NÓI VỚI NGƯỜI CS: VIỆT NAM HẢI NGOẠI
Tiến Văn
26/01/2025 (27 Tết Ất Tị)
DLSN
Hôm nay là ngày 27 Tết Ất Tị. Trong không khí Tết ấm cúng cổ
truyền dân tộc, có lẽ không có gì bằng nếu chúng ta được nhìn thấy con cháu dân
tộc Việt thành công. Nào, chúng tôi mời anh chị em và quí vị hãy cùng nhau điểm
qua 4 gương mặt Việt Nam sau đây.
Người Việt đầu tiên, là một nữ lưu, bà Lưu Lệ Hằng, tên tiếng Anh Jane X.Luu, là nhà thiên văn học xuất sắc. Bà sinh năm 1963 tại Sài Gòn và cùng gia đình di cư sang Mĩ ngay sau khi cộng sản tấn chiếm miên Nam. Bà Lưu Lệ Hằng đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp nghiên cứu vũ trụ khi chưa đầy 30 tuổi. Năm 1992, bà cùng người thầy đồng nghiệp, đã phát hiện ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper. Bà Hằng đã được trao những giải thưởng danh tiếng trong lãnh vực thiên văn vật lí, như Giải Kavli, Giải Shaw năm 2012. Từ năm 1994, bà Lưu Lệ Hằng là giáo sư khoa thiên văn học tại Đại Học Harvard và làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln của Đại Học Công Nghệ Massachusetts – những cơ sở đào tạo khoa học lừng danh hàng đầu thế giới.
Người thứ hai là ông Nguyễn Từ Huấn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mĩ, là chưc Phó Đề Đốc.
Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, sinh năm 1959, được thăng quân hàm cấp tướng năm 2019 trong lực lượng Hải Quân Hoa Kì hùng mạnh nhất thế giới. Ngoài sự xuất sắc về tài lãnh đạo hải quân, ông Nguyễn Từ Huấn còn có một cuộc đời đặc biệt liên quan tới lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam. Ông là chứng nhân và là nạn nhân sống sót duy nhất trong một gia đình sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Cha ông khi đó là Đại tá Nguyễn Tuấn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chống cự các yêu cầu của một toán biệt kích cộng sản. Gia đình ông, có tất cả bảy thành viên, đã bị toán biệt kích nổ súng thảm sát, nhưng may mắn duy nhất đã dành cho cậu bé Nguyễn Từ Huấn, lúc đó mới có 9 tuổi.
Sau biến cố 1968, ông Huấn được người chú nuôi dưỡng và đưa sang Hoa Kì tị nạn khi Sài Gòn bị rơi vào tay cộng sản năm 1975.
Trên đất Mĩ, ông Nguyễn Từ Huấn đã theo binh nghiệp và trở thành một tướng lãnh trong Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ (Naval Sea Systems Command – NAVSEA). Một chức vụ quan trọng và danh giá ở một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới.
Hiện nay hầu như tất cả chúng ta đều đã sử dụng máy định vị GPS có trên các điện thoại thông minh để tìm đường, tìm địa chỉ, khỏi phải dùng bản đồ thông thường. Một tiện ích vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, phát minh này khởi đầu là một dự án bí mật của bộ quốc phòng Hoa Kì.
Chính nhờ phát minh GPS này, quân đội Hoa Kì đã thành công xuất
sắc trong nhiều phi vụ, trong đó có vụ đột nhập, tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden đang ẩn náu tại một ngôi nhà ở
vùng rất hẻo lánh tại Pakistan.
Một trong bốn người thiết kế máy GPS là người Việt Nam. Đó là
ông Lữ Phúc Bá, sinh năm 1950, là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lực Việt Nam
Cộng Hòa có bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kì.
Nhưng biến cố 30/4/1975 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch. Tài năng của ông Lữ Phúc Bá chẳng những bị chính quyền cộng sản khinh rẻ, ông còn bị cộng sản đưa vào tù trong nhiều năm. Sau khi ra tù, ông Lữ Phúc Bá đã vượt biên và định cư tại Mĩ. Tài năng của ông Lữ Phúc Bá đã được cơ quan nổi tiếng NASA chào đón và trọng dụng. Chính tại NASA, ông Lữ Phúc Bá đã cùng các đồng nghiệp hoàn thành xuất sắc dự án GPS. Vì đây là một dự án bí mật, nên tài năng của ông Lữ Phúc Bá rất ít được công chúng biết đến.
Gương mặt thứ tư, cũng là một nữ lưu, là bà Kim Thúy, sinh năm 1968 tại Sài Gòn, là một cây viết nổi tiếng bằng tiếng Pháp.
Giống như ba nhân vật vừa nêu, bà Kim Thúy cùng gia đình cũng phải bỏ Việt Nam để trốn chạy cộng sản.
Gia đình bà đã may mắn thoát được các tai ương, hiểm nghèo trên đường chạy trốn và cuối cùng định cư tại Canada vào năm 1979.
Bà Kim Thúy đã thành công ngay với tác phẩm đầu tay xuất bản năm 2009, có nhan đề là: Ru. Đây là tác phẩm mang tính tự truyện kể về đời sống tại Sài Gòn sau khi cộng sản tấn chiếm và những chuyện liên quan tới hành trình vượt biển và hội nhập ở xứ người. Tác phẩm Ru của Kim Thúy đã được chào đón nồng nhiệt trên thị trường sách tiếng Pháp và đã được dịch sang tiếng Anh.
Thưa anh chị em và quí vị, tại sao những người Việt thành công của chúng ta từ sau 1975 lại chủ yếu sống ở nước ngoài? Đây là câu hỏi xin dành cho tất cả những ai còn nghĩ đến đất nước và dân tộc trong những ngày Tết đầm ấm này.
Đến đây Hoàng Ân cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
26/01/2025 (27 Tết Ất Tị)
No comments:
Post a Comment