Saturday, August 5, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 08 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Đập Trung Quốc trên sông Mekong làm tồi tệ kinh tế Đông Nam Á giữa mùa hạn

Triều Tiên: Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài Loan là khiêu khích ‘nguy hiểm’

Giới lập pháp muốn Mỹ siết chặt tay với các đảo TBD để chống lại Trung Quốc

Nhà phê bình ông Putin, Alexei Navalny, bị thêm 19 năm tù, phương Tây lên án Nga

Giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục, Việt Nam ‘không lo thiếu gạo’

 Việt Nam sẽ xuất khẩu 2 triệu liều vắc-xin dịch tả lợn sang Philippines

Hà Nội yêu cầu Philippines ‘xử lý nghiêm’ người biểu tình xé quốc kỳ Việt Nam

 Giới lập pháp muốn Mỹ siết chặt tay với các đảo TBD để chống lại Trung Quốc

Mỹ: Bộ trưởng Quốc phòng Nga thúc Triều Tiên tăng cường vũ khí cho Moscow

‘Quy định 114’ chỉ là cái ‘chèn bánh’

 

RFA

Lào Cai: Chủ tịch UBND huyện Mường Khương bị bắt vì những sai phạm trong khai thác mỏ apatit

Báo cáo nhân quyền- dân chủ 2022 của EU: Việt Nam tiếp tục giới hạn quyền chính trị, dân sự

Nhóm ở Mỹ vận động hành lang cho VinFast hưởng tín dụng xe điện

Hoa Kỳ tổng kết dự án giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp tư

Việt Nam và Australia ký tuyên bố chung về hợp tác thông tin- truyền thông

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng được thông báo nhận xác con nhưng không có giấy báo thi hành án

Dân Thủ Thiêm về dựng nhà tạm, lãnh đạo hứa không giật sập nhưng nuốt lời

Sắp vào năm học mới Quốc hội lại bàn chuyện Bộ Giáo dục soạn thêm bộ sách giáo khoa

Giá gạo tăng, Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp không mua gom gạo ồ ạt

Đoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu sắp sang Việt Nam kiểm tra tình trạng đánh bắt cá trái phép

Tái bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Mưa lũ gây sạt lở đường tại nhiều địa phương ở Việt Nam

An Giang bắt giữ tín đồ PGHH Nguyễn Hoàng Nam, cáo buộc "dùng mạng chống Nhà nước"

Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc đưa một phần Hoàng Sa vào khu vực tập trận

Việt Nam lặp lại quan điểm giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam yêu cầu Philippines xử lý nghiêm vụ biểu tình xé cờ đỏ-sao vàng

Việt Nam-Philippines lần đầu tiên tổ chức kỳ họp Tham khảo Chính trị

Tổng thống Philippines sẽ thăm Việt Nam vào đầu năm 2024

Việt Nam-Philippines kỳ vọng kim ngạch thương mại 10 tỷ USD; hợp tác chống khai thác IUU

 

BBC

Giá gạo Việt Nam tăng kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

Video,Vì sao chuỗi cà phê Mỹ Starbucks không chinh phục được Việt Nam?, Thời lượng 4,13

Hai tháng sau khi Ukraine tiến hành phản công: Liệu còn có thể thành công?

Anh Quốc: Thay Thượng viện bằng trí tuệ nhân tạo (AI)?

Cuộc rong chơi ngậm ngùi của đội nữ Việt Nam tại World Cup 2023

Drone biển Ukraine 'đánh trúng' tàu Nga trên Biển Đen

Donald Trump không nhận tội trước cáo buộc âm mưu lật ngược kết quả bầu cử 2020

Hai thủy thủ Hải quân Mỹ bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Blackpink: Jisoo công bố đang hẹn hò, thế giới K-pop chấn động

 

RFI

Một tàu chở dầu Nga tại eo biển Kertch bị ‘‘drone Ukraina’’ tấn công

Liệu Wagner tìm lại được vai trò khi can thiệp vào Niger sau vụ đảo chính ?

Drone Ukraina lần đầu tiên tấn công một căn cứ hải quân Nga hướng ra Biển Đen

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Hai thủy thủ người Mỹ gốc Hoa bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc

Niger: CEDEAO chuẩn bị can thiệp quân sự, nếu phe đảo chính không trả tự do cho tổng thống dân cử

Hợp tác đất hiếm : Hoa Kỳ - Mông Cổ đều muốn “thoát Trung”

Nguy cơ Trung Quốc mất một đối tác trong dự án Con Đường Tơ Lụa

Trung Quốc xóa « siêu thuế » nhập khẩu lúa mạch Úc, tỏ thiện chí giảm căng thẳng

Mỹ hối thúc quốc tế gia tăng áp lực buộc Nga trở lại thỏa thuận Biển Đen

Nga kết án tù công dân giương biểu ngữ bất bình với chiến tranh Ukraina

Trước tòa án Liên Bang Mỹ, cựu TT Trump không nhận tội mưu toan lật ngược kết quả bầu cử

Pháp : Nỗi khổ tâm của cảnh sát trước một xã hội hỗn loạn

Giới trẻ Pháp : Sức khỏe tâm thần xuống cấp, việc dùng khí cười tăng bùng nổ

Chiến tranh Ukraina: Nga và Ukraina đọ sức bằng drone

Pháp và EU lên án Nga "cố tình" gây nguy hiểm cho an ninh lương thực toàn cầu

Tư pháp Mỹ tống đạt cáo trạng truy tố ông Trump trong vụ án thứ ba

Biển Baltic đang trở thành nhược điểm trong chiến lược đối phó với NATO của Nga

Mông Cổ cam kết hợp tác khai thác đất hiếm với Hoa Kỳ

 (Reuters) - Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ viện trợ quân sự cho Đài Loan. Trong một bài viết của một quan chức Bắc Triều Tiên được đăng trên KCNA ngày 04/08/2023, Mỹ bị cáo buộc là biến Đài Loan thành « một điểm mồi lửa chiến tranh khác ». Quan chức này cho rằng kế hoạch của Mỹ là « một hành động chính trị và quân sự nguy hiểm » và « can thiệp rõ ràng » nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất. Gói viện trợ quân sự 345 triệu đô la được Washington công bố hôm 28/07 nằm trong gói viện trợ vũ khí trị giá tới 1 tỉ đô la cho Đài Loan lấy từ ngân sách năm 2023 về Đẩy nhanh Viện trợ An ninh (PDA).

(AFP) - Pháp : Nhà nước đầu tư 1,5 tỉ euro vào nhà máy sản xuất pin của Đài Loan ở Dunkerque. Thông tin được ông Gilles Normand, chủ tịch Prologium Europe, xác nhận với AFP ngày 03/08/2023. Khoản đầu tư của Nhà nước Pháp, được Liên Hiệp Châu Âu bật đèn xanh, « sẽ giúp tăng cường phương tiện nghiên cứu và sáng tạo ». Dự án có tổng trị giá khoảng 5,2 tỉ euro, tạo khoảng 3.000 việc làm tại nhà máy và khoảng 12.000 việc làm gián tiếp trong vùng. Nhà máy ở thành phố cảng Dunkerque, tỉnh Bắc của Pháp, dự kiến mở cửa vào năm 2026, sẽ sản xuất pin cho khoảng 500.000 đến 700.000 ô tô điện. 

(Reuters) - Giải Vô Địch Bóng Đá Nữ Thế Giới tại Úc và New Zealand, sẽ đạt kỷ lục về lượng khán giả. Trong cuộc họp báo ngày 04/08/2023, Giám đốc điều hành Liên Đoàn Bóng Đá Úc James Johnson khẳng định là giải đấu đang diễn ra được nhiều người theo dõi nhất từ ​​trước đến nay và đang trên đường phá vỡ kỷ lụcvề số khán giả chomỗi trận đấu được thiết lập tại Canada vào năm 2015. Theo ông Johnson, nhân vòng bảngvừa kết thúc, đã có hơn 1,2 triệu người hâm mộ đã đi vào xem tại các sân vận động, và con số này hoàn toàn có thể lên đến mức 1,9 triệu khán giả trên sân vào cuối giải đấu vào ngày 20 tháng 8. Nhân vật này nhắc lại : « Chỉ tiêu của chúng tôi là đạt 1,5 triệu và chúng tôi sẽ vượt qua ». 

(AP) - Mỹ có thể bố trí lính trên tàu thương mại ở eo biển Hormuz để ngăn không cho Iran chận bắt. Theo một số quan chức Mỹ ngày 03/08/2023, Hoa Kỳ đang cân nhắc việc bố trí lực lượng võ trang trên các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz. Nếu được thực hiện, đó sẽ là một hành động chưa từng thấy nhằm ngăn chặn việc Iran bắt giữ hay sách nhiễu các tàu dân sự đi qua eo biển. Từ năm 2019 đến nay, Iran đã nhiều lần bắt giữ các tàu chở dầu hay vận tải thương mại nhằm gây sức ép trên phương Tây trên vấn đề hạt nhân. 

(RFI) - Tập đoàn France Medias Monde (FMM) phản đối Niger cắt sóng đài phát thanh RFI và đài truyền hình France 24. Trong thông cáo ngày 03/08/2023, tập đoàn FMM cho rằng quyết định cấm trên khiến người dân của khu vực này không được hưởng thông tin độc lập, tự do, có kiểm chứng. RFI có 7 trạm FM sóng ngắn ở Mali, phát các chương trình bằng tiếng Pháp, tiếng Haoussa và Fulfulde cũng như có thể truy cập qua vệ tinh. Trước đó, RFI và France 24 đã bị kiểm duyệt ở Mali và Burkina Faso.

(Reuters) - Mỹ chưa nhận được phản hồi từ Trung Quốc về lời mời ngoại trưởng Vương Nghị tới Washington. Hôm qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết như trên, đồng thời khẳng định « hy vọng tiếp tục các cuộc trao đổi quan trọng » như ở Bắc Kinh. Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra sau khi bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 01/08, chính thức gửi lời mời ông Vương Nghị. Hôm qua Bắc Kinh chỉ mới phản hồi với tuyên bố ngắn gọn « sẵn sàng duy trì liên lạc » với Mỹ về chuyến công du có thể của ông Vương Nghị.

(AFP) - Ba Lan bắt giữ thêm một người Belarus bị tình nghi làm gián điệp cho Matxcơva.  Bộ Nội vụ Ba Lan hôm qua cho biết nghi phạm tên Mikhail A. « đã tham gia do thám một số cơ sở quân sự và hải cảng, và thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho Nga ». Theo bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski, đây là người thứ 16 bị giam giữ liên quan đến mạng lưới gián điệp, bị cáo buộc tìm cách « làm trật bánh các chuyến tàu viện trợ cho Ukraine » cũng như « kích động tâm lý chống Ukraina, chống lại viện trợ của Ba Lan cho Ukraine ». Ba Lan yêu cầu Minsk chấm dứt khiêu khích dọc biên giới. 

(AFP) - Diện tích rừng bị phá tại Amazon giảm gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu chính thức được chính phủ Brazil công bố hôm 03/08, 500 km2 rừng bị phá ở Amazon, mức thấp nhất kể từ năm 2017. Năm cuối cùng của nhiệm kỳ của cựu tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro, 1.487 km2 rừng bị phá vào tháng 7 năm 2022. Dữ liệu được công bố một tuần trước hội nghị 8 quốc gia thành viên tổ chức hợp tác bảo vệ Amazon (OTCA) tại Belem, phía bắc Brazil.  « Việc phá rừng ở Amazon giảm trong tháng 7 là một dấu hiệu quan trọng cho thấy tình hình đang được kiểm soát trở lại », theo văn phòng Brazil của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Bảy 05.08.2023

1) TÒA ÁN HẢI PHÒNG RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI TỬ TÙ OAN NGUYỄN VĂN CHƯỞNG

TAND thành phố Hải Phòng hôm 4/8/2023 ra “Thông báo về việc làm đơn nhận tử thi, tro cốt của người đã bị thi hành án tử hình” cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Bản thông báo ghi rõ thời hạn gửi đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình đến Chánh án TAND Tp Hải Phòng chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo này. Bản thông báo không cho biết Nguyễn Văn Chưởng đã bị tử hình chưa, nhưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận về số phận của người tử tù oan này.

Nguyễn Văn Chưởng bị bắt năm 2007 và bị buộc tội chủ mưu giết người, cướp của, sau đó nhận án tử hình. Vào thời điểm xảy ra vụ án mạng ở Hải Phòng, Chưởng đang ở nhà tại tỉnh Hải Dương, cách hiện trường vụ án hơn 40 cây số. Em trai của Chưởng là Nguyễn Trọng Đoàn đến cơ quan Cảnh sát Điều tra để trình bằng chứng ngoại phạm cho anh trai, cũng bị bắt khẩn cấp, bị tra tấn, ép cung và bị kết án 2 năm tù giam với tội danh bịa đặt “che giấu tội phạm”. Vụ án thu hút sự chú ý của giới luật sư, báo chí và nhiều tình tiết chứng minh Nguyễn Văn Chưởng vô tội đã được trình bày trước công luận. Vào thời điểm năm 2015, Viện kiểm sát cũng kết luận “không đủ chứng cứ kết luận Nguyễn Văn Chưởng phạm tội giết người”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh bình luận: “Tử hình một con người thì dễ, nhưng bức tử niềm tin của đám đông, thì chỉ để lại những lỗ thủng mãi mãi không lành trong lịch sử mà thôi”.

Kính mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn đặc biệt ông Nguyễn Trường Chinh là cha của anh Nguyễn Văn Chưởng ngay sau phần tin tức hôm nay.

2) ÔNG NGUYỄN HOÀNG NAM, MỘT TÍN ĐỒ PGHH TỈNH AN GIANG BỊ BẮT GIỮ

Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tín đồ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy tại An Giang vừa bị công an chận bắt đi và sau đó một lực lượng công an gần 100 tên xông vào tư gia đọc lệnh khám xét và bắt giam vào khoảng 4 giờ chiều thứ Ba 1/8 vừa qua. Ông Nguyễn Hoàng Nam bị cáo buộc vi phạm điều 117 của bộ luật hình sự: “Phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong lúc khám xét, công an đã tịch thu 7 điện thoại di động, hai ổ USB, một laptop và một số tài sản cá nhân của ông Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Nam là một cựu tù nhân tôn giáo. Vào tháng 2 năm 2018 ông bị tuyên án 4 năm tù giam cùng với 5 đồng đạo PGHH khác. Ông Nam mãn án tù năm 2021. Sau khi trở về gia đình, ông cùng gia đình thường nấu ăn miễn phí cho người dân nghèo tại địa phương.

Bà Yến Trinh, vợ của ông Nguyễn Hoàng Nam đã cho chúng tôi biết như sau:

 

3)  SỨC KHỎE TNLT VŨ QUANG THUẬN XẤU ĐI

Sức khỏe của TNLT Vũ Quang Thuận ngày một tồi tệ. Đó là thông tin mới nhất mà gia đình ông Thuận cho đài ĐLSN biết trong chuyến thăm vào ngày 3/8/2023. Chưa đầy một tháng kể từ chuyến thăm trước, ông Thuận có dấu hiệu đi lại chậm chạp hơn và hơi thở khó khăn hơn. Bà Nhiên, mẹ của TNLT này cho biết nhà tù Nam Hà đã đồng ý cho ông Thuận ra ngoài chữa bệnh, tuy nhiên chi phí phẫu thuật mũi cho ông Thuận là khoảng 300 đến 400 triệu đồng, và gia đình không có khả năng chi trả.

Không có văn bản hay giấy tờ nào của Ban Giám thị về việc chấp thuận cho ông Thuận ra ngoài chữa bệnh, ngoài thông báo miệng của cán bộ trại giam.

Do hoàn cảnh khó khăn nên vài tháng gia đình mới đi thăm ông Thuận một lần. Bà Nhiên cho biết con trai bà rất ngạc nhiên và vui mừng khi hai tháng liên tiếp được gia đình vào thăm nuôi.

Tình trạng sức khỏe của TNLT Vũ Quang Thuận được công luận biết tới khởi đi từ thông tin của hai cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên và Lê Anh Hùng. Ông Lê Anh Hùng, người mới ra tù và từng ở cùng trại giam với ông Thuận cho biết ông Thuận bị khoảng 20 chứng bệnh, nặng nhất là bệnh phổi và khó có thể qua khỏi nếu không được chữa trị kịp thời.

Ngay khi trở về sau chuyến viếng thăm con mình, bà Nguyễn Thị Nhiên đã cho đài chúng tôi biết tình hình như sau:

 

VNThoibao

VNTB – Luật về hội: ‘hiểu sao cũng trúng’

VNTB -Việt Nam vẫn còn nợ quyền lập hội

VNTB – Truyên ngắn: Bụp đi!

VNTB – Không phải nước mắt nào cũng mặn

VNTB – Nguyễn Thị Phương Thúy

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

05/08/1861: Abraham Lincoln thông qua đạo luật thuế thu nhập liên bang đầu tiên

Đông và Tây: Về triết lý con người “chinh phục tự nhiên” và “hòa hợp với tự nhiên”

Chuyển động Quốc Phòng (28/7 – 3/8/2023)

Người duy nhất thua trong bầu cử Thái Lan chính là các cử tri

Thế giới hôm nay: 03/08/2023

Cảm nhận Ukraine trong tiếng còi báo động ở Kiev

Bài học từ Ukraine (P3): Tại sao không nên giao nhiệm vụ đảm bảo hậu cần cho các tướng lĩnh?

Thế giới hôm nay: 02/08/2023

Tập Cận Bình đang cố gắng thích ứng với khó khăn ngày càng lớn

Thế giới hôm nay: 01/08/2023

 


Báo Tiếng Dân

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng05/08/2023

 

Thuy My

 

Nguyễn Hoàng Ánh - Xin lỗi bác Trường Chinh

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 04/08/2023

Lê Xuân Nghĩa - Anh Tin yêu cầu tất cả các quan chức Nga chuyển sang sử dụng ô tô nội địa

Nguyễn Đức - Nguyễn Văn Chưởng, vụ án còn nhiều oan khuất

LS Lê Văn Hòa - Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Bài báo Tuổi Trẻ năm 2014 : Thêm một tử tù kêu oan

Tuấn Khanh - Không nên bức tử niềm tin của đám đông

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng chưa thể kết thúc 05/08/2023

Tách và nhập – Chuyện không đơn giản 05/08/2023

Chữ lễ phải truy ở người lớn! 05/08/2023

Những tù nhân của sách giáo khoa 04/08/2023

“Xin đừng đổi tên, xin đừng tách nhập” 04/08/2023

Công ty CP Truyền thông Vietart kiện Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội sách nhiễu 04/08/2023

Đừng quay lại ‘độc quyền’ sách giáo khoa 04/08/2023

Bộ Tổng tham mưu và Bộ Nội vụ 04/08/2023

Lòng yêu nước thời kỳ Cộng sản 04/08/2023

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Bắt khẩn cấp 1 thẩm phán nhận tiền đương sự

Hoàng Thanh

https://nld.com.vn/thoi-su/bat-khan-cap-1-tham-phan-nhan-tien-duong-su-2023080416145247.htm

 

(NLĐO) - Một thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao bắt khẩn cấp vì có hành vi nhận tiền của đương sự.

Chiều 4-8, nguồn tin riêng phóng viên Báo Người Lao Động cho biết ông Võ Đình Sớm, thẩm phán tại TAND tỉnh Gia Lai, vừa bị bắt khẩn cấp vì có hành vi nhận tiền của đương sự.

Ông Võ Đình Sớm bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai bắt khẩn cấp vào khoảng 9 giờ sáng cùng ngày.

Cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét chỗ ở, nhà riêng của ông Võ Đình Sớm. Sau nhiều giờ khám xét, ông Võ Đình Sớm và nhiều tài liệu liên quan được đưa lên ô tô chở đi.

Trước đó, vào năm 2014, ông Võ Đình Sớm đã có hành vi "tư vấn pháp luật" và có nhận số tiền 10 triệu đồng để giúp đương sự trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. 

Hành vi của ông Sớm được xác định là vi phạm đạo đức thẩm phán, công chức ngành tòa án, gây nên dư luận xấu trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của thẩm phán, công chức ngành Tòa án.

Vừa qua, ông Võ Đình Sớm được phân công làm chủ tọa xét xử vụ tranh chấp lô "đất vàng" ở số 129 Phan Đình Phùng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Một trong các đương sự đã yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì lo ngại có tiêu cực nhưng chưa được chấp thuận.

Khởi tố 6 cán bộ xã tự ý thu tiền của người dân

https://www.anninhthudo.vn/khoi-to-6-can-bo-xa-tu-y-thu-tien-cua-nguoi-dan-post547919.antd

ANTD.VN - Sáu cán bộ xã thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên bị khởi tố điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho biết đã khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra từ năm 2013 đến năm 2014, tại xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ.

Đồng thời, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc của 6 bị can gồm: Đào Văn Tuyến (SN 1967, Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ), Đào Văn Sỹ (SN 1967, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Thủ Sỹ), Đào Văn Doan (SN 1970, Phó Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ), Lương Công Đậu (SN 1962, nguyên Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ), Đào Xuân Hạnh (SN 1957, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Thủ Sỹ); Bùi Văn Quynh (SN 1961), nguyên cán bộ Tài chính - Kế toán UBND xã Thủ Sỹ.

Các quyết định, lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện Tiên Lữ phê chuẩn.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ năm 2013 đến năm 2014, các bị can trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổ chức họp, bàn, thực hiện việc thu tiền trái quy định của 12 hộ dân tại xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ khi thực hiện việc dồn thửa đổi ruộng, với tổng số tiền hơn 230 triệu đồng.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Lữ đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Bạc Liêu: Khởi tố nhân viên ngân hàng rút 500 triệu đồng của khách để tiêu xài

Đinh Kim

https://www.doisongphapluat.com/bac-lieu-bat-nhan-vien-ngan-hang-rut-500-trieu-dong-cua-khach-de-tieu-xai-a585499.html

Ông N. đến cơ quan công an trình báo sau khi phát hiện Nguyễn Phúc Nhân rút 500 triệu đồng từ tài khoản của mình để tiêu xài cá nhân.

Báo Tiền Phong đưa tin ngày 4/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Phúc Nhân (SN 1994, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để làm rõ về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, Nhân từng là cán bộ tín dụng của một ngân hàng chi nhánh tại Bạc Liêu. Ngày 7/6/2022, Nhân tiếp nhận hồ sơ vay vốn của ông N. (ngụ phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) với hạn mức vay là 1 tỷ đồng.

Quá trình tiếp nhận hồ sơ, Nhân đã lừa đảo, rút 500 triệu đồng từ tài khoản của ông N. để tiêu xài cá nhân. Đến ngày 13/3/2023, ông N. phát hiện sự việc, liền đến cơ quan công an trình báo, theo báo Công An Nhân Dân.

Làm việc với công an, Nhân đã thừa nhận toàn bộ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông N.

Trong một vụ việc khác, ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Tạ Xuân Tưởng (SN 1992, thường trú tại xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo kết quả điều tra, khoảng giữa năm 2022, qua mối quan hệ xã hội, ông B.Q.T (thường trú tại huyện Krông Nô) gặp và quen biết với Tạ Xuân Tưởng.

Quá trình nói chuyện, ông T. cho biết mình đang liên quan đến một vụ án kinh tế và đã bị TAND tỉnh Đăk Nông xét xử sơ thẩm tuyên phạt 10 năm tù giam. Ông T đã gửi đơn kháng cáo lên TAND cấp cao tại TP.HCM.

Biết chuyện, Tưởng nói mình có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo cao cấp và có thể giúp ông T. kêu oan nhưng phải mất một ít chi phí. Tin tưởng, ông T. đã nhiều lần chuyển tiền cho Tưởng, tổng cộng là 490 triệu đồng.

Báo Nhân Dân đưa tin, sau khi nhận tiền, Tưởng không lo được việc như đã hứa mà sử dụng vào việc sửa chữa nhà, trả nợ, tiêu xài cá nhân. Đến ngày tòa án chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án, ông T. nhiều lần liên lạc nhưng Tưởng không nghe máy và không trả lời tin nhắn.

Vào ngày 10/10/2022, TAND cấp cao xét xử và giữ y án phạt 10 năm tù giam đối với ông T. Hiện tại, ông T. đang chấp hành án tại trại giam Đắk Plao (Bộ Công an).

Vụ án nói trên đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

 

Khởi tố cô đồng "bổ cau" ở Hải Dương tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

HOÀNG KHÔI

https://laodong.vn/phap-luat/khoi-to-co-dong-bo-cau-o-hai-duong-toi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-1225175.ldo

Tối 4.8, theo nguồn tin của Lao Động, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với cô đồng "bổ cau" Trương Thị Hương để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174, khoản 2, Bộ luật Hình sự.

Trương Thị Hương (sinh năm 1986, trú tại phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn) - cô đồng "bổ cau" gây sốt mạng xã hội bị người dân tố cáo đến cơ quan công an về việc nhận 180 triệu đồng để cúng bán nhà, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Theo tài liệu điều tra, ngày 6.12.2022, anh Trần Thế X. cùng bà Vũ Thị H. (mẹ đẻ anh X.) đến nhà Hương ở phường Hiến Thành để xem bói, xem phong thủy và tìm hiểu về những khó khăn trong cuộc sống của gia đình đang gặp.

Tại đây, Hương nói về vận hạn của gia đình anh X. và gợi ý muốn giải quyết thì cần phải làm lễ giải tiến hình (tức phải có hình nhân thế mạng) di cung hoán số cho cả nhà và làm lễ để phù hợp hướng nhà và cúng bái bát hương.

Hương gợi ý với anh X. là giá làm lễ di cung hoán số, cầu bán được nhà, cầu bình an là 270 triệu đồng.

Khi anh X. trình bày hoàn cảnh gia đình không lo được số tiền 270 triệu đồng thì Hương giảm giá xuống còn 180 triệu đồng.

Đối tượng này sẽ cho anh X. làm chủ đài rồi dặn dò hôm làm lễ, nếu có ai hỏi thì phải bảo là đóng 300 triệu đồng.

Ngoài ra, cô đồng Trương Hương còn hứa hẹn với anh X., sau khi làm lễ xong, khoảng ngày 28.12.2022 gia đình sẽ bán được nhà.

Hương nhận tiền xong liền hẹn anh X. chiều 9.12.2022 đến nhà Hương để cùng đi Lạng Sơn cúng lễ.

Sau khi cúng về, anh X. chờ đến hết tháng 12.2022 nhưng không bán được nhà. Nghĩ đã bị cô đồng lừa, anh X. đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Trương Thị Hương lên cơ quan công an.

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thị xã Kinh Môn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174, khoản 2, Bộ luật Hình sự.

Trước đó, ngày 9.2.2023, Công an thị xã Kinh Môn đã ra quyết định xử phạt hành chính Trương Thị Hương về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ suý các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi truỵ, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc”, mức phạt tiền là 7,5 triệu đồng.

Quá trình làm việc, cô đồng này đã thừa nhận việc phát tán nhiều video clip xem bói bằng hình thức bổ cau đoán vận mệnh. Đồng thời, Hương cho biết việc quay phát các video có nội dung xem bói như trên đều do Hương làm. Công an thị xã Kinh Môn đã tiến hành lập biên bản vụ việc, biên bản vi phạm hành chính, biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính đối với Trương Thị Hương.

 

Bảo vệ ngân hàng bị đâm nhiều nhát trước trụ sở

Ngọc Giang

https://nld.com.vn/thoi-su/bao-ve-ngan-hang-bi-dam-nhieu-nhat-truoc-tru-so-20230804112440632.htm

(NLĐO)- Trong giờ giao ca sáng, nhân viên bảo vệ của một ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bị đâm nhiều nhát bằng kéo.

Ngày 4-8, Công an phường Phước Trung, TP Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) tạm giữ một bảo vệ ngân hàng liên quan đến việc người này dùng kéo đâm liên tục vào đồng nghiệp.

Thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ cùng ngày, một bảo vệ làm việc tại ngân hàng ở TP Bà Rịa bị đâm trọng thương.

Theo đó, ngân hàng đang giao ca sáng, trong quá trình giao ca thì xảy ra mâu thuẫn giữa 2 nhân viên bảo vệ, nhân viên tên X. đã xông vào đồng nghiệp đâm nhiều nhát.

Phát hiện vụ việc, các nhân viên khác đã khống chế X. và bàn giao cho công an xử lý.

Được biết, cả 2 nhân viên bảo vệ của ngân hàng này đã có mâu thuẫn từ trước và không phải là vụ án cướp ngân hàng như một số thông tin trên mạng xã hội chia sẻ.

 

5 đô thị vệ tinh Hà Nội 'treo' hơn thập kỷ

Đoàn Loan - Võ Hải - Phạm Chiểu

https://vnexpress.net/5-do-thi-ve-tinh-ha-noi-treo-hon-thap-ky-4637886.html

Từng được kỳ vọng giúp Hà Nội giãn dân, sau hơn thập kỷ 5 đô thị vệ tinh vẫn quy hoạch "treo", trong khi hạ tầng nội đô quá tải trước áp lực tăng dân số.

Ngôi nhà của gia đình bà Phùng Thị Hồng, xã Thạch Hòa, huyện huyện Thạch Thất nằm lọt thỏm trên mảnh đất rộng cả nghìn mét vuông, xung quanh cây cối bao phủ. Cạnh đó là mấy lán trại nuôi gà và chim bồ câu.

Bà Hồng kể khu vực này trước đây có hơn 100 hộ dân, nhưng họ lần lượt rời đi khi chính quyền giải phóng mặt bằng để xây hạ tầng đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Chỉ còn gia đình bà và một số hộ chờ mãi nhưng "chưa đến lượt".

"Địa chính xã mấy lần xuống đo đạc. Chính quyền không thông tin đền bù, chẳng nói thời gian di dời. Họ chỉ dặn gia đình không được phép xây dựng gì", bà Hồng lý giải việc bốn người trong gia đình phải sống lay lắt trong căn nhà ngói rộng chừng 20 m2 được xây dựng cách đây 20 năm.

Bà bảo giá như mảnh đất không trong quy hoạch, gia đình sẽ bán đi một nửa để lấy tiền xây lại căn nhà, "chứ ở mãi thế này khổ cực quá".

Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 40 km, Hòa Lạc là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị vệ tinh (cùng Xuân Mai, Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên) với diện tích hơn 17.000 ha, theo quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 (quy hoạch 1259) cách đây 12 năm.

Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng riêng, phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ. Hình thành sớm nhất trong 5 đô thị vệ tinh, Hòa Lạc được định hướng phát triển công nghệ cao với 7 khu vực chức năng, trong đó có hai phân khu quan trọng gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao.

Tuy nhiên, qua hơn một thập kỷ, Hòa Lạc chỉ thu hút được một vài doanh nghiệp công nghệ. Trung tâm đô thị - khu công nghệ cao vẫn đang ngổn ngang nhiều công trình xây dựng và còn tới 176 ha chưa giải phóng mặt bằng trên tổng số 600 ha. Phần diện tích đã giải phóng mặt bằng và đầu tư xong hạ tầng mới đưa vào khai thác khoảng 10%. Khu Đại học Quốc gia Hà Nội được phê duyệt năm 2013 với diện tích khoảng 1.000 ha, quy mô 65.000 sinh viên, nhưng mới xây dựng 5 tòa nhà và tiếp nhận 1.500 sinh viên học tập.

Các đô thị vệ tinh còn lại đến nay có rất ít dự án nhà ở, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ được triển khai. Sóc Sơn, Phú Xuyên có tỷ lệ đô thị hóa chậm, đất nông nghiệp chiếm trên 40%. Các dự án đã được phê duyệt trước khi có quy hoạch 1259 vẫn nằm im vì phải chờ quy hoạch phân khu, chưa kể nhiều dự án vướng mắc đền bù nên việc tái định cư cho người dân vẫn nằm trên giấy.

Hà Nội từng kỳ vọng 5 đô thị vệ tinh hình thành với quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 700.000 và năm 2030 từ 1,3 đến 1,4 triệu. Tuy nhiên, đến nay các đô thị này chưa thể hiện được vai trò giãn dân, giảm tải hạ tầng cho khu vực trung tâm, trong khi dân số Thủ đô đã tăng lên gần 8,5 triệu, vượt ngưỡng dự báo hơn một triệu.

Vì sao quy hoạch "treo"?

Theo lý giải của lãnh đạo Hà Nội, việc chậm lập quy hoạch chung và quy hoạch phân khu là nguyên nhân chính khiến tiến độ hình thành 5 đô thị vệ tinh chậm trễ. Năm 2015, bốn năm sau khi có quy hoạch chung Thủ đô, các đô thị vệ tinh Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây mới được thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000; còn đô thị vệ tinh Hòa Lạc được Thủ tướng phê duyệt đồ án quy hoạch chung năm 2020.

Bước tiếp theo là triển khai quy hoạch phân khu để phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tỷ lệ 1/2.000. Đến nay mới có khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và Phú Xuyên hoàn thành quy hoạch phân khu, còn Sơn Tây, Sóc Sơn và Hòa Lạc chưa được phê duyệt.

Do chưa có quy hoạch phân khu nên các dự án đầu tư không có đủ cơ sở pháp lý thực hiện, chỉ có một số dự án phù hợp quy hoạch chung tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, khu Đại học Quốc gia Hà Nội được triển khai.

Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, việc chậm lập quy hoạch chung và phân khu tại các đô thị vệ tinh ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. "Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn khởi nghiệp tại đô thị vệ tinh, do giá đất rẻ hơn nội đô, đã phải chờ đợi thời gian dài", ông Nghiêm cho hay.

Lý giải việc việc chậm quy hoạch phân khu, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho rằng do khó khăn trong lựa chọn đơn vị tư vấn vì phải thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu với quy trình, thủ tục phức tạp.

Tháng 5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đô thị vệ tinh Hòa Lạc được định hướng là một phần của thành phố phía Tây (Hòa Lạc - Xuân Mai), đô thị vệ tinh Sóc Sơn được định hướng là một phần của thành phố phía Bắc (Mê Linh - Đông Anh - Sóc Sơn).

Do vậy, Hà Nội phải đánh giá lại hướng phát triển của hai đô thị vệ tinh này để đảm bảo phù hợp với các thành phố mới và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đang nghiên cứu.

Ngoài lý do nêu trên, ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, chỉ ra hạ tầng giao thông giữa nội đô và đô thị vệ tinh chưa được đầu tư khiến các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên bị biệt lập, khó thu hút dân. Hiện trừ Hòa Lạc có tuyến đại lộ Thăng Long kết nối, các tuyến đường nối đô thị trung tâm đến 4 đô thị vệ tinh còn lại chưa được đầu tư nâng cấp, hoặc xây dựng cao tốc.

Tây Thăng Long được kỳ vọng là trục xương sống tập trung các trung tâm thương mại, kinh tế, tài chính nối từ Hồ Tây đến Ba Vì chưa thành hình. Đường đến đô thị Phú Xuyên chỉ có quốc lộ 1A cũ; đến đô thị Xuân Mai chỉ có quốc lộ 6; đến Sơn Tây mới có quốc lộ 32.

 Với mật độ phương tiện lớn, các tuyến đường này đều không phải cao tốc nên thường xuyên ùn tắc. Tuyến đường sắt đến các đô thị vệ tinh chưa được triển khai, hiện Hà Nội mới có một tuyến trong nội đô từ Hà Đông đến Cát Linh.

Lý giải việc chậm đầu tư hạ tầng giao thông kết nối, ông Trần Ngọc Chính nhận định Hà Nội còn rất nhiều lĩnh vực cần ưu tiên như giáo dục, y tế, hạ tầng kỹ thuật nên rất khó bố trí ngân sách cho xây dựng, phát triển các đô thị vệ tinh.

Ngoài ra, thành phố cũng chưa xây dựng được chính sách thu hút các dự án đầu tư như ưu đãi giá đất, thuế thu nhập doanh nghiệp... "Các nhà đầu chưa nhận thấy tiềm năng khi đầu tư vào các khu vực này do hạ tầng khung chưa hoàn chỉnh. "Họ không đến thì các đô thị chưa phát triển và tạo ra việc làm để thu hút lao động, dân cư", ông Chính phân tích.

TS Đào Ngọc Nghiêm cũng đánh giá các lợi ích kinh tế mang lại cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án tại đô thị vệ tinh chưa hấp dẫn, khả năng thu hồi vốn chậm nên nguồn vốn ngoài ngân sách chưa phát huy.

"5 đô thị vệ tinh đã có định hướng và xác định quy mô cụ thể, song thực tiễn không thành hình do Hà Nội vừa không có kinh phí vừa không có cơ chế chính sách", ông Nghiêm nói và đề xuất thành phố cần chuyển định hướng ngân sách giảm đầu tư trong nội đô, tăng đầu tư ngoại thành, ưu tiên cho các đô thị vệ tinh.

Trong khi chờ các quy hoạch được phê duyệt, dự án được triển khai, gia đình bà Phùng Thị Hồng vẫn phải sống trong căn nhà cấp bốn ẩm thấp, thường xuyên bị côn trùng tấn công, mỗi khi mưa xuống lại ngập.

 

Cựu phó giám đốc Sở bị bắt trong vụ án khai thác trái phép quặng apatit

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cuu-pho-giam-doc-so-bi-bat-trong-vu-an-khai-thac-trai-phep-quang-apatit-4637983.html

Ông Lê Ngọc Dương, 54 tuổi, bị bắt để điều tra sai phạm liên quan vụ án khai thác trái phép apatit khi là Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai.

Ngày 4/6, ông Dương bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 281 Bộ luật Hình sự 1999.

Việc bắt ông Dương trong bối cảnh nhà chức trách mở rộng điều tra vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Rửa tiền xảy ra tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan liên quan.

Liên quan vụ án, trước đó cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai và Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Nhiều người khác thuộc các sở ngành tỉnh Lào Cai và Công ty Apatit Việt Nam bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Riêng ông Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị đề nghị tội Rửa tiền và Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Theo kết luận điều tra, năm 2009, Công ty Lilama được cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai, trên diện tích 3,77 ha. Tuy nhiên, Công ty Lilama bị xác định dựa vào văn bản không đúng thẩm quyền của UBND tỉnh Lào Cai để tận thu apatit một cách công khai.

Hành vi của các bị can bị cáo buộc đã làm mất nguồn tài nguyên dự trữ khoáng sản quốc gia. Trong đó, bị can Thừa thu lời bất chính hơn 183 tỷ đồng, Công ty Apatit Việt Nam thu lời bất chính hơn 184 tỷ đồng.

Để sai phạm của ông Thừa xảy ra trong thời gian dài, cơ quan điều tra xác định có trách nhiệm liên đới thuộc hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ tỉnh Lào Cai, trong đó có cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh.

Cơ quan điều tra đánh giá, sai phạm của ông Vịnh mang tính hệ thống, chỉ đạo xuyên suốt. Cùng một dự án, ông Vịnh ký giấy chứng nhận đầu tư xây dựng khách sạn, thế nhưng khi biết có trữ lượng quặng lớn lại ký quyết định thu hồi. Cựu bí thư sau đó cấp lại chính diện tích đất đã thu hồi cho Công ty Lilama xây dựng khách sạn và cho tận thu khoáng sản.

Ông Vịnh bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn và vì động cơ vụ lợi để làm trái công vụ, ký các văn bản trái pháp luật. Vào giáp tết Nguyên đán năm 2015, bị can Thừa khai mang 5 tỷ đồng biếu ông Vịnh để cảm ơn.

Với cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Doãn Hưởng, cảnh sát cáo buộc biết việc cho phép Công ty Lilama thu gom quặng apatit trong quá trình thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng là sai nhưng ông Hưởng vẫn ký văn bản đồng ý cho khai thác.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment