hương hài cốt lính thuộc địa thiệt mạng ở Điện Biên Phủ
Vụ
bắt giữ con tin trong hộp đêm ở Hà Lan kết thúc khi nghi phạm đầu hàng
Pháp hồi hương
hài cốt lính thuộc địa thiệt mạng ở Điện Biên Phủ
Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam ‘có thể giúp bình
ổn’ quan hệ Mỹ-Trung
Nguồn tin
Reuters: Mỹ đã đồng ý chuyển thêm bom, máy bay chiến đấu tới Israel
Mỹ áp đặt hạn chế thị thực mới đối với các quan chức
Hong Kong vì đàn áp nhân quyền
Công
an Tuyên Quang bắt ông Lê Phú Tuân với cáo buộc đăng video chống Nhà nước
Pháp
hồi hương hài cốt binh sĩ chết tại Điện Biên Phủ
Việt
Nam chưa cấp phép cho lao động sang Hàn làm trong lĩnh vực dịch vụ
Tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,6% trong quý một, thặng dư hơn tám tỷ đô la
Bộ
Công thương cam kết đủ điện cho mùa hè năm nay
Các
tổ chức quốc tế lên án vụ bắt giữ năm nhà sư và ba tín đồ của chùa Đại Thọ
Việt
Nam có đang ỷ lại quá mức vào "ngoại giao cây tre"?
Yêu
cầu “đột phá” của Thủ tướng vẫn giáo điều lỗi thời!
Bộ
Công an và Bộ Nội vụ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tăng cường hợp tác an
ninh
Ngân
hàng nước ngoài phản đối bà Trương Mỹ Lan bán toà nhà Capital Place ở Hà Nội để
trả tiền đền bù
Việt
Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo xuất sang Indonesia
Bắc
Kạn: bắt Giám đốc Điện lực huyện Na Ri do chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng
Vì
an ninh, tàu có thuyền viên Việt Nam tạm dừng khai thác tuyến hàng hải ở Trung
Đông và Châu Phi
Vụ
Trụ trì Thạch Chanh Đa Ra ở Vĩnh Long: thêm năm người bị bắt
Biển
Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừng
Vụ
Tập đoàn Phúc Sơn: thêm lãnh đạo, cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi bị bắt
Hãng xe điện BYD của Trung Quốc trì hoãn kế hoạch xây nhà máy ở
Việt Nam
Mỹ
đánh thuế chống trợ cấp đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam
Ngân
hàng Thế giới trả cho Việt Nam hơn 51 triệu đô la tín chỉ carbon
Danh sách tỷ phú
Hurun: ông Phạm Nhật Vượng và các tỷ phú Việt Nam tăng hạng
Ông Putin có thể
thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?
Phiên tòa Vạn Thịnh
Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?
Nơi hành quyết cũng
là sân bóng đá
Nạn nhân Việt Nam
trong hoạt động buôn người ở Đông Nam Á
Muôn vị nhân gian:
khi ẩm thực là niềm hoan lạc
RFA đóng cửa văn
phòng Hong Kong do lo ngại an toàn của nhân viên
VnDirect bị tấn
công: doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho rủi ro an ninh mạng
Dinh Độc Lập tháng
3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế
Vụ Tập đoàn Phúc
Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ
Liệu Hun Sen có thể
bắt chước thành công của Lý Quang Diệu?
Chủ tịch nước từ
chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'
Biển Đông : Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Philippines
tăng cường an ninh hàng hải
Nhật Bản và Mỹ thắt chặt hợp tác an ninh với Anh, Úc và
Philippines
Thăm Lào, Bắc Triều Tiên khẳng định tính chính đáng tăng cường
năng lực phòng thủ của Bình Nhưỡng
Việt Nam : HLV Troussier phải bỏ cuộc chơi, áp lực lớn hay tham
vọng quá cỡ từ người hâm mộ?
Hoa Kỳ siết chặt thêm xuất khẩu chip điện tử sang Trung Quốc
Nga : Quân đội thông báo bắt đầu đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự
mùa xuân
Gaza : Thủ tướng Israel Netanyahu ủng hộ đàm phán đình chiến,
nhưng vẫn không ngừng oanh kích
The Economist : Đảng cộng sản Việt Nam thuộc loại « bí mật nhất
quả đất »
Nga mượn cớ là nạn nhân ‘‘chiến tranh’’ để ‘‘quân sự hóa’’
toàn dân
Thủ tướng Ba Lan hối thúc Liên Âu đầu tư quốc phòng vì châu Âu
bước vào "thời tiền chiến"
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa bỏ rơi các thành phố lớn nếu bầu cho đối
lập
Bulgarie và Rumani chính thức gia nhập khối Schengen sau 13 năm
chờ đợi
Đài RFA của Mỹ đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới
Giáo hoàng không tham gia chặng Đàng Thánh Giá, làm dấy lên lo
ngại về tình trạng sức khoẻ
Pháp chuẩn bị đưa 6 hài cốt binh sĩ tử trận ở Điện Biên Phủ về
nước
Đại học Paris Cité tổ chức hội thảo tưởng nhớ Pierre Brocheux, nhà
nghiên cứu về Việt Nam
Il Volo và dòng nhạc bán cổ điển : 15 năm thành công sự nghiệp
Tại Liên Hiệp Quốc, Nga phủ quyết triển hạn cơ chế giám sát các
trừng phạt nhằm vào Bắc Triều Tiên
(AFP) – Nga thông báo phá vỡ âm mưu
khủng bố mới. Cơ
quan tình báo FSB khẳng định trong một thông cáo ra ngày 29/03/2024, họ
đã « ngăn chặn được các hoạt động khủng bố của ba kiều dân một
quốc gia Trung Á, dự định đánh bom trong một nơi công cộng trong vùng
Stavropol » phía tây nam nước Nga. Truyền hình Nga đã phát những
hình ảnh cho thấy nhiều người đàn ông bị các nhân viên mật vụ FSB đè xuống đất,
giữa hai chiếc xe hơi. Thông báo được đưa ra đúng một tuần sau vụ tấn công
khủng bố tại nhà hát gần Matxcơva làm 144 người chết. Trong vụ này 12 nghi can
người gốc các nước Trung Á đã bị bắt giữ.
(Reuters)
– Nga yêu cầu các cường quốc ngừng « bóp nghẹt » Bắc Triều Tiên. Phát biểu được người phát ngôn bộ
Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đưa ra ngày 29/03/2024 ngay sau khi Nga phủ
quyết triển hạn cơ chế giám sát các trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên tại Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Theo bà Maria Zakharova, « Hội Đồng
Bảo An không thể áp dụng những mô hình cũ đối với vấn đề của bán đảo Triều
Tiên », đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh muốn dùng mọi
cách « bóp nghẹt » Bắc Triều Tiên và không hề
muốn « giải quyết theo con đường hòa bình »
(AFP) –
Nhiều đồng hồ hàng hiệu không khai báo được phát hiện tại nhà riêng tổng
thống Peru. Đợt
khám xét được tiến hành tối 29/03/2024 trong khuôn khổ một cuộc điều tra về làm
giàu bất chính. Tổng thống Peru bị tình nghi không khai báo khối tài sản là một
bộ sưu tập đồng hồ Rolex đắt tiền. Theo Hiến Pháp Peru, trong trường hợp bị
truy tố, bà Dina Boluarte sẽ không phải ra tòa trước tháng 07/2026, ngày kết
thúc nhiệm kỳ tổng thống.
(AFP) -
Ba Lan thông báo triển khai « kế hoạch B » nhằm cho phép nữ giới được tự do
tiếp cận thuốc tránh thai. Trước đó, liên minh cầm quyền thân châu Âu của Ba Lan đã thông
qua dự luật cho phép nữ giới trên 15 tuổi được tự do sử dụng thuốc tránh thai
khẩn cấp. Tuy nhiên, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã yêu cầu Quốc Hội xem xét
lại dự luật này. Ông cho biết « không thể chấp nhận các giải pháp
pháp lý cho phép trẻ em dưới 18 tuổi tiếp cận thuốc tránh thai mà không có sự
giám sát y tế và không tính đến trách nhiệm của cha mẹ ». Vì
vậy hôm qua, 29/03/2024, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã cho biết chính
phủ « đang triển khai kế hoạch B » nhằm
tránh sự cản trở của tổng thống, bằng cách cho phép các dược sĩ kê sẵn loại
thuốc này trên đơn.
(UNEP) –
Ngày Quốc tế không rác thải 30/03. Được tổ chức từ năm 2023, mục đích của sự kiện này là nhấn
mạnh đến việc tăng cường quản lý rác thải ở quy mô toàn cầu và quảng bá cho các
cách tiêu thụ và sản xuất bền vững. Hàng năm, nhân loại thải ra từ 2,1 đến 2,3
tỉ tấn rác thải rắn ở địa phương. Khoảng 2,7 tỉ người không được hưởng dịch vụ
thu gom rác thải, trong đó có 2 tỉ người sống ở nông thôn. Tình trạng ô nhiễm
do rác thải gây ra đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và nền kinh
tế. Nếu không có biện pháp khẩn cấp nào, số lượng rác thải rắn ở địa phương sẽ
đạt mức 3,8 tỉ tấn từ nay đến năm 2050.
AFP –
Vòng loại World Cup 2026 : FIFA ấn định chiến thắng 3-0 cho đội tuyển Nhật Bản trong trận lượt về vòng loại cho
Cúp bóng đá Thế giới 2026, trận đấu đã bị Bắc Triều Tiên tự ý hủy theo thông
tin từ Liên Đoàn Bóng Đá Nhật ngày 30/03/2024. Trận vòng loại này dự kiến diễn
ra ngày 26/03/2024, tại Bình Nhưỡng, nhưng trước trận đấu, chính quyền Bắc
Triều Tiên đã bất ngờ thông báo hủy mà không cho biết lý do. Liên Đoàn Bóng đá
Thế giới cho biết không thể sắp xếp lại lịch và ghi nhận chiến thắng cho Nhật
Bản trong trận không diễn ra này. Tuần trước trận lượt đi Nhật đã thắng Bắc
Triều Tiên 1-0 tại Tokyo.
Tin Tức: Chủ Nhật, ngày 31 tháng 3 năm 2024
1.BÌNH DƯƠNG: HAI NGƯỜI BỊ KHỞI TỐ VÌ BÌNH
LUẬN VỤ ÁN HỒ DUY HẢI TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Hôm 28/3, Cơ quan An ninh Điều tra - Công an tỉnh Bình Dương đã
khởi tố bị can đối với hai ông Nguyễn Đức Dự và Hoàng Quốc Việt về cáo buộc
“lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Ông Dự, sinh
năm 1976, bị bắt tạm giam, trong khi đó ông Việt, sinh năm 1978, bị cấm đi khỏi
nơi cư trú. Lý do vì cả hai đều có nhiều bài viết bình luận về vụ án tử tù Hồ
Duy Hải mà cơ quan công rằng “đã xúc phạm các cơ quan tư pháp”. Tuy nhiên, cơ
quan công an cũng như báo chí “lề đảng” không tiết lộ nội dung các bài viết của
hai ông Nguyễn Đức Dự và Hoàng Quốc Việt. Vụ án Hồ Duy Hải gây chấn động dư
luận nhiều năm nay bởi nhiều tình tiết đã chứng minh người này bị oan nhưng vẫn
bị tuyên “tử hình”. Giống như Hồ Duy Hải, hai tử tù khác là Lê Văn Mạnh và Nguyễn
Văn Chưởng đều có các tình tiết, bằng chứng chứng minh họ bị oan nhưng đã bị
cầm tù nhiều năm. Ông Lê Văn Mạnh đã bị nhà cầm quyền hành quyết, bất chấp sự
lên án của các cơ quan quốc tế cũng như dư luận trong nước. Ông Nguyễn Đức Dự
và ông Hoàng Quốc Việt là hai trong số 6 người bị khởi tố theo điều 331 chỉ
trong vòng 3 tháng đầu năm 2024.
2.FACEBOOKER LÊ PHÚ TUÂN BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC XÂM PHẠM
LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC
Ông Lê Phú Tuân, 52 tuổi, quê Tuyên Quang, một người đối kháng
với nhà cầm quyền vừa bị bắt hôm 29/3/2024 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do
dân chủ” theo điều 331 BLHS. Ông Tuân bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc
Công an huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang kết luận các bài đăng của ông Tuân đã
“gây dư luận xấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà
nước, hạ thấp uy tín của cơ quan Nhà nước; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của những người thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội”. Cụ thể, từ tháng 9-2023 đến tháng 12-2023, ông Lê Phú Tuân
đã sử dụng danh khoản Facebook cá nhân để phát trực tiếp (livestream) nhiều
lần, đăng tải 21 video có nội dung xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của một số cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và nhiều cá nhân
khác. Tính từ đầu năm đến nay, ông Tuân là người thứ 6 bị khởi tố và người thứ
năm bị bắt theo điều 331. Ba ngày trước, công an CSVN tại tỉnh Vĩnh Long đã bắt
nhà sư Thạch Chanh Đa Ra, trụ trì Chùa Đại Thọ ở địa phương này, và một Phật tử
là ông Kim Khiêm cũng với cáo buộc vi phạm điều 331.
3.ĐÀI RFA ĐÓNG CỬA VĂN PHÒNG TẠI
HONGKONG
Ngày 29/3 Đài Á Châu Tự Do (RFA) ra thông báo đóng cửa văn phòng
tại Hong Kong. Quyết định này được đưa ra bởi những lo ngại về an toàn của nhân
viên sau khi Luật An ninh Quốc gia mới được ban hành. Luật mới áp dụng cho
Hongkong, tức Điều 23 vừa ban hành hôm 23/3 nhằm bổ sung cho Luật An ninh Quốc
gia do Trung cộng ban hành từ năm 2020. Điều 23 cho phép tăng các hình phạt
nghiêm khắc hơn, bao gồm bỏ tù từ vài năm đến chung thân đối với các tội danh
như phản quốc, kích động nổi loạn, tiết lộ bí mật nhà nước, gián điệp và can
thiệp từ bên ngoài. Đồng thời siết chặt kiểm soát hơn đối với các tổ chức chính
trị nước ngoài hoạt động ở Hong Kong, thông qua các điều khoản về việc định
nghĩa “thế lực ngoại bang" và cấm "can thiệp từ bên ngoài".
Giống như cộng sản Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh đều cáo buộc đài
RFA và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là thành phần “chống phá” và “thế lực phản
động nước ngoài”.
4. HOA KỲ HẠN CHẾ CẤP THỊ THỰC MỚI ĐỐI VỚI GIỚI QUAN CHỨC HONGKONG
Quyết định trên nhằm trừng phạt việc đàn áp nhân quyền, đặc biệt
sau khi Bắc Kinh siết chặt Luật An ninh mạng trên lãnh thổ Hongkong bằng việc
ban hành thêm Điều 23. Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao nước này đang thực hiện các
bước để áp đặt các hạn chế mới về thị thực đối với nhiều quan chức Hong Kong
chịu trách nhiệm về việc tăng cường đàn áp các quyền và quyền tự do,” ông
Blinken nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 29/3. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu
tên các quan chức được nhắm là mục tiêu. Đạo luật Chính sách Hong Kong của Mỹ
yêu cầu Bộ Ngoại giao phải báo cáo hàng năm trước Quốc hội về các điều kiện ở
Hong Kong. Bắc Kinh cáo buộc Mỹ “can thiệp một cách thô bạo” vào các vấn đề của
Hong Kong và các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Hong Kong, một thuộc địa cũ của
Anh, trở lại dưới sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997, với sự bảo đảm rằng
quyền tự chủ và tự do ở mức độ cao sẽ được bảo vệ theo công thức “một quốc gia,
hai chế độ”. Tuy nhiên, Bắc Kinh trong những năm qua đã tăng cường đàn áp các
quyền và quyền tự do để thay đổi Hong Kong giống như Bắc Kinh, Thượng Hải, và
tất cả các thành phố khác của Trung cộng để dễ bề cai trị.
VNTB – Trên 30 Hội thánh Tin lành tại Việt Nam lên tiếng
về các ông Y Bum Bya và Y Krec Bya
VNTB – Đội tuyển
quốc gia và sự thui chột của độc đảng
VNTB
– Tiền đâu để “chuyển đổi xanh”?
VNTB
– Quyết Định Số 1334/QĐ-TTg và người Việt hải ngoại – Phần 3
VNTB
– Thầy truyền đạo Y Krếc Byă nhận 13 năm tù cho tiếng nói tự do
Triển
vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc
30/03/1836:
Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad
Nghệ
thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Sạn
chữ* (kỳ 1): Sách giáo khoa Tiểu học – sai dấu câu31/03/2024
Quy
hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 3)31/03/2024
Hồn của đất30/03/2024
Trí thức hay
nô bộc?30/03/2024
Tình
hình Ukraine ngày thứ 76530/03/2024
Quy
hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 2)30/03/2024
Thiếu
tướng Rahlan Lâm: “Nếu về Việt Nam rồi… mà đủ điều kiện [đi tỵ nạn] thì Việt
Nam vẫn cho đi”29/03/2024
Vài
gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 29-3-202429/03/2024
Nguyễn
Hòa Bình tự châm dầu vào lửa đốt mình?29/03/2024
Ngô
Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ đang lên mạnh nhất thế giới
Hoàng
Quốc Dũng - Chiến tranh thế giới thứ III ?
Lê
Xuân Nghĩa - Sự nghiệt ngã cho nước Nga dưới sự trị vì của ông Putin
Nguyễn
Đắc Kiên - Trí thức hay nô bộc ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Hồn của đất 31/03/2024
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung
thư 31/03/2024
Việt Nam vận động ráo riết cho quy chế kinh tế thị trường 31/03/2024
Đổi tên các địa danh đã có hằng trăm năm* 30/03/2024
Thẩm phán không muốn quay phim trên tòa vì sợ … xấu 30/03/2024
Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh
thổ 30/03/2024
Khủng bố tại Matxcơva: Sóng ngầm từ các lực lượng Hồi giáo vũ
trang 30/03/2024
Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công
an đã chết? 29/03/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Lùm xùm về Shark Thủy
vừa bị bắt; gần 340 tỷ gửi ngân hàng bị 'bốc hơi'
TPO - Tiền gửi bị 'bốc hơi', ngân hàng phải
chịu trách nhiệm; Thủ tướng 'lệnh' hoàn thành 2 dự án cao tốc trước ngày
30/4; Công chức, viên chức sẽ bị cắt bỏ nhiều khoản phụ cấp từ
1/7; Các doanh nghiệp của Shark Thủy nợ như 'chúa chổm'... là những thông
tin đáng chú ý trong tuần qua.
Tiền gửi bị 'bốc hơi', ngân hàng phải chịu trách nhiệm
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can,
bắt tạm giam Bùi Thị Hoài Anh - Giám đốc Ngân hàng MSB Chi nhánh Thanh Xuân (Hà
Nội). Theo thông tin ban đầu, bà Bùi Thị Hoài Anh có hành vi gian dối, chiếm
đoạt tài sản của 8 bị hại là những người gửi tiền tại MSB, với tổng số tiền 338 tỷ
đồng.
Trao đổi với PV Tiền Phong, hai trong số 8 nạn nhân
vụ việc này - là bà Nguyễn Thị Lân và bà V.T.K.O. (cùng trú tại Hà Nội) cho
biết, cả hai cùng được cán bộ MSB mời mở tài khoản tại MSB vào tháng 3/2021.
Khách hàng không được quản lý tài khoản trên app điện thoại, không được cài tin
nhắn thông báo số dư tài khoản qua điện thoại.
Sau khi mở tài khoản tại MSB, các bà Lân và bà O. đã nhiều lần
chuyển tiền vào tài khoản và nhận giấy xác nhận có đóng dấu đỏ chữ ký của lãnh
đạo ngân hàng. Đến đầu tháng 10/2023, số dư (theo xác nhận của ngân hàng) trong
tài khoản của bà Lân là 58,65 tỷ đồng (tại ngày 7/10) và tài khoản bà O. là
27,7 tỷ đồng (tại ngày 5/10). Tuy nhiên, cùng trong ngày 12/10/2023, bà Lân và
bà O. yêu cầu sao kê tài khoản, và cả hai phát hiện số tiền trong tài khoản của
cả hai “bốc hơi” gần hết, chỉ còn dưới 100.000 đồng.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho biết:
“Việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng MSB bị mất tiền chứng tỏ hệ thống có lỗ
hổng. Lỗ hổng này có thể là quy trình ngân hàng, có thể là việc thực hiện các
quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của cán bộ
ngân hàng và cuối cùng là quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
Theo ông Hiếu, vụ việc này hoàn toàn lỗi trong hệ thống ngân
hàng. “Cán bộ ngân hàng làm sai, phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm”- Ông
Hiếu nói đồng thời cảnh báo người gửi tiền cần phải đăng kí dịch
vụ sms theo dõi biến động số dư tài khoản mỗi khi có giao dịch.
Thủ tướng 'lệnh' hoàn thành 2 dự án cao tốc
trước ngày 30/4
Sáng 29/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính -
Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng
điểm ngành giao thông vận tải - chủ trì họp phiên thứ 10.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, sau cuộc
họp lần thứ 9, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã chủ động, tích cực, phối
hợp triển khai tốt các giải pháp, nhiệm vụ đã đề ra với tinh thần "chỉ bàn
làm, không bàn lùi".
"Triển khai các dự án trọng điểm GTVT có ý nghĩa rất lớn,
trước hết là thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, nhân dân vui
mừng, phấn khởi, góp phần giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế trong điều kiện hiện nay, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương
có dự án và cả nước theo trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây", Thủ tướng nêu
rõ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các doanh nghiệp dự án, nhà
thầu tập trung hoàn thiện các thủ tục, thi công "3 ca 4 kíp" bảo đảm
hoàn thành 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi
Vọt (đoạn đủ điều kiện yêu cầu kỹ thuật), Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
trước ngày 30/4.
Công chức, viên chức sẽ bị cắt bỏ nhiều khoản
phụ cấp từ 1/7
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, sẽ thực
hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết
27-NQ/TW từ ngày 1/7.
Nghị quyết 27 nêu, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ
lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.
Thay vào đó, nhà nước xây dựng chế
độ tiền lương mới với cơ cấu như sau: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các
khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng
bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, các khoản phụ cấp sẽ được sắp xếp lại, thay đổi nhiều
so với chế độ phụ cấp hiện hành. Nguyên tắc đề ra là tổng quỹ phụ cấp chiếm tối
đa 30% tổng quỹ lương.
Cụ thể, những khoản phụ cấp bị cắt bỏ của công chức khi cải cách
tiền lương bao gồm: Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để
bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo
(do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức
vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã
đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều
kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Các doanh nghiệp của Shark Thủy nợ như 'chúa chổm'
Ngày 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho
biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công
an (C03) vừa khởi tố bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Thủy (người thường được biết đến là
Shark Thủy) - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Công ty CP Tập đoàn giáo dục Egroup, Công ty CP Đầu tư và Phân phối Egame cùng
đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thông
qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup.
Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egroup là công ty mẹ, là doanh nghiệp
chủ chốt trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Ngọc Thủy, trải rộng trên nhiều lĩnh
vực từ giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe đến thực phẩm. Các công ty con nổi
bật của Egroup, gồm Công ty CP Đầu tư Apax Holdings (mã chứng khoán: IBC) -
đứng sau chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, hệ thống mầm non Igarten, trường
liên cấp Firbank Australia...
Từ năm 2022, chuỗi Anh ngữ Apax Leaders của ông Thủy liên tục
vướng lùm xùm sau khi bị phụ huynh tố nhiều trung tâm Anh ngữ không hoàn trả
học phí cho phụ huynh, đóng cửa không thông báo lý do…
Bảo hiểm xã hội TPHCM ghi nhận chi nhánh của Apax Leaders còn
chậm đóng các bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là 31 tỷ đồng đối với người lao
động Việt Nam và 1,3 tỷ đồng với người nước ngoài.
Bảo hiểm Xã hội Hà Nội công bố, tính đến cuối tháng 11/2023,
hàng loạt doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Shark Thuỷ đã nợ lên tới hơn 100
tỷ đồng.
EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần
Bộ Công Thương cho biết, ngày 26/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê
Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều
chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế
Quyết định 24/2017/QĐ-TTg.
Theo quyết định mới, hằng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất
kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá bán điện bình quân
được xem xét, điều chỉnh theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu
(phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và
điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều
hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào
giá điện.
Đáng chú ý, chi phí điều hành giao dịch thị trường điện lực và
chi phí điều hành - quản lý ngành là khoản được đưa vào trong chi phí sản xuất
kinh doanh điện của EVN sau khi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0)
được đưa về Bộ Công Thương.
Theo quyết định mới, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở
lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm
tương ứng. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên, giá điện được phép
điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3
tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Bà Trần Uyên Phương
quay lưng khi nữ đại gia bất động sản 'quỳ lạy'
https://tuoitre.vn/ba-tran-uyen-phuong-quay-lung-khi-nu-dai-gia-bat-dong-san-quy-lay-20240330164916858.htm
Cuộc gặp giữa bà Trần
Uyên Phương - con gái ông Trần Quí Thanh và nữ đại gia bất động sản Kim Oanh
bất thành, dù bà Oanh đã quỳ lạy xin chuộc lại tài sản.
Đây là cuộc gặp cuối cùng trước khi bà Kim Oanh gửi đơn tố cáo
cha con ông Thanh.
Tòa án nhân dân TP.HCM đã có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ
án liên quan ông Trần Quí Thanh và
hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích về tội "lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản".
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 23-4 đến 25-4 tại TP.HCM.
Quỳ
lạy xin chuộc lại hai dự án bất động sản
Trước ngày tòa xét xử, kết quả điều tra, truy tố của cơ quan
chức năng hé lộ những tình tiết gay cấn liên quan giao dịch trị giá ngàn tỉ
giữa cha con ông Trần Quí Thanh và "nữ đại gia bất động sản" Đặng Thị
Kim Oanh - chủ tịch Công ty địa ốc Kim Oanh.
Trong cuộc gặp cuối cùng trước khi gửi đơn tố giác tới cơ quan
công an, bà Đặng Thị Kim Oanh dẫn theo các con tới trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát
để gặp bà Trần Uyên Phương.
Cuộc gặp diễn ra cuối tháng 10-2020.
Sau khoảng 20 phút trao đổi về hai dự án bất động sản Minh Thành
và Nhơn Thành (Đồng Nai) và việc giao dịch tiền, khi bà Uyên Phương đứng lên
chuẩn bị rời đi, bà Kim Oanh bất ngờ quỳ xuống nền nhà.
"Chị quỳ chị lạy em… chị đau khổ…" - bà Kim Oanh vừa
quỳ, chắp tay vái và vừa khóc trước bà Uyên Phương.
Tuy nhiên bà Uyên Phương vẫn nói "Em không xử lý được đâu
chị" và bỏ ra khỏi phòng họp.
Theo kết luận điều tra, sau cuộc gặp xin chuộc lại hai dự án bất
động sản nhưng bị từ chối, bà Kim Oanh có đơn tố cáo ông Trần Quí Thanh và hai
con gái lừa đảo chiếm đoạt dự án.
Vay
tiền lãi suất cao, bị mất luôn đất
Các giao dịch vay mượn tiền giữa bà Đặng Thị Kim Oanh và cha con
ông Trần Quí Thanh diễn ra từ năm 2019 đến 2020. Bà Oanh vay 500 tỉ đồng từ
phía ông Trần Quí Thanh.
Các bên giao dịch thông qua việc phía bà Oanh ký hợp đồng giả
cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành và thỏa thuận hứa chuyển
nhượng/nhận chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho phía ông Thanh.
Mỗi công ty này là chủ đầu tư một dự án bất động sản có địa điểm
ở tỉnh Đồng Nai.
Theo cáo buộc của viện kiểm sát, ông Thanh và hai con gái thông
qua môi giới đã cho vay tiền với lãi suất 3%/tháng nhưng yêu cầu các chủ tài
sản, dự án phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của
dự án để che giấu bản chất của cho vay.
Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo
thỏa thuận "cam kết bán lại", bên cho vay đã đưa ra các lý do để
không trả lại tài sản cho chủ tài sản.
Theo cáo trạng, có 4 bị hại vay tiền của ông Trần Quí Thanh sau
đó bị chiếm đoạt tài sản gồm: ông Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn
Chung và bà Đặng Thị Kim Oanh. Tổng giá trị bị chiếm đoạt của bốn bị hại lên
tới hơn 1.048 tỉ đồng.
Ông
Trần Quí Thanh chịu trách nhiệm chính
Cáo trạng xác định trong vụ án này, ông Trần Quí Thanh là người
phải chịu trách nhiệm chính, tiếp theo là bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc
Bích.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố ba bị can về tội
"lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 4, điều 175 Bộ
luật Hình sự. Khung hình phạt cao nhất theo điều khoản này có thể lên tới 20
năm tù.
Nhóm khách mất hơn 300
tỷ đồng tại MSB có lấy lại được tiền?
https://znews.vn/nhom-khach-mat-hon-300-ty-dong-tai-msb-co-lay-lai-duoc-tien-post1467532.html
Theo luật sư, người
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy tố theo pháp luật, phía Ngân
hàng MSB cũng có thể phải chịu trách nhiệm với số tiền bị mất của khách hàng.
Như đã thông tin, Cơ quan An ninh điều tra
Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc
chi nhánh Thanh Xuân Ngân hàng MSB, do có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của 8 khách hàng với số tiền 338 tỷ đồng.
Bên cạnh vấn đề xác minh hành vi phạm tội của
nữ giám đốc chi nhánh ngân hàng, việc quyền lợi của người gửi tiền vào MSB được
đảm bảo ra sao cũng được dư luận chú ý.
Khách
mất tiền có được lấy lại?
Liên quan tới quyền lợi người gửi tiền và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, theo tiến sĩ, luật sư Nguyễn
Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp, Đoàn
Luật sư thành phố Hà Nội, trong trường hợp này trước hết cần phải xác minh làm
rõ phương thức thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của giám đốc chi nhánh MSB Thanh
Xuân.
"Cơ quan công an chắc chắn sẽ xác định rõ
số tiền này đã được sử dụng thế nào và xác định trách nhiệm của ngân hàng đối
với số tiền này để đảm bảo quyền lợi của khách hàng", vị luật sư chia sẻ.
Theo đó, trong trường hợp phát hiện hành vi
thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đối tượng trên - tức bà Hoài Anh - là
người thực hiện hành vi có thể bị truy tố theo tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản phải trả lại tài sản cho người bị hại, còn ngân hàng lúc này được xác
định là bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
“Cơ quan điều tra lúc này sẽ làm rõ số
tiền 338 tỷ đồng đã được chi tiêu, sử dụng như thế nào, cất giấu ở
đâu và đối tượng trên có những tài sản gì nhằm xác định hướng đi của dòng tiền.
Đây là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, đồng thời
cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức cá nhân
có liên quan theo quy định của pháp luật”, ông Thái nhận định.
Ngoài ra cơ quan chức năng cũng cần phải xác
minh làm rõ có đồng phạm hay không để xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, luật sư Nguyễn Hồng Thái đưa lời
khuyên tại thời điểm này, để lấy lại số tiền đã bị mất, người gửi tiền cần phối
hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, cung cấp thông tin bằng chứng về vụ việc để
tìm biện pháp truy vết dòng tiền, giúp nhanh chóng được bồi hoàn lại.
Ngân hàng phải có
trách nhiệm
Nhận định về sự việc trên, ông Nguyễn Trí
Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, đánh giá việc khách hàng gửi tiền tại MSB
bị mất tiền chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang có lỗ hổng.
Lỗ hổng này có thể tới từ quy trình của ngân
hàng, có thể là việc thực hiện các quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là
do đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng hoặc quy định của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN).
“Cán bộ ngân hàng làm sai, phía ngân hàng phải
chịu trách nhiệm. Tôi lấy ví dụ như tại ngân hàng của Mỹ, trường hợp người gửi
tiền bị mất do lỗi của cán bộ ngân hàng, lập tức ngân hàng có trách nhiệm trả
tiền cho khách. Và chỉ cần 3 ngày, phía ngân hàng có phương án xử lý với khách
hàng", ông Hiếu chỉ ra.
Do đó, trong vụ việc xảy ra tại MSB, vị chuyên
gia cho rằng dù cơ quan công an xác định là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của khách hàng hay là tham ô chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì phía ngân
hàng vẫn phải có trách nhiệm với người gửi tiền.
Cũng qua vụ việc mất hàng trăm tỷ đồng kể
trên, ông Hiếu cho rằng NHNN nên xem lại quy trình nghiệp vụ của các ngân hàng
thương mại. "Cơ quan quản lý cần có giải pháp để tăng cường quyền lợi
người gửi tiền, qua đó củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân
hàng", ông nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo người gửi tiền
cần phải đăng kí dịch vụ SMS (gửi tin nhắn về số điện thoại - PV) hoặc sử dụng
app banking để theo dõi biến động số dư tài khoản mỗi khi có giao dịch để đảm
bảo theo dõi được số dư trong tài khoản ngân hàng.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã
trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể
tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây
dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những
cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh
vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo...
Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về
quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Chuyên gia tài chính
cũng bị 'hack' nửa tỷ đồng trong tài khoản
https://znews.vn/chuyen-gia-tai-chinh-cung-bi-hack-nua-ty-dong-trong-tai-khoan-post1467650.html
Là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng nhưng chính ông Nguyễn Trí Hiếu cũng không tránh được việc bị kẻ gian đánh
cắp 500 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.
Trước sự vụ việc mất tiền trong ngân hàng diễn
ra liên tiếp gần đây, chia sẻ với Tri thức - Znews,
tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ nghi ngờ về lỗ hổng bảo mật
thông tin của các ngân hàng Việt.
Cụ thể, vị chuyên gia chia sẻ không chỉ những
khách hàng cá nhân bị mất tiền khi gửi vào ngân hàng, cá nhân ông Hiếu cách đây
vài tháng đến ngân
Trước sự vụ việc mất tiền trong ngân hàng diễn
ra liên tiếp gần đây, chia sẻ với Tri thức - Znews,
tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ nghi ngờ về lỗ hổng bảo mật
thông tin của các ngân hàng Việt.
Cụ thể, vị chuyên gia chia sẻ không chỉ những
khách hàng cá nhân bị mất tiền khi gửi vào ngân hàng, cá nhân ông Hiếu cách đây
vài tháng đến ngân hàng giao dịch cũng đã phát hiện số tiền 500 triệu trong tài
khoản chỉ còn 50.000 đồng.
"Cùng với ngân hàng rà soát lại hệ thống
tôi đã phát hiện đối tượng xấu sử dụng giao dịch Internet Banking (dịch vụ ngân
hàng trực tuyến - PV), cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và mạo danh tôi 2 lần
để yêu cầu ngân hàng cung cấp mật khẩu mới", ông Hiếu chia sẻ.
Vị chuyên gia cho biết sau đó, hệ thống ngân
hàng đã gửi tin nhắn mã OTP vào số điện thoại của ông nhưng thực tế lại có một
người khác có số điện thoại trùng khớp với ông nhận được mã OTP này. Còn điện
thoại của vị chuyên gia lại không hề nhận được tin nhắn mã OTP.
Sau khi có trong tay mã OTP, đối tượng xấu đã
đổi lại mật khẩu tài khoản ngân hàng và nhanh chóng thực hiện hành vi rút tiền.
“Hiện tôi đã làm đơn trình bày sự việc lên cơ
quan công an nhưng tới nay chưa có kết quả. Tôi đang dự kiến thời gian tới sẽ
viết đơn kêu cứu lên Ngân hàng Nhà nước, đồng thời khởi kiện ngân hàng ra tòa
án nhằm mục đích lấy lại số tiền đã mất", ông Hiếu nói.
Thực tế, bản thân tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu là
một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát
triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, sự việc không may xảy ra
khiến ông Hiếu càng khuyến nghị về các lỗ hổng bảo mật thông tin của ngân hàng.
Đặc biệt là việc đối tượng lừa đảo có thể đã xâm nhập vào hệ thống để đánh cắp
tin nhắn ngân hàng gửi cho chủ tài khoản.
Theo đó, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng
tuyệt đối không cung cấp các thông tin bảo mật như tên đăng nhập, mã OTP, số
thẻ, mã CVV, mật khẩu tài khoản... cho các đối tượng lạ. Đồng thời không truy
cập vào các đường link, tin nhắn, chat, cuộc gọi chưa được xác thực trong bất
kỳ trường hợp nào.
Người dân chỉ đăng nhập qua các thiết bị tin
cậy, không lưu thông tin đăng nhập trên bất kỳ thiết bị nào; đổi mật khẩu 3
tháng/lần hoặc ngay khi nghi ngờ bị lộ thông tin; xác nhận người đề nghị thực
hiện yêu cầu.
Đặc biệt, các nhà băng nhấn mạnh bất kỳ ai yêu
cầu khách hàng cung cấp mã OTP đều là đối tượng lừa đảo.
Chủ
trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Mất khả năng tài chính, kêu gọi phụ huynh đóng thêm
125 tỉ
Đặng Trinh
Bà
Nguyễn Thị Út Em, chủ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), cho biết đã mất khả
năng tài chính, kêu gọi phụ huynh đóng thêm 125 tỉ đồng để duy trì hoạt động
đến hết năm học 2023-2024.
Thông tin được nêu trong
cuộc họp giữa các cơ quan chức năng của TP HCM với bà Nguyễn Thị Út Em, chủ
trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cùng phụ huynh, chiều 30-3.
Tham dự buổi họp có gần
600 phụ huynh. Theo Thượng tá Vũ Thị Thúy Hà, Phó Phòng An ninh chính trị nội
bộ (PA 03), Công an TP HCM, chủ đầu tư của trường hiện không còn khả năng tài
chính. Bà Hà cho biết thêm vào hôm 29-3, đội ngũ giáo viên nước ngoài rất căng
thẳng, hiệu trưởng khẳng định nếu không đảm bảo tài chính sẽ nghỉ việc.
Đại diện PA 03 cũng cho
biết hiện cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của bà Út Em. Mọi cuộc
đàm phán giữa chủ trường với các nhà đầu tư đều chưa có kết quả. Nhà đầu tư do
phụ huynh giới thiệu cũng dừng ở mức tìm hiểu, nghe những lùm xùm đều rút
lui.
Khi làm việc với một số
đối tác, các bên cho rằng trường lỗ một phần do học phí đang rất thấp so với
các trường cùng chất lượng. Do đó, bà Út Em đề nghị xin hỗ trợ từ phụ huynh, là
khoản chênh lệch để bù giá học phí mà thời gian qua bà không bù nổi. Đây là
phương án ngắn hạn đến tháng 6.
Còn về dài hạn, bà Út Em
đề nghị cổ phần hóa doanh nghiệp. Phụ huynh đóng tiền, thực tế sẽ là hợp đồng
góp vốn, dân sự, phù hợp với pháp luật. Khi đó, phụ huynh được hưởng giá trị cổ
phần tương đương. Với các khoản vay từ đợt 1 cho đến nay, ai có nhu cầu thì sẽ
chuyển tiền thành cổ phần. Nếu không thì khi nhà trường có phương án như bán cổ
phần, sẽ trả lại...
Tại buổi họp, bà Nguyễn
Thị Út Em xin lỗi phụ huynh và trình bày phương án kêu gọi đóng góp. Theo
phương án này, kinh phí để duy trì dạy học từ ngày 10-4 đến hết năm học
2023-2024 là 125 tỉ đồng. Cụ thể mức hỗ trợ mà chủ trường AISVN kêu gọi phụ
huynh là 9,5 triệu đồng ở bậc mầm non, tiểu học 14,5 triệu, khối lớp 6 đến lớp
8 là 20,5 triệu mỗi tháng. Từ khối lớp 9 tới lớp 12 là 22,5 triệu đồng.
Một số phụ huynh nêu ý
kiến nếu không đồng ý đóng thêm tiền thì phương án giải quyết thế nào? Theo bà
Nguyễn Thị Út em, hiện có nhà đầu tư quan tâm đến trường, song sẽ đổi chương
trình đào tạo và không thực hiện các cam kết trước đó của AISVN với phụ huynh.
Theo ông Nguyễn Văn
Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, 125 tỉ là tính toán sơ bộ của trường. Nếu đóng
góp, phụ huynh sẽ là người giám sát quỹ này, cơ quan chức năng cử người hỗ trợ.
Trước mắt cần làm sao để học sinh trở lại học tập bình thường vào ngày 1-4 và
phương án phụ huynh đóng tiền tiếp tương đối hợp lý. Bởi nếu chuyển trường, phụ
huynh cũng phải nộp học phí ở nơi mới. Theo khảo sát mà trường thực hiện hôm
29-3, gần 85% phụ huynh tham gia muốn con tiếp tục học tại AISVN.
Ông Hiếu nói thêm ngành
GD-ĐT TP đã hứa với các giáo viên là phải giải quyết vấn đề lương, bảo hiểm,
nếu không họ sẽ nghỉ việc ngay.
Sau các ý kiến nêu ra,
các cơ quan chức năng tổ chức biểu quyết với phương án đóng thêm tiền. Phần lớn
phụ huynh có mặt trong hội trường giơ tay đồng thuận. Ông Hiếu cho biết các cơ
quan và trường sẽ lập danh sách, phụ huynh đóng tiền ngay cuối tuần này để Sở
GD-ĐT làm việc với giáo viên vào thứ 2 tới. Theo ông Hiếu, thời gian rất gấp
rút, đề xuất phụ huynh cử người, tốt nhất là có nghiệp vụ tài chính, để cùng
quản lý số tiền.
Căn
nhà phố cổ bị ép bán và hành trình lật mặt nhóm Quân “trọc” cho vay lãi khét
tiếng
https://www.anninhthudo.vn/can-nha-pho-co-bi-ep-ban-va-hanh-trinh-lat-mat-nhom-quan-troc-cho-vay-lai-khet-tieng-post571731.antd
ANTD.VN - Không chỉ cho vay lãi nặng,
đường dây “tín dụng đen” của anh em nhà họ Thạch do Thạch Anh Quân (tức Quân
“trọc”) cầm đầu còn tìm cách ép con nợ bán nhà, bán đất với giá rẻ mà không ai
dám nghĩ tới chuyện phản kháng...
Ép bán căn nhà phố cổ giá chỉ... 1,5 tỷ đồng
Theo hồ sơ của cơ quan công an, năm 2010 Thạch Anh Quân (khi ấy
34 tuổi) quyết định cùng 2 em trai là Thạch Thế Nghĩa (SN 1982) và Thạch Quân
Chính (SN 1979) hoạt động cho vay lãi nặng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba
Đình. Ba anh em kẻ đóng vai trò tìm nguồn khách cần vay tiền, người “thẩm định”
khả năng chi trả và tài sản của con nợ, đứa thì xuất tiền.
Việc làm ăn của anh em Quân “trọc” chỉ bị dừng lại khi Thạch Anh
Quân bị bắt. Năm 2011, trong một lần tham gia giao thông, Thạch Anh Quân mang
theo ma túy và bị tổ công tác 141 kiểm tra, bắt giữ. Đối tượng này sau đó bị
tòa tuyên phạt 15 tháng tù giam. Sau khi ra tù vào năm 2013, Thạch Anh Quân
cùng 2 em trai tiếp tục gây dựng lại hoạt động cho vay lãi dưới hình thức “tín
dụng đen”.
Lần này, Thạch Anh Quân quyết định mở rộng quy mô “kinh doanh”
của mình. Không chỉ có 2 em trai, đối tượng này còn thu nạp thêm nhiều tay chân
thân tín để phục vụ công việc làm ăn. Đàn em của Thạch Anh Quân đều là những
đối tượng không công ăn việc làm, đã có nhiều tiền án, tiền sự. Để tránh việc
tay chân làm phản, Thạch Anh Quân rất chiều đàn em, lo tiền bạc và sẵn sàng hỗ
trợ khi cần nên đám này rất nể Quân, đồng thời sẵn sàng làm bất cứ thứ gì đàn
anh sai khiến. Trong số đó có Lưu Tiến Huy (SN 1991, trú tại phường Minh Khai,
quận Hai Bà Trưng, có 1 tiền án với tội cướp tài sản); Phạm Văn Mạnh (SN 1998,
trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình); Bùi Duy Mạnh (SN 1996, trú tại phường
Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, có 1 tiền án về tội bắt giữ người trái pháp luật).
Lời khai của các đối tượng tại cơ quan công an cho thấy, đường
dây của Thạch Anh Quân sống dựa vào cho vay nặng lãi. Số tiền lãi “cắt cổ” được
đường dây của Quân “trọc” tính trên mỗi đầu con nợ là từ 1.000 - 10.000
đồng/triệu/ngày. Ai vay số tiền lớn thì lãi thấp, vay số tiền ít thì lãi càng
cao.
Vòi bạch tuộc trong hoạt động “tín dụng đen” của ổ nhóm Quân
“trọc” cứ ngày một vươn dài “hút máu” từng người, từng người đến khi họ kiệt
quệ về kinh tế, không thể chi trả được thì Quân “trọc” cho đàn em đến mua lại
nhà cửa, đất đai với giá “bèo”, đẩy con nợ vào đường cùng. Những người tìm đến
vay tiền của anh em Quân “trọc” không chỉ có nhà, tài sản mà còn phải có công
việc làm ăn, như vậy mới đảm bảo được việc thu hồi nợ của chúng.
Để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, Quân “trọc”
không bắt con nợ phải viết giấy vay, thế chấp tài sản hoặc giấy bảo đảm, mà hắn
dùng “uy danh giang hồ” của mình để khiến con nợ khiếp sợ, không dám “bùng nợ”.
Bà T.T.Y (SN 1957, trú tại quận Ba Đình) là một trong số những người đã tìm đến
Thạch Anh Quân vay tiền. Biết bà Y có một căn nhà ở phố Hàng Than nên sau khi
bà không trả được lãi và gốc, Thạch Anh Quân đã giao đàn em đến ép bà Y phải
bán lại cho mình căn nhà trên với giá chỉ 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị
thực tế căn nhà gấp nhiều lần số ấy. Bà Y không dám từ chối cũng bởi sợ thanh
thế của anh em Quân “trọc”. Có được căn nhà trên, Thạch Anh Quân đã cho đàn em
sử dụng làm nơi giao dịch với khách hàng.
Triệt xóa tận gốc
Năm 2021, quá trình rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện
đường dây của Quân “trọc” nên đã báo cáo Ban Giám đốc CATP Hà Nội. Xác định đây
là ổ nhóm hoạt động tinh vi nên CATP Hà Nội đã giao Phòng Cảnh sát hình sự xác
lập chuyên án đấu tranh, phối hợp chặt chẽ với Công an quận Hoàn Kiếm triệt xóa
bằng được ổ nhóm này. Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm làm chủ công đã tập trung
toàn bộ lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, mục tiêu
không để bất cứ đối tượng nào trốn khỏi Hà Nội, quyết cất một “mẻ lưới” bắt
trọn ổ nhóm tội phạm.
Nhắc lại chuyên án triệt xóa đường dây “tín dụng đen” của anh em
nhà họ Thạch, chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, mạng lưới cho vay của
Quân “trọc” rộng khắp. Chúng không chỉ sử dụng nhà riêng mà còn thuê nhiều địa
điểm khác nhau để làm nơi giao dịch với khách hàng. Những người vay không chỉ
có nhà, tài sản mà còn phải được đảm bảo thông qua các mối quan hệ quen biết
với Thạch Anh Quân.
Sau một thời gian hoạt động “tín dụng đen”, Thạch Anh Quân đã sở
hữu nhiều bất động sản trên địa bàn Hà Nội. Mọi hoạt động cho vay lãi nặng của
nhóm đều do Quân điều hành. Đối tượng này cũng là người quyết định việc cho ai
vay, vay số tiền bao nhiêu, mức lãi suất thế nào. Đàn em của Quân là Lưu Tiến
Huy và Phạm Văn Mạnh hàng ngày theo chỉ đạo của Quân phải có mặt tại “phòng
giao dịch” từ 14h. Khi có khách vay, các đối tượng sẽ gọi cho Quân để xin ý
kiến. Sau khi Quân thẩm định “hồ sơ khách hàng” sẽ yêu cầu Huy sang nhà Quân
cầm tiền mặt về đưa cho khách, tuyệt đối không chuyển khoản. Hai đàn em này
được Quân “trọc” nuôi ăn và trả lương 6 triệu đồng/tháng.
Ngoài việc nhận thông tin khách vay, Huy và Mạnh còn sử dụng các
số điện thoại riêng do Quân giao chỉ để giao dịch với khách, giục khách trả nợ,
đe dọa khi khách chậm trả tiền và báo cáo với Quân hàng ngày. Khách vay sẽ đóng
tiền lãi, gốc vào tài khoản ngân hàng của Thạch Thế Nghĩa hoặc trực tiếp đến
căn nhà trên phố Hàng Than để đưa tiền mặt cho Lưu Tiến Huy và Phạm Văn Mạnh.
Hình thức vay chủ yếu là “bốc bát họ”, vay lãi ngày.
Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội xác định, cho đến khi bị
bắt, nhóm của anh em Quân “trọc” đang cho khoảng 70 khách vay với tổng số tiền
là 8,5 tỷ đồng. Từ những tài liệu, chứng cứ thu thập được cùng lời khai của các
đối tượng, ngày 30-3-2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra quyết
định tạm giữ hình sự đối với Thạch Anh Quân, Thạch Thế Nghĩa, Lưu Tiến Huy,
Phạm Văn Mạnh về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, quy định
tại Điều 201 Bộ luật Hình sự. Việc triệt xóa đường dây “tín dụng đen” của Thạch
Anh Quân và đồng bọn là chiến công chặt đứt “vòi bạch tuộc” vốn là nỗi khiếp sợ
của nhiều người, đồng thời cũng răn đe những đối tượng có ý định hoạt động kinh
doanh tài chính trái pháp luật.
Mỗi
tháng có gần 1.200 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam
https://www.anninhthudo.vn/moi-thang-co-gan-1200-vu-tan-cong-mang-vao-cac-he-thong-tai-viet-nam-post571721.antd
ANTD.VN - Theo báo cáo tổng kết tình hình An
ninh mạng Việt Nam năm 2023 của công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt
Nam (NCS) công bố mới đây, số vụ tấn công mạng vào các tổ chức tăng 9,5% so với
năm 2022, trung bình 1.160 vụ mỗi tháng.
Năm 2023, NCS ghi nhận 13.900 vụ tấn công
mạng vào các tổ chức tại Việt Nam. Các mục tiêu chịu nhiều tấn công nhất trong
năm qua là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ
thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác. Đặc biệt, trong quý IV, năm
2023, số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ trong 1 tháng, gấp rưỡi
so với trung bình. Nguyên nhân được cho rằng thời điểm cuối năm, các cơ quan
doanh nghiệp, tổ chức có nhiều dự án công nghệ thông tin cần hoàn thành, nhân sự
phải hoạt động trên 100% năng suất nên khả năng xảy ra nhiều sai sót, đây cũng
là cơ hội để hacker có thể tấn công phá hoại.Các chuyên gia NCS chỉ ra top 3
điểm yếu bị tấn công nhiều nhất ở Việt Nam năm 2023.
(1) Tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người chiếm 32,6% tổng số vụ
việc. Hack sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng
file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản,
kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
(2) Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng các nền tàng, dịch
vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần
mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
(3) Điểm yếu thứ ba là các lỗ hổng của website do tổ chức tự
phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Các lỗ hổng thường bị khai thác là SQL
Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện tồn tại lỗ hổng.
Ngoài ra, không chỉ thu thập, sửa đổi, đánh cắp dữ liệu, hacker
còn công khai chèn các đường dẫn ẩn (backlink) quảng cáo nội dung vi phạm pháp
luật như cờ bạc, cá độ, mua bán trái pháp luật…lên các website chính thống.
Theo thống kê của NCS, có tới 342 trang website giáo dục có tên miền “.edu.vn”
và 212 trang website bị tấn công lại nhiều lần mà không có cách khắc phục triệt
để.
Để phòng chống hệ thống, thiết bị kỹ thuật bị tấn công mạng,
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an
thành phố Hà Nội khuyến cáo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
(1) Nâng cao tinh thần trách nhiệm với việc quản lý, sử dụng và
bảo quản các trang thiết bị sử dụng trong công tác quản trị các hệ thống (Người
quản lý am hiểm về công nghệ thông tin, có trình độ về công tác an ninh mạng,
ký cam kết về bảo mật thông tin quản trị…);
(2) Rà soát lại kiến trúc an ninh mạng tổng thể, định kỳ kiểm
tra, đánh giá (pentest) các dịch vụ, thiết bị sử dụng;
(3) Triển khai các hệ thống giám sát an ninh 24/7, trong đó yêu
cầu thu thập đầy đủ nhật ký hoạt động (log) của toàn hệ thống, đảm bảo lưu trữ
trong ít nhất 6 tháng, đồng thời cử người chuyên trách hoặc thuê ngoài dịch vụ
giám sát an ninh;
(4) Sử dụng thiết bị chuyên dụng, không dùng chung và thường
xuyên thay đổi mật khẩu quản trị (mật khẩu quản trị mạnh có độ dài và có ký tự
chữ thường, chữ viết hoa, có số, ký tự đặc biệt…); Không lưu trữ mật khẩu quản
trị trên máy tính, điện thoại của mình;
(5) Thường xuyên cập nhật, thay đổi các phần mềm cũ, hết hạn,
không còn tính bảo mật. Sử dụng phần mềm quét virus và cập nhật phần mềm virus
thường xuyên để phát hiện kịp thời các lỗ hổng bảo mật, tấn công mạng.
No comments:
Post a Comment