Friday, March 22, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Bà Trương Mỹ Lan: án tử hình và khả năng khắc phục thiệt hại

IMF ​​đồng ý cho Ukraine vay 880 triệu USD, dự báo chiến tranh dần kết thúc trong năm 2024

LHQ thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo

Ngân hàng Thế giới chi 51,5 triệu USD cho Việt Nam về kết quả giảm carbon

 Bà Trương Mỹ Lan: án tử hình và khả năng khắc phục thiệt hại

 Việt Nam kết án 2 nhà hoạt động Khmer Krom về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’

 Bộ Thương mại Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với 5 nhà xuất khẩu cá basa Việt Nam

 Mỹ-Philippines tổ chức tập trận ở các đảo đối diện với Biển Đông, Đài Loan

 EU tiến gần hơn tới việc lấy lợi nhuận từ tài sản Nga để mua vũ khí cho Ukraine

 

 

RFA

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất suy tôn cố Hòa thượng Tuệ Sỹ là đức Tăng thống thứ 6

Tập đoàn Mỹ muốn đầu tư xây dựng nhà máy công cụ sản xuất chip ở Việt Nam

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch tỉnh An Giang đối với ông Nguyễn Thanh Bình

Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị cảnh báo nhiễm kim loại nặng

Quốc hội miễn nhiệm ông Võ Văn Thưởng, bổ nhiệm bà Võ Thị Ánh Xuân

Chính trường Việt Nam sau khi phế truất ông Võ Văn Thưởng

Người dân phản ứng ra sao khi thêm một Chủ tịch nước từ chức?

Thủ tướng lại chỉ đạo không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

NHNN yêu cầu Eximbank làm rõ vụ khách hàng nợ thẻ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ sau 11 năm

Ngân hàng nhà nước đề nghị xóa độc quyền sản xuất vàng miếng, giá vàng SJC lao dốc

Vụ Vạn Thịnh Phát: bà Trương Mỹ Lan xin nộp 1.650 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Hết hạn điều tra gần hai tháng, nhà hoạt động Phan Tất Thành chưa được gặp luật sư

“Vùng cấm” tham nhũng: chống kiểu “chịu trách nhiệm chính trị” không thể tạo nên bước ngoặt cải cách. (Phần hai)

"Vùng cấm" tham nhũng: chống kiểu "chịu trách nhiệm chính trị" không thể tạo nên bước ngoặt cải cách (Phần một)

“Tính bất hợp pháp” (illegality) của lãnh đạo khiến Việt Nam luôn che giấu mọi chuyện

Hà Nội ô nhiễm thêm trầm trọng

Vi nhựa trong không khí tại TP HCM gấp 50 lần Paris

Đắk Lắk kiểm điểm 90 cán bộ để hơn 27.000 ha rừng tự nhiên suy giảm

Biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam vào năm 2050 mất đến 14,5% GDP

 

BBC

Những quan chức cấp cao nào đã bị ‘Trung ương xử lý’ trong tuần này?

Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam

Cụ bà 89 tuổi một mình ngao du thế giới

Tập đoàn Phúc Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bị miễn nhiệm, bà Võ Thị Ánh Xuân làm quyền chủ tịch nước

Ghép thận heo vào người, một bệnh nhân ‘hồi phục tốt’

Thủ tướng Ý bị giả mạo video khiêu dâm, hiểm họa mang tên deepfake

Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước, Đảng đồng ý

Bắc Hàn cử phái đoàn tới Trung Quốc, Việt Nam, Lào

Hà Nội ô nhiễm, cư dân cấm con ra đường, người nước ngoài muốn rời đi

Trung ương Đảng tổ chức hội nghị giữa tin đồn thay đổi nhân sự cấp cao

Siêu dự án kênh Phù Nam Techo khiến Campuchia rời xa Việt Nam, ngả về Trung Quốc?

RFI

Nga ồ ạt oanh kích Ukraina, đặc biệt nhắm vào mạng lưới điện

Quân Đội Pháp: Hỗ trợ quân sự phương Tây cho Ukraina ‘‘không dừng ở cấp vũ khí’’

Bắc Triều Tiên tìm cách thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam và Lào

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Cuộc thám hiểm tìm xác tàu ngầm Pháp Le Phénix ngoài khơi Vịnh Cam Ranh

Bất chấp lệnh trừng phạt, Bắc Triều Tiên vẫn xuất khẩu lao động để có thu nhập

Quốc Hội Việt Nam chính thức chấp nhận cho chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức

Thượng đỉnh Liên Âu bàn cách giúp Ukraina tăng cường năng lực chống Nga

Gaza: Lần đầu tiên Hoa Kỳ trình Hội Đồng Bảo An dự thảo nghị quyết về ngừng bắn

 Đức : Khi đầu tầu kinh tế của châu Âu « mệt mỏi »…

Chủ tịch nước từ chức: Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Matxcơva phẫn nộ về kế hoạch của Liên Âu dùng tiền lãi từ tài sản Nga để giúp Ukraina

Lực lượng ‘‘Răn đe Quy ước’’ của Pháp sẵn sàng hỗ trợ Ukraina chống Nga ?

LHQ: Nga gieo rắc "sợ hãi" và xóa "bản sắc Ukraina" ở các vùng chiếm đóng

Bầu cử Nga 2024: Gần nửa số phiếu bầu là ''gian lận'' theo truyền thông độc lập

Bầu tổng thống Indonesia: Ứng cử viên đối lập phản đối kết quả chính thức

Anh, Úc ký thỏa thuận mới về quốc phòng

Khi xuất khẩu nông sản Ukraina đe dọa nông nghiệp Châu Âu

Thế vận hội Bắc Kinh 2008: Giấc mơ không trọn vẹn của Trung Quốc

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 22 tháng 03 năm 2024

 

1/ NHÀ ĐẤU TRANH PHAN TẤT THÀNH VẪN CHƯA GẶP ĐƯỢC LUẬT SƯ

Nhà đấu tranh Phan Tất Thành, cựu quản trị viên của trang Nhật Ký Yêu Nước, vẫn chưa được gặp luật sư cho dù thời gian tạm giam để điều tra đã kết thúc từ đầu tháng 2.

Ông Thành 38 tuổi bị tạm giữ từ ngày 5/7 năm ngoái.  Tám ngày sau đó ông bị bắt tạm giam chính thức với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”. Theo quyết định truy tố, ông bị cho là đã có hành vi xử dụng các trang “Huỳnh Heo”, “Black Aaron” và “Chu Tuấn” để nắm quyền quản trị, đăng tải và phổ biến các tài liệu bị xem tuyên truyền chống phá chế độ”.

Một số nhà đấu tranh cho biết ông Thành có biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ khoảng năm 2010 cùng với các cuộc biểu tình chống Trung Cộng.

Gia đình đã được gặp ông Thành ở trại tù số 4 Phan Đăng Lưu của công an Sài Gòn vào ngày 16/2 và ngày 15/3 vừa qua. Trong các buổi gặp này, ông Thành cho biết là sau khi hết lệnh tạm giam lần một, công an Sài Gòn đã gia hạn thêm ba tháng tạm giam và lệnh này cũng đã hết hạn vào ngày 7/2.

Tuy nhiên cho đến nay, luật sư Trần Đình Dũng vẫn chưa được gặp thân chủ, cho dù phía công an đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát. Trong lần gặp trước đây, ông Thành đã nói với cha mẹ là bị công an đánh đập suốt từ lúc bị tạm giữ ở các đồn.

RFA

2/ MỸ GIA TĂNG MỨC THUẾ ĐỐI VỚI 5 CÔNG TY XUẤT CẢNG CÁ TRA VN

Bộ thương mại Mỹ mới đây thông báo họ tăng thuế chống bán phá giá đánh trên 5 nhà xuất cảng cá basa ở Việt Nam, sau giai đoạn rà soát hành chính vào ngày 31/7 năm 2022.

Quyết định trên được đăng trên công báo liên bang vào hôm 14/3. Những công ty phải chịu mức thuế cao hơn là công ty xuất nhập cảng thủy sản Cần Thơ, tập đoàn Cafatex, tập đoàn Hùng Vương và các công ty liên kết, tập đoàn đầu tư quốc tế và công ty thủy sản Lộc Kim Chi.

Văn thư được công bố cho biết bộ này xác định 5 công ty kể trên bán sản phẩm cá fillet vào Mỹ với mức giá thấp hơn giá trị bình thường trong giai đoạn bị rà soát. Chính vì thế, họ phải chịu một mức thuế riêng là 18 xu Mỹ cho mỗi kí lô.

Mức thuế mới cao hơn so với mức trước đây là 14 xu Mỹ, được áp dụng đối với 5 công ty nêu trên và các công ty xuất cảng khác được xếp chung vào danh sách “các pháp nhân trên toàn Việt Nam”.

Có một công ty Việt Nam được bộ thương mại Hoa Kỳ xác định đã không bán hàng với giá cả dưới giá trị bình thường vào Mỹ và không bị áp thuế chống bán phá giá, đó là Tập đoàn Vĩnh Hoàn.

Trong năm 2023, giá trị thủy sản của Việt Nam xuất cảng sang Mỹ đạt hơn 1 tỷ rưởi Mỹ kim, giảm gần 27% so với năm 2022. Mặc dù như vậy, con số đó vẫn cao hơn giá trị thủy sản xuất cảng của Việt Nam sang Nhật Bản và Trung Cộng.

Vào tháng 9 năm ngoái, báo chí lề đảng cho biết Hoa Kỳ luôn là đối tác hàng đầu về nhập cảng thủy sản Việt Nam. Theo hiệp hội chế biến thủy sản VN, vào năm 2022, giá trị xuất cảng thủy sản VN xuất sang Hoa Kỳ đạt kỷ lục hơn 2 tỷ Mỹ kim, tăng hơn 80% so với thời điểm 10 năm trước.

VOA

3/ SẦU RIÊNG VN XUẤT SANG TRUNG CỘNG BỊ CẢNH BÁO NHIỄM KIM LOẠI NẶNG

Ba mươi lô hàng sầu riêng của Việt Nam xuất sang Trung Cộng bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm.

Báo chí lề đảng vào hôm 21/3 cho biết tin trên, với cục bảo vệ thực vật của bộ nông nghiệp vừa gửi văn thư yêu cầu giới chức các tỉnh Tiền Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai, Đắc Lắc và Hà Nội thực hiện việc truy tìm các lô hàng sầu riêng xuất cảng bị Trung Cộng cảnh báo. 

Cục này đề nghị các công ty có lô hàng vi phạm phải tuân thủ các nội dung quy định về nguồn gốc, thu hồi và giải quyết các thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Cần biết Trung Cộng hiện là thị trường xuất cảng sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, vào năm ngoái, Trung Cộng đã nhập gần 500 ngàn tấn sầu riêng có trị giá hơn 2 tỷ Mỹ kim.

Báo chí lề đảng VN cho biết, nhờ sầu riêng được xuất cảng chính ngạch sang Trung Cộng,  giá của loại trái cây này trong nước cũng tăng mạnh. Một ký sầu riêng có mức giá từ 136 đến 190 ngàn đồng tùy loại.

Việt Nam hy vọng đạt mức doanh thu xuất cảnh sầu riêng là 3 tỷ Mỹ kim trong năm nay.

RFA

4/ VN ĐỀ NGHỊ XÓA BỎ ĐỘC QUYỀN SẢN XUẤT VÀNG MIẾNG

Ngân hàng Nhà nước VN vừa đưa ra đề nghị xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, và thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số công ty đáp ứng đủ điều kiện.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết như trên và được báo chí lề đảng loan tin vào ngày hôm qua 21/3.

Ông Hà cho biết ngoài đề nghị nói trên, ngân hàng nhà nước cũng sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ để phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Việc xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng sức cung vàng miếng trên thị trường và giải quyết được vấn đề chênh lệch giá.

Ngay sau khi đề nghị này, thị trường giá vàng trong nước dao động mạnh. Cụ thể vào hôm qua, tập đoàn SJC niêm yết giá bán vàng miếng ở mức 82 triệu đồng một lượng, mua vào 80 triệu đồng một lượng, tức tăng hơn 400 ngàn đồng so với hôm trước. Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, giá bán vàng miếng SJC giảm một triệu đồng một lượng, chỉ còn 81 triệu đồng. Giá mua vào cũng giảm tương ứng, chỉ còn 79 triệu đồng.

Từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa tổ chức đấu thầu vàng nên nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường bị hạn chế. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và quốc tế duy trì ở mức cao.

Hiện giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới là gần 15 triệu đồng một lượng. Ở những thời điểm nóng sốt mức chênh lên đến 20 triệu đồng một lượng.

RFA

 

VNThoibao

 

VNTB – Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam

VNTB – Đất nước đang cần những nhà sử học trung thực…

VNTB – Hệ lụy của sự thiếu vắng lá phiếu bầu chọn tử tế

VNTB – Thủ tướng có công điện hỏa tốc về thị trường vàng

VNTB – Chưa có vụ án nào liên quan điều 216 Bộ luật hình 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 22/03/2024

Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu

21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây

 

Báo Tiếng Dân

 

Điển hình thao túng thị trường giáo dục21/03/2024

 

Thuy My

Tại Việt Nam, trận chiến giành chức lãnh đạo đảng cộng sản tăng tốc

Phó Đức An - Cuba sao rồi?

Lưu Trọng Văn - Lại hứng chí bàn chuyện nhân sự : Không gì là không thể

Bùi Chí Vinh - Thấy gì qua vụ truất phế Võ Văn Thưởng

Mai Quốc Việt - Một chuyện có thậ

Trần Nhã Thụy - Tháo xuống

Mai Bá Kiếm - Điển hình thao túng thị trường giáo dục ?

Nguyễn Thông - Cuba (2)

Tạ Duy Anh - Tổng thống trên xe tải

Hiệu Minh - Nén hương của Chủ tịch ThưởngNguyễn Thông - Nói thẳng

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Một số thay đổi tích cực trong công cuộc “đốt lò” 22/03/2024

Thành phố Hồ Chí Minh và ‘lỗ hổng’ làm điện rác 22/03/2024

Báo cáo thành tích kinh tế đầu năm của Trung Quốc bị chỉ trích “vô sỉ” 22/03/2024

Chút suy ngẫm về sự tự tin trong xã hội Mỹ 22/03/2024

Quốc hội Việt Nam nhóm họp giữa lúc có tin đồn Chủ tịch nước có thể từ chức 21/03/2024

Nghề làm quan 21/03/2024

Hãy đo đếm môi trường bằng cách thủ công đi! 21/03/2024

Nhà văn Risto Isomäki: ‘Ngăn chặn nóng lên toàn cầu nên là ưu tiên cốt tủy’ 21/03/2024

Tăng cường phản biện xã hội để Đảng tiến bộ, Chính phủ hoạt động hiệu quả, Đất nước văn minh hơn 20/03/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Chùa lớn bậc nhất Nghệ An không báo cáo thu chi tiền công đức

QUANG ĐẠI

https://laodong.vn/xa-hoi/chua-lon-bac-nhat-nghe-an-khong-bao-cao-thu-chi-tien-cong-duc-1318016.ldo

Chùa Đại Tuệ (huyện Nam Đàn) là một trong những ngôi chùa lớn nhất tỉnh Nghệ An không báo cáo thu chi tiền công đức.

Ngày 22.3, thông tin từ UBND huyện Nam Đàn cho biết, vừa có báo cáo tổng hợp số liệu thu chi tiền công đức năm 2023 của các di tích trên trên địa bàn huyện.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn có 173 di tích, trong đó 4 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia và 28 di tích cấp tỉnh.

Về công tác quản lý, có 2 di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, 90 di tích do ban quản lý kiêm nhiệm quản lý, 9 di tích do người đại diện cơ sở tôn giáo quản lý.

Năm 2023, tổng số tiền công đức, tài trợ tại các di tích hơn 3,2 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo), tổng số chi hơn 2,3 tỉ đồng.

Bên cạnh hầu hết di tích đã chấp hành việc báo cáo thu chi tiền công đức, có 4 chùa trên địa bàn đặt hòm công đức nhưng không có báo cáo quỹ công đức hàng năm, gồm: chùa Viên Quang xã Nam Thanh, chùa Đại Tuệ xã Nam Anh, chùa Hà xã Hùng Tiến, chùa Yên Lạc xã Nam Lĩnh.

Trong đó, chùa Đại Tuệ là một trong những ngôi chùa lớn nhất Nghệ An, hàng năm thu hút rất đông phật tử và du khách tới tham quan.

Chùa Đại Tuệ nằm trên núi Đại Huệ, ở độ cao gần 500m so với mực nước biển. Công trình tôn giáo này được xây dựng trong khuôn viên rộng khoảng 6.000m2 và hiện nắm giữ bốn kỷ lục Việt Nam.

Ông Vương Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn - cho biết, trước tình trạng nhiều chùa trên địa bàn không báo cáo thu chi tiền công đức, vừa qua, huyện đã có văn bản yêu cầu ban quản lý các di tích này thực hiện việc báo cáo thu chi tiền công đức theo quy định.

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 04/2023 Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội có hiệu lực từ ngày 19.3.2024.

Theo đó, tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội và tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích theo quy định tại Thông tư này có trách nhiệm công khai việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện cho tổ chức, cá nhân đã có đóng góp tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích nếu tổ chức, cá nhân này có yêu cầu; Cung cấp kịp thời thông tin khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

 

Đề nghị xử lý kỷ luật Đảng 2 cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận

Duy Tuấn

https://laodong.vn/thoi-su/de-nghi-xu-ly-ky-luat-dang-2-cuu-giam-doc-so-giao-duc-va-dao-tao-tinh-binh-thuan-1317915.ldo

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, xử lý kỷ luật đối với 2 cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiêm nguyên Bí thư Đảng ủy Sở nhiệm kỳ 2010-2015 là ông Mai Xuân Bá và nhiệm kỳ 2015-2020 là ông Phan Đoàn Thái.

Ngày 21.3, tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận khóa XIV cho biết, đơn vị vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 34 và 35. Tại các kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015-2020 và 3 đảng viên.

Đồng thời, đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thi hành kỷ luật đối với 2 đảng viên là những người từng đứng đầu Đảng ủy Sở Giáo dục và Đạo tạo có khuyết điểm, vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên và triển khai 6 gói thầu do Sở làm chủ đầu tư.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm mua tài sản công, Sở Tài chính.

Tuy nhiên, căn cứ Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6.7.2022 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm, đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật bằng hình thức Khiển trách, nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo, nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với: Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020; hai đồng chí Bùi Đình Thoa (Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo) và Nguyễn Ngọc Cường (nhân viên hợp đồng Phòng Kế hoạch - Tài chính).

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật hai nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là Mai Xuân Bá (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy Sở nhiệm kỳ 2010-2015) và Phan Đoàn Thái (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy Sở nhiệm kỳ 2015-2020).

 

Đang xác minh tài sản, thu nhập 5 lãnh đạo, cán bộ Công an tỉnh Bắc Giang

LAM DUY 

https://laodong.vn/thoi-su/dang-xac-minh-tai-san-thu-nhap-5-lanh-dao-can-bo-cong-an-tinh-bac-giang-1317894.ldo

Thanh tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm của năm 2023 thuộc nhiều đơn vị cấp phòng.

Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bắc Giang ngày 21.3, Thượng tá Ngô Văn Binh - Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập - vừa chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 278 được Thanh tra Công an tỉnh ban hành giữa tháng 3.2024 về việc xác minh tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm của năm 2023 thuộc các đơn vị: Phòng Tham mưu, Phòng An ninh điều tra và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

Hoạt động này được triển khai sau khi Thanh tra Công an tỉnh Bắc Giang mời một số đơn vị chức năng dự, chứng kiến và tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên lựa chọn 8 cá nhân để tiến hành xác minh tài sản, thu nhập năm 2024, trong đó có 5 cá nhân là lãnh đạo, cán bộ thuộc các đơn vị cấp phòng.

Theo đó, phạm vi xác minh là từ bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu đến bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm của năm 2023; thời hạn xác minh là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định xác minh.

Các đơn vị và cá nhân người được xác minh nhất trí với nội dung, yêu cầu đề ra và khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Công an tỉnh Bắc Giang để hoàn thành việc xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực.

Thượng tá Ngô Văn Binh - Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Công an tỉnh Bắc Giang - đề nghị lãnh đạo các đơn vị có người được xác minh tài sản, thu nhập phối hợp, chỉ đạo các cá nhân được xác minh và các bộ phận có liên quan kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho Tổ xác minh; giải trình các thông tin, tài liệu, nội dung chưa rõ hoặc những hạn chế, thiếu sót nếu có.

Đồng thời, Thủ trưởng Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập Công an tỉnh cũng yêu cầu Tổ xác minh tiến hành các bước xác minh tài sản, thu nhập một cách khách quan, công tâm, chính xác, đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, qua đó đánh giá đúng việc thực hiện các quy định của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong công an nhân dân.

 

Dàn cựu cán bộ SCB nói làm theo chỉ đạo Trương Mỹ Lan, mong được khoan hồng

NHÓM PV 

https://laodong.vn/phap-luat/dan-cuu-can-bo-scb-noi-lam-theo-chi-dao-truong-my-lan-mong-duoc-khoan-hong-1317901.ldo

TPHCM - Trong phần bào chữa cho thân chủ mình là những cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB, các luật sư đều mong HĐXX xem xét lại vai trò của các bị cáo và xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo.

Sáng nay 22.3, phiên toàn xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị khác có liên quan, tiếp tục tranh luận với phần bào chữa của các luật sư.

Trước đó, tại phiên tòa ngày 21.3, bị cáo Trương Mỹ Lan có đơn gửi HĐXX đề nghị dùng toàn bộ số tiền mà bị cáo Nguyễn Cao Trí trả lại là 1.000 tỉ đồng và số tiền do một đối tác mới trả nợ 300 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor- cháu gái của bị cáo Lan). Ngoài ra, bị cáo Lan cũng đề nghị dùng số tiền 300 tỉ đồng sẽ nộp để khắc phục hậu quả cho bị cáo Chu Lập Cơ (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square - chồng Trương Mỹ Lan)

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân cũng đề nghị HĐXX xem xét phần đề nghị của bị cáo Trương Mỹ Lan, vì theo đó thì bị cáo Trương Huệ Vân xem như đã khắc phục được 100% hậu quả do hành vi mà bị cáo gây ra. Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách toàn diện để thân chủ được hưởng mức án khoan hồng, giảm nhẹ nhất có thể.

Trước đó, bị cáo Trương Huệ Vân bị Viện Kiểm sát đề nghị mức hình phạt từ 19 - 20 năm tù về tội Tham ô tài sản.

Bào chữa cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), luật sư cho rằng bị cáo được Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch SCB, đã bỏ trốn) tiến cử với Trương Mỹ Lan vì là người hiền lành, không quậy phá. Bị cáo Dũng chỉ là người thực hiện tiếp công việc của người tiền nhiệm, thiệt hại của Dũng gây ra rất thấp so với các bị cáo có vai trò chủ chốt trong SCB.

Ngoài ra, bị cáo Dũng cũng tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng, chủ động tự khai số tiền 40 tỉ đồng được Trương Mỹ Lan cho…

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Dũng khẳng định rằng mình chỉ là một người làm công ăn lương và phạm tội do sự lệ thuộc vào người khác. Bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, mong muốn có cơ hội làm lại cuộc đời.

Trước đó, Dũng bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù chung thân về 2 tội là “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Tương tự, bào chữa cho bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), luật sư cho rằng, dù có chức vụ ở SCB nhưng thực chất bị cáo Hoàng chỉ là người làm công ăn lương, không hưởng bất cứ lợi ích vật chất gì, nếu không thực hiện theo chỉ đạo sẽ dễ dàng bị thay thế. Hoàng cũng xin HĐXX cho được hưởng khoan hồng.

Trước đó, Hoàng bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 19-20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Bào chữa cho mình, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) cho rằng SCB đã bị hút vào vòng xoáy của bị cáo Lan để tái cơ cấu, trả nợ, khiến SCB bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trương Mỹ Lan. Bị cáo cũng mong HĐXX xem xét trọn vẹn các tình tiết, khoan dung và tha thứ cho hành vi của mình.

Bị cáo Văn bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tù chung thân về 2 tội là “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Với bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) - thì luật sư đề nghị làm rõ trách nhiệm bị cáo Dung vì bị cáo không phải là mắt xích quan trọng. Ngoài ra, bị cáo rất thành khẩn trong suốt quá trình điều tra, cần áp dụng chính sách khoan hồng để có mức hình phạt nhẹ nhất.

Bào chữa bổ sung, bị cáo Dung nói vì thời điểm đó, bị cáo và nhân viên của SCB tin tưởng vào tài năng của Trương Mỹ Lan. Bởi khi ấy, Trương Mỹ Lan có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường, bị cáo Dung nghĩ Lan sẽ giúp cho SCB vực dậy, phát triển mạnh hơn. Nhưng cho tới thời điểm này, Dung thừa nhận mình đã đặt niềm tin sai chỗ, nên mới dẫn đến hậu quả ngày hôm nay. Bị cáo mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật, sớm trở về với gia đình, con nhỏ.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị Viện Kiểm sát đề nghị 19 - 20 năm tù về tội "Tham ô tài sản".

 

Xóa bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng: Chậm còn hơn không!

Ngọc Linh

https://tienphong.vn/xoa-bo-doc-quyen-san-xuat-kinh-doanh-vang-cham-con-hon-khong-post1622279.tpo

TP - Sau khi Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền sản xuất, giá vàng SJC trong nước đã “đánh võng”. Chỉ trong ngày 21/3, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tới 4 lần, với mức tăng, giảm gần 1 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, người dân mua vàng theo tâm lý đám đông, người chờ tăng chốt lời, người chờ giảm để mua vào.

Vàng tạo sóng, người dân xếp hàng

Sau gần 1 tuần ổn định, ngày 21/3, giá vàng trong nước “chao đảo”. Chỉ trong 1 ngày, giá vàng đã có tới 4 lần điều chỉnh tăng, giảm. Mở cửa phiên giao dịch sáng, giá vàng thế giới lên mức kỷ lục 2.200 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước tăng theo. Vàng SJC tăng gần 1 triệu đồng/lượng, lên mức 82 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng 1,5 triệu đồng/lượng, lên trên 70 triệu đồng/lượng.

Chỉ hơn 1 tiếng sau, giá vàng SJC quay đầu giảm về mức 81 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đầu giờ chiều 21/3, giá vàng SJC lại tăng lên mức 81,8 triệu đồng/lượng. Đến 15h30 ngày 21/3, giá vàng SJC giảm về 80,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng, người dân rồng rắn xếp hàng mua bán. Tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu (Trần Nhân Tông, Hà Nội), người dân phải xếp hàng lấy phiếu, chờ đến lượt. Ông Nguyễn Quân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mang bán 3 lượng vàng SJC cho biết, số vàng này ông mua khi giá gần 70 triệu đồng/lượng.

“Giá vàng thế giới tăng, vàng SJC trong nước vượt 82 triệu đồng/lượng nên tôi mang bán chốt lời. Số vàng này nhằm tích lũy, giá lên cao tôi mang bán và chờ khi giảm sẽ mua sau”, ông Quân nói.

Cùng đến cửa hàng vàng, bà Lê Hạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) bán 5 lượng vàng. Trong đó, 3 lượng vàng SJC của bà Hạnh để lâu, bị vàng ố vỏ bên ngoài nên mất phí 300.000 đồng/lượng. Theo bà Hạnh, nhân viên cửa hàng vàng cho biết, quy định giao dịch vàng SJC nếu bị vàng ố lớp vỏ ngoài, cong vênh sẽ mất phí 300.000 đồng/lượng.

Theo quan sát của PV Tiền Phong, đa số người dân đi bán vàng miếng SJC chốt lời. Trong khi đó, người dân mua vào chủ yếu lựa chọn vàng nhẫn tròn trơn. Cầm trên tay gần 200 triệu đồng tiền mặt, bà Phạm Hòa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ngày Vía Thần tài (Mùng 10 tháng Giêng) mua 1 chỉ vàng cầu may với giá 6,5 triệu đồng. Kể từ đó tới nay, giá vàng liên tiếp tăng mạnh, trong khi lãi suất tiết kiệm 6 tháng khoảng 3%. Vì vậy, sau khi tất toán sổ tiết kiệm 200 triệu đồng, bà Hòa chọn mua nhẫn tròn trơn.

“Đây là số tiền tiết kiệm để dưỡng già của vợ chồng tôi. Lãi suất tiết kiệm giảm, giá vàng ngày càng tăng nên tôi chuyển sang mua vàng tích trữ. Tôi nghĩ về lâu dài, chắc giá vàng sẽ tăng thêm nữa”, bà Hòa cho biết.

Ngoài chuyển từ tiết kiệm sang mua vàng, nhiều người đi mua vàng theo tâm lý đám đông. Đa số khách hàng xếp hàng mua vàng là người cao tuổi, người đã về hưu. Ôm chặt túi tiền mặt gần 300 triệu đồng ở hàng ghế ngồi chờ đến lượt, bà Nguyễn Loan (Hoàng Mai, Hà Nội) mắt không rời bảng điện tử niêm yết giá vàng. Khi giá vàng SJC giảm 800.000 đồng /lượng về mức 81,2 triệu đồng/lượng, bà Loan chần chừ không biết nên mua hay không.

“Cả tuần nay, giá vàng có xu hướng giảm nên tôi chờ giảm thêm mới mua. Sáng nay, giá vàng tăng vọt, sợ vàng lại tăng giá tiếp nên tôi xếp hàng chờ mua. Xếp hàng chưa đến lượt, giá vàng lại giảm. Giá vàng biến động liên tục, tôi cũng băn khoăn không biết nên chốt mua hay chưa”, bà Loan nói.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/3, giá vàng SJC ở mức 78,8 - 80,8 triệu đồng/lượng, giảm 1,2 triệu đồng. Giá nhẫn tròn trơn 69,2 - 70,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,8 triệu đồng/lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu cho biết, lượng khách mua vàng chiếm 55% tổng giao dịch và số khách hàng bán vàng chiếm 45% tổng khối lượng giao dịch.

“Khuyết tật” của thị trường vàng, ai chịu trách nhiệm?

Giá vàng SJC trong nước đang giằng co giữa đà tăng của vàng thế giới và đề xuất cơ quan chức năng quản lý kinh doanh vàng. Tại cuộc họp của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái với các bộ, ngành, bàn giải pháp quản lý thị trường kim loại quý ngày 20/3, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Theo NHNN, hiện nay không còn tình trạng bất ổn thị trường vàng như giai đoạn trước, tình trạng “vàng hóa” được hạn chế. Biến động của giá vàng ít tác động đến tỷ giá chính thức, thị trường ngoại tệ và kinh tế vĩ mô trong nước. Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC so với các loại vàng miếng khác, vàng trang sức mỹ nghệ 99,99% và giá vàng quốc tế vẫn ở mức cao.

Vì vậy, NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC, cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện. Đề xuất này của NHNN trùng với kiến nghị của chuyên gia, hiệp hội vàng trong nhiều năm qua. Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, năm 2023, nhu cầu tiêu dùng vàng của người Việt ở mức 55,5 tấn vàng. Trong khi đó, Việt Nam hạn chế nhập khẩu vàng. Nguồn cung khan hiếm đã khiến giá vàng trong nước “một mình một chợ”. WGC cũng nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng không độc quyền nhập khẩu vàng miếng.

Đánh giá về đề xuất này của NHNN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, việc chậm trễ bỏ độc quyền sản xuất, nhập khẩu vàng đã xảy ra nhiều hệ lụy. Tiêu biểu như giá vàng trong nước neo cao khiến xảy ra buôn lậu vàng, ảnh hưởng tỷ giá, nguy cơ chảy máu ngoại tệ. Bất bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp vàng, tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế.

“Trước sự quyết liệt của Thủ tướng, NHNN có đề xuất bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng. Nếu NHNN sớm bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng sẽ giảm bớt hệ lụy tiêu cực, có tác dụng tốt hơn cho thị trường vàng”, ông Long nói.

Cùng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thị trường vàng cũng như lĩnh vực khác của nền kinh tế, nếu độc quyền, không cạnh tranh sẽ sinh ra “khuyết tật”. Theo đó, “khuyết tật” của thị trường vàng như chênh lệch giá mua vào - bán ra ở mức cao, chênh lệch với giá vàng thế giới.

“Việc NHNN thay đổi tư duy, đề xuất bỏ độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng dù chậm nhưng còn hơn không. Chỉ có cạnh tranh mới giúp thị trường vàng năng động. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng “giám sát” lẫn nhau, góp phần lành mạnh hóa thị trường”, ông Doanh đề xuất.

 

Chậm nguồn gạo hỗ trợ: Trường học phải mua nợ giá cao, vay ăn từng ngày

Hân Nguyễn - Văn Đức

https://tienphong.vn/cham-nguon-gao-ho-tro-truong-hoc-phai-mua-no-gia-cao-vay-an-tung-ngay-post1622262.tpo

TP - Nhiều trường học bán trú trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đang trong tình trạng thiếu gạo nấu ăn cho học sinh do khâu vận chuyển hiện phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị đủ năng lực. Để giải quyết tình thế, các nhà trường phải đi mua gạo nợ với giá cao và vay ăn từng ngày.

Mua nợ, vay gạo nấu ăn cho học sinh

Theo Nghị định số 116 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hằng năm huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được Tổng cục Dự trữ Nhà nước cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ 15kg/tháng/học sinh. Việc cấp phát gạo được chia thành 2 đợt, đợt 1 vào tháng 10 và đợt 2 vào đầu tháng 3 học kỳ II của năm học.

Tuy nhiên, đã gần hết tháng 3, các đơn vị trường học trên địa bàn vẫn chưa nhận được hỗ trợ gạo. Nhiều trường phải đi mua gạo ngoài chợ với giá cao, hoặc vay mượn từng ngày để duy trì bữa ăn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.

Ngày 20/3, PV có mặt tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS (PTDTBT TH&THCS) Trạm Tấu (xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu). Trường vừa tiếp nhận một tấn gạo từ đại lý thị xã Nghĩa Lộ chuyển lên, thầy Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu hiện có 574 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, trong đó 535 học sinh ở tại trường, cuối tuần, bố, mẹ các em mới xuống đón về. Mỗi ngày, các em ăn hết gần 3 tạ gạo từ nguồn dự trữ được cấp mỗi kỳ. Tuy nhiên, bước sang học kỳ II, năm học 2023 - 2024, trường vẫn chưa nhận được nguồn gạo hỗ trợ.

“Nhà trường đã phải đi mua nợ gạo của các hộ kinh doanh để nấu ăn cho hơn 500 học sinh tại trường. Trong khi đó, giá gạo mua đắt gấp đôi so với giá gạo hỗ trợ, việc thanh toán sau khi nhận được gạo hỗ trợ cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với các bậc phụ huynh có con em theo học tại trường”, hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Trạm Tấu nói.

Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Bùi Thanh Tùng, Phó phòng GD-ĐT huyện Trạm Tấu cho biết, đây là tình trạng chung trong khu vực chứ không riêng tại Yên Bái. Ở địa phương, đơn vị đã liên hệ với phía Chi cục Dự trữ nhà nước để sớm phân bổ nguồn gạo hỗ trợ cho các trường học trên địa bàn. Trước mắt, phòng chỉ đạo những trường học còn thừa nhiều gạo từ học kỳ I chưa chi trả cho các gia đình sẽ hỗ trợ cho các trường hết gạo dự trữ để ứng phó với tình hình thiếu gạo này.

Cùng hoàn cảnh các trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu, thầy giáo Lê Hải Đăng, hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Lý Tự Trọng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cho biết, đến thời điểm này nhà trường đã hết phần gạo dự trữ để nấu ăn cho các em học sinh. Hiện tại, nhà trường phải đi vay gạo của các hộ kinh doanh để nấu ăn cho các cháu.

Năm học 2023 - 2024 nhà trường có 21 lớp, với 881 học sinh; trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 99%; tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo chiếm 58%. Theo quy định của nhà nước từ ngày 1/1/2024 nhà trường có 697 học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú. Trung bình mỗi ngày nhà trường phải sử dụng hết gần 3 tạ gạo.

Trước tình trạng chậm cấp gạo dài ngày, ông Đăng cho rằng, đi vay cũng chỉ được 2 tấn, ăn được hơn 1 tuần. Nếu tình trạng chậm cấp gạo kéo dài thì nhà trường sẽ phải huy động phụ huynh học sinh hỗ trợ để nấu ăn cho các em, vì nhà trường cũng không còn nguồn để vay mượn.

Tắc ở đâu?

Liên quan vấn đề này, ông Lê Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn khẳng định, muộn nhất đến 10/4, gạo sẽ được cấp đến các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Nói về tình trạng chậm cấp gạo này, ông Dũng lý giải, do theo quy định mới, việc cung cấp, vận chuyển gạo cho các đơn vị phải thông qua đấu thầu rộng rãi qua mạng, dẫn đến tình trạng chậm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, trước đó, Cục đã thông tin đến các tỉnh để chủ động ứng phó với tình hình này.

Theo thông tin từ ngành giáo dục tỉnh Yên Bái, huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu hiện có 32 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú với gần 20.000 học sinh đang được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ. Hiện nay, gần như toàn bộ các trường trên địa bàn 2 huyện này đang trong tình trạng “báo động” hết gạo để nấu ăn cho học sinh.

 

Cựu chủ tịch SCB: 'Chắc cha mẹ ở nhà khóc hết nước mắt'

Hải Duyên

https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-scb-chac-cha-me-o-nha-khoc-het-nuoc-mat-4725138.html

TP HCMÔng Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch SCB, cho rằng bị VKS đề nghị mức án chung thân là quá nghiêm khắc, có lẽ cha mẹ già ở nhà khóc hết nước mắt.

Chiều 21/3, các bị cáo là cựu lãnh đạo SCB cùng luật sư đã bào chữa về cáo buộc giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) rút tiền của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Tự bào chữa, ông Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch SCB, cho rằng bị VKS đề nghị mức án tù chung thân là "quá nghiêm khắc", từ hôm đó (19/3) đến nay không thể ngủ. "Ở nhà chắc cha mẹ tôi khóc hết nước mắt", bị cáo nghẹn giọng.

Sau một lúc lấy lại bình tĩnh, ông Dũng xin tòa xem xét các phân tích, đề nghị của luật sư bào chữa để đưa ra mức án khoan hồng, tạo cơ hội cho bị cáo về với gia đình.

Ông Dũng bị cáo buộc từ năm 2013 đến 2020 đã ký hợp thức hồ sơ 404 khoản vay cho bà Lan, gây thiệt hại cho SCB 187.607 tỷ đồng. Từ tháng 12/2020 đến tháng 9/2022, Dũng đã ký hợp thức hồ sơ 207 khoản vay, giúp bà Lan chiếm đoạt 104.259 tỷ đồng và gây thiệt hại 26.331 tỷ. VKS ghi nhận bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, song phạm tội nhiều lần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên đề nghị mức án tù chung thân về tội Tham ô tài sản và 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

Bào chữa cho bị cáo Dũng, luật sư Nguyễn Văn Hậu đề nghị tòa xem xét vai trò của thân chủ trong vụ án là không giúp sức tích cực cho bà Lan, và án tù chung thân VKS đề nghị là "chưa công bằng" so với nhiều bị cáo chủ chốt khác.

Theo luật sư, hồ sơ thể hiện phần lớn các khoản vay của bà Lan đều do bà này chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng(cựu phó tổng giám đốc SCB, đã chết), Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) phối hợp, cấu kết với người của Vạn Thịnh Phát tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để rút tiền. Bùi Anh Dũng không tiếp xúc, không lĩnh hội trực tiếp ý chí chỉ đạo từ bị cáo Lan. Việc ông Dũng ký hồ sơ chỉ là hình thức, thủ tục, còn thực tế tiền đã được giải ngân từ trước.

"Hơn nữa, bị cáo Dũng đảm nhận chức Chủ tịch với tâm thế tạm thời trong thời gian Đình Văn Thành (cựu chủ tịch SCB tiền nhiệm) đi nước ngoài chữa bệnh. Nếu biết bị cáo Thành viện lý do này để bỏ trốn, biết thực trạng thực sự của SCB thì ông Dũng sẽ không đảm nhiệm vị trí này", luật sư Hậu nói, đồng thời cho rằng thân chủ bị cáo buộc tội Tham ô tài sản là "không ổn".

Tự bào chữa sau đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB, đề nghị HĐXX xem xét bối cảnh xảy ra sai phạm là trong quá trình tái cơ cấu SCB. Không chỉ bị cáo mà toàn bộ ngân hàng chịu sức ép rất lớn từ việc đảm bảo tính thanh khoản.

"Lúc đó SCB bị cuốn vào vòng xoáy mượn tài sản của bà Lan để tái cơ cấu, nên tất cả mọi người đều cảm thấy rằng bà như là người đỡ đầu cho ngân hàng và chịu ảnh hưởng, chỉ đạo từ bị cáo Lan", ông Văn nói.

Văn bị cáo buộc từ 2013 đến 2017 đã ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB 60.502 tỷ đồng; 2018-2020 ký hợp thức hồ sơ 348 khoản vay, giúp bà Lan chiếm đoạt 192.434 tỷ đồng, gây thiệt hại 101.247 tỷ lãi phát sinh. VKS cũng ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ và đề nghị mức án như đối với bị cáo Bùi Anh Dũng.

Về cáo buộc thành lập 3 Trung tâm kinh doanh tại hội sở chuyên phục vụ các khoản vay của nhóm bà Lan, bị cáo Văn giải thích việc này là thực hiện theo ý tưởng của Nguyễn Phương Hồng, nhằm cắt giảm chi phí, dễ theo dõi cho SCB chứ không phải để che giấu sai phạm. Bởi các trung tâm này đặt ở hội sở hay chi nhánh đều gửi báo cáo số liệu vào hệ thống của Ngân hàng Nhà nước.

Bị cáo Văn cũng đề nghị HĐXX xem xét cáo buộc về hai tội danh độc lập trong khi thực hiện cùng hành vi, phương thức như nhau, giống như nhiều người khác. "Bị cáo cầu xin một sự khoan hồng, khoan dung, tha thứ, độ lượng và yêu thương từ HĐXX để có cơ hội trở về với gia đình, tiếp tục được đóng góp cho sự phát triển của xã hội", ông Văn nói, kết thúc phần tự bào chữa.

Trong khi đó Trương Khánh Hoàng và Trần Thị Mỹ Dung, cựu phó tổng giám đốc SCB, đồng ý với toàn bộ nội dung bào chữa của luật sư, xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Hai người này bị xác định là giúp sức tích cực cho bà Lan chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Cả hai bị cáo được VKS ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án 19-20 năm tù về tội Tham ô.

Ngày mai tòa tiếp tục với phần tranh luận.

 

Cựu chủ tịch hội đồng quản trị quỹ tín dụng bị bắt vì lừa đảo

Hoài Thanh/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/cuu-chu-tich-hoi-dong-quan-tri-quy-tin-dung-bi-bat-vi-lua-dao-post1465317.html

Công an tỉnh Trà Vinh bắt giam 2 bị can là cựu chủ tịch hội đồng quản trị và nhân viên quỹ tín dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nhan Thành Trung (42 tuổi) và Tăng Văn Vũ (43 tuổi), cùng ngụ huyện Trà Cú, về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2017, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Quỹ tín dụng Đại An, ông Nhan Thành Trung đã lợi dụng vị trí, nhiệm vụ được giao để theo dõi, nắm thông tin cá nhân, tài sản của khách hàng giao dịch tại quỹ tín dụng.

Khi đó, ông Trung bị mất cân đối về tài chính, nên nhờ Tăng Vinh Quang là cán bộ tín dụng lấy thông tin của một số khách hàng để lập 6 hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản.

Bị can Trung bị cáo buộc giả chữ ký của những người này, ký hồ sơ, tạo lòng tin để lãnh đạo và nhân viên quỹ tín dụng Đại An tin tưởng người vay là có thật, thực hiện phê duyệt, giải ngân nhằm chiếm đoạt tiền giải ngân. Ông Trung được xác định gây thiệt hại cho quỹ tín dụng Đại An hơn 873 triệu đồng.

Còn bị can Tăng Văn Vũ, năm 2015-2017, là cán bộ tín dụng thuộc quỹ tín dụng Đại An. Do bị mất cân đối về tài chính, bị can Vũ đã lợi dụng vị trí, nhiệm vụ được phân công thực hiện hành vi lấy thông tin cá nhân, tài sản của 18 người là khách hàng vay vốn, gửi tiền tại quỹ tín dụng để lập 46 hợp đồng tín dụng.

Theo công an, bị can Vũ đã lập giả hợp đồng thế chấp tài sản, trực tiếp ký giả chữ ký của khách hàng phát sinh trên hồ sơ vay, tạo lòng tin để lãnh đạo và nhân viên quỹ tín dụng Đại An tin tưởng người vay là có thật, thực hiện phê duyệt, giải ngân nhằm chiếm đoạt tiền được giải ngân, gây thiệt hại hơn 9,5 tỷ đồng.

 

Chuyện lạ: Chung cư có 500 hộ dân vào ở vẫn chưa được chấp thuận đầu tư
Quốc Huy

https://vietnamnet.vn/chuyen-la-chung-cu-co-500-ho-dan-vao-o-da-5-nam-van-chua-duoc-chap-thuan-dau-tu-2262055.html

Toà nhà chung cư tại 72 Lê Lợi, TP Vinh được xây dựng xong, cho phép người dân vào sinh sống đã hơn 5 năm dù chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư.

XEM CLIP: Ông Lê Văn Minh - Giám đốc Chi nhánh Nghệ An (Tập đoàn Bảo Sơn) thông tin về dự án

Suốt nhiều năm qua, gần 500 hộ dân ở chung cư Bảo Sơn Green Pearl được chủ đầu tư dự án bàn giao nhà, đã giao dịch mua bán, bất chấp việc toà nhà này vẫn chưa có kết quả nghiệm thu công trình do chưa được chấp thuận đầu tư. Cũng vì thế mà dù người dân đã vào sinh sống ở đây được 4-5 năm nhưng vẫn không thể được cấp "sổ hồng".

Làm xong dụ án toà nhà 31 tầng mới... xin chủ trương đầu tư

Theo hồ sơ mà PV.VietNamNet có được, ngày 19/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn đã trình Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An xin phép đầu tư khu dịch vụ thương mại và chung cư ở địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, TP Vinh (Dự án Chung cư Bảo Sơn).

Chưa đầy một tuần sau, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất của nhà đầu tư, xem xét cho thực hiện dự án.  

Ngày 30/11/2015, Tập đoàn Bảo Sơn ký hợp đồng mua bán tài sản trên đất và quyền thuê đất tại vị trí 72 Lê Lợi, TP Vinh của Công ty muối Nghệ An để chuẩn bị thực hiện dự án.

Đầu năm 2016, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận việc mua bán diện tích 4.342,2m2 đất, tại 72 đường Lê Lợi để thực hiện dự án nói trên của Tập đoàn Bảo Sơn.

Đến ngày 19/4/2016, UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định thu hồi diện tích đất này, giao cho Tập đoàn Bảo Sơn. 

Bốn tháng sau, trên cơ sở phê duyệt thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An đã cấp giấy phép xây dựng cho dự án toà nhà 72 Lê Lợi.

Tiếp đến, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho dự án đầu tư này.

Tháng 9/2017, Sở TN&MT đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho Tập đoàn Bảo Sơn.

Năm 2018, sau khi hoàn thiện dự án 31 tầng, chủ đầu tư đề nghị Cục Giám định chất lượng công trình (Bộ Xây dưng) tiến hành nghiệm thu công trình thì phát hiện, hồ sơ pháp lý dự án thiếu “Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư” của tỉnh Nghệ An.

Đáng nói là, lúc này, chủ đầu tư cũng đã cho cư dân vào sinh sống trong các căn hộ đã đặt mua từ trước đó. 

Từ thời điểm này, Tập đoàn Bảo Sơn liên tục gửi các văn bản tới các cơ quan, ban ngành đề nghị hoàn thiện thủ tục cấp quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án.

Tuy nhiên, sự việc liên tục kéo dài qua các năm (từ 2018 đến 2024), Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An đều khẳng định: “Dự án 72 Lê Lợi đã được triển khai xây dựng trên thực địa, do đó không có căn cứ, cơ sở tham mưu giải quyết”.

Gần 500 hộ dân không thể được cấp 'sổ hồng'

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Minh - Giám đốc Chi nhánh Nghệ An của Tập đoàn Bảo Sơn, cho biết, toà nhà chung cư 31 tầng, ở 72 Lê Lợi, có 535 căn hộ, trong đó có gần 500 hộ dân đã mua nhà vào sinh sống nhưng đến nay chưa thể cấp giấy chứng nhận (sổ hồng).

“Nhà đầu tư đề nghị các cơ quan ban ngành ở Nghệ An cùng phối hợp, giải quyết để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho 535 căn hộ, để người dân được đăng ký hộ khẩu; hưởng các giá điện, nước theo quy định; để các con em họ đi học được hưởng chính sách của địa phương; vay vốn ngân hàng... Đây là vấn đề cấp bách mà nhà đầu tư mong mỏi” - ông Minh chia sẻ.

Cũng theo ông Minh, Tập đoàn Bảo Sơn cùng đại diện nhiều hộ dân đã gửi công văn, giấy tờ kiến nghị UBND, HĐND tỉnh Nghệ An sớm giải quyết các kiến nghị trên.

Gần đây nhất, ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn đã ký tiếp văn bản, gửi UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An với nội dung: Trên thực tế, công trình hoàn thành công tác xây dựng đã lâu, khách hàng mua nhà bức thiết về nhu cầu nhà ở nên đã chuyển vào sinh hoạt tại khu chung cư. Do đó, chủ đầu tư đã 2 lần mời Cục Giám định nhà nước về công trình xây dựng vào nghiệm thu nhưng vẫn chưa thể nghiệm thu công trình.

“Việc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu đưa vào sử dụng, khiến chủ đầu tư không thể xin cấp sổ hồng. Nhân dân trong chung cư bức xúc, đã căng băng rôn, thông tin phản đối chủ đầu tư. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cùng vào cuộc tìm biện pháp tháo gỡ”, văn bản kiến nghị.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An cho biết, liên quan dự án đầu tư xây dựng chung cư Bảo Sơn 31 tầng, ở 72 đường Lê Lợi (TP Vinh), UBND tỉnh Nghệ An đã giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng; Sở TN&MT để thanh tra toàn bộ vụ việc, sớm đưa ra kết luận.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment