Đối Thoại Điểm Tin ngày 11 tháng 08 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Nhật
chật vật thúc đẩy công nghiệp quốc phòng trước tham vọng quân sự của Trung Quốc
Trung
Quốc và Wagner ở Châu Phi: Bạn hay thù?
EU
và 3 nước kêu gọi Việt Nam dừng thi hành án tử hình của Nguyễn Văn Chưởng
Nga
vu khống phương Tây kiểm duyệt tin tức chiến tranh
Trung Quốc ồ ạt qua mua giun đất, vườn cây Việt Nam
gặp nạn
Hawaii: Cháy rừng
như 'ngày tận thế' làm chết 36 người, tàn phá một phần đảo Maui
Bài
học cho Việt Nam từ sự kiện Bãi Cỏ Mây vừa qua
Đạo
đức, tư tưởng quan chức chế độ suy thoái nghiêm trọng thế nào?
Philippines
và Hoa Kỳ sẽ tiến hành tuần tra chung trong năm nay
Thái
tử Nhật Bản và phu nhân chính thức thăm Việt Nam vào tháng chín
Chương
trình Đối tác Thái Bình Dương 2023 trở lại Việt Nam
Ai
sẽ giúp Việt Nam nếu bị Trung Quốc uy hiếp trực tiếp trên Biển Đông?
Berlin
cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức
Thiết
lập ‘Đối tác Chiến lược Việt – Mỹ’, một tín hiệu tốt và là cơ hội cho Việt Nam
Thu
nhập của gần 80% người lao động không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu
Việt
Nam ghi nhận hơn 1.750 sự cố thiên tai trong bảy tháng đầu năm
Chuyên
gia quốc tế phát hiện băng nhóm chuyên phát tán mã độc tống tiền trên mạng từ
Việt Nam
WHO
cảnh báo sữa công thức bán tại Việt Nam có các thông tin gây hiểu nhầm
Nhà
hoạt động tôn giáo Nay Y Blang được gặp luật sư trong trại tạm giam
Dụ
Thanh Nhàn về Hà Nội: “Thực chiêu” hay “hư chiêu”?
Chi
nhánh Foxconn ở Thâm Quyến sẽ độc quyền cung cấp máy chủ làm ở Việt Nam cho
Apple
Chủ
tịch Thượng viện Philippines đề nghị tẩy chay hàng hóa, các công ty Trung Quốc
Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm ba nước Châu Á
Philippines: Thỏa thuận dời chiến hạm cũ tại Bãi Cỏ Mây là tưởng
tượng của TQ
Cựu
Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Quảng Ninh bị truy tố tội “Nhận hối lộ”
Ukraine thông báo 'hành
lang cứu trợ nhân đạo' cho tàu mắc kẹt ở cảng Biển Đen
'Như đang đùa với tử thần': Các nữ quân nhân Ukraine ở
tiền tuyến
Kim Jong-un thay tướng cấp cao, kêu gọi chuẩn bị nếu
chiến tranh bùng phát
VinFast dự kiến sẽ giao
dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng
và bức màn bí mật về việc thi hành án tử ở Việt Nam
World Cup nữ 2023 - 'ngày
hội' đầy kịch tính và biến động
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng:
Còn 'uẩn khúc' gì sau hơn 16 năm?
Hai mỏ khí đốt trên Biển Đông
của VN góp phần phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris?
Ukraine: Nga vẫn có
các loại vũ khí quan trọng bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế
Kim Jong-un thay tướng cấp
cao, kêu gọi chuẩn bị nếu chiến tranh bùng phát
Tổng thống Mỹ Joe
Biden nói sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam
TT Mỹ dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, thăm Việt Nam, nhưng không dự
thượng đỉnh ASEAN
Nga khẳng định đã triệt hạ 13 drone Ukraina ở Crimée và gần
Matxcơva
Ba Lan điều thêm 10.000 quân tới vùng biên giới với Belarus
Trung Quốc “ve vãn” một ASEAN “thất vọng” vì bị tổng thống Mỹ “ngó
lơ” ?
Ngân Hàng Thế Giới: Tăng trưởng Việt Nam chựng lại trong nửa đầu
năm 2023
Đảo chính ở Niger: Chiến lược của Mỹ ở Sahel có nguy cơ bị đảo
lộn ?
Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un cách chức tổng tham mưu trưởng quân
đội
4/5 – Khi Nga khai thác lá bài truyền thống và giá trị gia đình
(*)
Chiến tranh Ukraina và nguy cơ gia tăng xung đột cáp quang ngầm
dưới biển
Thụy Điển quay lại phát triển điện nguyên tử
Indonesia: Thủ đô Jakarta bị xếp vào diện thành phố ô nhiễm nhất
thế giới
Tổng thống Ukraina thừa nhận cuộc phản công chống Nga rất
« khó khăn »
Tổng thống Mỹ « sắp » thăm Việt Nam
Thượng đỉnh về Amazon : « Liên minh » chống phá
rừng bất đồng về mục tiêu
Hoa Kỳ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc
Bố trí quân ở Hồng Hải : « Cuộc chiến tầu chở dầu » mới của Mỹ ở
Vịnh Ba Tư?
Nga bị mất trộm bí quyết chế tạo tên lửa
(Reuters)
- Mỹ và Canada trừng phạt thêm nhiều thực thể và cá nhân Belarus. Ngày 09/08/2023, bộ Tài Chính Mỹ bổ
sung vào danh sách trừng phạt thêm 8 người và 5 thực thể liên quan đến các vụ
trấn áp xã hội dân sự Belarus, ủng hộ cuộc chiến phi pháp do Nga phát động ở
Ukraina và giúp tổng thống Alexander Lukashenko làm giầu. Phía Canada bổ sung 9
người và 7 thực thể vào “danh sách đen” đã có rất nhiều quan
chức chính phủ, bộ Quốc Phòng Belarus, thẩm phán, giám đốc đài truyền hình...
(AFP) -
Nga : Một doanh nhân nổi tiếng tố cáo cuộc tấn công “dã man” ở Ukraina. Trong thông cáo được gửi đến hãng tin Pháp
AFP ngày 10/08/2023, ông Arkadi Voloj, nhà đồng sáng lập Yandex - một công cụ
tìm kiếm nổi tiếng của Nga - nói rõ là ông “kịch liệt phản đối cuộc
chiến” và “kinh hãi vì số phận của thường dân Ukraina”.
Đây là phát biểu hiếm hoi trong bối cảnh Nga gia tăng trấn áp các tiếng nói
phản chiến. Tháng 06/2022, ba tháng sau khi Nga phát động chiến tranh ở
Ukraina, ông Arkadi Voloj từ chức ban giám đốc công ty Yandex. Sống ở Israel từ
những năm 2010, hiện giờ ông tự nhận là “doanh nhân Israel sinh ở
Kazakhstan”.
(AFP) –
Một công dân Đức bị nghi làm gián điệp cho Nga. Người đàn ông này làm việc cho quân
đội. Hôm qua 09/08/2023, ông đã bị bắt ở miền tây đất nước. Nhân vật này làm
việc trong bộ phận tin học và hậu cần của Quân Đội Đức (Bundeswehr), phụ trách
quản lý thiết bị quân sự. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, các mối đe dọa về
gián điệp nhắm vào phương Tây đã tăng lên đáng kể.
(AFP) –
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ 10 người bị tình nghi hỗ trợ tài chính cho các thành
phần ly khai ở hải ngoại. Theo các thông tin được công bố hôm 10/08/2023, trong số này
có 4 nam và 6 phụ nữ trong độ tuổi 26 - 43. Họ bị cáo buộc « thông đồng
với các phần tử nước ngoài » đe dọa an ninh quốc gia, chiểu theo bộ luật
an ninh mới được thông qua hồi năm 2020.
(AFP) – Ít
nhất 17 người chết tại Miến Điện trong một vụ đắm tàu. Toàn bộ thuyền nhân là người Hồi
Giáo Rohingya vượt biên sang Malaysia. Một nhân viên cứu hộ thuộc quỹ Shwe
Yaung Metta tại thành phố Sittwe, bang Rakhine, miền tây Miến Điện hôm
10/08/2023 cho biết do biển động, tàu đắm với hơn 50 người trên khoang. Cảnh
sát đã vớt được xác 17 nạn nhân, hơn 30 người mất tích. Đa số dân bang Rakhine
theo đạo Phật. Khoảng 600.000 người Hồi Giáo Rohingya tại bang này bị truy bức.
Năm ngoai, đã có ít nhất 348 người Rohingya chết trên biển, theo thống kê của
Liên Hiệp Quốc.
(AFP) – Nổ
một nhà máy sản xuất pháo tại ngoại ô Matxcơva, ít nhất 12 người mất tích. Nhà máy Serguiev Possad ở khu vực
đông bắc thủ đô Matxcơva bị nổ vào chiều 09/08/2023. Theo tổng kết sơ khởi, 9
người mất tích, 60 người bị thương. Giới điều tra không liên hệ vụ nổ này với
chiến tranh Ukraina.
(AFP) –
Thêm một thảm họa nhân đạo ở biển Địa Trung Hải. 41 người mất tích trong một vụ đắm
tàu vào hôm nay 10/08/2023 ở ngoài khơi Tunisia. Trên thuyền có 45 người. 4
người sống sót đã được đưa vào bờ tại Lampedusa, Ý. Theo thông cáo của Phủ Cao
Ủy Tị Nạn và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, tai họa xảy ra trong đêm 03,
rạng sáng 04/08/2023.
(AFP) –
Ecuador ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ ứng viên tổng thống bị sát hại. Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso,
hôm nay 10/08/2023, đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày trên toàn
quốc, sau khi xảy ra vụ xả súng sát hại ứng cử viên tổng thống Fernando
Villavicencio. Trong một bài phát biểu được đăng trên YouTube, tổng thống Lasso
cho biết quân đội đã được huy động trên toàn quốc để bảo đảm an ninh cho người
dân và sự bình yên của đất nước.
(Reuters)
– Biến
thể Covid mới, Eris, gia tăng ở nhiều nơi, nhưng không thay đổi nhiều. Hôm
qua 09/08/2023, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã
nhận định như vậy và cho rằng thuốc tiêm chủng được cập nhật vào tháng 9 tới sẽ
giúp chống lại biến thể này. Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hôm qua, cũng cho rằng biến
thể này không đe dọa nhiều đối với sức khỏe cộng đồng.
(AFP) – 11
người chết trong một vụ hỏa hoạn ở miền đông nước Pháp. Các quan chức địa phương cho biết 11
người đã thiệt mạng vào hôm qua 09/08/2023 ở thành phố Wintzenheim, miền đông
nước Pháp, sau khi lửa thiêu rụi một khu nghỉ dưỡng dành cho người khuyết tật.
Vụ hỏa hoạn tại căn nhà gỗ xảy ra vào đêm khuya khi các nạn nhân đang ngủ
say.
(AFP) – Cháy rừng ở Hawaii của Mỹ. Hôm
nay 10/08/2023, theo các nhà chức trách, ít nhất 36 người đã thiệt mạng tại
quần đảo Hawaii và hàng nghìn người phải sơ tán, cư dân nhảy xuống biển để
thoát khỏi ngọn lửa. Các đám cháy trở nên trầm trọng hơn bởi hiện bão Dora
đang đi qua Thái Bình Dương, Hawaii vài trăm cây số, làm tăng sức gió, có lúc
lên tới 130 km/giờ.
TIN TỨC: Thứ Sáu,
ngày 11 tháng 08 năm 2023
1/ NHÀ ĐẤU TRANH NGƯỜI THƯỢNG ĐƯỢC TIẾP XÚC LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Ông Nay Y Blang, một nhà đấu tranh cho tôn
giáo thuộc Hội thánh Đấng Christ Tây nguyên, vừa được gặp gỡ luật sư trong khi
bị tạm giam tại đồn công an tỉnh Phú Yên, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do
dân chủ để chống phá nhà nước”.
Ông Nay Y Blang từng bị
sách nhiễu nhiều lần sau khi đi gặp phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ và báo cáo
về đàn áp tôn giáo. Đến ngày 18/5 vừa qua, công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm giam
ông.
Luật sư Hà Huy Sơn được gia
đình ông Nay Y Blang ký hợp đồng bào chữa. Vào tháng 7 vừa qua, ông Sơn đã gặp
được thân chủ trong trại tạm giam. Ông cho biết là vì ở Hà Nội khá xa xôi nên
chỉ gặp được thân chủ có một lần.
Mục sư Aga, người sáng lập
Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây nguyên, cho biết gia đình ông Nay Y Blang
chỉ được gửi đồ tiếp tế mà không được gặp thân nhân. Phía công an nói với gia
đình nếu thuyết phục được ông từ bỏ đạo sẽ cho gặp nhưng gia đình từ chối.
Mục sư Aga, người hiện tỵ
nạn chính trị ở Hoa Kỳ, cho biết ông Nay Y Blang là người Thượng đầu tiên có
được sự trợ giúp pháp lý trong một vụ án chính trị.
Ông Nay Y Blang 47 tuổi, cư
trú tại buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Trong nhiều năm qua,
ông và nhiều tín đồ của tổ chức tôn giáo không được nhà nước công nhận này liên
tục bị sách nhiễu. Vào tháng 8 năm ngoái, ông có gặp một viên chức thuộc tổng lãnh
sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Một tháng sau, ông được mời
gặp phái đoàn phụ trách tôn giáo từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Tuy nhiên ông không
thể đến địa điểm gặp vì bị an ninh câu lưu ở bến xe Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa.
2/ MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA VN BỊ KHỰNG LẠI TRONG 6 THÁNG QUA
Trong báo cáo về tình hình
kinh tế Việt Nam trong tháng 8, Ngân hàng Thế giới ghi nhận tổng sản lượng nội
địa (GDP) của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay tăng gần 4% so với năm ngoái,
nhưng bị khựng lại vì môi trường bên ngoài đầy khó khăn và nhu cầu trong nước
bị suy yếu.
Công bố báo cáo tại Hà Nội
vào hôm qua 10/8, bà Carolyn Turk, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam,
cho biết kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ cả các yếu tố “bên trong lẫn
bên ngoài”.
Cần biết là tổng sản lượng của
thế giới dự trù tăng hơn 2% trong năm 2023, thấp hơn so với tỷ lệ 3% vào năm
ngoái. Tăng trưởng về thương mại toàn cầu cũng đã giảm mạnh, từ 6% rơi xuống
còn 1.7% trong năm nay.
Trong 6 tháng đầu năm nay,
kinh tế Việt Nam đã bị chựng lại. GDP chỉ tăng lên 3.7% so với cùng thời kỳ năm
ngoái. Ngân hàng Thế giới tỏ ra lạc quan hơn cho các dự báo ở nửa cuối 2023.
Để thúc đẩy tăng trưởng, Ngân
hàng Thế giới khuyến khích Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công một cách có hiệu quả,
đặc biệt là vào hệ thống phân phối điện lực. Thiếu điện là một trong những
nguyên nhân tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, theo kết quả
thăm dò mới nhất, hơn 75% người lao động ở VN cho biết lương bổng không đủ đáp
ứng các chi tiêu cho cuộc sống, dẫn đến tình trạng vay nợ nóng thường xuyên
diễn ra.
3/ BẮC HÀN CÁCH CHỨC TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN ĐỘI
Nhà lãnh đạo tối cao Bắc Hàn
Kim Jong Un đã cách chức tổng tham mưu trưởng quân đội Pak Su Il và kêu gọi
chuẩn bị cho chiến tranh, bao gồm việc tăng cường sản xuất vũ khí và tiến hành
nhiều cuộc tập trận hơn.
Theo loan báo của thông tấn
xã Bắc Hàn, ông Pak Su Il bị thay thế bởi vị phó nguyên soái Ri Yong Gil. Ông
Pak, người được thăng chức vào cuối năm ngoái, đã bị cách chức vì không thể
hiện đủ năng lực trong lãnh vực quân sự.
Kim Jong Un đang có xu
hướng nhanh chóng thay thế các quan chức khi họ bị đánh giá là thiếu khả năng
kiểm soát và thực thi nhiệm vụ của mình. Ngoài ra ông Ri là người thích hợp nhất để thay thế ông Pak, vì trước đó ông đã
giữ chức tổng tham mưu trưởng trong một thời gian dài.
Ông Pak bị cách chức trong
một cuộc họp của ban quân ủy trung ương Bắc Hàn, thảo luận về các hoạt động quân sự lớn lao để
chống lại Nam Hàn. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hai quân đội Hoa Kỳ và Nam
Hàn đang chuẩn bị cho các cuộc tập trận chung lớn vào cuối tháng này.
Các hành động nói trên bị
Bắc Hàn xem là diễn tập cho cuộc xâm lược Bắc Hàn, với bạo quyền Bắc Hàn đã
nhiều lần đe dọa có thể kích hoạt hành động đáp trả quyết liệt.
VNTB
– Báo cáo thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị lần 4 của
Việt Nam viết gì?
VNTB – Người làm bún và rượu gạo đang khốn đốn vì giá gạo
tăng mỗi ngày
VNTB
– Báo động khẩn: hồ chứa nước 137 tỷ mới hoàn thành có nguy cơ vỡ bất cứ
lúc nào
VNTB – Biểu
tình ở phía đối diện tòa soạn báo Thanh Niên
VNTB – Bỏ
hình phạt tử hình ở Việt Nam, trừ án tham nhũng
Quảng
Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc
Ảo
tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung
Bài
học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh
08/08/1975:
Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện
Bào
ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc
Trump
và phiên toà của nền dân chủ Mỹ
Tác
động của COVID-19 đối với sức khỏe tim mạch vẫn khiến các bác sĩ bối rối11/08/2023
Mỹ chả ra gì?11/08/2023
Cứu
Nguyễn văn Chưởng: Cần một quyết định từ Ba Đình chứ không phải pháp đình!11/08/2023
Ông Tô Lâm
“này” là… ai?10/08/2023
Sám hối
trước thiên nhiên10/08/2023
Làm
sao để Hội đồng trường đại học không chứa “tội phạm tiềm ẩn”?10/08/2023
Công
lý cần cho tất cả chúng ta10/08/2023
Thuế
giá trị gia tăng của Việt Nam đang bảo hộ ngược10/08/2023
Lối
thoát nào cho hai vụ án tử tù?10/08/2023
Dụ
Thanh Nhàn về Hà Nội: “Thực chiêu” hay “hư chiêu”?09/08/2023
Phúc
Lai - Về tình hình Kupyansk, liệu có bị Nga tái chiếm hay không
Dương
Quốc Chính - Kinh tế Trung Quốc giảm phát
Lê
Xuân Nghĩa - « Trung tâm nhân loại » sao không tự phát minh ?
Nguyễn
Thông - Sóc Sơn nát tại ai?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng và bức màn bí mật về việc thi hành án tử ở
Việt Nam 11/08/2023
Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 11/08/2023
Biết thua để nhường chỗ cho công lý 10/08/2023
Công lý bất toàn 10/08/2023
Ba bóng đen trùm xuống bản án tử hình oan Nguyễn Văn Chưởng 10/08/2023
Con bò biết khóc! 10/08/2023
Cù Huy Hà Vũ Ngục ký: Gặp Luật sư và Giám thị trước phiên tòa phúc
thẩm (Kỳ 2) 10/08/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Vi phạm điều đảng viên
không được làm, Phó Chánh Thanh tra tỉnh bị cách chức vụ trong Đảng
https://www.anninhthudo.vn/vi-pham-dieu-dang-vien-khong-duoc-lam-pho-chanh-thanh-tra-tinh-bi-cach-chuc-vu-trong-dang-post548430.antd
Hà Nội: Xử phạt hơn
330 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng
ANTD.VN - Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban
hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên 330 triệu đồng đối với một
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng có địa chỉ trụ sở chính:
tại thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với Doanh nghiệp tư nhân Nhật Tuấn, địa chỉ thôn Đại Định, xã
Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội với số tiền phạt 333.148.725 đồng
về hành vi bán hàng hóa (xăng R ON95-III) có chất lượng không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trước
đó, ngày 12-7-2023, Đội QLTT số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Công
an thành phố Hà Nội và Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội tiến hành
kiểm tra Doanh nghiệp tư nhân Nhật Tuấn.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng tiến hành lấy 01 mẫu
xăng RON 95 – III tại cửa hàng để kiểm nghiệm chất lượng. Lượng tồn xăng lúc
này tại cửa hàng là 5.957 lít.
Kết quả thử nghiệm mẫu xăng RON 95-III của Trung tâm kỹ thuật
tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 – Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối
với mẫu xăng trên cho thấy, trị số Octan của mẫu xăng RON 95-III (xăng không
chì – mức 3) là không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Lượng hàng hóa
vi phạm có trị giá trên 133 triệu đồng.
Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã trình Chủ
tịch UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
Doanh nghiệp tư nhân Nhật Tuấn với số tiền phạt: 333.148.725 đồng về hành vi
hành chính "Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng".
Triệt phá đường dây
môi giới mại dâm tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh
Một cô gái từng là tiếp viên hàng không đã
liên hệ với nhiều tiếp viên hàng không và “hot girl”, người mẫu ảnh để lôi kéo
vào đường dây mại dâm của mình. Số tiền bán dâm một lần là 27 triệu đồng, qua
đêm giá 60 triệu…
Tối 10/8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ
Chí Minh cho biết đã tạm giữ đối tượng Vỏ Thị Mỷ Hạnh (SN 1997, ngụ
đường Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp), để điều tra về hành vi môi giới cho
4 cô gái đến khách sạn bán dâm cho khách.
Trước đó, qua công tác vận động quần
chúng và sự tố giác của nhân dân, Ban giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh chỉ
đạo Phòng Cảnh sát hình sự xác lập chuyên án đấu tranh khám phá nhóm hoạt động
môi giới mại dâm cho tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh...
Ban chuyên án xác định, Hạnh từng là tiếp viên
hàng không nhưng đã nghỉ việc vào ngày 5/10/2022. Hạnh có quá trình làm
việc chung lâu năm, thường xuyên tiếp cận với nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng
không, các “hot girl”, người mẫu ảnh nổi tiếng...
Hạnh xây dựng hình tượng cô gái trẻ thành đạt
với hơn 300.000 lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, thường xuyên phô
trương cuộc sống sang chảnh, check in, du lịch tại những nơi nổi tiếng, mua sắm
đồ hiệu đắt tiền nhằm chiêu dụ các cô gái trẻ hám lợi, lôi kéo họ tham gia
vào đường dây mại dâm do Hạnh điều hành.
Hạnh chỉ đạo các cô gái chỉ liên hệ, trao đổi
việc mua bán dâm qua các nền tảng mạng xã hội, thuê mướn xe hơi sang trọng để
đưa đón gái mại dâm, chọn nơi bán dâm là các khách sạn, resort sang trọng.
Hiện nay, Hạnh quản lý trên 30 gái bán dâm,
trong đó có các nữ tiếp viên của nhiều hãng hàng không và nhiều hotgirl, người
mẫu ảnh nổi tiếng. Giá bán dâm từ 1.000 USD đến 3.000 USD/lượt. Ngoài việc môi
giới cho gái bán dâm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Hạnh còn môi giới cho gái bán
dâm đi tour, đi tỉnh với số tiền thu lợi rất lớn.
Ngày 9/8, Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối
hợp Công an quận 1 đã triển khai kế hoạch triệt phá chuyên án, kiểm tra khách
sạn trên đường Lê Thị Riêng (phường Bến Thành, quận 1).
Tại đây, Công an phát hiện tại 4 phòng có 4
gái bán dâm đang bán dâm gồm: N.T.A (SN 1992, tiếp viên hàng không), H.N.Q.T
(SN 1996, tiếp viên hàng không), N.H.K.V (SN 1995), L.T.T.N (SN 1993,
“hotgirl”, người mẫu ảnh). Công an đã tạm giữ đối tượng Hạnh vì đã có
hành vi môi giới cho 4 gái đến khách sạn để bán dâm.
Tại Cơ quan Công an, cả 4 gái bán dâm đều khai
nhận được Hạnh môi giới và thừa nhận hành vi phạm tội.
Hạnh khai nhận, đã liên hệ với nhiều tiếp
viên hàng không và “hot girl”, người mẫu ảnh; sau đó gửi hình ảnh gái bán dâm
trong trang phục tiếp viên các hãng hàng không nhằm thu hút khách.
Số tiền bán dâm một lần là 27 triệu (tương
đương 1.000 USD); khách đi qua đêm với giá 60 triệu (khoảng 3.000 USD). Hạnh
thu tiền qua chuyển khoản ngân hàng từ khách mua dâm và chuyển trả cho gái
bán dâm. Hạnh được h ưởng 7 triệu đồng/1 lần môi giới gái bán dâm.
Hạnh cũng trực tiếp tham gia bán dâm với
giá 1.000 USD - 3.000 USD qua một số người môi giới cho các khách mua dâm tại
địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, thu lợi bất chính trên 1 tỷ
đồng.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ
Chí Minh củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời điều tra mở rộng chuyên án.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí
Minh kêu gọi những ai là đồng phạm, giúp sức cho đối tượng Hạnh đến trụ sở
Phòng Cảnh sát hình sự Công an (số 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1)
đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Vụ
sạt lở vùi lấp hàng loạt ô tô tại Sóc Sơn: 5 công trình sẽ bị tháo dỡ trong
tháng 8, 9
LÊ KHÁNH
Trong
tháng 8, 9 lực lượng chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế phá dỡ 5 công trình vi
phạm, nằm trong phạm vi đất rừng ở xóm Ban Tiện (thôn Phú Ninh, xã
Minh Phú, huyện Sóc Sơn) khu vực vùi lấp hàng loạt xe ô tô do sạt lở.
Theo ghi nhận của PV Báo
Đại Đoàn Kết Online, tại xóm Ban Tiện khu vực xảy ra vụ sạt lở vùi lấp hàng
loạt ô tô hiện đang có 5 công trình vi phạm, nằm trong phạm vi đất rừng. Trong
đó, có 4 căn homestay, 1 căn nhà ở trên đồi nằm dọc 2 bên con đường bê
tông.
Đề cập tới việc xử lý vi
phạm, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết,
dự kiến trong tháng 8, 9 lực lượng chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế phá dỡ
5 công trình vi phạm, nằm trong phạm vi đất rừng ở xóm Ban Tiện (thôn
Phú Ninh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn).
Lý giải về việc trước đó
chỉ đưa ra thông tin sẽ cưỡng chế căn nhà ở trên đồi, thay vì sẽ cưỡng chế thêm
4 công trình khác, ông Ngọc chia sẻ, do thời điểm đó địa phương "đang xác
định vi phạm nên chưa ban hành quyết định cưỡng chế".
"Vi phạm nào rõ, đủ
điều kiện thì lập hồ sơ cưỡng chế trước. Căn nhà ở trên đồi được lập hồ sơ
cưỡng chế từ tháng 8/2022 nhưng gia đình có người qua đời nên việc cưỡng chế
tạm hoãn đến năm nay. Riêng 4 trường hợp kia có sự chồng lấn đất ở, đất nông
nghiệp cũng như đất vườn quả. Mới đây, huyện xác định rõ vi phạm nên triển khai
các bước tiếp theo.
Chúng tôi đang cố gắng tuyên
truyền để người dân biết rằng vi phạm sẽ không được tồn tại. Tránh trường hợp
vừa lãng phí tiền của bà con, vừa lãng phí tiền của Nhà nước khi phải cưỡng chế
vi phạm", ông Ngọc nói.
Vừa qua, ngày 4/8, Ban
Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Sóc Sơn cho biết,
lúc 17h ngày 4/8 mực nước sông Hữu Cầu trạm thủy văn Lương Phúc 2,51 mm,
tả Cà Lồ 2,47 mm. Lượng mưa từ 7h-12h trung bình đạt 82 mm, tại xã Minh Trí mưa
lên tới 115 mm.
Do ảnh hưởng của mưa lớn
dẫn đến ngập cục bộ đường giao thông tại Đội 5 (xóm Ban Tiện, thôn Phú Ninh, xã
Minh Phú) chiều dài khoảng 500 m; vị trí trũng nhất của tuyến đường dài khoảng
80 m bị ngập cục bộ. Khiến hàng loạt xe ô tô bị bùn đất vùi lấp.
Ngày 7/8, ông Phạm Quang
Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, con đường bê tông dài hàng
trăm mét chạy dọc lên lưng chừng đồi được người dân tự ý làm để đi lại cho
thuận tiện. Để người dân tự xây dựng được con đường này, ông Ngọc thừa nhận một
phần do công tác quản lý của địa phương chưa chặt chẽ.
Theo ông Ngọc, trên địa
bàn xã Minh Phú có 3 tuyến đường bê tông được người dân tự ý làm. Sau khi có
quyết định cưỡng chế vào năm 2022, địa phương đã ra quân xử lý, phá dỡ 2 tuyến
đường. Riêng tuyến đường xảy ra vụ đất đá vùi lấp ô tô thì chưa tiến hành cưỡng
chế vì có hộ gia đình ở lưng chừng đồi có người nhà bị ốm.
Phát hiện 186 ổ dịch tay chân miệng tại Bà Rịa - Vũng
Tàu
Phương
Uyên (T/h)
https://www.doisongphapluat.com/phat-hien-186-o-dich-tay-chan-mieng-tai-ba-ria-vung-tau-a586196.html
Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết số ca mắc bệnh tay chân
miệng ghi nhận trên địa bàn liên tục tăng.
Báo Người Lao
Động dẫn thông tin mới nhất từ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương này liên tục
ghi nhận số ca mắc tay chân miệng và bệnh có xu hướng tăng mạnh vào thời điểm
học sinh đi học lại, nguy cơ lây lan trong cộng đồng là rất lớn.
Theo số liệu thống kê,
vào tháng 7/2023 tỉnh ghi nhận tổng cộng khoảng 600 ca mắc chân tay miệng. Tuy
nhiên, tính đến nay con số này đã tăng hơn gấp 2 lần - khoảng 1.613 ca mắc.
Trong số đó, một trường hợp trẻ đã bị tử vong.
Hiện toàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu ghi nhận 186 ổ dịch, trong đó có 27 ổ dịch tại trường học. Qua xét
nghiệm cho thấy năm 2023 số ca mắc do vi rút EV71 chiếm tỉ lệ cao, dễ gây biến
chứng, dẫn đến nguy cơ số ca tử vong.
Theo báo điện tử VietnamPlus,
trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, trong khi bệnh này
chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, ngành Y tế tỉnh khuyến
cáo người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: ăn, uống, ở sạch;
không tiếp xúc với người bệnh; thu gom, xử lý chất thải hợp vệ sinh…
Để chủ động giám sát
để phát hiện sớm ca bệnh, kịp thời chẩn đoán, điều trị và triển khai các biện
pháp ngăn chặn bệnh tay chân miệng lan rộng trong trường học và cộng đồng, hạn
chế thấp nhất số ca tử vong, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành
Kế hoạch 147/KH-UBND về phòng, chống bệnh tay chân miệng năm 2023
Ngành Y tế tăng cường
chỉ đạo triển khai phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn, các cơ sở y
tế và trường học; giám sát chặt chẽ tình hình bệnh; chuẩn bị đầy đủ trang thiết
bị, thuốc, hóa chất phục vụ chẩn đoán, điều trị và xử lý ổ bệnh kịp thời. Các
đơn vị, địa phương thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các nhà có trẻ dưới 5
tuổi, nhà trường tổng vệ sinh môi trường, lớp học.
Bên cạnh đó, ngành Y
tế tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng,
chống bệnh tay chân miệng cho cộng đồng và trường học với hình thức và nội dung
phong phú, phù hợp, dễ hiểu.
Sở Y tế có trách nhiệm
theo dõi tình hình mắc bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam và trên địa bàn
tỉnh để kịp thời tham mưu công tác chỉ đạo phòng, chống bệnh cho Ủy ban Nhân
dân tỉnh; thực hiện và triển khai công tác phòng, chống bệnh theo chức năng,
nhiệm vụ được phân công; đồng thời phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thành
lập các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tay chân miệng tại các
địa phương.
Ngày 25.8, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn
Đức Chung hầu toà trong vụ án thứ 4
VIỆT
DŨNG
Tòa án nhân dân TP.Hà Nội vừa ra quyết định ngày 25.8 tới sẽ mở
phiên sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung và 14 bị cáo khác trong vụ nâng khống giá cây
xanh tại Hà Nội.
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 3 người: 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân
dân, do thẩm phán Nguyễn Xuân Văn - Chánh Tòa Hình sự, TAND TP.Hà Nội làm chủ
tọa phiên tòa.
Hai kiểm sát viên của Viện KSND TP.Hà Nội và hai kiểm sát viên
của Viện KSND Tối cao (được biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội) được
phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày.
Ông Nguyễn
Đức Chung bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội "Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Tám bị cáo gồm Vũ Kiên Trung - nguyên Chủ tịch Công ty trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội; Nguyễn Xuân Hanh -
nguyên Tổng Giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội; Bùi Phương Thảo -
nguyên Kế toán trưởng Công ty Công viên cây xanh Hà Nội; Đỗ Quang Tiến - nguyên
Giám đốc Xí nghiệp sản xuất cây xanh, cây hoa, cây cảnh thuộc Công ty Công viên
cây xanh Hà Nội; Bùi Văn Mận - nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sinh
Thái Xanh; Hoàng Thị Kim Loan - nguyên Phó Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh; Đỗ
Khắc Tú Anh - nguyên Phó Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Ban Duy tu các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội; Nguyễn Thị Ngọc Lâm -
nguyên Thẩm định viên, Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam
bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí”.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Nghĩa - nguyên Giám đốc Công ty Vì Nhân Dân,
Công ty Xanh Hòa Lạc; Kiều Thị Thúy - nguyên Kế toán Công ty Xanh Hòa Lạc và
Công ty Vì Nhân Dân bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Bị cáo Hoàng Đình Văn - nguyên Giám đốc Công ty Hoàng Anh Phát
bị truy tố về tội “Buôn lậu”.
Ba bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: “Mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Có tổng số 23 luật sư tham gia bào chữa cho 15 bị cáo tại phiên
tòa. Trong đó Bùi Văn Mận và Hoàng Thị Kim Loan mỗi bị cáo có 3 luật sư. Bị cáo
Nguyễn Đức Chung có 1 luật sư bào chữa.
Theo cáo trạng, năm 2016, UBND TP.Hà Nội có kế hoạch triển khai
công tác trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện, một số cá nhân thuộc UBND TP.Hà Nội
và các đơn vị có liên quan đã có nhiều hành vi sai phạm không thực hiện phương
thức đấu thầu theo quy định của pháp luật mà theo phương thức đặt hàng cho
trồng cây trước, sau đó hợp thức thủ tục đặt hàng, dự toán, quyết toán sau;
Mua bán cây không rõ nguồn hợp pháp, tạo lập hồ sơ khống để hợp
thức, nâng giá cây, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã vì động cơ cá nhân làm trái
quy định pháp luật về đấu thầu để giúp cho Công ty Sinh Thái Xanh, Công ty Công
viên cây xanh Hà Nội tham gia dự án trồng cây tại Hà Nội.
Những công ty này có mối quan hệ thân thiết với bị cáo Nguyễn
Đức Chung. Từ sự hậu thuẫn của Nguyễn Đức Chung, các công ty này đã hưởng lợi
bất chính số tiền đặc biệt lớn.
Viện Kiểm sát xác định, hành vi của Nguyễn Đức Chung xâm phạm
vào hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận
trong các cơ quan, ban, ngành của Hà Nội, của nhân dân.
Cáo trạng nêu rõ, việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh ở
Hà Nội được thực hiện từ năm 2016-2019. Mặc dù đã có một Phó Chủ tịch UBND
TP.Hà Nội phụ trách lĩnh vực này, tuy nhiên bị cáo Chung vẫn trực tiếp can
thiệp, chỉ đạo.
Từ năm 2016, Nguyễn Đức Chung yêu cầu tạm dừng việc đấu thầu tại
các quận, huyện và thu gọn đầu mối về Sở Xây dựng để thực hiện. Từ chỉ đạo của
bị cáo Nguyễn Đức Chung, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
thuộc Sở Xây dựng không tổ chức đấu thầu, mà ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với
Công ty Công viên cây xanh Hà Nội và Công ty Sinh Thái Xanh.
Kết quả điều tra xác định Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị đã đặt hàng Công ty Công viên cây xanh Hà Nội 10 hợp đồng trị giá
hơn 241 tỉ đồng; Công ty Sinh Thái Xanh 6 hợp đồng, trị giá trên 43 tỉ đồng.
Quá trình thực hiện hợp đồng, việc nâng khống giá cây xanh đã
gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỉ đồng. Đây là vụ án thứ 4, cựu Chủ tịch
UBND TP.Hà Nội Nguyễn
Đức Chung phải ra hầu tòa.
Điện
Biên: Tuyến đường trăm tỷ hơn 10 năm làm dang dở, chi tiếp 20 tỷ chỉ làm thêm
3km
Với lý do không bố trí được vốn, một tuyến
đường xây dựng tại xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã thi công hơn 10
năm nhưng vẫn dang dở. Khi tiếp tục triển khai thi công lần nữa thì lại phát
sinh nhiều mâu thuẫn, thắc mắc về chất lượng công trình, cũng như hoạt động đổ
thải sai quy định.
Khó hiểu truyến đường
10 năm làm dang dở, chi tiếp 20 tỷ chỉ làm thêm 3km
Dự án làm đường có
chiều dài 31km tại xã Chà Nưa (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) có tổng mức đầu tư
hơn 100 tỷ đồng thi công hơn 10 năm chưa xong.
Vừa qua, huyện Mường
Chà tiếp tục bố trí thêm 20 tỷ đồng nữa chỉ để làm thêm 3km. Song tuyến đường
này mới thi công đã xuất hiện tình trạng cống rãnh nứt gãy, bong tróc, sạt lở,
đặc biệt là nhầu thầu ngang nhiên đổ thải trái quy định.
Theo phản ánh của
người dân, tuyến đường đang thi công có chiều dài 3km thuộc địa phận bản Nậm
Đích (xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên), trước đây dự án này đã thi
công từ năm 2011 đến nay vẫn chưa xong.
Đáng nói, quá trình
thi công nhà thầu ngang nhiên san gạt đất thải xuống tà luy âm, gây ảnh hưởng
đến đất sản xuất của người dân và nguy cơ xảy ra sạt lở cao.
Để kiểm chứng nội dung
người dân phản ánh, những ngày đầu tháng 8/2023 phóng viên Báo Pháp luật Việt
Nam đã đến thực địa để ghi nhận thực tế.
Tại công trường có 3
máy xúc, 1 máy ủi đang đỗ bên lề đường. Đáng nói, suốt công trường không có 1
công nhân nào xuất hiện. Tại đây, hầu hết các cống rãnh được xây dựng trên
tuyến đường đã xảy ra tình trạng nứt, vỡ. Thậm chí có đoạn cống còn bị trôi
xuống nương ngô của người dân gần đó.
Một số vị trí nền
đường xuất hiện các vết nứt kéo dài, có đoạn sạt lở hết gần 2/3 nền đường khiến
người dân đi lại khó khăn.
Thế nhưng nhà thầu
không hề căng dây, lắp biển cảnh báo khuyến cáo cho người dân phòng tránh. Nhất
là thời gian qua, mưa nhiều nên một số điểm trên tuyến đường đã xảy ra sạt lở
nghiêm trọng.
Đất đá thải có tính
vào khối lượng giá trị gói thầu?
Nhiều người thắc mắc,
cách triển khai thi công một dự án như vậy có đạt được mục tiêu đề ra? Đặc biệt
là khối lượng đất đá thải trong quá trình thi công có nằm trong giá trị gói
thầu hay không?
Thông tin với phóng
viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Bùi Văn Luyện – Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho
biết: Dự án trên thuộc địa phận huyện Nậm Pồ, tuy nhiên dự án do huyện Mường
Chà thực hiện.
Dự án triển khai trước
khi tách huyện Nậm Pồ, thời điểm đó do huyện Mường Chà thi công. Sau khi tách huyện
thì dự án vẫn do huyện Mường Chà phụ trách, còn địa phận của dự án do huyện Nậm
Pồ quản lý.
Để rộng đường dư luận,
phóng viên đã liên hệ và trao đổi với ông Nguyễn Gia Tuấn - Giám đốc Ban Quản
lý dự án các công trình huyện Mường Chà thì ông Tuấn cho biết: Dự án trên được
chia thành 2 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1
thuộc dự án đường Chà Nưa – Nậm Đích – Mốc B4, có điểm đầu từ UBND xã Chà Nưa
và điểm cuối là Mốc B4. Có chiều dài 31km, tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ, dự án sử
dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Ông Tuấn thông tin:
Giai đoạn 1 của dự án đi vào khởi công từ năm 2011, do Công ty TNHH xây dựng số
15 tỉnh Điện Biên thi công; Công ty TNHH Anh Khánh là đơn vị giám sát dự án.
Theo ông Tuấn: “Giai đoạn này mới quyết toán được số tiền 18 tỷ đồng. Sau đó vì
không có nguồn nữa nên phải dừng lại dự án”.
Giai đoạn 2 bắt đầu
thi công từ tháng 10/2022, dự án thi công đường từ bản Nậm Đích - Mốc B4 có
chiều dài 3km, với tổng vốn là hơn 20 tỷ đồng. Đơn vị thi công, đơn vị giám sát
vẫn là 2 đơn vị thi công giai đoạn 1.
Theo ông Tuấn: Giai
đoạn 2, chủ đầu tư ký Hợp đồng cam kết với nhà thầu đến 30/9/2023 phải bàn giao
để có khối lượng giải ngân.
Theo báo cáo, hiện nhà
thầu đã thi công được 50% khối lượng dự án. Hiện nay, công trình đang thi công
chậm tiến độ. “Các sếp trách mình, lần sau không cho nhà thầu này thi công nữa.
Công trình này dự kiến 30/10 này phải xong để quyết toán” – ông Tuấn nói.
Liên quan đến một số
hạng mục công trình đang thi công đã bị hư hỏng, ông Tuấn cho hay: “Nhà thầu
phải thi công lại, bàn giao công trình theo đúng thiết kế mới nghiệm thu.
Các hạng mục cống rãnh
xảy ra tình trạng nứt, vỡ, sạt xuống tà luy âm và nhà thầu tự ý san gạt đất
thải xuống khu đất sản xuất của người dân, chủ đầu tư đã nắm được thông tin
này”.
Theo ông Tuấn, công
trình có một bãi được chấp thuận cách vị trí tuyến đường đang thi công khoảng 1
km hướng đi huyện Nậm Pồ. Và khối lượng đất đá thải công trình được tính vào
giá trị gói thầu.
Dư luận thắc mắc, hàng
trăm, hàng nghìn mét khối đất đá thải của dự án đã được đưa vào giá trị gói
thầu, vậy tại sao nhà thầu ngang nhiên san gạt, xúc đất đá thải ngay tại chỗ mà
không vận chuyển đến đúng nơi quy định.
Trong khi việc xúc đổ
thải là phần công việc chính trong gói thầu. Vậy có hay không nhà thầu cố tình
làm như vậy để “gian lận” giảm chi phí vận chuyển?
Để làm rõ thêm, phóng
viên tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Hùng Vương – Giám đốc Công ty TNHH xây
dựng số 15 tỉnh Điện Biên là nhà thầu đang thi công dự án.
Tuy nhiên, khi liên hệ
qua điện thoại với ông Vương thì ông này nói một câu không thể ngắn gọn hơn:
"Có gì cứ gặp bên Ban quản lý dự án".
Mặc dù, tuyến đường
mới thi công một số hạng mục nhưng đã bộc lộ dấu hiệu kém chất lượng, cống rãnh
bị nứt gãy, bong tróc… Đặc biệt, việc nhà thầu đổ thải sai quy định không những
làm ảnh hưởng đến môi trường, thay đổi hiện trạng đất, mà còn tiềm ẩn nguy cơ
gây ra sạt lở.
No comments:
Post a Comment