Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Trung
Quốc phản đối chế tài của Mỹ liên quan tới tin tặc
Bia
rượu ảnh hưởng sức khỏe ra sao?
Bão
tuyết bao trùm nước Mỹ từ Trung Tây đến Bờ Đông
Quốc
hội Mỹ xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Trump
RSF lên tiếng về việc nhà báo Đoàn Bảo Châu bị đề
nghị khởi tố
Việt Nam ‘theo dõi chặt chẽ’ các đợt
bùng phát bệnh viêm phổi ở Trung Quốc
Vợ chồng Tổng
thống Biden sẽ thăm người thân của các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ở New
Orleans
Hoa Kỳ có kế hoạch bán vũ khí trị
giá 8 tỷ đôla cho Israel
Chính quyền quân sự Myanmar ân xá
cho 5.864 tù nhân
Lãnh đạo lực lượng an ninh của tổng
thống Hàn Quốc phản đối yêu cầu bắt giữ ông Yoon
Điều tra viên Hàn Quốc yêu cầu quyền
Tổng thống Choi mở đường cho việc bắt giữ ông Yoon
Blinken: Trung
Quốc, Triều Tiên giúp thúc đẩy cuộc chiến của Nga ở Ukraine
9,6
tỷ USD kiều hối chuyển về TPHCM trong năm 2024
Quốc
hội dự kiến sửa gần 300 luật tại kỳ họp bất thường để thực hiện kế hoạch tinh
giản bộ máy
Xét
xử sơ thẩm hai cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân vào ngày 7/1
"Đi
bão" sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch: "Cần ăn mừng một cách văn
minh hơn"
Thủ
tướng: Bóng đá Việt Nam phải nỗ lực vô địch châu Á và tham dự World Cup
Nghị
định 168: Luật sư chỉ ra những điều bất hợp lý
Tinh
giản ngành công an, không công khai quân số có minh bạch?
Nghị
định 168 làm giàu cho cảnh sát giao thông?
TPHCM:
Cảnh sát giao thông xử phạt trên 10 tỷ đồng sau năm ngày áp dụng Nghị định 168
Ông
Phạm Minh Chính đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm tàu điện ngầm từ TPHCM đi
Cần Giờ
Lương
Ngọc An bị Hội Nhà văn thu hồi quyết định bổ nhiệm
Tháo
gỡ vòng kim cô kiểm soát tôn giáo trong hành trình của sư Minh Tuệ
Người
dân bức xúc vì tín hiệu đèn giao thông trục trặc khi áp dụng mức phạt mới
Công
an Bình Phước lập hồ xử lý hai Facebooker vì đăng thông tin xúc phạm công an và
cơ quan quản lý
Viết
bài đe doạ tướng công an, Facebooker bị bắt vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Anh thoát truy tố
hình sự
Công
an giao thông thu 28 tỷ đồng tiền phạt ngày đầu năm, phạt nhóm Facebook báo
chốt giao thông
Hoạ
sĩ Lê Quốc Anh tố cáo Công an đánh đập khi bị tạm giữ, cha mẹ liên tục bị sách
nhiễu
BBC
Việt Nam xét xử cựu
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Di cư tới Anh qua
eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam
Trudeau từ chức:
Tại sao và chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo ở Canada?
Sư Minh Tuệ trả lời
BBC: 'Họ hoan nghênh hay đánh đập, bắt nhốt thì con cũng thấy như nhau'
Chàng Tây chạy hết
chiều dài Việt Nam để làm từ thiện
Sau thất bại ê chề,
bà Kamala Harris sẽ làm gì tiếp?
Sư Minh Tuệ trên
đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'
'Không dùng bao cao
su vì không thấy trong phim khiêu dâm'
Ông Trump chi phối
thế nào tại Quốc hội Mỹ
Giới trẻ Trung Quốc
học thức cao làm lái xe, lao động phổ thông, diễn viên phụ
Vì sao cảnh sát Hàn
Quốc khó bắt tổng thống bị luận tội?
Ông Trump sẽ bị
tuyên án trước ngày nhậm chức, nhưng không phải ngồi tù
Lại sửa Quy hoạch
điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?
Quân đội Việt Nam
hiện đại hóa: Dần rời xa vòng tay Nga?
Công nghiệp quốc
phòng Việt Nam: mức độ tự chủ và tiềm năng xuất khẩu
Việt Nam, đã chín
muồi cho một cải cách?
Tòa Thái Lan tuyên
'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù và đối mặt nguy cơ dẫn độ
Vì sao chính quyền
Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?
Hương bay ngược
gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?
Đăng bài mạng xã
hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?
Vụ nổ khiến 12 quân
nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét hay bất cẩn?
Việt Nam: ứng
viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga bàn về Ukraine?
Người tố giác lỗi
trong xe điện VinFast bị trả đũa
Nghi phạm khai gì
về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết?
Pháp tưởng niệm 10 năm vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo châm biếm
Charlie Hehdo
Các số báo đặc biệt 10 năm vụ khủng bố Charlie Hebdo
Mỹ coi tập đoàn Tencent là "công ty quân sự", Trung Quốc
lên án "đàn áp phi lý"
Kinh tế Việt Nam trong tầm ngắm của chính quyền Trump 2.0?
Khủng
hoảng chính trị Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức sau 9 năm cầm quyền
Quốc Hội lưỡng viện Mỹ chính thức xác nhận Donald Trump đắc cử
tổng thống
Hàn Quốc: Chính giới phân cực, thể chế lỗi thời qua vụ tổng thống
Yoon cố thủ chống lệnh bắt
Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo ngay lúc ngoại trưởng Mỹ
thăm Seoul
TT Ukraina muốn thống nhất với Trump về "kế hoạch hòa
bình" trước khi đàm phán với Nga
Hợp tác quân sự Nga – Bắc Triều Tiên có thể phá hỏng chiến lược Ấn
Độ - Thái Bình Dương của Nhật Bản
Hàn Quốc: Cơ quan điều tra muốn triển hạn lệnh bắt giữ TT Yoon Suk
Yeol
Trung Quốc, chiến tranh Ukraina, Trung Đông: Ba thách thức đối
ngoại lớn nhất với TT Trump năm 2025
Thủ tướng Ý bất ngờ sang Florida gặp TT Mỹ đắc cử Donald Trump
Quốc Hội lưỡng viện Mỹ họp xác nhận kết quả bầu tổng thống trước
lễ nhậm chức của Donald Trump
Chiến tranh Gaza : Hamas thông báo sẵn sàng trả tự do cho 34 con
tin Israel
Pháp : Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy lại ra hầu tòa trong vụ
"tài trợ của Libya"
Phim ca nhạc Emilia Perez của đạo diễn Pháp đại thắng tại Golden
Globes
Cuộc khủng hoảng của ngành sản xuất bia tại Đức
(AFP) -
Thái Lan đón tiếp 35,54 triệu khách du lịch trong năm 2024, vượt chỉ tiêu do
chính phủ đề ra. Số
liệu chính thức được bộ Du Lịch và Thể Thao Thái Lan công bố hôm nay
06/01/2025. Số du khách đến Thái Lan như vậy đã tăng 26%, so với số 28,15 triệu
du khách của năm 2023. Sau vài năm gián đoạn do Covid, 6,73 triệu du khách
Trung Quốc đã đi du lịch Thái Lan, tăng 91% so với trước, vượt xa số khách đến
từ Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga. Bangkok đề ra chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ đón
39 triệu khách, bằng kỷ lục của năm 2019.
(AFP) -
2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận tại Nhật Bản. Cơ quan khí tượng quốc gia Nhật Bản
(JMA), hôm nay 06/01/2025 thông báo nhiệt độ trung bình năm 2024 tại nước này
cao hơn 1,48 độ so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020. Tính theo thế kỷ,
nhiệt độ ở Nhật tăng thêm 1,4 độ C. JMA nhận định biến đổi khí hậu
là « một yếu tố » khiến nhiệt độ tăng cao như vậy. Nhật Bản, nền
kinh tế thứ tư thế giới, cũng là nước có hệ thống sản xuất năng lượng gây ô
nhiễm nhất khối G7. 70% sản lượng điện năm 2023 sản xuất từ nhiên liệu hóa
thạch. Tokyo đặt chỉ tiêu đến năm 2050 đạt mức trung hòa carbon, và từ nay đến
năm 2030 giảm 46% lượng phát thải carbon so với mức thải của năm 2013.
(Reuters)
- Việt Nam : Tăng trưởng đạt 7,09% năm 2024, cao hơn mục tiêu 6,5%. Khối lượng xuất khẩu đã mang về cho Việt
Nam 405 tỷ đô la trong năm 2024, chủ yếu là đồ điện tử, điện thoại thông minh
và hàng may mặc. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Khi công
bố kết quả ngày 06/01/2025, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO) Nguyễn Thị
Hương nhận định tỷ lệ tăng trưởng cao mang lại « động lực quan
trọng cho năm 2025 », được coi là « thách thứ
lớn » vì mục tiêu được chính phủ đặt ra là tăng trưởng 8%.
(AFP) -
Tin tặc Trung Quốc tấn công Đài Loan trung bình 2,4 triệu vụ/ngày trong năm
2024. Trong
báo cáo được Cục An ninh Quốc gia Đài Loan công bố ngày 05/01/2025, con số này
đã tăng lên gấp đôi, cùng lúc với việc Bắc Kinh gia tăng chiến thuật « vùng
xám » để quấy rối hòn đảo. Quốc phòng, viễn thông và giao thông
nằm trong số các mục tiêu bị tấn công hàng đầu, nhiều cuộc tấn công mạng « đã
được phát hiện và chặn hiệu quả ».
(AFP) -
Mỹ bác thương vụ Nippon Steel mua US Steel, Nhật Bản yêu cầu giải thích. Trả lời họp báo ngày 06/01/2025, thủ
tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba kêu gọi Washington giải thích rõ những nguy cơ
cho « an ninh quốc gia » được tổng thống Joe Biden
nêu lên ngày 03/01 khi chặn tập đoàn thép Nhật Bản mua lại công ty thép Mỹ
trong thương vụ trị giá 14,9 tỷ đô la được công bố tháng 12/2023. Ông Ishiba
cho rằng các nhà công nghiệp Nhật Bản « quan ngại » sau
quyết định của Mỹ.
(AFP) -
264 người Rohingya đến tỉnh Aceh của Indonesia sau khi bị Malaysia xua
đuổi. Ngày
06/01/2025, một quan chức tỉnh Aceh cho biết những người này đã cập vào một bãi
biển ở thành phố Tây Peureulak tối 05/01 sau nhiều ngày trên biển. Từ 3 tháng
cuối năm 2024, số người tị nạn Rohingya đến Indonesia ngày càng nhiều do thời
tiết thuận lợi. Indonesia không ký công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn và
khẳng định không có nghĩa vụ nhận người tị nạn Miến Điện, đồng thời kêu gọi các
nước láng giềng chia sẻ gánh nặng.
(AFP) -
Nông dân Pháp hưởng ứng lời kêu gọi « bao vây Paris ». Hướng ứng lời kêu gọi của nghiệp đoàn Coordination
rurale lớn thứ hai tại Pháp, nhiều đoàn xe từ khắp cả nước hướng về Paris nhưng
bị chặn ở cửa ngõ thủ đô do từ chiều 05/01/2025 sở cảnh sát Paris cấm mọi cuộc
tập hợp không thông báo trước. Ngày 06/01, trục đường quốc lộ N10 hướng đến
Paris đã bị chặn ở địa phận Perray-en-Yvelines (phía nam Paris). Giới nông dân
yêu cầu « áp dụng các quy tắc chung cho tất cả các nước ở quy mô
châu Âu » vì cho rằng những quy định ở Pháp nghiêm ngặt hơn.
(AFP) -
Thủ tướng Canada có thể từ chức. Theo ba nguồn tin nắm rõ hồ sơ được The Globe and Mail
trích dẫn ngày 05/01/2025, ông Justin Trudeau có thể thông báo từ chức lãnh đạo
đảng Tự Do ngày 06/01 trước cuộc họp toàn quốc của đảng dự kiến ngày 08/01,
trong bối cảnh ông ngày càng bị chống đối trong nội bộ đảng. Đây sẽ là cuộc
khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất của ông Trudeau kể từ khi lên cầm quyền
cách đây 9 năm. Đảng Tự Do, chiếm thiểu số ở Quốc Hội, bị suy yếu sau khi đồng
minh cánh tả rút khỏi liên minh cầm quyền, sẽ phải tìm lãnh đạo mới trong khi
chỉ còn vài tháng là đến kỳ bầu cử Quốc Hội.
TIN TỨC: THỨ BA 07.01.2025
1/ VN THEO DÕI CHẶT CHẼ DỊCH VIÊN PHỔI TẠI TRUNG QUỐC
Bộ y tế Việt Nam cho biết
họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình liên quan đến đợt bùng phát bệnh viêm phổi
do virus mới gây ra ở người tại Trung Quốc. Trong một tuyên bố ngày 6/1, bộ y
tế cho biết sẽ cập nhật và chủ động cung cấp, chia xẻ thông tin chính xác, theo
nguồn tin của báo chí lề đảng.
Theo tuyên bố, vào ngày
2/1, một số trang mạng nước ngoài đã báo cáo về một đợt bùng phát ở Hoa Lục với
nhiều ca gây viêm phổi trên người (HMPV). Các báo cáo cho biết căn bệnh này lây
lan nhanh chóng, biểu hiện các triệu chứng tương tự như cúm và dịch Vũ Hán.
Điều này làm dấy lên mối lo
ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tiềm ẩn khác sau đợt bùng phát dịch Vũ
Hán, vốn đã trở thành vấn đề toàn cầu vào năm 2020. Ngoài ra hình ảnh các bệnh
viện quá tải ở Trung Quốc và các báo cáo về tình trạng khẩn cấp đã được chia xẻ
dày đặc trên mạng.
Sau khi nhận được thông tin
này, bộ y tế đã liên lạc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Bộ này
cho biết cho đến nay, tổ chức WHO vẫn chưa cung cấp thông tin chính thức về
dịch bệnh ở Trung Quốc, cũng như chưa xác minh độ tin cậy và tính hợp pháp của
các tin tức được lan truyền trên mạng.
Hiện tại, Trung Quốc đang
vào mùa đông, thời điểm thường xảy ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gia
tăng. Vào ngày 3/1, bộ ngoại giao Trung Cộng cho biết các bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải là biến cố
y tế bất thường.
Phát ngôn nhân Mao Ninh của
Trung Cộng cho biết nhiễm trùng đường hô hấp có xu hướng đạt đỉnh vào mùa đông
ở Bắc bán cầu. Ông này cho rằng các chứng bệnh có vẻ ít nghiêm trọng hơn và lây
lan ở quy mô nhỏ hơn so với năm trước.
2/ THỦ TƯỚNG CANADA TUYÊN BỐ TỪ CHỨC
Thủ tướng Canada Justin
Trudeau vào hôm qua 6/1 đã thông báo sẽ từ chức sau khi đảng cầm quyền chọn
được người thay thế ông. Ông Trudeau, người phải từ chức sau 9 năm cầm quyền,
sẽ tạm thời cầm quyền cho đến khi nào đảng cầm quyền chọn được tân thủ tướng.
Quyết định từ chức của ông
sẽ mở ra cuộc cạnh tranh trong đảng Tự do để chọn người kế nhiệm, đồng thời là
ứng viên sẽ đối đầu với đảng Bảo thủ đối lập trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.
Ông Justin Trudeau là một
trong những thủ tướng nổi tiếng nhất của Canada, đã được bầu vào năm 2015 với
đa số phiếu bầu áp đảo của đảng Tự do tại quốc hội. Là một trong những nhà lãnh
đạo trẻ nhất của đất nước, ông Trudeau nhanh chóng trở thành hình mẫu cho các
giá trị tiến bộ của Canada trên trường quốc tế. Tuy nhiên tỷ lệ ủng hộ ông
Trudeau đã giảm trong 2 năm qua khi cử tri bất mãn trước tình hình giá nhà tăng
vọt.
Các cuộc thăm dò cho thấy là
bất cứ ai kế nhiệm ông Trudeau trong đảng Tự do cầm quyền, đảng này cũng sẽ
thất bại trước đảng Bảo thủ trong kỳ bầu cử sắp tới do ông Pierre Poilievre dẫn
đầu.
Hiện nay, chính quyền của
Thủ tướng Trudeau đang đối mặt với nhiều thách thức, kể cả nhân sự và việc
triển khai chính sách. Vào ngày 16/12, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng tài chính
Canada Chrystia Freeland đột ngột từ chức chỉ vài giờ trước khi dự trù trình
bày báo cáo kinh tế mùa thu của chính phủ.
Bà Freeland nêu rõ nguyên
nhân sâu xa của việc từ chức là do bất đồng quan điểm về định hướng phát triển
đất nước.
3/ BẮC HÀN LẠI THỬ PHI ĐẠN LIÊN LỤC ĐỊA
Quân đội Nam Hàn vào hôm
qua 06/01 cho biết là Bắc Hàn đã phóng một phi đạn liên lục địa ra biển Nhật Bản. Biến cố này diễn ra đúng
vào lúc Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đến thăm Seoul để cảnh báo khả năng Nga
chia xẻ công nghệ vệ tinh tiên tiến cho Bắc Hàn.
Đây là cuộc bắn thử phi đạn
đầu tiên của Bắc Hàn trong năm 2025. Theo giới chức quân sự Nam Hàn, phi đạn
tầm trung này được phóng đi từ một vùng gần thủ đô Bình Nhưỡng. Nó đã bay được
hơn một ngàn cây số trước khi rớt xuống biển Nhật Bản. Bộ quốc phòng Nhật khẳng
định, phi đạn của Bắc Hàn đã rơi ở bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật và
không gây ra thiệt hại nào cho tàu thuyền hay hàng không.
Cuộc bắn thử phi đạn của Bắc
Hàn diễn ra đúng vào ngày Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken có vòng công du từ
giã Seoul và Tokyo trước khi ông Donald Trump lên nhậm chức tổng thống vào ngày
20/01.
Ngoại trưởng Blinken và
đồng nhiệm Nam Hàn Cho Tae Yul, trong cuộc họp báo chung, đã lên án vụ bắn thử
phi đạn này là một hành động vi phạm
mới các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Cũng trong cuộc họp báo
chung, ngoại trưởng Mỹ còn khẳng định có
nhiều lý do để tin rằng nước Nga có ý định chia xẻ các công nghệ tiên tiến
trong lĩnh vực không gian và vệ tinh với Bắc Hàn.
VNTB –
Đẩy dân vào vòng xoáy “đấu tố”
RFA
– Lương Ngọc An bị Hội Nhà văn thu hồi quyết định bổ nhiệm
VNTB
– Bóng đá Việt Nam thăng hoa cùng tiền đạo và huấn luyện viên ngoại: bộ chính
trị nên học tập!
VNTB
– Trump 2.0 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: phía Trung Quốc (Bài 4)
Putin
và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu
‘Căn
bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?
Làm
sao để luật học phát triển, đất nước phát triển?07/01/2025
Biếm:
Rét run với ‘top 10’ phát ngôn lộng gió năm 202407/01/2025
“Những
gì ông ấy làm là mối đe dọa thực sự đối với nền dân chủ”06/01/2025
Trung
Quốc tăng cường các biện pháp khẩn cấp trong bối cảnh bùng phát virus HMPV06/01/2025
Về
việc khuyến khích người dân ghi hình vi phạm để nhận “hoa hồng”06/01/2025
Hội
Nhà văn Việt Nam tiếp tục coi thường nạn nhân và dư luận06/01/2025
Viễn
cảnh sân bay Long Thành không có hành khách khi đi vào hoạt động05/01/2025
Bi hài
kịch “pháp quyền”…05/01/2025
Đến
khi nào có tiền để hoàn tất xây dựng giai đoạn 2 và 3 sân bay Long Thành?05/01/2025
Gửi
các nhà văn quốc doanh trong hội chú Thiều05/01/2025
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 06/01/2025
Từ
vụ khủng bố ở Mỹ đến nguy cơ Daech tiềm ẩn ở Syria
Ngô
Nhân Dụng - Jimmy Carter cứu thuyền nhân Việt Nam
Mai
Quốc Ấn - « Phố Vải », một sự cưỡng bức ngôn ngữ
Lê
Minh Hạ - Đầu tuần kể chuyện cuối tuần và lời tạm biệt sau cuối
Hà
Phan - Đừng dập tắt một niềm vui nhỏ bé
Lê
Học Lãnh Vân - Lạy trời bão tới…
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 06.01.2025
Nguyễn
Thị Bích Hậu - Một số hình ảnh sau trận thắng của đội tuyển Việt Nam
Tiểu
Vũ - Hóa giải bàn thắng của Supachok : Lấy đẹp trị độc
Thanh
Hằng - Trận mưa tiền thưởng sau chiến thắng
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Giai đoạn mới cho kinh tế Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam 07/01/2025
‘Căn bệnh mãn tính’ của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ
được chữa khỏi? 07/01/2025
Cục diện xung đột trên toàn cầu 2024 và dự báo diễn biến 2025 07/01/2025
Lan man chuyện phạt giao thông 07/01/2025
Vệt đất trong sinh tồn bất định 07/01/2025
Lý thuyết “vô vi” của Lão Tử (1) 06/01/2025
Những lời dạy của Phật liên quan tới bình an nội tâm 06/01/2025
Lần thứ hai mất chức Phó Tổng biên tập, ông Lương Ngọc An phản
kháng 06/01/2025
Lời cảm ơn 06/01/2025
Đã cấm dạy thêm (thu tiền) trong nhà trường 06/01/2025
Xuân này khác hẳn mấy xuân qua 05/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
GÂY THIỆT HẠI HƠN 25
TỶ ĐỒNG, 2 CỰU HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI VÀ NHIỀU THUỘC CẤP LÃNH ÁN
Mạnh Thắng
TPO
- 2 cựu Hiệu trưởng trường Đồng Nai và một số cán bộ, nhân viên của trường này
đã gây thiệt hại cho Trường đại học Đồng Nai hơn 23,5 tỷ đồng và thiệt hại cho
ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỷ đồng.
Chiều qua (6/1), TAND
tỉnh Đồng Nai đã tuyên án các bị cáo nguyên là lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại
Trường Đại học Đồng Nai.
Theo đó, bị cáo Võ Thị
Ngọc Dung (34 tuổi, nguyên kế toán Phòng Kế hoạch - tài chính) bị tuyên phạt 18
năm tù về tội "Tham ô tài sản".
Các bị cáo phạm
tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ",
gồm: Phan Văn Thanh (65 tuổi, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, kiêm Kế
toán trưởng đến ngày 1/10/2019) bị tuyên phạt 12 năm tù (tổng hợp hình phạt với
bản án khác 1 năm 2 tháng tù là 13 năm 2 tháng tù); Nguyễn Gia Bảo (72 tuổi,
Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai đến ngày 1/10/2010): 3 năm tù; Trần Minh
Hùng (59 tuổi, Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai từ ngày 2/11/2010 đến năm
2019): 9 năm tù; Đặng Minh Thư (64 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng Đào tạo): 7
năm 6 tháng tù; Hoàng Thị Kiều Nguyệt Nga (43 tuổi, nguyên Kế toán trưởng): 7
năm tù; Dương Minh Hiếu (48 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng Khảo thí và đảm bảo
chất lượng): 4 năm tù; Lê Thị Hoài Lan (45 tuổi, nguyên Trưởng bộ môn Quản lý
giáo dục): 5 năm tù.
HĐXX tuyên buộc các bị
cáo phải bồi thường thiệt hại cho Trường Đại học Đồng Nai, cụ thể: bị cáo Thanh
phải bồi thường hơn 3,8 tỷ đồng; bị cáo Hùng hơn 3,5 tỷ đồng; bị cáo Bảo hơn
300 triệu đồng; bị cáo Dung hơn 900 triệu đồng. Tiếp tục kê biên tài sản của bị
cáo Thanh và bị cáo Hùng để đảm bảo thi hành án.
HĐXX nhận định, bị cáo
Dung đã có hành vi tham ô tài sản của Trường Đại học Đồng Nai gần 3 tỷ đồng.
Các bị cáo: Bảo, Hùng, Thanh, Nga, Thư, Hiếu, Lan đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, làm trái quy định về kế toán trong việc thu, chi
và chấm bài thu hoạch các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, gây thiệt
hại cho Trường Đại học Đồng Nai hơn 23,5 tỷ đồng và thiệt hại cho ngân sách
nhà nước hơn
1,5 tỷ đồng.
Vụ án này được TAND
tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử từ ngày 27 đến ngày 31/12/2024 và nghị
án đến ngày 6/1 tuyên án.
TÒA ÁN XEM XÉT ĐƠN
KHÁNG CÁO CỦA 139 BỊ CÁO TRONG 'ĐẠI ÁN ĐĂNG KIỂM'
Tân Châu
TPO
- Ngoài 139 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, chung vụ án còn có 18 bị
cáo khác bị Viện Kiểm sát kháng nghị tăng hình phạt.
Ngày 6/1, TAND cấp cao
tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử vụ ‘đại án’ đăng kiểm, xảy ra tại
Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN), 11 Trung tâm đăng kiểm tại TPHCM
và 3 Trung tâm đăng kiểm tại Sóc Trăng, Bến Tre và Long An.
Tại phiên tòa, HĐXX
cho biết, có 3 bị cáo đang được tại ngoại có đơn xin xét xử vắng mặt. Một số
luật sư cũng vắng mặt tại phiên tòa. HĐXX đề nghị đại diện Viện KSND cấp cao
tại TPHCM tham gia phiên tòa có ý kiến về vấn đề này.
Sau khi đại diện Viện
Kiểm sát nêu quan điểm, HĐXX đã chấp nhận đề nghị của Viện Kiểm sát và cho
phiên tòa tiếp tục với phần thẩm tra tư pháp.
Theo HĐXX, bản án sơ
thẩm của TAND TPHCM tuyên trước đây có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 139 bị cáo,
kháng nghị tăng hình phạt 18 bị cáo của Viện KSND TPHCM.
HĐXX cho biết dự kiến
xét xử phúc thẩm vụ án này từ ngày 6 đến 17/1. Phiên tòa được xét xử trực tiếp
tại trụ sở TAND cấp cao tại TPHCM, kết hợp với điểm cầu tại Trại tạm giam T30
Công an TPHCM (huyện Củ Chi, TPHCM).
Hồi tháng 8/2024, bản
án sơ thẩm của TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ
Hình (cựu Cục trưởng
Cục ĐKVN) 19 năm tù về tội “Nhận hối lộ” và 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt là 25 năm tù. Ông
Hình kháng cáo xin giảm hình phạt.
Cựu Cục trưởng Cục ĐKVN Đặng Việt
Hà bị bản án sơ
thẩm tuyên phạt 19 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Ông Hà cũng kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt.
Bản án sơ thẩm xác
định ông Hình đã nhận hối lộ hơn 7,5 tỷ đồng và 23.000 USD của doanh nghiệp và
đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác làm trái quy định, duyệt cấp đủ
năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt
động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục
đăng kiểm và Cục ĐKVN.
Trong khi đó, bản án
sơ thẩm tuyên ông Hà phải chịu trách nhiệm về số tiền nhận hối lộ hơn 40 tỷ
đồng, hưởng lợi hơn 8 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm cũng
tuyên phạt 252 bị cáo còn lại của vụ án từ 1 năm tù cho hưởng án treo, đến 30
năm tù.
NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Cảnh Kỳ
https://tienphong.vn/nhan-vien-ngan-hang-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san-post1707225.tpo
TPO
- Nhân viên ngân hàng ở Trà Vinh nói dối khách hàng muốn vay được 5 tỷ đồng phải
để nhân viên này đứng tên giấy tờ đất, từ đó nhân viên ngân hàng tự làm thủ tục
vay 4 tỷ đồng nhưng không chuyển tiền cho người vay mà chiếm đoạt.
Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Trà Vinh vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can, bắt tạm giam Nguyễn Tuấn Mộng (SN 1993, trú thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh) về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản".
Theo kết quả điều tra,
năm 2018, bà K.T.S.P. (ngụ huyện Trà Cú, Trà Vinh) thông qua giải quyết hồ sơ vay tiền đã quen biết Mộng - thời điểm này là
nhân viên một ngân hàng trên địa bàn.
Năm 2020, Mộng chuyển
công tác đến một ngân hàng khác. Từ đó, bà P. cũng thường xuyên nhờ
Mộng giúp giải quyết hồ sơ vay vốn nhiều lần cho bà và người quen.
Tháng
4/2023, bà P. cần vay 5 tỷ đồng để trả nợ nên đã nói cho Mộng biết. Lúc này,
Mộng nói bà P. phải cho Mộng đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới vay được số tiền trên,
tin tưởng nên bà P. làm theo.
Làm thủ tục xong, Mộng
dùng giấy tờ đất trên thế chấp ngân hàng vay gần 4 tỷ đồng, nhưng số tiền này
Mộng không giao cho bà P. mà sử dụng để trả nợ.
Đến tháng 5/2023, Mộng
lập văn bản khống việc thỏa thuận với bà P. cho Mộng vay số tiền trên, nhằm mục
đích chiếm đoạt.
SÁNG NAY, ÔNG LƯU BÌNH
NHƯỠNG, LÊ THANH VÂN RA TÒA
Danh Trọng
https://tuoitre.vn/sang-nay-ong-luu-binh-nhuong-le-thanh-van-ra-toa-2025010616151615.htm
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân hầu tòa với
cáo buộc dùng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để tác động, can thiệp chính quyền,
tòa án, công an để "giúp đỡ" doanh nghiệp, "bảo kê" giang
hồ... qua đó trục lợi.
Sáng nay (7-1), TAND tỉnh Thái Bình mở phiên xét xử sơ thẩm
ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc hội, cựu phó trưởng Ban
Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về hai tội cưỡng đoạt tài sản và
lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
7h17, 3 xe chuyên dụng dẫn giải các bị cáo đến tòa. An ninh
phiên tòa siết chặt, nhiều cảnh sát được huy động đến kiểm soát tại tòa.
Phía trước cổng tòa dựng biển cấm quay phim chụp ảnh. Người tham
gia phiên tòa phải kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vào phòng xử án.
Cùng vụ án, ông Lê Thanh Vân, cựu đại biểu Quốc hội, ủy viên
thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội và Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ
Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, bị cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Hai "giang hồ" Phạm Minh Cường (Cường
"Quắt") và Vũ Đăng Phương bị truy tố tội cưỡng đoạt tài sản.
Triệu tập nhóm người đưa 300.000 USD cho ông
Lưu Bình Nhưỡng
Ông Lưu Bình Nhưỡng có 3 luật sư bào chữa. Ông Lê Thanh Vân có 4
luật sư bào chữa. Cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Vương có 3
luật sư bào chữa.
Trong vụ án, nhóm người từng đưa 300.000 USD cho ông Lưu Bình
Nhưỡng liên quan dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công
nghiệp Quế Võ 3 được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan.
Ngoài ra, tòa cũng triệu tập nhiều người khác với tư cách người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo Viện KSND tỉnh Thái Bình, trong khoảng thời gian từ năm
2020-2023 các bị can trên đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, xảy ra tại Thái Bình,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội được thể hiện qua 5 vụ việc.
5
vụ việc khiến ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân hầu tòa
Vụ thứ nhất, ông Nhưỡng bị cáo buộc can thiệp với lãnh đạo Công
an tỉnh Thái Bình, qua đó ông "bảo kê" cho một nhóm giang hồ chuyên
cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác
cát tại vùng biển xã
Thụy Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Vụ việc thứ hai, ông Nhưỡng bị cáo buộc vào tháng 12-2020 và
tháng 5-2021, bị can lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi lãnh đạo UBND
TP Hải Phòng, chánh án, viện trưởng viện kiểm sát và giám đốc Công an TP Hà
Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho vụ án tranh chấp đất đai đã
bị TAND huyện Thủy Nguyên xử sơ thẩm, tuyên thua của Bùi Văn Thao (người làm
thuê cho Cường "quắt").
Ông Nhưỡng sau đó hưởng lợi bộ cánh cổng nhà thờ bằng gỗ lim trị
giá 75 triệu đồng do Thao "biếu".
Tuy nhiên, tháng 6-2021, tòa phúc thẩm giữ nguyên nội dung sơ
thẩm, buộc vợ chồng Thao phải bàn giao lại nhà đất.
Lúc này ông Nhưỡng tiếp tục hướng dẫn anh Thao gửi đơn kiến nghị
đến Văn phòng Quốc hội đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Biết không
có kết quả nên anh Thao dừng lại.
Trong vụ việc thứ ba, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã hướng dẫn doanh
nghiệp làm đơn "kêu cứu" khẩn cấp để gỡ khó cho việc phê duyệt dự án
Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh).
Sau khi nhận đơn của doanh nghiệp, ông Nhưỡng lấy tư cách đại
biểu Quốc hội viết phiếu chuyển đơn gửi Thủ tướng xem xét, giải quyết. Ông sau
đó nhận 300.000 USD, tương đương 6,9 tỉ đồng. Gia đình ông đã nộp lại toàn bộ
số tiền này.
Một vụ việc thứ tư xảy ra trong năm 2019, ông Nhưỡng bị cáo buộc
can thiệp đến UBND tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện
dự án 36ha.
Ông sau đó hưởng lợi một lô đất trị giá 1,8 tỉ đồng và nhằm
hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này có giá 1,9 tỉ đồng.
Từ tháng 7 đến tháng 10-2023, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã gọi
điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp cho doanh nghiệp sớm
được cấp phép khai thác dự án và hưởng lợi 210 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong một vụ án thứ năm, ông Nhưỡng và ông Vân còn
"bắt tay", phân chia gọi điện cho lãnh đạo, gây áp lực cho chính
quyền tỉnh Quảng Ninh để "giúp đỡ" Công ty Trường Sinh sớm được cấp
phép thực hiện dự án, thăm dò, khai thác mỏ đất.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình cáo buộc quá trình can
thiệp, ông Nhưỡng và ông Vân đã nhiều lần nhận tiền của doanh nghiệp Trường
Sinh. Trong đó ông Vân nhận 2 lần, tổng 60 triệu đồng. Ông Nhưỡng nhận 6 lần,
tổng 210 triệu đồng.
TÒA
TUYÊN ÁN 2 CỰU HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
https://tuoitre.vn/toa-tuyen-an-2-cuu-hieu-truong-truong-dai-hoc-dong-nai-20250106182804893.htm
Ông
Trần Minh Hùng, 59 tuổi, cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai, lãnh 9 năm
tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Sau một tuần nghị án, chiều 6-1, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án
đối với hai cựu hiệu trưởng Trường
đại học Đồng Nai và
thuộc cấp.
Ngoài cựu hiệu trưởng Trần Minh Hùng, bị cáo Nguyễn Gia Bảo
(72 tuổi, cựu hiệu trưởng tiền nhiệm) cũng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt các bị cáo Phan Văn Thanh (65
tuổi, cựu trưởng phòng kế hoạch tài chính) 12 năm tù; Đặng Minh Thư (64
tuổi, cựu phó trưởng phòng đào tạo) 7 năm 6 tháng tù, Hoàng Thị Kiều
Nguyệt Nga (43 tuổi, cựu kế toán trưởng) 7 năm tù.
Dương Minh Hiếu (48 tuổi, cựu phó trưởng phòng khảo thí và đảm
bảo chất lượng) 4 năm tù; Lê Thị Hoài Lan (45 tuổi, cựu trưởng bộ môn quản
lý giáo dục) 5 năm tù.
Riêng bị cáo Võ Thị Ngọc Dung (34 tuổi, cựu kế toán
phòng kế hoạch tài chính) bị tuyên phạt 18 năm tù về tội tham ô tài
sản.
Ngoài ra, hội đồng xét xử cũng tuyên buộc các bị cáo bồi thường
thiệt hại cho Trường đại học Đồng Nai.
Cụ thể, bị cáo Hùng phải bồi thường hơn 3,5 tỉ đồng, Bảo hơn
300 triệu đồng, Thanh hơn 3,8 tỉ đồng, Dung hơn 900 triệu đồng. Đồng thời
tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Thanh và Hùng để đảm bảo thi
hành án.
Trong buổi tuyên án, hội đồng xét xử nhận định các bị cáo đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, làm trái quy định về kế
toán trong việc thu, chi và chấm bài thu hoạch các lớp bồi dưỡng chuẩn chức
danh nghề nghiệp, gây thiệt hại cho Trường đại học Đồng Nai hơn 23,5 tỉ đồng
và thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỉ đồng.
Riêng bị cáo Dung đã có hành vi tham ô tài sản của Trường đại
học Đồng Nai gần 3 tỉ đồng.
Hành vi của các bị cáo không chỉ gây thiệt hại cho trường
và ngân
sách nhà nước mà
còn khiến người lao động, viên chức nói riêng và người dân nói chung mất lòng
tin vào Trường đại học Đồng Nai.
Vì vậy cần xử phạt các bị cáo mức án nghiêm khắc, tương xứng
với tính chất, mức độ phạm tội và cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội một thời
gian để giáo dục, cải tạo phòng ngừa chung.
Cũng theo hội đồng xét xử, trong vụ án này, các bị cáo không
cấu kết chặt chẽ, không phân công vai trò, nhiệm vụ từng người, mà chỉ bàn bạc
đơn thuần, tiếp nhận mệnh lệnh, ý chí của nhau để thực hiện hành vi phạm tội.
Một số bị cáo khắc phục một phần hậu quả, gia đình có
công với cách mạng, bản thân có nhiều khen thưởng là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
XÉT XỬ GIAI ĐOẠN 2
ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN TRÁI PHÉP HÓA ĐƠN HƠN 63.000 TỶ
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đưa ra xét xử 171
bị cáo trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, trốn thuế (giai đoạn 2) do Nguyễn
Minh Tú (SN 1992) cầm đầu.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Huế (SN 1988, ở
quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng 161 bị cáo nguyên là giám đốc, kế toán… trong các
doanh nghiệp bị truy tố về tội "Mua bán trái phép hóa đơn".
Cáo trạng nêu từ tháng 4/2021 đến tháng
10/2022, bị cáo Nguyễn Thị Huế đã liên hệ mua 303 doanh nghiệp và làm các thủ
tục theo yêu cầu của Nguyễn Minh Tú, rồi bán cho Tú với chi phí 50-60 triệu
đồng mỗi doanh nghiệp.
Đồng thời, Tú cũng thuê Huế làm thủ tục đăng
ký hoạt động cho khoảng 200 doanh nghiệp do Tú mua trước đó của 2 cá nhân tên
“Kiên” và “Vân” (chưa xác định được danh tính), nhưng đang ở tình trạng ngừng
hoạt động hoặc chưa đầy đủ thủ tục để hoạt động.
Với mục đích giảm số thuế phải nộp, Tú đã
thống nhất với Huế kê khai giảm doanh số bán ra so với thực tế tổng doanh số
hóa đơn giá trị gia tăng khống đã phát hành, tự kê khai khống doanh số mua vào
(thực tế không phát sinh doanh số mua vào) sao cho số thuế GTGT phải nộp dưới
10 triệu đồng.
Ngoài ra, khi thấy các công ty của Tú có dấu
hiệu rủi ro, Huế đã thực hiện thủ tục chuyển địa chỉ kinh doanh, ngừng hoạt
động, đóng mã số thuế. Do đó, cơ quan tố tụng xác định Huế đã tích cực giúp sức
cho Tú thực hiện hành vi mua bán trái phép hóa đơn, hưởng lợi bất chính
hơn 31 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số bị cáo khác trong vụ án
cũng được xác định là trung gian mua bán trái phép hóa đơn cho Tú. Trong số đó,
có Ngô Thị Lệ Thu (SN 1984, ở TP.HCM) bán hơn 2.000 hóa đơn cho 228 đơn vị với
tổng doanh số là hơn 108 tỷ đồng. Thu hưởng lợi hơn 240 triệu đồng. Phạm
Văn Tân (SN 1991, ở Đồng Tháp) bán hơn 1.500 hóa đơn khống với doanh số
hơn 87 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 373 triệu đồng...
Liên quan tới vụ án, cơ quan công tố cũng xác
định có 9 bị cáo là giám đốc, người điều hành công ty có hành vi trốn thuế. Đơn
cử như bị cáo Phạm Văn Chung (SN 1989, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trung Cường
Phát) mua 47 hóa đơn của 9 công ty khác trong mạng lưới của Nguyễn Minh Tú với
doanh số hơn 25 tỷ đồng. Chung đã trả cho người bán hơn 911 triệu đồng.
Chung sử dụng các hóa đơn khống để kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào với
Chi cục thuế khu vực Hòa Thành - Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, trốn thuế số
tiền hơn 2,1 tỷ đồng…
Tương tự, các bị cáo khác cũng có hành vi trốn
thuế từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng.
Trong vụ án này số lượng bị cáo là giám đốc,
kế toán… doanh nghiệp có hành vi mua bán trái phép hóa đơn lên đến 161 người.
Đây là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ,
thường giao dịch hàng hóa, nhân công với các cơ sở nhỏ lẻ để phục vụ kinh
doanh, nên không xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày
19/1.
CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ
KHĐT TP.HCM CHUẨN BỊ HẦU TÒA VỤ ÁN THỨ HAI
Cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị
Bình Minh cùng 12 bị cáo bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sử dụng "quân
xanh" để trúng thầu
Dự kiến ngày 15-17/1, TAND TP.HCM mở phiên
xét xử cựu Phó giám đốc Sở KHĐT TP.HCM, Trần Thị Bình Minh cùng 12 bị cáo khác
trong vụ án tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM, Công
ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T, Sở KH&ĐT TP.HCM và các đơn vị
liên quan.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Đoàn Thị Hương
Giang; Hội thẩm nhân dân: Bà Võ Thị Nam, ông Nguyễn Tất Nam. Hội thẩm nhân dân
dự khuyết, ông Phạm Văn Hải. Thư ký phiên tòa, ông Hồ Ngọc Trường. Đại diện
Viện KSND TP.HCM tham gia phiên tòa gồm: ông Nguyễn Nhật Tuấn, ông Nguyễn Đức
Long, ông Phạm Văn Hiền, bà Hồ Thị Ngọc Ánh.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, trong 13
bị can, có 11 người gồm, Ngô Võ Kế Thành; Hoàng Minh Bá; Huỳnh Trọng Nghĩa;
Nguyễn Đức Quỳnh; Trần Duy Phước; Nguyễn Trần Long; Phạm Văn Vĩnh; Phạm Tấn
Kiên; Nguyễn Đại Dương; Nguyễn Chí Thân; Đinh Minh Hiệp bị truy tố về tội “Vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều
222 Bộ luật Hình sự.
Hai bị can Trần Thị Bình Minh và Phan Tất
Thắng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng chỉ rõ, trong quá trình tham gia đấu
thầu các gói thầu mua sắm trang thiết bị thuộc hai Dự án Nấm và Mems, bị can
Hoàng Minh Bá, Giám đốc Công ty T.S.T, đã thỏa thuận và thống nhất với Ngô Võ
Kế Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao thuộc Ban
Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, về danh mục và giá dự toán của Dự án Mems;
đồng thời, thỏa thuận với Đinh Minh Hiệp, nguyên Trưởng Ban Quản lý Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, và Phạm Tấn Kiên, Trưởng phòng Quản lý Đầu tư và
Doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, về danh
mục và giá dự toán của Dự án Nấm từ giai đoạn xây dựng Dự án.
Ngoài ra, Bá đã tác động đến các bị can tại Sở
KHĐT để phê duyệt Dự án, phê duyệt các thủ tục cần thiết trước khi tiến hành
đấu thầu. Đặc biệt, Bá đã sử dụng báo giá từ các công ty của chính mình để phục
vụ việc thẩm định giá và lập dự toán, đảm bảo rằng các mức giá đã thỏa thuận
với Chủ đầu tư được thực hiện.
Để đảm bảo Công ty T.S.T trúng thầu, Bá còn
chỉ đạo việc điều chỉnh sai lệch số liệu trong báo cáo tài chính năm 2017 của
Công ty T.S.T, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hơn nữa, Bá đã
thiết lập các "quân xanh" là Công ty Mictec và Công ty Sơn Bình để
tạo điều kiện cho Công ty T.S.T trúng thầu theo đúng danh mục và giá đã thống
nhất với các Chủ đầu tư. Hành vi của Hoàng Minh Bá đã gây thiệt hại cho Nhà
nước gần 40 tỷ đồng.
Cựu Phó giám đốc Sở
nhận 1 tỷ đồng từ doanh nghiệp
Cũng theo cáo trạng, ngay từ giai đoạn chuẩn
bị thủ tục phê duyệt Dự án Nấm và Dự án Mems, cựu Phó Giám đốc Sở KHĐT TP.HCM
Trần Thị Bình Minh biết rõ rằng Hoàng Minh Bá, Giám đốc Công ty T.S.T, và các
chủ đầu tư đã thống nhất về danh mục dự kiến mua sắm và giá dự toán để đưa vào
báo cáo nghiên cứu khả thi. Và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bị
can Minh đã vì vụ lợi (nhận 1 tỷ đồng từ Bá) để ký các quyết định phê
duyệt dự án, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, cũng như phê duyệt dự toán
cho Dự án Mems và Dự án Nấm, dựa trên các căn cứ không đúng với quy định pháp
luật.
Hành động này đã tạo điều kiện cho Công ty
T.S.T của Hoàng Minh Bá tham gia và trúng thầu theo danh mục thiết bị và giá đã
được thống nhất trước đó, gây thiệt hại tài sản Nhà nước gần 40 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, hành vi của bị can Trần Thị
Bình Minh đã vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư công năm 2014 và Điều 49,
Điều 64 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công, phạm vào
tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại
khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng, trong vụ án này, bị can Hoàng
Minh Bá là người giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo; bị can Đinh Minh Hiệp và Ngô Võ
Kế Thành cùng các bị can khác với vai trò người đứng đầu đơn vị Chủ đầu tư đã
thông đồng với Hoàng Minh Bá và chỉ đạo nhân viên cấp dưới hợp thức hồ sơ đấu
thầu giúp sức cho Hoàng Minh Bá; các bị can còn lại phạm tội với vai trò đồng
phạm giúp sức cho bị can Bá; các bị can Trần Thị Bình Minh và Phan Tất Thắng
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vì vụ lợi làm trái công vụ, tạo điều kiện cho hai
Dự án được phê duyệt và triển khai, giúp cho Hoàng Minh Bá có điều kiện tham dự
thầu và trúng thầu.
Trước đó, hồi tháng 7, TAND TP.HCM tuyên phạt
bà Trần Thị Bình Minh, cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM mức án 7 năm 6
tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bà
Minh bị cáo buộc đã bỏ qua các sai sót, tạo điều kiện cho Công ty AIC của
Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu dự án 12 phòng thí nghiệm, gây thiệt hại lên
tới 33 tỷ đồng.
NỮ GIÁM ĐỐC NGẤT XỈU
TẠI TÒA KHI BỊ VKS ĐỀ NGHỊ CHUNG THÂN
Tham gia vào việc lập dự án "ma" và
chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của các nạn nhân, nhưng khi bị đại diện VKS đề
nghị tù chung thân, bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung bất ngờ ngã ra rồi ngất xỉu.
Ngày 6/1, phiên xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết
Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia),
Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm bước vào
phần tranh luận. Trước khi tranh luận, đại diện VKS nêu quan điểm về vụ án.
Theo đại diện VKS, căn cứ vào tài liệu, chứng
cứ và quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, có đủ căn cứ xác định các bị cáo Trần
Thị Mỹ Hiền, Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Hồng Hạnh và đồng phạm đã tìm mua
những thửa đất ở, trồng cây, trồng lúa, ao hồ… và đặt cọc, thanh toán một phần.
Sau đó, các bị cáo này viện nhiều lý do để không hoàn tất việc chuyển nhượng.
Dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp duyệt
dự án, Hiền và Nhung chỉ đạo các đồng phạm lập các dự án không có thật. Những
bị cáo này ký hợp đồng đặt cọc, mua bán với tư cách đại diện các Công ty Angel
Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land để chiếm đoạt tiền của khách.
Các bị cáo đều đủ năng lực trách nhiệm hình sự
để biết hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vì tư lợi cá nhân nên vẫn cố tình phạm
tội. Trong đó, bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung là chủ mưu, trực tiếp chỉ đạo đồng
phạm sử dụng 2 pháp nhân Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia để
lập ra dự án không có thật bán cho khách hàng, chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Thị Hồng Hạnh, với tư cách Giám
đốc đại diện Công ty Hoàng Kim Land, giúp sức cho Hiền lập 7 dự án không có
thật, lừa bán 158 hợp đồng để chiếm đoạt 184 tỷ đồng của 120 bị hại.
Các bị cáo còn lại có vai trò đồng phạm thông
qua việc giữ ký các hợp đồng để bị hại nộp tiền vào công ty, giúp Hiền và Nhung
chiếm đoạt.
Từ các phân tích trên, đại diện VKS đề nghị
HĐXX tuyên phạt 3 bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Hồng Hạnh và Hồ Văn
Thắng tù chung thân. Các bị cáo còn lại bị đề nghị 12-20 năm tù cùng về tội
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngay khi nghe đại diện đề nghị mức án, Trần
Thị Hồng Hạnh đã ngất xỉu, khiến phiên tòa phải tạm dừng để chăm sóc y tế cho
bị cáo này.
Theo cáo buộc, đầu năm 2019, cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an TP.HCM nhận được đơn tố giác về việc Trần Thị Mỹ Hiền, Phạm
Thị Tuyết Nhung, Trần Thị Hồng Hạnh và một số đối tượng sử dụng pháp nhân 2
công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land để ký kết hợp đồng chuyển nhượng các
dự án không có thật trên địa bàn quận Bình Tân, Thủ Đức, huyện Bình Chánh…
Quá trình điều tra xác định Hiền và Nhung lập
18 dự án khu dân cư không có thật, ký thỏa thuận chuyển nhượng dự án và 4 căn
nhà (trong đó bán 3 căn trùng cho khách hàng) cho 592 cá nhân, chiếm đoạt
hơn 834 tỷ đồng.
HÀNG
NGHÌN GIÁO VIÊN HÀ NỘI NGUY CƠ MẤT THƯỞNG
https://thanhnien.vn/hang-nghin-giao-vien-ha-noi-nguy-co-mat-thuong-185250106221201824.htm
Trong
khi giáo viên cả nước vui mừng vì chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 thì
tại Hà Nội, hàng
nghìn giáo viên không nhận được tiền thưởng này.
Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội
thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu
nhập tăng thêm cho
cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân
sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.
Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do
thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự
nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học
2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.
Gần 600 giáo viên đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo
thành phố xem xét việc này. Hà Nội hiện có 119 trường THPT thuộc Sở GD-ĐT quản
lý được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên". Ngoài ra, 30 quận,
huyện mỗi nơi có khoảng 3 - 9 trường từ mầm non đến THCS được chọn thí điểm đặt
hàng dịch vụ giáo dục. Ước tính, ít nhất 200 trường học bị ảnh hưởng.
Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động,
không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp
vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội thực ra vẫn được nhà nước
đảm bảo kinh phí. Theo đó, các trường được "giao nhiệm vụ" thu học
phí, sau đó cấp trên trừ đi số tiền này khi phân bổ dự toán. Trường không được
dùng nguồn thu từ học phí để trả lương cho giáo viên, vận hành các hoạt động
như những đơn vị tự chủ chi thường xuyên ở lĩnh vực khác.
Trước đó, khi nghị quyết trên còn là dự thảo, cuối tháng 9.2024,
UBND H.Phúc Thọ, Hà Nội đã gửi văn bản kiến nghị Sở Nội vụ, Sở Tài chính xem
xét lại dự thảo nghị quyết, đảm bảo quyền lợi cho thầy cô. Đơn vị này có 9 đơn vị sự
nghiệp lĩnh vực giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng, văn bản cho biết:
"Về bản chất, các đơn vị thí điểm đặt hàng là đơn vị tự chủ chi thường
xuyên không phải do tăng nguồn thu mà do thay đổi hình thức cấp phát từ giao dự
toán sang hình thức đặt hàng".
Cũng theo kiến nghị của UBND H.Phúc Thọ, việc không áp dụng chi
thu nhập tăng thêm đối với các đơn vị thí điểm đặt hàng sẽ không khuyến khích
được các đơn vị tiếp tục thực hiện gây bất cập trong công tác quản lý.
Sở
GD-ĐT kiến nghị đảm bảo quyền lợi của nhà giáo
Trao đổi với PV Thanh Niên, thầy Nguyễn Văn Đường,
giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A (H.Phú Xuyên, Hà Nội), cho rằng, việc hầu
hết giáo viên có thể không được hưởng ưu đãi của thành phố sẽ tạo
ra sự so sánh trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cùng
địa bàn. Chính trong đội ngũ giáo viên cũng có sự phân biệt, những
giáo viên công tác trong các trường tiểu học, do theo luật Giáo dục là
miễn học phí nên sẽ được hưởng chế độ tăng thu nhập trong khi các giáo
viên mầm non, THCS, THPT lại không thuộc đối tượng được hưởng.
Tối 6.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở
GD-ĐT Hà Nội,
cho biết sở đã nhận được thông tin và rất chia sẻ trước tâm tư của giáo viên,
khó khăn của các trường vì nếu đưa 10% khen thưởng vào phần tự chủ của các
trường thì chắc chắn nhiều trường sẽ không có đủ kinh phí để thực hiện.
"Tôi đã ký văn bản báo cáo, đề xuất với lãnh đạo thành phố
để xem xét đảm bảo quyền lợi của nhà giáo", ông Cương thông tin.
No comments:
Post a Comment