Monday, March 11, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 11 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Quân đội Mỹ đưa nhân viên đại sứ quán rời Haiti, tăng cường an ninh

Ai Cập liên lạc với Hamas và Israel để mưu tìm thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Một người bị bắt sau khi ôtô đâm vào cổng Cung điện Buckingham

Lũ lụt, lở đất ở Indonesia làm 19 người thiệt mạng, 7 người mất tích

Canada khởi xướng điều tra phá giá thép sợi nhập khẩu từ Việt Nam

 Thủ tướng Hungary Orban tuyên bố ủng hộ ông Trump trở lại Nhà Trắng

Lũ lụt, lở đất ở Indonesia làm 19 người thiệt mạng, 7 người mất tích

Trung Quốc ‘đẩy mạnh chiến tranh vùng xám để làm kiệt sức Đài Loan’

 Hoa Kỳ và Jordan thả thêm viện trợ xuống cho người dân ở Gaza

 

RFA

Kêu gọi chính phủ trả tự do cho nữ tù nhân lương tâm nhân ngày 08/3

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng?

Hoãn xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Phương Hằng trong ngày 11/3

Bình Thuận: cháy hơn 200 xe mô tô tang vật tại Công an Tánh Linh

Cảnh sát Nhật bắt bốn người Việt ăn cắp tại nhiều cửa hàng Uniqlo

Công bố đường cơ sở thẳng bên trong Vịnh Bắc Bộ: Trung Quốc để ngỏ khả năng đàm phán lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ?

Luật sư Võ An Đôn và chuyện bị đàn áp vì bảo vệ người yếu thế ở VN

Dùng mạng xã hội tuyên truyền luật: phát kiến hay lạc hậu?

Công an TPHCM bắt thêm 63 người tại 10 trung tâm đăng kiểm

Việt Nam bày tỏ quan ngại về những căng thẳng mới tại Biển Đông

Cựu GĐ BV Thủ Đức và thuộc cấp bị truy tố thêm tội do dính líu kit test COVID-19 Việt Á

Thêm bốn người bị đề nghị truy tố tại TT Đăng kiểm 60-04D ở Đồng Nai

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay dự kiến giảm xuống mức 6,5-7 triệu tấn

Tại sao ‘con lạc đà Vạn Thịnh Phát chui qua được lỗ kim’ như thế?

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và chủ tịch UBND bị bắt

Bí thư và Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt vì “nhận hối lộ”

Ban cán sự đảng bộ LĐ-TB&XH phải chịu kỷ luật do liên quan AIC

Quảng Ninh: tỉnh cửa ngõ với Trung Quốc được tăng cường thêm 1.000 công an

Giới đầu tư nước ngoài cảnh báo ngưng bỏ thêm tiền nếu Việt Nam không có chính sách hỗ trợ về thuế

 

BBC

Biển Đông: Trung Quốc vẽ đường cơ sở mới ảnh hưởng gì tới chủ quyền Việt Nam?

Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan 'phản cung' về việc nắm giữ cổ phần ở Ngân hàng SCB

Chỉ thị mật của Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn

109 người Việt Nam bị bắt ở Campuchia do tham gia cờ bạc trái phép

Oppenheimer 'càn quét' Oscar lần 96

Starlink và Việt Nam: Đàm phán sụp đổ bất lợi cho an ninh, quốc phòng?

Lưu Kiến Siêu: Ứng viên sáng giá cho ghế ngoại trưởng Trung Quốc là ai?

Trung Quốc bị cáo buộc giết chết ngôn ngữ Tây Tạng bằng trường nội trú

Những con tàu robot khổng lồ điều khiển từ xa đang ra khơi

Thông điệp Liên bang Mỹ 2024: chọc giận Nga, gây lo lắng cho Trung Quốc

Nga đã nghe lén cuộc họp trực tuyến của tướng Không quân Đức như thế nào?

Việt Nam áp thuế mới, doanh nghiệp nước ngoài dọa ngưng đầu tư

 

RFI

Chiến tranh Ukraina: Đức chỉ trích Vatican kêu gọi Kiev ‘‘giương cờ trắng’’

Tây Ban Nha và Liên Âu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố Madrid cách đây 20 năm

Giải thưởng điện ảnh Oscar : « Oppenheimer » được vinh danh với bảy tượng vàng

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Hợp tác an ninh hàng hải giữa Úc với Việt Nam sẽ “không phô trương” như với Philippines

Bầu cử tổng thống Nga : Nhà nước đặt hàng các phim tuyên truyền cho Putin

Mỹ và Đức rút đại diện ngoại giao khỏi Haiti

Ấn Độ : Khủng hoảng nước chưa từng có ở Bangalore

Tàu chở hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của Mỹ và châu Âu trực chỉ Gaza

Họp Lưỡng Hội, Trung Quốc hạn chế các hoạt động truy cập Internet

Mỹ cho phép phi cơ quân sự Osprey hoạt động trở lại : Công luận Nhật bị chia rẽ

Israel : Biểu tình lớn chống thủ tướng Netanyahu và đòi giải thoát con tin ở Gaza

Ngoại trưởng Anh phản đối khả năng phương Tây đưa quân sang Ukraina

Thụy Điển gia nhập NATO : Ba lý do khiến Vladimir Putin đau đầu

Iran phản đối Meta đóng tài khoản Facebook và Instagram của giáo chủ Khamenei

Bầu cử Mỹ : Donald Trump và Joe Biden đả kích nhau tại bang Georgia

Vòng loại World Cup 2026 : Tuyển Việt Nam, nan giải bài toán lực lượng trước trận tái đấu Indonesia

70 nước cam kết điều chỉnh cách xây dựng để chống biến đổi khí hậu

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Hai, ngày 11/03/2024

1/ HƠN 200 XE GẮN MÁY CHÁY RỤI Ở ĐỒN CÔNG AN HUYỆN TÁNH LINH

Khoảng 200 xe gắn máy bị bắt giữ đã cháy rụi trong kho chứa của công an huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, vào chiều ngày 9/3.

Đại tá Lê Thành Hùng, phó giám đốc công an tỉnh Bình Thuận, cho biết là vào ngày 10/3, ông đã trực tiếp đến hiện trường vụ cháy để khắc phục hậu quả và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Ông Hùng cho hay vụ cháy xảy ra vào khoảng 6 giờ chiều ngày 9/3 tại kho chứa xe gắn máy, nằm trong khuôn viên đồn công an huyện Tánh Linh. Mặc dù lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng chữa cháy, nhưng bãi xe có quá nhiều xe gắn máy đã bốc cháy dữ dội, với khói bốc cao cả chục thước.

Sau 45 phút ngọn lửa đã được khống chế, nhưng khoảng hơn 200 xe đã bị thiêu rụi.

2/ CẢNH SÁT NHẬT BẮT GIỮ 4 NGƯỜI VIỆT TRỘM CẮP QUY MÔ LỚN

Một nhóm 4 người Việt bao gồm cả nam lẫn nữ, vừa bị cảnh sát Nhật bắt giữ với cáo buộc ăn cắp quần áo tại nhiều cửa tiệm Uniqlo ở Nhật.

Nhóm 4 người bị bắt gồm 2 người đàn ông và 2 phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40, bị nghi ngờ liên quan đến 67 vụ trộm cắp ở Tokyo và 7 khu vực khác. Tổng thiệt hại do nhóm người này gây ra ước tính khoảng 20 triệu Yen, tương đương với 135,000 Mỹ kim.

Trong lời khai với cảnh sát, những người này cho biết họ đến Nhật để thoát nghèo vì nợ nần ở quê nhà. Thông tấn xã Kyodo News loan tin trên vào ngày 7/2, được báo chí lề đảng Việt Nam dịch lại và đăng 2 ngày sau đó.

Một người trong nhóm nói trong phiên điều trần đầu tiên tại toà án quận Fukuoka là họ bị một kẻ cầm đầu đường dây dụ dỗ, hứa cho mức thù lao lớn nếu họ đồng ý đến Nhật để ăn cắp ở các cửa tiệm.  Kẻ cầm đầu đường dây này không nêu rõ danh tính, đã dạy cho họ các kỹ thuật ăn cắp khi còn ở Việt Nam đồng thời sắp xếp để họ đi du lịch đến Nhật.  Người này cũng cho biết thêm là cuộc sống ở quê nhà rất khó khăn, cô chỉ kiếm được hơn 8 triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề bán trái cây. Với số tiền trên, cô thậm chí không thể đóng nổi học phí cho con mình.

Theo thống kê vào năm 2019, người Việt Nam chiếm thứ 3 về số người nước ngoài sống tại Nhật, chỉ sau Trung Cộng và Nam Hàn. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt tại Nhật nổi tiếng vì có tỷ lệ tội phạm cao nhất so các nước khác.

Thống kê của cảnh sát Nhật ghi nhận có hơn 5,000 vụ người Việt trộm cắp trong năm 2017 và hơn 3,000 vụ trong năm 2016, hiện chiếm hơn 30% tổng số tội phạm của người nước ngoài tại Nhật.  Trong năm 2018, số người Việt sinh sống ở Nhật đã tăng hơn 26% so với một năm trước, lên gần 331,000 người, chiếm 8% người nước ngoài đang sống tại đây.

3/ TRUNG CỘNG HẠN CHẾ MẠNG INTERNET KHI HỌP QUỐC HỘI

Trong tuần qua là thời gian diễn ra kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh, Trung Cộng đã tăng cường kiểm soát mạng Internet và đặc biệt là giám sát việc truy cập vào các trang của nước ngoài, với một số công cụ vượt tường lửa không hoạt động.

Cần biết, Trung Cộng vốn thường xuyên giám sát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và mạng internet. Nhiều trang mạng như Google, Youtube và các ứng dụng của nước ngoài như X, Instagram và Facebook không thể truy cập được, nếu không có các công cụ vượt tường lửa.

Các biện pháp kiểm soát này càng được siết chặt vào những ngày diễn ra các vấn đề nhạy cảm. Kỳ họp thường niên của quốc hội trong tuần qua tại Bắc Kinh là một dịp như vậy.

Astrill, một nhà cung cấp dịch vụ vượt tường lửa được nhiều người nước ngoài ở Trung Cộng sử dụng, vào sáng hôm qua 10/3 cho biết là bạo quyền Trung Cộng đã tăng cường kiểm duyệt internet và một số công cụ vượt tường lửa, khiến công cụ lách kiểm duyệt của Astrill đã không thể hoạt động.

Trên thực tế, nhân viên của một số cơ quan truyền thông nhà nước và các nhà ngoại giao Trung Cộng vẫn thường sử dụng công cụ nói trên để đăng tải thông tin, đặc biệt là trên mạng xã hội X, vốn bị chận ở Trung Cộng.

Kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh đã khai mạc vào hôm 4/3. Bạo quyền Trung Cộng không muốn để xảy ra bất kỳ biến cố nào gây ảnh hưởng đến sự kiện chính trị quan trọng này. Công an được tăng cường điều động tuần tra đường phố thủ đô, với nhiều hoạt động kiểm tra hơn thường lệ.

4/ HOA KỲ VÀ JORDAN THẢ HÀNG VIỆN TRỢ THÊM XUỐNG DẢI GAZA

Quân đội Hoa Kỳ cho biết là họ và Jordan đã thực hiện một đợt thả hàng viện trợ nhân đạo mới cho người Palestine ở Gaza vào hôm qua 10/3, với hơn 11,000 thức ăn.

Cần nhắc lại, cuộc tấn công của Do Thái vào dải Gaza đã khiến cho hơn 2 triệu người Palestine ở khu vực này phải di tản, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, nước uống và thuốc men nghiêm trọng.

Bộ tư lệnh quân khu Trung Đông của Hoa Kỳ cho biết đợt thả dù mới nhất được tiến hành ở phía bắc Gaza, bao gồm gạo, bột mì, mì ống và thực phẩm đóng hộp. Theo loan báo của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ đã thả khoảng 135,000 bữa ăn trong tháng này.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ xây dựng một hệ thống cảng tạm thời, để đưa viện trợ vào Gaza bằng đường biển. Ngũ Giác Đài cho biết là có thể mất tới 60 ngày để thiết lập và vận hành cảng tạm này.

Các nhóm viện trợ cho rằng mốc thời gian như vậy là quá dài do nguy cơ nạn đói sắp xảy ra.

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Ông Chính ơi, người Việt sa sơ ở New Zealand đang cần ông

VNTB – Việt Nam thắt chặt kiểm soát những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội

VNTB – CPJ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình

VNTB – Cà phê tăng giá gấp đôi: vừa mừng vừa lo

VNTB – Nói chuyện “bố đời” với xứ văn minh

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 11/03/2024

Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

 

Báo Tiếng Dân

Kiếp trước, kiếp sau09/03/2024

 

Thuy My

 

Nguyễn Mỹ Khanh - Điều gì tạo ra vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông”?

Bông Lau - Phòng thủ từ xa

Lê Thanh Phong - Tay vợt Thùy Linh “đơn đao phó hội”

Trung Dũng - Lỡ dại trà thiền

Hoàng Linh - Đạo đức giả, hưởng thụ thật

Đỗ Duy Ngọc - Một chuyện ở Xóm Cụt

Hà Phan - Kinh doanh nỗi sợ hãi

Nguyễn Tấn Thành - Điệp ơi anh ở đâu ?

Lê Thanh Phong - Bắt!

Lê Phương - Chi bằng học!

Lê Quý Hiền - "Cô biết tôi là ai không?"

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Khiêu vũ với Trung Quốc: Việt Nam đang phát triển “Ngoại giao tre” ở châu Á 11/03/2024

Thế giới chuẩn bị đón một cú sốc Trung Quốc mới 11/03/2024

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng? 11/03/2024

Số liệu thống kê cần chính xác, đúng thực chất 10/03/2024

Tính đại diện và tính chuyên môn của bộ máy hành chính Việt Nam 10/03/2024

Thi hành luật như thế nào đây? 09/03/2024

Luật sư Võ An Đôn và chuyện bị đàn áp vì bảo vệ người yếu thế ở VN 09/03/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Trương Mỹ Lan mong tòa giảm nhẹ hình phạt cho Nguyễn Cao Trí

Dương Quỳnh Trang

https://lifestyle.zingnews.vn/truong-my-lan-mong-toa-giam-nhe-hinh-phat-cho-nguyen-cao-tri-post1464340.html

Thứ hai, 11/3/2024 12:29 (GMT+7)

Tại tòa, Trương Mỹ Lan nói việc xảy ra giữa bị cáo và Nguyễn Cao Trí thực sự là tai nạn và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang.

Sáng 11/3, HĐXX dành phần lớn thời gian để xét hỏi 2 bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella).

Bị VKSND Tối cao cáo buộc về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan, là người cuối cùng trả lời thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Cao Trí thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố.

Bị cáo Trí khai biết Trương Mỹ Lan vào cuối năm 2017. Liên quan cáo buộc Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt của Trương Mỹ Lan 1.000 tỷ đồng. Theo bị cáo Trí, bà Lan chuyển tiền nhiều đợt cho bị cáo, bị cáo nhớ khoảng 817 tỷ đồng. Đến tháng 2/2021, cả hai ngồi lại đối chiếu, tính thêm một số chi phí, thì thống nhất số tiền 1.000 tỷ đồng.

"Khi có thông tin cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị khởi tố, bị cáo rất bối rối. Bị cáo và Trương Mỹ Lan có các hợp đồng ký trước đó, nên sợ xảy ra sự cố, rủi ro tăng gấp đôi", ông Trí trình bày.

Theo Nguyễn Cao Trí, lúc đó, bị cáo ký 4 hợp đồng với bà Lan, trong đó có 3 hợp đồng đầu tư. Sau sự cố, bị cáo có phần đắn đo về quyền lợi của Trương Mỹ Lan với hệ thống của bị cáo. Trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng thời điểm đó, bị cáo tách bạch khỏi hệ thống của Lan, vì sợ ảnh hưởng đến hệ thống của mình, nên bị cáo đã thanh lý các hợp đồng.

Theo bị cáo Trí, khi giao dịch với mình, thì Trương Mỹ Lan để người khác đứng tên. Việc thanh lý hợp đồng là chủ quan và không làm thay đổi bản chất việc bị cáo đã nhận tiền của bị cáo Lan. Sau khi nghĩ lại, biết hành vi không đúng pháp luật, nên trước khi bị khởi tố, bị cáo đã nhiều lần đề nghị muốn trả lại tiền cho Trương Mỹ Lan.

Tại tòa hôm nay, ông Nguyễn Cao Trí cũng gửi lời cảm ơn đến Trương Mỹ Lan khi đã có đề nghị HĐXX giảm nhẹ cho bị cáo.

"Mong chị yên tâm, toàn bộ số tiền sẽ được khắc phục", bị cáo Nguyễn Cao Trí nói thêm và cho biết tất cả tài khoản của bị cáo đang bị phong tỏa và các bất động sản đang đứng tên vợ chồng bị cáo đủ để khắc phục phần hậu quả còn lại. Một số doanh nghiệp đang nợ bị cáo trên 1.500 tỷ đồng, mong cơ quan điều tra và HĐXX hỗ trợ thu hồi lại số tài sản trên để khắc phục nhanh chóng.

Trước đó, được gọi lên thẩm vấn, bị cáo Trương Mỹ Lan - bị hại trong hành vi của ông Nguyễn Cao Trí - cho rằng những điều bị cáo Nguyễn Cao Trí khai là đúng.

Theo cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, quan hệ giữa bị cáo và Nguyễn Cao Trí là chị em, bạn bè. "Việc giữa tôi và Trí xảy ra thực sự là tai nạn, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Trí", Trương Mỹ Lan nói.

Cáo trạng xác định năm 2017-2020, Trương Mỹ Lan thỏa thuận mua cổ phần một số dự án của bị cáo Trí tại Công ty CP Cao su Công nghiệp, Công ty CP đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh và thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Lúc này, Trương Mỹ Lan nhiều lần chuyển tiền cho Nguyễn Cao Trí để thanh toán việc thực hiện các thỏa thuận trên.

Tháng 12/2017, bị cáo Trí thỏa thuận chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp cho Trương Mỹ Lan với giá 45 triệu USD. Trong đó, Trí sở hữu hơn 5,4 triệu cổ phần, tương ứng hơn 31% vốn điều lệ.

Sau đó, cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã chuyển cho Trí hơn 21,25 triệu USD (hơn 476 tỷ đồng). Cả hai bên thống nhất chuyển số tiền đã thanh toán thành mua 10% vốn điều lệ Công ty đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.

Do nhận nhiều khoản tiền từ Trương Mỹ Lan nhưng không có giấy tờ biên nhận, tháng 1/2021, bị cáo Nguyễn Cao Trí gặp Trương Mỹ Lan và thống nhất chốt các khoản tiền bà này đã chuyển cho ông là 1.000 tỷ đồng...

Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam, Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang, đồng thời thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư hơn 31% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp rồi đưa cho các cá nhân đứng tên hộ ký, hoàn thiện thủ tục thanh lý.

Cũng theo cáo trạng, Nguyễn Cao Trí đã tự ý lập các bản thanh lý hợp đồng với Hồ Quốc Minh (người đứng tên sở hữu cổ phần giúp Trương Mỹ Lan) trị giá 1.000 tỷ đồng mà không được sự đồng ý của cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.

Quá trình điều tra, bị cáo Trí phủ nhận đã nhận tiền của Trương Mỹ Lan, cho rằng mình bị vu khống, bôi nhọ danh dự. Tuy nhiên, cáo trạng cho rằng có đủ cơ sở xác định Nguyễn Cao Trí đã chiếm đoạt của Trương Mỹ Lan số tiền 1.000 tỷ đồng.

Nhà chức trách đã thu giữ 93 tỷ đồng tiền mặt, kê biên 7 bất động sản của Nguyễn Cao Trí. Ngoài ra, phía gia đình bị cáo Trí đã nộp khắc phục hơn 640 tỷ đồng.

 

Tòa xét hỏi Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí

Duy Quang - Hoàng Thuận/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/toa-xet-hoi-truong-my-lan-va-nguyen-cao-tri-post1464248.html

Thứ hai, 11/3/2024 05:00 (GMT+7)

Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng lúc 3 tội danh "Tham ô tài sản",

"Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động

của các tổ chức tín dụng".

Trong khi đó, Nguyễn Cao Trí bị truy tố về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

3 tội danh

Ngày 11/3, dự kiến phiên tòa sơ thẩm xét xử Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Nguyễn Cao Trí - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella.

Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng lúc 3 tội danh “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan là người điều hành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì hoạt động, bị cáo Lan tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng trở thành công cụ tài chính của mình.

Bằng cách thu gom cổ phần rồi nhờ người khác đứng tên hộ, Trương Mỹ Lan sở hữu hơn 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB. Sau đó, bị cáo Lan tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bản thân, đồng thời mua chuộc, tác động những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ...

Cáo trạng xác định từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập số lượng lớn hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn. Trong đó, Trương Mỹ Lan chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau, đến ngày 17/10/2022 còn dư nợ 132.247 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi. Hành vi trên đã gây hậu quả, khiến SCB bị thiệt hại số tiền hơn 64.621 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ ngày 9/2/2018 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Lan còn chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn để từ đó tham ô, chiếm đoạt của SCB số tiền hơn 304.096 tỷ đồng.

Để che giấu thực trạng tài chính yếu kém, các sai phạm có thể bị phát hiện qua thanh tra cũng như để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và được tiếp tục tái cơ cấu, Trương Mỹ Lan đã gặp, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng II Ngân hàng Nhà nước là trưởng đoàn thanh tra hoạt động ngân hàng này. Cùng với đó, bị cáo Lan chỉ đạo cấp dưới tiếp xúc, đặt vấn đề đưa tiền, quà bồi dưỡng cho các thành viên đoàn thanh tra.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định từ tháng 4/2016 đến ngày 1/10/2018, Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Hưng đã nhiều lần nhận quà (tiền) từ lãnh đạo SCB tổng cộng là 390.000 USD. Bà Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ của SCB 5,2 triệu USD. Các thành viên đoàn thanh tra nhận tiền của SCB 1.000-21.000 USD cùng nhiều lợi ích vật chất khác.

Sau khi nhận tiền, trong báo cáo về kết quả thanh tra tại SCB, 2 bị cáo Nguyễn Văn Hưng, Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo các thành viên của đoàn chỉ nêu chung chung, không ghi số liệu trung thực, không đưa thực trạng tài chính yếu kém của SCB...

Chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng

Trong khi đó, Nguyễn Cao Trí bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Theo cáo trạng, Nguyễn Cao Trí đã nhiều lần nhận tổng cộng là 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan cho 3 mục đích, gồm: chuyển nhượng 31,22% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp do bị cáo Trí đứng tên sở hữu, chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty CP Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh).

Sau khi Trương Mỹ Lan bị khởi tố, bắt tạm giam, Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo các văn bản điều chỉnh giá và thanh lý hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang và thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư hơn 31% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp… Sau đó, bị cáo Trí đưa cho các cá nhân đứng tên hộ ký hợp thức, hoàn thiện thủ tục thanh lý.

Cáo trạng xác định việc Nguyễn Cao Trí tự ý lập các bản thanh lý hợp đồng với Hồ Quốc Minh là người đứng tên sở hữu cổ phần giúp cho Trương Mỹ Lan trị giá 1.000 tỷ đồng không được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trương Mỹ Lan đã có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của Nguyễn Cao Trí về việc chiếm đoạt tài sản của Lan và thu hồi số tiền 1.000 tỷ đồng để giải quyết theo quy định pháp luật. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra từ cuối tháng 12/2022-1/2023, bị cáo Trí không thừa nhận đã nhận tiền của Trương Mỹ Lan, mà cho rằng mình bị vu khống, bôi nhọ danh dự.

Tuy nhiên, cáo trạng khẳng định đủ cơ sở xác định Trí đã chiếm đoạt của bị cáo Lan 1.000 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, công an đã thu giữ tiền mặt hơn 93 tỷ đồng khi khám xét người, nơi làm việc của Nguyễn Cao Trí.

Đến nay, gia đình bị cáo Trí đã nộp khắc phục hơn 640 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã kê biên 7 bất động sản.

 

Cựu phó tổng giám đốc SCB tự trách sau khi bà Trương Mỹ Lan phủ nhận vai trò

Nhóm PV

https://tienphong.vn/cuu-pho-tong-giam-doc-scb-tu-trach-sau-khi-ba-truong-my-lan-phu-nhan-vai-tro-post1619238.tpo

11/03/2024 | 18:16

TPO - Nghe bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày với HĐXX rằng, nhân viên SCB tự lập các khoản vay, cựu Phó Tổng giám đốc ngân hàng này nói "cảm thấy thất vọng" và tự trách bản thân đã quá tin tưởng, “trung thành tuyệt đối” khi làm việc với bà Lan.

Chiều 11/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm phạm tội “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” của các đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Trình bày trước HĐXX và Viện Kiểm sát, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) cho biết, bản thân không tham gia vào công việc tìm người vay và thành lập các công ty.

Về các khoản giải ngân, bà Dung cho biết, khi bà Trương Mỹ Lan cần tiền thì sẽ nói với Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) và Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) để cung cấp hồ sơ.

Bị cáo Dung cũng trình bày rằng, bản thân bà và các thành viên SCB đều rất tin tưởng khi làm việc với bà Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, bị cáo Dung bày tỏ sự thất vọng khi nghe bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày với HĐXX vào buổi sáng, rằng cán bộ nhân viên SCB tự lập các khoản vay, mượn tài sản của bà Lan.

Bị cáo Dung cũng tự trách bản thân đã quá tin tưởng, “trung thành tuyệt đối” khi làm việc với bà Trương Mỹ Lan. Bị cáo này nói sẵn sàng chịu trách nhiệm về sai phạm của bản thân.

Khi được hỏi về việc nâng khống tài sản để giải ngân số tiền lớn, bà Dung giải bày đây là công việc “kế thừa” từ lãnh đạo cấp trên để lại.

Đối với một số tài sản không đáp ứng được sau khi định giá, bị cáo Dung khai rằng, bà Trương Mỹ Lan yêu cầu tăng thêm và tiền chi trả cho các đơn vị thẩm định giá được lấy từ nguồn giải ngân của SCB.

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Phương Anh xác nhận, phần trình bày của bị cáo Dung về tiền chi trả cho các công ty thẩm định giá được lấy từ nguồn giải ngân của SCB là đúng. me_off

sử dụng vào việc trả lương cho các cá nhân đứng tên công ty không có thật từ 8 - 10 triệu đồng. Công ty Sài Gòn Peninsula được cấp 100 tỷ đồng để duy trì hoạt động và trả lương nhân viên.

Được mời lên bục xét hỏi, bị cáo Tạ Chiêu Trung (cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB) cho biết, công việc theo dõi cổ đông do bà Trương Mỹ Lan giao và quản lý bằng cách cập nhật biến động chuyển nhượng, thay đổi tên…

Theo bị cáo Trung, nguồn tiền để SCB hoạt động được huy động từ người dân. Khi sự việc vỡ lỡ, các cổ đông phải có trách nhiệm trả cho người dân, trong đó có bà Trương Mỹ Lan.

 

Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Hoà Bình ‘lĩnh’ 4 năm tù về tội ‘Nhận hối lộ’

Minh Đức

https://tienphong.vn/giam-doc-trung-tam-dang-kiem-o-hoa-binh-linh-4-nam-tu-ve-toi-nhan-hoi-lo-post1619295.tpo

11/03/2024 | 19:17

TPO - Ngày 11/3, TAND tỉnh Hoà Bình xét xử và tuyên án sơ thẩm đối với nhóm bị cáo liên quan đến việc nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT tỉnh Hoà Bình. Trong số các bị cáo, Trịnh Thành Công, nguyên Giám đốc Trung tâm bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Nhận hối lộ".

Theo cáo trạng, từ tháng 3 - 9/2022, nhóm bị cáo đã lợi dụng chức vụ để nhận tổng cộng 107,1 triệu đồng từ lái xe đến đăng kiểm, nhằm bỏ qua các lỗi về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.

Trong vụ án, ông Trịnh Thành Công được xác định là bị cáo chủ chốt, phải chịu hình phạt cao nhất với mức 4 năm tù. Theo HĐXX, bị cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và thực hiện ý kiến của các Đăng kiểm viên về việc nhận tiền hối lộ từ lái xe. Hành vi của Trịnh Thành Công đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện cơ giới.

Các bị cáo khác, bao gồm Trần Thu Hường, Bùi Trung Linh, Kim Ngọc Hiếu và các Đăng kiểm viên khác đã bị tuyên phạt với các mức án tù khác nhau tùy thuộc vào vai trò trong vụ án.

 

Cựu lãnh đạo SCB khai bà Trương Mỹ Lan có sức ảnh hưởng lớn, là người quyết định

Nhóm PV

https://tienphong.vn/cuu-lanh-dao-scb-khai-ba-truong-my-lan-co-suc-anh-huong-lon-la-nguoi-quyet-dinh-post1619184.tpo

1/03/2024 | 15:21

TPO - Nhóm bị cáo là các cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB khẳng định, bị cáo Trương Mỹ Lan có vai trò, sức ảnh hưởng lớn với ngân hàng này và có thể quyết định những chức vụ lãnh đạo cấp cao.

Chiều nay (11/3), TAND TPHCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát.

Tại phiên tòa sáng nay, đại diện Viện Kiểm sát đã xét hỏi 3 bị cáo đầu tiên là cán bộ SCB, gồm: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) và Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB).

Trả lời Viện Kiểm sát (VKS) về những lần rút tiền ra khỏi SCB, bị cáo Trương Khánh Hoàng khai rằng, khoảng tháng 9/2019, bị cáo này vào làm việc tại SCB và được bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) dẫn vào cuộc họp với các lãnh đạo SCB.

Tại cuộc họp này, bà Lan có những chỉ đạo liên quan đến tín dụng và giải ngân. Bà Lan cũng là người quyết định cho bị cáo Hoàng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc rồi quyền Tổng giám đốc SCB.

“Trên cương vị quyền Tổng giám đốc SCB, bị cáo phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích thanh toán mua cổ phần của các công ty nước ngoài; chuyển tiền đặt cọc để mua tài sản ở nước ngoài cho bà Trương Mỹ Lan và thanh toán các khoản tiền trong thẻ tín dụng khi bà Lan đi nước ngoài”- bị cáo Hoàng khai nhận.

Trong khi đó, trả lời đại diện VKS, bị cáo Bùi Anh Dũng xác nhận, bà Lan là người quyết định nhân sự cấp cao của SCB.

“Trên sổ sách thì chỉ thể hiện bà Trương Mỹ Lan chiếm khoảng 4,9% cổ phần nhưng bị cáo nghĩ rằng bà Lan nắm số lượng lớn hơn nhiều”- ông Dũng nói.

Trả lời câu hỏi từ đại diện VKS, rằng ở SCB ai là người quyết định nhân sự, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn cho biết khi ông vào làm việc cho SCB thì không biết bà Trương Mỹ Lan. Sau đó, ông Văn được bà Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT SCB, người đang bỏ trốn, bị truy nã và bị xét xử vắng mặt) trực tiếp phỏng vấn và giới thiệu đến gặp bà Trương Mỹ Lan.

Bị cáo Văn xác nhận, để được làm Tổng giám đốc SCB phải có ý kiến của bà Trương Mỹ Lan.

Trước đó, tại phần xét hỏi của HĐXX vào sáng cùng ngày, bị cáo Trương Mỹ Lan đã phủ nhận việc bản thân đang nắm giữ phần lớn cổ phần và chi phối hoạt động của SCB.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng phủ nhận đã chỉ đạo các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn và Đinh Văn Thành gặp, đưa hối lộ số tiền 5,2 triệu USD cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (58 tuổi, quê Thái Bình, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II).

Sáng 11/3, trả lời HĐXX, bị cáo Lan cho biết, vị trí của bà chỉ là giúp giải quyết tài sản chứ không điều hành vì bản thân bà Lan không có nghiệp vụ ngân hàng và HĐQT Vạn Thịnh Phát cũng không có ai tham gia. Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định những người ở SCB không phải thân tín của mình.

 

Đại gia Nguyễn Cao Trí khai động cơ chiếm đoạt 1.000 tỷ của bà Trương Mỹ Lan

Hữu Huy - Tân Châu

https://tienphong.vn/dai-gia-nguyen-cao-tri-khai-dong-co-chiem-doat-1000-ty-cua-ba-truong-my-lan-post1619043.tpo

11/03/2024 | 12:14

TPO - Tại phiên tòa sáng 11/3, bị cáo Nguyễn Cao Trí đã thừa nhận hành vi chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Sáng 11/3, TAND TPHCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các đồng phạm liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh PhátNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Tại phiên xét xử sáng nay, lực lượng cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, quê Lâm Đồng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Văn Lang; Công ty cổ phần Tập đoàn Capella) đến tòa để HĐXX xét hỏi về hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Cao Trí cho biết cáo trạng truy tố về hành vi của ông là đúng.

Bị cáo Trí cho biết, ông quen biết bà Trương Mỹ Lan từ năm 2017. Thông qua quan hệ với bà Lan, ông Trí nhiều lần nhận tổng cộng là 1.000 tỷ đồng của bà Lan cho 3 mục đích, gồm: chuyển nhượng 31,22% vốn điều lệ Công ty CP Cao su Công nghiệp do ông Trí đứng tên sở hữu, chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty CP Sài Gòn Đại Ninh và đầu tư dự án tại huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh).

“Khi có thông tin chị Lan và đồng phạm bị khởi tố, bị cáo rất bối rối. Bị cáo thấy có rủi ro là có thể bị tăng gấp đôi số tiền nhận của chị Lan. Trong giao dịch, chị Lan cho người môi giới đứng tên. Bị cáo thấy rủi ro là chị Lan muốn giấu giao dịch. Bị cáo muốn công bố sự thật và quyết định thanh lý 3 hợp đồng, còn tiền thì bị cáo đã nhận. Điều đó dẫn đến sai lầm của bị cáo”- ông Trí khai nhận.

Cũng theo bị cáo Nguyễn Cao Trí, gia đình ông đã nộp hơn 700 tỷ đồng để khắc phục hậu quả, thêm vào đó là phong tỏa tài sản. Bị cáo Trí bày tỏ nguyện vọng muốn để gia đình tiếp tục khắc phục hết hậu quả bằng tiền mặt.

“Về vai trò những người như Nguyễn Cao Đức và những nhân viên, những thuộc cấp, khi bị cáo nói thì nhân viên làm. Những người này không biết việc bị cáo làm”- ông Trí trình bày.

Đến 10h30 cùng ngày, HĐXX kết thúc phần xét hỏi các bị cáo. Phiên tòa bắt đầu với phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát.

Quá trình điều tra, công an đã thu giữ tiền mặt hơn 93 tỷ đồng khi khám xét người, nơi làm việc của ông Nguyễn Cao Trí. Đến nay, gia đình bị cáo này đã nộp khắc phục hơn 640 tỷ đồng. Ngoài ra, Cơ quan điều tra đã kê biên 7 bất động sản.

 

Tòa công bố lý do hoãn phiên phúc thẩm vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Tân Châu

https://tienphong.vn/toa-cong-bo-ly-do-hoan-phien-phuc-tham-vu-an-ba-nguyen-phuong-hang-post1619209.tpo

11/03/2024 | 15:40

TPO - Các bị cáo và một số người liên quan vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. HĐXX sau khi hội ý đã quyết định hoãn phiên tòa, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bị cáo và người liên quan.

Chiều 11/3, TAND cấp cao tại TPHCM đã mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của một số bị cáo trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương) và các đồng phạm phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên tòa phúc thẩm do thẩm phán Phan Đức Phương làm chủ tọa cùng 2 thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên và Lê Thị Tuyết Trinh.

 Nguyễn Phương Hằng và ông Đặng Anh Quân vắng mặt. Bị cáo Huỳnh Công Tân có đơn xin hoãn phiên tòa. Luật sư Hồ Nguyễn Lễ (Đoàn luật sư TPHCM, bào chữa cho những bị cáo này) có đơn xin hoãn phiên tòa do trùng lịch công tác từ trước.

Bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Huỳnh Uy Dũng là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đã xin vắng mặt.

Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM cho rằng, đây là lần đầu tiên phiên tòa phúc thẩm được mở và vắng rất nhiều người tham gia. Để đảo bảo quyền lợi cho các bị cáo và người liên quan, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa do vắng các bị cáo, luật sư, người bào chữa; để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, người liên quan, HĐXX ấn định mở lại phiên tòa vào 2 ngày 4 và 5/4.

Trước đó, phiên tòa phúc thẩm được mở vì sau bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên ngày 21/9/2023 đã có đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo: Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Ðại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Ðại Nam) và Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, cựu giảng viên trường Đại học Luật TPHCM).

Cùng kháng cáo bản án sơ thẩm còn có 2 người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan gồm bà Đinh Thị Lan (ngụ TPHCM) và bà Đặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo, luật sư).

Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên ngày 21/9/2023 đã phạt các bị cáo Nhi, Hà, Tân mỗi bị cáo 18 tháng tù. Bị cáo Đặng Anh Quân bị phạt 2 năm 6 tháng tù. Bà Nguyễn Phương Hằng bị phạt 3 năm tù.

Cả 5 bị cáo cùng bị tuyên phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo nội dung bản án sơ thẩm, bà Nguyễn Phương Hằng là chủ mưu. Các bị cáo Nhi, Hà, Tân và Quân là đồng phạm. Với sự giúp sức của các đồng phạm, bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức nhiều buổi livestream những nội dung chưa được kiểm chứng và phát ngôn về chuyện bí mật đời tư, cuộc sống riêng của nhiều cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự cá nhân.

 

Nhờ cán bộ thanh tra 'đòi tiền' Trương Mỹ Lan giúp ngân hàng

Nguyễn Huế - Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.zingnews.vn/nho-can-bo-thanh-tra-doi-tien-truong-my-lan-giup-ngan-hang-post1464221.html

Thứ hai, 11/3/2024 19:32 (GMT+7)

Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II Đỗ Thị Nhàn khai được nguyên Tổng giám đốc (TGĐ) SCB nhờ tới gặp Trương Mỹ Lan, đề nghị bà này bán bớt tài sản để trả nợ.

Chiều 11/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với Trương Mỹ Lan và các đồng phạm với phần xét hỏi của đại diện VKS.

Trước câu hỏi của đại diện của VKS về việc nhận thức như thế nào về vai trò của Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) khai lúc đầu bị cáo nghĩ Trương Mỹ Lan là khách hàng lớn của SCB, chỉ đến khi bị bắt, tại CQĐT bị cáo mới biết bị cáo Lan giữ vai trò quan trọng tại ngân hàng này.

Bị cáo Nhàn còn khai thêm, quá trình thanh tra Ngân hàng SCB, bị cáo được Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) nhờ gặp Trương Mỹ Lan để đề nghị bà này bán bớt tài sản trả nợ cho SCB.

Về quá trình thanh tra SCB và trước khi ban hành Kết luận thanh tra, bị cáo đã gặp gỡ, bàn bạc Trương Mỹ Lan bao nhiêu lần, bị cáo Nhàn thừa nhận có gặp 2 lần, nhưng bị cáo không hề trao đổi với Trương Mỹ Lan về việc sẽ không đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt.

Tiếp tục thừa nhận việc nhận 5,2 triệu USD từ 2 lãnh đạo của Ngân hàng SCB như truy tố, nhưng bị cáo Nhàn mong HĐXX xem xét bối cảnh khi thực hiện chức năng nhiệm vụ.

 “Bị cáo nhận tiền của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn là hoàn toàn thụ động. Sau khi nhận tiền, để an toàn cho bản thân và gia đình, bị cáo tạm thời vi phạm pháp luật, nhận tiền rồi để trong góc nhà. Bị cáo liên hệ Văn trả tiền, nhưng Văn không tới lấy. Khi làm việc với cơ quan điều tra bị cáo đã chủ động nộp lại. Bị cáo ăn năn hối cải, mong HĐXX cho bị cáo được hưởng khoan hồng pháp luật".

Trình bày trước tòa, bị cáo Nhàn còn "thắc mắc" việc các bị cáo trong đoàn thanh tra đều nhận tiền như bị cáo, nhưng chỉ có bị cáo bị truy tố tội "Nhận hối lộ".

Trước ý kiến này, chủ tọa Phạm Lương Toản phân tích bị cáo Nhàn nhận tiền từ người của SCB tới 4 lần, với tổng số tiền lên tới 5,2 triệu USD, thì khác so với những bị cáo nhận 100 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ tọa cũng chất vấn tại sao bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn lại nhờ bị cáo đi gặp Trương Mỹ Lan để đòi tiền giúp, vị chủ tọa cho rằng chi tiết này chứng tỏ bị cáo biết rõ vai trò, vị trí của Trương Mỹ Lan tại SCB.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment