Thursday, March 7, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 03 năm 2024 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca mãn hạn tù 

Vanuatu tố cáo tàu Trung Quốc vi phạm luật đánh cá

Mỹ hỗ trợ đo mức phát thải ôtô tại hai thành phố ô nhiễm nhất Việt Nam

Cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, Ấn Độ mở căn cứ hải quân mới gần Maldives

Australia và Việt Nam nâng cấp quan hệ, bắt đầu đàm phán về khoáng sản quan trọng

Hà Nội dự kiến nâng cấp quan hệ với Canberra trong chuyến thăm Úc của Thủ tướng Chính

Ngày Quốc tế Phụ nữ 2024: Nền kinh tế có ‘mặt phụ nữ’

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza bế tắc, căng thẳng Trung Đông leo thang

Tập Cận Bình tự trói tay

 

 

RFA

Công an Hà Nội xác nhận bắt giữ hai nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình

Bị phạt 7,5 triệu vì đăng ảnh chồng với dòng chữ "bọn dốt nát xử người vô tội"

HRW: đợt sóng mới đàn áp những tiếng nói chỉ trích tại Việt Nam

TikToker “Tuấn Phò Mã” bị bắt

Thêm người bị khởi tố từ vụ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines xách ma túy về nước

Bộ Công an xếp hai nhóm hỗ trợ người Thượng vào tổ chức khủng bố

Nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca mãn hạn tù: Muốn có nhân quyền phải đấu tranh!

Kế hoạch hiện đại hoá quân đội của Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”

Chi Cục trưởng Dự trữ Nhà nước tỉnh Tuyên Quang bị bắt do lạm dụng chức vụ để trục lợi

Hơn 23.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hai tháng

Việc di dời KCN lâu đời nhất Việt Nam gây khó khăn cho công nhân và nhà máy

Thủ đô Hà Nội ô nhiễm thuộc nhóm nhất thế giới

Cưỡng chế hơn sáu triệu cổ phiếu CCL của ông “trùm xăng giả” Trịnh Sướng

Hải Dương: cựu Chủ tịch LĐLĐ lĩnh hơn năm năm tù do tham ô tài sản

Cựu Giám đốc CDC Hà Nội nhận 500 triệu đồng từ Việt Á, lĩnh 36 tháng tù treo

Sọc mực, sọc sò

Một thời bao cấp: Nhét đầy hải sản vào… quan tài, chở đi bán “chui”

Đảng soạn thảo văn kiện Đại hội 14, nỗ lực biện minh cho “làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội” (phần hai)

Đảng soạn thảo văn kiện Đại hội 14, nỗ lực biện minh cho “làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội” (phần một)

 

BBC

Trung Quốc tài trợ nâng cấp căn cứ hải quân Campuchia: Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’, Việt Nam ảnh hưởng gì?

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất động sản ở nước ngoài của ông Chu Lập Cơ đã được bán như thế nào?

Việt Nam-Úc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bàn về Biển Đông và hợp tác khoáng sản

‘Trung Quốc đẩy mạnh chiến tranh vùng xám để làm Đài Loan kiệt sức’

Mỹ truy tố cựu kỹ sư Google người Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp bí mật AI

Vạn Thịnh Phát: Số tiền các bị cáo đã 'khắc phục hậu quả' là bao nhiêu?

Chính phủ Việt Nam gọi hai nhóm bất đồng chính kiến hải ngoại là ‘tổ chức khủng bố'

Vụ Vạn Thịnh Phát: Hé lộ hoàn cảnh bà Trương Mỹ Lan và phu quân Chu Lập Cơ bị bắt

Video,Đảng Cộng sản Trung Quốc thích Trump hay Biden thắng cử?Thời lượng, 2,01

Siêu thứ Ba: Donald Trump và Joe Biden thắng áp đảo

‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền LHQ?

Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’

 

RFI

Úc và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

Ngoại trưởng Vương Nghị: Mỹ có « cái nhìn sai lạc » về Trung Quốc

Ukraina: Tên lửa Nga rơi xuống Odessa gần nơi Zelensky tiếp thủ tướng Hy Lạp

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Trí tuệ nhân tạo : Một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp ?

Biển Đông : Philippines không cho Trung Quốc di dời tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây

Pháp và Moldova ký hiệp định hợp tác quốc phòng

Biển Đông: Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ‘‘khiêu khích’’ Tuần duyên Philippines

Gaza : Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi Hamas chấp nhận ngưng bắn

TT Pháp vẫn không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân hỗ trợ Ukraina

HRW: Việt Nam vừa tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, vừa gia tăng đàn áp

Crimée : Thêm một làn sóng bắt giữ người Tatar

Pháp, Đức bất đồng vào lúc gay cấn cho Ukraina

Nga đã tận dụng vụ nghe lén cuộc họp của quân đội Đức thế nào?

Thổ Nhĩ Kỳ và Palestine bàn cách viện trợ nhân đạo cho Gaza không qua Israel

Hoa Kỳ : Trump và Biden đều thắng áp đảo trong ngày "Super Tuesday"

Lực lượng nước ngoài sẽ đến giúp Haïti dẹp loạn

Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris 2024: Sẽ chi có hơn 300 nghìn người tham dự

Tập Cận Bình kiểm soát chặt xã hội, Trung Quốc liệu có đạt mục tiêu tăng trưởng?

 (Reuters) - Việt Nam và Úc sắp ký biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng và mỏ. Ngày 06/03/2024, bộ Công Thương Việt Nam thông báo biên bản sẽ được ký nhân chuyến công du Melbourne của thủ tướng Phạm Minh Chính. Thỏa thuận sẽ tạo thêm điều kiện cho Úc xuất khẩu than và khí hóa lỏng sang Việt Nam. Úc hiện là nhà cung cấp than quan trọng cho Việt Nam, chiếm đến 44% tổng khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam. Có thể trong chuyến công du Úc của thủ tướng Phạm Minh Chính, hai nước sẽ nâng quan hệ lên hàng đối tác chiến lược toàn diện, cấp cao nhất trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

(Yonhap) - Mỹ có thể sẽ "linh hoạt hơn" trong việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Mira Rapp-Hooper, giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á và châu Đại Dương cho biết hôm 04/03/2024 rằng Washington đang tính đến "các bước trung gian" trước khi có thể phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bắc Triều Tiên. Điều này được đặc phái viên hạt nhân cấp cao của Hoa Kỳ, Jung Pak, khẳng định lại vào hôm qua, 05/03, khi nhấn mạnh đến sự cần thiết của "các bước" này. Các bước trung gian được quan chức Mỹ đề cập đã làm dấy lên những suy đoán rằng Washington có thể sẽ linh hoạt hơn trong chính sách đối với Bắc Triều Tiên, cho đến nay vẫn từ chối thảo luận về phi hạt nhân hóa. 

(AFP) - Các nền tảng mạng xã hội của Meta "bị sập". Các mạng xã hội của tập đoàn Meta là Facebook, Instagram và Threads đã ngưng hoạt động một cách bất thường trong khoảng 2 tiếng đồng hồ vào hôm qua, 05/03/2024. Phát ngôn viên của Meta cho biết đây là một sự cố kỹ thuật mà các chuyên viên đã "khắc phục được trong thời gian nhanh nhất có thể". Facebook đã từng gặp sự cố tương tự vào tháng 10/2021, nguyên nhân là trục trặc kỹ thuật chứ không phải do tin tặc tấn công như lo ngại ban đầu.

(AFP) - Quần đảo Maldives, Ấn Độ Dương, ký thỏa thuận "hỗ trợ quân sự" với Trung Quốc. Maldives hôm qua, 05/03/2024, cho biết theo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ cung cấp cho quần đảo nhiều hỗ trợ về phương diện quân sự. Bộ trưởng Quốc Phòng Maldives chỉ thông báo ngắn gọn trên mạng X, là thỏa thuận sẽ giúp "tăng cường quan hệ song phương". Maldives ký thỏa thuận với Trung Quốc cùng lúc với việc yêu cầu các đơn vị quân đội Ấn Độ rời khỏi quần đảo. Hồi tháng 01/2024, chính quyền Maldives đã cho phép một tàu khảo sát khoa học của Trung Quốc đi vào vùng biển quốc gia, thêm "một dấu hiệu cho thấy" quần đảo chiến lược ở Ấn Độ Dương đang ngả hẳn sang Trung Quốc.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin tức: Thứ Năm 07-03-2024.

1/ BẠO QUYỀN VN LIỆT HAI TỔ CHỨC VÀO DANH SÁCH KHỦNG BỐ.

Bộ công an VN vào hôm qua ngày 6/3 đã liệt tên nhóm Hỗ trợ người Thượng (MSGI) và nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ) vào danh sách "tổ chức khủng bố".

Trong một thông báo đưa ra, bộ công an đã gọi Nhóm Hỗ trợ người Thượng, có trụ sở chính tại Bắc Carolina, và nhóm Người Thượng vì Công lý được thành lập tại Thái Lan là “hai tổ chức khủng bố". Thông báo nói rằng hai nhóm chính trị này đã dàn xếp các vụ tấn công ở VN và thúc đẩy một chiến dịch ly khai.

Theo cáo buộc, hai nhóm này đã lên kế hoạch tấn công vào hai trụ sở của xã tại tỉnh Đắc Lắc vào tháng 6 năm ngoái khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 6 quan chức và 3 người dân, đồng thời đốt phá tài sản gây thiệt hại ước tính hơn 2 tỷ đồng.

Vào cuối tháng Giêng vừa qua, bạo quyền tỉnh Đắc Lắc đã xét xử gần 100 người với cáo buộc khủng bố, che giấu tội phạm và tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh bất hợp pháp.

Vụ việc này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tỵ nạn, hàng trăm người Thượng đã vượt biên sang Thái Lan và Campuchia. Nhiều tổ chức quốc tế sau đó cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt tên VN vào danh sách “các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tôn giáo”.

BBC

2/ HÀ NỘI MỞ ĐỢT SÓNG MỚI ĐÀN ÁP GIỚI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN TẠI VN.

Bạo quyền Việt Nam đã ra tay bắt giữ 3 người bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến trong nước, chỉ ít ngày sau khi Hà Nội công khai ý định muốn được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ khóa mới.

