Monday, August 7, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 07 tháng 08 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Iraq đề nghị Interpol phát lệnh truy nã các cựu quan chức tham ô 2,5 tỷ đôla

Pakistan: Tàu chở khách trật đường ray, ít nhất 30 người chết

Hai người chết, 57 người được cứu trong các vụ đắm tàu ​​chở di dân ngoài khơi nước Ý

Thị trưởng Moscow: Hệ thống phòng không bắn hạ máy bay không người lái

Nạn nhân chuyến bay giải cứu: ‘bị bỏ mặc, hút máu và đối xử tệ’

Giới lập pháp muốn Mỹ siết chặt tay với các đảo TBD để chống lại Trung Quốc

Đông bắc Trung Quốc chìm dưới nước lũ sau Bão Doksuri

Ukraine nói trung tâm truyền máu bị Nga tấn công; Cầu Crimea trúng tên lửa

 

 

RFA

Nhà hoạt động Hoàng Văn Vương bị tuyên 5 năm tù, gia đình không hay biết

Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines ở Biển Đông

Giá gạo xuất khẩu vượt mốc 600 USD/tấn, Việt Nam lo ngại an ninh lương thực

Bảy người chết do mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai liên quan sai phạm trong mua sắm phần mềm

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng được thông báo nhận xác con nhưng không có giấy báo thi hành án

Dân Thủ Thiêm về dựng nhà tạm, lãnh đạo hứa không giật sập nhưng nuốt lời

Từ “Chuyến bay giải cứu’ tới “Việt Á”

Vụ Vạn Thịnh Phát: ông Nguyễn Cao Trí bị bắt do chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan

Thẩm phán ở Gia Lai nhận hối lộ/cán bộ đất đai tại Lâm Đồng đưa hối lộ

Việt Nam- Trung Quốc đàm phán vòng 16 về hợp tác trong các lĩnh vực biển ít nhạy cảm

Thêm hãng xe hơi Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Lào Cai: Chủ tịch UBND huyện Mường Khương bị bắt vì những sai phạm trong khai thác mỏ apatit

Báo cáo nhân quyền- dân chủ 2022 của EU: Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền chính trị, dân sự

Nhóm ở Mỹ vận động hành lang cho VinFast hưởng tín dụng xe điện

Hoa Kỳ tổng kết dự án giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp tư

Việt Nam và Australia ký tuyên bố chung về hợp tác thông tin- truyền thông

Giá gạo tăng, Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp không mua gom gạo ồ ạt

Đoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu sắp sang Việt Nam kiểm tra tình trạng đánh bắt cá trái phép

 

BBC

Không phận Niger bị đóng sau cuộc đảo chính của tướng tá quân đội

Mạng lưới toàn cầu của Wagner sắp tới sẽ ra sao?Show diễn của Putin: Lãnh đạo châu Phi nào sẽ đóng vai chính?

Quốc vương Campuchia ban sắc lệnh bổ nhiệm ông Hun Manet làm thủ tướng

Vì sao robot thường mang hình dáng phụ nữ?

Ukraine nói hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ và Đức 'có hiệu quả cao'

Con ngựa vàng mã bị từ chối 'bay' ở Việt Nam: Còn là chuyện ứng xử với di sản văn hóa?

Nhà nước nên ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và minh oan cho Hồ Duy Hải?

Trung Quốc đang thay đổi kế hoạch hòa bình cho Ukraine trước tình hình mới?

Nga tăng độ tuổi nhập ngũ: Nhiều người sống trong lo sợ

Hà Nội muốn “khắc xuất khắc nhập” để xóa quận Hoàn Kiếm lịch sử?

RFI

Quốc vương Cam Bốt chính thức bổ nhiệm Hun Manet làm thủ tướng

Manila triệu đại sứ Trung Quốc lên để phản đối vụ tàu Philippines bị tấn công ở Biển Đông

Niger đóng cửa không phận trước hạn chót tối hậu thư của khối Tây Phi

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Hai tàu chiến và 3.000 lính Mỹ đến Hồng Hải để ngăn cản Iran bắt giữ các tàu chở dầu

Donald Trump muốn thay thẩm phán xét xử trong vụ đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020

Nga ồ ạt huy động tên lửa siêu thanh, hành trình và drone oanh kích Ukraina

Quân đội nhiều nước Tây Phi đã chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào Niger

Biển Đông: Manila và Washington tố cáo Hải Cảnh TQ tấn công tàu Philippines

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un thị sát các nhà máy vũ khí và kêu gọi tăng sản lượng

Kỷ niệm 78 năm Hiroshima bị bom nguyên tử, Nhật Bản lên án Nga đe dọa hạt nhân

Ả Rập Xê Út: Hội nghị tìm kiếm hòa bình cho Ukraina không có thông cáo chung

1,5 triệu thanh niên Công Giáo tham gia buổi Canh Thức cùng Đức Giáo Hoàng

Dầu thô Nga bị áp giá trần: Hiệu quả "nửa vời" sau 8 tháng triển khai?

Khí hậu: Tổ chức nào tài trợ các phong trào phản kháng ''bất tuân dân sự''?

World Cup bóng đá nữ 2023: Những đội bóng nhỏ làm được điều lớn lao

Ả Rập Xê Út tổ chức hội nghị vì hòa bình cho Ukraina

Đảo chính Niger: CEDEAO hoàn tất kế hoạch can thiệp quân sự, 24 giờ trước hạn tối hậu thư

Trại Hướng Đạo lớn nhất thế giới ở Hàn Quốc có thể bị đình chỉ do thời tiết nóng

(AFP) – Thụy Điển loại Mỹ đoạt vé vào tứ kết Cúp Bóng Đá Nữ Thế Giới. Trong trận đấu hồi hộp đến nghẹt thở hôm nay 06/08/2023 trên sân cỏ Melbourne (Úc), đội bóng đã nữ Bắc Âu là Thụy Điển đã loại được đội Mỹ, đương kim vô địch thế giới. Sau 90 phút thi đấu chính thức, rồi hai hiệp phụ bất phân thắng bại, cuối cùng, trong cuộc thi đá luân lưu 11 mét, đội Mỹ phải đầu hàng. Tỷ số chung cuộc 5-4. Ở vòng tứ kết, Thụy Điển sẽ thi đấu với Nhật. Còn trong trận thứ nhì, Tây Ban Nha sẽ gặp Hà Lan.

(AFP) – Paris hủy cuộc đua bơi lội trên sông Seine do nước « quá bẩn ». Đây là cuộc thử nghiệm về chất lượng của nước sông trước Thế Vận Hội Olympic 2024. Ban tổ chức hôm 06/08/2023 phải thông báo hủy cuộc tranh tài, do mức độ « ô nhiễm » trong nước « không cho phép » các vận động viên bơi trên sông.Tòa đô chính Paris muốn gắn liền sự kiện Thế Vận Hội 2024 với dòng sông Seine, một trong những biểu tượng của nước Pháp.

(Reuters) – Nga lại thông báo bắn hạ drone đang tiến về thủ đô Matxcơva. Đô trưởng Sergueï Sobianine sáng nay 06/08/2023 loan báo hệ thống phòng không của Nga phá hủy drone trên bầu trời khu vực Podolsk miền nam Matxcơva vào lúc 11 giờ sáng, giờ địa phương. Sân bay Vnukovo ngừng hoạt động vì lý do « ngoài ý muốn ». Tuần trước, thủ đô Matxcơva đã bị tấn công bằng drone, một tòa nhà cao ốc tại khu tài chính Moskva Citi bị hư hại.

(Reuters) – Thủng đường ống dẫn dầu của Druzhba tại Ba Lan. Tập đoàn cung cấp dầu khí PERN hôm 06/08/2023 loan báo phát hiện vết nứt, rò rỉ đường ống đưa dầu hỏa của Nga sang châu Âu. Hệ thống đường ống Druzhba tạm ngừng hoạt động. Vụ rò rỉ được phát hiện gần Chodecz, miền trung Ba Lan trên tuyến đường đưa dầu của Nga sang Đức. PERN cho mở điều tra về nguyên nhân dẫn đế sự cố này.

(Alaskasnews) – Mỹ điều 4 tàu khu trục giám sát các hoạt động quân sự Nga-Trung Quốc ngoài khơi Alaska. Thượng nghị sĩ bang Alaska Dan Sullivan và Lisa Murkowski hôm qua 05/08/2023 tránh đi sâu vào chi tiết, nhưng loan báo bốn tàu khu trục được huy động đến Aleutian Island để giám sát 11 tàu của Hải Quân Trung Quốc và Nga cùng đang tập trận chung. Tháng 9/2021 tuần duyên Mỹ đã phát hiệt tàu Trung Quốc lai vãng vần cụm đảo Aleutian Island. Mùa hè năm ngoái, máy bay Nga đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Alaska.

(AFP) – Trật đường rầy xe lửa tại Pakistan, ít nhất 15 người chết. Tai nạn xảy ra tại miền nam Pakistan vào sáng nay 06/08/2023. Theo các giới chức địa phương, 15 người thiệt mạng, 40 người bị thương. Các toán cứu hộ đang được điều đến hiện trường.

(Reuters) – Lũ lụt : 6 người chết, 4 người mất tích, Trung Quốc nâng mức báo động ở miền đông bắc. Sau nhiều ngày mưa to do bão Doksuri, mực nước thượng nguồn sông Tùng Hoa (Songhua) dâng cao. Sáng hôm nay 06/08/2023, nhà chức trách đã nâng báo động lũ lụt từ mức 4 lên mức 3 (mức 1 là cao nhất) tại vùng Nội Mông, từ Cát Lâm (Jilin) đến Hắc Long Giang (Heilongjiang), « vựa lúa của miền bắc Trung Quốc ». Trong khi đó, một trận động đất 5,4 độ Richter lúc 2 giờ sáng nay ở miền đông Trung Quốc đã khiến ít nhất 21 người bị thương, hàng trăm tòa nhà đổ sụp.

(AFP) – Pháp : Người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Viện Hàn Lâm qua đời. Sử gia Hélène Carrère d’Encausse, 94 tuổi, đã từ trần hôm 05/08/2023 tại Paris. Chính giới Pháp và các quan chức đã bày tỏ lòng tiếc thương bà. Trên mạng X (trước đây là Twitter), tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi bà là « một sử gia lớn ». Chủ tịch Viện Hàn Lâm Hélène Carrère d’Encausse là một sử gia chuyên về Nga, tác giả của nhiều tác phẩm về tiểu sử Lenine, Staline và nữ hoàng Catherine II. Bà được bầu làm viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp từ năm 1990 và trở thành nghị sĩ Châu Âu hồi năm 1994.

(AFP – Ấn Độ : Một phi thuyền không người lái đã đến quỹ đạo Mặt Trăng. Sau khi được phóng lên cách nay 3 tuần, phi thuyền Chandryaan-3 của Ấn Độ đã đi vào quỹ đạo Mặt trăng hôm 05/08/2023, theo Cơ quan Nghiên cứu Không gian của Ấn Độ (ISRO). Theo dự kiến, đến ngày 23-24/08, phi thuyền Chandryaan-3 sẽ hạ cánh xuống cực nam Mặt trăng, khu vực mà các nhà khoa học vẫn chưa thám hiểm nhiều. Cách nay 4 năm, trong một vụ phóng, Ấn Độ đã mất liên lạc với phi thuyền của mình khi phi thuyền gần đến Mặt Trăng.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai, ngày 07/08/2023

1/ GIÁ GẠO VIỆT NAM TĂNG VƯỢT MỨC 600 MỸ KIM MỘT TẦN

Để bảo đảm lương thực và thúc đẩy sản xuất, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính ra lệnh cần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, sau khi giá gạo VN tăng vượt mức hơn 600 Mỹ kim một tấn.

Ông Chính đưa ra chỉ thị này trong lúc có những lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu sau khi Ấn Độ, nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới, ra lệnh cấm xuất cảng gạo vào tháng trước, khiến giá gạo xuất cảng của Việt Nam tăng nhanh.

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN, giá gạo của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 600 Mỹ kim một tấn vào ngày 4/8 vừa qua. Giá gạo tấm 5% đã chạm mốc 618 Mỹ kim, so với giá 598 Mỹ kim một ngày trước đó.

Trong lệnh mới, ông Chính yêu cầu bộ nông nghiệp cùng các cấp hãy rà soát quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất lúa với quy mô lớn và bảo đảm mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa một năm.

Cần biết, nhà nước Việt Nam trước đó đưa ra ước tính lượng gạo của Việt Nam trong năm nay sẽ có khả năng vượt mức 43 triệu tấn, trong đó gạo xuất cảng sẽ đạt gần 8 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm trước.

2/ BẢY NGƯỜI CHÉT VÌ CÁC TRẬN MƯA LŨ Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC

Đã có ít nhất 7 người chết và 3 người bị thương do mưa lũ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía bắc trong 3 ngày qua, theo thông báo của ủy ban phòng chống thiên tai quốc gia vào ngày 5/8.

Tại Lai Châu, mưa lớn suốt 3 ngày qua gây lũ khiến ít nhất 4 người chết với 3 người bị thương. Tại Yên Bái, mưa kéo dài liên tục gây đá trợt lở vào nhà dân khiến 2 cháu bé thiệt mạng. Tại Sơn La, mưa lớn khiến một người đàn ông 33 tuổi bị lũ cuốn chưa tìm thấy thi thể.

Mưa lớn cũng gây hư hại các đoạn đường quốc lộ ở phía bắc. Đoạn quốc lộ từ Mường La đến Lai Châu bị tắc nghẽn hoàn toàn. 

Theo trung tâm khí tượng quốc gia, từ chiều ngày 5/8, miến bắc có mưa từ 30 ly trở lên, có nơi trên 100 ly. Đến ngày hôm qua 6/8, vùng núi và trung du miền bắc có lượng mưa trên 50 ly.

Theo dự báo, mưa lớn tại khu vực miền bắc sẽ tiếp tục trong vài ngày tới, với vũ lượng từ 60 đến 120 ly. Khu vực Nghệ An và Thanh Hóa cũng sẽ có mưa lớn và giông lốc, có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại khu vực vùng núi và gây ngập úng ở các khu vực trũng thấp.

3/ TÀU TRUNG CỘNG PHUN VÒI RỒNG VÀO TÀU TIẾP TẾ PHILIPPINES

Vào hôm qua 6/8, chính phủ Philippines lên tiếng tố cáo tàu hải cảnh Trung Cộng đã ngăn chận và phun vòi rồng vào chiếc tàu tiếp tế của Phi ở Biển Đông.

Trong hành động hung hăng nói trên, tàu hải cảnh Trung Cộng cho biết họ chỉ thực hiện các biện pháp kiểm soát cần thiết khi ngăn chận các tàu của Phi bị cho là đi vào vùng chủ quyền của Trung Cộng.

Theo tin từ quân đội Phi, một tàu hải cảnh của Trung Cộng vào hôm 5/8 đã ngăn chận và phun vòi rồng vào chiếc tàu của Phi, khi tàu này theo định kỳ đang vận chuyển đồ tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.

Quân đội Phi gọi hành động của tàu hải cảnh Trung Cộng là phớt lờ sự an toàn của những người trên tàu và vi phạm luật quốc tế. Thông báo của Phi cho biết tàu hải cảnh Trung Cộng còn có các hành vi ngăn cản tàu tiếp tế thứ hai của Phi.

Trong khi đó, phát ngôn nhân hải cảnh Trung Cộng tiếp tục khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Bắc Kinh ở khu vực quần đảo Trường Sa, bao gồm  Bãi Cỏ Mây.

Sau biến cố này, bộ ngoại giao Mỹ lên tiếng phản đối Trung Cộng vì cho rằng Trung Cộng liên tục có các hành động đe doạ gây mất nguyên trạng ở Biển Đông, trực tiếp đe dọa nền hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong tuyên bố của mình, Hoa Kỳ khẳng định một cuộc tấn công vũ trang vào các tàu bè, máy bay và lực lượng vũ trang của Philippines sẽ khiến kích hoạt cam kết về quốc phòng bảo vệ lẫn nhau của Mỹ.

 

VNThoibao

VNTB – Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có lại bị bắt cóc như Trịnh Xuân Thanh?

VNTB – Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức

VNTB – Sạt lở đất đai từ Bắc chí Nam

VNTB – Quyền bảo hiến ở đâu sao không sử dụng?

VNTB – Phải giữ án tử hình để còn… mặc cả tạo nguồn thu

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 07/08/2023

Trump và phiên toà của nền dân chủ Mỹ

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Chuyển động Quốc Phòng (28/7 – 3/8/2023)

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

03/08/1923: Calvin Coolidge tuyên thệ nhậm chức tổng thống

Thế giới hôm nay: 03/08/2023

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev


Báo Tiếng Dân

Định rửa tiền hả bác “Vượn Vin”?06/08/2023

 

 

Thuy My

Tạ Duy Anh - Tiếc cho Kafka

Nguyễn Thông - Một quá khứ không dễ bị chôn vùi (1)

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/08/2023

Ngô Nhân Dụng -Tập Cận Bình có thể học Tần Cối

Nguyễn Xuân Nghĩa - Giao kèo của quỷ

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Ân xá là giải pháp nhân văn hợp lý cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải 07/08/2023

Nghịch lý kinh tế tăng trưởng nhanh và tham nhũng nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của chế độ 07/08/2023

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng 06/08/2023

Nguyễn Văn Chưởng đã từng nhận tội, có oan không? 06/08/2023

Nghĩ gì khi đọc công văn của Toà án Hải Phòng gửi bố mẹ Nguyễn Văn Chưởng??? 06/08/2023

Thà bỏ sót còn hơn giết nhầm 06/08/2023

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng chưa thể kết thúc 05/08/2023

Tách và nhập – Chuyện không đơn giản 05/08/2023

Chữ lễ phải truy ở người lớn! 05/08/2023

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Khởi tố, bắt tạm giam chủ tịch UBND huyện Mường Khương, Lào Cai

Tống Huệ

https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-an-ninh-trat-tu/khoi-to-bat-tam-giam-chu-tich-ubnd-huyen-muong-khuong-lao-cai-d22-t35943.html

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Lê Ngọc Dương (sinh năm 1969), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai cho biết, hiện đơn vị đang điều tra vụ án: “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Rửa tiền và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo Quyết định nhập vụ án hình sự số 02/QĐ-CSKT ngày 03/7/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai.

Căn cứ kết quả điều tra ngày 04/8/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với: Lê Ngọc Dương, sinh năm 1969, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà 026, đường Lê Lai, tổ 26, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, nguyên Trưởng phòng Quản lý khoáng sản, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, hiện nay là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 3, Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai phê chuẩn.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đang phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tiến hành điềHuệu tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Cho vay trái quy định gần 100 tỷ đồng, cựu Giám đốc chi nhánh ngân hàng bị truy tố

Nguyễn Hưng

https://cand.com.vn/Ban-tin-113/cho-vay-trai-quy-dinh-gan-100-ty-dong-cuu-giam-doc-chi-nhanh-ngan-hang-bi-truy-to-i702870/

 

Bị can Đặng Tiến Dũng (SN 1972, trú tại Khu đô thị Vinhome Time City Park Hill, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là cựu Giám đốc Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội bị cáo buộc, có sai phạm khi duyệt cho ba doanh nghiệp nhiều khoản vay trái quy định tổng trị giá gần 100 tỷ đồng. Vụ án có 19 bị can, bị truy tố về 4 nhóm tội danh khác nhau.

Viện KSND Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can là cựu cán bộ Ngân hàng Chi nhánh Nam Hà Nội về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Trong đó, bị can Đặng Tiến Dũng giữ vai trò chính.

Liên quan đến vụ án này, nhiều bị can khác là giám đốc, phó giám đốc, kế toán một số công ty tư nhân bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Hai bị can Phạm Minh Hải (SN 1985, trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Nguyễn Ngọc Duy (SN 1986, trú tại xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là lao động tự do bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Theo cáo trạng, bị can Đỗ Minh Thu (SN 1970, trú tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phó Giám đốc Công ty Khánh An và là người sở hữu công ty này, nhưng cho em trai là bị can Đỗ Toàn Thắng (SN 1984, trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội, cựu cán bộ một cơ quan Nhà nước) đứng tên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Khánh An.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, Thu chỉ đạo Thắng vay từ ngân hàng 15 khoản tiền, tổng cộng hơn 54 tỷ đồng và 2,1 triệu USD để mua hàng hóa theo các hợp đồng kinh tế.

Trong 15 khoản vay, có 3 khoản không tài sản đảm bảo, 11 khoản được đảm bảo bằng 11 mảnh đất và 1 khoản vay 838.000 USD (hơn 19 tỷ đồng) để mua tôn mạ màu từ nước ngoài được đảm bảo bằng chính số hàng này.

Công ty Khánh An mua số tôn mạ màu trên từ một doanh nghiệp ở Hồng Kông bằng tiền vay của ngân hàng. Theo quy định, nếu Công ty Khánh An muốn bán số tôn mạ màu trên thì phải được ngân hàng đồng ý.

Tuy nhiên, Công ty Khánh An đã bán số tôn mạ màu nhưng không thông báo việc này với ngân hàng, cũng không dùng tiền thu về để thanh toán khoản vay 838.000 USD khiến ngân hàng bị thiệt hại.

Trong sự việc này, nhóm cán bộ ngân hàng, đứng đầu là bị can Đặng Tiến Dũng (SN 1972, trú tại Khu đô thị Vinhome Time City Park Hill, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội), cựu Giám đốc Ngân hàng Chi nhánh Nam Hà Nội được xác định không kiểm soát, kiểm tra, để tài sản đảm bảo bị bán mà không biết.

Ngoài ra, bị can Đỗ Minh Thu còn dùng một giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất giả để thế chấp khoản vay tại ngân hàng có hạn mức hơn 5,4 tỷ đồng. Các thửa đất khác được bị can Thu mang đi thế chấp tại ngân hàng hiện tại có tranh chấp, không thể phát mại để thu hồi nợ.

Viện kiểm sát xác đinh, tổng thiệt hại Công ty Khánh An gây ra cho ngân hàng đến nay là hơn 19 tỷ đồng, chưa tính một số hành vi liên quan được tách ra điều tra sau do hết thời hiệu.

Tại Công ty Hiếu Thảo do bị can Nguyễn Tường Anh (SN 1979, trú tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm Giám đốc, Viện kiểm sát xác định, bị can Anh cùng một số bị can liên quan đến Công ty Hiếu Thảo đã dùng tài sản đảm bảo có tranh chấp hoặc không phải của mình để thế chấp, vay ngân hàng 20 tỷ đồng. Đến nay, ngân hàng mới thu hồi được hơn 5 tỷ đồng, còn hơn 14 tỷ đồng nợ gốc chưa được thanh toán.

Nhóm cán bộ ngân hàng khai nhận, trong khoản vay của Công ty Hiếu Thảo, họ không thực hiện đầy đủ quy định, đề xuất giải ngân và giải ngân quá hạn mức… dẫn tới ngân hàng vướng nợ xấu.

Tại Công ty Thái Dương do bị can Vũ Việt Long (SN 1976, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) làm Giám đốc, Viện kiểm sát xác định, bị can Bùi Hồng Khanh (SN 1961,trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Giám đốc Công ty Nam Việt, là cổ đông chính của Công ty Thái Dương cùng với một số bị can khác đã chỉ đạo cấp dưới ký 6 hợp đồng tín dụng với ngân hàng trong năm 2017 để thanh toán tiền mua hàng hóa.

Tổng giá trị các khoản vay của Công ty Thái Dương lên tới 72,6 tỷ đồng nhưng không có tài sản đảm bảo. Đến khi ngân hàng đơn tố giác tội phạm, Công ty Thái Dương mới trả được hơn 6,7 tỷ, còn dư nợ xấu gần 66 tỷ đồng.

Liên quan đến sự việc này, bị can Đặng Tiến Dũng bị cáo buộc, biết Công ty Thái Dương không đủ điều kiện vay tín chấp nhưng vẫn phê duyệt vượt thẩm quyền với 6 khoản vay, sau đó không kiểm tra, giám sát quá trình doanh nghiệp sử dụng vốn vay.

Liên quan đến cả ba công ty gồm: Công ty Khánh An, Công ty Hiếu Thảo và Công ty Thái Dương, Viện kiểm sát xác định, bị can Đặng Tiến Dũng cho vay sai quy định hơn 98,1 tỷ đồng, hiện còn thiệt hại 94,6 tỷ đồng. Đến nay, bị can Đặng Tiến Dũng tự nguyện nộp 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả.


Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Cần xây dựng thị trường điện cạnh tranh, tránh độc quyền

GIA NGUYỄN

https://diendandoanhnghiep.vn/du-thao-luat-dien-luc-sua-doi-can-xay-dung-thi-truong-dien-canh-tranh-tranh-doc-quyen-248655.html

 

DIENDANDOANHNGHIEP.VN Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, muốn có một thị trường điện cạnh tranh, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện…

Theo đó, sau gần 20 năm thi hành, bên cạnh những mặt tích cực, các chính sách trong Luật Điện lực được cho đã xuất hiện những bất cập, tồn tại, cần phải thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngành điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Chia sẻ về việc xây dựng Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương cho biết, có 5 nhóm chính sách cần được sửa đổi trong Luật Điện lực. Cụ thể, quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động và việc cấp, thu hồi giấy phép điện lực; quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường cạnh tranh minh bạch, giá theo cơ chế thị trường; quản lý vận hành hệ thống điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện cùng an toàn sử dụng điện, vận hành nhà máy thủy điện.

Đặc biệt, liên quan tới giá điện theo cơ chế thị trường, Bộ Công Thương cho rằng, dù Luật Điện lực hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý để cải cách giá điện, đảm bảo chi phí sản xuất kinh doanh điện được tính đúng, đủ, song trên thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề.

Hiện cơ chế điều chỉnh giá điện thực hiện theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành, điều chỉnh 6 tháng một lần trên cơ sở tính đúng, đủ các chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh của ngành điện, tuy vậy, quá trình thực thi không diễn ra đúng như quy định này. Từ năm 2017 đến nay, giá điện được điều chỉnh 3 lần: năm 2017 tăng 6,08%, năm 2019 tăng 8,36% và tháng 5 vừa qua tăng 3%.

Đơn vị này cũng cho biết, việc điều chỉnh giá vẫn chịu nhiều sức ép từ dư luận, phải đánh giá tổng thể trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đề nghị quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện cần có tính pháp lý cao hơn so với quy định hiện hành, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Đồng thời, để chính sách về giá cả, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng đảm bảo sự thống nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, Bộ Công Thương đề xuất xem xét sửa đổi thẩm quyền trong việc ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện lên cấp cao hơn là Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, thay vì Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh như tại luật Điện lực hiện hành. Trong đó, quy định thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện theo từng mức điều chỉnh giá gồm Chính phủ, đơn vị điện lực là Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đáng nói, Bộ Công Thương cũng đề xuất hoàn thiện quy định về thị trường điện lực, như bổ sung về hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch là một hình thức giao dịch trong thị trường điện lực cạnh tranh; mua bán điện trực tiếp ưu tiên điện tái tạo giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện…

Đánh giá về những vấn đề đã được cơ quan soạn thảo đưa ra trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình và cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực là cần thiết, để sớm có thể xây dựng được một thị trường điện cạnh tranh, tránh độc quyền.

Thông tin với báo chí về việc sửa đổi Luật Điện lực, GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ.

Theo GS.TS Trần Đình Long, quy định về thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện để sát thị trường, trong đó, thời gian điều chỉnh là 3 tháng thay vì 6 tháng như trước là phù hợp với sự biến động liên tục của thị trường điện cạnh tranh đang được vận hành. Bởi vừa qua, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng liên tục, đặc biệt là giá than, giá khí, xăng dầu... Nếu không kịp thời cập nhật các chi phí, sẽ không đảm bảo được chi phí sản xuất, giá thành đầu vào cho ngành điện.

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đã nêu, vị chuyên gia này cũng lưu ý, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện. Do đó, cần phải có ngay thị trường điện cạnh tranh, thị trường điện cạnh tranh có 3 khâu quan trọng: Phát điện, bán buôn và bán lẻ.

Hiện nay, những đơn vị bán buôn điện chủ yếu là 5 công ty phân phối điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gồm: Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung. 5 doanh nghiệp này đều trực thuộc EVN, do vậy, để có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đúng nghĩa, cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cũng cho hay, thị trường phát điện cạnh tranh, mặc dù đã có nhưng cần sòng phẳng với nhau hơn…

 

Gần 100 điểm sạt lở, giao thông quốc lộ 32 tê liệt do mưa lũ

BẢO NGUYÊN

https://laodong.vn/xa-hoi/gan-100-diem-sat-lo-giao-thong-quoc-lo-32-te-liet-do-mua-lu-1225769.ldo

Yên Bái - Trên tuyến quốc lộ 32 qua huyện Mù Cang Chải còn gần 100 điểm sạt lở, trong đó có 3 vị trí mất đường, mỗi vị trí dài khoảng 100m khiến giao thông tê liệt.

Trao đổi với PV Báo Lao Động tối 6.8, ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, hiện trên địa bàn toàn huyện vẫn đang mất điện và không có sóng điện thoại khiến công tác khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn.

Tại xã Khao Mang, mưa lớn đã làm sạt lở đất, đá lăn vào nhà khiến 2 cháu nhỏ thiệt mạng. Ở xã Hồ Bốn cũng vừa ghi nhận 1 trường hợp mất tích.

Sau khi nắm bắt tình hình, huyện đã thành lập 3 Tổ công tác vào các xã Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn để chỉ đạo khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho các hộ dân bị đất đá sạt lở, lăn vào nhà.

“Theo báo cáo sơ bộ, khoảng 40 căn nhà của người dân bị lũ cuốn trôi, đổ sập, hư hỏng. Các công trình trường học, trạm y tế cũng thiệt hại rất lớn. Trước mắt chính quyền địa phương hỗ trợ những hộ nhà cửa bị trôi sập hoàn toàn dọn đến nhà văn hóa, trường học cùng 40 triệu, 30kg gạo và chăn màn, vật dụng để sinh hoạt”, ông Yên nói và thông tin, trên địa bàn vẫn tiếp tục có mưa to.

Nghiêm trọng nhất là trên tuyến quốc lộ 32 đoạn từ Km300 - Km329 qua huyện Mù Cang Chải còn gần 100 điểm sạt taluy dương, trong đó có 3 vị trí mất đường, mỗi vị trí dài khoảng 100m.

 Hiện công ty Cổ phần Xây dựng đường bộ I đang tập trung huy động 7 máy xúc đất tạo điểm sạt lở tiếp giáp xã Hồ Bốn để giải phóng đất đá. Dự kiến thông tuyến trong 3 ngày tới.

“Như tại xã Hồ Bốn, cả ngày hôm nay 2 đầu đường bị chia cắt, xe máy cũng không thể di chuyển được. Lực lượng chức năng phải đi bộ nhiều giờ đồng hồ mới vào đến xã để lên phương án hỗ trợ người dân”, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải chia sẻ.

 

Cả huyện mất liên lạc, 31 nhà bị vùi lấp, 2 trẻ nhỏ thiệt mạng tại Mù Cang Chải

NHÓM PV

https://laodong.vn/xa-hoi/ca-huyen-mat-lien-lac-31-nha-bi-vui-lap-2-tre-nho-thiet-mang-tai-mu-cang-chai-1225587.ldo

 

Yên Bái - Lũ ống, sạt lở taluy dương tại huyện Mù Cang Chải đã làm 2 trẻ nhỏ thiệt mạng, nhiều ngôi nhà đổ sập, giao thông tê liệt, toàn huyện mất điện, mất liên lạc.

Theo tin ban đầu, chiều tối 5.8 tại xã Khao Mang, Lao Chải, Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải có mưa to và rất to dẫn đến lũ ống, sạt lở taluy dương nghiêm trọng gây tắc đường Quốc lộ 32, làm giao thông tê liệt. Tính đến 10h sáng nay (6.8) tại một số đoạn tuyến, các phương tiện vẫn không thể qua lại, kể cả đi bộ.

Mưa lớn đã làm sạt lở đất, đá lăn vào nhà làm 2 cháu nhỏ của một hộ gia đình ở bản Háng Bla Ha AB, xã Khao Mang là Cứ Thị Tú U (sinh năm 2021) và Cứ Thị T (sinh năm 2023) thiệt mạng.

Bên cạnh đó, 31 ngôi nhà cũng bị thiệt hại nặng nề.

Theo ông Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải, ngay trong đêm, Huyện đã chỉ đạo các lực lượng công an, quân sự kết hợp với lực lượng tại chỗ nhanh chóng tiếp cận hiện trường để giúp đỡ nhân dân di dời ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời thành lập 2 tổ công tác tiếp cận vào các xã bằng đường bộ; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Được biết, mưa lớn cũng làm toàn huyện mất điện và mất liên lạc hoàn toàn với hai xã. Hiện huyện đang chỉ đạo, cảnh báo các phương tiện không lưu thông, không nên dừng, đỗ, trú, tránh ở những khu vực taluy cao, độ dốc lớn.

Dưới đây là một số hình ảnh do người dân ghi lại tại hiện trường các căn nhà bị thiệt hại do mưa lũ tại Mù Cang Chải:

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Phải công khai, minh bạch, tránh lạm quyền

CƯỜNG NGÔ 

https://laodong.vn/xa-hoi/dieu-chinh-gia-dien-3-thanglan-phai-cong-khai-minh-bach-tranh-lam-quyen-1225828.ldo

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, để tránh lạm quyền, cần thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra.

Nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5.8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, việc rút ngắn chu kỳ điều chỉnh tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần để giá điện phản ánh kịp thời biến động đầu vào, tránh giật cục.

Tuy nhiên, trao đổi với Lao Động, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng, tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng là theo đúng cơ chế thị trường, nhưng hiện Quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám tự điều chỉnh giá điện.

“Vấn đề đặt ra là phải làm sao để công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền. Phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập, ngoài EVN nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra. Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương nên làm việc, mời thêm những chuyên gia đầu ngành về năng lượng và giá do Chính phủ chỉ định, để quyết định việc điều chỉnh giá điện. Trường hợp, nếu giá than biến động mạnh thì có thể điều chỉnh 3 tháng một lần, còn không thì điều chỉnh 6 tháng 1 lần để tránh giật cục”, chuyên gia Đào Nhật Đình nói.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Đào Nhật Đình, khi điều chỉnh giá điện, cần lấy giá nguyên liệu để làm chuẩn. Ví dụ như Singapore lấy giá gas (xuất ở cảng Singapoore) làm chuẩn, ở Thái Lan do Nhà Vua chỉ định nhưng cũng lấy giá gas làm chuẩn.

Còn ở Việt Nam, tính chất nguyên liệu có phát điện có đặc thù khác, do vậy, cần lấy giá than của Indonesia làm chuẩn. Than của Indonesia là than nhiệt (phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam), còn than của Austrailia chủ yếu là than đá, không phù hợp với nhiệt điện ở Việt Nam.

“Việc điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần không nhất thiết phải điều chỉnh toàn bộ bảng giá mà có thể đặt ra phụ trợ nhiên liệu, khi nào giá than tăng thì giá điện cũng tăng theo và ngược lại, khi giá than giảm thì giá điện cũng phải giảm theo” - ông Đào Nhật Đình nói.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long băn khoăn: "Quy định thời gian điều chỉnh tối thiểu 6 tháng đã có rồi và tương đối hợp lý. Bây giờ rút ngắn xuống 3 tháng là không phù hợp, có thể gây tâm lý hoang mang cho người dân", ông Long đặt câu hỏi.

Phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện

Trao đổi với Lao Động, GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ khi sửa đổi Luật Điện lực.

Nhưng, GS Trần Đình Long lưu ý, điều đầu tiên là phải tránh độc quyền bán buôn, bán lẻ điện. Do đó, cần phải có ngay thị trường điện cạnh tranh. Thị trường điện cạnh tranh có 3 khâu quan trọng: Phát điện, bán buôn và bán lẻ.

Để có thị trường bán buôn điện cạnh tranh đúng nghĩa, cần có sự xuất hiện của những doanh nghiệp, công ty mua bán điện ngoài EVN để tham gia cạnh tranh.

Trao đổi với Lao Động, TS Ngô Đức Lâm - nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, thị trường phát điện cạnh tranh, mặc dù đã có nhưng cần sòng phẳng với nhau hơn. Theo dự kiến, đến năm 2024 sẽ bắt đầu hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và đi vào thí điểm. Thế nhưng bán buôn chưa xong thì nói gì đến bán lẻ điện cạnh tranh.

Để rác thải không là gánh nặng môi trường

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp

https://www.phunuonline.com.vn/de-rac-thai-khong-la-ganh-nang-moi-truong-a1497814.html

 

PNO - Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, rác đang là một gánh nặng của chính quyền, làm giảm chất lượng môi trường sống của người dân.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp phát triển theo chiều rộng đã tạo ra rác thải ngày càng nhiều hơn. Tốc độ đô thị hóa nhanh, các cụm công nghiệp, khu dân cư mọc lên rất nhiều trong khi cơ sở hạ tầng lại thiếu đồng bộ, không có khu xử lý rác thải tập trung. Rác đang là một gánh nặng của chính quyền, làm giảm chất lượng môi trường sống của người dân. 

Toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 14.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, tương đương 5 triệu tấn/năm, nhưng chỉ thu gom đạt khoảng 40%. Tỉ lệ rác thải độc hại được thu gom và xử lý đúng quy định còn thấp, ước tính chưa tới 10% lượng bao, gói, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Toàn vùng cũng chưa có nhà máy xử lý rác thải y tế. 

Một số tỉnh trong vùng đã có nhà máy xử lý rác, nhưng vẫn nảy sinh nhiều vấn đề, như tình trạng thừa rác, tình trạng bãi rác lộ thiên, điểm tập trung rác gây ô nhiễm môi trường, hoặc nhà máy phải ngưng hoạt động do thiếu hệ thống phân loại, thu gom rác, tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhưng rác vẫn chồng rác. 

Việc giải quyết các vấn đề môi trường vốn không phụ thuộc vào ranh giới hành chính tỉnh. Nhưng trên thực tế, mỗi tỉnh tự lo kêu gọi, đầu tư cho riêng mình, thiếu sự phối hợp liên tỉnh. Đây là lĩnh vực đầu tư kém hấp dẫn, khó thu hút dự án, trong khi nguồn lực địa phương lại hạn hẹp. Do đó, rác thải vẫn tiếp tục là gánh nặng cho ngân sách. Ngay cả khi đã có quy hoạch xử lý rác thải theo tiểu vùng thì việc triển khai thực hiện cũng chậm, bộc lộ nhiều bất cập. 

Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng đồng bằng sông Cửu Long xác định vốn đầu tư từ nhiều nguồn, trong đó ngân sách là một nguồn ưu tiên. Phải chăng thời gian qua, các địa phương đã phó thác cho chủ trương xã hội hóa, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân? Thực tiễn cho thấy, không thể thả nổi cho tư nhân đầu tư một lĩnh vực mang tính cấp thiết về môi trường và phát triển bền vững. 

Việc xây dựng các khu xử lý rác thải vùng, liên tỉnh theo quy hoạch cũng cần được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách của cấp trung ương, trên cơ sở hài hòa chi phí và lợi ích giữa các bên, chứ không thể phó mặc cho các địa phương tự lo. Xử lý rác thải, đảm bảo môi trường phải là một trong những nội dung của liên kết vùng, phối hợp liên tỉnh trong thời gian tới.

Việc phát triển năng lượng tái tạo, điện sinh khối và các nguồn năng lượng sạch của vùng gắn với sản xuất sạch hơn, cần được lồng ghép vấn đề xử lý rác và bảo vệ môi trường. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là xanh hóa sản xuất, lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. 

Để giảm áp lực cho vấn đề xử lý rác thải nói riêng và môi trường nói chung, cần lồng ghép nhiều chương trình, mục tiêu, trong đó có yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn xanh trong phát triển các ngành sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, cũng như xây dựng một hệ sinh thái tiêu dùng xanh. 

Xử lý rác thải không chỉ là nhiệm vụ của ngành xây dựng hay tài nguyên và môi trường mà cần được tiếp cận đa ngành, phối hợp liên ngành, liên tỉnh. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã nêu yêu cầu “xây dựng và ban hành Luật Tái chế, coi chất thải trong nước là tài nguyên”. 

Con đường đưa rác thải của vùng đồng bằng sông Cửu Long từ gánh nặng môi trường trở thành tài nguyên của xã hội cần nhiều nỗ lực liên tỉnh, liên vùng, đa ngành và các giải pháp đồng bộ hơn nữa. 

 

Đau dạ dày, đi khám lại phát hiện u thực quản

Diệu Linh

https://danviet.vn/dau-da-day-di-kham-lai-phat-hien-u-thuc-quan-20230806173226652.htm

Bệnh nhân đi khám do đau bụng âm ỉ ngỡ đau dạ dày, tuy nhiên, khi nội soi, các bác sĩ lại phát hiện u thực quản kèm loét dạ dày.


Tin từ Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh cho biết, bệnh viện vừa phát hiện kịp thời khối u thực quản và điều trị, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản cho 1 bệnh nhân đi khám bệnh vì các triệu chứng đau dạ dày.

Bệnh nhân là ông Nguyễn Quang Nh. (60 tuổi, trú tại TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) đi khám do bị hội chứng dạ dày, đau bụng âm ỉ. 

Sau nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có đám niêm mạc thay đổi màu sắc, chiếm 2/3 chu vi thực quản, dài khoảng 6cm kèm loét dạ dày. Bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Ung bướu với chẩn đoán u thực quản theo dõi ung thư. 

Hội chẩn với khoa Thăm dò chức năng đánh giá đây là tổn thương ung thư sớm của thực quản nên các bác sĩ quyết định thực hiện nội soi can thiệp cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa (ESD) để loại trừ tổn thương, điều trị tiền ung thư, bảo tồn thực quản cho người bệnh.

Dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của bác sĩ Trần Đức Cảnh, Bệnh viện K Trung ương, kíp nội soi can thiệp khoa Thăm dò chức năng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành nội soi cắt tách dưới niêm mạc tổn thương ung thư sớm thực quản.

Qua hệ thống nội soi tiêu hóa, kíp can thiệp xác định ranh giới cần cắt hớt, sau đó tiêm nâng tổn thương dưới niêm mạc, tiếp tục dùng dao cắt khối tổn thương đến sát lớp cơ để loại bỏ ra khỏi thực quản. 

Ca can thiệp diễn thành công, tổn thương được cắt bỏ hoàn toàn, không có tai biến trong quá trình thực hiện kỹ thuật.

Kết quả giải phẫu bệnh phẩm cho thấy đây là loạn sản biểu mô vảy độ cao, có vị trí ung thư sớm, viền cắt bỏ không có tế bào ung thư. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không đau đớn, xuất viện trong thời gian ngắn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh, khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Bệnh nhân Nh. đi khám đau dạ dày song lại vô tình phát hiện tổn thương thực quản khá đặc biệt, u lan tỏa chiếm gần 2/3 chu vi thực quản, dài 6cm. 

Tổn thương này có thể tiến triển thành khối ung thư xâm lấn tới lớp cơ niêm mạc và di căn tới các cơ quan lân cận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Khi ấy cơ hội điều trị sẽ rất khó khăn, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ, có thể phải thực hiện cuộc đại phẫu cắt bỏ thực quản nặng nề, đe dọa tính mạng. 

So với dạ dày, đại tràng, kỹ thuật cắt tách tổn thương dưới niêm mạc tại thực quản khó thực hiện, dễ tai biến hơn do thực quản có thành cơ mỏng. 

Với trường hợp của bệnh nhân Nh. lại càng phức tạp do tổn thương lan rộng bao gần kín chu vi thực quản, đòi hỏi kíp can thiệp phải cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác trong từng thao tác để tránh nguy cơ làm thủng thực quản trong suốt quá trình cắt tách tổn thương. 

Ca can thiệp diễn ra thành công, không biến chứng đã giúp bệnh nhân Nh. được điều trị triệt căn ung thư từ giai đoạn rất sớm. Đây thực sự là một tiến bộ quan trọng trong điều trị ung thư thực quản hiện nay”.

Theo bác sĩ Vĩnh, kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc ESD (Endoscopic Submucosal Dissection) là bước tiến mới trong điều trị các bệnh lý ung thư sớm đường tiêu hóa, hiện được nhiều bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương triển khai hiệu quả. 

Đây là một kỹ thuật nội soi can thiệp tiên tiến ở trong nước và trên thế giới, cho phép cắt bỏ các khối ung thư sớm ở niêm mạc ống tiêu hóa, hay gặp nhất ở thực quản, dạ dày, đại tràng và trực tràng mà không cần mổ mở. 


 

 

 

 

No comments:

Post a Comment