Tuesday, August 29, 2023

Dàn nhạc Hoa Kỳ chơi nhạc Liên Xô ở London
Nguyễn Hùng
30/08/2023
VOA

Mùa Proms do BBC tổ chức năm nay có 84 buổi diễn và dàn nhạc Hoa Kỳ tham gia đêm thứ 52 và 55 của sự kiện âm nhạc toàn cầu kéo dài từ đầu tháng Bảy tới đầu tháng Chín.

Những gì Prokofiev trải qua dưới thời Liên Xô thì giờ những người sáng tác ở Việt Nam cũng vẫn phải nếm mùi dù ở dạng thức đỡ ghê tởm hơn nhiều.

Cuối tháng Tám này dàn nhạc Boston Symphony Orchestra của Hoa Kỳ có chuyến lưu diễn ở Anh nhân lễ hội nhạc cổ điển thường niên lớn nhất thế giới mang tên BBC Proms.

Mùa Proms do BBC tổ chức năm nay có 84 buổi diễn và dàn nhạc Hoa Kỳ tham gia đêm thứ 52 và 55 của sự kiện âm nhạc toàn cầu kéo dài từ đầu tháng Bảy tới đầu tháng Chín.

Tôi tới xem nhạc trưởng người Latvia Andris Nelsons chỉ huy các nghệ sỹ trong Boston Symphony Orchestra vì vừa muốn xem dàn nhạc Hoa Kỳ chơi hay tới đâu và vừa muốn họ thể hiện tài nghệ trong bản Giao hưởng Số 5 của nhà soạn nhạc đại tài thời Liên Xô Sergei Prokofiev.

Ông Prokofiev tốt nghiệp Học viện âm nhạc Saint Petersburg tại thành phố cũng là quê hương của Vladimir Putin. Prokofiev cũng đã có thời gian sống ở Hoa Kỳ từ năm 1918-1920 nhưng ông không có đủ may mắn để thành đạt nhằm trụ lại lâu hơn.

Bản Giao hưởng Số 5 được sáng tác vào mùa hè năm 1944, lúc Thế chiến II đã bắt đầu đổi chiều và Đức đang từ thắng bắt đầu chuyển sang thua. Tại Liên Xô lúc bấy giờ, màn khủng bố văn hoá của Stalin dẫn tới cái chết của cả trăm ngàn người trong đó có cả bạn của Prokofiev, người phải viết nhạc mừng sinh nhật 60 của Stalin, theo trang Houston Symphony. Trang này dẫn lời Prokofiev nói rằng bản Giao hưởng Số 5 của ông là nhằm để “ngợi ca con người hạnh phúc và tự do – [ngợi ca] sức mạnh, sự hào phóng và sự tinh khôi của tâm hồn [con người]. Thế giới tiếp nhận bản giao hưởng như biểu tượng của chiến thắng trong chiến tranh. Mặc dù vậy bài giới thiệu đêm diễn thứ 52 trong mùa BBC Proms của báo Guardian cũng nói Giao hưởng Số 5 cũng cho thấy sự trớ trêu và mơ hồ của nhạc sáng tác dưới thời Stalin.

Nhạc của Prokofiev nằm ở phần hai trong buổi diễn của Boston Symphony Orchestra. Phần một của buổi diễn là bản Lâu đài tạm bợ của nhà soạn nhạc Hoa Kỳ 35 tuổi Julia Adolphe và bản Cái chết và Sự biến hình của nhà soạn nhạc người Đức Richard Strauss.

Đương nhiên lý do chính tôi đi xem là để thưởng thức phần hai dù phần một cũng khá hấp dẫn. Những gì Prokofiev trải qua dưới thời Liên Xô thì giờ những người sáng tác ở Việt Nam cũng vẫn phải nếm mùi dù ở dạng thức đỡ ghê tởm hơn nhiều. Stalin được cho là sát hại cả nửa triệu người được công chúng biết tới, bằng với số người chết ở Leningrad trong gần 900 ngày thành phố bị quân Hitler phong toả. Trong số những người bị sát hại có cả bạn của Prokofiev. Bản thân Prokofiev thực ra sinh ra ở vùng ngày nay là Donetsk của Ukraine vào năm 1891 và thật trớ trêu ông mất cùng ngày với Stalin – 5/3/1953.

Tôi tới xem nhạc trưởng người Latvia Andris Nelsons chỉ huy các nghệ sỹ trong Boston Symphony Orchestra vì vừa muốn xem dàn nhạc Hoa Kỳ chơi hay tới đâu và vừa muốn họ thể hiện tài nghệ trong bản Giao hưởng Số 5 của nhà soạn nhạc đại tài thời Liên Xô Sergei Prokofiev.
Tôi tới xem nhạc trưởng người Latvia Andris Nelsons chỉ huy các nghệ sỹ trong Boston Symphony Orchestra vì vừa muốn xem dàn nhạc Hoa Kỳ chơi hay tới đâu và vừa muốn họ thể hiện tài nghệ trong bản Giao hưởng Số 5 của nhà soạn nhạc đại tài thời Liên Xô Sergei Prokofiev.

Dàn nhạc Boston Symphony Orchestra với nhiều cây violin gốc Á chơi rất thành công Giao hưởng Số 5. Tôi đặc biệt thích phần kết của chương một của bản giao hưởng với tiếng trống phách như khúc khải hoàn chào mừng sự phấn khích và hạnh phúc. Sự hạnh phúc này được thể hiện tiếp ở chương hai với những điệu nhạc du dương khiến người nghe có thể tưởng tượng mình đang nhún nhảy không cưỡng lại được trong tiếng nhạc mê hoặc. Phần kết của bản nhạc cũng khá hoành tráng nhưng không kịch tích bằng những giây cuối trong bản Giao hưởng Số 5 của Shostakovich, người khổ sở vì Stalin hơn nhiều so với Prokofiev.

Người hâm mộ thích thú tới tột cùng màn trình diễn của Boston Symphony Orchestra với màn vỗ tay kéo dài gần 10 phút. Nhạc trưởng phải đi vào hậu trường rồi lại đi ra tới ba lần khán giả mới đành chịu chia tay. Ấn tượng đầu tiên của tôi trong đêm diễn là cả bốn cây violin đầu đàn trong bản nhạc đầu tiên của phần một đều là nữ giới và đều người gốc Á. Và hiển nhiên ấn tượng cuối cùng là màn thể hiện tuyệt vời bản giao hưởng có tiếng trên thế giới.

  • 16x9 Image

    Nguyễn Hùng

    Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment