Friday, March 29, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Mỹ siết quản lý hàng hóa, công nghệ để tránh bị Nga lợi dụng làm vũ khí

Canada cử phái đoàn lớn nhất tới nay thăm Việt Nam, thúc đẩy thương mại

Bộ trưởng công an, nội vụ Việt Nam, Lào, Campuchia họp bàn tăng cường hợp tác an ninh

Sà lan đang đưa cần cẩu đến Baltimore trong nỗ lực dọn dẹp và mở lại tuyến đường vận chuyển

Vụ nhà sư Thạch Chanh Đa Ra: Vĩnh Long bắt thêm 5 người bị quy ‘chống tổ công tác’

Thêm quan chức bị bắt vì ‘nhận hối lộ’ của Tập đoàn Phúc Sơn

Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt mới nhắm vào nguồn tài chính quân sự của Triều Tiên

Mỹ nhắm đến áp thuế chống trợ cấp cao hơn với tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador

TT Putin nói Nga sẽ không tấn công NATO nhưng sẽ bắn hạ F-16 ở Ukraine

 

RFA

Vụ Trụ trì Thạch Chanh Đa Ra ở Vĩnh Long: thêm năm người bị bắt

Biển Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừng

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: thêm lãnh đạo, cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi bị bắt

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc trì hoãn kế hoạch xây nhà máy ở Việt Nam

Mỹ đánh thuế chống trợ cấp đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam

 

Kết án ông Y Krếc Byă 13 năm tù vì cáo buộc "phá hoại chính sách đoàn kết"

 

Ngoại trưởng Việt Nam trấn an bên ngoài về bất ổn nội bộ

 

Vụ người đàn ông tử vong sau khi làm việc với công an: Một đội phó hình sự bị đình chỉ

Ngân hàng Thế giới trả cho Việt Nam hơn 51 triệu đô la tín chỉ carbon

 

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng MSB ở Thanh Xuân, Hà Nội bị bắt do lừa đảo

 

Rừng ở Trung tâm Bảo tồn Voi tại Đắk Lắk bị suy giảm gần 400 ha

 

Hậu Giang: bắt Phó Chủ tịch thị trấn Vĩnh Viễn vì gây thiệt hại ngân sách gần hai tỷ đồng

 

Vĩnh Long: bắt giám đốc công ty vàng bạc lừa đảo trên 900 lượng vàng

Hà Nội: giám đốc nợ 60 tỷ đồng bỏ trốn ra nước ngoài lĩnh 20 năm tù

Hai người bị khởi tố vì đăng tải thông tin về vụ án Hồ Duy Hải

Võ sĩ nào sẽ nhận đai Chủ tịch nước?

Vụ đại án đăng kiểm sẽ kết thúc với 254 người bị truy tố

Vụ tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy về nước: sẽ khởi tố 600 người

Chủ tịch Tân Hoàng Minh nhận án 8 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

BBC

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?

Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?

Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

Vụ án Hồ Duy Hải: Vì sao cơ quan điều tra không giám định thời gian chết của nạn nhân?

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ

Tập đoàn Phúc Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?

Campuchia, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự ảnh hưởng gì tới khu vực?

Chủ tịch nước từ chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan

Việt Nam thu thập ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?

Liệu Hun Sen có thể bắt chước thành công của Lý Quang Diệu?

Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

 

RFI

Tuyên truyền Nga tạo nội dung sai lệch, "tấn công" RFI

Chiến tranh Ukraina : Hồi kết cho « cơn mê đắm say Nga » của Pháp ?

Nga dùng loại bom ‘‘mới’’ tấn công nhiều khu dân cư ở Kharkiv

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Nga : Dường như Kremlin không ngần ngại tra tấn các nghi phạm trong vụ khủng bố nhà hát

Philippines và Trung Quốc lại cáo buộc nhau gây ra các vụ đụng độ ở Biển Đông

Lãnh đạo tình báo Nga công du Bắc Triều Tiên

Bắc Kinh thuyết phục các doanh nhân Mỹ giúp giải tỏa những lo ngại về kinh tế Trung Quốc

Hợp tác Mỹ-Đài là ‘‘hệ trọng đối với an ninh tương lai của khu vực’’

Vi mạch điện tử và Ukraina : Tâm điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hà Lan

27 nước thành viên Liên Âu đạt thỏa hiệp hạn chế nhập khẩu nông sản Ukraina

Pháp chủ trương « một thỏa thuận tự do mậu dịch mới » giữa Liên Âu với châu Mỹ Latinh

Lễ Phục Sinh : Vì sao giá chocolat cứ tăng hoài ?

Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại

Tổng thống Ukraina Zelensky cách chức thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia

Khủng bố tại Matxcơva : Thêm nghi can thứ 8 trình diện tòa án Nga

Pacific Links : Nạn buôn người di cư, "phòng còn hơn chữa"

Ấn Độ ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh hải

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

1/ THÊM MỘT TÍN ĐỒ TIN LÀNH BỊ KẾT ÁN 13 NĂM TÙ Ở ĐẮC LẮC

Bạo quyền tỉnh Đắc Lắc vào hôm qua 28/3 đã kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế đối với thầy truyền đạo Y Krếc Byă thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”.

Ông Y Krếc Byă 46 tuổi là người dân tộc Ê-đê ở huyện Buôn Đôn. Ông bị bắt vào ngày 8/4 năm ngoái sau nhiều lần bị sách nhiễu vì đòi quyền tự do thực hành tôn giáo. Mục sư Aga, người sáng lập hội thánh và hiện đang tị nạn ở Hoa Kỳ, cũng bị truy tố với cùng cáo buộc nói trên.

Theo cáo trạng của bạo quyền Hà Nội, ông Y Krếc Byă và một số người khác đã tiến hành những âm mưu phá hoại chính sách đoàn kết, tổ chức hằng trăm buổi hội họp trực tuyến và ra lệnh thu thập tài liệu bị cáo buộc là “xuyên tạc chế độ”.

Theo luật sư Hà Huy Sơn, trong phiên tòa nói trên, thân chủ của ông không đồng ý với cáo trạng đưa ra. Ông Y Krếc khẳng định là chỉ sinh hoạt tôn giáo chứ không có ý định chống chế độ. Có hai nhân chứng ra tòa cũng khẳng định là chỉ thờ Chúa và không có ý định chống chế độ.

Luật sư Sơn cho biết thêm là sau khi tuyên án, ông Y Krếc bị dẫn đi ngay lập tức khiến luật sư và vợ của ông không kịp hỏi ông có kháng cáo hay không. Phiên toà chỉ kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ và kết thúc vào trưa hôm qua.

Đây là lần thứ hai ông Y Krếc Byă bị kết tội “phá hoại chính sách đoàn kết” chỉ vì hoạt động tôn giáo. Vào năm 2005, ông bị kết án tám năm tù giam và được trả tự do vào năm 2013.

Ông Y Krếc Byă là thành viên thứ hai của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên bị kết án tù trong năm nay. Cuối tháng Giêng vừa qua, bạo quyền tỉnh Phú Yên kết án ông Nay Y Blang 4 năm rưởi tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong một phiên toà không có luật sư bào chữa.

RFA

2/ THÊM 5 NGƯỜI BỊ BẮT Ở VĨNH LONG CÙNG VỚI ÔNG THẠCH ĐA RA

Công an huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, vào chiều hôm qua 28/3 đã tiến hành bắt giữ thêm 5 người với cáo buộc liên quan đến trụ trì Chùa Đại Thọ, sư Thạch Đa Ra.

Năm người vừa bị bắt là các ông Dương Khải, Thạch Quí Lầy, Kim Sa Rương, Thạch Chóp và Thạch Nha. Những người này bị cáo buộc có hành vi khống chế tổ công tác của quan chức huyện Tam Bình tại chùa Đại Thọ vào ngày 22/11 năm ngoái. Cả năm người này còn bị cáo buộc là hành hung, gây thương tích đối với các thành viên trong tổ công tác.

Theo cáo trạng thì sư Thạch Đa Ra đã ra lệnh cho các tín đồ khống chế các quan chức này, sau đó hành hung gây thương tích. Đồng thời giam nhốt các quan chức ở chánh điện.

Ông Dương Khải cho biết đoàn quan chức khoảng 5 quan chức tự ý đi vào trong chùa mà không xin phép hay thông báo trước như nội quy chùa đã quy định. Cần biết là vào ngày 26/3 vừa qua, công an tỉnh Vĩnh Long đã bắt giữ ông Thạch Đa Ra 34 tuổi và ông Kim Khiêm 46 tuổi với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống chế độ”.

Ông Thạch Đa Ra là trụ trì chùa Đại Thọ và bị loại ra khỏi Giáo hội Phật giáo quốc doanh vào năm ngoái, trong khi ông Kim Khiêm là Phật tử và cũng là người giúp việc của cơ sở tôn giáo này.

RFA

3/ MỸ ĐÁNH THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI TÔM VN

Bộ thương mại Mỹ vừa công bố mức thuế chống trợ cấp đối với tôm xuất cảng của Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador.

Hiệp hội Chế biến và Xuất cảng Thủy sản Việt Nam cho biết tin trên vào chiều ngày 27/3. Theo quyết định sơ bộ của bộ thương mại Hoa Kỳ, ba quốc gia nói trên cùng một số công ty tại ba nước này đã hưởng lợi từ việc trợ cấp tôm xuất cảng vào Mỹ khiến lượng tôm của họ có được những lợi thế không công bằng.

Ba quốc gia VN, Ấn Độ và Ecuador nằm trong số những nước xuất cảng tôm lớn nhất vào Mỹ. Cả ba sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ, dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%. Thuế suất sơ bộ có hiệu lực sau khi bộ thương mại Hoa Kỳ công bố, dự trù trong vài ngày tới.

Công ty thủy sản Sóc Trăng và các công ty khác phải chịu thuế gần 3%. Riêng công ty Thông Thuận bị áp thuế đến 196% do xử dụng những dữ liệu bất lợi có sẵn.

Báo chí lề đảng VN cho biết là 3 quốc gia nói trên, cộng với Indonesia, chiếm đến 90% thị trường, tương đương gần 710 ngàn tấn tôm, được Mỹ nhập cảng vào năm 2023, với tổng trị giá là 5 tỷ 600 triệu Mỹ kim.

Việt Nam là quốc gia xuất cảng tôm lớn thứ tư vào Mỹ sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia. Năm 2023, Việt Nam xuất cảng hơn 61 ngàn tấn tôm vào thị trường Mỹ.

RFA

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Cần giải tán VFF trước khi tìm huấn luyện viên mới

VNTB – Tiếp tục bắt quan chức liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

VNTB – Cơ hội cuối của gỡ thẻ vàng IUU

VNTB – Từ toà án đến tranh cử của cựu TT Donald Trump

VNTB – Kinh tế Trung Quốc: tham nhũng và tăng trưởng (Bài 6)

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 29/03/2024

Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ

28/03/1862: Trận Đèo Glorieta trong Nội chiến Mỹ

 

Báo Tiếng Dân

 

Tăng trưởng của Việt Nam chậm hơn dự báo với các bất ổn về thương mại29/03/2024

Quy hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 1)28/03/2024

Về “khúc củi” Lê Viết Chữ28/03/2024

Thị trường sách giáo khoa: Chọn sách giá cao, có lợi cho ai?28/03/2024

Thời sự Hậu Pháo (Kỳ 1)28/03/2024

Nghị quyết 36 về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, một mốc son trong đời công tác của tôi27/03/2024

Ai có thể ngáng đường Tô Đại Tướng?27/03/2024

Troussier và bóng đá Việt Nam27/03/2024

Khi nguồn cung vũ khí Nga cho Việt Nam cạn kiệt, nước này sẽ mua vũ khí từ đâu?27/03/2024

Thời sự nhân sự đại hội27/03/2024

 

Thuy My

 

Ngô Nhân Dụng - ISIS-K đánh tới Mo

Dương Quốc Chính - Trận đồi A1 Điện Biên Phủ

Lê Duy Linh – Kể chuyện đi mua rượu

Đặng Chương Ngạn - Cõi tạm hay cõi thật

Hoàng Nguyên Vũ - Bố của hai ác nhân trong vụ nam sinh bị đánh chết não không thể nào vô can!

Nguyễn Thông - Hậu Pháo (1)

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết? 29/03/2024

Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã? 29/03/2024

Campuchia, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự ảnh hưởng gì tới khu vực? 29/03/2024

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công? 29/03/2024

Hàm ý đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia 28/03/2024

Trí thức hay nô bộc? 28/03/2024

Giàu lên thì sẽ dân chủ? 28/03/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Khởi tố nguyên bí thư một huyện ở Bình Định "phù phép" hơn 138ha đất rừng

HOÀI LUÂN 

https://laodong.vn/phap-luat/khoi-to-nguyen-bi-thu-mot-huyen-o-binh-dinh-phu-phep-hon-138ha-dat-rung-1320737.ldo

Bình Định - Liên quan đến vụ "phù phép" hơn 138ha đất rừng phòng hộ, nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh bị khởi tố.

Tối 28.3, thông tin với Lao Động, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Định - xác nhận, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đình Kim - nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh, để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Hiện, ông Kim đang được tại ngoại và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Như Báo Lao Động đã thông tin, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Định, để được giao đất rừng phòng hộ, ông Kim đã tự viết đơn, giả chữ ký, làm giúp hồ sơ xin giao đất cho ba hộ dân và một cá nhân.

Đặc biệt, những hộ dân và cá nhân này đều có quan hệ họ hàng với ông Kim. Từ khi được giao đất (năm 2004) đến nay, ông Kim trực tiếp quản lý và sử dụng.

Theo đó, trong tổng số 138,4ha đất rừng phòng hộ của ba cha con ông Kim thì ông Kim: 85ha, hai con trai là Nguyễn Đình Sơn: 30ha và Nguyễn Đình Ngân: 23,4ha.

 

Ninh Thuận đã khởi tố, điều tra 13 vụ/30 bị can án tham nhũng

VƯƠNG TRẦN

https://laodong.vn/thoi-su/ninh-thuan-da-khoi-to-dieu-tra-13-vu30-bi-can-an-tham-nhung-1320710.ldo

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đánh giá cao việc thời gian vừa qua, tại tỉnh Ninh Thuận, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó đã khởi tố, điều tra 13 vụ/30 bị can.

Ngày 28.3, Ban Nội chính Trung ương cho biết, Đoàn công tác của Ban Nội chính Trung ương do ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng Đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Về phía tỉnh Ninh Thuận có ông Nguyễn Đức Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các lãnh đạo tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện một số cơ quan của tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương - ghi nhận, đánh giá cao cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2023, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong đó, tỉnh đã quan tâm thực hiện tốt công tác quán triệt, triển khai thực hiện; ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Công tác nội chính, cải cách tư pháp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhất là quan tâm chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; các vụ án, vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự.

Cùng với đó, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, cả các giải pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh đi vào nề nếp, hiệu quả.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo (đã khởi tố, điều tra 13 vụ/30 bị can; Viện kiểm sát truy tố 7 vụ/17 bị can; Tòa án xét xử 8 vụ/21 bị cáo).

Về nhiệm vụ thời gian tới, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Trong đó, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương về công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề nổi lên liên quan đến dân tộc, tôn giáo, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động… không để hình thành “điểm nóng”, không để bị động, bất ngờ...

Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đề nghị, tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trên các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp, không để xảy ra oan sai.

Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn, nhất là đối với các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn, nhất là đối với các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự để chuẩn bị cho nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.

 

Bắt tạm giam Giám đốc Điện lực huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Công Luận

https://soha.vn/bat-tam-giam-giam-doc-dien-luc-huyen-na-ri-tinh-bac-kan-198240328235003992.htm

Ngày 28/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bắc Kạn đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Thanh Bình, Giám đốc Điện lực huyện Na Rì.

Thông tin từ Công an tỉnh Bắc Kạn, Hoàng Thanh Bình (sinh năm 1977, trú tại tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn), Giám đốc Điện lực huyện Na Rì bị bắt tạm giam để làm rõ hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra ban đầu, trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2023,  với vai trò là Giám đốc Điện lực huyện Na Rì, Hoàng Thanh Bình đã chiếm đoạt số tiền trên 300.000.000 đồng.

Vụ việc đang được tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

 

Ngoài nợ lương, nợ BHXH, bị phụ huynh đòi học phí…Apax Holdings của Shark Thuỷ còn nợ hàng trăm tỷ tại BIDV, Vietcombank

Tri Túc

https://soha.vn/ngoai-no-luong-no-bhxh-bi-phu-huynh-doi-hoc-phiapax-holdings-cua-shark-thuy-con-no-hang-tram-ty-tai-bidv-vietcombank-198240328091549541.htm

Với các khoản vay dài hạn tại BIDV - chi nhánh Thanh Xuân, IBC đảm bảo bằng 35 triệu cổ phần IBC cùng các dự án, bất động sản tại Tp.HCM và Hà Nội...

Mới đây, thông tin ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) bị bắt đã lập tức trở thành đề tài được quan tâm. Ông Nguyễn Ngọc Thủy bị nhiều nhà đầu tư tố cáo "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup.

Từ tháng 8/2022, Apax Leaders - chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ em thuộc hệ sinh thái Egroup của Shark Thủy cũng từng xảy ra lùm xùm liên quan đến vấn đề học phí. Nhiều phụ huynh bức xúc vì đã đóng hàng chục triệu đồng học phí 12 tháng, thậm chí 2 năm nhưng trung tâm lại bất ngờ đóng cửa. Bên cạnh đó giảng viên từ hệ thống Apax Leaders cũng lên tiếng cho rằng đang bị nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội một thời gian dài.

Được biết, Apax Holdings là công ty con của CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup, đã niêm yết trên sàn chứng khoán với mã IBC. Đây cũng là đơn vị quản lý vận hành chuỗi anh ngữ Apax (Apax English/Apax Leaders).

Không chỉ nợ các nhà đầu tư, cá nhân… IBC được biết đang vay nợ hàng trăm tỷ tại các nhà băng, chủ yếu là BIDV – chi nhánh Thanh Xuân.

Ghi nhận tại BCTC soát xét bán niên 2022 của Apax Holdings - báo cáo chi tiết mới nhất mà đơn vị này công bố - thì tại thời điểm 30/6/2022, Apax Holdings đang vay nợ gần 621 tỷ đồng ngắn hạn. Trong đó, "chủ nợ" lớn nhất là BIDV - chi nhánh Thanh Xuân với dư nợ ngắn hạn gần 494 tỷ đồng; ngân hàng chính sách xã hội với hơn 16 tỷ cùng các cá nhân khác.

Apax Holdings khi đó cũng đang nợ dài hạn đến hạn trả hơn 70 tỷ tại BIDV - chi nhánh Thanh Xuân.

Dư nợ vay dài hạn của Công ty vào mức 1.361 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là trái phiếu với 1.204 tỷ; còn lại là BIDV - chi nhánh Thanh Xuân cho vay 78 tỷ và Vietcombank - chi nhánh HCM cho vay 44 tỷ đồng.

Với các khoản vay dài hạn tại BIDV - chi nhánh Thanh Xuân, IBC đảm bảo bằng 35 triệu cổ phần IBC cùng các dự án, bất động sản tại Tp.HCM và Hà Nội.

Về IBC, hoạt động trong ngành giáo dục hàng tỷ USD, Công ty có giai đoạn tăng trưởng nóng. Các trung tâm mở với tốc độ Thánh Gióng và nhanh chóng trở thành chuỗi tiếng Anh lớn nhất Việt Nam. Doanh thu vượt mốc 1.000 tỷ vào năm 2018 và tăng gấp đôi lên 2.000 tỷ trong năm 2020.

Trước lùm xùm, hệ thống Apax được biết có hơn 120 trung tâm trên toàn quốc với thương hiệu Apax Leaders, trải rộng tại hơn 30 tỉnh thành với khoảng hơn 120.000 học viên đang theo học (tính đến đầu năm 2022).

Đang trên đà phát triển, đại dịch Covid xảy ra và các quy định giãn cách xã hội đã khiến cho các trung tâm giáo dục không còn cơ hội 'cựa quậy'. IBC cũng vậy. 

Năm 2022, IBC đạt doanh thu 1.336 tỷ, tăng 35% so với kết quả 2021. Lỗ trước thuế 77 tỷ, lỗ ròng 87 tỷ - đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của IBC.

Trong số 3 Thành viên HĐQT trên, ông Quách Mạnh Hào là người đầu tiên nộp đơn xin từ nhiệm từ ngày 6/11 với lý do bận công việc cá nhân. Ông Quách Mạnh Hào bắt đầu gia nhập HĐQT Apax Holding từ giữa năm 2017. Kể từ khi tham gia vào Apax Holdings, ông Hào liên tục "chốt lời" khi giao dịch cổ phiếu IBC trong giai đoạn đầu năm 2021 – cũng là thời kỳ thăng hoa nhất của cổ phiếu IBC trước chuỗi ngày lao dốc thảm hại của các năm sau đó.

 

Kiến nghị xóa độc quyền vàng miếng SJC
Luân Dũng

https://tienphong.vn/kien-nghi-xoa-doc-quyen-vang-mieng-sjc-post1624306.tpo

TPO - Các chuyên gia đồng tình với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Giá vàng biến động nhưng thị trường vẫn ổn định

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, trong thời gian qua, lãi suất bình quân huy động và cho vay đối với các giao dịch phát sinh mới lần lượt ở mức 3,1%/năm và 6,5%/năm, giảm tương ứng khoảng 0,4%/năm và 0,6%/năm so với cuối năm 2023.

Tín dụng đầu năm tăng thấp chủ yếu do yếu tố mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán và khả năng hấp thụ vốn chưa cao, tuy nhiên đã phục hồi trong tháng 3/2024.

Theo ông, thị trường vàng miếng được sắp xếp lại căn bản, trật tự, kỷ cương; mạng lưới kinh doanh mua, bán vàng miếng được kiện toàn theo hướng thu hẹp dần; hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng chấm dứt.

Trong nhiều thời điểm giá vàng biến động phức tạp nhưng hoạt động của thị trường vẫn tương đối ổn định so với giai đoạn trước, không gây áp lực sang thị trường ngoại tệ chính thức như trước đây.

Vướng mắc, khó khăn được Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nêu ra là triển vọng kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều bất trắc, khó lường, giá hàng hóa thế giới tăng trở lại, rủi ro lạm phát tiềm ẩn, lãi suất USD và tỷ giá USD quốc tế ở mức cao nên tạo thách thức lớn cho việc điều hành cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, tiếp tục giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế…

Chính sách tài khóa cần giải pháp "mạnh tay hơn"

Phát biểu liên quan đến việc quản lý thị trường vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh ý kiến của các chuyên gia cho rằng, qua 12 năm thực hiện, Nghị định 24 đã đạt những thành công và hoàn thành sứ mệnh.

Các ý kiến bày tỏ đồng tình với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan thường trực của Hội đồng nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo, đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, cần rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường vàng để phát triển thị trường vàng minh bạch, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Về chính sách tài khóa, các chuyên gia đề nghị cần tiếp tục có các giải pháp "mạnh dạn hơn"; quyết liệt thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán "không vì một số sự cố mà làm chậm tiến trình này", đồng thời cũng cần thúc đẩy nhanh hơn nữa các giải pháp liên quan đến "tài chính xanh"…

Về việc này, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp thu, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để sử dụng hiệu quả dư địa chính sách tài khóa, nhất là các giải pháp liên quan đến thuế, phí…

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực và trong nước, kịp thời cập nhật, hoàn thiện các kịch bản, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân…

 

Chủ trường Quốc tế Mỹ Việt Nam bị cấm xuất cảnh do nợ thuế
Nhàn Lê

https://tienphong.vn/chu-truong-quoc-te-my-viet-nam-bi-cam-xuat-canh-do-no-thue-post1624251.tpo#1624251|home-timeline|7

TPO - Do nợ thuế nên bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) bị cấm xuất cảnh. Ngoài ra, trường bị đình chỉ tuyển sinh năm học tới.

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Chính phủ về hoạt động của trường AISVN.

Theo báo cáo từ UBND TPHCM, Trường AISVN được thành lập trên cơ sở đề nghị của Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, do bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị đứng tên đại diện.

Một số nhà đầu tư đã làm việc với bà Em đề xuất hỗ trợ kinh phí để trường tiếp tục hoạt động đến hết năm học 2023 - 2024. Tuy nhiên, nhà đầu tư muốn nhận lại lợi ích bằng tỷ lệ cổ phần công ty và có quyền điều hành các hoạt động tài chính của trường. Hiện nay, cơ quan chức năng cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Theo báo cáo, pháp nhân sở hữu Trường AISVN là Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ, được tách ra từ Công ty Cổ phần Quản trị Tài nguyên Tri Thức. Hiện tại, Trường AISVN đang được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Cổ phần Quản trị Tài nguyên Tri Thức. Pháp nhân sở hữu trường không sở hữu quyền sử dụng đất gây khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư cũng như xử lý nợ.

Báo cáo đến UBND TPHCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM nhận định quá trình chia tách doanh nghiệp của nhà đầu tư chưa đúng quy định; dự án đầu tư có bổ sung nhiều mục tiêu hơn so với Giấy chứng nhận đầu tư được cấp nhưng nhà đầu tư không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM và các sở, ngành liên quan đang xây dựng phương án khả thi để yêu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất sang cho Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ.

Theo ý kiến của Công an TPHCM, hợp đồng ký kết giữa nhà trường và phụ huynh là hợp đồng dân sự, không có nội dung ràng buộc trách nhiệm giữa các bên, nên chưa có cơ sở để cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ việc.

 

Luật sư: Tiền bà Trương Mỹ Lan đưa hối lộ có nguồn gốc từ SCB

TUYẾT MAI

https://tuoitre.vn/luat-su-tien-ba-truong-my-lan-dua-hoi-lo-co-nguon-goc-tu-scb-20240328172536753.htm

Chiều 28-3, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo tiếp tục phần tranh luận. Bảo vệ cho người bị hại là Ngân hàng SCB, luật sư đề nghị hội đồng xét xử thu hồi số tiền bà Trương Mỹ Lan đưa hối lộ cho bà Đỗ Thị Nhàn nhưng không sung công quỹ.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho SCB, luật sư Nguyễn Minh Tâm đề nghị hội đồng xét xử xác định bà Lan và các bị cáo phải bồi thường cho SCB số tiền thiệt hại tính đến ngày 5-3 (ngày xét xử sơ thẩm) là hơn 760.000 tỉ đồng và lãi phát sinh cho đến khi nào SCB thực nhận được tiền.

Đối với 1.166 mã tài sản đảm bảo cho gần 1.300 khoản vay của nhóm bà Lan và các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, luật sư đề nghị cho SCB được toàn quyền khai thác, sử dụng quản lý mà không phụ thuộc vào việc có hay không đầy đủ pháp lý.

Với tài sản là vật chứng bị kê biên trong vụ án, có nguồn gốc từ việc các bị cáo phạm tội, rút từ SCB mà có, luật sư cũng đề nghị tòa tuyên cho ngân hàng toàn quyền quản lý.

Về số tiền 1.000 tỉ đồng ông Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt của bà Trương Mỹ Lan và số tiền 5,2 triệu USD bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ, luật sư cho rằng đây là số tiền có nguồn gốc từ SCB và do hành vi phạm tội của người khác chiếm đoạt nên cần thu hồi. 

Tuy nhiên, luật sư đề nghị không tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước vì đây không phải tài sản riêng của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bên cạnh đó, luật sư cho rằng trong vụ án này có tới 46 bị cáo từng công tác tại SCB, đây là mất mát to lớn đối với ngân hàng nên mong hội đồng xét xử xem xét khi lượng hình, phân hóa vai trò của từng người.

Luật sư cũng kiến nghị cơ quan chức năng tiếp tục truy tìm các tài sản có liên quan tới hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.

SCB yêu cầu bà Trương Mỹ Lan hoàn tiền đặt cọc thuê nhà

Trình bày bổ sung, đại diện SCB đính chính nội dung để tránh thông tin trái chiều rằng SCB không có ý kiến về cơ quan tố tụng sử dụng thẩm định giá Hoàng Quân. SCB chỉ đề nghị cơ quan tố tụng phán quyết để thu hồi cho SCB.

Về việc thuê nhà của bà Trương Mỹ Lan, SCB có thuê và có đặt cọc, có hợp đồng. SCB đã thanh toán tiền thuê và phí quản lý là 166 tỉ đồng. Hiện địa chỉ này đang bị kê biên, nên SCB yêu cầu bà Trương Mỹ Lan hoàn trả số tiền đặt đọc.

 

Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân bị bắt

Võ Hải - Vũ Tuân

https://vnexpress.net/giam-doc-ngan-hang-msb-thanh-xuan-bi-bat-4727786.html

HÀ NỘIBà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc chi nhánh Thanh Xuân - Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 338 tỷ đồng của 8 khách hàng.

Chiều 28/3, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, cho biết bà Hoài Anh, 40 tuổi, bị bắt về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, hồi tháng 10/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin báo của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) về việc phát hiện bà Hoài Anh có dấu hiệu chiếm đoạt của khách hàng 165 tỷ đồng.

Mở rộng điều tra, cảnh sát xác định bà Hoài Anh có hành vi gian dối, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với tổng số tiền 338 tỷ đồng. Nhà chức trách chưa phát hiện thêm đồng phạm của bà này và đang áp dụng biện pháp thu hồi tài sản, trả cho bị hại.

Là một trong những bị hại, bà Nguyễn Thị Lân, 58 tuổi, ngụ Hà Nội, cho biết mở tài khoản tại MSB từ đầu năm 2021, theo tư vấn của một cán bộ ngân hàng. Người này hướng dẫn, tài khoản sẽ do MSB quản lý để báo cáo số dư cuối ngày và cuối tháng; không mở được qua ứng dụng (app) điện thoại. Tiền bà Lân gửi theo kỳ hạn một đến bốn tuần, đến kỳ hạn nếu có nhu cầu rút gốc và lãi, hoặc muốn gia hạn thì thông báo cho ngân hàng trước một ngày.

Sau lần đầu chuyển tiền, bà thấy thông báo tài khoản đúng tên, nên không nghi ngờ, tiếp tục chuyển tiền vào. Đến 7/10/2023, bà đã chuyển tổng cộng 58,6 tỷ đồng. Mỗi lần chuyển tiền vào đều có giấy xác nhận từ ngân hàng.

Tuy nhiên, ngày 12/10/2023, bà đến MSB yêu cầu sao kê tài khoản từ khi mở đến nay thì phát hiện chỉ còn 93.000 đồng. Bà khẳng định không thực hiện giao dịch chuyển rút tiền cũng như không ký lệnh chuyển rút tiền nào.

Trong thông báo phát ra hôm 26/3, MSB cho biết nhận được phản ánh của nhiều khách hàng về việc bị mất tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng này. Trong quá trình tra soát hoạt động, đánh giá cán bộ định kỳ tại chi nhánh Thanh Xuân, ngân hàng đã phát hiện một số cán bộ nhân viên "có dấu hiệu bất thường với một nhóm khách hàng" nên trình báo công an.

 

Hẩm hiu các 'cá mập' Việt

Thanh Thương

https://znews.vn/ham-hiu-cac-ca-map-viet-post1467116.html

Nổi tiếng với nhiều thương vụ đầu tư bạc tỷ, hàng loạt "cá mập" trong chương trình Shark Tank Việt Nam liên tiếp dính lùm xùm lừa đảo, nợ lương nhân viên, kinh doanh thua lỗ...

Shark Thủy là một trong những "cá mập" đầu tư rất thoáng tay với các startup. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Việt Nam là chương trình truyền hình thực tế dành riêng cho các startup Việt Nam với "cá mập" (shark) rót vốn là những doanh nhân có tiếng.

Tuy vậy, bên cạnh hào quang từ những thương vụ đầu tư bạc tỷ, nhiều "cá mập" tham gia chương trình này cũng vướng phải ồn ào liên quan đến chuyện kinh doanh, đời tư... Mới nhất là trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thủy) một trong những "cá mập" rất thoáng tay đầu tư với các startup nhưng đến nay đã vướng vòng lao lý.

Kinh doanh thua lỗ, vướng lao lý

Nổi lên từ Shark Tank trong 3 mùa đầu tiên, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup - góp mặt trong chương trình Shark Tank Việt Nam với 9 thương vụ đầu tư đình đám như cam kết rót 500.000 USD vào Magic Book; góp vốn 100 tỷ đồng vào chuỗi Soya Garden... Tuy nhiên, hiện chỉ có 3/9 dự án còn hoạt động.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hệ thống kinh doanh các trung tâm tiếng Anh của vị "cá mập" này rơi vào tình cảnh khó khăn, phải đóng cửa hàng loạt, tạo áp lực tài chính, đứt gãy dòng tiền.

Ông Thủy sau đó cũng vướng vào một loạt lùm xùm liên quan vấn đề nợ lương nhân viên, nợ tiền học phí phụ huynh và chây ì trả tiền nhà đầu tư.

Đến cuối năm 2022, nợ phải trả của Apax Holdings lên tới gần 3.100 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay và thuê tài chính là hơn 1.900 tỷ đồng.

Dù đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để tái cấu trúc doanh nghiệp, gạt nợ cho phụ huynh và nhà đầu tư bằng nhiều gói đầu tư, khóa học, bất động sản, thậm chí cả đồ gia dụng... nhưng doanh nghiệp của Shark Thủy vẫn không thể trả hết nợ cho nhà đầu tư cũng như phần học phí đã thu từ các phụ huynh.

Đến ngày 26/3 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Thủy đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Apax Leaders - thương hiệu thuộc Apax Holdings - cũng thông báo sẽ tạm dừng xác nhận học phí và hoàn phí cho phụ huynh.

Không riêng Shark Thủy, một vị "cá mập" nổi tiếng khác cũng ghi nhận hoạt động kinh doanh không mấy khả quan thời gian vừa qua là Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thế Kỷ - CenLand (HoSE: CRE).

Cụ thể, năm 2023, lợi nhuận ròng của CenLand chỉ đạt hơn 2,5 tỷ đồng, giảm tới 98% so với cùng kỳ năm 2022. Trong năm 2022 trước đó, công ty này cũng ghi nhận lợi nhuận ròng giảm tới 56%, đạt 198 tỷ đồng.

Kinh doanh lao dốc khiến công ty nơi Shark Hưng làm Phó chủ tịch gặp khó trong việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Cuối năm 2023, CenLand được trái chủ chấp thuận gia hạn 450 tỷ đồng trái phiếu từ 3 năm thành 4 năm 1 tháng.

Hồi đầu năm 2019, Shark Hưng còn gây chú ý khi rót tiền vào CTCP Công nghệ Internet Việt Nam (BBI Việt Nam) - một công ty đa cấp. Các hoạt động nổi bật của BBI Việt Nam khi đó đều chứng kiến sự xuất hiện của Shark Hưng. Sau khi nhận nhiều phản ứng từ nhà đầu tư, Shark Hưng cho biết đã thoái vốn khỏi BBI Việt Nam.

Hàng loạt "cá mập" vướng lùm xùm

Nổi lên khi có mặt trong danh sách "cá mập" tại Shark Tank mùa 3 (năm 2019), ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam… cũng dính hàng loạt lùm xùm liên quan đến nghi vấn sản phẩm Asanzo là "hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt".

Dù cơ quan chức năng sau đó đã đưa ra các thông báo về việc hoạt động của Asanzo là “phù hợp quy định”, không lừa dối khách hàng, nhưng việc vướng vào lùm xùm nguồn gốc xuất xứ đã khiến Asanzo tụt lại trên thị trường điện tử.

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan còn cho biết công ty của vị "cá mập" này còn có nhiều dấu hiệu trốn thuế hàng chục tỷ đồng. Doanh nghiệp có hành vi để ngoài sổ sách kế toán, không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, ghi giá trên hóa đơn cao hơn thực tế... để trốn thuế.

Trước đó, ở mùa 1 chương trình, ông Hoàng Khải (tức Khải Silk) cũng là một nhà đầu tư khách mời của Shark Tank Việt Nam nhưng sau đó đã rút lui vì thương hiệu Khai Silk bị phát hiện bán hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu Việt.

Bên cạnh đó, công ty còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn. Đồng thời, một lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu chứng từ kế toán và số liệu kiểm tra thực tế tại một chi nhánh công ty.

Cũng vướng nhiều lùm xùm về hoạt động kinh doanh là bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne. Ngoài ra, bà Liên còn nắm giữ vai trò lãnh đạo tại một loạt doanh nghiệp khác như Chủ tịch CTCP Nước Xuân Mai - Hòa Bình, CTCP nước mặt Sông Đuống; Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund); Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm AAA.

Ở thời điểm nổi tiếng khi tham gia Shark Tank, nữ "cá mập" bất ngờ vướng vào "thị phi" liên quan dự án nhà máy nước mặt sông Đuống.

Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 61,5 ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, công suất 300.000 m3/ngày đêm. Nhà máy nước Sông Đuống của Shark Liên đi vào hoạt động, song, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Điều này khiến giá nước sạch tạm tính tối đa của Nhà máy nước mặt sông Đuống là 10.246 đồng/m3, mức giá này khi đó đã khiến dư luận “nổi sóng” bởi đắt gấp đôi so với giá nước thông thường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Shark Liên cũng vướng phải "lùm xùm" bán nước cho người dân khi chưa được nghiệm thu chất lượng.

Nổi tiếng với nhiều thương vụ lớn lên đến 6 triệu USD, ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intracom Group cũng là một trong những nhà đầu tư thoáng tay nhất chương trình Shark Tank Việt Nam.

Tuy nhiên, doanh nghiệp do Shark Việt làm Chủ tịch là CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom cũng vướng sai phạm.

Cụ thể, năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về loạt sai phạm tại chung cư Intracom 1 Trung Văn (Hà Nội) do công ty Shark Việt làm chủ đầu tư. Theo đó, Intracom đã tự thay đổi về chiều cao các tầng, tăng diện tích sàn xây dựng, chuyển đổi công năng sử dụng tầng kỹ thuật, tầng áp mái, tầng tum nhằm tăng số căn hộ để bán.

Vị "cá mập" sau đó thừa nhận để xảy ra những sai phạm tại dự án chung cư này là lỗi của ông trong công tác điều hành, quản lý. Shark Việt cũng cam kết chịu trách nhiệm đến cùng và tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương để xử lý các vướng vước còn lại.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment