Saturday, March 30, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Nguồn tin Reuters: Mỹ đã đồng ý chuyển thêm bom, máy bay chiến đấu tới Israel

TT Zelenskyy: Không có viện trợ của Mỹ, lực lượng Ukraine sẽ buộc phải rút lui

Đài Á châu Tự do được Mỹ tài trợ đóng cửa văn phòng Hong Kong, quan ngại về luật an ninh

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 5,7% trong quý I do xuất khẩu tăng mạnh

Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam ‘có thể giúp bình ổn’ quan hệ Mỹ-Trung

Mitsui của Nhật quyết định chi 740 triệu đô la phát triển mỏ khí Lô B ở Việt Nam

Lần đầu tiên sau 27 năm: Hoa Kỳ thay đổi cách phân loại người dân theo chủng tộc và sắc tộc

Ukraine: Máy bay không người lái, tên lửa Nga tấn công làm hư hại các cơ sở điện 

 

 

RFA

Công an Tuyên Quang bắt ông Lê Phú Tuân với cáo buộc đăng video chống Nhà nước

Pháp hồi hương hài cốt binh sĩ chết tại Điện Biên Phủ

Việt Nam chưa cấp phép cho lao động sang Hàn làm trong lĩnh vực dịch vụ

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,6% trong quý một, thặng dư hơn tám tỷ đô la

Bộ Công thương cam kết đủ điện cho mùa hè năm nay

Các tổ chức quốc tế lên án vụ bắt giữ năm nhà sư và ba tín đồ của chùa Đại Thọ

Việt Nam có đang ỷ lại quá mức vào "ngoại giao cây tre"?

Yêu cầu “đột phá” của Thủ tướng vẫn giáo điều lỗi thời!

Bộ Công an và Bộ Nội vụ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tăng cường hợp tác an ninh

Ngân hàng nước ngoài phản đối bà Trương Mỹ Lan bán toà nhà Capital Place ở Hà Nội để trả tiền đền bù

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo xuất sang Indonesia

Bắc Kạn: bắt Giám đốc Điện lực huyện Na Ri do chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Vì an ninh, tàu có thuyền viên Việt Nam tạm dừng khai thác tuyến hàng hải ở Trung Đông và Châu Phi

Vụ Trụ trì Thạch Chanh Đa Ra ở Vĩnh Long: thêm năm người bị bắt

Biển Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừng

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: thêm lãnh đạo, cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi bị bắt

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc trì hoãn kế hoạch xây nhà máy ở Việt Nam

Mỹ đánh thuế chống trợ cấp đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam

Ngân hàng Thế giới trả cho Việt Nam hơn 51 triệu đô la tín chỉ carbon

 

 

BBC

Muôn vị nhân gian: khi ẩm thực là niềm hoan lạc

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?

RFA đóng cửa văn phòng Hong Kong do lo ngại an toàn của nhân viên

Nạn nhân Việt Nam trong hoạt động buôn người ở Đông Nam Á

VnDirect bị tấn công: doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho rủi ro an ninh mạng

Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?

Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn, thêm lãnh đạo Đảng cấp tỉnh bị bắt giữ

Liệu Hun Sen có thể bắt chước thành công của Lý Quang Diệu?

Chủ tịch nước từ chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan

Việt Nam thu thập ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?

 

RFI

Hoa Kỳ siết chặt thêm xuất khẩu chip điện tử sang Trung Quốc

Nga : Quân đội thông báo bắt đầu đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự mùa xuân

Gaza : Thủ tướng Netanyahu ủng hộ đàm phán đình chiến, nhưng vẫn không ngừng oanh kích

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Thủ tướng Ba Lan hối thúc Liên Âu đầu tư quốc phòng vì châu Âu bước vào "thời tiền chiến"

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa bỏ rơi các thành phố lớn nếu bầu cho đối lập

Bulgarie và Rumani chính thức gia nhập khối Schengen sau 13 chờ đợi

Đài RFA của Mỹ đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới

Giáo hoàng không tham gia chặng Đàng Thánh Giá, dấy lên lo ngại về tình trạng sức khoẻ

Il Volo và dòng nhạc bán cổ điển : 15 năm thành công sự nghiệp

Tại Liên Hiệp Quốc, Nga phủ quyết triển hạn cơ chế giám sát các trừng phạt nhằm vào Bắc Triều Tiên

Nga vẫn tố cáo Ukraina về vụ tấn công khủng bố nhà hát

Pháp : Một số nước sẽ điều binh sĩ bảo đảm an ninh cho Olympic 2024

Pháp : Dù luật tạo thuận lợi, nhưng phụ nữ vẫn gặp trở ngại khi tự nguyện chấm dứt thai kỳ

Thâm hụt ngân sách : Pháp muốn thay đổi mô hình « Nhà nước phúc lợi »

