Dương Quốc Chính - Kinh tế Trung Quốc giảm phátjeudi 10 août 2023
Thuymy
Chống dịch cực đoan chỉ là giọt nước tràn ly đối với Bắc Kinh, nền kinh tế bị bóp nghẹt quá lâu dẫn tới đình trệ. Còn vấn đề lâu dài của Trung Quốclà dân số đã tới đỉnh, đã bị Ấn Độ vượt qua. Lợi thế nhân công rẻ cũng không còn nữa.
Trung Quốc không thể tăng trưởng mãi ở 2 con số. Vì sự bóp nghẹt tự do sẽ khiến cho nền kinh tế không thể hướng tới sáng tạo, chỉ phù hợp với cu li cày cuốc (chỉ cần nhân công rẻ, kỷ luật, không cần nhiều chất xám). Kinh tế tri thức cần đi kèm với tự do. Nói cách khác, có lẽ Trung Quốc đã tới ngưỡng của tăng trưởng dựa trên dân số đông, kỷ luật và nhân công giá rẻ.
Muốn thoát khỏi ngưỡng này, họ buộc phải nới dần tự do, dân chủ, thì mới kích thích sáng tạo và phát triển theo hướng kinh tế tri thức.
Bắc Kinh năm nay đặt ra mục tiêu tăng trưởng 5 %. Nhưng có thể chỉ đạt 3 %, thấp nhất kể từ khi cải cách kinh tế. Tất nhiên kinh tế đi xuống cũng là xu hướng chung toàn cầu sau dịch. Nhưng với Trung Quốc thì cú sốc vẫn nặng nề hơn.
Vấn đề của Trung Quốc cũng sẽ là vấn đề của Việt Nam, nếu Việt Nam không quay xe kịp và tận dụng cơ hội khi Trung Quốc không còn là công xưởng lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh khó khăn trong nước, rất có thể Tập Cận Bình sẽ hướng dư luận sang...Đài Loan và Biển Đông.
Được biết, ông Biden có thể sắp sang thăm Việt Nam. Chưa rõ Việt Nam sẽ nâng cấp quan hệ với Mỹ tới mức độ nào, trong bối cảnh Trung Quốc sụt giảm tăng trưởng và Nga thì sa lầy trong cuộc chiến Ukraine?
Việt Nam cũng sắp nối lại quan hệ với Vatican. Không rõ có trả lại đất Tòa Khâm sứ cho đại diện Tòa Thánh không? Có thể đây là xu hướng mềm mỏng hơn với Giáo hội La Mã và phương Tây?
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 10.08.2023
No comments:
Post a Comment