Monday, August 28, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 08 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Giá gạo tăng: nông dân mừng, doanh nghiệp khổ, dân vẫn đủ gạo?

Nhật Bản: Mức phóng xạ của nước biển gần Fukushima dưới giới hạn

Nga: Xét nghiệm gene xác nhận ông Prigozhin thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay

Ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay khi huấn luyện ở Australia

Người Việt lại đổ sang Đài Loan khi hòn đảo tìm cách chiêu mộ nhân công

Nghiên cứu: Chính sách của Trump, Biden làm giảm thương mại với TQ, nhưng có mặt trái

Iran nói tiếp tục làm giàu uranium dựa trên luật pháp nội địa

Biển Đông và ‘giai đoạn nguy hiểm đáng ngạc nhiên’

 

RFA

Bỏ phiếu bằng mô tô nước

Những điều nghịch lý của Vinfast

Công bố kết luận điều tra bổ sung vụ Việt Á tại Bệnh Viện Thủ Đức

Cựu Giám đốc CDC Đà Nẵng lãnh 11 năm tù do “tham ô tài sản” qua Việt Á.

Bốn công nhân tử vong do sập hầm than tại Quảng Ninh

Tấn công mạng tại Việt Nam và quan tâm của Nhà nước?

Việt Nam cùng lúc nâng cấp quan hệ với Úc và Mỹ có làm Trung Quốc tức giận?

Hình ảnh Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nếu gia nhập khối BRICS?

Trùm cuối của những trùm cuối

Việt Nam nhận hơn 677 triệu đô la tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ giai đoạn 2020 - 2022

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị truy tố 13 người liên quan đến những gian lận trong thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân

Toà Điện Biên tiếp tục xét xử vụ vi phạm tại Dự án mở rộng sân bay Điện Biên

Tị nạn chính trị ở Mỹ vẫn bị chính quyền Việt Nam truy nã

Hai gia đình ‘kêu cứu’ về việc con cái ở tuổi vị thành niên bị 'nhóm buôn người dụ dỗ' đưa sang Lào

Australia sẽ tiến hành tuần tra thêm với Philippines tại Biển Đông

Việt Nam tham gia nỗ lực kết nối thanh toán giữa các ngân hàng trong ASEAN

Thái tử Nhật Bản chính thức công du Việt Nam từ 20-25/9

Số lượng lao động phái cử Việt Nam đứng đầu tại Nhật

Khởi tố Phó chủ tịch An Giang vì nhận hối lộ hơn một tỷ đồng từ công ty khai thác cát

 

BBC

Cổ phiếu bất động sản Evergrande của Trung Quốc khủng hoảng, lao dốc 80%

Game trên di động gây quỹ cho cuộc cách mạng ở Myanmar

Phiên tòa xét xử Trump: Thử thách đặc biệt cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Biden

Nga xác nhận Yevgeny Prigozhin thiệt mạng

Tình bạn của Putin với ông chủ Wagner Prigozhin tệ đi như thế nào?

OnlyFans: Leonid Radvinsky, chủ sở hữu của một đế chế khiêu dâm là ai?

Ông Trump tìm cách tận dụng bức ảnh nhận dạng tù nhân

Luis Rubiales bị FIFA đình chỉ vì vụ hôn Hermoso

Fukushima: Vì sao một số nhà khoa học lo lắng về tác động của nước thải phóng xạ

 

RFI

Ukraina: Ba phi công thiệt mạng sau vụ va chạm bất thường

Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ qua Trung Quốc nhưng lại muốn thắt chặt giao thương

Mỹ: Tuần hành vì dân quyền 60 năm sau tuyên bố “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Viện nghiên cứu Mỹ ISW: Ukraina đã có bước tiến "đáng kể" trên mặt trận phía nam

Đài tưởng niệm Prigozhin được dựng lên tại khoảng 15 thành phố Nga

Trung Quốc : Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định ưu tiên "bình ổn xã hội" ở Tân Cương

Hoa Kỳ : Nắng nóng cực độ, Texas có nguy cơ phải cúp điện

Toto Cutugno : Vĩnh biệt một "người Ý thực thụ"

Từ giải Vô địch điền kinh thế giới 2023, nhìn lại vị trí của điền kinh Việt Nam

Olympic Melbourne 1956 : Khi chính trị bắt đầu chen chân vào thể thao

Phủ tổng thống Nga bác bỏ cáo buộc gây ra cái chết cho chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner

Trung Quốc lại điều phi cơ và tàu đến gần Đài Loan sau thương vụ mua nửa tỷ đô la vũ khí Mỹ

Hoa Kỳ : Ảnh lưu hồ sơ của Donald Trump biến thành vũ khí chính trị

TT Marcos nhấn mạnh « tầm quan trọng » cuộc tập trận Philippines - Úc ở Biển Đông

TT Putin ra sắc lệnh mọi nhóm bán quân sự phải tuyên thệ trung thành với nước Nga

Ngày thứ 6 liên tiếp, Ukraina dùng drone tấn công Nga

Nhật Bản cố gắng minh bạch về xả nước thải nhà máy hạt nhân Fukushima

Niger: Chính quyền quân sự trục xuất đại sứ Pháp

(AFP) – Ba lính thủy Mỹ bị thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay huấn luyện ở Úc. Trong thông cáo ngày 27/08/2023, một quan chức của Hải Quân Mỹ cho biết « có tổng cộng 23 người trên máy bay. Ba người thiệt mạng, 20 người bị thương, trong đó có một người trong tình trạng nguy kịch, đã được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Darwin ». Máy bay hai động cơ Osprey bị rơi hôm 27/08 trên đảo Melville, thưa dân, cách phía bắc bờ biển Úc khoảng 60 km. Máy bay tham gia cuộc tập trận Presdators Run của quân đội Úc-Mỹ. Mức độ an toàn của máy bay Osprey từng được nêu lên sau nhiều vụ tai nạn trong những năm 2022, 2017, 2000.

(Reuters) – Cảnh sát Trung Quốc đến Vanuatu vào lúc nước này đang trải qua khủng hoảng chính trị. Trung Quốc đã cử « chuyên gia » cảnh sát và thiết bị đến Vanuatu ngày 26/08/2023. Tòa Án Tối Cao Vanuatu đã ra phán quyết xác định đương kim thủ tướng bị thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc Hội. Vanuatu bị rơi vào khủng hoảng chính trị khi lãnh đạo phe đối lập Bob Loughman đệ đơn bất tín nhiệm chống thủ tướng Ishmael Kalsakau vì đã ký hiệp định an ninh với Úc. Theo ông Loughman - người đã kéo Vanuatu đến gần Trung Quốc hơn khi còn là thủ tướng trước đó, hiệp định an ninh với Úc đã làm tổn hại đến vị thế « trung lập » của Vanuatu và có thể gây nguy hiểm cho viện trợ phát triển từ Trung Quốc, chủ nợ ngoại quốc lớn nhất của nước này.

(AFP) – Bắc Triều Tiên mở cửa biên giới đón công dân hồi hương. Ngày 27/08/2023, cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cho biết « những người trở về sẽ bị theo dõi y tế trong những khu cách ly tập trung trong vòng một tuần ». Quyết định được đưa vì « tình hình đại dịch đã được cải thiện trên quy mô thế giới ». Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020 để chống dịch Covid-19 nhưng bắt đầu có dấu hiệu mở cửa trở lại. Trước đó, một máy bay của hãng hàng không Air Koryo đã hạ cánh xuống Vladivostock, viễn đông Nga, ngày 25/08.

(Reuters) – Nga thắt chặt hợp tác quân sự với Iran. Hãng thông tấn Nga RIA dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Nga, Sergei Ryabkov, hôm 26/08/2023, khẳng định « mối quan hệ hợp tác quân sự của Nga với Iran sẽ không khuất phục các áp lực » từ Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc Washington được cho là đang yêu cầu Teheran ngưng bán drone cho Matxcơva để sử dụng trong cuộc chiến chống Ukraina.

(AFP) – Iran đòi Mỹ bồi thường cho cuộc đảo chính hụt năm 1980. Mizan Online, cơ quan phụ trách truyền thông của Tư pháp Iran, hôm 26/08/2023, thông báo, « căn cứ vào những đơn kiện từ các gia đình nạn nhân của cuộc đảo chính Nojeh, tòa án Teheran xử phạt Hoa Kỳ phải trả khoản tiền 330 triệu đô la » vì được cho là can dự vào cuộc đảo chính này. Tháng 07/1980, một năm sau cuộc cách mạng, một nhóm sĩ quan không quân đã có kế hoạch oanh kích dinh thự của giáo chủ Rouhollah Khomeini và nhiều trại lính, đồng thời kiểm soát đài truyền hình nhà nước. Tuy nhiên, một ngày trước khi kế hoạch dự kiến được thực hiện, hơn 120 người đã bị bắt. Nhưng ba người đã bị giết chết trong các cuộc đối đầu giữa lực lượng chính phủ và quân đảo chính xung quanh căn cứ không quân Nojeh.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc : Tập đoàn khai thác Saudi Aramco có trách nhiệm trong biến đổi khí hậu. Trong một thư ngỏ công bố hôm 26/08/2023, nhiều chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng các hoạt động khai thác dầu hỏa của Saudi Aramco thuộc Ả Rập Xê Út đang gây ra những hậu quả tiêu cực. Bức thư ngỏ này cáo buộc tập đoàn Aramco « duy trì hoạt động sản xuất dầu thô, khai thác nhiều nguồn dự trữ dầu lửa và khí đốt mới, mở rộng các hoạt động về khí đốt hóa thạch và thông tin sai lệch ». Những hoạt động thương mại mà Liên Hiệp Quốc đánh giá là « đi ngược với các mục tiêu, nghĩa vụ và cam kết của thỏa thuận Paris », nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình trên thế giới là 1,5°C.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai 28.08.2023

1/ SẬP HẦM THAN Ở QUẢNG NINH: 4 CÔNG NHÂN THIỆT MẠNG

Bốn công nhân đã thiệt mạng trong vụ sập hầm than của công ty than Vàng Danh ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Nội vụ xảy ra vào tối ngày 26/8, vùi chết 4 công nhân nói trên. Công ty than Vàng Danh là một đơn vị thành viên của tập đoàn Than và Khoáng sản VN. Vào tháng 3 vừa qua, một vụ sập hầm tương tự cũng xảy ra tại một khu mỏ do công ty này đang khai thác, may mắn không có ai tử vong.

Vào năm ngoái, tập đoàn Than và Khoáng sản VN thừa nhận trong 9 tháng đầu năm ngoái có ít nhất 17 công nhân mỏ thiệt mạng do những vụ tai nạn sập hầm khai thác than gây nên.

RFA

2/ CỰU GIÁM ĐỐC Y TẾ ĐÀ NẴNG LÃNH 11 NĂM TÙ VÌ NHẬN HỐI LỘ

Cựu giám đốc trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đà Nẵng, ông Tôn Thất Thạnh, vừa bị tuyên án 11 năm tù về tội tham nhũng tài sản trong đại dịch Vũ Hán.

Giới báo chí lề đảng loan tin vào ngày 25/8 về phiên tòa xử vụ án tại tòa án thành phố Đà Nẵng. Ngoài ông Tôn Thất Thạnh bị tuyên án 11 năm tù, tòa còn tuyên án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu trưởng khoa xét nghiệm, 10 năm tù; và bà Lê Thị Kim Chi, cựu nhân viên khoa xét nghiệm, 5 năm tù, với cùng tội danh.

Ông Tôn Thất Thạnh 59 tuổi và thuộc cấp là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng bị bắt vào ngày 20/6 năm ngoái. Lúc đó bà Lê Thị Kim Chi chỉ bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Công an Đà Nẵng cho biết trong hai năm đại dịch, ông Tôn Thất Thạnh và hai đồng sự đã móc nối với công ty Việt Á để buôn bán bộ xét nghiệm mà nhà cầm quyền Đà Nẵng đã bỏ tiền ra mua.

Ông Thạnh ra lệnh cho hai người thuộc khoa xét nghiệm làm giả sổ sách để nâng khống và biến hàng chục ngàn bộ kit được tài trợ thành mua của Việt Á. Số vật liệu dư ra được chuyển lại cho Việt Á để bỏ túi số tiền được nói là hơn bốn tỷ đồng.

Cáo trạng nêu rõ là trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đà Nẵng đã ký kết 16 hợp đồng mua sắm với công ty Việt Á, tổng cộng gần nửa triệu bộ xét nghiệm. Ngoài việc ký kết hợp đồng mua bộ xét nghiệm của công ty Việt Á, trung tâm này còn nhận được tài trợ của nhiều đơn vị khác.

RFA

3/ BA BINH SĨ MỸ THIỆT MẠNG TRONG TAI NẠN MÁY BAY Ở ÚC

Quân đội Mỹ vào hôm qua 27/8 cho biết là 3 binh sĩ thủy quân lục chiến đã thiệt mạng trong cuộc tập trận quân sự ở miền bắc nước Úc trong một vụ tai nạn máy bay mà Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết là "thảm khốc".

Năm người khác đã được chuyển đến bệnh viện Darwin trong tình trạng nghiêm trọng, theo thông cáo của thủy quân lục chiến Mỹ.

Giới chức cho biết là 5 người nói trên nằm trong số 23 binh sĩ thủy quân lục chiến có mặt trên chiếc máy bay Osprey trong cuộc huấn luyện định kỳ, và nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.

Giám đốc cảnh sát lãnh địa Bắc Úc, ông Michael Murphy, cho biết vụ tai nạn xảy ra trên quần đảo Tiwi xa xôi sau 9 giờ sáng.

Thủ tướng Albanese cho biết là nhân viên Úc không liên quan đến vụ tai nạn xảy ra trong cuộc tập trận Predators Run 2023.

Cần biết là khoảng 2500 binh sĩ từ các nước Úc, Mỹ, Philippines, Indonesia và Đông Timor đã tham gia cuộc tập trận này.

VOA

4/ NỔ NHÀ MÁY PHÁO Ở ẤN ĐỘ: ÍT NHẤT 5 NGƯỜI CHẾT

Một vụ nổ tại một cơ sở sản xuất pháo bất hợp pháp vào hôm Chủ nhật 27/8 đã giết chết ít nhất 5 người tại một quận ở tiểu bang West Bengal, theo xác nhận của báo chí Ấn.

Vụ nổ làm rung chuyển thị trấn Duttapukur khi tòa nhà sản xuất pháo bị sập với các bộ phận thi thể của các nạn nhân vương vãi trên mặt đất.

Báo chí cho biết là các nạn nhân bị bỏng nặng đã được đưa đến bệnh viện gần đó để điều trị. Cảnh sát Ấn vẫn chưa biết rõ nguyên nhân vụ nổ. Một hoạt động tìm kiếm cũng đang được tiến hành để tìm thêm nạn nhân.

Đội phá bom và đội pháp y có mặt tại hiện trường để điều tra thêm.

Tai nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ và thường bị đổ lỗi cho những người coi thường các tiêu chuẩn an toàn cũng như sự kiểm tra lỏng lẻo của các quan chức chính phủ.

VOA

5/ NGA Ồ ẠT OANH KÍCH VÀO MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG UKRAINE

Nga đã tiến hành một cuộc oanh kích ban đêm nhắm vào Ukraine vào hôm Chủ nhật 27/8, với các phi đạn được phóng tới các khu vực miền bắc và miền trung của đất nước.

Quân đội Ukraine cho biết đã bắn hạ 4 phi đạn tầm xa trong tổng số 8 mục tiêu không được phát giác. Đô trưởng thành phố Kiev, ông Ruslan Kravchenko, cho biết có 2 người bị thương và 10 tòa nhà bị hư hại do các mảnh vỡ phi đạn rơi xuống tại một khu vực không được nêu tên cụ thể. Ông tuyên bố là nhờ sự chuyên nghiệp của lực lượng phòng không, không có cuộc tấn công nào vào cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc khu dân cư.

Toàn bộ Ukraine đã được cảnh báo oanh kích trong khoảng ba giờ sáng sớm ngày 27/8 trước khi chúng được dỡ bỏ vào khoảng 6 giờ sáng.

Nga đã thực hiện một chiến dịch oanh kích thường xuyên bằng phi đạn và máy bay không người lái nhắm vào các mục tiêu ở xa tiền tuyến của Ukraine trong khuôn khổ cuộc xâm lược toàn diện kéo dài 18 tháng.

Trong khi đó, bộ quốc phòng Nga cho biết là lực lượng của họ đã bắn hạ hai máy bay không người lái trong đêm ở khu vực Bryansk và Kursk, cả hai đều giáp biên giới Ukraine. Bộ này không đưa ra thông tin về thương vong hoặc thiệt hại có thể xảy ra.

Tỉnh trưởng vùng Kursk đã đăng những bức ảnh lên trang mạng cho thấy thiệt hại do máy bay không người lái gây ra đối với một khu chung cư ở thành phố Kursk, với cửa sổ bị thổi bay.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu của Nga, đặc biệt là ở Crimea, vốn bị Moscow sáp nhập vào năm 2014, và ở các khu vực giáp biên giới Ukraine, gần như xảy ra hàng ngày kể từ khi hai máy bay không người lái bị phá hủy trên bầu trời điện Cẩm Linh vào đầu tháng 5.

VOA

 

Việt Nam Thời Báo

 

VNTB – Tại sao sẽ không thể cứu chữa được kinh tế Trung Quốc

VNTB – Tờ minh định – hay Lời ai oán trầm thống của nạn nhân cộng sản trước cửa tử

VNTB – Wait and see

VNTB – Đạo luật Mậu Dần của Cao Đài giáo

VNTB – Vô công bất thụ lộc

 

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 28/08/2023

Yevgeny Prigozhin tử nạn, tương lai của Wagner sẽ ra sao?

26/08/1986: “Sát nhân trường tư thục” làm choáng váng New York

Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Chuyển động Quốc Phòng (18/8 – 24/8/2023)

Thế giới hôm nay: 25/08/2023

Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam

Thế giới hôm nay: 24/08/2023

Tác động từ việc trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tử nạn

 

 

Báo Tiếng Dân

Từ vụ ‘biển số đẹp’ nhìn lại: Chính quyền đủ sạch chỉ là ảo vọng26/08/2023

 

 

Thuy My

Cù Mai Công - Chuyện lạc lối nhìn từ những cây cầu

Lê Xuân Nghĩa - Tư duy và nhận thức của những kẻ hạ đẳng

Nguyễn Gia Việt - Người Việt Nam đang ghiền mùi hóa chất

Phúc Lai - Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraine, đoạn viết thêm 26/08/2023

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Đồng Nai: dân yêu cầu người hút cát trình giấy phép, chính quyền ở đâu? 28/08/2023

Việc đếch gì sợ! 28/08/2023

Thả chim 28/08/2023

Chúc mừng Ngày Độc lập Ukraina 27/08/2023

Quốc gia nào có thể thay thế Trung Quốc như một động cơ thúc đẩy kinh tế toàn cầu? 27/08/2023

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Nguyễn Xuân Diện

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Nguyên nhân tai nạn hầm lò ở than Vàng Danh khiến 4 người tử vong

Phạm Công

https://vietnamnet.vn/nguyen-nhan-tai-nan-ham-lo-o-than-vang-danh-khien-4-nguoi-tu-vong-2182465.html

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có thông tin chính thức về nguyên nhân dẫn đến tai nạn tại hầm lò Công ty than Vàng Danh - thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Theo đó, khoảng 19h20 ngày 26/8 tại thượng vận chuyển số 3 đào từ lò thượng +50/+80 vỉa 5, khu cánh gà, phân xưởng khai thác 3, Công ty cổ phần than Vàng Danh (TP Uông Bí) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong hầm lò, khiến 4 công nhân tử vong.

Đến 20h10 cùng ngày, cả 4 thi thể công nhân được đưa ra ngoài gồm: anh Lương Hoài Nam (SN 1993, quê xã Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình), Trương Văn Đại (SN 1990, quê phường Vàng Danh, TP Uông Bí), Nguyễn Đức Thảo (SN 1988, quê Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình) và Phạm Tiến Dũng (SN 1987, quê Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh).

Nguyên nhân sơ bộ cho thấy, trong thời gian qua khu vực mỏ than Vàng Danh có nhiều trận mưa với lưu lượng từ 30-70mm, dẫn đến bị ngấm nước.

Quá trình nhóm công nhân làm việc đã bị bùn và than trôi từ thượng vận chuyển số 3 xuống gây tai nạn dẫn đến tử vong.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngô Hoàng Ngân cùng các lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo Công ty CP than Vàng Danh và các lực lượng tiến hành công tác cứu hộ cứu nạn.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký và Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy thống nhất phân công Phó Chủ tịch Vũ Văn Diện lên chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường và thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.

Hiện vụ việc đang được UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Công ty CP than Vàng Danh phối hợp với cơ quan chức năng TP Uông Bí điều tra, làm rõ. Đồng thời, tập trung cùng gia đình lo hậu sự cho nạn nhân. UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 20 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân tử vong.

Kéo cả nhà tấn công công an để ngăn cản thi công cầu

CTV Bích Trâm/VOV.VN

https://soha.vn/keo-ca-nha-tan-cong-cong-an-de-ngan-can-thi-cong-cau-20230827103518906.htm

Không đồng tình với phương án xây cầu của lực lượng chức năng, Đỗ Thị Phượng cùng cả gia đình dùng nước sôi, giẻ tẩm xăng đốt ném vào công nhân và công an để ngăn cản thi công

Liên quan vụ ngăn cản thi công cầu Kênh 12, tấn công lực lượng Công an, chiều 26/8, Công an huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự Đỗ Thị Đào (sinh năm 1958) và Lê Thị Phân (sinh năm 1999, cùng trú tại xã Bình Phú, huyện Châu Phú) để điều tra về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

Vụ việc xảy ra vào sáng 22/8, tại công trường thi công cầu Kênh 12 tuyến Bắc Cây Dương thuộc ấp Bình Quới, xã Bình Phú. Trong quá trình thi công, gia đình bà Đỗ Thị Phượng, Lê Thị Phân (con bà Phượng), Lê Văn Đúng (chồng bà Phượng); Đỗ Thanh Nhàn, Đỗ Văn Nhẫn Em (em của bà Phượng); Đỗ Thị Đào (chị bà Phượng) ra ngăn cản không cho lực lượng chức năng thực hiện và có lời lẽ chửi bới. Bà Phượng và Phân còn dùng nước sôi, giẻ tẩm xăng đốt ném vào các công nhân thi công.

Nhận được tin báo, Công an xã Bình Phú phối hợp đoàn thể địa phương đến giải thích, mời bà Phượng và Phân về trụ sở làm việc, nhưng Phượng và Phân không chấp hành và có lời lẽ chửi bới lực lượng công an.

Sau đó, bà Phượng, Phân và thành viên trong gia đình dùng nước sôi, xăng, gậy gộc tấn công lực lượng công an. Riêng bà Phượng có hành vi dùng rọi quấn vải đã tẩm xăng đốt ném về phía lực lượng công an. Trong lúc châm lửa đốt, Phượng bị bỏng. Công an xã Bình Phú tiến hành khống chế đưa những người liên quan vụ việc về trụ sở để làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

Thông tin từ UBND huyện Châu Phú, cầu Kênh 12 được chấp thuận chủ trương xây dựng vào năm 2019, do Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy sản Nam Việt - Bình Phú xây dựng. Quá trình triển khai dự án, chính quyền địa phương có tổ chức họp dân lấy ý kiến, các hộ dân tham dự cuộc họp đều thống nhất chủ trương thực hiện. Địa phương cũng tiến hành thông tin rộng rãi kế hoạch thi công đến người dân.

Tuy nhiên, trong lúc đơn vị thi công đóng cọc tại bờ Đông Kênh 12 thì phát sinh 6 hộ dân có nhà, đất tiếp giáp với biên xây dựng cầu Kênh 12 đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại và ngăn cản, trong đó có bà Đỗ Thị Phượng (là con ông Đỗ Văn Phước - người có đất tiếp giáp với biên xây dựng cầu Kênh 12).

Lực lượng chức năng phải tạm dừng thi công công trình từ ngày 20/2/2020 để tìm phương án vận động, giải thích và xác minh các nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của các hộ dân. Qua rà soát, xác minh, UBND huyện Châu Phú tổ chức tiếp xúc, làm việc với 6 hộ dân có nhà, đất tiếp giáp với biên xây dựng cầu Kênh 12 và thống nhất xây dựng đường dân sinh, chiều rộng mặt đường từ 3-4m phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân; đồng thời yêu cầu Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy sản Nam Việt - Bình Phú đầu tư xây dựng bờ kè kiên cố chống sạt lở đất, để các hộ dân cặp cầu Kênh 12 yên tâm sinh sống. Qua đó, các hộ dân tại khu vực đã thống nhất chủ trương xây dựng cầu, chỉ còn gia đình bà Phượng tiếp tục phản ánh, khiếu nại và ngăn cản thi công.

UBND huyện Châu Phú tiếp tục chỉ đạo Thanh tra huyện phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ ông Phước. Kết quả cho thấy, đất của ông Phước nằm ngoài đất công nhà nước quản lý, ngoài phần đất công đang được triển khai xây dựng cầu. Trên cơ sở kết quả này, UBND huyện Châu Phú đã tổ chức tiếp xúc, giải thích nhưng bà Phượng không thống nhất và tự ý bỏ về, không ký tên vào biên bản làm việc.

Theo UBND huyện Châu Phú, công tác triển khai thực hiện xây dựng công trình đảm bảo đúng quy trình, quy định của pháp luật hiện hành, vị trí xây dựng cầu nằm trên phần đất công do Nhà nước quản lý và không lấn vào phần diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân.

Hiện, vụ việc đang được Cơ quan điều tra Công an huyện Châu Phú tiếp tục xác minh làm rõ.

Hà Tĩnh: Mất an toàn tại dự án 266 tỷ, UBND huyện Hương Khê chưa xong GPMB

Thanh Nam

https://www.phapluatplus.vn/giao-thong-do-thi/ha-tinh-mat-an-toan-tai-du-an-266-ty-ubnd-huyen-huong-khe-chua-xong-gpmb-d197751.html

Đến thời điểm này, phía UBND huyện Hương Khê vẫn chưa hoàn thành GPMB để bàn giao cho đơn vị tiếp tục thi công.

Ngày 03/8, Báo Pháp luật Việt Nam khởi đăng bài viết với nhan đề: Nguy cơ mất an toàn tại dự án 266 tỷ vì thi công trong hành lang lưới điện. Nguyên nhân thực trạng này được xác định do UBDN huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chậm bàn giao mặt bằng sạch.

Điều đáng nói, ngày 17/4/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 1851/UBND-GT gửi UBND huyện Hương Khê và các đơn vị liên quan để đảm bảo tiến độ công tác GPMB và triển khai dự án.

Tại văn bản này, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu: Đến ngày 30/4/2023, UBND huyện Hương Khê phải hoàn thành di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường điện (22kV, 04kV…) bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư.

Thế nhưng, suốt nhiều tháng qua các đơn vị nhà thầu vẫn phải “liều mình” thi công dưới đường dây điện trung thế 10kV.

Ngày 24/8, xác nhận từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh (Chủ đầu tư dự án), cho biết: Đến thời điểm này, việc thi công đang bị tạm dừng do UBND huyện Hương Khê chưa bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà thầu thi công.

Lý giải về sự chậm trễ bàn giao mặt bằng, Trưởng ban GPMB huyện Hương Khê, ông Đặng Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện, cho rằng: Do quá trình thiết kế có nhiều thay đổi về chính sách, cụ thể là về giá đền bù dẫn tới chậm triển khai di dời đường điện.

"Quá trình thi công dự án dưới đường dây điện nếu có vấn đề gì xảy ra thì đơn vị thi công và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm" - ông Tuấn nhấn mạnh

Theo thông tin báo Pháp luật Việt Nam có được, ngày 04/5/2023 Chủ tịch UBND huyện Hương Khê có Quyết định số 1649/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình: Di dời hệ thống điện phục vụ GPMB Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh ĐT.533 đoạn từ Lộc Yên - đường Hồ Chí Minh (Km39+030 đến Km 47+830) huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án được phê duyệt có tổng mức đầu tư lên tới hơn 8,7 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn 4 tháng quyết định có hiệu lực, việc di dời hệ thống điện vẫn chưa được đảm bảo.

Một dự án mang nhiều ý nghĩa về phát triển kinh tế, xã hội địa phương cũng như an sinh xã hội đang bị chậm trễ bởi không ít lý do chủ quan. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần có thêm những động thái kịp thời để đảm bảo tiến độ dự án cũng như sự an toàn cần thiết trong quá trình thi công dự án trọng điểm này.

Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh ĐT.553 đoạn từ Lộc Yên - đường Hồ Chí Minh tại xã Lộc Yên (Hương Khê - Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư là 266 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phú Tài miền Trung - Công ty TNHH Vĩnh Phúc - Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Biển Đông.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.

 

Chủ tịch TP HCM phê bình 25 đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công

PHAN ANH

https://nld.com.vn/chinh-tri/chu-tich-tp-hcm-phe-binh-25-don-vi-cham-giai-ngan-von-dau-tu-cong-20230827082319846.htm

(NLĐO)- Thủ trưởng các đơn vị làm chủ đầu tư được giao làm rõ nguyên nhân chủ quan để tổ chức chấn chỉnh, rút kinh nghiệm việc chậm giải ngân vốn đầu tư công. Đây sẽ là cơ sở đánh giá kết quả thi đua quý 2.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi vừa ký báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện giải ngân năm 2023 của thành phố

Theo đó, TP HCM đã phân bổ chi tiết 98% số vốn ngân sách Trung ương được giao trong năm 2023 (14.996/15.292 tỉ đồng) và cơ bản phân bổ toàn bộ số vốn ngân sách địa phương năm 2023 theo số giao của Thủ tướng Chính phủ (53.493 tỉ đồng).

Ngay từ đầu năm, thành phố đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án được giao vốn. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố đã thành lập 13 tổ công tác để giám sát tiến độ 38 dự án lớn, quan trọng với số vốn bố trí là 49.694 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 70% tổng kế hoạch vốn 2023 được giao.

UBND thành phố cho biết từ kết quả giải ngân quý 1 năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố đã phê bình 25 đơn vị chưa thực hiện công tác này. Đồng thời, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị làm chủ đầu tư làm rõ nguyên nhân chủ quan để tổ chức chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ để làm cơ sở đánh giá kết quả thi đua quý 2 - 2023.

Thời gian tới, UBND TP HCM chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân dự án và quyết toán các dự án hoàn thành đúng thời hạn. 

Đối với các dự án còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc thì theo dõi, đeo bám, đề xuất các giải pháp và có lộ trình thực hiện cụ thể.

UBND thành phố cũng giao các sở, ngành chấn chỉnh, đôn đốc các phòng, ban và rà soát, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục tại cơ quan mình, đặc biệt là các thủ tục đầu tư các dự án đầu tư được giao vốn trong năm 2023.

Đối với các dự án chậm hoặc chưa giải ngân do thủ tục quyết toán, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, trình Sở Tài chính hoặc UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức.

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, UBND thành phố cho biết việc thực hiện Thông tư 13/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, định mức diện tích đất bình quân tối thiểu/học sinh trong điều kiện đặc thù của thành phố sẽ gây khó khăn trong việc đầu tư trường lớp và tăng số phòng học, đặc biệt là ở nội thành.

Do đó, TP HCM kiến nghị chỉ tiêu định mức diện tích đất bình quân tối thiểu/học sinh nên áp dụng. Cụ thể, bậc mầm non 8-12m2/học sinh; tiểu học và trung học 6-10m2/học sinh.

 

Bàng hoàng phát hiện thi thể 3 trẻ chăn trâu dưới hồ trữ nước

Như Quỳnh

https://nld.com.vn/thoi-su/bang-hoang-phat-hien-thi-the-3-tre-chan-trau-duoi-ho-tru-nuoc-20230827083035446.htm

(NLĐO) - Trong lúc đi chăn trâu, 3 cháu nhỏ cùng 7 tuổi không may tử vong tại một hố trữ nước của một doanh nghiệp

Theo thông tin ban đầu vụ việc đau lòng trên xảy ra vào khoảng 8 giờ ngày 26-8, tại khu vực Nậm Cáng, thôn Nậm Khoang, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, Lào Cai. Vào thời điểm trên, nhiều người dân bàng hoàng phát hiện 3 cháu T.A.T., L.T.L. và S.A.Q. (cùng SN 2016, trú xã Nậm Chạc) tử vong do đuối nước.

Khu vực phát hiện thi thể của 3 cháu được xác định hồ trữ nước có độ sâu khoảng 1,5 m, dài hơn 6 m, rộng 6 m của một doanh nghiệp trồng chuối trên địa bàn. Theo thông tin từ xã Nậm Chạc, nguyên nhân ban đầu được xác định là do trong lúc đi chăn trâu, các cháu xuống hồ nước tắm dẫn tới bị đuối nước.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng đến hiện trường làm rõ vụ việc.

Hiện, thi thể các cháu đã được đưa về gia đình tổ chức mai táng.

 

Làm sao dẹp được biến tướng "đồng phục" trong trường học?

Đỗ Quyên

https://giaoduc.net.vn/lam-sao-dep-duoc-bien-tuong-dong-phuc-trong-truong-hoc-post237491.gd

GDVN- Nhiều phụ huynh đều cho rằng, đồng phục quần áo rất cần thiết, còn ba lô, cặp sách, vở viết, bảng con, bìa bao, nhãn vở, không nên quy định giống nhau.

Nói đến từ đồng phục, mọi người đều hiểu là nhiều người cùng mặc trang phục giống nhau, tạo nên sự đồng đều cho một đội nhóm, một cơ quan, tổ chức nào đấy.

Vì thế, đồng phục ở trường học cũng luôn được hiểu là tất cả học sinh của ngôi trường ấy, cùng mặc một bộ trang phục giống nhau.

Ngoài ra, quy định về đồng phục trong nhà trường còn mang một ý nghĩa nhân văn to lớn. Đồng phục học sinh sẽ giúp xóa đi mọi ranh giới, khoảng cách, phân biệt sự giàu nghèo giữa các em học sinh trong cùng một nhà trường, để các em dù gia đình khó khăn cũng tự tin hòa đồng cùng tất cả các bạn. Các học sinh xích gần nhau hơn và học học tập được tốt hơn.

Tuy nhiên, theo thời gian, từ “đồng phục” trong nhà trường hiện nay, đã không còn chỉ về những bộ trang phục giống nhau của học sinh trong trường mà đã được “biến tướng’ qua nhiều thứ khác. Nào là cặp sách, ba lô, bút, hộp màu, thậm chí từng chiếc nhãn vở, cái bìa bao sách vở… cũng phải một kiểu y chang nhau của cả lớp, cả trường.

Sự biến tướng của từ ‘đồng phục”

Mới đây, một số phụ huynh có con học bậc trung học phổ thông tại một trường ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bức xúc đưa lên mạng thông tin:”Ba lô phải là ba lô đồng phục. Ba lô không có lô gô trường, bảo vệ không cho vào”. Sau đó, lãnh đạo trường này trả lời báo chí khẳng định, hoàn toàn không có chuyện ép buộc mua ba lô đồng phục, đồng phục phải mua theo đủ bộ như thông tin mạng xã hội nêu. Trước khi bắt đầu làm thủ tục nhập học cho học sinh, trường đã triển khai rất rõ các quy định cho các thầy cô, giáo viên trong trường nắm rõ. Thế nhưng, trong quá trình triển khai và tư vấn cho phụ huynh, học sinh, có một nhân viên của trường đã truyền đạt thông tin sai với chủ trương của trường.

Tiếp đó là câu chuyện, một phụ huynh tại An Giang "tố" nhà trường ép mua vở in hình cổng trường cho học sinh lớp 1, với giá cao gấp đôi bên ngoài.[1] Những điều này dấy lên những băn khoăn về chuyện "đồng phục" trong nhà trường.

Thực tế, người viết từng được nhiều phụ huynh chia sẻ thông tin, có lớp, giáo viên cũng quy định từng cái bìa bao, cái nhãn vở của từng cuốn sách, cuốn vở, cây bút… của mỗi học sinh phải giống y chang nhau. Đã có những phụ huynh mua không đúng màu, bìa bao mỗi loại vở không như quy định và đã phải xé bỏ đi mua cái khác. Điều này, không chỉ tốn kém về tài chính mà còn làm mất nhiều thời gian của phụ huynh.

Thế nên, nhiều người đã phải mua tại trường học hoặc mua tại một địa chỉ do giáo viên giới thiệu.

Chị Minh Nguyệt, có con vào lớp 1 tại một trường tiểu học ở phía Nam chia sẻ: “Nhận được thông báo của nhà trường về việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho con mà thấy buồn vì tôi đã chuẩn bị trước rồi. Tuy nhiên, nó không giống như quy định của nhà trường nên giờ phải bỏ đi hết để chuẩn bị lại”.

Nói rồi chị Minh Nguyệt kể, trước đó tranh thủ thời gian rảnh nên gia đình đã mua bảng con, mua vở rồi dán bìa bao luôn. Cứ nghĩ, bảng con mua loại nào cũng được, vở mua 4 hay 5 ô ly mà chẳng viết được? Rồi, bìa bao màu nào mà chẳng như nhau? Cũng chỉ là bao cho sách, vở khỏi bị dơ, bị sờn thôi mà.

Thế nhưng, khi con nhập học, gia đình nhận thông báo của nhà trường quy định mà hoảng.

Giáo viên yêu cầu chuẩn bị 5 quyển vở trắng 4 ô li kẻ caro, bao màu xanh biển, 5 bìa cứng bọc vỏ không bị quấn mép, dán nhãn ghi tên. Bảng con (4 ô li), mặt sau bảng có sơ đồ tách gộp. Những đồ dùng, bìa bao, chuẩn bị trước đó không giống quy định, gia đình phải bỏ hết để chuẩn bị lại.

Giống chị Minh Nguyệt, chị Khánh Trâm cũng có con vào lớp 1 chia sẻ: “Trường của con tôi cũng quy định, 1 cuốn vở bao giấy màu xanh dương, 1 cuốn vở bao giấy màu vàng…trong khi trước đó mình bao toàn bộ là màu trắng nên phải bỏ đi, mua giấy đúng màu để bao lại”

Có nên dẹp bỏ nạn “đồng phục” trong trường học hiện nay?

Có nên dẹp nạn “đồng phục” hiện nay trong các nhà trường? Tham khảo ý kiến này, nhiều phụ huynh đều cho rằng, đồng phục về quần áo rất cần thiết còn ba lô, cặp sách hay sách vở, đồ dùng học tập, bìa bao, nhãn vở…không nên quy định giống nhau làm gì?

Nhiều thầy cô giáo khác cũng đồng tình với những ý kiến trên. Không nhất định phải dùng bìa bao cùng màu mới phân biệt được các loại sách, vở? Vì đã có nhãn vở ghi tên loại vở rồi.

Việc vở viết hoặc bảng con cũng đừng nên quy định phải là 4 ô li mới được. 4 hoặc 5 ô li, học sinh cũng sẽ biết cách sử dụng. Chỉ cần hướng dẫn kỹ học sinh độ cao, độ rộng, khoảng cách của các con chữ thì vở hay bảng bao nhiêu ô li mà chẳng được.

Với học sinh lớp 1, buổi đầu có em còn bỡ ngỡ, chưa quen nhưng thầy cô sẽ nhẫn nại hướng dẫn, nhắc nhở thì chỉ sau một tuần vào học, mọi việc sẽ vào nền nếp.

Việc nhà trường quy định cứng phải viết loại vở này, phải dùng loại bảng con kia hay mỗi cuốn vở một màu…đã làm nhiều phụ huynh mất bao công sức. Có người phải đợi thông báo từ nhà trường mới dám đi mua.

Có người đã chuẩn bị đủ nhưng rồi phải bỏ đi để chuẩn bị lại theo quy định thông báo. Bên cạnh đó, học sinh cũng theo thói quen “đồng phục” mà không phát triển được tư duy độc lập của bản thân mình.

 

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: “Không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền"

Hoàng Thị Bích

https://www.nguoiduatin.vn/bo-gddt-khong-muon-doc-quyen-sgk-cung-bi-day-vao-the-doc-quyen-a623564.html

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, nếu Bộ có riêng một bộ SGK thì các cơ sở giáo dục liệu có tư tưởng chọn đúng bộ sách của Bộ biên soạn hay không?

Để có góc nhìn đa chiều xoay quanh việc triển khai chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT 2018) và vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) biên soạn riêng một bộ sách giáo khoa  Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe ý kiến phân tích từ ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.

NĐT: Thưa bà, sau 3 năm triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình GDPT 2018, với tư cách là ĐBQH,  bà đánh giá như thế nào về những thành tựu cũng như hạn chế trong việc đáp ứng mục tiêu đổi mới GDPT?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29 là chủ trương rất đúng đắn, việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018 trong đó có việc triển khai bộ SGK mới, một chương trình nhiều bộ SGK đây  là chủ trương đúng.

Nếu triển khai tốt một chương trình nhiều bộ SGK sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đó là có một khung chương trình chuẩn, linh hoạt trong việc lựa chọn SGK để dạy cho học sinh. Như vậy, sẽ khắc phục được tình trạng lệ thuộc vào SGK, học vẹt, cô và trò đều đi theo lối mòn phụ thuộc hoàn toàn vào sách.

Nếu khắc phục được tình trạng này, chúng ta sẽ đào tạo được những lứa học sinh, lứa công dân có tư duy phản biện rất tốt và luôn năng động, sáng tạo.

Qua 3 năm triển khai chương trình GDPT 2018, theo tôi về mặt ưu điểm có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Thêm nữa, với vai trò chủ đạo của mình, Bộ GD&ĐT đã nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai.

Trong thời gian rất ngắn, bước đầu, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có nhiều bộ SGK đã được biên soạn, thẩm định, xuất bản.

Cùng với đó, lộ trình thực hiện chương trình GDPT 2018 có chậm hơn một chút so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh đã được thực hiện tương đối suôn sẻ theo lộ trình.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều trăn trở như khâu chuẩn bị chưa được kỹ lưỡng, chưa chú ý một cách hợp lý đến hạ tầng giáo dục, con người…

Một chương trình nhiều bộ SGK là một sự đột phá lớn, do đó phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt con người, đó là đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Tuy nhiên, trong thời điểm 3 năm chưa kịp đào tạo đội ngũ giáo viên dạy theo chương trình mới. Thậm chí, có những môn học mới chưa đào tạo được thì vẫn sử dụng đội ngũ giáo viên cũ với chuẩn giáo dục cũ để dạy chương trình mới, điều này có lúc dẫn đến bị động.

Thêm nữa, không phải dạy chương trình mới chỉ là đổi từ “quyển sách nọ sang quyển sách kia”, đổi từ “bộ sách nọ sang bộ sách kia” mà là thay đổi hẳn về tư duy giáo dục và cách tổ chức giáo dục.

NĐT: Hiện, đã có nhiều bộ SGK của các nhà xuất bản, qua nắm bắt tâm tư của cử tri bà đánh giá thế nào về chất lượng những bộ sách này?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Trong một khoảng thời gian ngắn như thế và biên soạn khá nhiều bộ SGK thì giai đoạn đầu những sai sót là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với hệ thống SGK giảng dạy cho học sinh nếu bộ sách nào cũng có sai sót thì đương nhiên các cơ sở giáo dục vẫn phải chọn một bộ tối ưu nhất để dạy. Nên, nếu sự chuẩn bị được đầu tư kỹ lưỡng hơn sẽ hạn chế được sai sót.

Bên cạnh đó, đội ngũ ban đầu chưa chuẩn bị kỹ cho nên dẫn đến khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai. Đặc biệt, dạy các môn tích hợp ở bậc trung học cơ sở. Nhiều người chưa hiểu rõ thế nào là một chương trình nhiều bộ SGK và tại sao phải nhiều SGK, tính ưu việt của một chương trình nhiều bộ SGK như thế nào?  Chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt về truyền thông để xã hội hiểu và ủng hộ nhiều hơn.  

NĐT: Hiện nay đã có nhiều bộ SGK, bà đánh giá thế nào về việc Bộ GD&ĐT phải xuất bản thêm một bộ SGK,việc này sẽ ảnh hưởng ra sao đến bối cảnh xã hội hoá giáo dục?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”

Vậy, nên hay không nên biên soạn thêm một bộ SGK của Bộ GD&ĐT, tôi cho rằng cần nhìn nhận gốc rễ sâu xa của vấn đề.

Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88 việc  thực hiện biên soạn SGK, Bộ Giáo dục đã mời các tổ chức, cá nhân,các nhà khoa học...có năng lực tham gia biên soạn các bộ sách. Bộ GD&ĐT với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ còn nhiều việc liên quan đến chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018 nên chưa kịp thời tổ chức biên soạn được bộ SGK riêng. Đến lúc Bộ tổ chức biên soạn thì tất cả các tác giả có thể biên soạn, viết SGK đều đã tham gia với các tổ chức, cá nhân khác ở các bộ sách khác, khiến cho đội ngũ bị trống. Điều quan trọng là ba bộ SGK được Bộ phê duyệt, thẩm định cho đến thời điểm hiện nay, đã và đang được thầy trò thực hiện ở các địa phương trong toàn quốc tương đối tốt.

Vì vậy, đại diện cho Chính phủ, cũng như ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã đề nghị Đoàn giám sát bỏ nội dung Bộ biên soạn SGK khỏi Nghị quyết, với nhiều lý do, trong đó nổi bật là việc này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa, đồng thời gây ra những phức tạp, tốn kém không cần thiết.

Quan điểm của tôi là phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề, nói một chương trình nhiều bộ SGK mà không nói là bao nhiêu bộ (không phải 3, 4, 5 bộ) thì hiện nay đã có những bộ SGK cho học sinh lựa chọn rồi, có cần thêm SGK nữa hay không? Tôi cho rằng vẫn cần. Bởi, càng nhiều bộ SGK thì có càng nhiều lựa chọn.

Việc một chương trình nhiều bộ SGK là không thừa, thậm chí đến thời điểm này có tổ chức, cá nhân nào sẵn sàng biên soạn những bộ SGK mới thì Bộ GD&ĐT vẫn chấp nhận, thẩm định. Do đó, không có một giới hạn nào cho con số nhiều.

Tuy nhiên, nếu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì cần phải lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, vấn đề chọn sách giáo khoa, nếu Bộ có riêng một bộ SGK thì các cơ sở giáo dục liệu có tư tưởng chọn đúng bộ sách của Bộ biên soạn hay không? Sẽ dẫn đến tình trạng chúng ta xã hội hóa SGK, có nhiều bộ SGK nhưng nếu các cơ sở giáo dục đồng loạt chọn sách của Bộ thì chủ trương xã hội hóa, chủ trương nhiều bộ SGK của chúng ta bị phá sản. Bởi, không ai cấm các trường không được chọn sách giống nhau.

Bộ cũng không cần phải độc quyền, không cần đi tiếp thị cho mình mà các cơ sở giáo dục thấy được đây là bộ sách của Bộ biên soạn, bằng niềm tin tự nhiên thì sẽ chọn bộ sách này cho chắc chắn, do Bộ GD&ĐT biên soạn. Vô hình chung các bộ sách của các tổ chức cá nhân khác sẽ “đắp chiếu” để đấy, nhiều bộ sách sẽ bị phá sản. Nên đây cũng là điều phải tính đến.

Thứ hai,soạn SGK không phải việc dễ mà phải thành lập cả hội đồng, nếu chọn đúng theo tinh thần khoa học thì có bao nhiêu SGK thì những thành viên trong hội đồng phải đọc hết các bộ SGK, sau khi đọc xong có so sánh, nhận xét, đối chiếu với các bộ sách khác. Căn cứ vào thực trạng học sinh của cơ sở giáo dục sẽ chỉ ra bộ sách nào phù hợp và lúc đó mới đề nghị chọn. Do đó, quá trình lựa chọn bộ SGK là quá trình rất mất công.

Cho nên, khi có một bộ sách của Bộ ra thì không tránh khỏi tình trạng chọn bộ sách này đỡ phải đọc các bộ sách khác, đỡ chọn và đỡ mất thời gian, đặt niềm tin vào Bộ. Như thế, Bộ không muốn độc quyền cũng bị đẩy vào thế độc quyền.

Thứ ba, trong thời điểm hiện tại Bộ GD&ĐT cũng chưa khắc phục được những khó khăn Bộ gặp phải trong biên soạn sách như tác giả, công việc để chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018. Nên giờ yêu cầu Bộ ngay lập tức biên soạn một bộ SGK thì tôi nghĩ rằng đây là việc gây khó cho Bộ. Nếu cứ làm gấp như thế, chất lượng của sách cũng khiến nhiều người e ngại.

Theo tôi, Bộ có thể vẫn tiếp tục nghiên cứu để xây dựng một bộ SGK nhưng không phải trong thời điểm hiện tạimà theo một lộ trình nhất định, kỹ lưỡng và dành nhiều thời gian dành cho việc này – nếu thấy thực sự cần thiết và khả thi.

NĐT: Theo bà, hiện nay nếu biên soạn SGK thì cần phải lưu ý những vấn đề gì?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Qua theo dõi các bộ SGK trên thị trường được cấp phép phát hành vẫn là những bộ SGK đại trà cho tất cả các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, chúng ta có những đặc điểm riêng ở vùng miền, miền núi, đồng bằng, nông thôn, thành thị… Vì thế, khi biên soạn nhiều bộ SGK cần chú ý đến tính chất, đặc trưng vùng miền. Làm sao có những bộ SGK phù hợp với vùng miền hơn là việc tung ra quá nhiều bộ SGK để các cơ sở giáo dục loay hoay trong vấn đề chọn lựa.

NĐT: Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần làm gì để chương trình GDPT 2018 đạt được nhiều nhất những kỳ vọng?

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Việc Bộ GD&ĐT cần làm trước mắt, về phía SGK Bộ nên có sự rà soát kỹ lưỡng, trong quá trình thẩm định nghiêm túc làm đối với những sai sót để kịp thời hiệu đính, điều chỉnh cho phù hợp–nếu cuốn  SGK nào có những nội dung còn “sạn”,dù sai sót rất nhỏ .

Bên cạnh đó, gấp rút trong vấn đề đào tạo được giáo viên để có được đội ngũ giáo viên theo đúng lộ trình đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này,cần quan tâm đến biên chế ngành giáo dục và các chế độ ưu đãi, thu hút học sinh vào khối trường sư phạm.

Đồng thời, Bộ cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận lớn trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới sách giáo khoa theo đúng Nghị quyết 29.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của bà!.

 

Kết quả kiểm tra vụ bổ nhiệm nhiều người thân trong một doanh nghiệp Nhà nước

Minh Hải

https://thanhnien.vn/ket-qua-kiem-tra-vu-bo-nhiem-nhieu-nguoi-than-trong-mot-doanh-nghiep-nha-nuoc-185230827160708321.htm

Trong 5 người thân thì vợ và con trai của ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty TNHH MTV Sông Chu (thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa) được bổ nhiệm, điều động không đúng và không đảm bảo quy định.

Nhiều người thân được bổ nhiệm không đảm bảo quy định

Liên quan đến vụ nhiều người thân của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Sông Chu cùng làm trong công ty mà Thanh Niên đã phản ánh, ngày 27.8, Sở Nội vụ Thanh Hóa đã có kết quả kiểm tra sơ bộ ban đầu.

Kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Thanh Hóa xác định, bà Hoàng Thị Thu Hiền (vợ ông Lê Văn Thủy) có trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế (Đại học Tài chính - Kế toán). Từ tháng 4.2010 - 1.2017 bà Hiền giữ chức Phó trưởng phòng Tài vụ của Công ty TNHH MTV Sông Chu, trong khi thời gian này ông Lê Văn Thủy đang giữ chức Tổng giám đốc công ty. Căn cứ theo luật Kế toán thì bà Hiền thuộc diện những người không được làm kế toán tại đơn vị này, do có chồng đang giữ chức vụ lãnh đạo công ty.

Đến 2.2017, bà Hiền được phân công làm công việc khác, không làm công tác kế toán để đảm bảo theo quy định.

Tuy nhiên, đến tháng 5.2023, bà Hiền được giao quản lý, điều hành hoạt động Phòng Tài chính - Kế hoạch của công ty và đã được lấy phiếu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm chức trưởng phòng này. Nhưng nghị quyết của HĐTV và thông báo của tổng giám đốc công ty là "giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động" là không đúng theo quy định của luật Kế toán.

Việc giao nhiệm vụ cho bà Hiền quản lý, điều hành hoạt động Phòng Tài chính - Kế hoạch còn không phù hợp với quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Đối với trường hợp ông Lê Hoàng Sơn (con trai ông Lê Văn Thủy), kết quả kiểm tra xác định quy trình và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cơ bản bảo đảm theo quy chế của công ty. Nhưng thời gian công tác chưa đảm bảo theo quy định để được bổ nhiệm các chức vụ khác nhau.

Cụ thể, ông Lê Hoàng Sơn được tuyển dụng từ tháng 7.2016, nhưng đến tháng 7.2019 đã được giữ chức Phó giám đốc một chi nhánh thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu; đến 9.2021 giữ chức Trưởng phòng Kỹ thuật của công ty. Trong quá trình được bổ nhiệm, điều động việc lấy phiếu tín nhiệm đối với ông Lê Hoàng Sơn chưa bảo đảm khách quan, minh bạch.

Về các trường hợp ông Lê Văn Hiểu, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi Triệu Sơn (em ruột ông Lê Văn Thủy), ông Hoàng Minh, Giám đốc Chi nhánh xây dựng công trình và kinh doanh tổng hợp Công ty TNHH MTV Sông Chu (em vợ ông Lê Văn Thủy), ông Lê Khắc Anh, Phó giám đốc Chi nhánh thủy lợi Nghi Sơn (cháu ruột ông Lê Văn Thủy), kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ Thanh Hóa xác định 3 người này được thực hiện quy trình bổ nhiệm cơ bản theo quy chế của công ty

Nhiều tồn tại, hạn chế

Ngoài kiểm tra theo nội dung đơn thư, Sở Nội vụ Thanh Hóa cũng đã kiểm tra và phát hiện tại Công ty TNHH MTV Sông Chu còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, như: một số nội dung trong quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ quản lý và cán bộ ở các đơn vị trực thuộc chưa bảo đảm thẩm quyền theo quy định, chưa phù hợp với quy định của pháp luật; Tổng giám đốc công ty không phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác cán bộ theo thẩm quyền.

Theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển phải đủ 3 năm công tác, nhưng nhiều năm qua, quy chế của HĐTV Công ty TNHH MTV Sông Chu lại quy định chỉ tối thiểu 1 năm công tác là không đảm bảo quy định.

Về quy trình bổ nhiệm, quy chế của công ty không quy định bước xin chủ trương bổ nhiệm mà thay bằng kế hoạch bổ nhiệm, điều động, luân chuyển hàng năm của HĐTV. Quy định này của công ty chưa đúng thẩm quyền, chưa bảo đảm khách quan, do đó việc lấy tín phiếu nhiệm chỉ mang tính hình thức.

Quy chế của công ty cũng không quy định cụ thể các bước thực hiện đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc nguồn từ nơi khác. Trong thực hiện quy trình bổ nhiệm, nhiều trường hợp bổ nhiệm thiếu bước đề xuất nhân sự trước khi thực hiện hội nghị lấy phiếu tín nhiệm; nhiều trường hợp bổ nhiệm chỉ giới thiệu 1 nguồn để đề nghị bổ nhiệm…

Ngoài ra, công tác quản lý hồ sơ bổ nhiệm của công ty còn nhiều thiếu sót, như: thiếu sơ yếu lý lịch, bản kê khai tài sản, giấy chứng nhận sức khỏe, hoặc có nhưng sơ yếu lý lịch chưa được xác nhận của thủ trưởng cơ quan, giấy chứng nhận sức khỏe thiếu ảnh, bản kê khai tài sản thiếu người nhận bản kê khai, không ký giáp lai từng trang; phiếu tín nhiệm không ghi ngày tháng; bằng đại học không lưu bản chứng thực...

Đáng chú ý, tại công ty này còn để xảy ra tình trạng thực hiện điều động, luân chuyển đối với những người giữ chức vụ cấp trưởng trở thành cấp phó các đơn vị trực thuộc mà chưa có các quy định, lý do cụ thể.

Sở Nội vụ Thanh Hóa đã chỉ ra những sai phạm, khuyết điểm trên thuộc trách nhiệm của người đứng đầu là chủ tịch HĐTV, các thành viên HĐTV, tổng giám đốc công ty; trách nhiệm của kiểm soát viên chưa phản ánh, báo cáo kịp thời. Trong đó, có cả trách nhiệm của Sở Nội vụ Thanh Hóa - là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc kiểm tra, giám sát các công ty, doanh nghiệp Nhà nước.

Sở Nội vụ Thanh Hóa đã đề nghị Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm để xử lý theo thẩm quyền, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý; khắc phục kịp thời những khuyết điểm, sai phạm được chỉ ra; khẩn trương thực hiện việc sắp xếp, bố trí các trường hợp là người thân của ông Lê Văn Thủy theo đơn xin thôi chức vụ đã gửi trước đó của các cá nhân.

Đồng thời, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế đã ban hành về tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ bảo đảm đúng quy định, đúng thẩm quyền.

 

 

 

No comments:

Post a Comment