Thursday, August 10, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 10 tháng 08 năm 2023


·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Biến thể Eris tăng, nhưng COVID không có thay đổi lớn

Dù kinh tế sa sút, Trung Quốc vẫn không cắt viện trợ Triều Tiên

Ba Lan đưa 2.000 quân tăng cường biên giới giáp ranh Belarus

Thăm dò: Nỗi lo lạm phát kéo dài khiến tỷ lệ ủng hộ Biden vẫn ở mức 40%

Cơn sốt BlackPink của giới trẻ Việt: bình thường hay điên cuồng?

Ba Lan đưa 2.000 quân tăng cường biên giới giáp ranh Belarus

 

 

RFA

Dụ Thanh Nhàn về Hà Nội: “Thực chiêu” hay “hư chiêu”?

Chi nhánh Foxconn ở Thâm Quyến sẽ độc quyền cung cấp máy chủ làm ở Việt Nam cho Apple

Chủ tịch Thượng viện Philippines đề nghị tẩy chay hàng hóa, các công ty Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm ba nước Châu Á

Philippines: Thỏa thuận dời chiến hạm cũ tại Bãi Cỏ Mây là tưởng tượng của TQ

Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác dầu khí trên Biển Đông, đồng thời vẫn quan tâm môi trường toàn cầu

Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức

‘Dân ngủ không phải khóa cửa’- Bộ trưởng Tô Lâm mơ về thuở thái bình xa xưa?

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Quảng Ninh bị truy tố tội “Nhận hối lộ”

Trung Quốc xây dựng tuyến đường xe lửa cao tốc đến Việt Nam

Báo Nhà nước ca ngợi thành quả công tác chống buôn người

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với các công ty mía đường Thái Lan

Việt Nam phủ nhận đàn áp người Thượng vì tôn giáo, HRW nói chính phủ "ngoan cố"

Tổng thống Mỹ Biden nói sẽ sớm thăm Việt Nam

Anh Thưởng, anh làm gì đi chứ!

Bao giờ nỗ lực cải tạo những dòng sông ô nhiễm ở Hà Nội đạt hiệu quả?

Nguyễn Văn Chưởng đã từng nhận tội, có oan không?

Hà Tĩnh: Tố cáo lãnh đạo xã tham nhũng, hai phụ nữ bị án tù theo Điều 331

Chủ tịch tỉnh Kiên Giang bị Thủ tướng kỷ luật khiển trách do thiếu trách nhiệm trong dịch COVID-19

 

BBC

Ukraine: Nga vẫn có các loại vũ khí quan trọng bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế

Kim Jong-un thay tướng cấp cao, kêu gọi chuẩn bị nếu chiến tranh bùng phát

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng: Còn 'uẩn khúc' gì sau hơn 16 năm?

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ ‘sớm’ thăm Việt Nam

Hai mỏ khí đốt trên Biển Đông của VN góp phần phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris?

Thí sinh Miss Universe Indonesia cáo buộc ban tổ chức 'lạm dụng tình dục'

Dân Nga săn căn hộ giá rẻ ở Mariupol, thành phố chiếm của Ukraine

Tranh cãi về tàu chiến giữa Trung Quốc và Philippines nóng lên

Trung Quốc: Xuất khẩu giảm mạnh nhất trong ba năm qua

 

RFI

Nga khẳng định đã triệt hạ 13 drone Ukraina ở Crimée và gần Matxcơva

Ba Lan điều thêm 10.000 quân tới vùng biên giới với Belarus

TT Mỹ dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, thăm Việt Nam, nhưng không dự thượng đỉnh ASEAN

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Chiến tranh Ukraina và nguy cơ gia tăng xung đột cáp quang ngầm dưới biển

Tổng thống Ukraina thừa nhận cuộc phản công chống Nga rất « khó khăn »

Tổng thống Mỹ « sắp » thăm Việt Nam

Thượng đỉnh về Amazon : « Liên minh » chống phá rừng bất đồng về mục tiêu

Hoa Kỳ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc

Bố trí quân ở Hồng Hải : « Cuộc chiến tầu chở dầu » mới của Mỹ ở Vịnh Ba Tư?

Nga bị mất trộm bí quyết chế tạo tên lửa

Một quốc gia ẩn danh mua 50 xe tăng Bỉ Leopard 1 gửi cho Ukraina

Đảo chính tại Niger : Pháp và Mỹ bất lực ?

Liên Hiệp Quốc có đủ bằng chứng truy tố thủ phạm « tội ác chiến tranh » ở Miến Điện

Tại Grand Canyon, tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy ưu tiên về khí hậu

Tái chế, xử lý rác nhựa và nghịch lý mang tên nhựa

Chiến tranh Ukraina: Mỹ cho gởi những chiếc tăng Abrams đầu tiên sang Ukraina

Các nước phương Nam bàn kế hoạch của Zelensky, Nga vẫn đòi Ukraina đầu hàng

Tổng thống Pháp Macron không được mời dự thượng đỉnh BRICS

(AFP) - Ngoại trưởng Trung Quốc chuẩn bị công du 3 nước Đông Nam Á. Trong thông cáo ngày 09/08/2023, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết ông Vương Nghị sẽ đến Singapore, Malaysia và Cam Bốt từ ngày 10 đến 13/08 nhằm « tăng cường truyền thông chiến lược với ba nước Đông Nam Á ». Cam Bốt là đồng minh của Bắc Kinh, nhận được rất nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc nhưng hiện phải đối phó với tai tiếng sòng bạc và lừa đảo qua điện thoại. Về phần Singapore, đảo quốc này luôn tìm cách đi dây giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng của hai cường quốc. Đối với Malaysia, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

(Tiền Phong/AFP) - Nhiều nước Đông và Đông Nam Á bị thiên tai. Các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam tiếp tục đề phòng sạt lở, lũ quét do nhiều nơi bị mưa lớn suốt một tuần qua, với tổng lượng mưa dao động 300-400 mm. Đến ngày 09/08/2023, mưa lũ ở khu vực trên đã khiến 11 người người thiệt mạng, 2 người mất tích và 3 người bị thương, hơn 300 ngôi nhà bị phá, cùng với nhiều thiệt hại vật chất khác. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc được đặt trong tình báo động bão Khanun. Khoảng 16.000 gia đình trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản, bị mất điện hôm 09/08. Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cảnh báo « nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt có thể gây chết người ». Còn tại Hàn Quốc, vài nghìn người tham gia trại hướng đạo ở Buan được chuyển về Seoul để tránh bão.

(NHK) - Nhật Bản bổ sung các mặt hàng cấm xuất khẩu sang Nga. Lệnh cấm mới có hiệu lực từ ngày 09/08/2023 liên quan đến 758 mặt hàng, trong đó có thiết bị quang học và phụ tùng ô tô chạy xăng và diesel. Xe đã qua sử dụng của Nhật Bản rất được ưa chuộng ở Nga. Trước đó, Tokyo đã cấm xuất khẩu xe tải và ô tô cao cấp sang Nga.

(AFP) - Rumanie hủy quyết định gọi thầu đóng tầu chiến. Năm 2019, tập đoàn Pháp Naval Group đã trúng gói thầu trị giá 1,2 tỉ euro đóng 4 tầu hộ Gowind và cải tạo hai tầu khác cùng với công ty Rumanie Constanta Shipyard. Tuy nhiên, hai bên chưa ký hợp đồng. Bộ Quốc Phòng Rumani giải thích lý do trong thông cáo ngày 08/08/2023 là « nhà thầu trúng thầu đã không ký thỏa thuận khung trong thời hạn yêu cầu ». Tuy nhiên, báo chí Rumanie đưa ra giả thuyết là Bucarest muốn thay đổi những điều khoản ban đầu, kể cả về giá.

(Reuters) - Đài Loan hoan nghênh TSMC đầu tư sản xuất chip điện tử ở Đức. Trả lời báo giới tại Đài Bắc ngày 09/08/2023, chỉ một ngày sau khi TSMC thông báo đầu tư 3,8 tỉ đô la vào nhà máy ở Dresde, miền đông Đức, bộ trưởng Kinh Tế Đài Loan khẳng định « đầu tư của công ty TSMC vào châu Âu sẽ giúp thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Đài Loan và Liên Hiệp Châu Âu ». Cùng ngày, chính phủ Đức cũng cho rằng quyết định đầu tư của TSMC vào Đức « là một dấu hiệu tốt cho quan hệ giữa Berlin và Đài Bắc ».

(AFP) - Tư pháp Mỹ kết án ông trùm ma túy Colombia 45 năm tù. Bản án được tòa án liên bang Mỹ ở Brooklyn, New York, tuyên hôm 08/08/2023. Dairo Antonio Usuga, biệt danh là « Otoniel », ông trùm 51 tuổi của băng Clan del Golfo đã bị buộc tội buôn bán cocain quy mô quốc tế vào tháng 01/2023, đưa vào Hoa Kỳ hơn 96 tấn cocain thông qua Trung Mỹ và Mêhicô. Ông trùm « Otoniel » được Colombia dẫn độ sang Mỹ vào tháng 05/2022. Thẩm phán Dora Irizarry của tòa án liên bang Brooklyn khẳng định « đây hẳn là một trong những vụ buôn bán ma túy nghiêm trọng nhất » chưa từng được đưa ra xét xử ở tòa án này. 

(AFP) - Nắng nóng cực điểm ở Tây Ban Nha, cháy rừng ở Bồ Đào Nha. Theo thông tin từ Cơ quan khí tượng quốc gia Tây Ban Nha, nước này đang trải qua đợt nắng nóng thứ ba vào mùa hè này và có thể tiếp tục phá các kỷ lục về nhiệt độ cao vào hôm nay, 09/08/2023. 11 tỉnh trong tình trạng báo động đỏ, nhiệt độ có thể lên đến 44 độ C tại một số khu vực. Còn tại láng giềng Bồ Đào Nha, gần 10 000 héc ta rừng đã bị thiêu rụi và hôm nay các đám cháy vẫn tiếp tục lan ra.     

(AFP) - Đức muốn gia hạn thời gian triển khai hệ thống tên lửa phòng không ở Ba Lan. Hôm qua, 08/08/2023, bộ Quốc Phòng Đức cho biết đã đề xuất với Ba Lan, tiếp tục giữ lại các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đến hết mùa hè này hoặc đến cuối năm 2023. Các thiết bị này đã được triển khai ở miền đông Ba Lan vào tháng Giêng năm nay và ở lại đây trong vòng 6 tháng, sau khi một ngôi làng của Ba Lan bị tấn công vào cuối năm 2022, nghi là do một tên lửa của Ukraina bay lạc. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan đã từ chối đề xuất của Đức, yêu cầu Berlin gửi các vũ khí này cho Ukraina, nhưng sau đó lại chấp nhận. Đức cho biết dù gia hạn, nhưng sẽ không triển khai các thiết bị này ở Ba Lan vào năm sau.  

(Reuters) - Con trai thứ của vua Thái Lan về nước sau 27 năm. Ngày 08/08/2023, con trai thứ hai của vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn, là Vacharaesorn Vivacharawongse đã bất ngờ đến thăm một trung tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Bangkok. Đây là lần đầu tiên ông Vacharaesorn Vivacharawongse vốn làm việc cho một công ty luật ở Hoa Kỳ, trở về quê hương sau 27 năm. Vì là con của vợ thứ, đã ly hôn với vua, nên ông Vacharaesorn cùng mẹ và anh chị em của mình không có tước vị hoàng gia. Chuyến thăm của ông Vachraesorn diễn ra vào thời điểm con cả của vua Thái là công chúa Bajrakitiyabha, 44 tuổi, phải nhập viện và trong tình trạng hôn mê vào tháng 12 năm ngoái vì bệnh tim. Hoàng gia Thái Lan vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào về chuyến thăm này.  

(AFP) - Bắc Triều Tiên mời các tay chơi golf nước ngoài đến Bình Nhưỡng thi đấu. Hôm nay, 09/08/2023, hãng tin AFP cho biết, trên trang du lịch DPR Korea Tour do Nhà nước Bắc Triều Tiên quản lý, Bình Nhưỡng sẽ tổ chức một cuộc thi golf nghiệp dư vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Những tay golf nghiệp dư nước ngoài cũng có thể tham gia và có thể phát triển tình bạn với các tay golf người Triều Tiên. Thông tin được đăng tải vào ngày 02/08, và không ghi rõ thời gian cụ thể của giải đấu. 

(AFP) - Mỹ trả cho Ý 42 vật phẩm khảo cổ. Thông tin này được thẩm phán bang New York, ông Alvin Bragg, nêu rõ trong thông cáo ngày 08/08/2023. Số cổ vật này, trong đó nhiều mẫu có khoảng 2.500 tuổi thọ – trị giá 3,5 triệu đô la đã bị đánh cắp tại công trường khảo cổ Ý và bán trái phép tại Mỹ, nhất là New York, một điểm trung chuyển quan trọng của đường dây buôn lậu cổ vật.  

(Reuters) - Nga phản đối phương Tây gây áp lực với Iran. Kết thúc cuộc gặp cấp thứ trưởng Ngoại Giao Iran – Nga, hôm qua, 08/08/2023, bộ Ngoại Giao Nga cho biết, Matxcơva và Teheran cùng tin tưởng rằng thỏa thuận hạt nhân không thực thi được bắt nguồn từ chính sách sai lầm « áp lực tối đa » mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang theo đuổi. Nga cùng với Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức và Liên Hiệp Châu Âu là bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân 2015. Phát biểu này của Nga được đưa ra vào lúc chiến dịch quân sự đặc biệt của tổng thống Putin tại Ukraina đang làm cho quan hệ giữa Nga và phương Tây xuống cấp nghiêm trọng. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức, Thứ Năm 10.08.2023

1/ TỔ CHỨC GIÁM SÁT NHÂN QUYỀN CÁO BUỘC VN NGOAN CỐ

Trong cáo buộc mới nhất, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho rằng VN luôn  ngoan cố khi phản bác các cáo buộc vi phạm nhân quyền, đồng thời luôn hạn chế sự tiếp cận của giới quan sát viên quốc tế đến khu vực Tây nguyên.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc chi nhánh Á châu của tổ chức nói trên, đưa ra nhận xét trên sau khi bạo quyền Việt Nam công bố văn thư gửi đến báo cáo viên của Liên Hiệp quốc về vấn đề đàn áp các cộng đồng tôn giáo của người Thượng ở Tây nguyên.

Ông Phil Robertson cho biết trong thông cáo đưa ra vào hôm qua 9/8 là có những vi phạm nghiêm trọng trong vấn đề quyền tự do tôn giáo ở Tây nguyên, nhưng bạo quyền VN vẫn tiếp tục phủ nhận.

Theo ông Robertson thì biểu hiện rõ ràng nhất về đàn áp tự do tôn giáo ở khu vực Tây Nguyên và một số nơi khác ở Việt Nam là việc bạo quyền ở các địa phương đó rất tích cực theo dõi, quấy rối, thẩm vấn và bắt giữ tín đồ của nhiều nhóm tôn giáo, chỉ vì họ kỷ niệm “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin”,  vốn được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2019.

Cần biết là trong thư gửi cho bạo quyền VN, các báo cáo viên LHQ nhắc đến việc đàn áp đối với ba ông Y Cung Niê, Y Thịnh Niê và Y Don Niê thuộc cộng đồng người Thượng ở xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, vào cuối tháng 5 năm ngoái.

Trong thư phản hồi, phía VN cho rằng ở quốc gia này không có khái niệm người bản địa, cũng không có khái niệm người Thượng trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và càng không có ai bị bắt giữ tùy tiện vì lý do theo tín ngưỡng tôn giáo. Họ biện hộ là các ông Y Cung Niê, Y Thịnh Niê và Y Don Niê là thành viên tổ chức FULRO, một tổ chức bất hợp pháp bị nhà nước tìm cách tiêu diệt.

RFA

2/ VN ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MÍA ĐƯỜNG THÁI LAN

Vào đầu tuần này, bộ công thương VN ra quyết định áp thuế chống phá giá đối với một số công ty Thái Lan xuất cảng mía đường sang VN.

Quyết định này được đưa ra sau khi bộ công thương tiến hành rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Mức thuế chống bán phá giá thấp nhất được đưa ra trong quyết định này là hơn 25% và cao nhất là 32%. Riêng mức thuế chống trợ cấp cao nhất là gần 5%.

Cần biết là vào tháng 6 năm 2021, bộ công thương đã chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm này là gần 48%.

Kết luận cuối cùng của phía VN đã xác định là có tồn tại hành vi bán phá giá khiến ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại đáng kể. Theo báo chí lề đảng, việc Việt Nam áp thuế chống bán phá giá lên đường nhập cảng từ Thái Lan là cần thiết vì ngành mía đường trong nước hoàn toàn không cạnh tranh được với đường ngoại, hàng loạt công ty phải rời bỏ thị trường.

Trước khi VN ra quyết định nói trên, sản lượng mía đường trong nước của năm 2021 chỉ  khoảng 550 ngàn tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ đường trong nước hàng năm là gần 2 triệu tấn, dẫn đến việc nhập cảng đường quá nhiều từ Thái Lan.

RFA

3/ CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN PHI ĐỀ NGHỊ TẨY CHAY HÀNG HÓA TRUNG QUỐC

Chủ tịch thượng viện Philippines vào ngày 8/8 đề nghị tẩy chay tất cả hàng hóa của Trung Quốc như là dấu hiệu phản đối hành vi hung hăng của Trung Cộng trong vùng Biển Đông.

Trong phát biểu của mình, chủ tịch thượng viện Juan Miguel Zubiri cho rằng nước Phi nên bắt đầu tìm kiếm những đối tác thương mại khác, thay vì lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo đó nước Phi nên mở lại những thỏa thuận mậu dịch với các nước như Hoa Kỳ, Âu châu, Úc và Tân Tây Lan.

Lời kêu gọi tẩy chay nói trên được đưa ra nhằm đáp trả vụ tấn công bằng vòi rồng của hải cảnh Trung Quốc nhắm vào tàu Phi tiếp tế cho các binh sĩ trên một chiến hạm cũ tại Bãi Cỏ Mây.

Trong khi đó vào hôm qua 9/8, Tổng thống Phi Ferdinand Marcos bác bỏ việc có thỏa thuận với Trung Quốc cho dời chiến hạm cũ mà quân đội Phi dùng làm tiền đồn quân sự ở Biển Đông. Ông Marcos tuyên bố là không hề hay biết gì về sự dàn xếp cho việc đó và nếu có thì sẽ hủy bỏ ngay lập tức. Ông cho biết đó chỉ là sự tưởng tượng của phía Trung Quốc mà thôi.

Cần biết là vào ngày 7/8, Trung Quốc cáo buộc nước Phi không giữ lời hứa là di chuyển chiến hạm mà vào năm 1999 Manila đặt làm tiền đồn quân sự để tuyên bố chủ quyền của nước này tại vùng biển tranh chấp.

Vụ đối đầu mới nhất giữa Trung Quốc và Philippines xảy ra tại Bãi Cỏ Mây là vào ngày 5/8 vừa qua, với Manila cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng ngăn chặn tàu tiếp tế cho binh sĩ trên chiến hạm Sierra Madre.

RFA

4/ HOA KỲ HẠN CHẾ ĐẦU TƯ VÀO KỸ THUẬT CAO Ở TRUNG QUỐC

Vào hôm qua 9/8, tòa Bạch Ốc công bố kế hoạch chi tiết về việc hạn chế các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào các lãnh vực kỹ thuật “nhạy cảm” tại Trung Quốc, đe dọa đến nền an ninh của Hoa Kỳ 

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố một sắc lệnh hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ vào lãnh vực công nghệ nhạy cảm này tại Hoa Lục. Sắc lệnh nhắm đến các đầu tư góp vốn vào các công ty ở Trung Quốc trong các lãnh vực như chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo.

Tất cả các khoản đầu tư được nêu ra trong sắc lệnh phải được thông báo cho chính phủ Hoa Kỳ. Một số giao dịch có thể sẽ bị cấm. 

Kế hoạch này của tòa Bạch Ốc nhằm ngăn chặn nguồn vốn và kỹ thuật của Hoa Kỳ sẽ giúp hỗ trợ Trung Quốc phát triển các loại kỹ thuật cao, hiện đại hóa quân đội và đe dọa đến an ninh của nước Mỹ.

Tuy nhiên sắc lệnh sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, mà cần phải trải qua quá trình tham vấn để đánh giá các phản hồi từ phía các công ty trong ngành.

Trong khi đó tại Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ hai năm qua, kinh tế nước này rơi vào tình trạng thoái “thoái lạm”, tức là giá hàng hóa và dịch vụ giảm. Tình trạng này có thể là tích cực đối với người tiêu dùng, nhưng “thoái lạm” lại là một mối đe dọa đối với nền kinh tế.

Thay vì chi tiêu, người tiêu dùng đình hoãn mua sắm vì chờ giảm giá. Do thiếu nhu cầu, các doanh nghiệp buộc phải giảm giá để tránh tồn kho.  

RFI

5/ MỘT QUỐC GIA GIẤU TÊN MUA 50 XE TĂNG BỈ ĐỂ TẶNG CHO UKRAINE

Chính phủ Ukraine sẽ nhận khoảng 50 chiếc xe tăng Bỉ, loại Leopard 1, từ một quốc gia hảo tâm nhưng ẩn danh.

Vụ mua bán này được tập đoàn công nghiệp Đức Rheinmettal xác nhận vào ngày 8/8 vừa qua, với hợp đồng mua lại hàng chục xe tăng Leopard 1 từ công ty Bỉ Land Systems để tu sửa và lắp đặt các thiết bị hiện đại, sau đó gửi cho Ukraine.

Nhiều cơ quan truyền thông Bỉ trước đó loan tin là “một nước không rõ danh tính” đã mua số xe tăng cũ này. Cách nay 10 năm, do cắt giảm ngân sách, quân đội Bỉ đã bán số xe tăng này cho công ty Land Systems.

Với hợp đồng này, tập đoàn Rheinmettall được ủy quyền giao dịch, chịu trách nhiệm tu sửa để giao cho Ukraine từ 30 đến 50 chiếc. Thời gian tu sửa có thể lên đến 6 tháng. Việc vận chuyển đến Ukraine cũng cần thời gian tương tự.

Do nhu cầu hỗ trợ Ukraine, giá xe tăng đã tăng mạnh kể từ đầu cuộc chiến, có thể lên tới 500 ngàn Âu kim mỗi xe.

Cần nhắc lại là vào đầu năm 2023, chính phủ Bỉ muốn mua lại số xe tăng này để tặng cho Ukraine nhưng không thành công vì mức giá quá “vô lý”.

RFI

 

VNThoibao

VNTB – Nước không lối thoát bởi quá tham lam

VNTB – Ông Trọng ‘chưa’ đi Mỹ vì chờ đón ông Biden

VNTB – Khai thác bô-xít ở biên giới phía Bắc: bài học từ Đắk Nông

VNTB – Việt Nam vẫn im lặng về vụ bãi Cỏ Mây

VNTB – Kền kền thời… xã hội chủ nghĩa

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 10/08/2023

Ảo tưởng và thực tế trong cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Thế giới hôm nay: 09/08/2023

Bài học từ Ukraine (P4): Công nghệ thúc đẩy dân thường tham gia vào chiến tranh

08/08/1975: Thuật ngữ “sự ấm lên toàn cầu” lần đầu xuất hiện

Thế giới hôm nay: 08/08/2023

Bào ngư Nhật Bản trở thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc

Thế giới hôm nay: 07/08/2023

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

06/08/1996: Tìm thấy dấu hiệu sự sống Sao Hỏa trong thiên thạch ở Nam Cực


Báo Tiếng Dân

 

Vô tội và Ân xá08/08/2023

 

Thuy My

Phạm Doanh - Lối thoát nào cho hai vụ án tử tù ?

Mai Bá Kiếm - Nhà báo phải cân nhắc khi trích dẫn những câu có lợi hay có hại cho cộng đồng !

Mai Bá Kiếm - Phi công đi không ai tìm xác rơi !

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Biết thua để nhường chỗ cho công lý 10/08/2023

Công lý bất toàn 10/08/2023

Ba bóng đen trùm xuống bản án tử hình oan Nguyễn Văn Chưởng 10/08/2023

Con bò biết khóc! 10/08/2023

Cù Huy Hà Vũ Ngục ký: Gặp Luật sư và Giám thị trước phiên tòa phúc thẩm (Kỳ 2) 10/08/2023

Chúng khẩu đồng từ 09/08/2023

Cựu Tổng thống Donald Trump giống như là con thú đang bị dồn vào chân tường 09/08/2023

Thư tử tù Nguyễn Văn Chưởng gửi mẹ từ nơi biệt giam, Trại Trần Phú – Hải Phòng năm 2009 09/08/2023

Vô tội và Ân xá 09/08/2023

Cù Huy Hà Vũ Ngục ký: Gặp Luật sư và Giám thị trước phiên tòa phúc thẩm (Kỳ 1) 09/08/2023

Thách thức nợ xấu ngày càng gia tăng 09/08/2023

 

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Bị chiếm đoạt 18 tỷ đồng vì nhờ người “chạy” đầu tư dự án

Han (t/h từ Người Lao động, Pháp luật Tp.HCM) 

https://www.nguoiduatin.vn/bi-chiem-doat-18-ty-dong-vi-nho-nguoi-chay-dau-tu-du-an-a620966.html

Nguyễn Nho Cầm "nổ" rằng có thể chạy quyết định đầu tư dự án Bến du thuyền ở Đà Nẵng với giá 18 tỷ đồng nhưng thực chất là lừa đảo.

Ngày 9/8, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an Tp.Đà Nẵng, đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Nho Cầm (60 tuổi, ngụ quận Hải Châu) để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra ban đầu, năm 2018, biết được UBND Tp.Đà Nẵng có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án Bến du thuyền khu vực cảng sông Hàn, ông L.B.K. (Giám đốc một công ty du lịch) muốn đầu tư vào dự án này, nên tìm hiểu về thủ tục, tính khả thi của dự án.

Qua kết nối, ông Cầm đưa ra thông tin gian dối, có thể "chạy" được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, nhưng với điều kiện ông K. phải đưa tiền để quan hệ, "bôi trơn".

Sau khi nhận tiền, ông Cầm cam kết chậm nhất đến ngày 30/3/2019 sẽ giao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Tuy nhiên, đến hẹn, người này không thực hiện và liên tục hứa lui nên ông K. trình báo công an.

Qua điều tra, công an xác định ông Cầm đã chiếm đoạt số tiền 18 tỷ đồng của ông K..

Hiện, công an đang mở rộng điều tra vụ án để xử lý các đối tượng liên quan.

 

Bắt khẩn cấp Trạm trưởng y tế phường tiếp tay "trục lợi" bảo hiểm

Pháp luật

https://nld.com.vn/phap-luat/bat-khan-cap-tram-truong-y-te-phuong-tiep-tay-truc-loi-bao-hiem-20230809174256477.htm

 

(NLĐO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Duy Tiên (Hà Nam) đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp một Trạm trưởng Trạm y tế phường "bán" giấy chứng nhận nghỉ ốm trái quy định để "trục lợi" bảo hiểm

Tin từ Công an tỉnh Hà Nam ngày 9-8 cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Duy Tiên đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phan Thanh Sơn (SN 1983; ngụ phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên), nguyên Trạm trưởng Trạm y tế phường Đồng Văn, về tội "Giả mạo trong công tác", quy định tại Khoản 2, Điều 359, Bộ luật Hình sự.

Theo Công an thị xã Duy Tiên, từ phản ánh của báo chí, cơ quan này đã vào cuộc điều tra, xác minh và xác định tại Trạm y tế phường Đồng Văn diễn ra tình trạng cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm không đúng quy định cho một số công nhân đang lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn để số người này "trục lợi" bảo hiểm xã hội. 

Sau khi tiến hành điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Duy Tiên đủ căn cứ xác định Phan Thanh Sơn, nguyên Trạm trưởng Trạm y tế phường Đồng Văn đã lợi dụng chức vụ của mình để thực hiện hành vi vi phạm.

Khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Phan Thanh Sơn, công an đã phát hiện, thu giữ 1 dấu chức danh của Sơn, 1 bộ máy vi tính cùng nhiều tài liệu khác có liên quan.

Hiện, Công an thị xã Duy Tiên đang mở rộng điều tra theo quy định của pháp luật.

Nhiều cán bộ xã, phường ở TP Thanh Hóa gửi thư xin lỗi dân

Tuấn Minh

https://nld.com.vn/thoi-su/nhieu-can-bo-xa-phuong-o-tp-thanh-hoa-gui-thu-xin-loi-dan-20230809093657733.htm

(NLĐO)- Do tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ không đúng thời gian quy định, nhiều cán bộ phường ở TP Thanh Hóa đã gửi thư xin lỗi tới từng người dân

Ngày 9-8, tin từ Văn phòng UBND TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị đang tổng hợp báo cáo kết quả giải trình của các xã, phường về việc thực hiện thủ tục hành chính và quy định công khai xin lỗi bằng văn bản khi giải quyết quá hạn thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa hôm 2-8.

Ngay sau khi có chỉ đạo, nhiều xã, phường đã có báo cáo giải trình với UBND TP Thanh Hóa về những hồ sơ quá hạn tại địa phương mình. Đại đa số các địa phương đều nêu ra lý do chậm trả hồ sơ cho dân là lỗi phần mềm, các thao tác thực hiện trên hệ thống dịch vụ công ở một số khâu còn chưa liền mạch dẫn tới chậm.

Theo báo cáo của UBND phường Quảng Thành, đơn vị này có 11 hồ sơ dịch vụ công quá hạn, trong đó có 9 hồ sơ về lĩnh vực đất đai, 1 hồ sơ về bảo trợ xã hội và 1 hồ sơ về lĩnh vực đơn thư. phường này giải trình rằng hồ sơ chậm trễ là do lỗi thao tác quá trình xử lý hồ sơ, nên bước chuyển xử lý hồ sơ chưa theo đúng quy trình để quá hạn; có hồ sơ thì lãnh đạo lại duyệt dưới dạng hồ sơ dự thảo nên văn thư không thể kết thúc quá trình giải quyết…

Mặc dù, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa yêu cầu phải có thư xin lỗi dân và gửi kèm để báo cáo, thế nhưng trong giải trình Chủ tịch UBND phường Quảng Thành chỉ nêu đã chỉ đạo, yêu cầu các bộ phận. cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Còn việc xin lỗi dân không thấy nhắc tới trong báo cáo.

Trong khi đó, tại phường Quảng Phú, Quảng Đông, Đông Hưng… các hồ sơ thủ tục hành chính chậm cũng vướng các lỗi tương tự. Tuy nhiên, các phường này đã có thư, phiếu xin lỗi gửi tới từng hộ dân bị chậm xử lý thủ tục hành chính, nêu lý do chậm trễ, mong người dân thông cảm, chia sẻ, góp ý...

Tại phiếu xin lỗi gửi công dân Lê Duy Th. (phường Quảng Tâm, TP Thanh Hóa), ông Hoàng Mạnh Hùng, công chức Tư pháp - hộ tịch, phường Quảng Phú, viết: Lý do chậm trả hồ sơ cho ông Th. là máy tính gặp sự cố, thao tác trên phần mềm bị lỗi nên có ảnh hưởng đến thời gian xử lý, trả kết quả.

"Sự chậm trễ này gây phiền hà, tốn kém chi phí, công sức đi lại của ông, nên tôi làm phiếu này xin lỗi ông và mong muốn được ông đóng góp ý kiến để tôi được hoàn thiện hơn trong công tác tiếp nhận hồ sơ..."- thư xin lỗi nêu.

Tương tự, thư xin lỗi công dân Phạm Xuân Th. (phố Chính Hảo, phường Quảng Đông), UBND phường Quảng Đông cho biết ngày 5-7-2023 phường này nhận được hồ sơ của công dân về việc đề nghị giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh. Sau khi nhận được hồ sơ, phường đã phân công cho cán bộ công chức thuộc bộ phận chuyên môn để giải quyết.

Theo quy định, phường sẽ trả kết quả vào ngày hôm sau (ngày 6-7), nhưng do phần mềm bị lỗi dẫn tới hệ thống báo trả kết quả hồ sơ bị trễ 1 ngày theo quy định. "Sự chậm trễ này là do lỗi quy trình phần mềm, UBND phường đã tiến hành họp và nhắc nhở rút kinh nghiệm, không để xảy ra tình trạng quá hạn như trên. UBND phường Quảng Đông trân trọng xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm của công dân Phạm Xuân Th."- thư xin lỗi nêu.

Được biết, văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa yêu cầu tất cả các xã, phường báo cáo kết quả giải trình về UBND TP Thanh Hóa trước ngày 10-8.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment