Wednesday, January 31, 2024

Những khuyết điểm của hệ thống pháp lý CSVN
LS Đào Tăng Dực

www.daotangduc.blogspot.com

Hệ thống pháp lý của CSVN có rất nhiều khuyết điểm, cho phép công an và tòa án đối xử rất tệ với công dân.

I.                 Những bất công thông thường:

Ngoài những tình trạng tra tấn dã man trong các đồn công an, trong giai đoạn điều tra, đưa đến tử vong, có rất nhiều án oan trái dân oan mất đất, tù nhân lương tâm, báo chí lề trái… phải gánh chịu, còn có tham nhũng tràn lan trong nghành công an, làm cho đời sống công dân càng cơ cực hơn.

Các trường hợp nổi bật gồm Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Tử tù Lê Văn Mạnh (đã bị hành quyết tháng 9, 2023) đã gây chấn động trên bình diện quốc tế. Nhất là việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh, hầu như tất cả các quốc gia thành viên EU, Canada, Na Uy và Anh quốc đã kêu gọi CSVN ngừng thi hành án.

II.             Địt mẹ tòa:

Hệ thống pháp lý tệ hại và bị nhân dân khinh bỉ đến mức độ câu chửi “Địt mẹ tòa” của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc năm 2018, trở thành lời hiệu triệu của toàn dân trước những bất công của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bài thơ sau đây của thi sĩ Thái Bá Tân, do Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đăng trên Facebook ngày 16 tháng 9, 2018, nói lên những bức xúc trong nhân dân.

ĐỊT MẸ TÒA!

Thái Bá Tân

Hôm qua xử phúc thẩm

Y án mười ba năm

Với anh Nguyễn Văn Túc,

Một tù nhân lương tâm.

Anh chấp nhận bản án,

Không van xin, kêu ca.

Nghe nói chỉ nhếch mép

Và chửi: “Địt mẹ tòa!”

Một câu chửi vĩ đại,

Ngay ở chốn công đường.

Chửi bộ máy tư pháp

Vớ vẩn và nhiễu nhương.

Bộ máy tư pháp ấy

Đáng chửi gấp nghìn lần.

Chỉ giỏi nâng bi đảng,

Gây oan ức cho dân.

Đừng nhắc đến công lý

Với tòa án nước ta.

Tôi, bị đem ra xử,

Cũng nói:”Địt mẹ tòa!”

III.         Luật tạm giam chờ điều tra quá bất công:

Đây là một bất công nền tảng của pháp lý xã hội chủ nghĩa vì trong giai đoạn này, mặc dầu nghi can vẫn còn giả định vô tội, nhưng họ đã bị chính quyền đàn áp triệt để. Lý do là vì thời gian một nghi can bị tạm giam để điều tra tính bằng giờ hay ngày tại các quốc gia dân chủ thì phải tính bằng tháng hay năm tại Việt Nam và có thể kéo dài vô giới hạn.

Mặc dầu Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 31 (2). “Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai”.

Tuy nhiên chính quyền CSVN phớt lờ và thông qua Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, với thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra như sau:

Tội ít nghiêm trọng: không quá hai tháng và được gia hạn, tổng thời gian không quá ba tháng; qua đến những tội nghiêm trọng hơn và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: không quá bốn tháng, được gia hạn, tổng thời gian không quá mười hai tháng. Đối với những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm cho đến khi kết thúc điều tra.

Nên nhớ giai đoạn này, nghi can vẫn là người vô tội. Thời gian tạm giam như vậy quá dài, thực sự là không tưởng tượng được và đi đến bất công khi so sánh với các quốc gia dân chủ chân chính.

IV.          So sánh với quốc tế:

Khi so sánh với các quốc gia dân chủ sau đây, chúng ta sẽ ý thức thêm mức độ bất công của Việt Nam.

Tại New South Wales Úc, thì hình luật là thẩm quyền của tiểu bang. Theo luật NSW thì cảnh sát chỉ có quyền tạm giam một nghi can 6 tiếng đồng hồ. Nếu cảnh sát xin được lệnh tòa án thì có thể kéo dài thêm 6 tiếng nữa. Sau đó phải truy tố hoặc trả tự do cho nghi can.

Tại Tiểu bang California Hoa Kỳ thì cảnh sát chỉ được quyền tạm giam nghi can tối đa là 48 tiếng là phải trả tự do hoặc truy tố ra tòa nếu đủ chứng cớ.

Tại Pháp thì cảnh sát được quyền tạm giam 48 tiếng, sau đó nếu được sự cho phép của một Công Tố Viên cấp Quận có thể thêm 48 tiếng nữa và trong những trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như khủng bố, thì với sự cho phép của một vị quan tòa đặc nhiệm, có thể lên đến 6 ngày.

Khi so sánh như thế, chúng ta mới nhận thấy tính hung ác của pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với công dân cá thể, vào thời điểm hung hiểm nhất khi họ phải đối diện với công an hình sự và khi so sánh với công dân các nước dân chủ chân chính.

V.              Hệ thống pháp lý Việt Nam trên hình thức:

Theo Wikipedia, hệ thống pháp lý CSVN hiện hành như sau:

1.    Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp.

2.    Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền tư pháp trên phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.    Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

4.    Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

5.    Ngoài ra còn có Tòa án Quân sự các cấp.”

Công dân trên nguyên tắc cũng có quyền kháng cáo từ tòa án thập lên đến tòa cấp cao hơn và Tòa án nhân dân tối cao là định chế pháp lý có tiếng nói chung quyết như trong các quốc gia dân chủ.

VI.          Các khuyết điểm của hệ thống pháp lý VN trên thực tế:

Tuy bề mặt hệ thống pháp lý VN không khác các quốc gia dân chủ nhưng trên thực tế rất nhiều khuyết điểm và thiếu tính độc lập tuyệt đối để thi hành công lý:

1.    Tính phản công lý của nguyên tắc “tập trung dân chủ”:

Các quan tòa đều là đảng viên đảng CSVN và bị ràng buộc bỡi nguyên tắc “tập trung dân chủ” trên 2 tư cách. Trên tư cách đảng viên thì họ bị ràng buộc bỡi nguyên tắc này trong của nội quy đảng.  Trên tư cách thẩm phán và công viên chức nhà nước thì họ bị ràng buộc bỡi cùng nguyên tắc “tập trung dân chủ này” trong điều 8 Hiến Pháp.

Nguyên tắc này quy định “thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương”. Có nghĩa là các thẩm phán/ đảng viên (từ Tòa án Nhân Dân Tối Cao đến tòa án nhân dân huyện) bị ràng buộc bỡi nguyên tắc này nên không thể xử án theo sự kiện và luật pháp khách quan như tại các quốc gia dân chủ, mà phải xử theo mệnh lệnh các cấp ủy liên hệ. Tại các quốc gia dân chủ chân chính, các vị thẩm phán không hề bị ràng buộc bỡi bất cứ nội quy của bất cứ chính đảng nào.

Nguyên tắc “Tập trung dân chủ” trói buộc tất cả các thẩm phán từ cấp tòa án thấp nhất đến Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TP Nguyễn Hòa Bình). Mọi cấp tòa đều có cấp đảng ủy liên hệ và phải xử theo chỉ thị đảng.

2.    Nhiệm kỳ giới hạn 5 năm:

Các thẩm phán đều có nhiệm kỳ nhất định, thường là 5 năm. Nếu không xử án theo ý của đảng thì trên nguyên tắc, sau 5 năm sẽ không được tái bổ nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế thì không cần chờ tới 5 năm, có thể bị kỷ luật đảng và vào tù trước thời hạn. Trong khi đó, tại các quốc gia dân chủ, các thẩm phán thông thường được bổ nhiệm với nhiệm kỳ hoặc vô hạn định, hoặc đến tuổi hưu trí, hoặc đến khi mất khả năng sức khỏe hoặc trí tuệ, hoặc khi tự động rời chức vụ, hoặc khi bị kết án tội hình sự. Họ chỉ có thể bị cách chức với sự đề nghị của chính phủ và được quốc hội thông qua. Chính vì thế họ hoàn toàn công tâm xét xử.

3.    Thẩm phán CSVN được bổ nhiệm vì “Hồng” không phải “Chuyên”:

Các thẩm phán tại các quốc gia dân chủ đều là những luật gia không những được huấn luyện chuyên nghiệp sâu và là những chuyên gia nổi tiếng trong xã hội. Họ được bổ nhiệm không phải vì lòng trung với đảng như trong chế độ CSVN mà vì sự uyên bác và tính trung trực liêm khiết của họ.

4.    Lương bổng các Thẩm Phán VN không tương xứng với vị trí xã hội:

Các thẩm phán cũng như viên chức cao cấp khác trong guồng máy chính quyền các nước dân chủ đều nhận được lương bỗng rất cao. Họ có thể sống thoải mái, nuôi nấng gia đình và nếu hành xử đúng theo lương tri và luật pháp sẽ được xã hội trọng vọng và lưu lại một di sản tinh thần khả kính cho hậu thế. Khác với các thẩm phán CSVN nhận lương bèo và luôn bị cám dỗ phải hối lộ, chạy án …để vinh thân phì da.

Trước hết, chúng ta phải nhận xét ngay rằng, sau nhiều thập niên thiếu dân chủ, dân tộc chúng ta đã tụt hậu tang thương trong tiến trình xây dựng một chế độ pháp trị nghiêm chỉnh. Chính vì thế, tuy dân ta có một nền văn hóa sâu dày, một nền văn hiến hiển hách, nhưng nền chính trị đất nước lại thiếu thốn những yếu tố căn bản để xây dựng một nền dân chủ pháp trị tiến bộ.

VII.      Chúng ta cần làm gì hầu cải tổ hệ thống pháp lý VN?

Các yếu tố chúng ta thiếu và cần phải xây dựng là:

1. Một bản hiến pháp dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, căn cứ trên tam quyền phân lập

2. Sự hiện hữu của một cơ quan tư pháp tối cao, chí công vô tư, như Tối Cao Pháp Viện tại các nước dân chủ chân chính, vượt lên trên mọi đảng phái và phe nhóm chính trị và có thẩm quyền hiến định để phán quyết tính hợp hiến hoặc vi hiến của một sắc luật của lập pháp, hoặc một tác động của hành pháp

Tối cao pháp viện này cũng có thẩm quyền nguyên thủy giải quyết các xung đột giữa lập pháp và hành pháp, cũng như những xung đột giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương (như chính quyền tỉnh).

3. Một hệ thống đào tạo cấp đại học hoặc cao đẳng quy mô và phi ý thức hệ hầu huấn luyện chuyên ngành những luật gia và thẩm phán tương lai

4. Một luật sư đoàn độc lập tuyệt đối với chính quyền hoặc bất cứ một thế lực đệ tam nào, và bao gồm những thành viên luật sư chuyên nghiệp qua một quá trình học vấn cao cấp nghiêm chỉnh

5.    Một đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, độc lập và chí công vô tư, không lệ thuộc vào chính quyền

6.    Một công tố viện dưới quyền điều động của một giám đốc công tố mà phẩm trật (status) cũng như phương thức bổ nhiệm (appointment) tương đương với một thẩm phán tối cao pháp viện, hoàn toàn độc lập đối với hành pháp và lập pháp.

7.    Sự hiện diện của một cẩm nang về đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc hành xử (Ethical and professional code of conduct) thống nhất cho các thẩm phán nghành tư pháp mọi cấp.

 

No comments:

Post a Comment