Hai người bị bắt vào ngày 29/2 là ông Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình. Một người khác bị bắt vào ngày 1/3 là ông Hoàng Việt Khánh.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền vào hôm 5/3 ra thông cáo nói trên, và lập lại lời kêu gọi Việt Nam hãy chấm dứt đàn áp đối với những người vận động cho quyền con người, giới đấu tranh cho xã hội, cũng như trả tự do ngay cho những người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền dân sự và chính trị căn bản.

Thông cáo nhấn mạnh là bạo quyền Việt Nam thích khoa trương về việc tôn trọng nhân quyền khi tìm kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, mặc dù trên thực tế họ hành xử tàn độc đối với những người cổ xúy cho quyền con người.

Theo Giám sát Nhân quyền, hiện có ít nhất 163 tù chính trị tại Việt Nam. Chỉ riêng trong hai tháng đầu năm 2024, 3 nhà đấu tranh là Danh Minh Quang, Nay Y Blang và Phan Văn Lộc phải bị kết án từ 3 năm đến 7 năm tù.

Có ít nhất 27 người khác đang bị giam theo những cáo buộc mang lý do chính trị và phải chờ ngày ra tòa.

RFA

3/ THỦ ĐÔ HÀ NỘI THUỘC NHÓM Ô NHIỄM NHẤT THẾ GIỚI.

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào hôm thứ Ba 5/3 đã phủ trong làn mù sương ô nhiễm dày đặc.

Trang mạng IQAir chuyên theo dõi mức độ ô nhiễm của các đô thị cho thấy vào chiều ngày 5/3 Hà Nội thuộc danh sách những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Nồng độ bụi mịn ở mức “rất không an toàn cho sức khỏe” và gấp 24 lần theo tiêu chuẩn thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trong những năm gần đây Hà Nội thường xuyên lọt vào nhóm các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Lý do một phần là do tình trạng xây dựng khắp nơi và phát thải từ lượng lớn xe gắn máy và xe hơi lưu thông mỗi ngày. Cộng thêm mức phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than và đốt rơm rạ khiến cho ô nhiễm càng thêm trầm trọng.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về mức ô nhiễm không khí cho thấy 40% người dân Hà Nội phải phơi nhiễm các chất độc gấp 5 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo tổ chức này thì nhiều bệnh nguy hiểm đều có liên quan đến ô nhiễm không khí như đột quỵ, các chứng bệnh về tim mạch và ung thư phổi.

RFA

4/ MỸ YÊU CẦU TRUNG CỘNG CHẤM DỨT KHIÊU KHÍCH PHILIPPINES.

Trong thông báo đưa ra vào hôm 5/3, bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên án các hành động khiêu khích của Trung Cộng nhắm vào hoạt động hàng hải của Philippines tại Biển Đông.

Thông cáo được đưa ra ngay sau vụ tàu hải cảnh Trung Cộng đâm vào tàu tuần duyên Philippines đang tiếp tế cho đơn vị đồn trú tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, khiến 4 người bị thương. Tuy nhiên Trung Cộng cáo buộc Mỹ dùng Philippines như là “con bài” gây bất ổn ở Biển Đông.

Thông cáo của bộ ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng đối với vùng biển xung quanh Bãi Cỏ Mây là hoàn toàn bất hợp pháp, bởi khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Washington kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và phán quyết của tòa Trọng tài Thường trực vào tháng 7 năm 2016, nội dung bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại khu vực này, và “chấm dứt các hành vi nguy hiểm và gây bất ổn”.

Thông báo tái khẳng định là Hoa Kỳ sát cánh với đồng minh Philippines, và nhấn mạnh là theo hiệp định phòng thủ chung Mỹ - Phi ký kết vào năm 1951, ‘‘mọi hành động tấn công vào các lực lượng vũ trang, tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines  ở bất kỳ nơi đâu trên Biển Đông cũng được coi như là tấn công nước Mỹ”.

Về phía Trung Cộng, trong một cuộc họp báo vào hôm qua 6/3, bộ ngoại giao Trung Cộng‘‘khuyến cáo Hoa Kỳ không xử dụng Philippines như một con bài nhằm gây bất ổn tại Biển Đông”.

Trong khi đó, giới chức lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á và Úc tại hội nghị ở Melbourne hôm qua cũng lên tiếng tố cáo các hành động  đe dọa hòa bình” ở Biển Đông, nơi mà các hành động càng ngày càng hung hăng của Trung Cộng đang gây lo ngại. Khối ASEAN và Úc ra thông cáo chung kêu gọi tất cả các nước tránh mọi hành động đơn phương đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.

RFI

5/ TỶ PHÚ ELON MUSK KHÔNG TÀI TRỢ CHO ỨNG VIÊN TỔNG THỐNG MỸ.

Tỷ phú Elon Musk, tổng giám đốc công ty sản xuất xe điện Tesla, vào hôm thứ Tư 6/3 cho biết ông sẽ không tài trợ cho bất cứ nào, dù là ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa hay Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm nay.

Cần biết ông Trump đã gặp tỷ phú Musk, một trong những người giàu nhất thế giới, cùng một nhóm nhỏ những người khác ở Florida vào cuối tuần qua, khi ông Trump đang tìm kiếm tài trợ cho chiến dịch tranh cử của mình.

Trong một bài đăng trên mạng, ông Musk tuyên bố là sẽ không tài trợ cho bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào trong mùa bầu cử năm nay.

Trước đó vào hôm thứ Tư 6/3, bà Nikki Haley đã kết thúc thách thức lâu dài của mình với ông Trump, bảo đảm ông sẽ là ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc tái đấu với ông Biden vào tháng 11.

Vào năm 2022, ông Musk đã kêu gọi người Mỹ bầu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa vào quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ nhằm làm thăng bằng lực lượng với đảng Dân chủ của ông Biden.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Chúng bắt để làm gì ?

VNTB – Khó thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

VNTB – Cháu gái Tô Lâm – Dân nói có, nhà báo nói không!

VNTB – Việt Nam muốn triệt tiêu nhân quyền

VNTB – Kết quả bầu cử sơ bộ Siêu thứ Ba: không quá bất ngờ

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công

Thế giới hôm nay: 07/03/2024

Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn


Báo Tiếng Dân

Chiến tranh Đông Dương 3 và hậu quả của nó05/03/2024

 

Thuy My

 

Trần Thanh Cảnh - Trách nhiệm của chính quyền !

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình tự trói tay

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (2)

Lê Xuân Nghĩa - Nếu Trump đắc cử Tổng thống, Việt Nam có thể gặp khó

Hoàng Nguyên Vũ - Đồ đểu tràn lan cửa Phật

Nguyễn Gia Việt - Nửa đêm bực mình Facebook

Đỗ Duy Ngọc - Facebook

Nguyễn Thông - Chuyện phây

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Góp ý cho việc thu thập thông tin DNA của người dân 07/03/2024

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam 07/03/2024

Nhà văn hóa và nhà tù 07/03/2024

Đảng soạn thảo văn kiện Đại hội 14, nỗ lực biện minh cho “làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội” 07/03/2024

Sông Mekong: ‘1/5 số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng’ 07/03/2024

Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng 06/03/2024

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn 06/03/2024

Nước Nga của Putin nay đã trở thành chư hầu của Trung Quốc? 06/03/2024

Viện trợ nước ngoài, quyên góp, thuế và tiền ảo: Hamas kiếm tiền bằng cách nào? 06/03/2024

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Dự án du lịch gần 500 tỷ đồng “dính” nhiều sai phạm

Điền Bắc 

https://daidoanket.vn/du-an-du-lich-gan-500-ty-dong-dinh-nhieu-sai-pham-10274712.html

Tại thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), một dự án gần 500 tỷ đồng được phê duyệt với mục đích tạo điểm nhấn trong hoạt động du lịch, trở thành khu du lịch biển độc đáo, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Nhưng đến nay, dự án này “dính” nhiều sai phạm.

Sai phạm trong xây dựng

Ngày 14/3/2014, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 938 phê duyệt chủ trương đầu tư “Dự án quần thể du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Lan Châu - Song Ngư do Công ty CP Song Ngư Sơn làm chủ đầu tư với tổng mức vốn đầu tư lên đến 495 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích đất 14,87ha gồm các hạng mục như Khu khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng với diện tích 1,24ha; Khu trung tâm điều hành, diện tích 0,08ha; Khu quảng trường và bãi đỗ xe, diện tích 0,7475ha; Khu nhà hàng du lịch, ngắm cảnh trên núi, diện tích 0,98ha; khu Bungalow, diện tích 0,29ha; Khu bến thuyền, diện tích 0,19ha; Khu bãi tắm, diện tích 1,49ha…

Tuy nhiên, dự án này chậm tiến độ trong nhiều năm, dù được gia hạn điều chỉnh nhiều lần. Trước thực trang trên, tháng 7/2023, UBND thị xã Cửa Lò ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra toàn diện dự án. Các nội dung kiểm tra như tiến độ thực hiện dự án, việc xây dựng công trình theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường và các vấn đề khác liên quan…

Sau quá trình kiểm tra, chính quyền địa phương đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại dự án này. Cụ thể, kết luận số 01 ngày 4/10/2023 của đoàn kiểm tra nêu rõ: Một số hạng mục công trình của dự án đã thi công nhưng không đúng trong quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, điển hình là kè chắn biển phía Bắc dự án có chiều dài 256,1m, trong đó diện tích lấn biển so với quy hoạch là 3.071m2, bề rộng trung bình lấn biển khoảng 17m; nhà hàng dưới chân đảo Lan Châu được xây dựng 1 tầng với diện tích rộng 843,6m2. Bên cạnh đó, nhiều công trình xây dựng mặc dù nằm trong quy hoạch nhưng lại có sai phạm như: Bể bơi và sân nghỉ thư giãn chưa xuất trình được giấy phép xây dựng, vị trí xây dựng vượt ra ngoài chỉ giới xây dựng; Trạm bơm nước chưa xuất trình được giấy phép xây dựng, sai với vị trí quy hoạch. Nhà để máy phát điện và trạm biến áp chưa xuất trình được giấy phép xây dựng, diện tích không đúng với quy hoạch xây dựng...

Không thống nhất điều chỉnh dự án

Trước những sai phạm được chính quyền thị xã Cửa Lò chỉ ra, Công ty CP Song Ngư Sơn đã có văn bản đề xuất, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An điều chỉnh dự án này. Tuy nhiên, ngày 5/2/2024, UBND thị xã Cửa Lò có Văn bản số 212, thể hiện rõ quan điểm không thống nhất với đề xuất điều chỉnh dự án Lan Châu - Song Ngư.

Cụ thể tại Văn bản số 212, UBND thị xã Cửa Lò có ý kiến như sau: Việc triển khai xây dựng của dự án Lan Châu - Song Ngư đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng về quy hoạch, xây dựng, thiết kế, vệ sinh môi trường. UBND thị xã Cửa Lò đã tổ chức nhiều buổi làm việc, lập nhiều biên bản vi phạm yêu cầu đình chỉ thi công và tháo dỡ các hạng mục vi phạm. Tuy nhiên, chủ đầu tư không chịu hợp tác cùng các cơ quan chính quyển để giải quyết, khắc phục theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, UBND thị xã Cửa Lò không thống nhất với đề xuất điều chỉnh dự án Lan Châu - Song Ngư do Công ty CP Song Ngư Sơn đề xuất. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với UBND thị xã Cửa Lò yêu cầu chủ đầu tư khắc phục toàn bộ các sai phạm như đã nêu ở trên. Sau khi khắc phục xong mới xem xét điều chỉnh dự án.

Ngày 1/3 vừa qua, sau khi có văn bản báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về hướng xử lý vi phạm tại dự án Lan Châu - Song Ngư, UBND tỉnh Nghệ An có Văn bản số 1499 về việc điều chỉnh dự án Lan Châu - Song Ngư tại thị xã Cửa Lò. Tại văn bản này, UBND tỉnh Nghệ An đã “yêu cầu Công ty CP Song Ngư Sơn chấp hành nghiêm túc các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm, theo kết luận kiểm tra của UBND thị xã Cửa Lò; thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư theo quy định sau khi hoàn thành việc khắc phục vi phạm tại dự án”.

Ông Hoàng Năng Hiệp - Trưởng phòng Quản lý đô thị, UBND thị xã Cửa Lò cho biết: Liên quan đến các sai phạm của Công ty CP Song Ngư Sơn, sau khi có kết luận chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này, UBND thị xã Cửa Lò đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản nhiều lần và yêu cầu chủ đầu tư tổ chức khắc phục, tháo dỡ các hạng mục có nguy cơ phá vỡ cảnh quan đảo Lan Châu nói trên. Thế nhưng, chủ đầu tư không chịu khắc phục tháo dỡ, thậm chí chủ đầu tư không chịu hợp tác, có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.

 

Vụ Vạn Thịnh Phát: Nhóm cán bộ Ngân hàng Nhà nước góp phần gây thiệt hại lớn

https://www.anninhthudo.vn/vu-van-thinh-phat-nhom-can-bo-ngan-hang-nha-nuoc-gop-phan-gay-thiet-hai-lon-post569102.antd

ANTD.VN - Liên quan vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) bị cáo buộc đã thâu tóm Ngân hàng SCB và sử dụng ngân hàng này như một công cụ để rút tiền phục vụ mục đích cá nhân , hàng loạt cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP. HCM bị xác định giữ vai trò “tiếp tay”…

Theo đó, chiều 6-3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo liên quan, trong đó 5 bị cáo bị xét xử vắng mặt tiếp tục phần công bố cáo trạng của Viện kiểm sát. Đáng nói là trong các sai phạm của bà chủ Vạn Thịnh Phát có sự “tiếp tay” rất lớn từ hàng loạt cán bộ NHNN Chi nhánh TP. HCM.

Cụ thể, hoạt động giám sát đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thực hiện theo các quy định, quy chế giám sát tăng cường của NHNN. Theo đó, NHNN Chi nhánh TP. HCM có các quyết định thành lập 4 tổ giám sát tại Ngân hàng SCB.

Trong quá trình giám sát Ngân hàng SCB, từ năm 2016 đến tháng 9-2022, Tổ giám sát NHNN Chi nhánh TP. HCM đã có trên 70 lượt văn bản báo cáo, đề xuất lãnh đạo các cấp về việc kiểm tra, thanh tra SCB và đưa tổ chức tín dụng này vào diện kiểm soát toàn diện, kiểm soát đặc biệt.

Tuy nhiên, các đề xuất của Tổ giám sát không được lãnh đạo Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh TP. HCM (cơ quan được NHNN giao chủ trì công tác thanh tra, giám sát) chấp thuận. NHNN Chi nhánh TP. HCM chỉ triển khai 2 cuộc thanh tra đột xuất năm 2020 và năm 2022 và phạm vi thanh tra bị thu hẹp, không đúng với đề xuất của Tổ giám sát cũng như ý kiến chỉ đạo của NHNN.

Mặt khác, các bị cáo Nguyễn Văn Dũng (cựu Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM), Võ Văn Thuần (cựu Phó cục trưởng Cục II), Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan (cùng là cựu Phó chánh Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh TP HCM) và Nguyễn Tín (Tổ trưởng Tổ giám sát NHNN Chi nhánh TP. HCM) đã có hành vi ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của SCB lên NHNN cũng như Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH) của NHNN.

Những cá nhân trên không kiến nghị NHNN đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện, không kiến nghị Cơ quan TTGSNH thanh tra Ngân hàng SCB để kịp thời xử lý các sai phạm. Khi thanh tra thì các bị cáo này thu hẹp phạm vi thanh tra, không đúng với đề xuất của Tổ giám sát và cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của NHNN.

Quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát với Ngân hàng SCB, nhóm bị cáo thuộc NHNN Chi nhánh TP. HCM nêu trên đã nhận tiền, quà từ nhóm bị cáo thuộc Ngân hàng SCB.

Hậu quả hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại NHNN Chi nhánh TP. HCM và Tổ giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hành vi cho vay lũy tiến từng năm. Từ đó bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân hoặc trả nợ các khoản vay trước đó, che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB.

Theo Viện KSND Tối cao, thiệt hại từ hành vi của nhóm bị cáo thuộc NHNN Chi nhánh TP. HCM là đặc biệt lớn, tính đến ngày 17-10-2022 là 677.286 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Nguyễn Văn Dũng là người phụ trách công tác thanh tra, giám sát, góp phần gây thiệt hại với dư nợ 606.460 tỉ đồng.

Tiếp đến, bị cáo Võ Văn Thuần gây thiệt hại cho SCB với dư nợ 384.401 tỉ đồng. Bị cáo Phan Tấn Trung gây thiệt hại với dư nợ 216.225 tỉ đồng. Bị cáo Nguyễn Thị Phi Loan gây thiệt hại với dư nợ 605.356 tỉ đồng và bị cáo Nguyễn Tín gây thiệt hại với dư nợ 227.932 tỉ đồng.

Với hành vi nêu trên, Viện KSND Tối cao xác định, 5 bị cáo thuộc NHNN Chi nhánh TP. HCM nêu trên đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và bị TAND - TP. HCM đưa ra xét xử về tội danh này.

 

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch xã trong vụ ‘cấp gà giống ở xã Bình Lâm’

Tấn Thành, Chí Đại

https://daidoanket.vn/ky-luat-canh-cao-chu-tich-xa-trong-vu-cap-ga-giong-o-xa-binh-lam-10274563.html

Trưa ngày 5/3, ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cho biết, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hữu Sơn, Chủ tịch UBND xã Bình Lâm và hôm nay sẽ ký, ban hành quyết định.

Trước đó, ngày 16/2/2024, Báo Đại Đoàn Kết đã có bài phản ánh “Quảng Nam: Đề nghị xử lý trách nhiệm Chủ tịch xã trong vụ 'cấp gà giống ở xã Bình Lâm’ về việc, kết luận thanh tra đột xuất Dự án liên kết nuôi gà lấy thịt trên nền đệm lót sinh học tại xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức theo Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh cho thấy đã có những sai phạm của Chủ tịch UBND xã Bình Lâm và một số cán bộ liên quan.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Về ưu điểm Dự án nuôi gà lấy thịt trên nền đệm lót sinh học tại địa bàn xã Bình Lâm giúp một số hộ dân có việc làm, có điều kiện phát triển kinh tế nhằm tăng thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, còn có hạn chế, khuyết điểm, cụ thể: “Đối với UBND xã, không thực hiện công khai nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM) trong tập thể Ủy ban. Không công khai và thông báo đến nhân dân trên địa bàn xã về thông tin, đối tượng và định mức thực hiện Dự án là vi phạm Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Quy chế làm việc của UBND xã”.

Kết luận cũng cho rằng: Tổ chức, triển khai thực hiện Dự án liên kết không đúng quy định, đó là không khảo sát để triển khai thực hiện Dự án, không xét chọn đơn vị chủ trì liên kết là vi phạm quy định Quyết định số 3146/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục mẫu hồ sơ lựa chọn Dự án, đơn vị đặt hàng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025.

“Không xét chọn đối tượng tham gia liên kết dẫn đến một số đối tượng tham gia Dự án không đúng đối tượng ưu tiên, không đủ điều kiện theo quy định là vi phạm Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của UBND huyện Hiệp Đức phê duyệt dự án liên kết nuôi gà lấy thịt trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn xã Bình Lâm”, kết luận thanh tra đã nêu.

Thanh tra huyện đã đề nghị, Chủ tịch UBND xã Bình Lâm thực hiện nộp trả số tiền 144.210.000 đồng vào ngân sách huyện do chi thanh toán Dự án nuôi gà lấy thịt trên nền đệm lót sinh học sai quy định. Đề nghị không thu hồi số tiền đối ứng của các hộ tham gia Dự án dân đã nộp cho chủ trì liên kết.

Về xử lý hành chính, đề nghị UBND huyện chỉ đạo phòng Nội vụ huyện xem xét xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch UBND xã Bình Lâm đã để xảy ra sai phạm trong việc quản lý, điều hành và thu, chi nguồn vốn Chương trình MTQG XDNTM đối với Dự án nuôi gà lấy thịt trên nền đệm lót sinh học.

Đề nghị UBND xã Bình Lâm tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối đối với những cá nhân có liên quan trong sự việc sai phạm nêu trên. Cùng với đó đề nghị, UBND xã Bình Lâm khi thực hiện Dự án thuộc Chương trình MTQG cần tổ chức xét chọn đối tượng theo thứ tự ưu tiên.

 

Cảnh hoang tàn, sắt thép hoen rỉ trong siêu dự án của FLC Quảng Bình

Hải Sâm

https://vietnamnet.vn/canh-hoang-tan-sat-thep-hoen-ri-trong-sieu-du-an-cua-flc-quang-binh-2256629.html

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, việc xây dựng tại siêu dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quảng Bình dừng hẳn. Đến nay, ngoài sân golf đã đi vào hoạt động, còn lại chỉ là những phân khu hoang tàn, trơ sắt thép rỉ sét.

Dự án FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, xây dựng trên địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy với tổng mức đầu tư lên đến 20.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công năm 2016, do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Dự án này được quy hoạch thành 3 phân khu, gồm SeaHorse, SeaPearl và SeaStar, với các hạng mục như: khu khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao, tổ hợp sân golf liên hoàn, trung tâm hội nghị quốc tế cùng loạt khu vui chơi, giải trí ven biển...

Theo công bố của nhà đầu tư, đây là dự án vui chơi giải trí và bất động sản đẳng cấp quốc tế, có quy mô lớn nhất miền Trung, dự kiến hoàn thành vào quý II/2020.

Tuy nhiên, đến nay, chỉ có sân golf được xây dựng gần như hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, các hạng mục khác mới thi công phần móng hoặc phần thô. Móng nhà, biệt thự, khách sạn, trung tâm thương mại được xây lên rồi bỏ hoang, sắt thép rỉ sét, chỏng chơ.

Theo một số người dân sống cạnh dự án, việc xây dựng dừng hẳn vào khoảng cuối năm 2022, chỉ còn lại khu vực sân golf và một số phân khu có vài bảo vệ trông coi.

Không chỉ xây dựng dang dở rồi bị bỏ hoang, mới đây, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cũng công khai danh sách 42 đơn vị còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, đứng đầu danh sách nợ là Công ty CP Tập đoàn FLC với số tiền nợ gần 278 tỷ đồng. 

Ngoài ra, liên quan đến dự án FLC Quảng Bình, đầu tháng 7/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án FLC ở Quảng Bình.

Về tiến độ dự án, ông Bùi Văn Khảm, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Ninh, cho hay, vừa qua, có một tốp thợ ít ỏi đến "làm cho có" và chưa thấy xây dựng gì thêm.

Giai đoạn đầu triển khai rầm rộ, dự án FLC Quảng Bình nổi lên như một khu vực đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi cho địa phương.

Hàng loạt sàn bất động sản tham gia phân phối khiến đất tại dự án cũng như các vùng lân cận được đẩy lên cao vút. Không ít nhà đầu tư đã đổ tiền vào đây, đến khi dự án dừng xây dựng thì cũng phải chịu cảnh ôm nợ, chôn vốn.

 

Chủ tịch CLB Hải Phòng bị phạt 80 triệu đồng vì 'chiếm đất'

Nguyễn Hoàn

https://lifestyle.zingnews.vn/chu-tich-clb-hai-phong-bi-phat-80-trieu-dong-vi-chiem-dat-post1463387.html

Trao đổi với Tiền Phong, ngày 6/3, quận Lê Chân cho biết vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Văn Trần Hoàn, Chủ tịch CLB Bóng đá Hải Phòng, 80 triệu đồng.

Đồng thời, yêu cầu ông này khắc phục hậu quả, tháo dỡ công trình xây trái phép ở ngoài đê, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu khu đất hơn 3,2 ha trong thời hạn 30 ngày.

Trước đó, tháng 11/2021, UBND quận Lê Chân cho ông Văn Trần Hoàn thuê hơn 3,2 ha đất nuôi trồng thủy sản ngoài đê tả Lạch Tray, thuộc phường Vĩnh Niệm (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) để làm bãi tập luyện cho cầu thủ thuộc CLB Bóng đá Hải Phòng. Vị trí khu đất này được quy hoạch là đất cây xanh đô thị.

Sở TN&MT Hải Phòng xác định, ông Văn Trần Hoàn đã san lấp, xây dựng các hạng mục như đường giao thông, hệ thống rào chắn, các phòng chức năng, thay đồ không đảm bảo theo yêu cầu. Việc san lấp, xây dựng công trình đã ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và không phù hợp với quy hoạch. Thậm chí, trong nhiều năm liền ông Văn Trần Hoàn không nộp tiền thuê đất theo hợp đồng.

 

Bí thư Thành ủy TP.HCM nói về vụ án Vạn Thịnh Phát

Vân Sơn - Ngô Tùng/Tiền Phong

https://lifestyle.zingnews.vn/bi-thu-thanh-uy-tphcm-noi-ve-vu-an-van-thinh-phat-post1462205.html

Việc xét xử vụ Vạn Thịnh Phát chưa từng có đối với TP.HCM, giai đoạn 2 sẽ liên quan đến rất nhiều người dân. Việc xét xử phải đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Ngày 6/3, tại cuộc họp tổng kết về tình hình kinh tế xã hội hai tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tháng 3/2024, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM đã đề cập đến vụ án Vạn Thịnh Phát.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, Vạn Thịnh Phát là vụ án chưa từng có đối với TP.HCM. Ảnh: Ngô Tùng.

Ông Nên nói: “Hiện nay, việc xét xử vụ Vạn Thịnh Phát đang bước vào ngày xét xử thứ hai. Đây là vụ chưa từng có đối với TP.HCM - một vụ án hình sự, kinh tế lớn, số lượng người liên quan cực lớn, thời gian xét xử khoảng 60 ngày”.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, đến nay, mọi kế hoạch, chương trình, nội dung, kể cả bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác truyền thông đã được lên chi tiết. Mọi người cần phải biết mình làm gì, làm như thế nào để không ảnh hưởng đến những hoạt động khác của thành phố, cố gắng hạn chế không để vụ việc này ảnh hưởng đến các vấn đề khác.

Đến giờ này, những người có liên quan đến vụ án đều chấp hành tốt. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn có quan hệ mật thiết với nhiều mối quan hệ khác kể cả yếu tố nước ngoài. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ từ truyền thông đến công tác bảo vệ và công tác xét xử. Việc xét xử phải đảm bảo ra những phán xét cuối cùng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đặc biệt, thành phố cần phải chuẩn bị kế hoạch thi hành án. Ngay bây giờ, lực lượng thi hành án cũng đã tham gia các kế hoạch để khi có phán xét, có giá trị pháp lý phải thi hành không để vụ việc tác động đến các vấn đề khác.

Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Giai đoạn 2 sẽ liên quan đến rất nhiều người dân, nên công tác truyền thông, lên kế hoạch chi tiết để người dân tham gia trực tuyến, không nên dồn hết về một chỗ để tránh ảnh hưởng. Từng địa phương, từng ngành có liên quan phải tham gia một cách có trách nhiệm và kịp thời phát hiện, phòng ngừa những vấn đề có ý đồ phá hoại về an ninh, trật tự cũng như phá hoại trong việc xét xử”.

Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu các cơ quan chức năng phải nắm, phải kịp thời ngăn ngừa, xử lý không để bất kỳ tình huống nào xảy ra. Trọng tâm 60 ngày xét xử ít nhiều sẽ có tác động đến kinh tế, xã hội nên phải có kế hoạch phải linh hoạt phối hợp trên cơ sở ý thức chung của tất cả các đơn vị liên quan. Chúng tôi mong muốn mọi thứ diễn ra suôn sẻ để có kết quả, kết thúc câu chuyện này - một trong những câu chuyện tồn đọng, phát sinh rất phức tạp.

 

Bộ Công an ra thông báo về hai tổ chức khủng bố

T. Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.zingnews.vn/bo-cong-an-ra-thong-bao-ve-hai-to-chuc-khung-bo-post1462213.html

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an vừa ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố.

Thứ nhất là tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng”, có tên tiếng Anh là “Montagnard Support Group, Inc.”, viết tắt MSGI.

Nhóm này do Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức “Quỹ người Thượng - MFI” ở Mỹ) tuyên bố thành lập năm 2011, nhằm móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số dùng bạo lực, tiến hành khủng bố, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang đòi ly khai, tự trị, thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên.

Trụ sở của tổ chức khủng bố này đặt tại Mỹ. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy được xác định là Y Mut Mlô (SN 1960, tại Đắk Lắk (Chủ tịch); Y Duen Bdăp (Phó Chủ tịch); Y Bion Mlô (phụ trách đối ngoại); Y Lhưl Byă (phụ trách truyền thông).

Ngoài ra còn có các thành viên cốt cán khác gồm: Y Čhik Niê (SN 1968 tại Đắk Lắk); Y Chanh Byă (SN 1984, tại Đắk Nông); Y Bé Êban (SN 1982 tại Đắk Nông); Y Niên Êya (SN 1977, tại Đắk Nông) và Y Sôl Niê (SN 1979, tại Đắk Lắk)…

Bộ Công an cho biết, MSGI hoạt động theo phương thức bạo động; chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên.

Tổ chức khủng bố thứ hai được nhắc đến là “Người Thượng vì công lý”, có tên tiếng Anh là “Montagnard Stand for Justice - MSFJ”, do các đối tượng Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok, Y Pher Hdrue, Y Aron Êban, H’ Sarina Krong, H’ Tlun Bdap, Y Ruing Knul, H Mla Hdruẽ thành lập vào tháng 7/2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4/2023.

Tổ chức này có trụ sở tại Thái Lan. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy được xác định là Y Quynh Bdap (SN 1992, tại xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, quốc tịch Việt Nam); Y Phik Hdok (SN 1993, tại buôn M’Duk, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Y Pher Hdrue (SN 1979, tại buôn Êa Khít, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk); H’ Biăp Krông (SN 1987, tại buôn Kwăng, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk); Y Aron Êban (SN 1985 tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk)...

Thông báo của Bộ Công an, MSFJ hoạt động theo phương thức tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, phân công nhiệm vụ, huấn luyện phương thức hoạt động; tài trợ tiền, chỉ đạo mua sắm vũ khí, phương tiện, tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm thành lập “Nhà nước riêng” ở Tây Nguyên.

Bộ Công an cho biết: “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ” là tổ chức khủng bố. Do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của hai tổ chức khủng bố trên; Tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do hai nhóm khủng bố trên tổ chức; Hoạt động theo chỉ đạo của “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment