Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 27/01/2024
samedi 27 janvier 2024
Thuymy
Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga, Dmitry Polyansky cáo buộc Ukraine đã bắn hạ máy bay.
“Tất cả dữ liệu chúng tôi có ngày hôm nay cho thấy rằng chúng tôi đang đối phó với một tội ác có chủ ý và được tính toán kỹ lưỡng. Giới lãnh đạo Ukraine nắm rõ lộ trình và phương thức vận chuyển binh lính đến địa điểm trao đổi đã thỏa thuận trước. Đáng lẽ nó phải diễn ra vào chiều hôm qua, ngày 24 tháng Giêng.
Theo điều tra sơ bộ cho thấy, hành động khủng bố này của Lực lượng vũ trang Ukraine được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không được phóng từ làng Liptsy, vùng Kharkov. Phần lớn chỉ ra rằng đây có thể là những chiếc Patriot của Mỹ hoặc những chiếc Iris-T do Đức sản xuất. Nếu điều này được xác nhận, các nước phương Tây cung cấp cho họ sẽ trở thành đồng phạm trực tiếp trong tội ác này”, Polyansky nói.
Phó đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, Kristina Gayovyshyn: “Ukraine không được thông báo về việc vận chuyển tù binh chiến tranh trên chiếc máy bay quân sự IL-76 của Nga bị rơi. Chỉ điều này thôi cũng có thể cho thấy những hành động có chủ ý của Nga nhằm gây nguy hiểm đến tính mạng và sự an toàn của tù nhân”, bà nói. Nếu thông tin có tù nhân chiến tranh Ukraine trên máy bay được xác nhận thì đó sẽ là “sự vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế của Nga.”
“Cường độ pháo kích của Nga vào khu vực Kharkiv có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng số lượng máy bay vận tải, trong đó có chiếc Il-76 vừa được đưa đến sân bay Belgorod. Cân nhắc điều này, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tiêu diệt các phương tiện vận chuyển và kiểm soát không phận nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa khủng bố, đặc biệt là theo hướng Belgorod – Kharkiv”, bà nói.
Không có quyết định nào được đưa ra tại Hội đồng Bảo an.
Trong khi đó, Nadezhdin, ứng cử viên tranh cử tổng thống theo chủ trương phản chiến, đã có được 150.000 chữ ký ủng hộ và một công cụ đếm trên mạng cho thấy nó tiếp tục tăng. Đúng như trong bài trước tôi đã tổng hợp, bè lũ Putox đang thêu dệt những lời dối trá về vụ tai nạn máy bay quân sự IL-76 để thuyết phục dân chúng Nga về sự cần thiết phải chống lại “Tân Quốc xã ở Ukraine” – khi đó chiến dịch của Boris Nadezhdin sẽ bị suy yếu.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov đã bình luận về những tuyên bố của Volodymyr Zelensky đưa ra vào tối thứ Tư, trong đó Tổng thống Ukraine nói rằng Kyiv sẽ yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về vụ tai nạn. Con khỉ đỏ đít Peskov nói: “Nếu ý của ông ấy là một cuộc điều tra quốc tế về các hành động tội ác của chế độ Kyiv thì điều đó là hoàn toàn cần thiết”. Hắn tiếp tục mồm loa mép giải: “Việc người Ukraine giết chết tù nhân của chính họ, công dân của họ, những người được cho là sẽ về nhà trong vòng một ngày theo đúng nghĩa đen, là một hành động hoàn toàn tàn ác và vụ này sẽ ảnh hưởng đến việc trao đổi tù nhân trong tương lai.”
Trong một diễn biến khác, tờ Ukrainska Pravda tiết lộ: “Hôm đó FSB đã cấm các VIP lên chiếc IL-76; vì vậy chỉ có 5 thi thể được chuyển đến nhà xác Belgorod – nguồn: tình báo Ukraine”.
“Một số VIP được cho là sẽ đi trên máy bay, họ là các quan chức quân sự và chính trị của quốc gia xâm lược. Tên của họ đã được biết và sẽ được tiết lộ, đồng thời các tài liệu sẽ được cung cấp như một phần của cuộc điều tra quốc tế. Nhưng vào phút cuối, FSB về cơ bản đã ra lệnh cho họ không được lên tàu và sử dụng các phương tiện vận tải khác. Thông tin này chỉ được xác lập sau khi vụ việc xảy ra.”
Bình loạn : Có vẻ như bọn “Nga phản động” này chúng biết đó là vùng trời nguy hiểm nhưng cố tình để cái IL-76 bay vào để nó bị bắn hạ. Về câu hỏi sao chúng không đưa tù binh thật lên máy bay, thì câu trả lời là: chúng làm vậy để làm gì? – Không cần thiết, mà chỉ cần dựng lên một vụ giả mạo là xong, làm gì có ai được đến hiện trường để kiểm tra cơ chứ. Còn việc đưa ra Liên hợp quốc cũng chỉ là kỹ thuật mà thôi, quan trọng là dân chúng Nga sẽ tin và bị dắt mũi, thì đó cũng lại là… kỹ thuật nhưng của bọn truyền thông bẩn.
2. Liệu Boris Nadezhdin có bay từ cửa sổ xuống đường không?
Mặc dù con khỉ Peskov nói rằng Điện Kremlin “không coi Nadezhdin là đối thủ”, nhưng rõ ràng là chúng đang lo lắng. Đảng Sáng kiến Dân sự đã đề cử ông Boris Nadezhdin tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Nga. Ông tuyên bố ứng cử vào cuối năm 2023.
Ủy ban Bầu cử Trung ương cho phép Nadezhdin bắt đầu thu thập chữ ký vào ngày 28 tháng 12. Trong ba tuần đầu tiên, những người ủng hộ ông đã thu thập được 25.000 chữ ký. Sau khi các chính trị gia đối lập nổi tiếng ủng hộ ông, người dân đã bắt đầu xếp hàng bên ngoài văn phòng tranh cử của ông để ký tên và thêm 75.000 chữ ký đã được thu thập chỉ trong 5 ngày. Cần chú ý rằng, mọi người xếp hàng hàng giờ trong cái lạnh cóng để ký tên ủng hộ ông ấy.
Để đủ điều kiện được đề cử, các ứng cử viên phải thu thập chữ ký từ hơn một nửa số khu vực của Nga, mà mỗi khu vực không cần quá 2.500 chữ ký. Nhóm làm việc của Nadezhdin cho biết họ có kế hoạch gửi các nhóm 2.500 chữ ký từ 40 khu vực. Theo dữ liệu trên trang web của Nadezhdin, hiện đã được thu thập ở hơn 20 khu vực đủ số chữ ký.
Rõ ràng đang có hiện tượng dao động, “quay xe” trong một bộ phận lớn dân chúng Nga. Họ đang hiểu có một cách rất tốt và hiệu quả để dừng cuộc chiến: ủng hộ một ứng cử viên có đường lối phản chiến và ngay sau khi ông ta thắng cử, sẽ cho quân đội Nga rút về nước. Chuyện này không liên quan gì đến kế hoạch của người Ukraine cả: chẳng ai hy vọng được vào một ông Nadezhdin ất ơ nào đó có thể thắng cử được trong cái “hệ thống Cuội” của Putox. Vì vậy những chuyện cháy nổ vẫn… diễn ra bình thường.
Nhưng con số những người “quay xe” như thế, là không nhỏ và “như thế là suy thoooooooááááááááááááái chứ còn gì nữữữữữữữữữữữữữữữữữữa!!!” – Putox và bộ sậu quả thực là bí, vì bầu cử của hắn càng Cuội và càng chắc chắn thắng cử ở mức cao nhất, tối đa luôn, thì hắn càng cần dân chúng tin tưởng một cách mù quáng, không được phép để tự diễn biến với suy thoái một tí nào. Chuyện đổ vấy, bôi nhọ Ukraine, lôi cả ra hội đồng Bảo an, chỉ là kỹ thuật thôi. Trong câu chuyện này Ukraine chỉ là nạn nhân phụ, và nạn nhân chính là nhân dân Nga kia kìa.
Với số lượng người ủng hộ như vậy, khả năng “bay xuống đường từ cửa sổ” của Nadezhdin là không cao – có thể, nhưng khả năng khá thấp. Cái Putox muốn không phải là uy tín của cá nhân Nadezhdin hoặc sinh mạng vật lý của ông ta, mà Putox cần kích động dân chúng Nga tiếp tục ủng hộ hắn đưa quân lao vào lò lửa chiến tranh.
3. Bài tổng kết trên Guardian nhân 100 năm ngày Lênin chết
Theo thường lệ, Guardian cuối mỗi tuần bao giờ cũng có bài tổng kết các sự kiện trong tuần liên quan đến cuộc chiến của Putox ở Ukraine. Tuần này bài khá đặc biệt, vì có sự kiện kỷ niêm 100 năm ngày Lênin chết – mà theo một số bọn phản động thì nói rằng ông này chết vì Giang Văn Mai…
“Nước Nga vật lộn với di sản của Lênin”
Việc Vladimir Lênin thừa nhận rằng người Ukraine và người Nga nên sống ở các bang khác nhau, và việc ông nhấn mạnh khu vực công nghiệp Donbas vẫn thuộc về nước cộng hòa Ukraine, đã giúp đưa Ukraine vào Liên Xô sau khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1918.
Serhii Plokhy, giáo sư lịch sử tại Đại học Harvard, nhận xét: “Nhưng cái giá mà ông ấy phải trả cho việc làm đó dường như quá cao đối với những người đưa ra quan điểm ở Nga ngày nay”.
Vì vậy, lễ kỷ niệm 100 năm ngày mất của Lênin, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, hầu như không được tổ chức tại quê hương Nga của ông, Andrew Roth bình luận. Một trong những người chỉ trích Lênin gay gắt nhất là Vladimir Putox. Tổng thống Nga đã đổ lỗi cho Lênin – thi thể bằng sáp của ông vẫn được ướp trong lăng Quảng trường Đỏ – vì đã xoa dịu những người theo chủ nghĩa dân tộc và tạo ra những rạn nứt trong hệ thống Xô-viết, tạo ra các nước cộng hòa dân tộc mà sau này có quyền ly khai khỏi Liên Xô.
Tuy nhiên, ngay cả đối với một số người bảo thủ ủng hộ Điện Kremlin đang chiến đấu ở Ukraine, vẫn có nỗi hoài niệm về Lênin như một nhân vật lịch sử đầy quyền lực. Zakhar Prilepin, một nhà văn và lãnh đạo bán quân sự, viết: “Mọi người Nga biết suy nghĩ đều tự hào rằng chúng ta có Lênin, chúng ta có Lênin”.
Các nội dung khác của bài báo:
Về vụ máy bay IL-76 rời: “Nga cáo buộc Kiev đã bắn rơi một máy bay vận tải quân sự lớn chở tù binh chiến tranh Ukraine tới một cuộc trao đổi hôm thứ Tư, sau một vụ tai nạn ở vùng Belgorod khiến toàn bộ 74 người trên máy bay thiệt mạng. Ukraine không xác nhận cũng không phủ nhận việc họ đã bắn trúng máy bay nhưng cho rằng Mátxcơva đã tạo ra “mối đe dọa có chủ ý đối với tính mạng và sự an toàn” của các tù binh (nếu có) khi không cảnh báo Kyiv giảm mức độ xung đột trong không phận trước khi thực hiện trao đổi” – Pjotr Sauer, Luke Harding và Andrew Roth báo cáo.
Luke Harding đưa tin từ Kupyansk, nơi gần hai năm sau cuộc xâm lược tổng lực của Putox, Mátxcơva đã huy động hàng chục nghìn quân tập trung về đây. Điện Kremlin có hai mục tiêu trước mắt. Một là, lấy lại Kupyansk cửa ngõ vào thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv. Thứ hai là, chiếm thị trấn Avdiivka, sát cạnh thủ phủ vùng bị chiếm đóng là Donetsk. Cho đến nay Mátxcơva vẫn chưa thể đạt được mục tiêu quân sự nào mà quân đội của họ đã mất đi một số lượng đáng kể nhân sự, xe tăng, xe bọc thép và các thiết bị quân sự khác.
Những khó khăn mà Nga gặp phải ở Synkivka chỉ ra một vấn đề lớn hơn mà cả hai quân đội đang phải đối mặt. “Đó là cuộc chiến của lực lượng thiết giáp chống lại đạn pháo. Hiện tại, đạn pháo đang chiếm ưu thế”, Gleb Molchanov, phi công máy bay không người lái người Ukraine, cho biết. Người Nga đã đạt được một số thành công về mặt chiến thuật, đánh bật binh lính Ukraine ra một số khu rừng và vài ngôi làng. Tuy nhiên anh nói, một bước đột phá quan trọng gần như là không thể có trong thời đại máy bay không người lái rẻ tiền và chính xác đến chết người.
Andrew Roth tiết lộ tin độc quyền: trong tuần này rằng Vương quốc Anh đã cung cấp các bức ảnh vệ tinh về các chuyến hàng chở hàng của Triều Tiên đến Nga cho các chuyên gia của Liên Hợp Quốc như một phần trong nỗ lực tiến hành một cuộc điều tra chính thức về các giao dịch vũ khí vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế.
Hình ảnh tình báo được chụp từ tháng 9 đến tháng 12 cho thấy ba tàu Nga, Maia, Angara và Maria, đang bốc container tại cảng Najin của Triều Tiên trước khi quá cảnh tới các cảng của Nga ở vùng viễn đông. Triều Tiên bị cáo buộc cung cấp tên lửa đạn đạo và hàng trăm nghìn quả đạn pháo cho chính phủ Nga để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine – những giao dịch vi phạm luật pháp quốc tế. Việc giao hàng được cho là đã tạo điều kiện cho các cuộc tấn công quân sự chống lại Ukraine vào tháng 12 và tháng 1, khiến “hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.”
Anh quốc đã chuyển bằng chứng về vi phạm thỏa thuận vũ khí Nga – Triều cho Liên Hiệp Quốc.
“Chiến đấu để ngăn chặn thế giới lãng quên” – Trong cuốn của Guardian xuất bản “The Long Read,” Olesya Khromeychuk viết về cuộc chiến nhằm giữ Ukraine trong trái tim và khối óc của cộng đồng quốc tế. “Đây sẽ là một năm của sự lựa chọn,” – cô viết.
“Hàng tỉ người ở hàng chục quốc gia sẽ đi bỏ phiếu và thực hiện quyền đưa ra tiếng nói của mình. Tất nhiên, không phải mọi cuộc bầu cử đều là sự thể hiện thực sự ý chí của người dân, và cũng có những quốc gia mà nhiều người coi quyền bầu cử là đương nhiên vì họ chưa bao giờ phải đấu tranh vì nó, hoặc cảm thấy bị tước quyền bầu cử đến mức họ không nghĩ rằng phiếu bầu của họ quan trọng. Vào năm 2024, dù chúng ta ở đâu trên thế giới, chúng ta không thể có đủ khả năng để đưa ra những lựa chọn cho mình. Chúng tôi có nghĩa vụ thực hiện quyền tự quyết của mình, cho dù nó có vẻ hạn chế đến mức nào.
Chúng tôi có quyền bầu ra các đại diện chính trị, những người có thể ban hành những thay đổi sẽ tồn tại lâu hơn thời gian họ nắm quyền. Chúng ta cần hỗ trợ các chính trị gia coi cuộc chiến tranh của Nga không phải là một sự bất tiện cho nền kinh tế của họ, nhưng hiểu rằng sự khoan dung đối với một quốc gia hiếu chiến chính là nguyên nhân dẫn chúng ta đến tình trạng này ngay từ đầu. Chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về những nhà lãnh đạo đã cho phép Nga được hưởng quyền miễn trừ sau năm 2014, những người được hưởng lợi từ việc tiếp tục làm ăn với quốc gia xâm lược và do đó đã góp phần vào sự leo thang vào năm 2022.”
4. Nhân 100 năm cái chết của Giang Văn Mai, lại nói tiếp về lịch sử
Trong một bài gần đây tôi đã viết về âm mưu của Putox xóa nhòa lịch sử, trong đó hạ thấp vai trò của Đồng minh trong chiến thắng của nhân dân Xô-viết trước nước Đức phát-xít. Cũng phải nói rằng do người Liên Xô bị chết quá nhiều – tối thiểu là 27 triệu người – trong cuộc chiến đó nên trong 80 năm qua, nói đến công lao của nhân dân Xô-viết nhiều hay ít dường như là đề tài cấm kỵ ngay cả ở các nước phương Tây, đặc biệt là trong giới học thuật.
Những cũng có những ý kiến khác cho rằng: “Nhân loại tiến bộ đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít bằng tiền của của phương Tây chủ yếu là Mỹ, và xương máu của toàn nhân loại chủ yếu là Liên Xô.” Câu này vẫn dễ gây tranh cãi, vì vậy có một câu khác: “Nếu không có chính sách thuê – mượn của Mỹ với Anh và Liên Xô, đặc biệt là Liên Xô thì nhân loại đã không chiến thắng được chủ nghĩa phát-xít.”
Không phải đến bây giờ Putox mới có mưu đồ này, mà nó có từ thời Stalin. Có một tuyên bố thường được trích dẫn của Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng các Dân ủy (Phó tủ tướng) Nikolai Voznesensky đã tóm tắt quan điểm chính thống của Liên Xô cho rằng “viện trợ của Đồng minh chỉ chiếm “4 %” sản lượng của Liên Xô trong toàn bộ cuộc chiến.” Do thiếu thông tin, các tác giả phương Tây thường đồng ý rằng ngay cả khi Lend-Lease “chỉ quan trọng từ năm 1943 trở đi, khi số lượng viện trợ tăng lên đáng kể, thì vẫn là quá ít và muộn để tạo nên sự khác biệt trong các trận chiến quyết định năm 1941– 1942.”
Sau Stalin đến thời kỳ Nikita Khrushchev cầm quyền vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, đã có cởi mở hơn về mức độ viện trợ được cung cấp từ phương Tây theo chính sách thuê – mượn, nhưng quan điểm chính thống của Liên Xô rõ ràng vẫn là “sự trợ giúp như vậy không thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt thực sự nào trên chiến trường.” Trong tất cả các hồi ký chiến tranh muốn được xuất bản, thì luôn phải có sự chê bai chất lượng vũ khí được cung cấp: xe tăng và máy bay của Mỹ và Anh luôn được miêu tả là kém hơn rất nhiều so với các mẫu xe tương đương của Liên Xô.
Một quan điểm nữa, xuất phát từ lòng tin của Stalin dành cho Roosevelt là cao hơn so với Churchill trong suốt cuộc chiến, vì vậy tất cả những gì liên quan đến Vương quốc Anh đều bị “dìm hàng.” Điều đó dẫn tới những hỗ trợ của Vương quốc Anh cho Liên Xô cũng bị giảm tầm quan trọng, thậm chí đến mức như bị thủ tiêu. Đơn cử, khi chính sách thuê – mượn của Mỹ chưa thực sự được áp dụng với Liên Xô, thì người viện trợ cho Liên Xô nhiều nhất là Vương quốc Anh, đặc biệt là giai đoạn đầu của cuộc chiến, năm 1941 cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Đầu tiên, mời quý vị đọc bài của Brent Cooper viết cách đây 3 năm về Lend-Lease của Vương quốc Anh cho Liên Xô hồi đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc:
Trong hồi ký của mình (“Nhớ lại và suy nghĩ”) nguyên soái Liên Xô G.K. Zhukov đã kể lại rằng, Stalin nói: “Việc tăng sản lượng xe tăng nội địa vẫn chưa đạt yêu cầu, chiến trường đang rất cần. Các chiến sĩ của ta thích chúng, họ không thích xe tăng của Anh và Mỹ - chúng chạy bằng xăng và bốc cháy như diêm.” Những quan điểm chính thống thường thấy, là xe tăng của Anh súng quá yếu, vỏ thép mỏng chỉ được cái chạy nhanh; xe tăng của Mỹ thì tốt hơn nhiều như quá dễ cháy…
Trong “Ký ức chiến tranh” của binh lính Hồng quân, được nhà xuất bản thế giới xuất bản năm 2006 (các dịch giả Lý Thế Dân, Nguyễn Thu Thủy, Phan Trường Sơn, Võ Hoàng Long) đoạn hồi ức của lính xe tăng, thì không ai chê xe tăng của Mỹ cả, ngoài đặc điểm nó cao và hẹp nên dễ bị lật hơn xe tăng Liên Xô. Vậy họ có thích Sherman không?
Thực tế, lính xe tăng Liên Xô được lái xe tăng Mỹ so với xe tăng Liên Xô thì là thiên đường so với địa ngục. Đầu tiên, lái xe tăng Mỹ nhàn hơn vì nó bền hơn nhiều (lính xe tăng Liên Xô thường kiêm luôn cả thợ máy, tự sửa xe với những sửa chữa nhỏ). Về độ bền, động cơ Sherman được thiết kế để hoạt động trong 1 năm (hoặc khoảng 2.000 km) trong khi động cơ T-34 được chế tạo chỉ để hoạt động trong 6 tháng (hoặc khoảng 1.000 km). Ngoài ra, sự thoải mái của kíp lái cho phép họ hoạt động trong thời gian dài. Trong khi đó, với T-34 thì chật chội kinh khủng và nếu không có mũ công tác, thì cộc đầu rất đau vì bên trong xe tăng Liên Xô không được bọc mút, mà toàn thép.
Trong bài của Brent Cooper đã nói đến máy bay tiêm kích – trong đó đề cập đến Hurricane và Kittyhawk (tác giả nhầm, không phải Tomahawk nhưng tôi không sửa). Tuy nhiên có một loại nổi tiếng nữa là P-39 Airacobra mà trên đó, phi công Ace lừng danh của Liên Xô A. Pokryshkin đã hạ khoảng trên 40 máy bay Đức trong số 59 chiếc của ông.
Nhưng máy bay là chuyện nhỏ. Đầu chiến tranh, chỉ có pháo lớn mới được kéo bằng máy kéo (tractor) còn pháo nhỏ, bằng ngựa. Và ngựa thì của ai? Của nông dân Nga, Kazakhstan, Tajikistan… vào lính và mang theo cả con ngựa của mình, anh ta chuyên điều khiển con ngựa đó để kéo pháo và khi không có việc gì thì chăm ngựa, khi đánh nhau thì… đánh nhau như tất cả những người khác (đọc về chiến sĩ chăn ngựa Sergunelkov trong “Tuyết bỏng” – I. Boldarev).
Từ khi có Lend-Lease, 400 nghìn chiếc xe tải đã từ Mỹ đến Liên Xô, làm thay đổi hẳn bộ mặt của quân đội nước này về mặt… sức kéo. Trước đó ngay cả các giàn Kachiusa hay viết cách khác, Katyusha cũng được chở rời đến chiến trường, dựng xuống, nạp đạn bắn rồi bê lên xe để di chuyển, nay hầu hết được lắp lên Studebaker. Hơn 20.000 bệ phóng tên lửa di động Katyusha được lắp trên khung gầm xe tải Studebaker của Mỹ.
Cho đến khi Chiến tranh bùng nổ vào tháng 6/1941, Hồng quân được cho là đang có sẵn khoảng 100.000 chiếc ZiS-5 được sản xuất từ năm 1933, và từ 1941 thì ngừng sản xuất luôn để sử dụng xe tải thuê – mượn, đơn giản là trọng tải của ZiS-5 chỉ có một tấn rưỡi mà chỉ dẫn động một cầu sau, trong khi Studebaker là 3 tấn rưỡi. Tổng số khoảng hơn 200.000 xe tải loại này đã được sản xuất, chủ yếu để giao cho… Liên Xô. Sau đó nó được Liên Xô copy thành các mẫu ZiS-151, GaZ-51 và ZiL-157, lại còn chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc sản xuất chiếc Giải Phóng CA-30 (3 cầu) và CA-10 (1 cầu).
Nhân nói về ngựa, ngay cả khi có xe tải Lend-Lease thì các sư đoàn Hồng quân vẫn phụ thuộc vào loại sức kéo cổ xưa này. Để phục vụ công tác hậu cần Sư đoàn Liên Xô trung bình có hơn 1.200 con ngựa. Thông thường ngựa được sử dụng để vận tải từ kho lớn về các kho nhỏ và tới các đơn vị. Với các sư đoàn cận vệ, họ sẽ được ưu ái phát cho nhiều xe tải hơn và do đó, ít phải sử dụng ngựa hơn, nhưng trung bình vẫn phải có khoảng 1.000 con ngựa vì không thể đủ xe tải cho tất cả, và số Sư đoàn Cận vệ chỉ chiếm chưa tới 20% số sư đoàn bộ binh trong Hồng quân. Người ta tính ra trong Chiến tranh Vệ quốc, Hồng quân đã sử dụng từ hơn 2 đến 3 triệu con ngựa. Về xe tải, được cho rằng Liên Xô đã dùng khoảng từ 700.000 đến 1 triệu 200.000 nghìn xe tải các loại.
Từ đầu chiến tranh, ý tưởng của nhiều tướng lĩnh tiến bộ của Liên Xô đã đề xuất thành lập nhiều đơn vị bộ binh cơ giới để thay thế cho kỵ binh – vì nhận thấy tầm quan trọng của lực lượng bộ binh có khả năng di chuyển nhanh và cơ động. Trong hồi ký của mình, Zhukov đã viết từ trước chiến tranh về quá trình “mô tơ hóa các đơn vị bộ binh” chính là thể hiện quá trình và nhu cầu này.
Tuy nhiên tất cả đều đã không kịp: bộ binh Liên Xô chủ yếu vẫn đi bằng chân trong Chiến tranh Vệ quốc, nếu cần thì được đi bằng tàu hỏa. Trong suốt 4 năm chiến tranh, chỉ 3 sư đoàn bộ binh cơ giới được trang bị hoàn toàn bằng xe tải để di chuyển và triển khai. Sau đó, một ý tưởng nữa được tiến hành thực tế và các cấp chỉ huy Hồng quân rất thích thú với nó: Bộ binh đổ bộ bằng xe tăng, các đơn vị bộ binh được cử đến phối hợp với các đơn vị xe tăng và trèo lên ngồi đằng sau xe, được động cơ sưởi ấm và phóng như điên, chỉ cần bám thật chắc nếu không thì sẽ lộn cổ xuống đường.
Để có bộ binh cơ động, trong suốt cuộc chiến Hồng quân đã duy trì và thành lập mới hẳn 100 sư đoàn kỵ binh, và tất nhiên là họ dùng ngựa là chính, đồng thời được bổ sung nhiều xe tăng, pháo binh và phòng không.
Xe tải vẫn là chuyện… chưa đủ lớn. Riêng máy tiện (và bây giờ sang thế kỷ 21 nhiều cái vẫn hoạt động được ở Nga) Mỹ đã chuyển cho Liên Xô hơn 38.000 chiếc loại chất lượng và độ chính xác cao nhất, làm tăng năng lực sản xuất của Liên Xô lên mức kinh khủng.
Theo chính sách Lend-Lease, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn một phần ba tổng số thuốc nổ được Liên Xô sử dụng trong chiến tranh. Hoa Kỳ và Khối thịnh vượng chung Anh cung cấp 55 % tổng lượng nhôm mà Liên Xô sử dụng trong chiến tranh và hơn 80 % lượng đồng, 88 % thép dùng cho xe tăng. Mỗi tháng, Liên Xô yêu cầu được cung cấp 10.000 tấn thép để đúc xe tăng, 4.000 tấn nhôm, 4.000 tấn thuốc nổ… thời gian đầu của chiến tranh do nền công nghiệp Mỹ chưa đáp ứng được nên Vương quốc Anh là nước cung cấp chính, sau đó mới đến lượt Mỹ nhưng Đồng minh không hề phụ lòng Stalin, gần như cần bao nhiêu thì cung cấp bấy nhiêu.
Trích:
Một số yêu cầu riêng lẻ và có lẽ là độc lập đã được đệ trình trong vòng vài tuần sau khi hợp đồng thuê mượn bắt đầu cung cấp thiết bị “rất cần thiết cho các nhà máy quân sự của Liên Xô” nhằm bổ sung:
Một nhà máy sản xuất lốp cao su hoàn thiện đến từng chi tiết và chi tiết hiện đại nhất có giá khoảng 25 triệu đô la; việc cung cấp nhiều "dây đàn piano" (tiếng Việt gọi là tanh thép của lốp) hơn số lượng mà Hoa Kỳ đã sử dụng từ những ngày đầu thành lập cho đến ngày nay và cho những mục đích vẫn chưa được biết đến bên ngoài Liên Xô; nhiều vòng bi và ổ lăn, bao gồm một phần lớn sản phẩm của Thụy Điển (do Mỹ mua), so với tổng số mà Nga đã có từ tất cả các nguồn, trong nước và nước ngoài, trong suốt lịch sử trước đó của mình.
Các công cụ, dụng cụ và máy móc chính xác để chế tạo các công cụ và dụng cụ chính xác đủ để mở rộng đáng kể năng lực công nghiệp của Liên Xô; “nhà máy cầu phao” (mà bình thường sẽ) không thể đưa vào sử dụng trong vòng 5 năm; máy công cụ, máy rèn và búa, và bí quyết chế tạo ngày càng nhiều máy công cụ, cùng với các loại thép đặc biệt và các kim loại khác được yêu cầu; các nhà máy thí điểm có độ phức tạp cao, với tất cả các thông số kỹ thuật chi tiết cần thiết để nhân rộng chúng; động cơ điện phân mã lực và động cơ điện siêu mã lực cỡ chục nghìn chiếc; các chi tiết bằng thép phức tạp, khó chế tạo…
Trích từ : “Lend-Lease to Russia: A Story That Needs To Be Told Like It was” By Mose L. Harvey.
Có thể nói Lend Lease của Mỹ không chỉ cung cấp hàng hóa cho Liên Xô mà còn trang bị cho họ cả công nghệ để họ trở thành cường quốc sau chiến tranh.
Bài viết của A.V. Isaev trong cuốn sách “Пути к Победе. Человек, общество, государство в годы Великой Отечественной войны : материалы XIII Международной научной конфе ренции” có thêm một số số liệu thống kê. Phần lớn nguyên liệu cho thuốc súng là được nhập khẩu cho đến tận khi chiến tranh kết thúc năm 1945 – glycerin tăng từ 60 lên 100 % vào các năm 1943 – 44, ethyl 78 % trong khi 28 % thuốc súng / thuốc nổ được nhập khẩu vào năm 1944.
Lend-Lease cũng gửi nhiên liệu hàng không tương đương 57 % lượng nhiên liệu mà Liên Xô tự sản xuất. Phần lớn nhiên liệu của Mỹ đã được pha thêm vào để cho ra loại nhiên liệu cấp thấp hơn của Liên Xô, chỉ để những nhiên liệu có chỉ số octan cao cần thiết cho máy bay quân sự hiện đại của Anh và Mỹ cung cấp. Đó cũng là lý do tại sao động cơ Liên Xô có độ bền thấp hơn, hiệu suất cũng thấp hơn vì dùng loại nhiên liệu có hệ số chống kích nổ thấp, không cho phép nhà chế tạo tăng tỉ số nén của động cơ.
Vậy những con số % trên đây có cho thấy Liên Xô tự lực được phần còn lại không? Nhìn chung là… không – 100 % nhôm để làm máy bay, là được nước ngoài cung cấp, Liên Xô không sản xuất được đuya-ra chất lượng cao như thế, và để giảm chi phí thì họ sản xuất máy bay theo thiết kế hỗn hợp giữa đua-ra, gỗ thông và vải.
Về thép và thuốc nổ câu chuyện cũng tương tự: Liên Xô cho pha thêm các thành phần khác vào thép và thuốc nổ để tăng số lượng, riêng về thuốc nổ để tăng sức nổ và do đó, giảm lượng phải dùng trong đạn. Đó là lý do tại sao pháo của Liên Xô chóng hỏng nòng hơn, và xe tăng Liên Xô thì cứ hễ bốc cháy là phải chạy gấp, vì thuốc đạn quá dễ phát nổ trong khi đạn xe tăng Mỹ thì dùng thuốc nổ tinh khiết hơn nhiều.
Chưa hết, thời kỳ đầu chiến tranh xe tăng và máy bay Liên Xô không có phương tiện liên lạc, sau đó mới được Mỹ viện trợ cho các bộ radio để trang bị cho chúng, chứ trước đó toàn là câm điếc cả. Chương trình Lend-Lease đã cung cấp hơn 35.000 bộ đàm, là những loại quan trọng cho các chiến dịch và hoạt động thông tin liên lạc của Hồng quân – trước chiến tranh theo Zhukov. Đây là một thiếu sót cực lớn vì họ dự định sử dụng hệ thống liên lạc của Bưu điện (bộ dân ủy Bưu chính); và ngay số lượng linh kiện điện tử để Liên Xô tự sản xuất các thiết bị thông tin này, đến nay cũng chưa thống kê hết được. Để phục vụ chủ yếu cho giao liên, 32.000 xe máy chủ yếu là Harley Davidson đã được chuyển.
Chưa chưa hết, ngành hậu cần của Hồng quân ngoài Studebaker, cũng đã nhận được gần 2.000 đầu máy xe lửa và rất nhiều toa tàu chở hàng. Ngoài ra, gần một nửa số đường ray được Liên Xô sử dụng trong chiến tranh là nhờ có Lend-Lease, số còn lại ngành đường sắt Liên Xô chủ yếu là… sửa chữa những thứ sẵn có và nhìn chung thứ duy nhất sản xuất được là… tà vẹt từ gỗ rừng tai-ga. Ốc vít của hệ thống đường sắt, 100 % của Mỹ.
Nhắc đến đường sá, không thể không tính đến xe ủi và các phương tiện làm đường khác, mà đến nay được coi là… không tính được, nhưng người ta ước tính khoảng 4.000 xe ủi đất được đưa từ Mỹ sang Liên Xô qua con đường xuyên Siberia, nó giúp Hồng quân giảm rất nhiều sức người cho nhiệm vụ làm đường.
Tóm lại, khi chiến tranh kết thúc, gần 33 % tổng số phương tiện của Hồng quân được cung cấp thông qua Lend-Lease. Tuy nhiên, cứ nói đến Lend-Lease là nó đề cập đến “các điểm nhạy cảm” trong sản xuất của Liên Xô – xăng, chất nổ, nhôm, kim loại màu, thông tin vô tuyến, v.v… nhà sử học Boris Sokolov nhận xét. Trong bài này vì dài quá, nên tôi sẽ không thống kê bao nhiêu cái chăn, bao nhiêu đôi ủng lính và bao nhiêu tấn bột mì, bông dệt vải, bông băng thuốc đỏ, thuốc men cho cả lính lẫn dân thường… tức là có rất nhiều thứ trong chiến tranh Liên Xô đã ngừng sản xuất, chỉ sản xuất những thứ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho chiến trường.
“Trong cuộc chiến giả định một chọi một giữa Liên Xô và Đức, không có sự trợ giúp của Lend-Lease và không có sự chuyển hướng đáng kể các lực lượng của Không quân và Hải quân Đức cũng như của hơn một phần tư lực lượng trên bộ của họ để chống lại Anh và Mỹ, một mình Stalin khó có thể đánh bại Hitler.”
Chúng ta cần biết một thông tin rằng, Đức đã giữ 80 % sức mạnh không quân của mình ở phía Tây, gần như 100 % sức mạnh Hải quân… trong khi Liên Xô thì cho rằng 80 % sức mạnh của lực lượng vũ trang Đức là ở mặt trận phía Đông. Điều này “hơi đúng” thôi – phần lớn sức mạnh đó là của Lục quân Đức, nhưng cũng không hẳn là 80 % vì nếu Đức chỉ cần chuyển sang mặt trận phía Đông của họ 50 % sức mạnh không quân, thì Hồng quân không thể đánh nhau với quân Đức dễ như vậy. Do đó tính tổng thể, quân Đức để mặt trận phía đông khoảng 65 – 70 % sức mạnh lực lượng vũ trang, còn từ sau Normandie, thì 50-50.
Năm 1963, KGB báo cáo Nguyên soái G.K. Zhukov nói: “Người ta nói rằng đồng minh đã không giúp đỡ chúng ta. Nhưng không thể phủ nhận rằng người Mỹ đã gửi cho chúng ta trang thiết bị mà nếu không có chúng thì chúng ta không thể thành lập lực lượng dự bị hoặc tiếp tục chiến tranh. Người Mỹ đã cung cấp chất nổ và thuốc súng quan trọng. Và bao nhiêu là thép! Liệu chúng ta thực sự có thể thiết lập việc sản xuất xe tăng của mình mà không cần thép của Mỹ? Và bây giờ lại có người nói rằng chúng ta đã có đủ mọi thứ cho riêng mình.”
Vừa xong, trên báo gì đó của xứ Phía đông nước Lào có bài: “Rostec tuyên bố sản xuất hơn 1.000 máy bay dân sự vào năm2030”. Trong công nghiệp hàng không có một loại nhôm rất quan trọng là “nhôm 7050” và Nga cùng Trung Quốc là hai nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới loại nhôm này. Ấy thế mà trong cái máy bay vẫn có khoảng 3 % nhôm mà ai đó vẫn không chế tạo được và phải đi mua, nếu dùng loại tự sản xuất thì máy bay sẽ nặng với việc đảm bảo độ bền chắc, hoặc nếu nhẹ thì sẽ gãy.
OK fine, chắc là sẽ sản xuất được 1.000 cái máy bay thôi với điều kiện mua được những loại nhôm đặc biệt cho những chỗ trọng yếu. Còn động cơ thì chắc là lại như T-34 so với Sherman thôi mà.
5. Một số nhận xét cho ngày hôm nay
Về chiến sự vẫn nhì nhằng như vậy. Sau ngày 24/01 có các chỉ số thiệt hại cao, liền hai ngày có vẻ như quân Nga tấn công yếu hơn, các chỉ số đều giảm. Bất chấp báo chí pro-Putox xứ phía Đông nước Lào vẫn cố tung tin rằng Nga tổ chức “bão lửa” và sắp thắng đến nơi, tôi vẫn kiên trì cho rằng điều quan trọng là… bông băng, thuốc đổ, giấy chùi ass mà Shoigu không lo được cho lính thì đánh nhau cục c*t. Các kênh của các blogger quân sự khách quan đều không nhận thấy “bão lửa” ở đâu cả.
Chỉ có tin cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần thị trấn Ilovaisk đã hạ gục 24 phi công máy bay không người lái của Nga.
Hôm nay cuối tuần, đã có thể tổng kết đôi chút những sự kiện sôi nổi suốt cả chục ngày qua. Như vậy, về chiến lược chúng ta đã thấy rất rõ người Ukraine đang “đi đều hai chân”. Trên mặt trận, họ được cho là đã “độ” thành công các loại đạn pháo thành máy bay không người lái sử dụng một lần và cả nhiều lần, trở thành những loại vũ khí chính xác không chỉ diệt bộ binh mà còn diệt cả xe tăng. Tuy nhiên thiếu không quân và vũ khí chính xác tầm xa nên vẫn không có khả năng phá hậu cần của Nga ở tầm xa hơn, từ ngoài 100 ki-lô-mét đổ ra.
Vừa rồi có câu chuyện biệt kích Ukraine đi bộ 600 ki-lô-mét xuyên hậu phương quân Nga để phá máy bay ném bom chiến lược, thật không khác gì tiểu thuyết.
Vậy mặt còn lại thì sao? Trên tạp chí “The Spectator” có bài báo về vấn đề này. Trên lãnh thổ của chính nước Nga cũng đang diễn ra một cuộc chiến tranh, nó thể hiện một chiến lược thay đổi cuộc chơi nhằm đánh vào điểm yếu của Nga. Điều này được chứng minh bằng cuộc tấn công bằng UAV vào một nhà máy lọc dầu khí và một tổ hợp xuất khẩu dầu khí vùng Lêningrad. Với những hoạt động này, khả năng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bài trên tạp chí viết: “Trên thực tế, những máy bay không người lái do Ukraine sản xuất này đã tỏ ra thành công hơn trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mang tính bạo lực đối với hoạt động buôn bán hydrocarbon của Nga so với tất cả những nỗ lực thất bại của phương Tây nhằm giới hạn giá và cấm vận xuất khẩu của Nga”.
Cuộc chiến này quá tốn kém đối với Putox khi sử dụng máy bay không người lái và tên lửa tầm xa. Hiện nay, khoảng 40 % nền kinh tế Nga đang hoạt động phục vụ cho chiến tranh và phần lớn chi phí được bù đắp từ việc bán dầu và khí đốt. Đó là lý do tại sao cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ nước xâm lược trở thành mục tiêu lý tưởng cho máy bay không người lái của Ukraine. Điều này chủ yếu bao gồm các trạm bơm, bến cảng của các cơ sở cảng đặc biệt và nhà máy lọc dầu. Tất cả các cơ sở công nghiệp lớn này đều được đổ đầy ứ các sản phẩm cực kỳ dễ cháy, thật là “thuận tiện”.
Bài báo nêu rõ: “Nga có một điểm yếu về cấu trúc mà Ukraine không có là lãnh thổ rộng lớn và cơ sở hạ tầng rải rác khiến nước này không thể bảo vệ mọi đường ống, nhà máy và cây cầu.”
Như bác NTT bạn tôi đã dự báo, Nga sẽ thiếu xăng, và chuyện đã nổ ra cách đây khoảng 2 tuần – cây xăng của thế giới thiếu xăng thật – diễn ra do sự đứt gãy chuỗi cung ứng là chính, và lý do phụ là các nhà máy lọc dầu dần dần bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Nếu quá trình bị tấn công vào công nghiệp dầu khí như thế nào vẫn tiếp diễn, thì xăng dầu sẽ còn thiếu nữa.
Từ góc độ này, tôi cho rằng âm mưu của Putox với cái IL-76 bị rơi là rất thâm độc nhưng cũng thuộc loại cao mưu: giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tâm lý dân chúng trước một cuộc chiến tranh đã chui vào từng căn hộ, chỉ cần bằng một đòn kích động.
Được, thích ngồi lên lưng con hổ thứ hai thì cứ làm.
Cách đây khoảng 5 ngày, ISW có báo cáo về thái độ của giới tinh hoa Nga đang muốn chấm dứt chiến tranh, theo khảo sát của một tổ chức báo chí đối lập nào đó tên là “Verstka”. Theo khảo sát (qua điện thoại) thì giới tinh hoa Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh, nhưng phản đối việc trả lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng cho Ukraine. Và họ kết luận nhìn chung thái độ của giới tinh hoa này là “thờ ơ.”
Hôm báo cáo này của ISW lên mạng, tôi đã định bình luận nhưng lại thôi, mãi hôm qua có người tôi mới viết vào đây. Thắc mắc của bác đó là, nếu thái độ của bọn tinh hoa Nga như vậy thì liệu có hy vọng gì vào chúng để kết liễu Putox? Và nếu như vậy thì dự báo của tôi sẽ phá sản.
“Tinh hoa” ở đây là những người có máu mặt trong xã hội – những người mà “Verstka” có thể tiếp cận được, còn cái giới mà tôi nói đến, là bọn “trong vòng nội bộ của Putox” – những người “Verstka” không thể tiếp cận được. Tuy nhiên trong số bọn đó sẽ có thằng hiếu chiến, vì thế dù có hạ bệ Putox thì cũng chưa chắc chúng đã kết thúc chiến tranh. Hy vọng duy nhất ở đây là chúng nhận ra tính chất không thể tiếp tục được nữa của Nga trong cuộc chiến tranh này để tìm cách dừng cuộc chiến bằng một cách nào đó. Yếu tố này sẽ mạnh hơn là chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở bên trong chúng.
Tik tak tik tak… tôi vẫn đếm những ngày giờ còn lại của Putox.
PHÚC LAI 27.01.2024
No comments:
Post a Comment