VNTB – Từ sợ hãi đến hy vọngQuang Nguyên
31.01.2024 4:14
VNThoibao
Những hành vi của chính quyền Việt Nam đối với các tôn giáo và hệ lụy của chúng khiến người dân Việt, dù có tôn giáo nào hay không đều lo. Hơn nữa những sự kiện xảy ra gần đây từ một số tôn giáo khiến cho tín đồ sợ hãi, lo lắng hơn cho cả về tự do tôn giáo và về đạo đức chung của xã hội.
Sự lo lắng, sợ hãi này của tín đồ lan ra người dân không tín ngưỡng khởi đầu từ những sự kiện có thật và kéo dài miền Bắc từ năm 1954 và sau đó là miền Nam Việt Nam.
Tại Việt Nam, không diễn ra những hành vi giết hại tín đồ một tôn giáo nào đó hàng loạt, giữa thanh thiên bạch nhật và đẫm máu như ở một số quốc gia khác, nhưng đảng cộng sản đã âm thầm giết hại dã man vô số tu sĩ, tín đồ của nhiều tôn giáo. Thâm độc hơn nữa, chính quyền còn sáng tạo nhiều cách tinh vi để từ bôi nhọ đến xóa bỏ hay thay đổi tôn giáo thành các tổ chức công cụ của nhà nước.
Không một tôn giáo nào ở Việt Nam không từng bị chính quyền đàn áp, bức hại. Tín đồ của mọi tôn giáo không thể quên hàng loạt tín hữu, tu sĩ, người lãnh đạo tôn giáo bị giam cầm, bị giết trong tù, hay chết rũ ngục. Chính quyền tịch thu tài sản tôn giáo như nhà thờ, chùa chiền, tu viện cùng các cơ sở phụ thuộc như trường học, cơ sở từ thiện, y tế..
Hàng ngàn chùa của GHPGVN Thống Nhất bị chiếm, chuyển giao cho Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh cũng như các trường học Bồ Đề, trường đai học Vạn Hạnh, thư viện, cơ sở in ấn, phát hành sách. Tài sản và các cơ sở phục vụ thờ phượng, tu hành và công ích của đạo Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo,Tin Lành cũng bị tịch thu như vậy.
Chính quyền Việt Nam xem các cơ sở tôn giáo như lhang ổ của phản động, chuyên tuyên truyền lật đổ nhà nước. Và chính quyền xem các tổ chức tôn gíao như những tập đoàn tư sản, mại bản, và tài sản của tôn giáo có được do bóc lột sức lao động của tín đồ, nhân dân mà có.
Tất cả tôn giáo đều bị bức hại về nhân sự, từ tín đồ đến các vị chức sắc, chức việc và tu sĩ các cấp.
Ai cũng có thể thấy rõ những bức hại đối với các tôn giáo, nhưng mục tiêu thay đổi tôn giáo, biến tôn giáo làm tay sai, dần đến xóa bỏ mọi tôn giáo thì không phải ai cũng thấy.
Đối với Phật Giáo, chính quyền thành lập tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981 và không công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập 1964. Mục đích của GHPGVN là kiểm soát và hướng dẫn chư Tăng theo sự lãnh đạo của Đảng. Các chức vụ cao cấp của chùa GHPGVN phải được Mặt trận Tổ quốc và/hoặc Ban Tôn giáo Chính phủ phê chuẩn.
Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang cho biết, “Cuối năm 1981, một tổ chức mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được Nhà nước dựng lên tại Hà nội. Chính quyền đã dùng Giáo hội Nhà nước chụp lên đầu Giáo hội chúng tôi. Tuy Giáo hội Nhà nước này được thông qua một Đại hội, nhưng đại hội đó đã do Nhà nước chỉ đạo, sắp đặt tất cả, chứ không phải một Đại hội do chư vị Cao Tăng, Tăng Ni, Phật tử bầu lên theo truyền thống Phật giáo Việt Nam. Cho nên chúng tôi khằng định Giáo hội Nhà nước là một Giáo hội chính trị, thời đại, công cụ của chế độ hiện tại và đã bỏ rơi quần chúng Phật tử. Một Giáo hội như vậy không đủ tư cách để hưởng sự truyền thừa chính thống của Phật giáo Việt Nam. Giáo hội ấy chỉ là hậu thân của (các tổ chức tuyên truyền trước kia từng được gọi là) “Phật giáo Liên Lạc” và “Phật giáo Yêu nước”.
Tàn độc khôn cùng, GHPGVN tích cực cùng ĐCSVN giải thích kinh điển Phật Giáo khác hẳn, mục tiêu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ nghĩa xã hội.
Đối với công giáo, chính quyền thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc ̣ Mục đích của UBĐKCG, theo Tiến sĩ Phan Quang Trọng điều phối viên tổ chức Đức Tin và Công Lý AFJV.. là: Một. Thâm nhập giáo hội Công giáo để thi hành mục tiêu biến chất tôn giáo, biến tôn giáo thành công cụ trị dân, giữ đảng. Hai: Dần tách ảnh hưởng của giáo triều công giáo mà đại diện là Đức Giáo Hoàng và Toà thánh Vatican ra khỏi Giáo hội Công giáo Việt Nam dần biến giáo hội thành một tổ chức tôn giáo quốc doanh. Ba: Dùng mọi thủ đoạn làm giảm uy tín, triệt tiêu các tiếng nói phản biện vì công lý của các tu sĩ, giáo dân có lương trị. Đổi máu tầng lớp lãnh đạo giáo hội công giáo qua chính sách cài cắm, gây ảnh hưởng trong việc phong chức, bổ nhiệ̣m.
Với đạo Tin Lành, chính quyền để Hội Tánh Tin Lành miền Bắc và Hội Thánh Tin Lành Miền Nam khống chế tất cả các hội thánh Tin Lành khác.
Bên Hòa Hảo, năm 1999 nhà nước thành lập Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo (quốc doanh) thay thế Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý (GHPGHHTT).
Đạo huynh Lê Quang Hiển trả lời một cuộc phỏng vấn cho biết: Sau tháng 4.1975 PGHH gần như bị xóa sổ, sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo chủ giống như là đồ quốc cấm, gặp ai tàng trữ là họ bắt, tịch thu, phạt tiền. Những trị sự viên lẻ tẻ bị bắt rất nhiều. Tội danh họ gà án cho là gây rối trật tự công cộng chẳng hạn và xử mút khung luôn chứ không phải lý do tôn giáo.
PGHH có tinh thần chống Cộng từ xưa tới giờ, Cộng sản đã giết hại Đức Giáo chủ của PGHH thì cũng như thù bất cộng đái thiên rồi. Ám hại Đức Thầy cũng giống như cha mình, tín đồ sao chịu nổi. 25 tháng Hai ÂL ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị ám hại nhà nước không cho chúng tôi làm lễ, họ cấm, họ nói làm là khơi lại hận thù giữa Việt Minh và PGHH, nhưng PGHH Thuần túy chúng tôi năm nào cũng làm hết, dù họ bắn họ giết chúng tôi vẫn làm vì chúng tôi là đệ tử của Đức Huỳnh Giáo chủ cho nên chúng tôi phải làm còn anh cho hay không cho là quyền của anh, vậy thôi.
Âm mưu xóa bỏ một tôn giáo, thay vào đó là một tôn giáo khác thể hiện rõ nhất khi nhà nước dựng nên chi phái Cao Đài 1997, chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, đánh đuổi đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 ra khỏi nơi thờ tự linh thiêng truyền thống. Cũng sách lược như Phật Giáo Việt Nam, chi phái 1997 phá đạo Cao Đài bằng cách loại trừ truyền thống thiên phong, truyền chức thánh trong đạo bắng cách bốc banh, như sổ số, thậm chí bán thánh danh. Chi phái 1997 còn sửa luật lệ, bác chính truyền..
Ngày 16 tháng 8, toà án Texas ở Dallas phán quyết Tổ chức Chi Phái Cao Đài 1997 do Việt Nam dựng lên năm 1997 và người cầm đầu là ông Nguyễn Thành Tám phải đồng trách nhiệm bồi thường 50,000 Mỹ kim. Ngoài ra còn phải đóng phạt thêm cho 3 nguyên đơn gấp 3 số tiền ấy, tổng cộng là 200,000 Mỹ kim. Chi Phái 1997 còn bị tòa phán quyết là tổ chức tội phạm theo Luât RICO, là luật liên bang Hoa Kỳ. Đạo luật RICO về các tổ chức tham nhũng và những ảnh hưởng của xã hội đen (Rico Act, Racketeer Influenced and Corrupt Organizations) năm 1970 kết tội các ông trùm mafia khét tiếng
Những giáo hội quốc doanh kể trên nằm trong âm mưu xóa bỏ tôn giáo theo từng giai đoạn
1/ Bắt, giết các tín đồ nhiệt thành, các tu sĩ, tịch thu tài sản, tu viện đền chùa.
2/ Lập ra các giáo hội hay tổ chức của giáo hội để tha hóa giáo hội
3/ Dần đến thay thế giáo hội bằng tổ chức tay sai.
Các sự kiện gần đây xảy ra trong 2 tôn giáo lớn tại Việt Nam cho thấy âm mưu nhúng tay vào giáo hội bằng những điều xấu xa đáng trách.
Những thầy tu quốc doanh như Nhật Từ, Chân Quang, Thích Trúc Thái Minh, Thanh Quyết đã có những lời lẽ gây chia rẽ. Ông Nhật Từ gây chia rẽ công Giáo, Phật Giáo, vu khống cho Hòa Hảo, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ. Chân Quang, Thích Trúc Thai Minh gây mê tín dị đoan, làm tiền, Thanh Quyết kêu gọi trả thù, khát máu. Ngoài ra còn hàng chục tu sĩ Phật Gíao phạm tôi dâm dục, hay các tội khác.
Giám Mục Nguyễn Hữu Long được cho là vô cớ huyền chức và đang giam lỏng Linh mục Đặng Hữu Nam tại toà Giám mục không theo giáo luật hay luật pháp. Vụ thứ hai là việc ông Hồ Hữu Hoà được cho là “đã ngang nhiên trở thành linh mục” trong khi ông bị cho là có quá khứ “bất hảo”.
Những tín đồ, tu sĩ chân chính bị chính quyền tấn công qua các tổ chức tay sai, nhưng ngón đòn chí mạng đánh vào các tín đồ là khiền họ trở nên vô cùng sợ hãi tôn giáo của mình. Tín đồ không còn tin tưởng vào các lãnh đạo tôn giáo, sợ rằng một lúc nào đó sẽ có những kẻ lãnh đạo phá đạo, trở nên hoảng loạn về đạo đức cả về tôn giáo hay xã hội.
Những sự việc xấu xa đã xảy ra trong các tổ chức tôn giáo quốc doanh hay tôn giáo gây ấn tượng xấu cho tín đồ. Trong khi đó, truyền thông trong nước tự do loan truyền các sai lẩm trong tổ chức tôn giáo. Điều này làm cho dư luận xã hội khinh thường tôn giáo và nghi ngờ đạo đức tất cả lãnh đạo tinh thần khiến chính phủ có cớ mở rộng quyền kiểm soát, can thiệp tôn giáo. Chính quyền dùng luật pháp hoặc tạo ra các thể chế nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo, và nếu chưa có thể xóa trắng thì biến tôn giáo thành tổ chức chính trị, biến tu sĩ thành chính trị gia, hay tệ hơn thành các dư luận viên.
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger –Sau này là Giáo Hòang Benedito XVI- nói năm 1969:
“Chúng ta sẽ sớm có những linh mục bị giản lược thành vai trò của những người hoạt động xã hội và thông điệp đức tin bị giảm xuống thành tầm nhìn chính trị. Mọi thứ dường như sẽ bị mất, nhưng vào đúng thời điểm, vào giai đoạn kịch tính nhất của cuộc khủng hoảng, Giáo hội sẽ được tái sinh. Giáo Hội sẽ nhỏ hơn, nghèo hơn, hầu hết là hầm trú, nhưng cũng thánh thiện hơn. Bởi vì nó sẽ không còn là Giáo hội của những người tìm cách làm hài lòng thế gian, mà là Giáo hội của những người trung thành với Thiên Chúa và Luật Vĩnh Cửu của Người.”
Các giáo hội đang bị bức hại tại Việt Nam cũng thế. Họ sẽ trở nên thánh thiện hơn vì họ không làm hài lòng, không cúi dầu và ngày nào đó họ sẽ chiến thắng với vũ khí vô úy, từ bi, hỷ xả.
No comments:
Post a Comment