Đối Thoại Điểm Tin ngày 27
tháng 03 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Tấn
công tự sát nhằm vào kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan, 6 người chết
Vĩnh
Long bắt giam, cáo buộc 2 người lợi dụng tự do, dân chủ, gây hại đến nhà nước
Mỹ:
Tàu treo cờ Singapore chết máy, đâm sập cầu Baltimore, 6 người mất tích
Hải
quân Ukraine: 1/3 số tàu chiến Nga ở Biển Đen đã bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa
Vĩnh Long bắt giam, cáo buộc 2 người lợi dụng tự do,
dân chủ, gây hại đến nhà nước
Ngoại trưởng VN:
Chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến các chính sách của Hà Nội
Tổng bí thư Trọng
mời Tổng thống Putin đến thăm Việt Nam
Mỹ: Tàu treo cờ
Singapore chết máy, đâm sập cầu Baltimore, 6 người mất tích
Mỹ, Hàn Quốc lập
lực lượng chuyên ngăn chặn hoạt động chuyển dầu cho Triều Tiên
Vụ
người đàn ông tử vong sau khi làm việc với công an: Một đội phó hình sự bị đình
chỉ
Nhà
hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư
Sư
trụ trì chùa Đại Thọ của người Khmer Krom bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền
tự do dân chủ”
TBT
Đảng CS VN Nguyễn Phú Trọng điện đàm mời TT Nga Vladimir Putin thăm Hà Nội
Quản
trị viên trang "Nhật ký yêu nước" Nguyễn Văn Lâm bị tuyên án 8 năm tù
giam
Chính
xác, điều gì đã xảy ra đối với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng?
Việt
Nam có đi đúng hướng khi thực hiện “ước mơ bán dẫn”?
Việt
Nam tăng cường nhập than vào lúc hứa với giới đầu tư không cắt điện.
Bộ
Công an nói về số tiền hối lộ của một số quan chức lãnh đạo
Đường
dây buôn ma túy bằng máy bay từ Châu Âu về Việt Nam bị phá
Hàn
Quốc tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam
Hãng
dầu Hàn Quốc SK Earthon tiếp tục và mở rộng khai thác dầu mỏ tại Việt Nam
Đồng
Tháp: dời xét xử vụ án nhận hối lộ tại trung tâm đăng kiểm 66-02D sang tháng 4
Cựu
tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á sắp hầu tòa trong vụ án thứ năm
Bắt
Shark Thủy, Apax Leaders tạm ngừng hoàn học phí cho phụ huynh
Ngoại
trưởng Mỹ đề cập nhân quyền khi gặp người đồng cấp phía Việt Nam tại Washington
Bộ Nội vụ Anh tung chiến dịch quảng cáo ngăn ngừa thuyền nhân Việt
Nam mới
Hơn
10.000 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam trong năm qua
Chủ tịch nước từ
chức, Việt Nam trấn an Mỹ về 'ổn định chính trị'
Phiên tòa Vạn Thịnh
Phát: Hiểu về vai trò và tầm ảnh hưởng của bà Trương Mỹ Lan
Việt Nam thu thập
ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?
Liệu Hun Sen có thể
bắt chước thành công của Lý Quang Diệu?
Giới đầu tư nước
ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức
‘Shark’ Thủy bị
bắt, Apax Leaders ngừng hoàn học phí sau nhiều lần cam kết
Bảy tin tặc Trung
Quốc tấn công hàng triệu tài khoản của người Mỹ
Chính phủ Anh phát
quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép
Nga đã phớt lờ
thông tin tình báo về khủng bố do Mỹ chia sẻ?
Chủ tịch nước kế
nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?
Oppenheimer, những
người Mỹ cộng sản và Đại học Berkeley
Tập đoàn Phúc Sơn
làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?
Việt Nam khẳng định vụ chủ tịch nước từ chức không ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại
Tổng thống Ukraina Zelensky cách chức thư ký Hội đồng An ninh Quốc
gia
Khủng bố tại Matxcơva : Thêm nghi can thứ 8 trình diện tòa án Nga
Pacific Links : Nạn buôn người di cư, "phòng còn hơn
chữa"
Ấn Độ ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền lãnh hải
Mỹ-Hàn thành lập lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn Bắc Triều Tiên mua
dầu phát triển hạt nhân
Thổ Nhĩ Kỳ : Cảnh sát bắt 147 nghi phạm liên quan đến Daech
Tổng thống Pháp công du Brazil với hai trọng tâm: Hợp tác phát
triển tàu ngầm và quan hệ kinh tế
Khủng bố : TT Nga Putin thừa nhận thủ phạm là Hồi giáo cực
đoan, nhưng vẫn cáo buộc Ukraina
LHQ thông qua nghị quyết ngưng bắn ở Gaza, quan hệ Mỹ - Israel
căng thẳng
Nhật Bản phê duyệt sửa đổi quy định xuất khẩu chiến đấu cơ
Việt Nam tăng cường nhập than để sản xuất điện nhằm « giữ
chân » các nhà đầu tư
Nông sản Ukraina trong tầm ngắm của nông dân châu Âu : Nga
thắng lớn
Ukraina chấp nhận kiểm soát xuất khẩu ngũ cốc để giảm căng thẳng
với Ba Lan
Nguy cơ khủng bố nhắm vào Pháp thường trực dưới nhiều hình thức
Trước mối đe doạ khủng bố, hàng loạt nước châu Âu nâng mức cảnh
báo an ninh
Mỹ, Anh và New Zealand đồng loạt cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng
Tranh cử TT Mỹ : Biden - Trump và cuộc đua tài chính
(AFP) - Đài Loan tiến hành thử nghiệm
phòng không nhằm đối phó với “sự xâm nhập” của Trung Quốc. Sáng nay 26/03/2024, bộ chỉ huy
lực lượng không quân Đài Loan cho biết đã tiến hành một cuộc tập trận với tên
lửa sản xuất nội địa Sky Bow và tên lửa địa đối không Patriot do Mỹ sản xuất,
phối hợp cùng các lực lượng lục quân và hải quân. Mục tiêu của cuộc tập trận là
để kiểm tra khả năng chỉ huy và kiểm soát các hoạt động phòng không chung giữa
ba nhánh của quân đội, đối mặt với “sự xâm nhập thường xuyên của máy bay và tàu
của quân đội Trung Quốc vào không phận và vùng biển xung quanh Đài Loan”.
(AFP) -
Bắc Triều Tiên nói sẽ bác bỏ mọi tiếp xúc với Nhật Bản. Một ngày sau khi khẳng định rằng thủ
tướng Nhật Bản Fumio Kishida dường như có đề nghị một cuộc gặp thượng đỉnh với
lãnh đạo Bắc Triều Tiên, hôm nay, 26/03/2024, Kim Yo Jong, em gái lãnh đạo Kim
Jong Un tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ bác mọi đề nghị tiếp xúc hay đàm phán với
Tokyo. Bà Kim còn tố cáo Nhật Bản là « thiếu can đảm » để mở ra những
mối quan hệ mới với Bắc Triều Tiên.
(AFP) -
Ukraina : Kiev tiếp tục kêu gọi viện trợ quân sự trong bối cảnh Matxcơva tăng
cường ném bom vào các cơ hạ tầng năng lượng. Hôm qua, 25/03/2024, tổng thống
Zelensky cùng ngoại trưởng Dmytro Kuleba đã nhắc lại với các đồng minh phương
Tây về yêu cầu chuyển giao các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ để đối phó
với các cuộc tấn công nặng nề của Nga. Các cuộc tấn công gần đây đã dẫn tới
tình trạng cắt điện trên diện rộng, khiến thành phố thứ hai của nước này,
Kharkiv, chìm trong bóng tối. Trong khi đó, bộ trưởng Năng Lượng Ukraine German
Gerashchenko cảnh báo rằng thiệt hại gây ra cho cơ sở hạ tầng năng lượng vào
tuần trước lên tới "hàng tỷ" nhưng không nêu rõ loại tiền tệ mà ông
sử dụng.
(AFP) -
Pháp : Thâm hụt công chiếm 5,5% GDP năm 2023. Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế
Quốc gia INSEE của Pháp ngày hôm nay, 26/03/2024, cho biết, thâm hụt ngân sách
của Pháp trong năm 2023 chiếm đến 5,5% GDP, tức khoảng 15,8 tỷ euro. Tỷ lệ này
vượt quá dự báo của chính phủ 0,6 điểm, ban đầu dự trù ở mức 4,9%. Nguyên nhân
của mức tăng này là do nguồn thu tăng chậm lại chỉ ở +2% trong năm 2023 so với
mức +7,4% của năm 2022.
(AFP) -
Tấn công khủng bố tự sát ở Pakistan. Vụ việc xảy ra hôm nay, 26/03/2024, ở
tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, tây bắc Pakistan. Năm công dân Trung Quốc và một tài
xế người Pakistan đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
(Reuters)
- Mỹ kêu gọi thực hiện quy trình xét xử “công bằng, minh bạch” đối với Thủ hiến
Delhi. Thông
báo trên được đưa ra ngày hôm qua, 25/03/2024, sau khi ông Kejriwal, nhân vật
đối lập với chính phủ Ấn Độ đã bị cơ quan điều tra tài chính nước này bắt giữ
với cáo buộc tham nhũng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử. Trước đó, phát ngôn
viên của cơ quan ngoại giao Đức bày tỏ hy vọng rằng “các tiêu chuẩn về tư pháp
và các nguyên tắc dân chủ cơ bản” sẽ được áp dụng trong vụ xét xử ông Kejriwal.
Ngay sau đó, New Delhi đã triệu tập phó đại sứ quán Đức đến để bày tỏ “sự phản
đối mạnh mẽ của Ấn Độ" vì yêu cầu này được coi như hành động “can thiệp
vào quá trình xét xử” của New Delhi.
(AFP) -
Mỹ : Cầu ở Baltimore sập sau khi bị một tầu hàng đâm. Cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một
thành phố ở bang Maryland, phía đông nước Mỹ, đã bị sập sáng hôm nay,
26/03/2024, sau khi bị một tầu container đâm phải. Khoảng 20 người được cho là
đã rơi xuống sông Patapsco sau vụ sập cầu. Lưu thông hai chiều đã bị cấm sau
tai nạn.
Tin Tức: Thứ Tư 27.03.2023
1/ QUẢN TRỊ VIÊN “NHẬT KÝ YÊU NƯỚC” BỊ KẾT ÁN
8 NĂM TÙ
Ông
Nguyễn Văn Lâm 33 tuổi, người quản trị trang “Nhật ký Yêu nước”, vào hôm qua
26/3 đã bị bạo quyền tỉnh Tiền Giang tuyên 8 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống
phá nhà nước
Theo cáo
trạng, ông Nguyễn Văn Lâm thường xuyên truy cập vào các trang mạng để xem những
bài viết có nội dung xấu nên có thái độ “thù địch, chống chế độ”.
Ông Lâm, người
cư ngụ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, bị cho là xử dụng trang
“Nguyễn Lâm” để đăng 19 bài viết có nội dung xuyên tạc và phỉ báng chế độ độc
đảng ở Việt Nam.
Cáo trạng
cho biết là từ năm 2019, ông Lâm tham gia chia xẻ bài viết trên trang
"Nhật ký Yêu nước". Sau đó ông được giao làm kiểm duyệt viên trên
trang khác cũng có tên "Nhật ký Yêu nước". Đến năm 2022, ông Nguyễn
Văn Lâm bị cáo buộc là đã tự tạo một trang riêng cũng có tên là “Nhật ký Yêu
nước” và làm quản trị viên trang này.
Trang
mạng này hiện có hơn 800 ngàn người theo dõi. Từ năm 2021, trang đã bị tin tặc
đổi tên thành "Văn Toàn" nhưng vẫn còn hoạt động bình thường. Một
thành viên giấu tên cho biết là công an bắt giữ những quản trị viên của trang
này là nhằm trừng phạt những người đã tạo ra một diễn đàn có sức thu hút lớn
lao để chống đối Trung Cộng.
Vào tháng
7 năm ngoái, ông Phan Tất Thành, người được cho là quản trị viên của “Nhật ký
Yêu nước” với biệt danh Black Aaron, đã bị công an Sài Gòn với cùng cáo buộc
“tuyên truyền chống phá chế độ”.
2/ VN TĂNG CƯỜNG NHẬP CẢNG THAN ĐÁ CHO CÁC
NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN
Lượng than
đá nhập cảng của Việt Nam đã gia tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái,
tính đến thời điểm trung tuần tháng 3 năm nay.
Hải quan
VN công bố số liệu nói trên vào hôm qua 26/3. Trên thực tế, điều này diễn ra trong
lúc nhà nước VN cố gắng bảo đảm với giới đầu tư nước ngoài là sẽ không lặp lại
tình trạng cắt điện mà các nhà máy sản xuất phải chịu trong đợt thiếu điện vào
năm ngoái.
Số liệu
cụ thể cho thấy than đá mà Việt Nam nhập cảng chủ yếu là từ Úc và Indonesia,
tăng khoảng 88% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong hai tháng đầu năm 2024, sản
lượng khai thác các mỏ than đá trong nước cũng tăng hơn 3%.
Theo dự trù,
lượng than đá nhập cảng của Việt Nam còn tiếp tục gia tăng trong nửa cuối năm
nay. Hiện số nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá ở Việt Nam chiếm khoảng 60%
lượng điện trên cả nước.
Cần biết
là Thủ tướng Phạm Minh Chính vào năm 2021 đưa ra lời cam kết khi tham dự hội
nghị biến đổi khí hậu tại Glasgow là đến năm 2050 Việt Nam sẽ đưa mức phát thải
ròng về số “0”.
3/ TẬP ĐOÀN LAM RESEARCH BÁC TIN ĐẦU TƯ 2 TỶ
MỸ KIM Ở VN
Tập đoàn Lam
Research, chuyên sản xuất thiết bị chế tạo đĩa silicon của Hoa Kỳ, vừa phủ nhận
tin tức là họ đang đàm phán một thỏa thuận với phía Việt Nam về việc đầu tư vào
sản xuất ở nước này.
Mobile
World Live, trang tin quốc tế về ngành điện thoại di động trên thế giới, loan
tin trên vào hôm qua 26/3. Lời phủ nhận của Lam Research được đưa ra chỉ vài
ngày sau khi giới báo chí lề đảng Việt Nam và truyền thông nước ngoài loan tin là
hãng này dự trù chi số tiền lên tới 2 tỷ Mỹ kim để lập nhà máy ở Việt Nam.
Lam
Research nói trong bản tin mới nhất là họ thường xuyên đánh giá về khả năng cần
phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và củng cố hoạt động sản xuất của họ ở Á châu.
Tập đoàn này nhấn mạnh là mặc dù Lam Research hiện không có kế hoạch mở cơ sở
tại Việt Nam nhưng vẫn cam kết hỗ trợ nền tảng khách hàng của mình ở Á châu.
Cần biết
là Lam Research được thành lập năm 1980, với trụ sở tại tiểu bang California,
có tổng lợi nhuận năm 2022 lên đến 19 tỷ Mỹ kim và đang tuyển dụng gần 19 ngàn
nhân viên. Trong hai tuần qua, báo chí lề đảng đều dồn dập đăng tải là Lam
Research đang đàm phán với Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc mở nhà máy bán dẫn
có trị giá 2 tỷ Mỹ kim tại VN.
4/ HẢI PHÒNG PHÁ VỠ ĐƯỜNG DÂY MA TÚY TỪ ÂU
CHÂU VỀ VN
Một đường
dây buôn ma túy từ Âu châu về Việt Nam qua đường hàng không vừa bị công an
thành phố Hải Phòng phá vỡ vào ngày 28/2 vừa qua.
Theo lời
khoe khoang của công an Hải Phòng vào ngày 25/3, nhiều cơ quan công an cùng
phối hợp đã triệt phá đường dây ma túy này vào ngày 28/2. Chủ nhân đường dây
này là một số người tại Hải Phòng móc nối với những đồng bào Việt Nam tại Âu châu
để chuyển ma túy về trong nước tiêu thụ.
Phương
thức được xử dụng là dùng dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không để
lập đường dây vận chuyển ma túy về Việt Nam. Ma túy dạng thuốc lắc được đóng
vào hộp kim loại, ngụy trang dưới dạng hộp phô mai và thực phẩm chức năng để
gửi về Việt Nam.
Tổng số
tang vật thu giữ được là khoảng 45 ngàn viên ma túy, với trọng lượng lên đến 18
ký lô trong 27 hộp phô mai.
Những
người bị bắt gồm ông Nguyễn Văn Tới 48 tuổi ở quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng; bà Nguyễn Thị Thanh Hương 55 tuổi ở tỉnh Nam Định và chồng là ông Vũ Văn
Hạnh 58 tuổi ở quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
VNTB – Shark Thủy vì “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
VNTB – Trao đổi
với những người bao che cho Karl Marx
VNTB – Tô Lâm tiếm quyền, vì Nguyễn Phú Trọng ngày càng
yếu
VNTB – Vương Đình Huệ
muốn giải tán quốc hội?
VNTB – Tô Lâm muốn được như Putin?!
Troussier
và bóng đá Việt Nam27/03/2024
Khi
nguồn cung vũ khí Nga cho Việt Nam cạn kiệt, nước này sẽ mua vũ khí từ đâu?27/03/2024
Thời sự nhân
sự đại hội27/03/2024
Kỷ
niệm 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea (18/3/2014 — 18/3/2024)27/03/2024
Trao
đổi với những người bao che cho Karl Marx26/03/2024
Reisner:
“Thời gian là quan trọng vì Nga muốn tiến hành cuộc tấn công tiếp theo”26/03/2024
Thời đại rực rỡ26/03/2024
Đơn
kêu oan của một người tù gửi từ trại tù Thanh Lâm, Thanh Hoá26/03/2024
Từ
trường hợp ông Võ Văn Thưởng, nhìn về công tác cán bộ26/03/2024
Khủng
hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?25/03/2024
Nguyễn
Thông - Thời sự (3) : Nhân sự đại hội
Nguyễn
Ngọc Chu - Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng, nhìn về công tác nhân sự
Lê
Xuân Nghĩa - Putin đã hoàn toàn mất phương hướng
Mai
Quốc Ấn - Không biết tôi có quá hồ nghi không?
Hoàng
Nguyên Vũ - Ba cha con hành hung nam sinh 14 tuổi chết não
Lưu
Nhi Dũ - Tội phạm mới xuất hiện tấn công bằng "đạn bọc đường"!
Nguyễn
Thông - Nên dẹp tờ báo phò Nga của Bộ Giáo dục!
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự 27/03/2024
Trao đổi với những người bao che cho Karl Marx 27/03/2024
Việt Nam có đi đúng hướng khi thực hiện “ước mơ bán dẫn”? 27/03/2024
Vốn con người & phát triển kinh tế 27/03/2024
Sự thật chỉ có một 27/03/2024
Vì sao Trương Mỹ Lan phải chết? 27/03/2024
Tham nhũng & quy hoạch báo chí 25/03/2024
Xin đừng tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan 25/03/2024
Chuyện bình thường và bất thường xung quanh vụ Võ Văn Thưởng bị
phế truất 25/03/2024
Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền? 25/03/2024
Va chạm trên Biển Đông, Philippines ‘thách’ Trung Quốc ra tòa quốc
tế 25/03/2024
Khủng bố tại Nga: “Sự thật” của Putin 25/03/2024
Một chuyến đi thời hậu chiến 25/03/2024
Khi chính sách thuế thay đổi 25/03/2024
Đánh thuế vàng, tại sao không? 25/03/2024
Hồng Kông sẽ đi về đâu sau Điều 23? 25/03/2024
Tổng hợp tình hình Cuba 3/2024 25/03/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Các cựu quan chức
'nhúng chàm' đã nhận bao nhiêu tiền?
Đức Hoàng
https://tienphong.vn/cac-cuu-quan-chuc-nhung-cham-da-nhan-bao-nhieu-tien-post1623692.tpo
TP - Tại cuộc họp báo sáng 26/3, đại diện cơ
quan cảnh sát điều tra ( Bộ Công an) cho biết, kết quả điều tra vụ án xảy ra
tại Tập đoàn Phúc Sơn đến nay xác định, bị can Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư
tỉnh ủy Vĩnh Phúc ) và Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) đã nhận
số tiền hàng tỷ đồng; Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn khai chuyển 64 tỷ đồng cho cựu
Chánh Văn phòng huyện ủy Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long).
“Viên đạn bọc đường”
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đánh giá, trong
vụ án liên quan đến Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “pháo”) và đồng phạm thực hiện xảy
ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập
đoàn Phúc Sơn) và các đơn vị liên quan, nhiều cán bộ đã vi phạm vì gặp phải
“viên đạn bọc đường”.
Trong khi đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an
nói rằng đây là vụ án lớn, xuất hiện một dạng tội phạm mới rất nguy hiểm.
“Thông qua điều tra vụ án, lời khai của một số bị can, trong vụ
án liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, chúng tôi thấy Nguyễn Văn Hậu đã có những
hành vi chi phối, lũng đoạn, gây áp lực, ép một số bị can nguyên là ủy viên ban
thường vụ, thậm chí là thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc để trục lợi. Để làm được
việc này, họ đã lợi dụng các mối quan hệ thân quen của người có chức vụ quyền
hạn để thực hiện. Bộ Công an coi hành vi này là rất nguy hiểm, là một dạng tội
phạm mới, không chỉ gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước và của nhân dân,
mà còn có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị, làm xấu
hình ảnh của đảng, của chính quyền nhân dân” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành cho
hay.
Cũng theo ông Thành, trong vụ án này cơ quan điều tra đã khởi tố
15 bị can với 4 tội danh, trong đó có tội danh “Nhận hối lộ” liên quan các cựu lãnh đạo tỉnh
tại Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc.
“Hậu thừa nhận đã chuyển tiền cho nhiều người. Trong đó, Đặng
Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nhận
được 64 tỷ đồng. Hoành đã sử dụng số tiền này cho nhiều mục đích khác nhau”,
Phó cục trưởng C03 thông tin. Trước đó, ông Đặng Trung Hoành bị khởi tố, bắt
tạm giam về tội danh “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để
trục lợi”.
Kết quả điều tra đến nay xác định, bị can
Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) và Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Phúc) nhận số tiền hàng tỷ đồng. Bước đầu cả hai bị can đã khai
nhận và nộp lại tiền nhận hối lộ cho cơ quan điều tra.
Xung
quanh vụ việc nữ chủ tịch huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bị “bốc hơi” số tiền hơn
100 tỷ đồng trong tài khoản, tại buổi họp báo, Thiếu tướng Tô Cao Lanh, Phó cục
trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02) cho biết hiện cơ quan điều tra của Bộ Công an
đã nhận được thông tin vụ việc trên.”Ngay khi nhận thông tin, đơn vị chức năng
của Bộ Công an và địa phương đang tích cực điều tra, khi có kết luận sẽ công
bố”, Cục phó C02 nói.
Tiếp tục điều tra các sai phạm khác
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang
củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng
thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn
Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp
theo quy định của pháp luật để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kêu
gọi các đối tượng có liên quan trong vụ án này khẩn trương đầu thú, tố giác tội
phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ của
Chính phủ vào đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ
Công an, cho biết trong quá trình điều tra bước đầu, xác định Tập đoàn Phúc Sơn
hoạt động từ năm 2004, ban đầu chỉ là một công ty vừa phải hoạt động ở cấp
huyện trong lĩnh vực xây lắp. Tuy nhiên, từ năm 2015, công ty đã phát triển
mạnh mẽ, nhận được nhiều dự án từ khu vực Bắc đến Nam. Hiện tại, công ty này đã
có 21 dự án với tổng mức đầu tư trên 40.000 tỷ đồng.
Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết
trong quá trình xem xét 2 dự án ở Vĩnh Phúc, cơ quan điều tra phát hiện công ty
đã gian lận sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà
nước lên đến 640 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty này hiện còn nợ hàng chục ngàn tỉ
đồng tiền thuế.
Cơ quan điều tra cũng phát hiện nhiều dự án
bất động sản của công ty chưa đáp ứng đủ điều kiện để bán, nhưng đã bán và
không giao đất cho các nhà đầu tư, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỉ đồng cho
người dân và tạo ra nhiều bất ổn trong thị trường. Theo Trung tướng Tô Ân Xô,
mặc dù các công ty không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và thuế, nhưng vẫn
được cấp phép hoạt động và không nắm được thực tế về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khi nhận dự án. Ông cũng nhấn mạnh rằng cơ quan quản lý Nhà nước
đã thiếu kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp này.
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ
Công an thông tin tại cuộc họp báo
Hai cựu Cục trưởng
đăng kiểm Việt Nam nhận 'lương ngoài luồng' hàng chục triệu đồng/ tháng
ANTD.VN -Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ
Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254
bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung
tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long
An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Theo đó, 254 bị can bị đề nghị truy tố theo 11 tội danh: Đưa hối
lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán,
trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm
phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của
người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ; Tham ô tài sản.
Đáng chú ý, bị can Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam từ tháng 1/2014 đến 7/2021) bị đề nghị truy tố về 2 tội: Nhận hối lộ; Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo kết luận điều tra, bị can Trần Kỳ Hình trong thời gian giữ
chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã không thực hiện đúng chức trách,
nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các phòng
trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên
cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.
Khi phát hiện sai phạm, tiêu cực, ông Hình không chấn chỉnh, xử
lý, mà vì vụ lợi cá nhân nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, bỏ qua các sai phạm
trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm. Đồng thời cũng
bỏ qua các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ
trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền là 6,5 tỷ đồng và
23.000 USD.
Ngoài ra, ông Trần Kỳ Hình còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị
trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không
đủ điều kiện theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái
pháp luật…
Ngoài ra, 6 bị can bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có bị can Nguyễn Vũ Hải (Phó Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ năm 2010 - đến 12/2023).
Trong số 132 bị can bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ, có bị
can Đặng Việt Hà (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam); 53 bị can bị đề nghị truy
tố về tội Đưa hối lộ; 5 bị can bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ…
Theo kết luận điều tra, trong quyền hạn, nhiệm vụ được phân
công, Phòng Kiểm định xe cơ giới (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) thực hiện thẩm
định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu
thông. Tuy nhiên, các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng Kiểm định xe cơ
giới đã lợi dụng vị trí công tác không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm
tra theo quy định. Đồng thời nhận hối lộ từ các công ty từ 1,5 - 3 triệu
đồng/hồ sơ để bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận thẩm định
thiết kế trái quy định.
Sau khi nhận tiền, các lãnh đạo và đăng kiểm viên chia tiền theo
tỷ lệ Trần Anh Quân (quyền Trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới) 700.000 đồng/hồ
sơ, bao gồm phần Quân được hưởng, phần Quân dùng ngoại giao tiếp khách và chia
cho 2 lãnh đạo Cục là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà; các Phó Phòng Kiểm định xe
cơ giới mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ; nhân viên văn phòng mỗi người 50.000
đồng/hồ sơ.
Mỗi tháng, khi nhận hối lộ của các công ty thiết kế, các đăng
kiểm viên sẽ tính toán, kiểm đếm số lượng hồ sơ và chia tiền. Nhận được tiền,
Quân tiếp tục chia cho Trần Kỳ Hình 60 triệu đồng/tháng, và Đặng Việt Hà 20
triệu đồng/tháng.
Tháng 8-2021, ông Hình nghỉ hưu và ông Hà được bổ nhiệm chức vụ
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, sai phạm không dừng lại. Cục trưởng Hà tiếp
tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo trái pháp luật theo hướng nâng mức hưởng lợi
của mình đối với số tiền tiêu cực, hối lộ mà cán bộ phòng kiểm định xe cơ giới,
các trung tâm đăng kiểm nhận được.
CĐT xác định ông Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số
tiền nhận hối lộ của phòng kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ 1/8/2021 đến
30/9/2022 là 31 tỷ đồng; số tiền nhận hối lộ của 4 trung tâm đăng kiểm (khối V)
tại TP Hồ Chí Minh từ 1/4/2022 đến 11/2022 là 7,6 tỷ đồng…
Tháng 12-2022, vì sợ bị CQĐT Công an phát hiện sai phạm xảy ra
tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, Đặng Việt Hà đã trả lại 5 tỷ đồng cho Trần Anh
Quân. Tại Cơ quan điều tra, Trần Anh Quân thừa nhận hành vi và khai số tiền hối
lộ nhận được, Quân chi cho Trần Kỳ Hình 1,68 tỷ đồng, chia cho Đặng Việt Hà hơn
5,9 tỷ đồng, Quân hưởng lợi hơn 11,5 tỷ đồng...
“Siêu lừa” chiếm đoạt
hàng trăm tỉ đồng của ngân hàng nói không có khả năng khắc phục
ANTD.VN - Ngày 27-3, Tòa án nhân dân Cấp cao
tại Hà Nội tiếp tục phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn
Thị Hà Thành và 11 bị cáo liên quan, do có các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và vi phạm quy định về hoạt động
ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại
phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cùng 11 bị cáo liên quan giữ
nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ba ngân hàng là bị hại gồm: Ngân hàng
TMCP Quốc dân (viết tắt là NCB), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) và Ngân hàng TMCP
Đại chúng (PVCombank) cũng có đơn kháng cáo đề nghị xem xét phần dân sự.
Ngoài ra, 4 cá nhân gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trên không
được tòa sơ thẩm tuyên trả lại các sổ tiết kiệm có giá trị hàng trăm tỉ đồng
cũng có đơn kháng cáo về nọi dung này.
Khai báo tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành
thừa nhận các hành vi phạm tội như tòa cấp sơ thẩm quy kết. Bị cáo Hà Thành bị
tuyên phạt mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do có hành vi
dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt số tiền hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng và 5
cá nhân.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Nguyễn Thị Hà Thành trình bày có hoàn
cảnh khó khăn, bản thân bị nhiều bệnh nặng, phải nuôi dưỡng mẹ già và con nhỏ.
Bị cáo nói mức án chung thân đối với bị cáo là quá nặng, do đó mong HĐXX xem
xét giảm nhẹ hình phạt.
Trong vụ án này, bị cáo Hà Thành bị buộc khắc phục hậu quả hơn
433 tỉ đồng đã chiếm đoạt. Đến nay, bị cáo không có khả năng khắc phục do đã sử
dụng tiền để trả lãi vay ngoài, tất toán các khoản vay khác tại ngân hàng và
mua cổ phần hoặc chi tiêu cá nhân.
Theo bản án sơ thẩm, do kinh doanh thua lỗ, Nguyễn Thị Hà Thành
đã nợ khoảng 80 tỉ đồng. Giai đoạn 2016-2018, Thành dùng chiêu vay tiền với lãi
suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở
thành khách VIP của các ngân hàng.
Cùng với đó, Hà Thành vay tiền của ông Đặng Nghĩa T bằng hình
thức yêu cầu người này gửi tiền vào Ngân hàng NCB qua 4 sổ tiết kiệm. Sau đó,
bị cáo giữ các sổ gửi tiền này. Tiếp đến, bị cáo dùng sổ tiết kiệm và giả chữ
ký của vợ chồng ông T trong các hồ sơ để vay Ngân hàng NCB 47,5 tỉ đồng rồi
chiếm đoạt.
Bằng thủ đoạn tương tự, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành vay của ông
Đặng Nghĩa T và nhiều người khác bằng hình thức gửi tiền tiết kiệm vào Ngân
hàng PVcomBank, Việt Á, NCB. Sau đó, Hà Thành dùng sổ tiết kiệm vay tiền ngân
hàng rồi chiếm đoạt.
Trong vụ án này, Nguyễn Thị Hà Thành đã cấu kết với 17 người là
cựu cán bộ, nhân viên các ngân hàng NCB, Việt Á và PVcomBank để lập các sổ tiết
kiệm đồng sở hữu giữa bị cáo với những người gửi và hứa hẹn trả lãi ngoài cao.
Sau đó, Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được
các ngân hàng giải ngân.
Các cựu cán bộ của 3 ngân hàng trên đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành
hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định; bỏ qua nhiều bước xác
minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo, lập tờ trình cấp tín dụng dù
hồ sơ giả mạo, chưa qua thẩm định... Qua đó, giúp Nguyễn Thị Hà Thành vay được
tiền bằng việc thế chấp tài sản của người khác.
Bản án sơ thẩm quy kết, các bị cáo nguyên là nhân viên Ngân hàng
PVcomBank đã tạo điều kiện cho Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tiền; một số bị
cáo là cựu nhân viên ngân hàng giúp sức, đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành.
Tổng cộng, Nguyễn Thị Hà Thành đã gây ra 27 vụ lừa đảo với thủ
đoạn nêu trên và chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỉ đồng. Trong đó, chiếm đoạt
của Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng, PVcomBank 49,4 tỉ đồng, Việt Á hơn 273 tỉ đồng
và của 4 cá nhân khác 63 tỉ đồng.
Shark Thủy bị bắt,
Apax Leaders thông báo ngừng việc hoàn học phí cho phụ huynh
Việt Dũng
GDVN - Do ông Nguyễn Ngọc Thủy bị bắt, nên Apax Leaders tạm
dừng xác nhận học phí, công nợ, hoàn học phí với phụ huynh trong thời gian giới
chức điều tra.
Ngày 26/3, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax – chủ sở hữu Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders ra
thông báo do bà Đoàn Thị Thanh Thủy – Tổng Giám đốc điều hành ký, cho biết rằng
sẽ tạm dừng xác nhận học phí, công nợ học phí với phụ huynh trong thời gian cơ
quan chức năng điều tra.
Công ty cũng ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của
cơ quan cảnh sát điều tra. Apax sẵn sàng phối hợp một cách tích cực cùng với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm thúc đẩy tiến trình điều tra, với mong muốn
mang đến quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho phụ huynh.
“Apax mong muốn nhận được sự thấu hiểu và đồng hành của phụ
huynh” – thông báo nêu.
Apax Leaders cũng khẳng định rằng, việc ông Nguyễn Ngọc Thủy
(hay còn gọi là Shark Thủy) bị bắt hoàn toàn không tác động gì đến việc vận
hành, giảng dạy tại các trung tâm đang mở cửa như tại Hoàng Đạo Thúy (Hà Nội),
Cẩm Phả hay Uông Bí (Quảng Ninh), Lê Hồng Phong (Hải Phòng), Hà Nam, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Ban lãnh đạo, các giám đốc cam kết duy trì hoạt động liên tục
của các trung tâm, nhằm đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.
Apax Leaders là chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh của Công ty cổ
phần Anh ngữ Apax do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm
Tổng Giám đốc đại diện pháp luật.
Từ cuối năm 2022, nhiều trung tâm trong hệ thống này đã bị phụ
huynh khiếu nại, do đóng cửa, chất lượng giảng dạy không được như cam kết, nhận
học phí rồi bỏ rơi phụ huynh và học sinh, khiến cho phụ huynh bức xúc đòi hoàn
học phí.
Sau đó, ông Nguyễn Ngọc Thủy tuyên bố tái cấu trúc Apax Leaders,
hoàn thành giai đoạn đầu vào tháng 3/2023. Vào thời điểm đó, cả nước có 38
trung tâm (chủ yếu ở phía Bắc) đã được mở lại, nhưng rồi những trung tâm này
cũng lần lượt đóng cửa.
Lãnh đạo Apax Leaders lúc đó có giải thích rằng, vì doanh thu
của những trung tâm này thấp, chủ yếu chỉ nhận lại các học sinh cũ đã đóng học
phí, nguồn tiền mới vẫn hạn chế.
Riêng đối với các trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông
Nguyễn Ngọc Thủy nói là đã gặp khó khăn đặc biệt, do phụ huynh bao vây đòi học
phí.
Sau rất nhiều lần thương lượng với nhiều cuộc họp khác nhau, phụ
huynh được Apax Leaders chia thành 2 nhóm, với lộ trình hoàn học phí khác nhau.
Một số phụ huynh thuộc nhóm 1 đã được nhận lại tiền, thông qua 3 đợt trả kéo
dài từ tháng 6 đến tháng 8/2023.
Nhóm thứ hai được hứa sẽ hoàn học phí trong 5 đợt, mỗi đợt 20%,
kéo dài từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024, nhưng sau đó thì Apax Leaders cũng
không thực hiện cam kết này với phụ huynh, đề xuất lộ trình trả nợ mới, kéo dài
tới cuối năm 2025, và rồi đến cuối năm 2023 thì mất khả năng thanh toán.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hồi
giữa tháng 3/2024, hiện Apax Leaders còn nợ học phí của phụ huynh thành phố gần
94 tỷ đồng. Ngoài ra, Apax Leaders cũng còn đang nợ lương của giáo viên, nhân
viên tính đến tháng 2/2023 là 11,5 tỷ đồng, tiền thuê mặt bằng là 9 tỷ đồng,
tiền chậm đóng bảo hiểm y tế - bảo hiểm xã hội cho người lao động là 31 tỷ đồng
(với người Việt Nam), 1,3 tỷ đồng (với người lao động nước ngoài).
Xác minh tài sản, thu
nhập 5 Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh địa phương
LAM DUY
Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành xác minh
tài sản, thu nhập của 10 cá nhân tại các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà nước, trong đó có 5 Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh địa phương.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thanh tra Chính phủ vừa
có quyết định về việc xác minh
tài sản, thu nhập đối với gần 60 cá nhân có chức vụ, quyền hạn
tại 6 bộ, ngành và 3 tập đoàn Nhà nước.
Đây là các đơn vị thuộc diện kiểm soát tài sản, thu nhập của
Thanh tra Chính phủ năm 2023.
Các cá nhân này được chọn ngẫu nhiên để xác minh tài sản, thu
nhập và hiện đang công tác tại Thanh tra Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền
thông; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ngân hàng
Nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Trong các đơn vị nói trên, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương,
Bộ Giáo dục và Đào tạo là 3 cơ quan có số lượng cá nhân được xác minh tài sản,
thu nhập nhiều nhất, lần lượt là 10, 12 và 16 người.
Các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều là Phó Giám đốc,
Giám đốc chi nhánh các địa phương, Vụ trưởng hoặc người đứng đầu nhiều đơn vị
trực thuộc.
Trong đó có 5 giám đốc NHNN chi nhánh địa phương gồm: Ông Nguyễn
Như Đôn - Giám đốc NHNN Chi nhánh Bắc Ninh; Ông Trương Thu Hòa - Giám đốc NHNN
Chi nhánh Lạng Sơn; Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc NHNN Chi nhánh Yên Bái; Ông
Nguyễn Hữu Nghị - Giám đốc NHNN Chi nhánh Gia Lai; Ông Võ Minh Tuấn - Giám đốc
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Nội dung xác minh là tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê
khai tài sản, thu nhập lần đầu thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 và các bản kê khai tài sản, thu nhập tính đến ngày 31.12.2022; tính trung
thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với
bản kê khai tài sản, thu nhập.
Trong khi đó tại Bộ Công Thương, tìm hiểu của Lao Động ngày 26.3
cho thấy, Thanh tra Bộ Công Thương vào cuối tháng 2.2024 có một văn bản báo cáo
gửi Văn phòng Bộ về kết quả phòng chống tham nhũng năm 2023 và kế hoạch 2024.
Trong tài liệu gửi kèm báo cáo này, Thanh tra Bộ Công Thương cho
hay, theo kế hoạch xác minh
tài sản năm 2023, Bộ Công Thương xác định được 25 đơn vị sẽ
thực hiện công tác xác minh tài sản năm 2023, đảm bảo 20% theo quy định.
Bộ Công Thương sau đó phối hợp với Đảng ủy, Vụ Tổ chức cán bộ và
Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành bốc thăm lựa chọn người được xác minh của
25 đơn vị nêu trên, kết quả bốc thăm lựa chọn được 133 cá nhân thuộc đối tượng
xác minh tài sản, thu nhập năm 2023.
"Bộ trưởng đã ký quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra,
xác minh tài sản để triển khai công tác xác minh
tài sản tại 25 đơn vị đã được bốc thăm năm 2023" -
Thanh tra Bộ Công Thương cho hay.
Trước khi bị đánh sập,
VNDIRECT từng được vinh danh có công nghệ tiêu biểu
ĐỨC MẠNH
Đầu tư cả trăm tỉ đồng vào phát triển phần mềm
và từng được vinh danh có ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu, Công ty Chứng
khoán VNDIRECT vẫn bị tấn công sập hệ thống, khiến
không ít nhà đầu tư bức xúc vì không thể giao dịch trong nhiều ngày liên tiếp.
VNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng
công nghệ định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), cho phép khách hàng mở tài
khoản chứng khoán thông qua giao dịch điện tử và xác thực tài khoản trực tuyến
mọi lúc, mọi nơi...
Tuy nhiên ngày 24.3.2024 vừa qua, toàn bộ hệ thống của công ty
môi giới có thị phần số 3 này đã bị tấn công, đánh dấu sự cố nghiêm trọng trong
lịch sử chứng khoán Việt Nam. Quy mô sự việc này bỏ xa vụ việc của VPS hồi
tháng 7.2020 (khoảng vài tiếng) hay những sự cố khác.
Theo đó, bước sang ngày thứ 4 nhưng VNDIRECT vẫn chưa thể khắc
phục hệ thống, khiến không ít nhà đầu tư hoang mang và bức xúc vì bỏ lỡ biến
động của thị trường. Chị Phương Thảo (Long Biên, Hà Nội) phản ánh: "Tôi
mua cổ phiếu NVL và không thể bán được vì không vào được app dù giá cổ phiếu đã
tăng 12%. Ngày nào tôi cũng sốt ruột vì sợ cổ phiếu chạm đỉnh ngắn hạn rồi quay
đầu giảm".
Ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư là thấy rõ khi cổ phiếu VND xuất
hiện lượng giao dịch đột biến trong hai phiên giao dịch đầu tuần, giảm tổng
cộng 3,53% xuống mức 23.450 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch đều vượt 80
triệu đơn vị/phiên, gấp đôi trung bình 10 phiên gần đây. Khối ngoại cũng gia
tăng áp lực khi bán ròng tổng cộng 484 tỉ đồng.
Giám đốc môi giới tại một công ty chứng khoán đánh giá khi quy
mô thị trường lớn lên, việc bảo mật càng trở nên trọng yếu với các công ty
chứng khoán trên thị trường. Ủy ban Chứng khoán cũng như các sở giao dịch thành
viên sẽ siết chặt lại vấn đề này trong tương lai gần. Các AI, hệ thống admin và
bảo mật của các công ty chứng khoán cần nâng cấp từ bây giờ để tránh câu chuyện
VNDIRECT lần thứ 2 lặp lại.
Điều đáng nói không phải lần đầu tiên VNDIRECT gặp sự cố về công
nghệ. Tháng 4.2022, nhà đầu tư không thể truy cập vào website, bảng giá của
VNDIRECT trên cả máy tính và thiết bị di động với lý do "Tên miền đã hết
hạn sử dụng".
Đứng top đầu về đầu tư vào phát triển phần mềm
Là công ty chứng khoán có thị phần lớn thứ 3 và nơi thực hiện
7,01% giao dịch trên sàn chứng khoán TPHCM năm 2023, VNDIRECT đã chi không ít
tiền vào xây dựng phát triển phần mềm. Theo báo cáo tài chính quý IV/2023,
doanh nghiệp đổ tới 164 tỉ đồng vào mục đích này, tăng 33% so với đầu năm. Sau
khi trừ hao mòn luỹ kế 111 tỉ đồng, giá trị còn lại là hơn 53 tỉ đồng. Từ năm
2008, VNDIRECT đã đầu tư nền tảng công nghệ riêng, tự phát triển hệ thống Core
system, tạo tiền đề cho dịch chuyển từ mô hình kinh doanh dịch vụ giao dịch
chứng khoán sang nền tảng dịch vụ đầu tư tài chính đa dạng.
So sánh với các công ty chứng khoán khác trên thị trường,
VNDIRECT chỉ đứng sau VPS và SSI về đầu tư phần mềm. Đây cũng là 2 cái tên dẫn
trước VNDIRECT về thị phần môi giới.
Chứng khoán VNDIRECT còn từng được vinh danh là “Công ty vượt
trội nhất Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ tài chính năm 2022” của AsiaMoney,
tạp chí châu Á về lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng. Giải thưởng “Công
ty chứng khoán có ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu”, “Công ty chứng khoán
được khách hàng hài lòng nhất” do IDG tổ chức vào năm 2020. Giải thưởng “Thương
hiệu chứng khoán uy tín” năm 2010…
Vụ phá rừng dừa Cẩm
Thanh, Hội An: Xử lý nghiêm để răn đe chung
Từ vụ việc Công ty du lịch sinh thái Rừng Dừa
Cẩm Thanh (Hội An) chặt phá, xâm hại rừng dừa, chính quyền địa phương kiểm tra,
rà soát hiện trạng lấn phá rừng trong khu du lịch nổi tiếng này.
Ngày 26-3, trở lại hiện trường tại Công ty du lịch sinh
thái Rừng Dừa Cẩm Thanh nơi
xảy ra vụ phá rừng, lấn chiếm đất để làm nhà hàng (Tuổi Trẻ ngày
21-3), một phần diện tích khu nhà hàng của doanh nghiệp đã được tháo dỡ.
Đây không phải vụ lấn phá đầu tiên
Tại hiện trường, ông Lê Văn Nhực, chủ doanh nghiệp này, nói đã
tìm cách múc phần đất cơi nới lấn chiếm rừng, trồng lại dừa nước phục hồi. Một
dãy nhà trụ sắt, nền bê tông, khung thép đã được tháo dỡ. Dù vậy, rất nhiều
diện tích trong khuôn viên nhà hàng này bị cơi nới trái phép trước đó vẫn chưa
được tháo dỡ.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, các phòng ban chức năng cũng đã đo
đạc hiện trường và thống kê có tới 11 công trình đang nằm trong rừng dừa. Nhiều
trong số các công trình này được xây lắp bằng bê tông cốt thép. Trong khi đó
ông Trần Chiến, chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, nói rằng quy định hiện tại ở rừng
dừa Cẩm Thanh không cho phép xây dựng công trình kiên cố.
Thực tế trước vụ việc này, tình trạng xây dựng, lấn chiếm, cơi
nới và có cả chặt phá dừa nước diễn ra ngang nhiên.
Ngày 20-3, dù ông Trần Chiến nói với PV rằng "việc chặt phá
rừng dừa Cẩm Thanh là không có", nhưng trước đó một ngày, tức 19-3, chính
ông Chiến là người đã trực tiếp cùng đoàn cán bộ làm việc với ông Đỗ Văn Thành
(43 tuổi, trú tại phường Thanh Hà, TP Hội An) về việc lấn chiếm đất rừng phòng
(dừa nước) tại rừng dừa Cẩm Thanh.
Trong biên bản do UBND xã Cẩm Thanh lập có nêu việc tự ý chặt
phá dừa nước, đổ đất san lấp để lấn chiếm gần 1.000m2. Đoàn kiểm tra
đã làm văn bản báo cáo lên TP Hội An đề nghị ra quyết định xử phạt hành chính,
yêu cầu ông Thành phục hồi nguyên trạng phần đất đã lấn chiếm.
Trước đó UBND xã Cẩm Thanh cũng đã lập biên bản nhiều doanh nghiệp
xâm hại, lấn phá rừng dừa. Nhưng sau đó không những không khắc phục mà việc cơi
nới, xây dựng trái phép lại làm quy mô hơn.
"Cả
trăm trường hợp vi phạm"
Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn khẳng định "cả trăm
trường hợp vi phạm" tại rừng dừa chứ không riêng Công ty Rừng Dừa Cẩm
Thanh. Mới nhất, trong báo cáo của HĐND xã Cẩm Thanh có đề cập năm trường hợp
cơi nới, lấn chiếm, xây dựng bê tông cốt thép chỉ trong thôn Vạn Lăng, ngay sát
trụ sở UBND xã Cẩm Thanh.
Ông Nguyễn Sự, nguyên bí thư Thành ủy Hội An, cho rằng rừng dừa
không chỉ là môi trường mà chính là sinh kế, nồi cơm của bà con Hội An. Phá
rừng dừa tức là phá chính nồi cơm của mình.
"Tôi đi thực tế cũng thấy xâm lấn rất nhiều. Tôi sẽ có ý
kiến chính thức với các cấp quản lý, không thể để tình trạng này kéo dài, nếu
không thì ít năm nữa rừng dừa sẽ không còn. Doanh nghiệp phá thì nguy ở chỗ
không những rừng bị mất mà người dân thấy thế cũng không còn có ý thức gìn giữ
cho rừng như lâu nay nữa" - ông Sự nói.
Rừng dừa Cẩm Thanh được chính thức bán vé tham quan du lịch từ
năm 2017. Tới nay là một trong hai điểm đến đông khách nhất Hội An (cùng phố
cổ). Không gian rừng dừa Cẩm Thanh là vùng đệm Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cù Lao Chàm, được đưa vào nhóm rừng phòng
hộ.
Lý giải việc rừng dừa bị xâm hại, một lãnh đạo TP Hội An nói
rằng "đang rất có vấn đề" ở đây. Nguyên do là khách quá đông, lợi
nhuận quá lớn nên nhiều doanh nghiệp bất chấp.
Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết tới ngày 26-3 UBND xã Cẩm Thanh vẫn
chưa gửi báo cáo cụ thể về vụ phá rừng của Công ty du lịch sinh thái Rừng Dừa
Cẩm Thanh.
Tuy nhiên quan điểm chỉ đạo của Hội An là không làm riêng vụ
việc cụ thể này mà qua đây để cho tổng rà soát hết toàn bộ. Doanh nghiệp nào vi
phạm, phá rừng, cơi nới sẽ buộc phải chịu trách nhiệm. "Lần này Hội An sẽ
xử lý nghiêm để chấn chỉnh chung" - ông Sơn nói.
Đừng
để bỗng dưng làm... giám đốc
https://tuoitre.vn/dung-de-bong-dung-lam-giam-doc-20240327075145368.htm
Liên
tiếp nhiều người tình cờ phát hiện mình làm giám đốc ở một công ty xa lạ nào
đó.
Như trường
hợp ông N.T.L. (TP.HCM) khi tra cứu mã số thuế bằng
số căn cước công dân trên hệ thống điện tử đã tá hỏa khi phát hiện mình đang
làm giám đốc, đại diện pháp luật một công ty có địa chỉ trụ sở ở phường 6 (quận
Bình Thạnh).
Hay trường hợp anh Ngô X.H. trú tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ
phát hiện căn cước công dân của mình bị lấy để đứng đại diện một doanh nghiệp
tại TP Thủ Đức, TP.HCM.
Những trường hợp trên đều cho biết mình bị người khác lấy thông
tin cá nhân để thành lập doanh nghiệp mà không hề ủy quyền cho ai thành lập
công ty.
Nhiều người đặt câu hỏi mục đích của việc này là gì, vì sao lại
đi lấy thông tin của người khác để thành lập doanh nghiệp, đứng tên giám đốc mà
không chính danh?
Có thể khẳng định đây là những công ty "ma" - được
hiểu là những công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có hoạt động kinh doanh -
được lập ra nhằm mua bán trái phép hóa đơn VAT, gian lận thuế.
Trong vụ
chạy án của tướng Đỗ Hữu Ca, hàng loạt công ty "ma" tại Quảng Ninh và
Hải Phòng do Trương Xuân Đước thành lập đã biến mất một cách bí ẩn khi vụ án bị
khởi tố là một trong những ví dụ điển hình về các công ty loại này.
Quy định
thành lập doanh nghiệp hiện nay rất thông thoáng nhưng khâu hậu kiểm buông lỏng,
đã giúp nhiều đối tượng có cơ hội thành lập công ty "ma".
Theo
giám đốc một công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế, chi phí để thuê dịch vụ làm
thủ tục thành lập một doanh nghiệp cũng khá rẻ, dao động chỉ từ 1,5 - 3,5 triệu
đồng và cũng chỉ sau ba ngày là xong. Hiện thủ tục đăng ký hóa đơn cũng rất
nhanh. Không chỉ thế, một người có thể mở được nhiều doanh nghiệp.
Có trường
hợp còn thuê xe ôm, giúp việc, lái xe làm giám đốc để mua bán trái phép hóa đơn
VAT. Không chỉ thành lập doanh nghiệp "ma", thời gian qua có tình trạng
mua lại pháp nhân rồi biến pháp nhân này thành công ty "ma" để mua bán hóa đơn VAT.
Hệ quả của
công ty "ma" không chỉ làm thất thoát ngân sách nhà nước mà còn gây ảnh
hưởng xấu, tạo sự bất bình đẳng với doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Một ví dụ
rõ nét nhất là tình trạng ách tắc hoàn thuế VAT suốt hơn 2 năm qua ở nhiều
ngành nghề vì ngành thuế đưa hàng loạt doanh nghiệp từ diện "hoàn trước kiểm
sau" sang "kiểm tra trước, hoàn thuế sau", yêu cầu truy xuất nguồn
gốc hàng hóa từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng vì tình trạng doanh nghiệp
"ma" đến mức báo động.
Đã đến
lúc phải có giải pháp mạnh tay để ngăn chặn tình trạng chiếm dụng thông tin cá
nhân để thành lập doanh nghiệp làm ăn phi pháp, trốn thuế. Không thể vin vào lý
do "doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm" vì hiện nay hệ thống
thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư đã hoàn thiện và cho phép kết nối để khai
thác thông tin.
Do vậy Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cần áp dụng công nghệ xác thực dấu vân tay khi cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp để xác thực như quy định giao dịch qua app ngân hàng tới đây.
Như vậy
mới dần loại bỏ được tình trạng nhiều người bỗng dưng bị làm giám đốc bất đắc
dĩ như đã từng xảy ra thời gian qua.
Sau
Xuyên Việt Oil và Hải Hà Petro, thêm đại gia xăng dầu bị ngân hàng xiết nợ
Sau
Xuyên Việt Oil và Hải Hà Petro, thêm một đại gia xăng dầu khác là Công ty TNHH
MTV Dầu khí Bông Sen Vàng vừa bị ngân hàng rao bán tài sản gồm hơn 10 cây xăng
trị giá gần 100 tỷ đồng.
Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Sa Đéc (Đồng Tháp) vừa thông báo
kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đối với các tài sản đảm bảo cho khoản
vay của Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng (Dầu khí Bông Sen Vàng) tại
VietinBank Sa Đéc.
Tổ chức đấu giá được lựa chọn là Công ty Đấu giá Hợp danh Đông
Nam, địa chỉ ở quận Tân Bình, TP.HCM.
Các tài sản của Dầu khí Bông Sen Vàng được đấu giá gồm:
Tài sản 1: Quyền sử dụng đất tổng diện tích 624,4m2 (gồm 300m2 đất ở
và 324,4m2 đất cây lâu năm), tài sản gắn liền với đất, tọa lạc tại ấp Phú Ninh,
xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, do ông Trịnh Thành Hưng - Giám đốc
Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng sở hữu.
Tài sản gắn liền với đất là trạm bán lẻ xăng dầu với các hạng
mục công trình gồm: phòng giao dịch, trụ bơm xăng dầu, bồn chứa xăng dầu.
Giá khởi điểm của tài sản trên là 11 tỷ đồng.
Tài sản 2: Quyền sử dụng đất tổng diện tích 1.901,5m2
(gồm 300m2 đất ở và 1.601,5m2 đất cây lâu năm), tài sản gắn liền với đất, tọa
lạc tại ấp Đông Hòa 2, xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, thuộc sở
hữu của ông Trịnh Thành Hưng.
Tài sản gắn liền với đất cũng là một cửa hàng xăng dầu của Công
ty Dầu khí Bông Sen Vàng, diện tích 461m2.
Mức giá khởi điểm của tài sản trên là 9 tỷ đồng.
Tài sản 3: Quyền sử dụng đất 1.051m2 (gồm 300m2 đất ở và 751m2 đất
trồng cây lâu năm), tọa lạc tại ấp Đông Thạnh A, xã Đông Thạnh, huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long, cũng thuộc sở hữu của ông Trịnh Thành Hưng.
Tài sản gắn liền với đất cũng là cửa hàng xăng dầu của Công ty
Dầu khí Bông Sen Vàng được xây dựng từ năm 2012.
Giá khởi điểm của tài sản này là 7 tỷ đồng.
Ngoài các tài sản đảm bảo trên, tháng 1/2024, VietinBank Sa Đéc
cũng thông tin chuẩn bị đấu giá tài sản đảm bảo cho khoản vay của Dầu khí Bông
Sen Vàng là: quyền sử dụng đất diện tích 829,7m2 tại thửa đất số 320, tờ bản đồ
số 11 do Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Long cấp cho Dầu khí Bông Sen Vàng.
Tài sản trên là đất cửa hàng kinh doanh xăng dầu, giá khởi điểm
18 tỷ đồng.
Ngoài ra, có 9 cửa hàng xăng dầu tại TP. Cần Thơ cũng được dùng
làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của doanh nghiệp này tại VietinBank Sa
Đéc. Các tài sản này đang được rao bán với tổng mức giá khởi điểm 50 tỷ đồng.
9 thửa đất này có diện tích từ nhỏ nhất 100m2 và lớn nhất là hơn
7.100m2. Trong đó, có hai quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của Công ty CP Thương
mại Hóa dầu Ressol (một doanh nghiệp có trụ sở tại TP. Cần Thơ), số còn lại
thuộc sở hữu của ông Dương Toàn Huy và bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Công ty Dầu khí Bông Sen Vàng được thành lập năm 2011, có trụ sở
tại TP. Cần Thơ, là một trong những doanh nghiệp đầu mối bị Bộ Công Thương rút
giấy phép kinh doanh xăng dầu vào tháng 2/2023.
Thời gian gần đây, liên tiếp các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu bị các ngân hàng xiết nợ. Mới đây nhất, Agribank thông báo bán đấu giá
tài sản đảm bảo là ngôi nhà cổ diện tích hơn 287m2 tại số 19 phố Hàng Chiếu,
quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, với mức giá khởi điểm 54 tỷ đồng.
Đây là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty TNHH Thương mại
Xăng dầu Đại Việt theo một hợp đồng vay vốn từ năm 2018.
Đặc biệt, sau hàng loạt sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương
mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, nhiều ngân hàng thông báo bán đấu giá
các tài sản đảm bảo tại công ty này.
Xuyên Việt Oil đang có các khoản nợ tại một số ngân hàng thương
mại, tổng dư nợ khoảng 5.500 tỷ đồng.
Cụ thể, Agribank mới đây cũng đã rao bán khoản nợ 92,677 tỷ đồng
của Xuyên Việt Oil. Tài sản đảm bảo cho khoản vay của Xuyên Việt Oil tại
Agribank gồm 3 quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 77/9, số 77/10, số 77/5 Huỳnh
Tịnh Của, phường 8, quận 3, TP.HCM; 1 quyền sử dụng đất tại thôn 1, xã Suối
Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Trong số đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất của Xuyên Việt Oil với dư
nợ hơn 2.000 tỷ đồng theo hợp hai hợp đồng tín dụng ký kết giữa công ty và BIDV
chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trong đó, một khoản vay trị giá 789 tỷ đồng và
khoản còn lại 1.365 tỷ đồng. Các khoản nợ này đều được ngân hàng đưa vào diện
nợ xấu.
Xuyên Việt Oil còn có các khoản vay tại hai ngân hàng thuộc nhóm
ngân hàng thương mại nhà nước, một khoản 815 tỷ đồng đã được đưa vào diện nợ
xấu và một khoản gần 78 tỷ đồng còn bị đưa vào diện nợ có khả năng mất
vốn..
BIDV cũng là nhà tài trợ vốn lớn cho các đại gia xăng dầu khác,
trong đó có Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và người liên
quan tại Công ty TNHH Trung Linh Phát (một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại
Ninh Bình).
BIDV cũng là nhà tài trợ vốn lớn cho các đại gia xăng dầu khác,
trong đó có Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và người liên
quan tại Công ty TNHH Trung Linh Phát (một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại
Ninh Bình).
BIDV đang thực hiện trình tự để bán đấu giá tài sản đảm bảo cho
khoản vay của Hải Hà Petro là kho xăng dầu Hà Hải - Quảng Trị tại thị trấn Cửa
Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, với giá khởi điểm 176 tỷ đồng.
Ngân hàng này cũng rao bán quyền sử dụng đối với 19 thửa đất tại
Ninh Bình với giá khởi điểm 211 tỷ đồng để thu hồi khoản nợ của một lãnh đạo
Công ty Trung Linh Phát.
No comments:
Post a Comment