Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 01 năm 2024
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Israel tấn công các mục tiêu
của Hamas ở Dải Gaza
Hamas tuyên bố không trao
trả tù binh Israel nếu hành động xâm lược không chấm dứt
Tàu chiến Anh đẩy lùi cuộc
tấn công bằng máy bay không người lái của Houthi ở Biển Đỏ
Triều Tiên phóng tên lửa
hành trình ngoài khơi duyên hải phía đông
Triều Tiên, Trung Quốc đồng ý bảo vệ lợi ích chung
Quan chức Mỹ-Việt: ‘Kinh tế, an ninh là động lực thúc
đẩy quan hệ’
Việt Nam liệu có tham gia cùng
Philippines xây dựng Quy tắc ứng xử Biển Đông riêng?
Ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 người
bị thương trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở Jordan
Hơn
200 người ký kiến nghị thư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho nhà hoạt động
Nguyễn Thuý Hạnh
Khánh
Hoà: vẫn còn 8.000m2 đất bãi biển Nha Trang chưa được thu hồi
Bệnh
viện tư nhân 100% vốn FDI đầu tiên tại Việt Nam ngưng hoạt động
Thái
Bình: khởi tố bí thư xã cùng ba cán bộ lao động lập hồ sơ khống chiếm đoạt tiền
ngân sách
Ông
Trịnh Đình Dũng và Mai Tiến Dũng bị Đảng kỷ luật khiển trách vì các sai phạm
tại Bộ Công thương
Theo
dõi Nhân quyền: Chính phủ Việt Nam đuối lý khi công kích tổ chức phi chính phủ
quốc tế!
Muốn
“hút” vàng trong dân, Nhà nước cần tạo niềm tin, sự minh bạch
Vụ
Thủ Thiêm: “Khiếu kiện hơn 1/4 thế kỷ, nay lại đi vào ngõ cụt”
Cựu
Bí thư Bắc Ninh và Bí thư Lâm Đồng bị đề nghị khai trừ Đảng
Khánh
Hoà: Một người dân bị tuyên án tù 14 năm vì theo tổ chức của ông Đào Minh Quân
Mỗi
năm hoa đào nở/Lại phải ăn bánh chưng
Trung
Quốc chia rẽ Philippines và Việt Nam, Biển Đông năm 2024 sôi sục
Tổng
kết 2023: Rẽ sâu ra mới thấy nước
Trụ
trì chùa Bà Vàng bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng
Việt
Nam sẽ tổ chức triển lãm vũ khí quốc phòng vào tháng 12/2024
Uỷ
ban Nhân quyền Hạ viện Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức
Nhà
đầu tư Trung Quốc muốn xây dựng nhà máy thuỷ điện 500 MW ở Quảng Trị
Các công ty Mỹ xem xét đầu tư tám tỷ đô la vào Việt Nam, tập trung
vào năng lượng sạch
Đề
xuất tiếp tục điều chỉnh giá điện trong năm 2024 để bù lỗ cho EVN
Tổng thống
Philippines nói hợp tác hàng hải là trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam
Nga tập trận chống
tàu ngầm ở Biển Đông
2
giờ trước
Tuấn Ngọc: ‘Ngày
nào cũng phải học hỏi’
Trung Quốc cho phép
Philippines tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây
Án tử hình: Không
có tội nhân nào đáng phải chết?
Ông Trump nói vẫn
minh mẫn sau khi bị đối thủ chê ‘già’, ‘lẩm cẩm’
Bắc Hàn bắn tên lửa
hành trình ngoài khơi bờ biển phía đông, Seoul đưa tin
Bắn rơi máy bay
MH17 hay xúc phạm Putin: Lý do nào đã tống Igor Girkin vào tù?
Ông Trump thua
kiện, phải bồi thường 83,3 triệu USD vì phỉ báng bà E Jean Carroll
Ngoại giao Đức:
Thương mại, nhân quyền và chuyển đổi năng lượng công bằng
Tòa LHQ yêu cầu
Israel ‘phải làm tất cả để ngăn hành động diệt chủng ở Gaza’
Anh: 100 người
giàu nhất nước đóng 5,35 tỷ bảng tiền thuế cho ngân sách năm 2023
Biển Đông: Việt Nam dè dặt với các sáng kiến của Philippines
Các ngoại trưởng ASEAN thảo luận tình hình Biển Đông và bạo lực ở
Miến Điện
Nông dân Pháp phong tỏa 8 trục cao tốc dẫn vào Paris để gây sức ép
với chính phủ
Tập Cận Bình : Trung Quốc sẵn sàng cho « bước đột phá
mới » với Pháp
Tòa án Tối cao Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn Trung Quốc
Evergrande
Tổng thống Biden đe dọa « trả đũa » vụ ba lính Mỹ thiệt mạng tại
Jordanie
Mỹ- Trung Quốc đối thoại cấp cao tại Bangkok về Đài Loan và Bắc
Triều Tiên
Ukraina: Phát hiện vụ biển thủ 40 triệu đô la mua đạn pháo ở bộ
Quốc Phòng
Kỷ niệm chiến thắng Léningrad: TT Nga cam kết ‘‘tiêu diệt hoàn
toàn chế độ phát xít’’ tại Ukraina
Irak: Bắt đầu thảo luận cắt giảm các lực lượng của liên quân quốc
tế chống Daech
Bầu cử tổng thống Phần Lan : Cuộc đua giữa hai ứng viên nhiều
triển vọng
Pháp : Các nghiệp đoàn Nông dân thông báo "bao vây thủ đô
Paris"
Xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu, thành công của mô hình làm bóng đá
ở Nhật và Hàn Quốc
Tòa Án Công Lý Quốc Tế đòi Israel « ngăn chặn mọi hành động
diệt chủng » tại Gaza
Nghiệp đoàn nông dân Pháp đòi phong tỏa Paris bất chấp nhượng bộ
của chính phủ
Mỹ ủng hộ Việt Nam tăng tốc phát triển công nghiệp bán dẫn và năng
lượng sạch
(Yonhap) - Bình Nhưỡng tiếp tục phóng
nhiều tên lửa hành trình. Hôm nay
28/1/2024, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Bắc Triều
Tiên đã bắn nhiều tên lửa hành trình từ bờ biển phía đông. Đây là đợt phóng tên
lửa hành trình thứ hai của Bắc Triều Tiên kể từ đầu năm nay. Việc phóng tên lửa
hành trình không vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc, Bắc Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, nhưng sẽ là mối đe dọa
nghiêm trọng đến an ninh của Hàn Quốc vì những tên lửa này có thể được trang bị
đầu đạn hạt nhân.
(SCMP)
- Trung Quốc cáo buộc Philippines “kích động” tình hình tại Biển Đông. Báo mạng Hồng Kông South China Morning
Post dẫn lời tố cáo của Hải cảnh Trung Quốc ngày hôm qua, 27/1/2024, về một máy
bay nhỏ của Philippines đã thả hàng tiếp tế cho tàu quân sự tại bãi Cỏ Mây (tên
gọi quốc tế là Second Thomas Shoal, mà Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiều. Phát
ngôn viên của Hải Cảnh Trung Quốc cũng kêu gọi Philippines ngừng khiêu khích và
khẳng định sẽ tăng cường thực thi pháp luật xung quanh khu vực này.
(Reuters)
– Iran lần đầu tiên phóng cùng lúc ba vệ tinh không gian sử dụng tên lửa
Simorgh tự chế. Truyền
thông nhà nước Iran đưa tin vụ phóng thử diễn ra hôm nay, Chủ Nhật, 28/01/2024.
Một vệ tinh nặng 32 kg và hai vệ tinh nhỏ có trọng lượng dưới 10 kg được đặt ở
quỹ đạo cách Trái đất hơn 450 km. Việc Iran phóng vệ tinh nói trên cho phép
trắc nghiệm tính năng của tên lửa Simorgh do bộ Quốc Phòng nước này chế tạo
trong việc đưa lên không gian cùng lúc nhiều phương tiện. Nhiều nước châu Âu lo
ngại công nghệ này được sử dụng để phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, điều mà
chính quyền Teheran bác bỏ.
(AFP) –
Luật nhập cư Mỹ : Trump phản đối mạnh mẽ thỏa thuận đang được hai đảng đàm phán
tại Hạ Viện. Hôm
qua, 27/01/2024, cựu tổng thống Donald Trump, người đang trên đường trở thành
ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa đã cực lực lên án thỏa thuận lưỡng đảng
về cải cách nhập cư ở vùng biên giới với Mêhicô mà tổng thống Joe Biden đang nỗ
lực vận động. Tổng thống Biden hôm 26/01 đã kêu gọi phe Cộng Hòa đạt thỏa thuận
về một cuộc cải cách ‘‘triệt để nhất và công bằng nhất chưa từng có trong lịch
sử để bảo đảm an ninh biên giới’’. Thỏa hiệp về nhập cư cho phép chính quyền
Biden nhận được sự ủng hộ của phe Cộng Hòa về viện trợ quân sự cho Ukraina.
(AFP) –
Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême : giải thưởng chính được trao cho tiểu
thuyết tranh Monica. Truyện
tranh của công dân Mỹ Daniel Clowes, 62 tuổi, sống tại Oakland, California, đã
được trao giải Fauve d’or (Ác thú vàng). Truyện Monica kể về cuộc đời của một
phụ nữ bình thường xuyên qua nhiều câu chuyện đời khác nhau. Les Inrocks, trang
mạng chuyên về văn hóa, gọi đây là một ‘‘tiểu thuyết tranh vĩ đại’’.
(Reuters)
– Thái Lan và Trung Quốc đồng ý miễn thị thực cho công dân của hai nước. Hôm nay 28/1/2024, ngoại trưởng Thái Lan
Parnpree Bahiddha-nukara và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã ký thoả
thuận miễn thị thực giữa hai nước tại buổi lễ sau cuộc thảo luận Mỹ-Trung ở
Bangkok. Thoả thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3 tới để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đi lại và du lịch giữa hai nước, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19.
Tin Tức: Thứ Hai, ngày 29/01/2024
1/ BỆNH VIỆN NƯỚC NGOÀI BỊ NGƯNG HOẠT ĐỘNG TẠI VN
Bệnh viện quốc tế Colombia
Asia Gia Định, có trụ sở tại số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, đã
thông báo ngưng toàn bộ hoạt động từ ngày 31/1.
Lý do ngừng hoạt động của
bệnh viện được truyền thông loan tải trong ngày 28/1 là do hết hạn giấy chứng
nhận đầu tư và không còn đủ nhân lực hoạt động. Trước đó trong công văn gửi bộ y
tế và sở y tế Sài Gòn, công ty Columbia Asia Việt Nam cho biết thời hạn hoạt
động của các cơ sở theo giấy chứng nhận đầu tư sắp hết hạn.
Đại diện công ty này cho
biết thời hạn theo giấy phép đầu tư là 25 năm, kể từ ngày 17/8 năm 1999. Đó
cũng là lý do mà công ty không được gia hạn giấy phép hoạt động và phải có
nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước Việt Nam mà không được bồi hoàn số
tiền nào.
Trong thông báo mới đây,
bệnh viện Colombia Asia nói rằng rất tiếc khi phải làm thủ tục ngưng hoạt
động.
Cần biết bệnh viện Columbia
Asia Gia Định được thành lập vào năm 1998, là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại
Việt Nam được đầu tư trực tiếp từ 100% vốn nước ngoài, với 20 giường được thiết
lập phục vụ đầy đủ các chuyên khoa cho người bệnh.
Hiện nay ngoài bệnh viện
đặt tại đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh và phòng khám đa khoa ở quận 1, công
ty Columbia Asia còn có một bệnh viện ở Bình Dương.
2/ BA BINH SĨ MỸ THIỆT MẠNG VÀ 34 NGƯỜI KHÁC BỊ THƯƠNG Ở JORDAN
Ba quân nhân Hoa Kỳ đã
thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay
không người lái nhắm vào lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở phía đông bắc Jordan gần
biên giới Syria, theo tuyên bố của Tổng thống Joe Biden vào chiều ngày 28/1.
Ông Biden đổ lỗi cho các
nhóm được Iran hậu thuẫn về vụ tấn công. Một quan chức Mỹ cho biết là ít nhất
34 người khác đang được chữa trị vì bị chấn thương sọ não. Một quan chức khác
cho biết là mặc dù đang thu thập thông tin, nhưng đây chắc chắn là hành động
của nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn.
Những cái chết này đánh dấu
thương vong đầu tiên của quân đội Mỹ trong khu vực kể từ khi chiến tranh bắt
đầu ở Gaza. Ông Biden cho biết rằng vụ tấn công xảy ra vào tối ngày 27/1.
Cuộc tấn công này là sự leo
thang nghiêm trọng trong khi tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông, nơi
chiến tranh nổ ra ở Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Hamas vào Do Thái
vào ngày 7/10 năm ngoái, khiến 1200 người thiệt mạng.
Mặc dù cho đến nay, Hoa Kỳ
vẫn duy trì quan điểm chính thức là không tham chiến trong khu vực, nhưng nước
này đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của nhóm Houthi ở
Yemen, vốn đang tấn công các tàu thương mại ở biển Hồng Hải.
Trong tuyên bố sau vụ tấn
công đẫm máu nói trên, Tổng thống Biden cho biết là Hoa Kỳ sẽ thực hiện cam kết
chống khủng bố và sẽ lôi những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công này ra
trước pháp lý.
3/ UKRAINE PHÁT GIÁC VỤ BIÊN THỦ 40 TRIỆU MỸ KIM MUA VŨ KHÍ
Vào hôm qua 28/1, cơ quan
tình báo Ukraine thông báo đã phát giác ra một đường dây tham nhũng trong quá
trình mua sắm vũ khí cho quân đội với tổng số tiền lên tới 40 triệu Mỹ kim.
Thông báo về vụ bê bối này
đã được bộ quốc phòng Ukraine xác nhận và được cho là sẽ có tác động đáng kể
tới quốc gia này, trong khi chiến sự vẫn đang diễn ra căng thẳng. Cơ quan tình
báo Ukraine cho biết các quan chức quân sự cấp cao của bộ quốc phòng cùng giám
đốc điều hành của các công ty trực thuộc đã biển thủ khoảng 40 triệu Mỹ kim
trong ngân sách mua vũ khí.
Theo tố cáo này, hợp đồng
mua 100 ngàn quả đạn pháo đã được ký kết với công ty Lviv Arsenal vào tháng 8
năm 2022, sáu tháng sau khi cuộc chiến với Nga nổ ra. Khoản thanh toán đó đã
được thực hiện trước với số tiền được chuyển cho “người lạ”. Tuy nhiên, cơ quan
tình báo Ukraine cho biết không có vũ khí nào được giao.
Trên thực tế, số tiền này
đã bị các quan chức của bộ quốc phòng và công ty Lviv Arsenal biển thủ với sự
đồng lõa của một công ty nước ngoài. Cơ quan tình báo Ukraine cũng cho biết
thêm là một trong những nghi phạm đã bị bắt trong lúc cố gắng trốn khỏi Ukraine.
Tham nhũng trong quân đội
hiện là vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở Ukraine. Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái,
cựu bộ trưởng quốc phòng Oleksii Reznikov đã phải từ chức sau những cáo buộc
liên quan tới bê bối tham nhũng.
4/ PHE HAMAS TUYÊN BỐ KHÔNG TRAO TRẢ TÙ BINH NẾU CHIẾN TRANH KHÔNG CHẤM
DỨT
Do Thái phải ngừng hành
động xâm lược đối với người Palestine ở Gaza trước khi phe Hamas phóng thích
các binh sĩ mà họ bắt làm con tin tại vùng đất này, theo tuyên bố của một thành
viên cấp cao của Hamas vào hôm qua 28/1.
Tuyên bố nói trên được đưa
ra trong bối cảnh có kỳ vọng về một cuộc gặp gỡ ở Âu châu giữa thủ tướng Qatar
và các giám đốc tình báo của Do Thái, Mỹ và Ai Cập để thảo luận về một thỏa
thuận mới để con tin được thả và mang lại hòa bình cho Gaza.
Quan chức Hamas nói trên
cho biết là những binh sĩ Do Thái bị giam giữ vẫn đang còn sống và sẽ không
được giao trả cho đến khi nào cuộc xâm lược chấm dứt. Mọi sự trì hoãn trong
việc ngăn chận cuộc xâm lược sẽ đồng nghĩa với nhiều cái chết dưới tay quân đội
Do Thái.
Trong khi đó phát ngôn nhân
y tế ở Gaza vào hôm qua cho biết là có 165 người Palestine thiệt mạng và 290
người bị thương trong 24 giờ qua, nâng tổng số người thiệt mạng trong các cuộc
không kích của Do Thái kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên gần 27 ngàn người.
5/ BẮC HÀN PHÓNG PHI ĐẠN TẦM XA Ở MIỀN ĐÔNG DUYÊN HẢI
Tham mưu trưởng quân đội
Nam Hàn cho biết là Bắc Hàn đã bắn nhiều phi đạn tầm xa ở ngoài khơi bờ biển
phía đông vào hôm qua 28/1. Đây là lần phóng thứ hai trong vòng chưa đầy một
tuần.
Thông báo cho biết là các phi
đạn được phóng vào khoảng 8 giờ sáng và đang được cơ quan tình báo Nam Hàn và
Mỹ phân tích, nhưng không nêu rõ số lượng phi đạn đã được bắn đi hoặc khoảng
cách mà chúng đã bay.
Vụ phóng mới nhất xảy ra
vài ngày sau khi Bắc Hàn phóng phi đạn chiến lược mới có tên
"Pulhwasal", cho thấy nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Giới quan chức và các nhà
phân tích cho rằng Bắc Hàn có thể sẽ tiếp tục hoặc thậm chí gia tăng các bước
khiêu khích sau khi nước này đạt được những bước tiến trong phát triển phi đạn
tầm xa, tăng cường hợp tác với Nga và Trung Cộng, đồng thời từ bỏ mục tiêu
thống nhất hòa bình với Nam Hàn kéo dài hàng thập niên.
Vụ phóng mới nhất cũng được
tiến hành một ngày sau khi phái đoàn Trung Cộng do Thứ trưởng ngoại giao Sun
Weidong cầm đầu trở về nước sau chuyến thăm ba ngày tới Bắc Hàn. Hai bên đã cam
kết tăng cường hợp tác chiến thuật và bảo vệ lợi ích chung.
VNTB – Chủ trương “ngồi chơi” để chống độc tài độc đảng
toàn trị
VNTB
– Dùng tiền Quỹ Vaccine để xóa nhà tạm, nhà dột: Chính phủ tính qua mặt quốc
hội
VNTB – Khi cảnh sát giao thông góp phần làm… tăng kẹt xe
VNTB –
Ai chịu trách nhiệm cho bữa ăn của trẻ mầm non, mẫu giáo?
VNTB – Cái giá phải trả là sức khoẻ
Cán
cân quyền lực mong manh giữa hai phụ tá hàng đầu của Tập
28/01/1997:
Cảnh sát Nam Phi thừa nhận sát hại Stephen Biko
Chuyện
lương thực, gạo (Kỳ 3)29/01/2024
Nên bỏ
tục đốt vàng mã29/01/2024
Hồn
Việt: “Xa thương, gần thường”?29/01/2024
Hệ
thống đến khố nát cũng… bòn!28/01/2024
Kế
hoạch chiến tranh của Mỹ đối với Ukraine không đề cập đến việc chiếm lại lãnh
thổ đã mất28/01/2024
Bản
án 23 năm tù cho vợ chồng bán con nhằm mục tiêu “trừng trị” hay “giáo huấn”?28/01/2024
Chuyến tàu
tập kết27/01/2024
Đội
tuyển Việt Nam tham dự World Cup 202627/01/2024
Trần
Huỳnh Duy Thức thông báo: “Ngày mai” anh tuyệt thực!27/01/2024
Có
toà án nào như [thế này] ở Việt Nam?27/01/2024
Nguyễn
Huy Cường - Tường trình từ Sở thú Hà Nội
Trần
Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"
Võ
Khánh Tuyên - Ngày tàn cuộc
Nguyễn
Hồng Lam - Chuyện nhỏ như con trâu
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
§ Cải tổ chính trị để không bỏ lỡ cơ hội thành nước giàu, Việt Nam
có dám? 29/01/2024
§ Hệ thống đến khố nát cũng… bòn! 29/01/2024
§ Cái giá phải trả là sức khoẻ 29/01/2024
§ Châu Âu phải làm gì trước nước Nga hiện nay? 29/01/2024
§ Có toà án nào như ở Việt Nam? 28/01/2024
§ Chiến lược “đào thải non sản phẩm” và thách thức đối với nền kinh
tế tuần hoàn 28/01/2024
§ Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? 28/01/2024
§ Nước Mỹ – Thích hay không thích? (*) 28/01/2024
§ Kiến nghị: Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả bà Nguyễn Thúy Hạnh
về gia đình để trị bệnh 28/01/2024
§ Việt Nam cần một lãnh đạo mới 28/01/2024
§ Quy hoạch Paris đã truyền cảm hứng cho các chế độ độc tài như thế
nào 27/01/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Gần 1 vạn người bán
dâm trên cả nước, biến tướng dưới hình thức "sugar baby- sugar daddy"
ANTD.VN - Theo báo cáo của Bộ
LĐ-TB&XH, tệ nạn mại dâm hiện nay vẫn diễn biến phức tạp cả về tính chất
lẫn quy mô hoạt động. Số người bán dâm có thể cao hơn rất nhiều so với số
liệu cơ quan chức năng nắm được.
Bộ LĐ-TB&XH vừa có báo cáo tổng hợp công tác phòng, chống
mại dâm năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Cơ quan này đánh giá, tệ nạn mại dâm hiện nay vẫn diễn biến phức
tạp cả về tính chất lẫn quy mô hoạt động. Trên địa bàn cả nước, ước tính có
9.596 người bán dâm. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều do tính
chất phức tạp, di biến động, tinh vi và trá hình của hoạt động mại dâm.
Tình hình mại dâm nơi công cộng hiện nay có chiều hướng giảm, ít
lộ liễu công khai so với trước đây. Hoạt động mại dâm có xu hướng dịch chuyển
sang hình thức biến tướng như "sugar daddy", "sugar baby",
"bố nuôi, con nuôi"...
Mại dâm núp bóng bằng các hình thức kích dục, cho nữ vũ công múa
khoả thân, khiêu dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán cà phê
đèn mờ, cà phê chòi, karaoke, massage, quán bar, vũ trường... hoạt động chủ yếu
ở các xã phường, thị trấn có khu công nghiệp tập trung.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, HCM... có sự xuất hiện của một
số đối tượng là người nước ngoài vào góp vốn thành lập các nhà hàng, khách sạn,
vũ trường chuyên phục vụ cho người nước ngoài nhưng thực chất là hoạt động mại
dâm trá hình.
Đặc biệt, với sự phát triển của mạng xã hội, loại hình mại dâm
lợi dụng không gian mạng để hoạt động đang diễn biến phức tạp. Các đối tượng đã
lợi dụng internet để hoạt động mại dâm thông qua các trang web đen, các hội
nhóm kín trên các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, vibe, tiktok... để
quảng cáo, chào mời khách mua dâm.
Tình hình hoạt động mại dâm, mua bán người vì mục đích mại dâm
trên các tuyến biên giới, vùng biển vẫn diễn ra kín đáo, thủ đoạn tinh vi, hình
thức tổ chức nhỏ lẻ, chủ yếu ở các khu vực có hoạt động du lịch, thương mại,
dịch vụ vui chơi, giải trí và thường có liên quan đến địa bàn ngoại biên tiếp
giáp với Việt Nam.
Trọng điểm là khu vực biên giới, vùng biên các tỉnh, thành phố
Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây
Ninh... và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, toàn quốc hiện có 107.235 cơ sở kinh
doanh dịch vụ có điều kiện, trong đó lực lượng chức năng đã phát hiện 3.211 cơ
sở dễ phát sinh hoạt động mại dâm.
Hiện trên địa bàn cả nước vẫn tồn tại 184 tụ điểm, địa bàn có
hoạt động mại dâm khu vực công cộng, tuy nhiên, không có tụ điểm nóng, phức
tạp, gây bức xúc dư luận.
Kiểm điểm 190 cá nhân,
tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng
Nhóm PV Tây Nguyên
https://soha.vn/kiem-diem-190-ca-nhan-tap-the-lanh-dao-ubnd-tinh-lam-dong-198240129072333376.htm
Sau 3 năm thực hiện Kết luận 929 của Thanh tra
Chính phủ (TTCP), tỉnh Lâm Đồng đã kiểm điểm 190 cá nhân cùng tập thể lãnh đạo
UBND tỉnh. Đối với số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra 386 tỷ đồng, đến hết
tháng 11/2023, số tiền còn phải khắc phục qua thanh tra 273 tỷ đồng.
Còn phải khắc phục 273 tỷ đồng
Liên
quan tới siêu dự án Đại Ninh khiến Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
và nhiều cán bộ khác bị bắt, theo nguồn tin riêng của PV Tiền Phong, trước đó
vào 6/12/2023, Ban cán sự Đảng UBDN tỉnh Lâm Đồng có báo cáo gửi Thường trực
Tỉnh ủy tiến độ triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 929/KL-TTCP ngày
12/6/2020 của TTCP. Theo báo cáo này, sau khi rà soát, UBND tỉnh Lâm Đồng đã
chi tiết hoá thành 20 nhóm kiến nghị để xử lý. Tính đến tháng 11/2023, đã thực
hiện dứt điểm 15/20 kiến nghị, còn lại 6/20 kiến nghị đang tiếp tục thực hiện.
UBND
tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể UBND tỉnh và Chủ
tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo sở, ban,
ngành, địa phương thuộc tỉnh về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan
tới trách nhiệm quản lý, điều hành; chỉ đạo giám đốc, thủ trưởng sở, ban,
ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố… kiểm điểm theo thẩm quyền đối với cá
nhân liên quan.
Lâm
Đồng đã kiểm điểm tập thể lãnh đạo UBND tỉnh và 190 cá nhân có liên quan do để
xảy ra thiếu sót, tồn tại, vi phạm. Kết quả, đối với tập thể, lãnh đạo UBND
tỉnh nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Đối với các cá nhân, có 16 trường
hợp phải xử lý kỷ luật, trong đó có 4 trường hợp phải xử lý kỷ luật với hình
thức khiển trách thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh, bao gồm: ông Bùi Văn
Lâm, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT; ông Nguyễn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng; ông
Nguyễn Sô, Phó Giám đốc Sở TN&MT; ông Nguyễn Xuân Thành, nguyên Giám đốc
Ban quản lý khu du lịch (BQLKDL) hồ Tuyền Lâm; ông Phạm Văn Dân, Giám đốc
BQLKDL hồ Tuyền Lâm.
Ngoài
ra, 11 trường hợp thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các sở, ngành, địa phương (3
trường hợp phải xử lý kỷ luật cảnh cáo, 8 trường hợp khiển trách), còn lại 174
trường hợp rút kinh nghiệm.
Về
việc chấm dứt hoạt động, thu hồi của 3 dự án do qua kiểm tra, xác minh có vi
phạm pháp luật về đất đai , báo cáo của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho thấy, dự án
xây dựng Khu dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp (King Palace) do Cty TNHH
Hoàn Cầu làm chủ đầu tư tại đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt, UBND
tỉnh đã thu hồi đất, rừng đã cho DN thuê và giao UBND TP Đà Lạt quản lý.
Còn
dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh tại huyện
Đức Trọng do Cty CP Đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh làm chủ đầu tư, Thanh tra
tỉnh cho biết, thực hiện Kết luận 1033/KL-TTCP ngày 30/6/2021 về việc sửa đổi
một số nội dung Kết luận 929, UBND tỉnh đã thống nhất cho DN trên gia hạn thời
gian đưa đất vào sử dụng, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, UBND
tỉnh chỉ đạo rà soát hoàn chỉnh hồ sơ, thẩm định, trình và phê duyệt giá đất
làm cơ sở cho công ty thực hiện theo quy định. Hiện nay, do cơ quan Cảnh sát
điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án có liên quan dự án này nên cơ quan
chuyên môn chưa tiếp tục kiểm tra, rà soát để đề xuất phương án giá đất trình
cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định.
Dự
án vườn ươm do Cty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt thuê tại phường 7, TP Đà Lạt với
diện tích 79.995 m2, UBND tỉnh đã thu hồi toàn bộ đất đã giao.
Đối
với kiến nghị chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý số tiền vi phạm phát hiện qua
thanh tra 386 tỷ đồng, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến hết tháng 11/2023,
còn 273 tỷ đồng chưa khắc phục xong.
Ngoài
ra, theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, về việc kiểm tra, rà soát, xử lý các dự án
giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đến thời điểm báo cáo
(31/7/2023), Sở TN&MT vẫn chưa có báo cáo về việc rà soát, tham mưu UBND
tỉnh xử lý với 6 dự án.
Hàng loạt sai phạm
Kết
luận thanh tra số 929 của TTCP cho thấy còn nhiều tồn tại, thiếu sót, sai phạm
trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng và một số dự án đầu tư ở Lâm
Đồng, giai đoạn 2004-2018.
Theo
kết luận, địa phương chưa đánh giá hết hiện trạng và có giải pháp phù hợp để
định hướng từng giai đoạn quy hoạch, dẫn đến chất lượng các đồ án quy hoạch
chưa cao; một số dự án quy hoạch sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch xây
dựng được Thủ tướng phê duyệt; có các doanh nghiệp thuê đất không phù hợp với
quy hoạch; có trường hợp thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; có
biểu hiện buông lỏng quản lý đầu tư một số dự án; việc gia hạn một số dự án đầu
tư ngoài ngân sách được thuê đất chưa đúng quy định pháp luật; một số gói thầu
đấu thầu có biểu hiện hình thức; 16 đơn vị thuê đất nhưng để lấn chiếm, sử dụng
sai mục đích.
Cũng
theo kết luận thanh tra, giai đoạn 2004-2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi,
chấm dứt 312 dự án, chủ yếu do nhà đầu tư không tích cực triển khai, không thực
hiện được việc giải phóng mặt bằng, vi phạm các quy định pháp luật.
Tổng
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng,
căn cứ kết quả thanh tra, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm UBND tỉnh, chủ tịch
và các phó chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ về những thiếu sót, tồn tại, vi
phạm có liên quan. Các sở, ngành, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thành phố có
liên quan kiểm điểm nghiêm túc; có hình thức kỷ luật các tổ chức, cá nhân vì để
xảy ra các tồn tại, vi phạm; tập trung chấn chỉnh, giải quyết các vi phạm, tồn
tại được nêu trong kết luận thanh tra; chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý số tiền
vi phạm phát hiện qua thanh tra 386 tỷ đồng.
Bắt 7 thanh niên hack
tài khoản Facebook, chiếm đoạt 8 tỷ đồng
Trọng Tùng
https://soha.vn/bat-7-thanh-nien-hack-tai-khoan-facebook-chiem-doat-8-ty-dong-198240128205231455.htm
Bảy thanh niên ở Quảng Bình tự tìm hiểu cách
chiếm đoạt Facebook của người khác rồi nhắn tin lừa đảo số tiền 8 tỷ đồng.
Ngày
28/1, thông tin từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao,
Công an tỉnh Quảng Bình, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ
và Công an TP Đồng Hới, Công an huyện Quảng Ninh phá chuyên án, bắt giữ nhóm 7
người chuyên hack tài khoản mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
7
thanh niên bị bắt giữ, gồm: Võ Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Xuân Kiên,
Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Tùng Lâm (cùng SN 2006); Nguyễn Văn Sáng (SN 2004), Võ
Văn Anh (SN 2003) cùng trú trên địa bàn huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
Khoảng
đầu năm 2023, các thành viên trong nhóm này lên mạng, tìm hiểu cách chiếm đoạt
trái phép tài khoản Facebook của nhiều người trên phạm vi toàn quốc.
Sau
đó đổi mật khẩu, xâm nhập, sử dụng tài khoản Facebook chiếm được để nhắn tin
hỏi mượn, chiếm đoạt tiền.
Chúng
còn tạo lập khoảng 20 tài khoản ngân hàng khác nhau, đồng thời mua thêm nhiều
bộ tài khoản ngân hàng “rác” trên mạng nhằm che giấu cho việc nhận tiền lừa đảo
từ các bị hại.
Ước
tính tổng giao dịch trong các tài khoản ngân hàng mà đối tượng sử dụng khoảng 8
tỷ đồng.
Qua
đấu tranh, bước đầu nhóm này khai nhận từ tháng 10/2022 đến khi bị bắt giữ,
nhóm này đã hack và chiếm quyền sử dụng Facebook của nhiều người, sau đó mạo
danh để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bằng
thủ đoạn trên đã lừa hơn 500 bị hại trên cả nước, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng. Tất
cả số tiền chiếm đoạt được, các đối tượng sử dụng vào mục đích chơi game trên
mạng và mua bán Bitcoin.
70 giang hồ hỗn chiến
ở Phú Quốc nói 'nuối tiếc, xin khoan hồng'
Ngọc
Tài
https://vnexpress.net/70-giang-ho-hon-chien-o-phu-quoc-noi-nuoi-tiec-xin-khoan-hong-4706059.html
KIÊN GIANGTrong hơn một giờ được nói lời sau cùng, những
giang hồ gây ra vụ hỗn chiến 2 người chết nói "rất ăn năn, nuối
tiếc", xin được khoan hồng để sớm về với gia đình.
Chiều 28/1, sau một tuần xét xử, 70 người gây ra vụ hỗn chiến
bảo kê đất ở Phú Quốc được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.
Là người duy nhất bị VKS đề nghị mức án tử hình về tội Giết
người và Tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép vũ
khí quân dụng, Đoàn Thiên Long, 23 tuổi (trực tiếp
bắn chết hai người) bày tỏ ăn năn, xin lỗi gia đình bị hại. "Trong thời
gian bị tạm giam bị cáo đã suy nghĩ thông suốt về hành vi của mình. Kính mong
HĐXX cho cơ hội về với gia đình, chăm sóc cha mẹ già và làm lại cuộc đời",
Long nói.
Đoàn Thiên Long là một trong những giang hồ được Nguyễn Văn
Thái, tức Thái Bus, tham gia "hợp đồng bảo kê 4 tỷ đồng" để người
đang tranh chấp khu đất 2,2 ha đến đo đạc. Cả nhóm gồm Long, Thái, Phạm Anh
Hiếu, Bùi Đức Ngọc, Nguyễn Quốc Vinh, Võ Văn Lương, Nguyễn Văn Quá và nhiều
người khác họp bàn tại nhà đại ca Bùi Minh Trung, tức Trung Cà Mau.
Trưa 27/10/2022, hơn 50 giang hồ đi 12 ôtô, mang theo mã tấu, 3
khẩu súng... đến thửa đất tranh chấp thực hiện theo kế hoạch thì xảy ra đụng độ
băng Nông Trường và Khúc Văn Đoài (có máu mặt ở địa phương, một trong hai bên
đang tranh chấp khu đất). Đoàn Thiên Long đã dùng súng hoa cải bắn vào nhóm đối
thủ khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
VKS cáo buộc Thái Bus, Long, Ngọc, Hiếu có vai trò chủ mưu, cầm
đầu, đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án chung thân.
Được nói lời sau cùng, Bùi Đức Ngọc, đàn anh của Long, cũng xin
lỗi gia đình các nạn nhân, mong tòa cho mức án nhẹ để sớm có cơ hội làm lại
cuộc đời. Còn Thái Bus, ngoài xin lỗi gia đình các bị hại, đại ca giang hồ mong
muốn khi ra tù sẽ thay các nạn nhân chăm sóc cha mẹ của họ.
Trong khi đó, Phạm Anh Hiếu, nói "đã hết sức ngăn cản vụ
hỗn chiến" nhưng cuối cùng hậu quả xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của bản
thân. Hiếu mong được giảm nhẹ hình phạt, nhận mức án có thời hạn, để về với gia
đình, làm lại cuộc đời.
Bị cáo buộc đồng phạm tội Giết người với mức án
đề nghị 18-20 năm tù, đại ca Bùi Minh Trung, cho biết rất nuối tiếc,
chỉ vì một phút sai lầm mà trả giá rất lớn. "Kính mong HĐXX xem xét để bị
cáo sớm về với gia đình, được ra ngoài để có những việc làm tốt cho tỉnh, cho
xã hội", Trung nói và kể nhiều hoạt động kinh doanh, đầu tư trước đó ở
Kiên Giang, cùng những dự án ấp ủ chưa thực hiện được.
Những bị cáo còn lại đa phần nói cùng nội dung, bày tỏ ăn năn,
xin mức án nhẹ.
Trước đó, VKS đề nghị 45 bị cáo trong nhóm giang hồ của Long mức
án 5-20 năm tù. 13 giang hồ thuộc nhóm Nông Trường (bên đáp trả vụ hỗn chiến)
bị đề nghị cao nhất là 3-4 năm tù, thấp nhất là 2 năm tù treo. 6 bị cáo bị truy
tố tội Che giấu tội phạm bị đề nghị 18-24 tháng tù và thấp
nhất 6 tháng tù treo.
Tòa nghị án kéo dài, sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 31/1.
Thửa đất tranh chấp có nguồn gốc do ông Ngụy Văn Khiếu khai phá,
canh tác từ nhiều năm trước. Ông này bán cho Khúc Văn Đoài giá 11 tỷ đồng nhưng
Đoài chỉ thanh toán 1,1 tỷ đồng rồi không trả tiếp; lấy đất phân lô, bán cho
nhiều người xây nhà, trong đó có Nguyễn Văn Trường (thuộc nhóm giang hồ Nông
Trường).
Ông Khiếu không đòi được tiền, nhờ Nguyễn Thị Bích Chi, Nguyễn
Văn Tuấn, Đỗ Thị Ánh Hường (luật sư) giải quyết với thù lao ứng trước 250 triệu
đồng và 50% giá trị đất khi xong việc. Theo kế hoạch, Hường sẽ làm thủ tục xin
cấp lại giấy tờ thửa đất cho ông Khiếu, trong đó bắt buộc phải đo đạc, xác định
vị trí. Tuy nhiên, khi Hường và Chi đưa người đến đo đạc thì bị Đoài, Trường
ngăn cản. Họ nhờ nhóm Thái Bus bảo kê, rào đất, cắt cử người canh giữ đến khi
đo đạc và làm xong giấy tờ, sau đó xảy ra hỗn chiến.
400.000
tỷ đồng trái phiếu Chính phủ sẽ được đấu thầu qua Sở Giao dịch Hà Nội
(TTXVN/Vietnam+)
Bộ Tài chính yêu cầu Kho bạc Nhà nước phối hợp
với Vụ Tài chính Ngân hàng tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ trên
thị trường cho nhu cầu vay trong nước khoảng 127.000 tỷ đồng trong quý 1.
Kho bạc Nhà nước cho biết, kế hoạch đấu
thầu trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội năm 2024 là
400.000 tỷ đồng; bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tại công văn mới về việc tổ chức điều
hành ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương quý 1/2024, Bộ Tài chính yêu
cầu Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính Ngân hàng tổ chức thực
hiện phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường cho nhu cầu vay trong nước
khoảng 127.000 tỷ đồng (bao gồm cả huy động từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) trong
quý 1/2024.
Kho bạc Nhà nước cho biết toàn hệ thống
sẽ tiếp tục bám sát kế hoạch huy động vốn được giao, chủ động xây dựng lịch
biểu phát hành, nắm bắt tình hình thu, chi, kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách
trung ương và diễn biến tình hình thị trường để kịp thời tham mưu với Bộ Tài
chính các giải pháp huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ với khối
lượng, kỳ hạn, lãi suất phù hợp, bảo đảm huy động đủ khối lượng theo nhu cầu
của ngân sách trung ương và duy trì ổn định hoạt động thị trường trái phiếu
Chính phủ.
Đồng thời, việc huy động vốn sẽ tiếp tục
được tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đáp ứng mục tiêu kỳ hạn phát
hành bình quân trái phiếu Chính phủ đạt từ 9-11 năm, theo đúng Nghị quyết số
23/2021/QH15 của Quốc hội đặt ra.
Năm 2023, Kho bạc Nhà nước đã huy động
thành công 298.476 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, đạt 98% kế hoạch điều chỉnh
của Bộ Tài chính giao cho Kho bạc Nhà nước (305.000 tỷ đồng).
Khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành
gắn với nhu cầu chi đầu tư phát triển, trả nợ gốc của ngân sách trung ương, đảm
bảo tiết kiệm, hiệu quả./.
Thiếu tướng Nguyễn Sỹ
Quang: Nguy hiểm nhất là loại tội phạm "núp bóng" doanh nghiệp
Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai nhận định rằng,
nguy hiểm nhất là tình trạng các loại tội phạm "núp bóng" các doanh
nghiệp để hoạt động.
Nguy hiểm loại tội phạm "núp bóng" các doanh
nghiệp
Nhận
định về tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ
Quang – Giám đốc công an tỉnh Đồng Nai cho rằng, Đồng Nai là địa bàn rất phức
tạp về tình hình an ninh trật tự, đứng thứ 5 trên toàn quốc về các loại tội
phạm. Tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm có tổ chức trong
những năm qua cũng rất nhức nhối.
“Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp,
được sự hỗ trợ rất lớn của lực lượng Bộ Công an... có thể khẳng định đến nay
trên địa bàn tỉnh không còn tồn tại loại tội phạm có tổ chức, hoạt động tinh vi
theo kiểu xã hội đen”, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang nói thêm.
Ông
cũng cho biết thời gian tới sẽ tập trung giải quyết vấn đề nhóm tội phạm nhen
nhóm, bộc phát từ thanh thiếu niên hư, tội phạm đường phố để triệt mầm mống,
nguy cơ băng nhóm xã hội đen sau này.
Nhận
diện về tình hình trên địa bàn, tướng Quang bày tỏ lo ngại về tình trạng tội
phạm "núp bóng" doanh nghiệp để hoạt động, tội phạm "tín dụng
đen" ở những nơi tập trung đông công nhân.
Xử lý tội phạm không có vùng cấm
Theo
báo cáo của Công an tỉnh Đồng Nai, trong năm 2023, công tác phòng, chống tội
phạm được tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, không bỏ sót, bỏ lọt tội
phạm. Kết quả này đến từ các giải pháp đồng bộ, trong đó có bốn cao điểm tấn
công, trấn áp tội phạm và phát huy hiệu quả tuần tra vũ trang kết hợp tuần tra
nghiệp vụ các lực lượng 161.
Với
các giải pháp này, năm qua, lượng công an trên địa bàn đã triệt phá, làm tan rã
nhiều băng nhóm tội phạm. Kết quả là phòng ngừa từ xa, không để hình thành,
phát sinh tội phạm có tổ chức, các băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”
và các tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp.
Công
tác điều tra, khám phá làm rõ các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng, dư luận xã hội quan tâm được cấp ủy, chính quyền các cấp và quần chúng
nhân dân đánh giá cao. Trong năm, các loại tội phạm được kéo giảm 36,6% so với
năm 2022.
Công
tác đấu tranh với tội phạm về ma túy được triển khai đồng bộ, hiệu quả trên các
tuyến, địa bàn trọng điểm, khu vực giáp ranh. Tập trung triệt xóa nhiều đường
dây tội phạm ma túy hoạt động liên huyện, liên tỉnh, xuyên quốc gia với quy mô
lớn.
Với
tội phạm lĩnh vực kinh tế, chức vụ, Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang khẳng định đã
thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Bộ Công an “không có vùng cấm, không có
ngoại lệ”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Do
đó công an đã xác minh, điều tra làm rõ nhiều sai phạm, vi phạm liên quan đến
các lĩnh vực đang được dư luận xã hội quan tâm như: tài chính; bất động sản;
đăng kiểm xe cơ giới; đào tạo dạy nghề, sát hạch lái xe; y tế; bảo hiểm xã
hội... Triệt phá nhiều đường dây buôn bán, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng
giả, hàng nhập lậu có quy mô lớn.
Trong
năm 2023, công an phát hiện 406 vụ, xử lý 498 cá nhân, tổ chức vi phạm pháp
luật về quản lý kinh tế. Đã phát hiện, điều tra làm rõ, khởi tố 41 vụ, bắt xử
lý 95 bị can về tham nhũng, chức vụ.
Quyền
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đề nghị lực lượng công an tập trung nắm
chắc tình hình, chủ động từ sớm, tuyệt đối không để xảy ra đột xuất, bất ngờ
trong mọi tình huống. Tập trung đấu tranh quyết liệt, triệt phá các băng, nhóm
tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm đường phố,
tội phạm cướp, cướp giật, các tụ điểm tệ nạn xã hội; tội phạm tham nhũng, kinh
tế, buôn lậu, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Hút 400 tấn vàng trong
dân bằng chứng chỉ vàng, trả lãi như gửi tiền tiết kiệm
Chứng chỉ vàng cần do Ngân hàng Nhà nước phát
hành. Thay vì giữ vàng vật chất thì chứng chỉ này sẽ giúp người dân chỉ cần giữ
“vàng giấy” đó và có thể trao đổi trên sàn giao dịch.
Trong cuộc tọa đàm
“Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững” mới đây, có ý kiến
cho hay, nhiều nước cho phép huy động vốn thông qua chứng chỉ chứng nhận vàng
do Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành để đảm bảo an toàn. Việc mua
bán chứng chỉ chứng nhận vàng phải tuân theo quy luật chặt chẽ.
Liệu đây có phải là giải pháp phát triển thị trường vàng an
toàn, bền vững; cũng như hạn chế việc mua vàng về bỏ tủ, cất két trong dân?
Chia sẻ với PV.
VietNamNet, ông Huỳnh Trung Khánh,
Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn Hội đồng Vàng thế giới
tại Việt Nam, cho hay, việc phát hành chứng chỉ chứng nhận vàng đã thông dụng ở
một số nước.
Thay vì giữ vàng vật chất thì chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ giúp
người dân chỉ cần giữ “vàng giấy” đó và có thể trao đổi trên sàn giao dịch.
Theo ông Khánh, Hiệp hội Kinh doanh vàng cũng đã bàn với NHNN về
việc này từ lâu, nhưng làm phải có bài bản, phải nghiên cứu và đây là vấn đề
lâu dài.
“Trước mắt, chúng ta phải giải quyết vấn đề vàng vật chất hiện
nay, cũng như công điện của Thủ tướng về vấn đề chênh lệch giữa giá
vàng trong nước và thế giới; nguyên liệu chế tác
nữ trang... Cần phải làm thứ tự. Nếu ra nghị định mới về quản lý thị trường
vàng, tất cả những vấn đề này cũng cần được đề cập và triển khai lần lượt từng
giai đoạn", ông Khánh lưu ý.
Vị này cho rằng, khi có chủ trương, Hội đồng Vàng Thế giới cũng
như Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam sẵn sàng kết hợp cùng NHNN, cơ quan chức
năng đi tìm hiểu các thị trường lân cận như Singapore, Trung Quốc... những nơi
có chứng chỉ vàng, sàn giao dịch vàng hoạt động để nghiên cứu, từ đó có cách
làm riêng của mình.
Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng bày tỏ, khi
có chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ bớt lệ thuộc vào vàng vật chất, người dân hay
nhà đầu tư có nơi để gửi vàng vào sử dụng mua bán, giao dịch. Trong khi đó, có
thể đưa được số vàng tích trữ đó của dân vào nền kinh tế, để lưu thông.
“Nhìn nhận quyền sở hữu vàng nhưng không tạo điều kiện đưa vàng
vào lưu thông thì mỗi nhà đầu tư, mỗi người dân chỉ biết mua vàng vật chất về
cất trữ. Nếu tạo điều kiện cho họ cất trữ, lại có lợi cho nền kinh tế thì người
dân hay nhà đầu tư sẽ sẵn sàng, lãi suất không cần quá cao” - ông Khánh nói
thêm.
Ngoài chứng chỉ chứng nhận vàng, vị chuyên gia cũng góp ý, để
thị trường phát triển an toàn, bền vững, nguyên tắc đầu tiên là NHNN cần kiểm
soát, không để tự phát.
Vấn đề lập sàn giao dịch vàng cũng đã bàn nhiều, nếu hình thành,
NHNN, Bộ Tài chính hay Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm soát được việc mua
bán vàng; thậm chí còn cân đối được cung - cầu trong nước, khi cầu quá lớn,
cung không đủ mới cần nhập khẩu về.
Ủng hộ giải pháp phát hành chứng chỉ chứng nhận vàng, chuyên gia
kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, giải pháp này sẽ giúp huy động số vàng
hàng trăm tấn đang nằm trong dân để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ông lưu ý: “Ai là người phát hành chứng chỉ vàng? Chỉ
có thể là NHNN, cơ quan này cũng sẽ huy động số vàng đó, phát hành chứng chỉ
chứng nhận vàng cho người dân để họ gửi vàng. Chứng chỉ này của NHNN phải có
lãi, cũng như một loại tiết kiệm”.
Theo ông Hiếu, có thể xem xét quỹ tín thác vàng tại thời điểm
này, nhưng chưa phải lúc thực hiện. Trước mắt, cần có sàn giao dịch vàng để mọi
thành phần cập nhật, thông tin thông suốt.
Riêng
với vấn đề nhập khẩu vàng, ông Hiếu nhấn mạnh lại đề xuất trước đó, rằng NHNN
nên giao việc nhập khẩu vàng cho các công ty có uy tín, có năng lực tài chính.
Đồng thời, rút lại thương hiệu vàng quốc gia SJC để tạo ra một thị trường cạnh
tranh cho tất cả các thương hiệu vàng, dần dần thị trường sẽ phát triển ổn
định.
Thiếu điện hiện hữu,
'nguồn điện vô tận' vẫn tắc
https://vietnamnet.vn/thieu-dien-hien-huu-nguon-dien-vo-tan-van-tac-2244759.html
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2023-2025 cần
đưa vào vận hành khoảng 19.000 MW nguồn điện mới đảm bảo đủ điện.
Vẫn lo thiếu điện, tìm cách ứng phó
Bộ Công Thương vừa có tờ trình lần thứ 5 gửi Thủ tướng Chính phủ
đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện 8.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, theo dự báo của Quy hoạch điện
8, giai đoạn 2023-2025 cần đưa vào vận hành khoảng 19.000 MW nguồn điện mới.
Trong đó các nguồn chính gồm 6.100 MW nhiệt điện (than, khí),
4.300 MW thủy điện, 4.400 MW điện gió trên bờ và khoảng 1.900 MW điện nhập khẩu
từ Lào.
Theo số liệu từ các địa phương, đến năm 2025 sẽ đưa vào vận hành
4 dự án nhiệt điện với công suất 4.670 MW (An Khánh, Hiệp Phước giai đoạn 1,
Nhơn Trạch 3,4, Vũng Áng 2), 176 dự án thủy điện với công suất 2.948 MW, 165 dự
án điện gió trên bờ công suất 13.919 MW. Tổng công suất các dự án trên là
khoảng 21.537 MW.
"Nếu các dự án nguồn điện thực hiện theo dự kiến như trên
thì nguồn cung điện sẽ đáp ứng", Bộ Công Thương ước đoán.
Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
chậm tiến độ, nhất là đối với nguồn nhiệt điện và điện gió trên bờ.
Để giảm thiểu rủi ro trong cung ứng điện đến 2025, Bộ Công
Thương cho rằng phải huy động đủ nguồn lực, cải tiến phương pháp quản lý điều
hành để sớm đưa vào vận hành đường dây 500 kV liên kết giữa Bắc Trung Bộ - Bắc
Bộ (đường dây Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa - Nam Định) trước năm 2025.
Đường dây này sẽ góp phần tăng dung lượng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc
và kịp thời giải tỏa công suất nguồn điện lớn như nhiệt điện Vũng Áng 1 và 2,
nhiệt điện Quảng Trạch 1 để cấp điện cho khu vực Bắc Bộ.
Ngoài ra, Bộ này tính toán việc phải tăng cường nhập khẩu điện
từ các nước trong khu vực. Trước hết, có thể đàm phán nâng cao sản
lượng mua điện từ Trung Quốc lên 3,5 tỷ kWh trên các đường dây
220 kV hiện trạng từ phía Lào Cai và Hà Giang. Khi có điều kiện thuận lợi, xem
xét thực hiện giải pháp mua điện Trung Quốc qua hệ thống Back-To-Back với quy
mô công suất khoảng 2.000 MW, sản lượng khoảng 9 tỷ kWh/năm.
Đối với nhập khẩu điện từ Lào, cần sớm có giải pháp nhập khẩu
cụm nguồn điện Nậm Ou trước năm 2025. Sau 2025, cần nhập khẩu thêm các nguồn
điện tiềm năng khác của Lào về khu vực Bắc Bộ.
Để đảm bảo khả năng triển khai các nguồn điện, nhất là nguồn
năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng cần thường xuyên đôn đốc, đảm bảo
tiến độ các nguồn điện nền như nhiệt điện Vũng Áng 2, Hiệp Phước, Nhơn Trạch
3,4, An Khánh...; Tạo điều kiện khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái
tạo (điện gió, điện mặt trời) theo vùng, đặc biệt là với các khu vực trung tâm
phụ tải, có nguy cơ thiếu điện (Bắc Bộ).
"Coi phát triển điện mặt trời mái nhà là giải pháp ưu tiên để
đảm bảo an ninh cung cấp điện. Hàng năm có đánh giá về hiệu quả trong phát
triển các nguồn điện mặt trời mái nhà để đưa ra những điều chỉnh phù hợp",
Bộ Công Thương bày tỏ.
Điện gió ngoài khơi vẫn "tắc"
Với nguồn điện gió ngoài khơi, Bộ Công Thương cho rằng việc
nghiên cứu thí điểm giao EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai điện gió
ngoài khơi gặp nhiều khó khăn.
Một là hành lang pháp lý cho phát triển điện gió ngoài khơi còn
chưa rõ ràng (chưa phê duyệt Quy hoạch không gian biển Quốc gia, chưa có căn cứ
xác định phạm vi quản lý biển).
Hai là pháp luật về đầu tư chưa quy định cấp có thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư điện gió ngoài khơi.
Vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định chưa có cơ sở pháp lý để giao
cho EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài
khơi.
Bộ Công Thương trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa
đổi đã đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư để quy định thẩm quyền quyết định chủ trương
đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi.
Trước mắt, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao EVN
và các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển
điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi có đủ cơ sở pháp lý để các cấp có
thẩm quyền giao chủ đầu tư.
No comments:
Post a Comment