Trung Quốc cảnh báo ASEAN về "căng thẳng không kiểm soát được" ở Biển Đông

Nhiều dự án trong Sáng kiến Vành Đai - Con Đường của Trung Quốc bị thiếu vốn

Ba Lan mở chiến dịch chống mạng lưới gián điệp Nga

Ukraina tìm cách « lôi kéo » các nước Tây Balkan cùng sản xuất đạn dược

 (Reuters) – Việt Nam : Kinh tế tăng 5,66% trong quý I nhờ xuất khẩu tăng mạnh, dù cước vận chuyển tăng do khủng hoảng ở Hồng Hải. Theo dữ liệu được chính phủ Việt Nam công bố ngày 29/03/2024, trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng của Việt Nam tăng 3,41% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng 6,72% của quý IV/2023. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I đạt 2,1 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

(AFP) – Nga oanh kích 3 nhà máy điện ở Ukraina. Các nhà máy bị nhắm đến nằm ở các vùng Dnipropetrovsk, Poltava và Cherkasy. Ukraina cho biết đã bắn hạ 84 trong tổng số 99 tên lửa và drone do Nga phóng đi trong đêm 28-29/03/2024. Trong khi đó, Ba Lan cho biết đã điều chiến đấu cơ tăng cường bảo vệ không phận sau khi Nga phóng tên lửa sang Ukraina. 

(AFP) – Ngoại trưởng Pháp công du Trung Quốc. Theo bộ Ngoại Giao Pháp ngày 29/03/2024, ông Stéphane Sejourné đến Bắc Kinh ngày 01/04 theo lời mời của đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Chuyến công du của ngoại trưởng Pháp cũng nhằm đánh dấu kỉ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

(Reuters) – Tư lệnh hải quân Đài Loan thăm Hoa Kỳ vào tuần tới. Theo 6 nguồn tin, được Reuters trích dẫn ngày 29/03/2024, tư lệnh Hải Quân Tang Hua sẽ thăm Hawai, trụ sở của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Sau đó, từ ngày 08-10/03, ông tham dự một hội thảo về Biển - Hàng Không - Không Gian gần Washington và có thể gặp đô đốc Lisa Franchetti, người đứng đầu các hoạt động hải quân Hoa Kỳ. Ông Tang Hua sẽ thảo luận với các đối tác Mỹ về cách tăng cường hợp tác hải quân song phương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các mối đe dọa đối với Đài Loan. 

(Reuters) – Du khách háo hức đón xem nhật thực toàn phần ở thác Niagara. Từ những chuyến tham quan bằng tàu cổ điển có giá gần 4.000 đô la/người cho đến các phòng khách sạn ở mức 1.600 đô la/đêm, các doanh nghiệp trong và xung quanh thác Niagara hùng vĩ đang chuẩn bị bội thu nhờ nhật thực toàn phần vào ngày 08/04/2024. Khu vực có thác nước nằm dọc theo biên giới Canada-Mỹ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng một triệu du khách trong dịp này. 

(AFP) – Xiaomi ra mắt ô tô điện. Tập đoàn khổng lồ về công nghệ Xiaomi của Trung Quốc, hôm qua 28/03/2024, đã trình làng chiếc ô tô điện đầu tiên tại Bắc Kinh, chính thức bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xe hơi. Tổng giám đốc Xiaomi Lôi Quân (Lei Jun) cho biết trên mạng xã hội rằng “dòng xe Xiaomi SU7 hiện đã mở nhận đơn đặt hàng”

(AP) – Mỹ : Phải mất nhiều năm để xây lại cây cầu bị sập ở Baltimore. Việc xây dựng lại cây cầu Francis Scott Key bị sập ở Baltimore, bang Maryland có thể mất ít nhất từ 18 tháng cho đến vài năm, trong khi chi phí có thể lên tới ít nhất 400 triệu đô la hoặc thậm chí nhiều hơn thế, khi các chuyên gia còn phải thẩm định rất nhiều công đoạn từ việc thiết kế cây cầu mới cho đến việc các quan chức chính phủ phải thúc đẩy bộ máy quan liêu cấp giấy phép thi công… Theo Ben Schafer, giáo sư kỹ thuật tại đại học Johns Hopkins, dự án này có thể mất từ 5 đến 7 năm. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: Thứ Bảy, ngày 30 tháng 03 năm 2024

1.LIÊN ĐOÀN KHMER KROM VÀ HRW LÊN ÁN VỤ BẮT NĂM NHÀ SƯ VÀ BA PHẬT TỬ CHÙA ĐẠI THỌ

Liên đoàn Khmer Krom (KKF), một tổ chức tranh đấu cho quyền của người bản địa Khmer ở Việt Nam hôm 28/3 ra thông cáo lên án việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ các nhà sư và Phật tử tại chùa Đại Thọ ( tiếng Khmer gọi là Tro Nom Sek). Liên đoàn Khmer Krom kêu gọi Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp đang diễn ra của Việt Nam đối với người Khmer Krom và yêu cầu "trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân bị giam giữ trái pháp luật."

Tổ chức này gọi các vụ bắt bớ trên là "sự vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của con người, bao gồm các quyền tự do tôn giáo, biểu đạt và lập hội," đồng thời cho rằng chính phủ Việt Nam đang "thể hiện sự coi thường trắng trợn các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và các nguyên tắc dân chủ." Liên đoàn Khmer Krom đồng thời kêu gọi Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế lên án cuộc đàn áp đang diễn ra của Việt Nam đối với người Khmer Krom và yêu cầu "trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân bị giam giữ trái pháp luật."

Trong khi đó, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm 29/3 khẳng định, chính quyền Việt Nam đang dùng Điều 331 như một công cụ pháp lý để tấn công một cách có hệ thống quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người Khmer Krom.

2.VỤ NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHẾT TRONG TRỤ SỞ CÔNG AN, NỮ ĐẠI ÚY BỊ ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC

Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai hôm 24/3 đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với Đại úy công an Thái Thanh Thương, đội phó Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Công an huyện Long Thành. Bà Thương là người ký giấy triệu tập ông Vũ Minh Đức đến làm việc sáng 22/03, nhưng đã chết tại bệnh viện vài giờ sau đó. Tuy nhiên, nguyên nhân nữ đại úy bị đình chỉ công tác không được nêu rõ.

Trước đó, ngày 22/3, ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, được người thân đưa đến trụ sở công an huyện theo giấy triệu tập để làm việc với điều tra viên Thái Thanh Thương hoặc điều tra viên Lưu Quang Trung về vụ “gây rối trật tự công cộng” xảy ra vào ngày 7/10/2023 ở xã An Phước. Chiều cùng ngày, gia đình nhận được tin ông Đức bị ngất xỉu trong quá trình bị thẩm vấn nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành. Sau đó ông Đức tiếp tục được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy tại Sài Gòn, nhưng không qua khỏi. Giấy chứng tử của bệnh viện Chợ Rẫy ghi ông Đức chết lúc 23 giờ, nhưng một bác sĩ bệnh viện này lại nói với gia đình nạn nhân rằng ông chết khoảng 9 giờ 50 phút tối ngày 22/3.

Trên cơ thể của nạn nhân có nhiều vết bầm dập, lồi lõm và khi mổ nội tạng, quan sát thấy nhiều vết máu cục bên trong. Có nhiều cơ sở kết luận rằng ông Vũ Minh Đức đã bị công an đánh đến chết trong quá trình bị thẩm vấn, tra khảo.

3.ĐẠI ÁN VẠN THỊNH PHÁT: BÀ TRƯƠNG MỸ LAN KHAI VỀ VAI TRÒ CỦA TƯỚNG CÔNG AN ĐÃ CHẾT

Tại phiên xét xử, bà Trương Mỹ Lan đã bất ngờ tiết lộ danh tính quan chức cấp cao đã đứng ra nhờ bà để việc sáp nhập ba ngân hàng thương mại diễn ra thành công vào năm 2012. Đó là ông Trần Minh Tuấn - nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Tuy nhiên, báo chí nhà nước chỉ nhắc đến ông Tuấn và không nhắc đến ông Ngọ. Xin nhắc lại, cả hai ông này đều đột ngột qua đời vào tháng 2/2014 với những tình tiết rất bất thường.

Cần biết rằng ông Phạm Quý Ngọ qua đời trong khi vụ án Dương Chí Dũng đang được xét xử, cách đây mười năm. Một tình tiết đáng lưu ý, thời điểm đó ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa rằng ông này đã chi 1 triệu đô la, là tiền của bà Lan hối lộ cho ông Ngọ. Tuy nhiên, bà Trương Mỹ Lan không được coi là bị can của vụ án và không bị tòa triệu tập để làm nhân chứng.

Theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua 74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay sau khi ba ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được sáp nhập và trở thành người nắm toàn bộ quyền lực, chi phối SCB sau khi hợp nhất.

Nhiều người phân tích rằng, nếu không có việc sáp nhập ba ngân hàng nói trên, bà Trương Mỹ Lan khó có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà bà bị cáo buộc trong suốt khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2012 đến năm 2022.

Bởi lẽ, theo cáo trạng, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua 74 pháp nhân, cá nhân để sở hữu, chi phối hơn 85% cổ phần SCB ngay sau khi ba ngân hàng gồm Sài Gòn, Ngân hàng Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa được sáp nhập.

4.PHIPIPPINE RA TUYÊN BỐ CỨNG RẮN TRƯỚC TRUNG CỘNG

Bộ Quốc phòng Philippines hôm 29/3 tuyên bố rằng không mong có một cuộc chiến hay những rắc rối ở Biển Đông nhưng sẽ không sợ hãi đến mức phải im lặng, phục tùng hay khuất phục trước Bắc Kinh.

Tuyên bố của Philippines nhằm đáp lại việc Bộ Quốc phòng Trung cộng cáo buộc nước này hôm 28/3 về các hành động khiêu khích, tung thông tin sai lệch và phản bội sau khi Manila cáo buộc Bắc Kinh có hành vi gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuyên bố nói “Điều đó cũng cho thấy chính phủ Trung Quốc không có khả năng tiến hành các cuộc đàm phán cởi mở, minh bạch và hợp pháp. Những gì họ làm chỉ là lên giọng kẻ cả, và nếu không làm được điều đó, thì sẽ dọa nạt các nước nhỏ hơn”.

Thái độ gay gắt giữa hai bên được gia tăng sau loạt tranh chấp gần Bãi Cỏ Mây khi Philippines thực hiện các nhiệm vụ tiếp tế cho một nhóm binh sĩ được cử đến để bảo vệ một tàu chiến hỏng hóc được neo đậu trên một bãi cạn từ cách đây 25 năm nhằm mục đích thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của nước này.

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Các kho hàng Trung Quốc dồn dập thành lập để bán hàng sang Việt Nam

VNTB – Chợ Phiên Không Rác: Sáng kiến bảo vệ môi trường của người trẻ

VNTB – Bất chấp phủ nhận của Nga, phía IS tiếp tục tuyên bố…

VNTB – Khách du lịch lớn tuổi Trung Quốc… ồ ạt du lịch sang Móng Cái

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

30/03/1836: Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

 

Báo Tiếng Dân

Thị trường sách giáo khoa: Chọn sách giá cao, có lợi cho ai?28/03/2024

 

Thuy My

 

Phó Đức An - Putin và Từ Hi Thái hậu

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 765, 29-03-2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/03/2024

Dương Quốc Chính - Anh Putin sang Việt Nam ?

Thanh Hằng - Vụ một học sinh bị đánh chết não : Tại sao nhiều tờ báo nhẫn tâm đưa tin một chiều ?

Hà Phan - Ngân hàng không thể thoái thác trách nhiệm

Uyên Vũ - Anh San đã về bên Chúa

Tuấn Khanh - Tưởng nhớ nhà thơ Viên Linh

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Đổi tên các địa danh đã có hằng trăm năm* 30/03/2024

Thẩm phán không muốn quay phim trên tòa vì sợ … xấu 30/03/2024

Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ 30/03/2024

Khủng bố tại Matxcơva: Sóng ngầm từ các lực lượng Hồi giáo vũ trang 30/03/2024

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết? 29/03/2024

Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã? 29/03/2024

Campuchia, Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự ảnh hưởng gì tới khu vực? 29/03/2024

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công? 29/03/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Phó Chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân lên tiếng xin lỗi

QUANG ĐẠI

https://laodong.vn/ban-doc/pho-chu-tich-xa-o-nghe-an-bi-to-doa-ban-dan-len-tieng-xin-loi-1321170.ldo

Nghệ An – Sau khi bị đề nghị xử lý về hành vi dọa bắn dân, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) đã lên tiếng xin lỗi người tố cáo.

Ngày 30.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Trần Thị Bé Hoàng (trú khối 2, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ) cho biết, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn đã lên tiếng xin lỗi bà về hành vi sai trái trong khi thi hành công vụ.

“Vào chiều 29.3, tại trụ sở UBND xã Kỳ Sơn, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn đã lên tiếng xin lỗi tôi về hành vi ông đã gây ra vào ngày 31.1.2024, tại chợ Sáng. Ông Hùng nói, có gì sai cho ông xin lỗi, mong tôi bỏ qua” - bà Bé Hoàng cho hay.

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cũng lên tiếng mong bà Bé Hoàng thông cảm, bỏ qua cho hành vi của ông Hùng, đồng thời cảm ơn, xin tiếp thu các phản ánh từ người dân về những việc làm không đúng của cán bộ để khắc phục, chấn chỉnh.

Theo bà Bé Hoàng, mặc dù lãnh đạo xã Kỳ Sơn đã lên tiếng xin lỗi, nhưng bà vẫn chưa chấp nhận bỏ qua vì đã bị chèn ép quá nhiều trong hơn 1 năm qua.

Theo bà Bé Hoàng, sau khi bà viết đơn tố cáo ông Hùng, đã có một số người bắn tin dọa sẽ tố ngược lại bà về hành vi "chống người thi hành công vụ".

"Vào sáng 31.1.2024, ông Hùng đã dọa bắn bác của tôi, từ "bắn" rất rõ ràng, ai cũng nghe thấy, nhưng ông ấy cứ một mực chối rằng dùng từ "bắt" - bà Bé Hoàng bức xúc.

“Năm 2023, tôi bị chèn ép trong quá trình buôn bán nên đã viết đơn tố cáo lên xã, nhưng sau đó nể tình rút đơn, lãnh đạo xã cũng đã xin lỗi tôi.

Tôi cũng đã lên tiếng cầu xin cán bộ tạo điều kiện cho tôi buôn bán làm ăn, nhưng họ vẫn chèn ép tôi đủ đường, tìm mọi cách để đuổi bằng được tôi ra khỏi chợ Sáng. Tôi bị sụt mất 4kg, căng thẳng phải uống thuốc hỗ trợ an thần” - bà Bé Hoàng cho hay.

Cũng trong chiều 29.3, Ban Tiếp công dân huyện Tân Kỳ đã làm việc với 3 công dân tố cáo ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn đã có hành vi vi phạm trong khi thi hành công vụ. Theo biên bản làm việc, 3 công dân khẳng định đã ký đơn và cung cấp các thông tin, căn cứ tố cáo.

Hiện vụ việc đang được xử lý theo quy định.

Như Lao Động đã thông tin, theo nội dung tố cáo của bà Trần Thị Bé Hoàng, vào sáng 31.1.2024, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn và một số cán bộ đến kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại ki ốt mà bà Nguyễn Thị Hải (thuộc chợ Sáng, xã Kỳ Sơn) cho bà Hoàng thuê lại một phần.

Trong quá trình đoàn làm việc, có 2 người đến mua thịt, ông Hùng yêu cầu họ đi chỗ khác, nhưng bà Hoàng vẫn bán thịt cho người dân. Trong tình huống đó, ông Hùng đã yêu cầu người dân rời đi với thái độ gay gắt và có lời nói “có thích tôi bắn không”.

 

“Giọt nước tràn ly" khiến người lao động Công ty Cổ phần BKAV AI nghỉ việc

HẠNH AN

https://laodong.vn/ban-doc/giot-nuoc-tran-ly-khien-nguoi-lao-dong-cong-ty-co-phan-bkav-ai-nghi-viec-1320974.ldo

Từ khi chuyển về làm việc tại Công ty Cổ phần BKAV AI, chưa một tháng nào, anh Ngọc nhận được đủ tiền lương cả tháng. Gửi đơn khiếu nại - bằng email cho các cấp lãnh đạo công ty về việc chậm trả lương trong thời gian dài nhưng không nhận được hồi đáp, trở thành “giọt nước tràn ly” khiến anh quyết định nghỉ việc.

Sau Công ty Cổ phần Điện tử BHS, Công ty Cổ phần BKAV AI cùng nằm trong “hệ sinh thái BKAV” của ông Nguyễn Tử Quảng tiếp tục bị người lao động tố nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội kéo dài. Người lao động rơi vào tình cảnh khó khăn và mất niềm tin vào công ty đã phản ánh với Báo Lao Động; có người bị nợ số tiền lương hơn 200 triệu đồng, có người chỉ còn 1 tháng nữa là đến ngày dự sinh con bị nợ hơn 70 triệu đồng và mất chế độ thai sản.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (nhân vật yêu cầu đổi tên) - người lao động từng có thời gian gắn bó, lần lượt làm việc tại các công ty: Công ty Cổ phần BKAV Smarthome Global, Công ty Cổ phần Điện tử BHS, Công ty Cổ phần BKAV AI.

Tuy nhiên, theo anh Ngọc, cả 3 công ty này hiện đều còn nợ tiền lương của anh: Công ty Cổ phần BKAV Smarthome Global nợ tiền lương tháng 1.2023; Công ty Cổ phần Điện tử BHS nợ tiền lương tháng 8 năm 2023; Công ty Cổ phần BKAV AI nợ tiền lương tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 2023; tháng 1, tháng 2 năm 2024. Tổng số tiền cả 3 công ty còn nợ anh là hơn 71 triệu đồng.

Anh Ngọc bắt đầu làm việc tại các công ty nằm trong “hệ sinh thái BKAV” từ năm 2020. Đến ngày 16.8.2023, anh chính thức chuyển sang làm việc tại Công ty Cổ phần BKAV AI.

Trả lời lí do tại sao bị nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn chấp nhận gắn bó với công ty, anh Ngọc cho biết: “Team (nhóm) tôi gắn bó rất lâu, mọi người làm việc cùng nhau, các anh bên trên (lãnh đạo công ty - PV) cũng ngồi nói chuyện là làm dự án cùng với những lời hứa hẹn. Tôi không hiểu về kinh doanh, chỉ làm kỹ thuật thôi, các anh nói thế thì mình cũng tin tưởng”.

Cuối năm 2023, gia đình anh Ngọc có công việc cần đến một khoản tiền để lo các khoản chi tiêu. Khi bị công ty nợ lương, không có tiền xoay xở, anh Ngọc đã xin nghỉ việc và nhận được sự động viên của lãnh đạo công ty. Sau đó, anh làm thủ tục xin tạm ứng trước tiền lương khoảng 20 triệu đồng và tiếp tục ở lại làm việc.

“Từ khi về BKAV AI làm việc, chưa tháng nào, tôi nhận đủ tháng lương làm việc, có 1-2 tháng được nhận hỗ trợ một ít. Các anh bên trên (lãnh đạo công ty - PV) cứ bảo là cứ cố gắng làm việc đợi tiền dự án về sẽ có tiền trả lương, càng đợi thì càng không thấy đâu” - anh Ngọc nói.

Đến cuối năm 2023, khi không thể trông chờ việc công ty trả lương đúng hạn, anh Ngọc và nhiều người lao động khác xin được làm online tại nhà. Để có tiền trang trải cuộc sống, anh phải làm thêm nhiều công việc khác.

Ngày 1.3.2024, anh Ngọc gửi đơn khiếu nại đến các lãnh đạo công ty, song đến ngày 15.3, anh cũng không nhận được bất kỳ hồi đáp chính thức nào - bằng văn bản. Do đó, ngày 16.3, anh chính thức nộp đơn xin nghỉ việc.

Trước đó, Báo Lao Động đã có bài viết: "Mẹ bầu “bụng vượt mặt” đòi lương, chế độ thai sản từ công ty của ông Nguyễn Tử Quảng đăng tải vào ngày 27.3.2024".

Bài viết phản ánh việc chị Trần Thị Lan Anh (nhân vật yêu cầu thay đổi tên) bị công ty Cổ phần BKAV AI nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội khiến chị mất chế độ thai sản trong khi chị dự sinh cuối tháng 4.2023.

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc truyền thông Công ty Cổ phần BKAV là người được ông Đoàn Mạnh Hà - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BKAV AI cung cấp số điện thoại để trả lời câu hỏi của phóng viên qua email.

"BAI (Công ty BKAV AI) là công ty được tách ra từ Công ty BHS (Công ty Cổ phần Điện tử BHS) từ tháng 8.2023 và cũng giống như BHS, chúng tôi đang trao đổi với người lao động về tiến trình thanh toán nợ lương. Riêng với trường hợp bạn Lan Anh, bạn là nhân sự sắp nghỉ sinh nên ngay từ đầu, chúng tôi đã chú trọng và đặt ưu tiên cao để đảm bảo có thể xử lý cho bạn trước thời kỳ nghỉ sinh. Các trường hợp khác chúng tôi vẫn theo kế hoạch như đã trao đổi với các bạn là sẽ trả dần" - bà Hằng trả lời qua email vào ngày 27.3.

 

Bắt đối tượng xâm phạm lợi ích của Nhà nước
https://www.anninhthudo.vn/bat-doi-tuong-xam-pham-loi-ich-cua-nha-nuoc-post571679.antd

ANTD.VN - Lê Phú Tuân bị xác định đã đăng tải 21 video có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Phú Tuân (SN 1972, trú tại tổ dân phố Vĩnh Sơn, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) về tội Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quy định tại khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Theo tài liệu điều tra, trong thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023, Lê Phú Tuân, đã sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để phát trực tiếp (livestream) nhiều lần, đăng tải 21 video, trong đó có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và nhiều cá nhân khác.

Các video do Lê Phú Tuân đăng tải thu hút nhiều lượt xem, chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội, gây dư luận xấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật của Nhà nước, hạ thấp uy tín của cơ quan Nhà nước; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của những người thi hành pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Chiêm Hoá đang tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm tự thú, tố cáo cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm

HOÀNG THỌ

https://soha.vn/pho-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-tu-thu-to-cao-cuu-cuc-truong-cuc-dang-kiem-198240329135015713.htm

Bị can Trần Anh Tú (Phó Giám đốc phụ trách trung tâm Đăng kiểm 50-05V) tự thú và có đơn tố cáo hành vi nhận hối lộ của cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Đặng Việt Hà.

Trung tâm Đăng kiểm 50-05V trực thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam, trụ sở tại 1143/3B, quốc lộ 1A, khu phố 3, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM (cơ sở An Phú Đông) và 1 chi nhánh tại số 1A Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM.

Ban Giám đốc gồm: Nguyễn Đình Quân, Giám đốc (từ 2013 - 5/2022); Trần Anh Tú, Phó Giám đốc phụ trách trung tâm; Phạm Ngọc Hà, Phó Giám đốc phụ trách Cơ sở An Phú Đông; Khuất Duy Thịnh, Phó Giám đốc phụ trách Chi nhánh Hồng Hà.

Theo kết luận điều tra, để có tiền đưa cho các Lãnh đạo Cục đăng kiểm không gây khó khăn trong công việc, tăng thêm thu nhập cho các đăng kiểm viên và nhân viên, Nguyễn Đình Quân đã đưa ra chủ trương cho các đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ.

Thực hiện chủ trương, Ban Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-05V cùng đăng kiểm viên đã thống nhất nhận tiền của chủ phương tiện, doanh nghiệp, cá nhân và môi giới để bỏ qua các lỗi vi phạm không đạt của phương tiện hoặc nhận tiền rồi hợp thức hóa các hồ sơ để đăng kiểm đạt cho nhiều phương tiện.

Việc nhận hối lộ của người đi đăng kiểm diễn ra từ năm 2014 - 12/2022. Số tiền nhận hối lộ là gần 40 tỷ đồng.

Liên quan tới sai phạm xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm 50-05V, bị can Trần Anh Tú bị cáo buộc thực hiện theo chủ trương của ông Đặng Việt Hà (khi đó là Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) và Nguyễn Đình Quân, cho đăng kiểm viên nhận hối lộ nên phải chịu trách nhiệm chung về số tiền nhận hối lộ của trung tâm.

Cụ thể, Tú đã chỉ đạo cho Phạm Ngọc Hà, Khuất Duy Thịnh và các đăng kiểm viên tiếp tục nhận tiền hối lộ gom lại ăn chia và chia số tiền nhận được cho Đặng Việt Hà.

Tú được các bị can khác chia tổng cộng 130 triệu đồng. Bị can sử dụng tiêu xài cá nhân, quá trình điều tra đã nộp khắc phục số tiền 135 triệu đồng.

Ngoài ra, bị can Tú đã chia lại tiền cho Đặng Việt Hà tại phòng làm việc của Hà vào các ngày được triệu tập ra Cục đăng kiểm Việt Nam họp giao ban, tổng cộng là 180 triệu đồng.

Bị can Tú bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự. Hiện nay, bị can đang thi hành biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Cũng theo kết luận điều tra, bị can Trần Anh Tú có đơn đầu thú hành vi phạm tội, có đơn tố cáo hành vi nhận hối lộ của Đặng Việt Hà tự nguyện khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Như VTC News đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND TP.HCM truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Trong vụ án, bị can Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 - 7/2021) bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.

253 bị can khác bị đề nghị truy tố trong nhóm 11 tội danh gồm: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.

 

Ngân hàng nước ngoài phản đối bà Trương Mỹ Lan bán tòa nhà Capital Place

Hải Duyên

https://vnexpress.net/ngan-hang-nuoc-ngoai-phan-doi-ba-truong-my-lan-ban-toa-nha-capital-place-4728154.html

TP HCMLà bên liên quan, HSBC và OCBC Bank Singapore cho rằng bà Trương Mỹ Lan đang thế chấp tòa nhà Capital Place để vay hơn 200 triệu USD, nên không có quyền bán.

Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm về các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB, tiếp tục với phần phát biểu quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan, chiều 28/3.

Trong những ngày làm việc trước đó, bà Lan từng đề cập đến việc uỷ quyền cho con gái Chu Duyệt Phấn rao bán tòa nhà Capital Place tại số 29 Liễu Giai, Hà Nội, giá trị khoảng một tỷ USD để khắc phục hậu quả vụ án.

Chủ tọa sau đó thông báo đã nhận được văn bản của con gái bà Lan, trình bày đang có người trả giá 360 triệu USD chứ không phải một tỷ USD, và tòa nhà này đang thế chấp vay của 4 ngân hàng nước ngoài 230 triệu USD, nên sau khi bán sẽ trả nợ các ngân hàng, số tiền còn lại dùng để khắc phục hậu quả trong vụ án.

Tuy nhiên, trình bày tại tòa, đại diện HSBC (Tập đoàn Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải) và OCBC Bank Singapore cho biết, Công ty cổ phần Twin-Peaks (thuộc Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát) đã thế chấp tòa nhà Capital Place và quyền sử dụng tòa nhà này để vay khoảng 200 triệu USD. Hiện, khoản vay vẫn chưa được tất toán hoàn toàn, thời điểm đáo hạn trả nợ là ngày 30/4.

"Bà Trương Mỹ Lan không có quyền bán vì tòa nhà này đã được thế chấp cho khoản vay của Công ty Twin-Peaks", phía HSBC nói.

Đại diện hai ngân hàng này đề nghị tòa cho phép được ưu tiên giải quyết khoản nợ bao gồm tiền gốc lẫn lãi. Trong trường hợp sau khi bán tòa nhà Capital Place và giải quyết xong các khoản vay, phía ngân hàng sẽ giao nộp lại số tiền dư theo quy định pháp luật.

Trước đó, luật sư Nguyễn Minh Tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho SCB (bị hại đồng thời là người liên quan trong vụ án) đề nghị HĐXX xác định bà Lan và các bị cáo phải bồi thường cho ngân hàng số tiền thiệt hại tính đến ngày 5/3 (xử sơ thẩm) là hơn 760.000 tỷ đồng (hơn 482.000 tỷ nợ gốc, 277.830 tỷ lãi) và lãi phát sinh cho đến khi nào SCB thực nhận được tiền. Luật sư cũng đề nghị tòa cho phía SCB toàn quyền khai thác, sử dụng quản lý đối với 1.166 tài sản đảm bảo cho gần 1.300 khoản vay của nhóm bà Lan và Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Đối với số tiền 1.000 tỷ đồng ông Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt của bà Lan và 5,2 triệu USD bị cáo Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ, luật sư cho rằng đây là tiền có nguồn gốc từ SCB và do hành vi phạm tội của người khác chiếm đoạt chứ không phải tiền riêng của bà Lan. Do đó, phía SCB đề nghị HĐXX tuyên thu hồi nhưng không sung công quỹ Nhà nước mà để khắc phục hậu quả vụ án.

Luật sư bảo vệ cho SCB cũng cho rằng, trong quá trình xét xử có nhiều bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả của vụ án, đề nghị tòa giao số tiền này cho SCB định đoạt; kiến nghị cơ quan chức năng tiếp tục truy tìm các tài sản có liên quan tới hành vi phạm tội của bà Lan và đồng phạm để khắc phục hậu quả vụ án.

Liên quan việc thuê tòa nhà 19 Nguyễn Huệ mà bà Trương Mỹ Lan đang xin giải tỏa kê biên vì là tài sản cho con gái, đại diện SCB cho biết ngân hàng có ký hợp đồng thuê tòa nhà 19 Nguyễn Huệ với Công ty Horizon và hiện công ty này có liên quan đến vụ án nên tài sản cũng đang bị kê biên. Do đó, SCB hiện chưa thanh toán tiếp tiền thuê, và số tiền thuê này thấp hơn rất nhiều so với tiền cọc mà ngân hàng đã trả cho công ty trước đó là 300 tỷ đồng. SCB đề nghị HĐXX xem xét giải quyết liên quan đến quan hệ này.

Ngày 1/4, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần đối đáp của VKS với quan điểm của các bị cáo và luật sư.

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc trong 10 năm liên tiếp (từ 2012 đến 2022) đã sử dụng SCB như công cụ tài chính, đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Bộ Công an đã rà soát, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội của bà Lan và người liên quan; tài khoản, tài sản đứng tên những bị can hoặc cá nhân được nhờ đứng tên để thu hồi, kê biên, phong tỏa nhằm đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án. Trong đó, kê biên tổng cộng 1.237 bất động sản liên quan bà Lan, gồm hàng loạt tòa nhà ở quận 1, 3, 5...; kê biên 857 triệu cổ phần SCB, hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan; một du thuyền, 2 tàu, 19 ôtô...

 

Truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu hơn 6 tấn vàng

Tân Châu/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/truy-to-24-bi-can-trong-duong-day-buon-lau-hon-6-tan-vang-post1467193.html

Ngày 29/3, Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng, truy tố bị can Nguyễn Thị Minh Phụng, Nguyễn Thị Kim Phượng và 22 đồng phạm về tội “Buôn lậu”.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Minh Phụng, Nguyễn Thị Kim Phượng không được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (thỏi) từ Campuchia về Việt Nam để bán. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh, các bị can thấy giá vàng trên thị trường Việt Nam cao hơn giá vàng bên Campuchia nên đã thỏa thuận, thống nhất, nhận đặt bán vàng lậu cho các chủ cửa hàng vàng trong nước, sau đó liên hệ với cư dân biên giới sinh sống tại khu vực cửa khẩu Chàng Riệc (tỉnh Tây Ninh) thiết lập, tổ chức, điều hành hai đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam, qua cửa khẩu Chàng Riệc. Số hàng này họ bán lại cho khách trong nước nhằm thu lợi bất chính.

Trong đường dây thứ nhất, Nguyễn Thị Minh Phụng mua lậu 4.830 kg vàng thỏi từ Campuchia về Việt Nam, trị giá 6.644 tỷ đồng. Phụng bán lại cho bị can Huỳnh Minh Khánh (Tiệm vàng Khánh Kim Loan) 560 kg, bị can Nguyễn Thị Minh (Tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh) 268 kg, bị can Đặng Thị Thanh Hằng (Hà Nội) 294 kg và 36 khách hàng khác 1.828kg, bán cho khách lẻ không xác định được lai lịch là 1.804 kg. Bị can Phụng thu lợi bất chính 2,4 tỷ đồng

Đường dây thứ hai, từ ngày 16/7/2022 đến 28/9/2022, Nguyễn Thị Kim Phượng nhận đặt bán vàng lậu cho Nguyễn Thị Thúy Hằng (Chủ tiệm vàng Kim Oanh Hằng). Phượng góp vốn với đối tượng người Campuchia tên Pich Hen để mua vàng lậu và thông qua bị can Nguyễn Thị Ngọc Giàu và Trần Thanh Thắng mang về Việt Nam. Phượng được hưởng 100 USD/1kg vàng lậu và Pich Hen được hưởng 200 USD/kg vàng lậu.

Từ ngày từ ngày 16/7/2022 đến 28/9/2022, Nguyễn Thị Kim Phượng và Pich Hen đã mua vàng lậu từ Campuchia để bán lại cho Nguyễn Thị Thúy Hằng 1.320 kg vàng có trị giá 1.817 tỷ đồng. Bị can Phượng hưởng lợi 3 tỷ đồng.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment