Tuesday, March 12, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 12 tháng 03 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Kremlin, NATO bất đồng về việc Giáo Hoàng khuyên Ukraine giơ 'cờ trắng' và đàm phán

Trung Quốc lên tiếng về quan hệ chiến lược toàn diện VN-Australia vừa thiết lập

Chính phủ Yemen: Lực lượng Mỹ-Anh đánh các mục tiêu bên phía Houthi, 11 người chết

Phó Chủ tịch Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân công du Hoa Kỳ

Trung Quốc lên tiếng về quan hệ chiến lược toàn diện VN-Australia vừa thiết lập

Phó Chủ tịch Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân công du Hoa Kỳ

New Zealand viện trợ Việt Nam gần 4 triệu USD, hai bên nhắm tới thương mại 3 tỷ USD

Tình báo: Mỹ đối mặt ‘trật tự thế giới ngày càng mong manh dễ vỡ’

Phát hiện thêm một tàu nghiên cứu Trung Quốc ngoài khơi Ấn Độ, gây bất an

Kremlin, NATO bất đồng về việc Giáo Hoàng khuyên Ukraine giơ 'cờ trắng' và đàm phán

Nga: Ukraine phóng máy bay không người lái vào kho nhiên liệu Oryol và các khu vực khác

 

RFA

TNLT Nguyễn Đức Hùng được gặp gia đình nhưng vẫn bị biệt giam đã 18 tháng

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: tấu hài trên những xác người

Đảng nhắm bắn nhân quyền

Cựu Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 28-01S ở Hòa Bình nhận án 4 năm tù do hối lộ

Tòa Hà Nội tuyên ông Đỗ Minh Hiền 6 năm tù vì có quan điểm chính trị, triết học riêng

Việt Nam phê chuẩn Công ước 87, công đoàn độc lập vẫn khó có thể ra đời

Công an gọi “thanh thiếu niên hư” để răn đe”: một hình thức trấn áp tinh thần?

EVN có nên được quyền quyết định giá điện tăng dưới 5%?

Nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn ký hợp đồng cung cấp thiết bị an ninh cho Công an, Quân đội Việt Nam

Tòa Bình Dương trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ cháy Karaoke An Phú làm hơn 30 người chết

Công an Hà Nội phạt chủ tài khoản Facebook vì đưa tin nữ tài xế vi phạm tự xưng là cháu Bộ trưởng Công an

Thị trường bia Việt Nam dự kiến tăng đến hơn 14.000 triệu USD vào năm 2032

Việt Nam-New Zealand ký biên bản đối thoại chính sách Quốc phòng lần thứ 4

Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ TNGT trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Campuchia bắt 109 người Việt tham gia cờ bạc trái phép tại tỉnh Sihanoukville

Kêu gọi chính phủ trả tự do cho nữ tù nhân lương tâm nhân ngày 08/3

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng?

Hoãn xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Phương Hằng trong ngày 11/3

Bình Thuận: cháy hơn 200 xe mô tô tang vật tại Công an Tánh Linh

 

 

BBC

Ông Trump nói lệnh cấm TikTok chỉ giúp ích cho Facebook - 'kẻ thù của người dân Mỹ'

Video,Thổi nồng độ cồn: Việt Nam có nên thay đổi?Thời lượng, 3,00

Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường?

Biển Đông: Trung Quốc vẽ đường cơ sở mới ảnh hưởng gì tới chủ quyền Việt Nam?

Thắng thua của ứng viên gốc Việt sau ‘Siêu thứ Ba’ ở California

Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan 'phản cung' về việc nắm giữ cổ phần ở Ngân hàng SCB

Chỉ thị mật của Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn

Trung Quốc thông qua luật tăng quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với chính phủ

109 người Việt Nam bị bắt ở Campuchia do tham gia cờ bạc trái phép

Oppenheimer 'càn quét' Oscar lần 96

Starlink và Việt Nam: Đàm phán sụp đổ bất lợi cho an ninh, quốc phòng?

Lưu Kiến Siêu: Ứng viên sáng giá cho ghế ngoại trưởng Trung Quốc là ai?

 

RFI

Pháp: Nhiều bộ bị tấn công tin tặc với « cường độ chưa từng có »

Hạ Viện Pháp thảo luận về chiến lược yểm trợ Ukraina

Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu 4 tỷ đô la để ''cạnh tranh'' với Trung Quốc

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Ukraina oanh kích nhiều cơ sở năng lượng của Nga

Hợp tác an ninh hàng hải giữa Úc với Việt Nam sẽ “không phô trương” như với Philippines

Doanh nghiệp Mỹ có thể cung cấp thiết bị cho công an Việt Nam

Tây Ban Nha và Liên Âu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố Madrid cách đây 20 năm

Chiến tranh Ukraina: Đức chỉ trích Vatican kêu gọi Kiev ‘‘giương cờ trắng’’

Chiến tranh tiếp diễn tại Gaza trong lúc người Hồi giáo bước vào kỳ Ramadan

Mỹ và Đức sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Haiti

Nhập khẩu vũ khí của châu Âu tăng gần gấp đôi do chiến tranh Ukraina

Bầu cử tổng thống Nga : Nhà nước đặt hàng các phim tuyên truyền cho Putin

Ấn Độ : Khủng hoảng nước chưa từng có ở Bangalore

Tương lai của thế giới dân chủ trong tay cử tri Mỹ

Giải thưởng điện ảnh Oscar : « Oppenheimer » được vinh danh với bảy tượng vàng

2024 : Nhiều điểm đến thu thêm phí du lịch

Điện ảnh : Oscar 2024, thời khắc của bộ phim Oppenheimer

 (AFP) – Pháp : Dự luật ‘‘trợ tử’’ do tổng thống Macron đề xuất bị một số hiệp hội y tế phản đối. Thủ tướngGabriel Attal hôm nay, 11/03/2024, thông báo dự luật sẽ được thảo luận tại Hạ Viện từ ngày 27/05/2024. Dự luật này mở ra khả năng ‘‘trợ giúp’’ việc chủ động chọn cái chết đối với những người mắc các căn bệnh không thể chữa trị, trong một số điều kiện nhất định. Các hiệp hội y tế chăm sóc người bệnh cận tử (như SFAP), hay chăm sóc người cao tuổi (AFSOS)…, không phản đối việc ‘‘trợ tử’’, được coi là ‘‘nguyện vọng hợp pháp’’, nhưng kịch liệt phê phán nhà nước đã đầu tư không đủ cho việc này. Họ cũng cho rằng dự luật của tổng thống ‘‘đi ngược lại các giá trị của hoạt động chăm sóc’’ và có nguy cơ ‘‘để lại những hậu quả nghiêm trọng cho quan hệ giữa các nhân viên y tế và bệnh nhân’’.

(Reuters) – Bầu cử Quốc Hội Bồ Đào Nha : Cánh hữu thắng nhưng phải liên minh với cực hữu, nguy cơ bất ổn kéo dài. Đảng Xã Hội Bồ Đào Nha hôm qua, 10/03/2024, thừa nhận thua sát nút đối thủ Liên minh Dân chủ (trung hữu) (AD). AD chỉ giành được 79 ghế so với 77 của đảng Xã Hội. Đảng cực hữu Chega về thứ ba, có thể giành ít nhất 48 ghế, nhiều gấp 4 lần so với cuộc bầu cử 2022. Theo giới quan sát, xã hội Bồ Đào Nha có nguy cơ bất ổn định dài hạn, bởi vì chỉ có liên minh với phe cực hữu, AD mới lập được chính phủ. 

(AFP) – NATO chính thức có thành viên thứ 32. Hôm nay, 11/03/2024, quốc kỳ Thụy Điển đã được kéo lên tại trụ sở của Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở Bruxelles, chính thức công nhận quốc gia Bắc Âu là thành viên thứ 32 của khối quân sự này. Jens Stoltenberg, tổng thư ký của NATO tuyên bố, với việc có thêm Thụy Điển, NATO lớn mạnh hơn, và cánh cổng của khối vẫn rộng mở, đồng thời cho thấy tổng thống Nga Vladimir Putin đã thất bại trong nỗ lực thu hẹp liên minh quân sự và tăng cường kiểm soát các nước láng giềng khi xâm chiếm Ukraina.

(Reuters) – Nga bổ nhiệm tư lệnh hải quân mới. Theo truyền thông Nga hôm Chủ Nhật, 10/03/2024, đô đốc Alexander Moiseev đã được bổ nhiệm làm quyền tư lệnh hải quân Nga, thay Nikolaï Evmenov, đã bị cách chức. Trả lời giới báo chí về tin này, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov, không phủ nhận nhưng không bình luận gì thêm, với lý do có những « sắc lệnh thuộc diện bí mật ».

(Reuters) – Orban: Trump nói sẽ « cắt viện trợ Ukraina » nếu đắc cử. Thủ tướng Hungary Viktor Orban, hôm qua, 10/03/2024, trên kênh truyền hình khẳng định cựu tổng thống Mỹ sẽ « không bỏ một xu nào cho chiến tranh giữa Ukraina và Nga và như vậy chiến tranh sẽ chấm dứt ». Đương nhiên, « Ukraina sẽ không thể một mình trụ được », mà « nếu Mỹ không cấp tiền thì châu Âu cũng không thể tài trợ cho chiến tranh bằng chính phương tiện của mình và như vậy chiến tranh sẽ chấm dứt ». Hôm thứ Sáu, 08/3, thủ tướng Hungary đã gặp cựu tổng thống Mỹ ở bang Florida. Thông cáo do ban vận động tranh cử của ông Trump công bố cho biết đôi bên không đề cập đến Ukraina và chỉ thảo luận về các vấn đề có liên quan đến hai nước. 

(AFP) – Hàn Quốc bắt đầu thu hồi giấy phép hành nghề của các bác sĩ đình công. Chính quyền Seoul hôm nay, 11/03/2024, bắt đầu thu hồi giấy phép khám chữa bệnh của 4.900 bác sĩ mới vào nghề đã từ chức và đình công phản đối dự án cải cách về đào tạo y bác sĩ, gây hỗn loạn trong ngành y nước này. Cuộc đình công bắt đầu từ ngày 20/02 với gần 12.000 bác sĩ tham gia đã khiến chính quyền Seoul phải huy động quân y và tiêu tốn hàng triệu đô la để xoa dịu tình hình. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 12/03/2024

 

1/ THÊM 1 NGƯỜI ĐI TÙ VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHẾ ĐỘ”.

Ông Đỗ Minh Hiền 67 tuổi, một cư dân tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, vào hôm qua 11/3 đã bị bạo quyền tuyên án 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.

Theo cáo trạng, ông Đỗ Minh Hiền đã tự viết lách và phổ biến các tài liệu với mục đích muốn mọi người biết đến quan điểm chính trị của cá nhân mà không bị ai tài trợ và xúi giục.

Theo công an Hà Nội thì vào tháng 8 năm 2022, cơ quan này nhận được công văn của bộ nội vụ đề nghị giải quyết ông Đỗ Minh Hiền vì đã xử dụng thư điện tử có nội dung mà theo bộ nội vụ là nói xấu lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước.

Cần biết là ông Đỗ Minh Hiền bị bắt vào ngày 14/7 năm ngoái theo cáo buộc là từ năm 2013 ông bắt đầu phổ biến các tài liệu có nội dung “chống chế độ” qua các trang cá nhân. Công an Hà Nội cho biết là những thông tin trên được lấy từ các nguồn trên mạng internet như BBC, Dân Làm Báo và Bauxite VN. Những thông tin này đã được lồng ghép các quan điểm cá nhân của ông Hiền.

RFA

2/ HƠN 100 NGƯỜI VIỆT BỊ BẮT Ở CAMPUCHIA VỀ TỘI ĐÁNH BẠC BẤT HỢP PHÁP.

Hơn 100 người Việt Nam vừa bị cảnh sát Campuchia bắt giữ trong đợt truy quét hoạt động cờ bạc bất hợp pháp vào ngày 9/3 vừa qua.

Tổng cộng có 195 người ngoại quốc, trong đó có 109 người mang quốc tịch Việt Nam, đã bị đưa tới Tổng cục Xuất nhập cảnh Campuchia để bị trục xuất. Theo tờ Khmer Times, cảnh sát Campuchia đã ập vào hai địa điểm tại tỉnh Sihanoukville và bắt giữ hàng trăm người đang đánh bạc trên mạng.

Theo tin này, vào ngày 9/3, cảnh sát đã đột kích một địa điểm thuộc về sòng bạc Paradis Island và bắt giữ 109 người Việt Nam, 54 người Thái Lan, 8 người Đài Loan và 1 người Tàu cộng. Trong đó 5 người quản trị bao gồm 4 người Đài Loan và 1 người Tàu Cộng đã được đưa đến tòa án tỉnh Sihanoukville để xét xử.

Sang ngày 10/3, cảnh sát Campuchia tiếp tục đột kích vào khu Sangkat 3 ở Sihanoukville và bắt giữ thêm 279 người Campuchia, 27 người Tàu cộng và 1 người Miến Điện đang đánh bạc.

Cần biết sòng bài là một ngành kinh tế quan trọng của Campuchia, với doanh thu lên đến hàng tỷ Mỹ kim. Vào năm 2020, chỉ riêng công ty sòng bài hàng đầu NagaWorld báo cáo lãi ròng là 102 triệu Mỹ kim.

Tuy nhiên, đóng góp của ngành này vào ngân sách quốc gia được coi là khá khiêm tốn, do chính sách thuế chưa hợp lý và tình trạng tham nhũng khiến tiền chảy vào túi quan chức thay vì vào ngân sách quốc gia.

Vào năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Vũ Hán, Campuchia thu ngân sách 85 triệu Mỹ kim từ các sòng bài, đến năm 2020, con số này còn một nửa.

BBC

3/ MỸ - ĐỨC DI TẢN NHÂN VIÊN NGOẠI GIAO KHỎI HAITI.

Trong lúc thủ đô Port-au-Prince của Haiti vẫn chìm sâu trong bạo lực với những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các băng đảng với đòi hỏi thủ tướng Ariel Henry phải từ chức, Hoa Kỳ vào hôm qua 10/3 tuyên bố đã di tản một phần nhân viên đại sứ ra khỏi nước này.

Chiến dịch được thực hiện vào lúc nửa đêm theo yêu cầu của bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Trực thăng của quân đội Mỹ đã di tản các nhân viên không thiết yếu khỏi tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Port-Au-Prince.

Theo thông cáo của quân đội Mỹ, chiến dịch này nằm trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường an ninh cho tòa đại sứ. Thông cáo nêu rõ tòa đại sứ vẫn mở cửa và hoạt động, nhưng hệ thống an ninh ở xung quanh đã được siết chặt.

Cuộc di tản này diễn ra sau khi Washington cách đây vài ngày kêu gọi công dân Mỹ nên rời khỏi Haiti. Hoa Kỳ cho biết đang rất quan ngại về tình hình ở Haiti, nhưng loại trừ việc khai triển quân đội vào lúc này.

Nối gót Hoa Kỳ, nước Đức cũng quyết định rút các nhân viên ngoại giao khỏi Haiti. Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Đức cho biết là do tình hình an ninh rất căng thẳng ở Haiti, đại sứ và đại diện thường trực của Đức tại Port-au-Prince đã rời Haiti để sang cộng hòa Dominica và sẽ làm việc từ đó cho đến khi có thông báo mới.

Tổ chức Cộng đồng Caribbean đã mời các đại diện của Hoa Kỳ, Pháp, Canada và Liên Hiệp Quốc đến dự cuộc họp khẩn ở Jamaica để thảo luận về tình hình ở Haiti.

RFI

4/ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA LẠI TƯỚC QUYỀN LỰC CỦA NHÀ NƯỚC.

Quốc hội Trung Cộng vào hôm qua 10/3 đã thông qua Luật Tổ chức Quốc vụ viện, theo đó sẽ trao cho đảng cộng sản nước này thêm quyền kiểm soát đối với quốc hội.

Lần đầu tiên sau ba thập niên qua, Trung Cộng tuyên bố sẽ không tổ chức họp báo sau kỳ họp quốc hội như mọi năm. Luật được thông qua trong phiên bế mạc quốc hội tại Bắc Kinh với 2883 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 9 phiếu trắng, đánh dấu lần đầu tiên Trung Cộng sửa luật này sau hơn 40 năm.

Đây là bước đi mới nhất trong một loạt các hành động nhằm làm suy yếu quyền hành pháp của quốc hội, do Thủ tướng Lý Cường đứng đầu. Đạo luật này là tiếp nối tiến trình chuyển giao thêm quyền lực cho đảng cộng sản khiến cho quốc hội chỉ biết răm rắp ngheo theo lệnh của đảng.

Phó chủ tịch quốc hội Trung Cộng Lý Hồng Trung nói trong một bài phát biểu trước quốc hội vào tuần trước là việc sửa đổi này nhằm “làm sâu sắc thêm quá trình cải cách cơ cấu của đảng và nhà nước”. Cần biết là Trung Cộng đã sửa hiến pháp vào năm 2018, trong đó tái khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản.

Theo thông lệ mọi năm, cuộc họp báo sau kỳ họp quốc hội do thủ tướng chủ tọa là một trong những sự kiện được quan tâm nhất, đặc biệt đối với các vấn đề như hoạch định kinh tế và chính sách của Bắc Kinh. Tuy nhiên năm nay nó đã bị lược bỏ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã thành lập một số ủy ban trung ương mới của đảng với nhiệm vụ giám sát các bộ và báo cáo trực tiếp cho ông. Một số trong đó thậm chí còn nhúng tay vào quá trình làm chính sách kinh tế và tài chính, vốn thường được coi là thẩm quyền của thủ tướng.

Kể từ khi quy chế làm việc mới được ban hành, quốc hội cũng không còn tổ chức họp hàng tuần nữa mà chỉ họp hai lần một tháng.

BBC

 

VNThoibao

 

VNTB – Bảo hiểm tâm linh, hối lộ thánh thần

VNTB – Việt Nam khó chịu khi Campuchia chuyển hướng thương mại sông Mê Kông

VNTB – Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và những lỗ hổng

VNTB – Thầy Thích Pháp Hoà: “Quê hương tôi đất rộng, cò bay thì được, tôi về thì không…”

VNTB – Ba người Thượng theo đạo Tin Lành được trả tự do

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Thế giới hôm nay: 12/03/2024

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

 

 

Báo Tiếng Dân

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 11/03/2024

Hoàng Linh - Hoàng Thị Thúy Lan trở thành Vương hậu Vĩnh Phúc như thế nào?

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1981

Tiểu Vũ - Chạnh lòng với thân phận báo chí thời nay

Bông Lau - Krystyna Pyszková

Nguyễn Đình Bổn - Cam Lộ-La Sơn : Sẽ còn bao nhiêu người chết oan ?

Dương Quốc Chính –Vị linh mục Pháp là nạn nhân của Việt Minh ở Sapa

Lưu Trọng Văn - Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai ?

Trần Thị Sánh - Được mùa Lan

Thái Hạo - Mưa dầm, ngồi kể chuyện trà

Đặng Chương Ngạn -Trà và tự do

Nguyễn Thông - Nói thật

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa 12/03/2024

Văn Việt, một khoảnh cho tự do sáng tạo 12/03/2024

Chuyện đời sống Hà Nội 1981 12/03/2024

Ai góp phần gây nên cái chết người nhặt ve chai? 12/03/2024

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín 12/03/2024

Khiêu vũ với Trung Quốc: Việt Nam đang phát triển “Ngoại giao tre” ở châu Á 11/03/2024

Thế giới chuẩn bị đón một cú sốc Trung Quốc mới 11/03/2024

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng? 11/03/2024

Số liệu thống kê cần chính xác, đúng thực chất 10/03/2024

Tính đại diện và tính chuyên môn của bộ máy hành chính Việt Nam 10/03/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Hoà Bình ‘lĩnh’ 4 năm tù về tội ‘Nhận hối lộ’

Minh Đức 

https://soha.vn/giam-doc-trung-tam-dang-kiem-o-hoa-binh-linh-4-nam-tu-ve-toi-nhan-hoi-lo-198240311200746156.htm

Ngày 11/3, TAND tỉnh Hoà Bình xét xử và tuyên án sơ thẩm đối với nhóm bị cáo liên quan đến việc nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT tỉnh Hoà Bình. Trong số các bị cáo, Trịnh Thành Công, nguyên Giám đốc Trung tâm bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Nhận hối lộ".

Theo cáo trạng, từ tháng 3 - 9/2022, nhóm bị cáo đã lợi dụng chức vụ để nhận tổng cộng 107,1 triệu đồng từ lái xe đến đăng kiểm, nhằm bỏ qua các lỗi về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ .

Trong vụ án, ông Trịnh Thành Công được xác định là bị cáo chủ chốt, phải chịu hình phạt cao nhất với mức 4 năm tù. Theo HĐXX, bị cáo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và thực hiện ý kiến của các Đăng kiểm viên về việc nhận tiền hối lộ từ lái xe. Hành vi của Trịnh Thành Công đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện cơ giới.

Các bị cáo khác, bao gồm Trần Thu Hường , Bùi Trung Linh, Kim Ngọc Hiếu và các Đăng kiểm viên khác đã bị tuyên phạt với các mức án tù khác nhau tùy thuộc vào vai trò trong vụ án.

 

Rác thải tấn công kênh rạch tại TP.HCM, người dân bịt mũi khi ngang qua

TIẾN QUỐC

https://tuoitre.vn/rac-thai-tan-cong-kenh-rach-tai-tp-hcm-nguoi-dan-bit-mui-khi-ngang-qua-20240311093056591.htm

Nhiều kênh rạch trên địa bàn TP.HCM bị rác thải "tấn công" với số lượng lớn, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Phần lớn rác thải từ chính người dân xung quanh đổ về.

Thời gian gần đây, người dân liên tục phản ánh các con rạch cạnh khu vực mình sinh sống ngập ngụa trong rác thải, nước đen ngòm bốc mùi hôi thối nồng nặc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Từ phản ánh đó, Tuổi Trẻ Online ghi nhận nhiều điểm như rạch Ông Bàu, khu vực quanh Miếu Nổi (phường 5, quận Gò Vấp), rạch Cầu Làng (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức)... đang trong tình trạng cần “cấp cứu”.

Cụ thể, tại các điểm kể trên rác thải đủ loại như: thùng xốp, túi ni lông, chai lọ, gối nệm bỏ đi… nổi lềnh bềnh, đóng thành từng mảng lớn trông rất nhếch nhác.

Đặc biệt, chất thải hữu cơ như rau củ thối nát, vỏ hoa quả, vảy cá từ hàng bán cá… của hàng quán bán ven đường xả thẳng xuống rạch Cầu Làng lâu ngày khiến dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối lan rộng.

Bà Trần Thị Chín (65 tuổi, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) bức xúc kể nhà mình sống cạnh con rạch này đã lâu, chịu cảnh rác thải nổi lềnh bềnh bốc mùi hôi thối cạnh nhà mình triền miên.

Cũng theo những người dân sinh sống gần rạch Cầu Làng, dòng nước đen ngòm ô nhiễm của con rạch này cũng khiến họ lo lắng về mối nguy nguồn nước sinh hoạt bị ảnh hưởng.

Tương tự, đường sông dẫn khách du lịch tới tham quan và cúng bái tại Miếu Nổi Gò Vấp (phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM) nằm trên sông Vàm Thuật cũng bị rác thải, xác trái dừa trôi dạt khắp nơi trên sông gây ô nhiễm và mất mỹ quan. Nhất là hai bên bờ gần Miếu Nổi Gò Vấp linh thiêng.

Anh Thanh Phi (bảo vệ tại điểm giữ xe Miếu Nổi Gò Vấp) cho biết: “Tôi làm bảo vệ giữ xe ở đây cũng đã được 4 năm, thường xuyên nghe khách du lịch than phiền về việc quang cảnh xung quanh hai bên bờ sông gần miếu có nhiều rác thải tồn đọng”.

Đã vớt 15 tấn, dự kiến nửa tháng sẽ vớt sạch

Chiều 11-3, đại diện đơn vị phụ trách vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) cho biết đã điều 3 ca nô cùng các nhân viên đi thu gom rác trở lại từ sớm 10-3. Trong đó, đoạn thượng nguồn (nơi dồn ứ rác hơn 1 tháng qua) có 1 ca nô cùng 3 nhân viên hoạt động.

Khu vực cầu số 1 cũng là nơi có hàng trăm tấn rác nhưng hiện tại, mỗi lần chiếc ca nô của đơn vị chỉ chở được khoảng 1 tấn và phải rút ca nô về trạm do nước rút nhanh. Do đó, hiện nay chỉ vớt được khoảng 15 tấn, còn lại hơn 100 tấn rác vẫn đang dồn ứ.

"Trước kia đơn vị thu gom rác hoạt động bình thường thì ngày nào cũng đi vớt toàn tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Do đó, rác có thì cũng trôi rải rác chứ không nhiều. Nay do nghỉ thu gom cả tháng, rác dồn hơn 100 tấn về thượng lưu.

Nếu theo tiến độ hiện tại, duy trì hoạt động của số ca nô, nhân viên trong thời gian chờ có quyết định, hợp đồng chính thức thì cũng khoảng nửa tháng nữa khu vực thượng lưu kênh mới sạch sẽ trở lại", vị này cho hay.

Giám đốc Trung tâm quản lý đường thủy (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) Nguyễn Ngọc Tuấn lý giải sở dĩ rác dồn ứ ở đoạn thượng lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhiều do một tháng chưa được thu gom. Hợp lưu từ cầu số 1, số 2 kết nối vào những cống, mương hở thì rác thải sinh hoạt rất nhiều. Vào những ngày nước lớn, khi thủy triều lên, những rác thải này bị hút ra ngoài.

Từ đầu năm 2024, việc duy trì lực lượng thu gom giảm hơn trước do gặp vấn đề về kinh phí (trong thời gian chờ ký hợp đồng). Và khoảng 1 tuần trở lại đây, rác dày đặc. Sáng 10-3, trung tâm đã phối hợp cùng đơn vị thu gom rác khắc phục dần.

Liên quan đến vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn 1 tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng được báo Tuổi Trẻ phản ánh, ngày 10-3, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo xử lý khẩn.

Cụ thể, UBND TP.HCM cho biết đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, phối hợp cùng đơn vị thu gom rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tiếp tục duy trì người, máy móc dọn rác trên kênh này.

 

Cận cảnh biệt phủ nguy nga của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn vừa bị bắt

Nhị Tiến

https://vietnamnet.vn/can-canh-biet-phu-nguy-nga-cua-chu-tich-tap-doan-phuc-son-vua-bi-bat-2258390.html

Trước khi vướng vòng lao lý, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu là một trong những đại gia giàu có nức tiếng ở Vĩnh Phúc.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (có biệt danh Hậu "Pháo") sinh năm 1981, trú ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội trong khi quê gốc ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo người dân huyện Vĩnh Tường, Nguyễn Văn Hậu có tuổi thơ đầy vất vả, từng phải chăn vịt để phụ giúp gia đình. Trước khi bước vào thương trường, ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn còn có giai đoạn kiêm cả nghề chạy xe ngựa. Sau đó, Nguyễn Văn Hậu quyết "thoát khỏi lũy tre làng" gây dựng cơ nghiệp.

Trước đó, vào ngày 26/2, Nguyễn Văn Hậu cùng ba cán bộ ở Tập đoàn Phúc Sơn là Nguyễn Thị Hằng (Phó tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên) và Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group), Nguyễn Hồng Sơn (lao động tự do) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can trên bị khởi tố vì đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan... gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, phạm vào khoản 3, Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra xác minh, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố; hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

 

Tổng giám đốc nhờ cán bộ thanh tra 'đòi tiền' bà Trương Mỹ Lan giúp ngân hàng

Nguyễn Huế-Thanh Phương

https://vietnamnet.vn/giam-doc-nho-can-bo-thanh-tra-doi-tien-ba-truong-my-lan-giup-ngan-hang-scb-2258314.html

Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II, Đỗ Thị Nhàn khai, được nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB nhờ tới gặp bà Trương Mỹ Lan, đề nghị bà này bán bớt tài sản để trả nợ cho ngân hàng.

Chiều ngày 11/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm với phần xét hỏi của đại diện VKS.

Trước câu hỏi của đại diện của VKS về việc nhận thức như thế nào về vai trò của bà Trương Mỹ Lan tại Ngân hàng SCB, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) khai, lúc đầu bị cáo nghĩ bà Lan là khách hàng lớn của SCB, chỉ đến khi bị bắt, tại CQĐT bị cáo mới biết bà Lan giữ vai trò quan trọng tại ngân hàng này.

Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) nhờ gặp bà Trương Mỹ Lan để đề nghị bà này bán bớt tài sản trả nợ cho SCB.

Về quá trình thanh tra SCB và trước khi ban hành Kết luận thanh tra, bị cáo đã gặp gỡ, bàn bạc Trương Mỹ Lan bao nhiêu lần, bị cáo Nhàn thừa nhận có gặp 2 lần, nhưng bị cáo không hề trao đổi với Trương Mỹ Lan về việc sẽ không đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt.

Tiếp tục thừa nhận việc nhận 5,2 triệu USD từ hai lãnh đạo của Ngân hàng SCB như truy tố, nhưng bị cáo Nhàn mong HĐXX xem xét bối cảnh khi thực hiện chức năng nhiệm vụ. 

“Bị cáo nhận tiền của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn là hoàn toàn thụ động. Sau khi nhận tiền, để an toàn cho bản thân và gia đình, bị cáo tạm thời vi phạm pháp luật, nhận tiền rồi để trong góc nhà. Bị cáo liên hệ Văn trả tiền nhưng Văn không tới lấy. Khi làm việc với cơ quan điều tra bị cáo đã chủ động nộp lại. Bị cáo ăn năn hối cải, mong HĐXX cho bị cáo được hưởng khoan hồng pháp luật".

Trình bày trước toà, bị cáo Nhàn còn "thắc mắc" việc các bị cáo trong đoàn thanh tra đều nhận tiền như bị cáo nhưng chỉ có bị cáo bị truy tố tội "Nhận hối lộ".

Trước ý kiến này, chủ toạ Phạm Lương Toản phân tích, bị cáo Nhàn nhận tiền từ người của SCB tới 4 lần, với tổng số tiền lên tới 5,2 triệu USD thì khác so với những bị cáo nhận 100 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ toạ cũng chất vấn, tại sao bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn lại nhờ bị cáo đi gặp bà Trương Mỹ Lan để đòi tiền giúp, vị chủ toạ cho rằng, chi tiết này chứng tỏ bị cáo biết rõ vai trò, vị trí của Trương Mỹ Lan tại SCB

.

Cựu lãnh đạo SCB: 'Bà Trương Mỹ Lan nhiều lần chuyển tiền ra nước ngoài'

Quốc Thắng - Hải Duyên

https://vnexpress.net/cuu-lanh-dao-scb-ba-truong-my-lan-nhieu-lan-chuyen-tien-ra-nuoc-ngoai-4721098.html

TP HCMTrương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB, khai từng thực hiện nhiều lệnh chuyển tiền ra nước ngoài cho bà Trương Mỹ Lan "để đầu tư dự án".

Chiều 11/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tiếp tục với phần xét hỏi của VKS đối với nhóm bị cáo là lãnh đạo SCB, để làm rõ các thủ đoạn "cắt đứt dòng tiền" rút khỏi SCB.

Là người bị thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Trương Khánh Hoàng (38 tuổi, cựu quyền Tổng giám đốc SCB) giữ nguyên lời khai, cho rằng bà Lan "là chủ thực sự và là người điều hành mọi hoạt động của SCB". "Thời điểm đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc phụ trách phê duyệt tín dụng, bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ chị Lan", Hoàng nói.

Hoàng bị cáo buộc giúp bà Lan rút hàng trăm nghìn tỷ đồng trái luật khỏi SCB, bị truy tố về tội Tham ô tài sản với vai trò đồng phạm của bà Lan. Bị cáo làm việc tại SCB từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2022, với các chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Khối tái thẩm định; Phó tổng giám đốc Thường trực phụ trách quản lý Khối doanh nghiệp và quyền Tổng giám đốc SCB (từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2022).

Qúa trình làm việc, Hoàng tham gia nhiều cuộc họp lãnh đạo cấp Hội sở của SCB theo triệu tập của bà Lan. Trong đó, bà Lan chỉ đạo việc cho vay, số lượng tiền cần giải ngân và thời gian cần giải ngân, tài sản đảm bảo là gì, giải ngân tiền giao cho ai.

Đại diện VKS đề cập đến một biên bản hỏi cung, trong đó Hoàng đã khai "Trương Mỹ Lan có những cách thức chuyển tiền ra nước ngoài". Bị cáo thừa nhận, cho biết lúc đó với vai trò Phó tổng giám đốc "có phê duyệt một số lệnh chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu bên nhóm của chị Lan". Các lệnh chuyển tiền này là để thanh toán việc mua vốn góp của công ty nước ngoài ở Việt Nam; thanh toán cho các khoản tín dụng khi bà Lan đi nước ngoài.

"Việc chuyển tiền ra nước ngoài bị cáo không được họp bàn, mà chỉ làm theo yêu cầu", Hoàng khai. "Khi lập hồ sơ, bị cáo sẽ làm việc với nhóm của Nguyễn Phương Anh và bên này sẽ phụ trách thực hiện giải quỹ. Tiền sau khi giải ngân thì việc sử dụng sẽ do bà Lan chỉ đạo".

Đại diện VKS sau đó công bố lời khai của Hoàng, trong đó thể hiện bị cáo biết bà Lan đầu tư cùng đối tác nước ngoài bằng hình thức đặt cọc. Số tiền đặt cọc này rất lớn, khi chuyển cho đối tác nước ngoài có thông qua Cục Phòng chống rửa tiền. Tiền sau khi chuyển ra nước ngoài sẽ được bà Lan đầu tư dự án, đồng thời bà Lan sẽ hủy phần đặt cọc ở Việt Nam. Nhiều lần như vậy nên số tiền bà Lan chuyển ra nước ngoài là rất lớn.

Hoàng xác nhận lời khai này.

'Trả nợ các khoản vay công ty nước ngoài'

Về vấn đề này, quá trình điều tra, bà Lan khai có những thời điểm cần tiền sử dụng cá nhân, trả nợ vay, xử lý nợ quá hạn tại SCB, bà phải vay mượn bạn bè và các công ty nước ngoài, ít thì 5 triệu USD, nhiều là 20-30 triệu USD với lãi suất 1-2%. Toàn bộ tiền vay từ nước ngoài đều sử dụng cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Do đó, theo bà Lan, toàn bộ số tiền bà chuyển ra nước ngoài là để "trả nợ các khoản vay chứ không đầu tư". Thậm chí bà còn thế chấp nhà "do chồng mua tại Hong Kong" để vay tiền tại các ngân hàng Hong Kong. Mọi tài sản, dự án của bà đều tại Việt Nam. Việc trả tiền cho phía nước ngoài đều được thực hiện qua SCB chứ không qua ngân hàng nào khác và việc chuyển tiền ra nước ngoài đều phải báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền.

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại ngân hàng và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. VKS xác định số tiền bà Lan chiếm đoạt của SCB đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng. Đây là tiền người dân, khách hàng gửi. Hiện, ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan đã gây thiệt hại tổng cộng hơn 498.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn một của vụ án, nhà chức trách chưa nêu về đích đến cuối cùng của các khoản tiền khổng lồ bà Lan đã rút khỏi SCB. Tuy nhiên, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tách hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền liên quan đến 22 bị can và Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng đối với hai bị can người nước ngoài là cựu thành viên HĐQT SCB, tiếp tục điều tra xử lý ở giai đoạn hai.

Tại phiên xét xử chiều 7/3, bà Trương Mỹ Lan và chồng Chu Lập Cơ đã nhờ luật sư viết đơn kiến nghị gửi HĐXX, trình bày hiện còn nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nợ tiền. Các bị cáo có nguyện vọng để con gái Chu Duyệt Phấn đại diện gia đình đi thu hồi số tiền này để dùng khắc phục hậu quả của vụ án.

Thay mặt HĐXX, chủ tọa thông báo đây là phiên tòa công khai, nên công bố đầy đủ nội dung đơn đề nghị của vợ chồng bà Lan cho mọi người và các phương tiện thông tin đại chúng được biết về ý kiến, nguyện vọng của họ, và đề nghị gia đình bị cáo, những người có liên quan thực hiện.

Ngày 12/3, phiên tòa tiếp tục với phần hỏi của các luật sư.

 

Ký túc xá 35 tỷ nhiều năm chỉ 5 sinh viên ở, nhà trường nói gì?

Hải Dương

https://vietnamnet.vn/ky-tuc-xa-35-ty-nhieu-nam-chi-5-sinh-vien-o-nha-truong-noi-gi-2258384.html

Dù được xây dựng để phục vụ nhu cầu cho 900-1.000 sinh viên y khoa đang theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên tuy nhiên hiện, ký túc xá này chỉ có 5 sinh viên ở.

Tối 11/3, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, xác nhận, ký túc xá dành cho sinh viên y khoa đang theo học ở Trường ĐH Tây Nguyên có 120 phòng, phục vụ nhu cầu cho 900-1.000 em. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay chỉ có 5 sinh viên ở trong 2 phòng.

Ông Trúc cho biết, ký túc xá được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, lưu trú, học tập cho gần 1.000 sinh viên khoa y của trường, đặc biệt là những sinh viên năm thứ 5, 6 thường xuyên phải trực đêm ở bệnh viện.

Vì vậy, ký túc xá được xây dựng khá gần với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk (nay đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) để tiện lợi cho việc thực tập của sinh viên. Tuy nhiên vào đầu năm 2019, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được di dời đến trụ sở mới, cách ký túc xá khoảng 5km nên sinh viên rời ký túc xá đến trọ gần bệnh viện để đi thực tập thuận lợi, an toàn hơn.

Để tránh các phòng lâu không có người ở, nhà trường linh động cho viên chức, cán bộ, người lao động thuê để tránh lãng phí.

Ông Trúc chia sẻ thêm, theo quy định hiện hành, ký túc xá do Nhà nước đầu tư cho phép tất cả học sinh, sinh viên có nhu cầu thuê ở để đi học.

"Nhà trường đã đề xuất UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép mở rộng người thuê là các sinh viên, học sinh ngành khác để công trình không lãng phí, xuống cấp", ông Trúc chia sẻ.

Ký túc xá dành cho sinh viên y khoa của Trường ĐH Tây Nguyên có 5 tầng, rộng gần 3.000m2, tọa lạc ngay trung tâm phường Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột) và được đầu tư đưa vào sử dụng từ năm 2013 với kinh phí 35 tỷ đồng. 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment