Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 06 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Sụt
giảm niềm tin, các công ty nước ngoài đang chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc
Nghị
sĩ Cộng hòa tìm cách buộc Hạ viện biểu quyết về việc luận tội TT Biden
Pháp
chiến đấu với thông tin xuyên tạc của Nga và Wagner tại châu Phi
Hà Nội xem
xét đặt tên đường theo 6 đảo của Trường Sa
Hà Nội xem xét đặt tên đường theo 6 đảo của Trường Sa
Báo cáo quốc tế: Việt Nam đàn áp biểu tình ôn hòa suốt 3 thập niên
Hai tàu khu trục Nhật Bản ghé cảng Việt Nam
TTXVN: TT Hàn Quốc hy vọng mở rộng hợp tác công nghiệp
quốc phòng với VN
Nghị sĩ Cộng hòa tìm cách buộc Hạ viện biểu quyết về
việc luận tội TT Biden
TT Biden gọi ông Tập là ‘nhà độc tài’, Trung Quốc giận
dữ đáp trả
Mỹ sắp có thêm trừng phạt đối với các ngân hàng nhà
nước Myanmar
EU áp đặt các chế tài mới chống Nga
Giáo dục và thời ‘đất nước chưa bao giờ như thế này’
Công
an TPHCM nói bà Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt vì trốn thuế hơn 5 tỷ đồng
Luật
sư Đào Kim Lân sẽ báo cáo gì với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc?
Nguyên
nhân thực sự khiến Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa trong hai nhiệm kỳ bị kỷ
luật
Việt
Nam ký hợp đồng mua 68 triệu kw điện từ Trung Quốc để đối phó tình trạng thiếu
điện
Hoa
Kỳ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ
Tổng
thống Hàn Quốc tới thăm Việt Nam đem theo một phái đoàn doanh nghiệp hùng hậu
Chính
sách “Đại đoàn kết dân tộc” của Việt Nam: Nói một đằng làm một nẻo…
Rủi ro
cao ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam
Vụ
“đất vàng” trường Chính trị Khánh Hòa: Hoãn phiên xử phúc thẩm
Đồng
Nai: Đề nghị điều tra bổ sung về tội danh của nguyên giám đốc Sở TN&MT
Công
an huy động dân truy bắt những người tình nghi tham gia vụ tấn công ở Đắk Lắk
Việt
Nam truy tố những người bị cáo buôc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
ASEAN
quyết định tập trận chung ngoài vùng nước đang tranh chấp với Trung Quốc ở Biển
Đông
Ba
luật sư bào chữa trong vụ Tịnh thất Bồng lai sang Mỹ: Các đồng nghiệp "vừa
mừng vừa lo"
Quảng
Nam: Nước sông ô nhiễm, dân “chỉ biết than”!
Các
tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế kêu gọi trả tự do cho bà Hoàng Thị
Minh Hồng
Báo cáo mới: Ba thập niên đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt
Nam
Bắt
giữ 74 người liên quan đến vụ nổ súng ở Đắk Lắk
Liệu Nga có chơi trò hạt
nhân ở Ukraine?
Tổng thống Joe Biden gọi
Chủ tịch Tập Cận Bình là 'độc tài'
Hơn 60 tổ chức nhân
quyền kêu gọi Obama thúc giục VN trả tự do cho bà Minh Hồng
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Có
phải người Tây Nguyên thành bộ phận dân số nghèo nhất?
VN: Báo chí cách mạng có
bị kiểm duyệt khi đưa tin bất ổn ở Đắk Lắk?
Video,Tàu lặn Titan mất
tích khi tham quan xác tàu Titanic: Oxy đang cạn dần, Thời lượng 1,33
Trung-Mỹ gặp nhau trước
thế Chiến Quốc vừa đàm vừa đối?
Người Việt hải
ngoại có thay đổi được quan điểm của người Mỹ về chiến tranh VN và VNCH?
BBC phát hiện đường
dây tra tấn khỉ trên quy mô toàn cầu
Thất bại chiến lược của Putin : Biển Baltic, « hồ của
Liên Xô » thành « biển của phương Tây »
Brazil
xử cựu tổng thống Bolsonaro về cáo buộc « gian lận bầu cử »
Biển
Đông: ASEAN dời diễn tập chung ra ngoài vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc
Paris
2024: Lịch sử Thế Vận Hội và Thế vận Hội lịch sử
Hơn
60 nước tham gia Hội nghị tái thiết Ukraina khai mạc tại Luân Đôn
13
nguyên thủ, lãnh đạo cam kết có biện pháp cụ thể để đạt tiến bộ về chuyển đổi
sinh thái
Việt
Nam : Cẩm nang Michelin và áp lực của các nhà hàng trong cuộc đua sao”
Chiến dịch phản công của
Ukraina tiến chậm : Ý đồ chiến thuật hay dấu hiệu thất bại?
Nga
hạ được 3 drone gần các kho quân sự tại vùng Matxcơva
Các công
nghệ trọng yếu: Một động lực chính của hợp tác Mỹ - Ấn
Đài Loan
cảnh báo Trung Quốc can thiệp vào bầu cử tổng thống
Bắc Kinh
chỉ trích chiến lược bảo hộ kinh tế của Liên Âu nhằm vào Trung Quốc
Tình báo
Đức : Nga và Trung Quốc gia tăng hoạt động gián điệp nhắm vào Đức
Gọi Tập
Cận Bình là nhà độc tài, TT Mỹ Biden bị Bắc Kinh lên án là vô trách nhiệm
Pháp và Ý
hạ nhiệt căng thẳng về hồ sơ di dân
Mỹ -
Trung đồng tình ổn định quan hệ sau các cuộc đàm phán
Ủy Ban
Châu Âu đề xuất chiến lược bảo đảm an ninh kinh tế
ASEAN :
Thái Lan biện minh việc đối thoại với tập đoàn quân sự Miến Điện
(AFP) – Miến Điện : Một chuyên gia Liên
Hiệp Quốc kêu gọi xem xét lại cách tiếp cận. Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân
quyền, hôm nay 21/06/2023 cho rằng cách tiếp cận hiện nay đối với cuộc khủng
hoảng Miến Điện là không hiệu quả, nên được xem xét lại. Khối ASEAN đã thất bại
trong việc khuyến khích Miến Điện áp dụng kế hoạch hòa bình 5 điểm bất chấp các
nỗ lực ngoại giao. Theo báo cáo viên LHQ, việc thay đổi hướng là cần thiết, và
đòi hỏi một tầm nhìn và một vai trò lãnh đạo mà Indonesia là quốc gia hợp lý
nhất để gánh vác trọng trách này.
(RFI) – Vụ tầu lặn « Titan » mất tích:
Phát hiện tiếng ồn dưới nước. Tuần duyên Mỹ hôm qua, 20/06/2023 trên mạng Twitter cho biết
« các máy bay quân sự P-3 của Canada đã bắt được những « tiếng
lạch bạch » dưới nước tại vùng tìm kiếm. Chiến dịch ROV (phương
tiện điều khiển từ xa) đã được di dời đến khu vực tìm kiếm nhằm xác định nguồn
gốc tiếng ồn ». Tầu lặn Titan mất tích hồi cuối tuần qua, cùng với 5 người
trong khoang, gần với khu vực xác tầu Titanic. Nước Pháp đã gởi một thuyền và
robot tiên tiến để tham gia cuộc tìm kiếm.
(AFP) – Con trai tổng thống Biden nhận tội trốn
thuế. Hunter Biden, mục tiêu
tấn công thường xuyên của đảng Cộng Hòa, hôm qua, 20/06/2023 đã nhận tội trong
hai vụ án liên bang : Gian lận thuế thu nhập và vi phạm luật mang vũ khí.
Vụ thứ hai liên quan đến quá khứ nghiện rượu và ma túy của người con trai út
của ông Joe Biden, theo như thông báo chi tiết từ thẩm phán David Weiss.
(AFP) – Tổng thống Pháp muốn tham dự thượng đỉnh
khối BRICS. Kết thúc chuyến thăm
Nam Phi và trong cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm, ngoại trưởng Pháp
Catherine Colonna hôm qua, 20/06/2023, cho biết tổng thống Pháp « quan tâm
và muốn tham dự thượng đỉnh khối BRICS được tổ chức trong tháng 8/2023 ».
Quyết định mời ông Macron sẽ do khối BRICS, đặc biệt là Nam Phi nước tổ chức
thượng đỉnh năm nay đưa ra. BRICS quy tụ năm nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc và Nam Phi.
(AFP) – Pháp tiếp nhận siêu máy tính lớn nhất
châu Âu. Ủy ban châu Âu hôm
nay, 21/06/2023, cho biết « Jules Verne » máy tính khổng lồ sẽ được
đặt tại Trung Tâm Máy Tính của Ủy ban Năng lượng thay thế và Năng lượng nguyên
tử, nằm ở Bruyères-le-Chatel, ngoại ô Paris. Đại máy tính này thuộc quyền sở
hữu của EuroHPC, bên tài trợ đến phân nửa tổng trị giá công trình là 542 triệu
euro. Máy tính siêu mạnh này là một bước tiến lớn trong lĩnh vực phân tích dữ
liệu dành cho trí thông minh nhân tạo. Giới khoa học sẽ được tiếp cận những
nguồn dữ liệu này kể từ năm 2025.
(AFP) – Vụ vỡ đập Kakhovka ở miền nam
Ukraina : 41 người chết tại các vùng do Nga kiểm soát. Andreï Alekseïenko, chỉ huy lực lượng Nga
chiếm đóng ở vùng Kherson hôm nay 21/06/2023 thông báo như trên. Con số Nga
thông báo hôm thứ Bảy 17/06 là 29 người chết. Về phía Nhật Bản, hôm qua chánh
thư ký văn phòng chính phủ thông báo Tokyo viện trợ khẩn cấp 5 triệu đô la để
giúp đỡ người dân tại các nơi bị ảnh hưởng vì vụ vỡ đập Kakhovka.
TIN TỨC: Thứ Năm,
ngày 22 tháng 06 năm 2023
1/ HƠN 60 TỔ CHỨC THÚC GIỤC TRẢ TỰ
DO CHO BÀ MINH HỒNG
Sáu mươi
lăm tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế vào hôm 20/6 đã công bố một bức
thư ngỏ gửi đến cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, nội dung đề nghị ông kêu gọi
bạo quyền VN trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng.
Bà Minh Hồng đã bị công an
VN giam giữ vào ngày 31/5 với cáo buộc "trốn thuế". Lá thư ngỏ nói
trên cho biết là bà Hồng đang bị biệt giam và không được tiếp xúc với luật sư.
Bà đang trực diện với bản án 7 năm tù và phải đi tù trong hệ thống nhà tù nổi
tiếng về tra tấn và thiếu trách nhiệm.
Lá thư cũng nhắc nhở vụ bắt
giữ bà Hồng là vụ mới nhất trong một loạt các vụ truy tố có động cơ chính trị,
xử dụng các cáo buộc sai trái về trốn thuế để cáo buộc những người hoạt động
bảo vệ khí hậu. Liên Hiệp Quốc và bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố công khai
kêu gọi trả tự do cho bà Hồng.
Ông Barack Obama từng gặp
bà Hồng và ca ngợi công việc của bà, và quỹ từ thiện của ông tiếp tục xử dụng
tên tuổi và hình ảnh của bà trên trang mạng của mình.
Những người ký tên trong
bức thư bao gồm các tổ chức nhân quyền hàng đầu, như Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ
chức Giám sát Nhân quyền, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), Tổ chức Sông ngòi
Quốc tế (International Rivers) và Những người bạn của Trái đất (Friends of the
Earth).
Bức thư được đưa ra sau những
tuyên bố công khai từ Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Anh và Đức về việc bắt giữ bà
Hồng.
2/ VN MUA 68
TRIỆU KW ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC ĐỂ ĐỐI PHÓ NẠN THIẾU ĐIỆN
Công ty điện
lực miền nam Trung Quốc vừa ký kết một hợp đồng bán điện cho Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN) vào tháng 5 vừa qua sau khi Việt Nam đang đối mặt với tình trạng
nạn thiếu điện vì các đập thủy điện cạn kiệt.
Tờ Hoàn Cầu
Thời Báo cho biết điện lực sẽ được truyền đến Việt Nam theo đường dây 110 Kw từ
thành phố Đông Hưng thuộc khu vực tự trị Choang ở tỉnh Quảng Tây đến Móng Cái
của Việt Nam. Chi nhánh điện lực Quảng Tây là nhà vận hành chính của
dự án. Theo dự trù, Trung Quốc sẽ cung cấp khoảng 30 triệu Kw điện mỗi tháng
theo đường dây này.
Theo Hoàn
Cầu Thời Báo, khoảng 68 triệu Kw điện sẽ được bán cho Việt nam trong giai đoạn
một của dự án qua đường dây Quảng Tây. Phía Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm về
an toàn hoạt động của các thiết bị kết nối.
Tình trạng
thiếu điện trong dịp hè năm nay đang gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế
của Việt Nam với việc các khu công nghiệp ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang bị
cắt điện luân phiên. Đây là hai tỉnh có các nhà máy sản xuất của Samsung và
Foxconn.
Để đối phó
với tình trạng thiếu điện do thủy điện thiếu nước, Việt Nam đang đẩy mạnh việc
sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện than. Việt Nam cũng dự trù nhập điện từ
các thủy điện của Lào.
Theo Hoàn
Cầu Thời Báo, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập đường dây kết nối điện từ năm
2004 qua năm đường dây ở Quảng Tây và Vân Nam.
3/ TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN GỌI TẬP
CẬN BÌNH LÀ NHÀ ĐỘC TÀI
Chỉ hai ngày
sau chuyến công du Trung Cộng của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken để tìm cách
hạ nhiệt quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, quan hệ Mỹ - Hoa lại có dấu hiệu
căng thẳng trở lại vì Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là nhà
độc tài.
Vào hôm qua
21/6, Trung Cộng đã lên án tổng thống Mỹ về những phát biểu “cực kỳ phi lý” và
“vô trách nhiệm” sau khi ông Biden vào hôm thứ Ba gọi Chủ tịch Trung Cộng
Tập Cận Bình là nhà độc tài.
Trong cuộc
họp báo, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng gọi đó là “sự khiêu khích
chính trị” một cách rõ ràng. Chính phủ Nga cũng lên án lời phát biểu của ông
Biden.
Tại Pháp, người ta sẽ gọi đó là những phát biểu đầy tính cách mỵ dân.
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành cả buổi tối với những người
ủng hộ ông để gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống.
Trong bài diễn văn khích lệ cử tọa đóng góp tiền bạc, ông Biden giải
thích về mệnh lệnh bắn hạ khinh khí cầu dọ thám của Trung Cộng vào tháng 2 vừa
qua, gây tức giận cho Tập Cận Bình. Ông nói thêm là thật khó xử đối với “các
nhà độc tài” vì họ không biết chuyện gì đã xảy ra.
Các tuyên bố này được đưa ra chỉ hai ngày sau chuyến thăm của Ngoại
trưởng Mỹ Anthony Blinken tới Bắc Kinh để tìm cách khôi phục liên lạc giữa Hoa
Kỳ và Trung Cộng, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng do tác động từ vụ khinh khí
cầu dọ thám.
Joe Biden từng tuyên bố chuyến thăm của Blinken đã đưa mối quan hệ Mỹ -
Hoa trở lại đúng hướng. Nhưng những phát biểu về họ Tập là nhà độc tài chắc
chắn sẽ không giúp duy trì quan hệ hai nước.
VNTB
– Thỉnh Nguyện Thư và Niềm Hy Vọng
VNTB – Hà Nội
không coi ‘người Thượng’ là cư dân bản địa
VNTB – Góp
Ý với Hoài Nam, Tác Giả “70 Năm Tình Ca Việt Nam”
VNTB –
Người ta đang xỏ xiên Đảng?
Cuộc
chiến mà Ukraine có thể thắng (P2)
Cuộc
chiến mà Ukraine có thể thắng (P1)
Tập
Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc
Thấy
gì từ việc Putin gửi điện chúc mừng sinh nhật Tập Cận Bình?
Chuyển
động Quốc Phòng (9/6 – 15/6/2023)
6
quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị
Tình
hình Ukraine ngày thứ 48322/06/2023
Vui, buồn và
cay đắng22/06/2023
Giáo
dục và thời ‘đất nước chưa bao giờ như thế này’22/06/2023
Chiến
thuật phản công của Zaluzhny ở Zaporozhye21/06/2023
Các
quan chức tốt thì không tiến xa…21/06/2023
Giọt máu ngoài
sân21/06/2023
Gia
Định báo – 158 năm buồn vui, thăng trầm21/06/2023
Trường
chuyên, giữ hay bỏ? (Kỳ 2)21/06/2023
65
tổ chức gửi thư cho cựu Tổng thống Obama, kêu gọi vận động trả tự do cho bà
Hoàng Thị Minh Hồng21/06/2023
Tạ
Duy Anh - Nhân ngày báo chí cách mạng, phỏng vấn nhanh Putin
Lê
Xuân Nghĩa - Hãy biết đồng cảm với lẽ phải và chân lý
Nguyễn
Thông - Báo chí và nhà báo (1)
Mai
Bá Kiếm – Quốc hội Việt Nam : Hai mươi lăm năm từ rã băng đến nhận dạng tiếng
nói
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Biên chế cứng hay biên chế mềm 21/06/2023
Báo cáo mới: Ba thập niên đàn
áp các cuộc biểu tình ôn hòa ở Việt Nam 21/06/2023
Quần áo rách nát và trên người
đầy băng bó, các tù binh Nga mô tả cuộc tấn công của Ukraine 21/06/2023
Khoảng lặng… 20/06/2023
Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng về
việc ba luật sư nhân quyền Việt Nam đến Mỹ 20/06/2023
Trường chuyên, giữ hay bỏ? 20/06/2023
Báo chí Cách mạng sướng ghê! 20/06/2023
Tổng thống và gã hề 19/06/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Cựu phó
phòng Sở Giáo dục Quảng Ninh và 'túi giấy' cảm ơn hàng tỷ đồng
Thứ tư, 21/6/2023 06:50
(GMT+7)
Mỗi lần nhận "túi
giấy" cảm ơn từ Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Phó phòng Kế hoạch Tài chính Sở
Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Hà Huy Long đếm thấy có 200 triệu đồng đến 400
triệu đồng.
Liên quan đến vụ án Vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa và Nhận hối lộ xảy ra tại
Sở GD-ĐT Quảng Ninh, Công ty NSJ, Công ty CP đầu tư và định giá AIC - Việt Nam
và các đơn vị liên quan, cơ quan điều tra xác định hành vi Đưa hối lộ và Nhận hối
lộ xảy ra khi Hoàng Thị Thúy Nga (cựu Chủ tịch Công ty NSJ) đã nhiều lần đưa tiền
bằng những cách thức khác nhau cho các cựu lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ninh.
Số tiền cụ thể được kết
luận điều tra xác định là Nga đưa hối lộ cho Vũ Liên Oanh (cựu giám đốc Sở
GD-ĐT Quảng Ninh) tổng số tiền 14 tỷ đồng; đưa Ngô Vui (cựu trưởng phòng Kế hoạch
Tài chính - Sở GD-ĐT Quảng Ninh) 14,8 tỷ đồng và đưa Hà Huy Long (cựu
phó phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD-ĐT Quảng Ninh) 1,8 tỷ đồng.
Nhờ thông đồng với các
cựu lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ninh, Công ty NSJ của Hoàng Thị Thúy Nga đã trúng 6
gói thầu thực hiện các dự án đầu tư trang thiết bị giáo dục cho các trường mầm
non, tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2019, sau đó nâng khống
giá trị các gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng.
Đối với bị can Hà Huy
Long (cựu phó phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD-ĐT Quảng Ninh), cơ quan điều tra
xác định Hoàng Thị Thúy Nga đã 4 lần chuyển tiền cho Long để cảm ơn sau khi các
dự án hoàn thành.
Lần thứ nhất khoảng cuối
tháng 12/2016, vào buổi chiều khi đang làm việc tại Sở GD-ĐT Quảng Ninh, Nga
liên lạc qua điện thoại hẹn trước, nên Long xuống sân trụ sở làm việc của Sở
GD-ĐT gặp Nga. Nga ngồi trên xe Mercedes trắng, mở cửa đưa cho Long một túi giấy
nói "Em có chút quà cảm ơn anh". Long nhận và khi mở túi giấy ra là 4
tập tiền loại 500.000 đồng, tổng số 200 triệu đồng.
Sau đó, khoảng cuối
tháng 12/2017, đầu tháng 1/2018, Nga cũng liên lạc hẹn trước và gặp Long ở sân
của Sở GD-ĐT Quảng Ninh. Nga ngồi trên xe 7 chỗ màu đen, tiếp tục đưa túi giấy
có chứa tiền hối lộ cho Long và nói "Em có chút quà cảm ơn anh". Long
nhận và cảm ơn, mang về phòng làm việc kiểm tra, thì thấy túi có 300 triệu đồng
tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Lần thứ ba khoảng cuối
tháng 12/2017, đầu tháng 1/2019, vào buổi trưa, Nga tự đến phòng làm việc của
Long tại Sở GD&ĐT. Lúc đó, trong phòng làm việc chỉ có mình Long, Nga đặt
lên bàn của Long một túi giấy và cảm ơn Long. Khi Nga về, Long kiểm tra thấy có
400 triệu đồng bên trong túi giấy.
Lần thứ tư vào khoảng
cuối tháng 12/2019, Nga điện thoại cho Long nói muốn gặp. Long trả lời là đang
ăn cơm và nhắn địa chỉ nhà tại phường Yết Kiêu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nga cùng một người phụ nữ khoảng 30 tuổi đến nhà Long, ngồi uống nước tại phòng
khách. Tại nhà Long, Nga đưa túi giấy nói cảm ơn Long vì đã giúp đỡ Nga hoàn
thành Dự án công ty NSJ trúng thầu năm 2019 do Sở GD-ĐT Quảng Ninh làm chủ đầu
tư. Long kiểm tra túi giấy thì thấy có 2 tập tiền mệnh giá 100 USD, tổng cộng 20.000
USD.
Ngoài ra, khoảng tháng
1/2020, Long được một nhân viên của Công ty NSJ dẫn lãnh đạo công ty VNNew lên
phòng làm việc của Long. Người này nói với Long: "Em gửi lại Sở phần kinh
phí lập Dự án là 495 triệu đồng". Lúc đó, Long hiểu là khi phối hợp lập Dự
án, thì công ty VNNew sẽ cắt lại cho Sở 50% giá trị hợp đồng. Long nhận túi
nylon đen có chứa tiền, nhưng chưa sử dụng số tiền này.
Quá trình làm việc với
cơ quan điều tra, Long có đơn đề nghị được nộp lại số tiền bất chính và gia
đình Long đã nộp toàn bộ số tiền 1,855 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ
quan điều tra để khắc phục thiệt hại.
Cơ quan điều tra xác định
Vai trò của Hà Huy Long là giúp sức tích cực cho Vũ Liên Oanh và Hoàng Thị Thúy
Nga. Tuy nhiên, trong thời gian công tác, Long đã có nhiều thành tích, được tặng
nhiều bằng khen, giấy khen, huân huy chương. Quá trình điều tra, Long thành khẩn
khai báo hành vi sai phạm của bản thân và tố giác sai phạm của Hoàng Thị Thúy
Nga, giúp Cơ quan điều tra làm rõ bản chất của vụ án.
Hà Huy Long tỏ ra ăn
năn, hối lỗi và tự nguyện tác động và gia đình đã nộp trả toàn bộ 1,855 tỷ
đồng để khắc phục hậu quả. Cơ quan điều tra đã kê biên 2 bất động sản và 3
sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng để phục vụ việc thi hành án.
Phạt người
bịa đặt nguyên nhân vụ tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Thứ tư, 21/6/2023
10:00 (GMT+7)
Người phụ nữ ở Quảng
Nam PT.T. bịa đặt nguyên nhân dẫn đến vụ việc các nghi phạm tấn công trụ sở
UBND xã tại Đắk Lắk.
Công an huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam, vừa xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với
P.T.T. (32 tuổi, trú xã Quế An, huyện Quế Sơn) về hành vi cung cấp, chia sẻ
thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực.
Theo hồ sơ vụ việc, tối
15/6, sau khi xem tin tức trên mạng xã hội Facebook, trong đó có đăng tải các
clip ghi lại hình ảnh chính quyền địa phương ở Tây Nguyên đang làm việc với một
số người đồng bào dân tộc thiểu số liên quan đến vấn đề đền bù đất đai và tài sản
trên đất, P.T.T. đã chia sẻ 2 bài viết có 2 đoạn clip lên Facebook cá nhân của
mình.
Điều đáng nói, nội
dung đi kèm 2 đoạn clip do T. liên tưởng, bịa đặt về nguyên nhân dẫn đến vụ việc
một số nghi phạm manh động, dùng súng tấn công trụ sở chính quyền 2 xã ở tỉnh Đắk
Lắk vào rạng sáng 11/6.
Ngay trong ngày 16/6,
Công an huyện Quế Sơn xác minh và mời T. đến trụ sở cơ quan chức năng để làm việc.
Tại đây, T. đã thừa nhận
hành vi sai phạm của mình, đồng thời gỡ bỏ 2 bài viết có nội dung vi phạm trên.
Trước đó, Phòng An
ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Quảng Nam) ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính số tiền 5,5 triệu đồng đối với ông T.R. (38 tuổi, trú TP Hội An, Quảng
Nam) về hành vi cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân.
Lúc 11h ngày 11/6, ông
R. xem tin tức tại trang “Thông tin Chính phủ” có đăng tải bài viết với nội
dung “Truy bắt nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở công an xã tại Đắk Lắk”.
Sau đó, ông R. sử dụng
Facebook cá nhân chia sẻ bài viết trên với nội dung bình luận sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức ở trạng thái chia sẻ
công khai.
Trả hồ sơ
vụ 12 cựu lãnh đạo Đồng Nai biến đất công thành đất tư
Thứ tư, 21/6/2023
15:18 (GMT+7)
Sau phần xét hỏi 2 bị
cáo vụ biến gần 9 ha đất công thành đất tư tại khu dân cư Phước Thái (Đồng
Nai), HĐXX đã hội ý, ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Sáng 21/6, TAND Đồng
Nai mở lại phiên tòa xét xử vụ án biến gần 9 ha đất công thành đất tư, 13 bị
cáo bị đưa ra xét xử cùng về tội vi phạm các quy định về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại dự án khu dân cư thương mại Phước
Thái (phường Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Trong đó, 12 bị cáo
nguyên là lãnh đạo, cán bộ thuộc các sở, ngành, địa phương gồm: Trương Quốc Tuấn
(48 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái),
Lê Viết Hưng (66 tuổi, nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Tấn Long
(58 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa), Nguyễn Tấn Tài (61 tuổi,
nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai - chi nhánh TP Biên Hòa),
Nguyễn Tấn Vinh (62 tuổi, nguyên Trưởng phòng TN-MT TP Biên Hòa).
Bị cáo Hồ Bá Minh (64
tuổi, nguyên Phó phòng TN-MT TP Biên Hòa), Nguyễn Văn Đức (62 tuổi, nguyên Phó
chủ tịch UBND xã Tam Phước, nay là phường Tam Phước), Võ Cao Cường (44 tuổi,
nguyên Chủ tịch UBND phường Tam Phước), Nguyễn Anh Thương và Võ Văn Huy (cùng
41 tuổi, nguyên công chức địa chính xây dựng phường Tam Phước), Trương Thành
Giàu (46 tuổi), Nguyễn Mộng Hiền (55 tuổi) - 2 cựu chuyên viên của Trung tâm
Phát triển quỹ đất tỉnh - chi nhánh TP Biên Hòa...
Tại phiên tòa, bị cáo
Nguyễn Tấn Long có đơn xin vắng vì sức khỏe. Một số luật sư bào chữa vắng mặt
hoặc bị từ chối bào chữa. Sau phần xét hỏi 2 bị cáo, HĐXX đã hội ý và quyết định
tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Trước đó, ngày 26/5, vụ
án được đưa ra xét xử nhưng sau phần thẩm tra lý lịch và thành phần tham dự
phiên tòa, HĐXX vào hội ý và quyết định hoãn phiên tòa vì thiếu luật sư bào chữa
cho các bị cáo, người giám định và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan.
Theo cáo trạng của
VKSND Đồng Nai, năm 1995, Công ty liên doanh TNHH Kia - Huy Hoàng Ceramics
(Công ty cổ phần May - Xây dựng Huy Hoàng liên doanh với công ty đối tác nước
ngoài) cho thuê đất với diện tích gần 9 ha tại xã Tam Phước, huyện Long Thành
(nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa) để xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu gốm.
Liên doanh này không
triển khai dự án nên năm 2009, UBND Đồng Nai ký quyết định thu hồi giấy phép đầu
tư, giao cho Công ty cổ phần May - Xây dựng Huy Hoàng toàn quyền quyết định sử
dụng đất.
Biết việc này, Trương
Quốc Tuấn đã thành lập Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái (Công ty
Phước Thái) và thỏa thuận với Công ty CP May - Huy Hoàng giao lại khu đất trên
cho Công ty Phước Thái đầu tư xây dựng dự án KDC Thương mại Phước Thái với số
tiền hơn 35 tỷ đồng vào năm 2015.
Sau đó, Tuấn bàn với
Nguyễn Văn Đức (Phó chủ tịch UBND xã Tam Phước) hợp thức hóa để Nguyễn Hữu
Thành đứng tên chủ sở hữu khu đất trên để nhận tiền bồi thường, khi giải tỏa
làm dự án khu dân cư.
Cáo trạng của VKSND tỉnh
Đồng Nai xác định các bị cáo nguyên là lãnh đạo sở, ban ngành của tỉnh Đồng Nai
biết trường hợp của Thành không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất,
việc sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp quy hoạch và đặc biệt không
đủ điều kiện được bồi thường về đất.
Tuy nhiên, các bị cáo
với chức năng nhiệm vụ được giao vẫn ký vào giấy xác nhận, tờ trình, văn bản,
quyết định… dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ sai đối tượng, gây thiệt hại cho
Nhà nước gần 79 tỷ đồng.
Cựu chủ tịch
thị trấn Cẩm Giàng bảo kê đấu giá đất
Lê Tân
https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-thi-tran-cam-giang-bao-ke-dau-gia-dat-4619889.html
Thứ tư, 21/6/2023,
09:45 (GMT+7)
HẢI DƯƠNG - Ông Nguyễn
Ngọc Đường, cựu Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng, bị phạt 40
tháng tù vì bao che cho việc gây rối, cản trở người hồ sơ đấu giá đất.
TAND huyện Cẩm Giàng
ngày 20/6 xác định ông Đường, 52 tuổi, phạm tội Gây rối trật tự công cộng và Lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Liên quan vụ án, hơn
30 người bị phạt từ 18 tháng tù treo đến 54 tháng tù về các tội Gây rối
trật tự công cộng, Trốn thuế, Mua bán trái phép hóa đơn.
Theo cáo trạng, dự án
khu dân cư, nghĩa trang liệt sĩ, khu Văn Chỉ - bể bơi thị trấn Cẩm Giang bán hồ
sơ đấu giá đất từ 16/9/2022 đến 29/9/2022. Với mục đích mua toàn bộ đất dự án,
đầu tháng 9/2022, ông Phạm Văn Thủy xin ý kiến chủ tịch huyện Đường về việc cho
một số người ra hội trường UBND thị trấn Cẩm Giàng (nơi bán hồ sơ đấu giá) đưa
thông tin gian dối về đất dự án và cản trở người dân mua hồ sơ đấu giá.
Được đồng ý, từ
15/9/2022 đến 25/9/2022, ông Thủy thực hiện việc này. Ngày 25/9/2022, ông Thủy
còn được ông Đường còn cho phép mua tiểu sành để tại hành lang bộ phận một cửa,
hội trường, khu vực cổng công trường nhằm hù dọa người dân.
Ngày 27/9/2022, ông
Thuỷ lại xin ý kiến ông Đường về việc cho xe tải, máy xúc ra dừng đỗ, chắn
ngang các đoạn đường dẫn đến UBND thị trấn Cẩm Giàng để cản trở ôtô của người
dân ở nơi khác đến mua hồ sơ. Khoảng 11h ngày 28/7/2022, do người dân bức xúc,
ông Đường mới gọi điện bảo ông Thủy cho xe tải về.
Khi hành vi của nhóm
ông Thủy bị Công an huyện Cầm Giàng phát hiện, ông Đường soạn thảo báo cáo thay
mặt UBND thị trấn Cẩm Giang gửi UBND huyện Cẩm Giàng và Công an huyện Cẩm Giàng
khẳng định "không có việc người dân bị cản trở mua hồ sơ và không có việc
mất an ninh trật tự tại địa điểm bán".
Ngày 15/12/2002, ông
Đường ra đầu thú.
TAND huyện Cẩm Giàng
nhận định, hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh,
trật tự, làm cho hoạt động đấu giá đất dự án phải dừng lại, tạo ra dư luận xấu
trong xã hội.
Xử phạt
người đăng clip bịa đặt nguyên nhân vụ tấn công 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
21/06/2023 09:18 GMT+7
Dùng clip ghi cảnh
chính quyền làm việc với người dân rồi đăng Facebook với nội dung liên tưởng, bịa
đặt về nguyên nhân dẫn đến vụ tấn công vào 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk, một phụ
nữ ở Quảng Nam bị xử phạt 5,5 triệu đồng.
Ngày 21-6, Công an huyện
Quế Sơn, Quảng Nam cho hay đã xử phạt vi phạm hành chính đối với một người phụ
nữ ở địa phương này vì đã đăng Facebook có nội dung liên tưởng, bịa đặt về
nguyên nhân dẫn đến vụ tấn công vào 2 trụ sở UBND xã ở
Đắk Lắk.
Trước đó, tối 15-6, bà
P.T.T. (32 tuổi, trú xã Quế An, huyện Quế Sơn) xem tin tức trên mạng xã hội
Facebook, trong đó có đăng tải các clip ghi lại hình ảnh chính quyền một địa
phương ở Tây Nguyên đang làm việc với một số người đồng bào dân tộc thiểu số
liên quan đến vấn đề đền bù đất đai và tài sản trên đất.
Người phụ nữ này đã
chia sẻ 2 bài viết có 2 đoạn clip trên lên Facebook của mình kèm các tiêu đề có
nội dung tự liên tưởng, bịa đặt về nguyên nhân dẫn đến vụ việc tấn công vào 2
trụ sở UBND xã tại Đắk Lắk vào
rạng sáng 11-6.
Lực lượng Công an huyện
Quế Sơn đã xác minh, mời làm việc, bà T. đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình
và gỡ bỏ 2 bài viết có nội dung vi phạm trên.
Công an huyện Quế Sơn
đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin
về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân,
kích động bạo lực, quy định tại nghị định 15 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Trước đó, ngày 13-6,
Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với một người ở TP Hội An, Quảng Nam về hành vi
xuyên tạc, vu khống sau khi người này đăng Facebook bình luận sai sự thật,
xuyên tạc về vụ tấn công trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk, với mức xử phạt 5,5 triệu đồng.
Xà xẻo đất
công khu dân cư Phước Thái: Trả hồ sơ, điều tra bổ sung nguyên giám đốc Sở
TN&MT
21/06/2023 17:13 GMT+7
Sau khi tiến hành xét
hỏi, hội đồng xét xử tuyên trả hồ sơ để điều tra, truy tố nguyên giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai về tội danh khác so với cáo trạng.
Liên quan vụ xét xử 13
bị cáo xà xẻo đất công tại
dự án khu dân cư Phước Thái, hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ cho Viện
KSND tỉnh để điều tra, truy tố bị cáo Lê Viết Hưng (66 tuổi, nguyên giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường) về hành vi khác so với tội danh trong cáo trạng.
Theo cáo trạng, bị cáo
Hưng bị truy tố về tội "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, sau khi xét hỏi, hội đồng xét xử nhận định
bị cáo Hưng có dấu hiệu của hành vi "vi phạm quy định về quản lý đất
đai".
Cụ thể, theo cáo trạng,
bị cáo Trương Quốc Tuấn (48 tuổi, ngụ TP.HCM) thành lập Công ty cổ phần đầu tư
và kinh doanh nhà Phước Thái (viết tắt là Công ty Phước Thái).
Bị cáo Tuấn đã thỏa
thuận với Công ty cổ phần may - xây dựng Huy Hoàng (viết tắt Công ty Huy Hoàng)
giao lại gần 9ha đất tại xã Tam Phước, huyện Long Thành (nay là phường Tam Phước,
TP Biên Hòa) cho Công ty Phước Thái đầu tư xây dựng dự án khu dân cư Phước
Thái. Năm 2015, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận bồi thường số tiền hơn 35 tỉ đồng.
Sau khi nhận đủ tiền,
Công ty Huy Hoàng có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị giao lại khu đất
trên cho bị cáo Nguyễn Hữu Thành (59 tuổi, ngụ phường Tam Phước).
Tháng 2-2015, Văn
phòng UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản với nội dung "Phó chủ tịch UBND tỉnh
Võ Văn Chánh có ý kiến như sau: về chủ trương chấp thuận kiến nghị của Công ty
Huy Hoàng tại văn bản nêu trên, giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét đề xuất
các thủ tục theo đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 12-2015".
Từ chỉ đạo này, bị cáo
Hưng đã chỉ đạo các phòng, ban của sở rà soát nguồn gốc khu đất trên và ký văn
bản với nội dung đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao UBND TP Biên Hòa hướng dẫn bị
cáo Thành lập thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Theo hội đồng xét xử,
ông Hưng ký văn bản trên là thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Còn nội
dung văn bản để báo cáo, đề xuất hướng xử lý với UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở
đã có chủ trương của tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản nào
khác về nội dung bồi thường đất, hỗ trợ và tái định cư.
Bên cạnh đó, văn bản của
sở được ban hành trước thời điểm UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án
khu dân cư Phước Thái. Văn bản này cũng trước thời điểm UBND TP Biên Hòa
ra quyết định thu hồi
đất, thành lập hội đồng bồi thường để thực hiện dự án và phê duyệt
kinh phí bồi thường.
Mặt khác, thẩm quyền
giao đất cho tổ chức thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, còn thu hồi đất của cá nhân, hộ
gia đình và phê duyệt kinh phí bồi thường thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.
Từ các nhận định trên,
hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối
với bị cáo Hưng về hành vi "vi phạm quy định về quản lý đất đai",
thay vì hành vi "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất" như cáo trạng.
Công an
TP.HCM khởi tố bà Hoàng Thị Minh Hồng về tội trốn thuế
21/06/2023 19:16 GMT+7
Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, tạm giam bà Hoàng Thị Minh Hồng để điều
tra về tội "trốn thuế".
Ngày 21-6, Phòng tham
mưu Công an TP.HCM thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với
bà Hoàng Thị Minh Hồng để
điều tra về tội "trốn thuế".
Quá trình điều tra đến
nay, xác định bà Hoàng Thị Minh Hồng có hành vi trốn thuế số tiền hơn 5,2 tỉ đồng.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng đã thừa nhận hành vi phạm tội, có đơn xin và nộp khắc phục
hậu quả để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Đại diện gia đình của
bà Hồng đã nộp khắc phục trước số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an
TP.HCM.
Ngày 5-6, Cơ quan cảnh
sát điều tra (Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu)
Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can,
lệnh tạm giam đối với Hoàng Thị Minh Hồng để điều tra về tội "trốn thuế"
theo quy định tại khoản 3, điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mở lại
phiên tòa xét xử sai phạm tại khu dân cư Phước Thái
https://tuoitre.vn/mo-lai-phien-toa-xet-xu-sai-pham-tai-khu-dan-cu-phuoc-thai-20230621095508473.htm
21/06/2023 10:37 GMT+7
Ngày 21-6, Tòa án nhân
dân tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa xét xử vụ sai phạm ở dự án khu dân cư Phước
Thái gây thiệt hại gần 79 tỉ đồng.
Theo đó, cả 13 bị cáo
bị đưa ra xét xử cùng về tội "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".
Trong đó có 11 bị cáo là lãnh đạo, công chức nhà nước.
11 lãnh đạo,
công chức nhà nước sai phạm
Cụ thể, các bị cáo bị
xét xử gồm Trương Quốc Tuấn (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và
kinh doanh nhà Phước Thái), Lê Viết Hưng (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Tấn Tài (nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ
đất tỉnh Đồng Nai chi nhánh TP Biên Hòa).
Bên cạnh đó còn các bị
cáo là nguyên lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Biên Hòa; nguyên
chuyên viên tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chi nhánh TP Biên Hòa; nguyên
chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường Tam Phước; nguyên cán bộ công chức địa
chính phường Tam Phước và Nguyễn Hữu Thành (em ruột bị cáo Nguyễn Văn Đức - phó
chủ tịch UBND phường Tam Phước).
Riêng bị cáo Nguyễn Tấn
Long (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa) vắng vì lý do sức khỏe.
Ngoài ra, một số luật sư bào chữa vắng hoặc bị từ chối bào chữa. Dự kiến phiên
tòa kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Trước đó, ngày
26-5, Tòa án
nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy
nhiên, do luật sư bào chữa có đơn xin vắng mặt và đơn xin hoãn phiên tòa; một số
nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt nên hội đồng xét
xử đã công bố tạm
hoãn phiên tòa.
Lập khống
hồ sơ nhận bồi thường gần 79 tỉ đồng
Theo cáo buộc của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, năm 1995, Thủ tướng cho phép Công ty liên
doanh TNHH Kia - Huy Hoàng Ceramics thuê đất với diện tích gần 9ha tại xã Tam
Phước, huyện Long Thành (nay là phường Tam Phước, TP Biên Hòa) để xây dựng nhà
máy.
Đến năm 2009, do Công
ty liên doanh TNHH Kia - Huy Hoàng Ceramics không thực hiện dự án nên bị UBND tỉnh
chấm dứt hiệu lực pháp lý, thu hồi giấy phép đầu tư và giải thể. Sau đó, việc
quản lý khu đất này được giao tiếp cho Công ty cổ phần may - xây dựng Huy
Hoàng.
Khi biết việc này,
Trương Quốc Tuấn đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Phước
Thái rồi thỏa thuận với Công ty cổ phần may - xây dựng Huy Hoàng giao lại diện
tích đất trên cho công ty của Tuấn đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Phước
Thái.
Sau đó, Tuấn "đạo
diễn" cho Công ty cổ phần may - xây dựng Huy Hoàng đứng ra làm văn bản đề
nghị UBND tỉnh Đồng Nai giao đất cho Nguyễn Hữu Thành (là thợ may, không trực
tiếp sử dụng đất) được xét duyệt khống để nhận bồi thường, hỗ trợ gần 79 tỉ đồng.
Cũng theo cáo trạng, để
Tuấn lập khống hồ sơ, nhận tiền bồi thường gần 79 tỉ đồng có sự "tiếp
tay" của 11 bị cáo là lãnh đạo, công chức của các cơ quan nhà nước.
Còn bị cáo Thành vì vụ
lợi đã giúp Tuấn ký khống tên vào tất cả các hồ sơ, thủ tục kê khai đăng ký quyền
sử dụng đất, hồ sơ bồi thường, hỗ trợ dự án, nhận tiền đền bù, ký mở tài khoản…
làm sai lệch hồ sơ, để Tuấn chiếm đoạt tiền bồi thường.
Giám đốc tổ
chức gây rối, ép người dân bán lại hồ sơ đấu giá đất lĩnh án
Nguyễn Hoàn
21/06/2023
0:00/0:00
TPO - Phạm Văn Thủy (tức
Thủy "gỗ") - Giám đốc Công ty TNHH Mạnh Anh, kẻ cầm đầu nhóm đối tượng
gây rối, đe dọa, cản trở, ép người dân bán lại hồ sơ đấu giá đất tại thị trấn Cẩm
Giang (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) lĩnh 54 tháng tù về hai tội "Gây rối
trật tự công cộng", "Trốn thuế".
Ép người
dân bán hồ sơ đấu giá đất
Chiều muộn 20/6, TAND
huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đã kết thúc phiên xử sơ thẩm vụ án “Gây rối trật tự
công cộng”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”,
“Mua bán trái phép hóa đơn”, liên quan vụ đấu giá đất ở thị trấn Cẩm Giang (huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Trong vụ án này, Phạm
Văn Thủy (còn gọi là Thủy “gỗ”, SN 1970, ở thị trấn Cẩm Giang) bị cáo buộc về tội
“Gây rối trật tự công cộng”, “Trốn thuế”. Nguyễn Ngọc Đường – cựu Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giang bị
cáo buộc về tội “Gây rối trật tự công cộng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”.
25 bị cáo khác bị truy
tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”, 3 bị cáo về tội “Trốn thuế”, 3 bị cáo
còn lại bị truy tố về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Theo cáo trạng, UBND
huyện Cẩm Giàng làm chủ đầu tư Dự án khu dân cư, nghĩa trang liệt sĩ, khu Văn
Chỉ, bể bơi tại thị trấn Cẩm Giang. Đơn vị thi công là Công ty CP Đầu tư phát
triển nhà và hạ tầng đô thị HUDIC và Công ty CP Thiết kế xây dựng Thành Công.
Liên danh nhà thầu này
đã thỏa thuận với Công ty TNHH Mạnh Anh (Công ty Mạnh Anh) do Phạm Văn Thủy làm
giám đốc là đơn vị trực tiếp thi công các hạng mục dự án.
Giữa năm 2021, UBND
huyện Cẩm Giàng điều chuyển dự án cho UBND thị trấn Cẩm Giang làm chủ đầu tư.
Sau đó, Công ty Mạnh Anh tổ chức thi công hạ tầng để thực hiện đấu giá đất.
Tháng 9/2022, Trung
tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương tổ chức bán hồ sơ đấu giá 50 lô đất
tại dự án trên tại Hội trường UBND thị trấn Cẩm Giang.
Với ý đồ mua toàn bộ
các lô đất thuộc dự án, Thủy “gỗ” đã trao đổi, xin ý kiến của ông Nguyễn Ngọc
Đường (thời điểm này là Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giang) về việc cho một số đối
tượng đưa ra thông tin gian dối về đất dự án và cản trở người dân mua hồ sơ thì
được đồng ý.
Trong các ngày 16-29/9/2022,
Thủy “gỗ” tổ chức phân công một số đối tượng cùng với nhóm công nhân Công ty Mạnh
Anh tụ tập tại khu vực UBND thị trấn Cẩm Giang cản trở người dân mua hồ sơ.
Bị cáo này còn trực tiếp
chỉ đạo 25 đối tượng khác mang tiểu sành đặt tại cổng Hội trường UBND thị trấn
Cẩm Giang; đưa xe tải, máy xúc, biển cảnh báo, cọc tiêu, rào chắn ra chặn trên
các đoạn đường đến trụ sở UBND thị trấn Cẩm Giang.
Thậm chí, ông trùm Thủy
"gỗ" còn chỉ đạo các đối tượng tạo dựng va chạm giao thông giả với
người dân mua được hồ sơ nhằm tạo áp lực mua lại hồ sơ đấu giá đất; tụ tập các
đối tượng thị uy, gây huyên náo tại địa điểm bán hồ sơ và công trường thi công
dự án, đưa ra thông tin đất của dự án có nhiều mồ mả, tranh chấp nhằm mục đích
cản trở người dân mua hồ sơ tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và xem đất.
Chủ tịch
thị trấn Cẩm Giang lĩnh 3 năm 4 tháng tù
Trong thời gian mở bán
hồ sơ, Nguyễn Ngọc Đường dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao làm trái các quy
định của pháp luật trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Chủ tịch UBND thị trấn
Cẩm Giang còn đồng thuận, bao che và giúp sức cho Thuỷ cùng các đối tượng khác
thực hiện hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, cản trở người dân mua hồ sơ tham
gia đấu giá.
Cáo trạng cũng thể hiện,
để hợp thức hóa đơn đầu vào đối với nhiên liệu dầu sử dụng trong quá trình thi
công dự án, Phạm Văn Thủy và 3 đối tượng khác đã bàn bạc, mua bán trái phép hóa
đơn với một số công ty khác. Qua đó, các đối tượng thu lợi bất chính gần 1,5 tỷ
đồng.
Sau hai ngày xét xử
(19-20/6), HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm trực tiếp đến trật tự công cộng, ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội
trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, xâm phạm đến chế độ quản lý thuế của Nhà nước...
gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân, thất thoát ngân sách.
HĐXX tuyên phạt Phạm
Văn Thủy 4 năm, 6 tháng tù về hai tội “Trốn thuế”, “Gây rối trật tự công cộng”;
Nguyễn Ngọc Đường 3 năm, 4 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”, “Gây rối trật tự công cộng”.
30 bị cáo khác bị xử
phạt từ 18 tháng tù cho hưởng án treo đến 51 tháng tù về các tội “Gây rối trật
tự công cộng”, “Trốn thuế”, “Mua bán trái phép hóa đơn”. Một bị cáo bị xử phạt
210 triệu đồng về tội “Mua bán trái phép hoá đơn”.
Sóc Trăng:
Thanh tra trách nhiệm quản lý, sử dụng đất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm
Cảnh Nhật
Thứ tư,
21/06/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất công, cơ sở nhà, đất công, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng thường xuyên nắm
tình hình, thanh tra trách nhiệm việc quản lý, sử dụng đất đối với các sở,
ngành, địa phương khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc dư luận xã hội phản
ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo…
Cho thuê đất,
giao đất đạt trên 99,8%
UBND tỉnh Sóc Trăng
cho biết, thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn được thực
hiện khá tốt, quỹ đất cho thuê, giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng đạt
trên 99,8% tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đạt trên 99% so với diện
tích đất cần cấp giấy.
Người sử dụng đất đã
khai thác, sử dụng đất được giao, cho thuê để sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều
sản phẩm cho xã hội. Nguồn thu từ đất những năm qua đóng góp đáng kể cho ngân
sách địa phương…
Tính đến cuối năm
2022, tổng số tổ chức kinh tế được giao, cho thuê đất ngoài khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh là 517 tổ chức, với tổng diện tích đất 7.033,19ha. Trong đó,
cho thuê đất trả tiền hàng năm là 398 tổ chức, cho thuê đất trả tiền một lần
cho cả thời gian thuê 30 tổ chức, giao đất có thu tiền sử dụng đất 89 tổ chức.
Đối với đất trong khu
công nghiệp (Khu công nghiệp An Nghiệp), tổng số tổ chức được cho thuê đất là
50 tổ chức với tổng diện tích đất 183ha, để thực hiện 66 dự án đầu tư, đạt tỷ lệ
97% diện tích đất cần cho thuê.
Theo đánh giá của UBND
tỉnh, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: Qua công tác
thanh tra đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự
án đầu tư, sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp cho thấy còn xảy ra tình
trạng vi phạm, sử dụng đất không hiệu quả hoặc không triển khai thực hiện dự án
(đã thu hồi đất).
Riêng trong Khu công
nghiệp An Nghiệp, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với 3 tổ chức sử dụng chưa hết diện tích đất thuê; thu hồi đất đối
với 6 tổ chức vi phạm pháp luật về đất đai. Ngoài ra, còn thu hồi đất của các tổ
chức do khó khăn về nguồn vốn, không thể triển khai dự án…
Đối với đất có nguồn gốc
từ nông, lâm trường, toàn tỉnh có 8.466,25ha tại thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã
Năm và các huyện: Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành. Các khu đất có nguồn gốc
nông, lâm trường trước đây phần lớn bị người dân lấn chiếm. Mặc dù UBND tỉnh đã
quan tâm, chỉ đạo hoặc thành lập các đoàn thanh tra, tổ công tác để rà soát, xử
lý, tuy nhiên vẫn chưa xử lý dứt điểm, tình trạng lấn chiếm đất xảy ra ngày
càng phức tạp và có xu hướng tăng.
Về thực trạng các cơ sở
nhà, đất công, theo các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cấp tỉnh, cấp huyện
được phê duyệt thì trên địa bàn tỉnh có 4.193 cơ sở nhà, đất công, diện tích đất
là 19.419,36ha và diện tích nhà khoảng 3,3 triệu m2. Các cơ sở nhà,
đất công trên địa bàn tỉnh đều được quản lý, sử dụng theo quy định, được đưa
vào phương án sắp xếp lại, xử lý được phê duyệt.
Tuy nhiên, một số cơ sở
đang cho mượn, bị lấn chiếm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Một số cơ
quan, đơn vị chưa chủ động đăng ký biến động đất đai và thực hiện thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Tăng cường
thanh tra, kiểm tra sử dụng đất
Nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, sử dụng đất, ngày 5/6/2023, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Đề
án Quản lý, sử dụng hiệu quả đất và cơ sở nhà, đất công, đất nông, lâm trường,
đất bãi bồi ven sông, ven biển trên địa bàn, trong đó đề ra một số mục tiêu cụ
thể.
Tỉnh phấn đấu đến hết
năm 2023, xử lý dứt điểm các trường hợp tổ chức sử dụng đất không hết diện
tích, không đưa đất vào sử dụng; các trường hợp vi phạm đến mức phải thu hồi đất
sẽ thu hồi đất theo quy định; xử lý dứt điểm các trường hợp đất công ích được sử
dụng không đúng quy định. Hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các tổ chức sử dụng đất đủ điều kiện.
Đến hết năm 2025, hoàn
thành việc đo đạc, xác lập hồ sơ địa chính để quản lý đất bãi bồi ven sông, ven
biển và đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả; cơ bản xử lý dứt điểm tình trạng lấn
chiếm đất công, đất nông, lâm trường, đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; lập
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đủ điều kiện…
UBND tỉnh Sóc Trăng cho
biết, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với
các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực
hiện dự án, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế; kịp thời phát hiện các trường
hợp thực hiện dự án không đúng quy định để lập thủ tục thu hồi dự án, thu hồi đất
theo quy định.
Đối với việc quản lý,
sử dụng đất công, cơ sở nhà, đất công, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung
tâm Phát triển quỹ đất thường xuyên rà soát, cập nhật các thửa đất được giao quản
lý; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất đối
với các cơ quan hành chính, sự nghiệp; xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thanh tra tỉnh sẽ thường
xuyên nắm tình hình, thanh tra trách nhiệm việc quản lý, sử dụng đất đối với
các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật hoặc dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh đơn
thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất.
Liên quan đến tình trạng
lấn chiếm đất nông, lâm trường, đất có nguồn gốc nông lâm trường, Thanh tra tỉnh,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, hỗ
trợ các địa phương trong quá trình xây dựng, đóng góp ý kiến và triển khai thực
hiện các phương án xử lý đất nông, lâm trường, đất có nguồn gốc nông, lâm trường…
UBND huyện Cù Lao Dung
xử lý việc bao chiếm đất Nông trường 30/4 của các hộ dân để tạo quỹ đất giao
cho các đối tượng theo Phương án số 02/PA-UBND ngày 24/1/2008 đã được UBND tỉnh
chấp thuận. Đồng thời, tiếp tục xem xét, xử lý theo chỉ đạo của Thanh tra Chính
phủ tại Công văn số 17/TTCP-CIII ngày 4/1/2023 về việc giải quyết khiếu nại của
các hộ dân Nông trường 30/4 và Thông báo số 24/TB-VPUBND ngày 14/3/2023 của Văn
phòng UBND tỉnh.
TP Tuy Hoà
kiểm điểm, khắc phục sai sót sau kết luận thanh tra
Đình Sang
Thứ tư,
21/06/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND TP Tuy Hoà, tỉnh
Phú Yên đã ký báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra số 240/KL-TTr của
Thanh tra tỉnh việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại
TP Tuy Hoà, giai đoạn 2015 - 2021.
Theo kết luận thanh
tra, đối với kế hoạch vốn đầu tư công UBND TP chưa bố trí vốn phù hợp để trả nợ
đối với 36 dự án công trình, dẫn đến nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản kéo
dài.
Báo cáo cho biết, tính
đến cuối năm 2022 và theo kế hoạch năm 2023, UBND TP Tuy Hòa đã bố trí trả nợ
được 32 dự án. Hiện còn nợ đọng 2 dự án (3.382 triệu đồng) do vướng xử lý theo
kết luận của kiểm toán, sẽ bố trí vốn thanh toán sau khi xử lý xong; 1 dự án
nguồn doanh nghiệp hỗ trợ (427,088 triệu đồng) nhưng doanh nghiệp (Công ty Bảo
Châu) không hỗ trợ nên không có nguồn để chi trả cho công trình này. Số dự án
còn lại nêu trên sẽ hoàn thành thanh toán trong năm 2023.
Đối với 4 công trình
đã thi công và đưa vào sử dụng trong năm 2021 nhưng đến nay chưa quyết toán,
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng TP (viết tắt là BQLDA) đã trình hồ sơ quyết
toán 1 công trình hoàn thành. 3 công trình chưa trình hồ sơ phê duyệt quyết
toán dự án hoàn thành.
Đối với 12 dự án công
trình đã có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành quá 6
tháng, nhưng thanh toán chưa hết, đến nay BQLDA đã thực hiện thanh toán xong 12
dự án này.
Về yêu cầu thu hồi nộp
vào ngân sách Nhà nước số tiền hơn 1,6 tỷ đồng sai phạm, UBND TP cho biết, đến
nay 2 đơn vị trực thuộc UBND TP làm chủ đầu tư 47 công trình, dự án đã thực hiện
thu hồi nộp vào nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, số tiền
1.686.269.979 đồng, đạt 100%.
Tập thể lãnh đạo UBND
TP (giai đoạn 2015-2021) nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc trong chỉ đạo, điều
hành nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đối với các đơn vị thuộc,
UBND TP Tuy Hòa đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện của Thanh tra tỉnh,
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện khắc phục các sai sót và tổ chức
kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm…
Thanh tra
Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý hơn 5 tỷ đồng
Trần Quý
Thứ tư,
21/06/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra, kiểm tra
6 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Bộ Xây dựng đã kiến nghị xử lý 5.184,5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn,
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Bộ
Xây dựng đã tổ chức triển khai 8 đoàn thanh tra theo kế hoạch và kiểm tra đột
xuất. Trong đó, 6 đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra công tác quản lý Nhà
nước ngành Xây dựng tại tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bình Phước; thanh tra chuyên đề
về hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Long; thanh tra
hoạt động đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án 4, Cục Đường bộ Việt Nam và 2
đoàn kiểm tra đột xuất tại02 đơn vị thuộc Bộ.
Thanh tra Bộ Xây dựng
đã ban hành 17 kết luận thanh tra, chỉ ra một số vi phạm, thiếu sót và yêu cầu
chấn chỉnh khắc phục, kiểm điểm trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân
có liên quan.
Kiến nghị, yêu cầu xử
lý về kinh tế với tổng số tiền 5.184,5 triệu đồng; xử lý hành chính đối với 53
tập thể và 12 cá nhân.
Các kết luận cũng yêu
cầu, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện rà soát văn bản quản lý, điều
chỉnh bổ sung nội dung để đảm bảo công tác công bố, công khai đồ án quy hoạch
xây dựng đã phê duyệt, tổng mặt bằng, phương án kỹ thuật được chấp thuận để tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm biết, quản lý, giám sát quá trình thực hiện.
Rà soát toàn bộ các đồ
án đã đến kỳ rà soát theo quy định để xem xét, đánh giá quá trình thực hiện, kịp
thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng
giai đoạn…
Đối với các chủ đầu
tư, nhà đầu tư, Thanh tra Bộ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dành quỹ đất để phát
triển nhà ở xã hội tại các khu nhà ở thương mại, khu đô thị, xác định rõ quỹ đất
để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trong đồ án quy hoạch đô thị, cụ thể tại các
đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng phải bổ sung đối với diện tích đất dành cho
phát triển NƠXH (bố trí thiếu khoảng 20,6ha).
Thực hiện việc đăng tải
đầy đủ các thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh. Khắc phục các vi phạm
về quy hoạch chi tiết xây dựng và xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
Lập hồ sơ quyết toán số
liệu kinh phí bảo trì và chuyển kinh phí bảo trì theo quy định. Buộc 10/12 chủ
đầu tư phải mở và gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì số tiền 254,1 tỷ đồng
(trung bình 25,4 tỷ đồng/chủ đầu tư); buộc 6 chủ đầu tư quyết toán và bàn giao
kinh phí bảo trì cho 6 ban quản trị số tiền 513,8 tỷ đồng, trung bình đã chuyển
85,6 tỷ đồng/ban quản trị (bao gồm cả % phần diện tích chủ đầu tư giữ lại)…
“Đối với công tác kết
quả xử lý sau thanh tra, trong kỳ báo cáo, Thanh tra Bộ đã ban hành 6 văn bản
đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. Kết quả, các đơn vị đã thực hiện khắc phục
về kinh tế số tiền 21.877,3 triệu đồng (trong đó, thu về tài khoản tạm giữ của
Thanh tra Bộ số tiền 138,3 triệu đồng; khắc phục xử lý đối với kinh phí bảo trì
và chuyển trả kinh phí bảo trì theo quy định số tiền 21.749 triệu đồng); xử lý
về hành chính đối với 25 tổ chức và 26 cá nhân; thực hiện 1 quyết định xử phạt
vi phạm hành chính với số tiền là 180 triệu đồng” - ông Tuấn cho biết.
Công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ông Tuấn cho biết, 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng,
lãnh đạo Bộ và Thanh tra Bộ đã tiếp 27 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý 513 lượt
đơn, trong đó, đơn thuộc thẩm quyền 8 đơn, tương đương 4 vụ việc thuộc thẩm quyền
(đã giải quyết 3 vụ việc, 1 vụ việc đang thực hiện, Bộ Xây dựng đã có văn bản
yêu cầu cung cấp thông tin tài liệu để làm cơ sở giải quyết); 505 đơn không thuộc
thẩm quyền, đơn (vụ việc) đã có quyết định giải quyết, đơn trùng lặp, đơn không
hợp lệ.
Bộ Xây dựng đã ban
hành và giao Thanh tra Bộ ban hành theo thẩm quyền 336 văn bản bao gồm: Các
công văn chuyển đơn, hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền.
Đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, theo ông Tuấn, Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện 7 quyết định, kế hoạch công tác năm
2023; tổ chức thực hiện bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên 24 trường hợp được xác
minh tài sản, thu nhập năm 2023 và triển khai xác minh tài sản, thu nhập đợt 1
năm 2023 theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt.
Truy tố cựu
Phó chủ tịch TP.Điện Biên Phủ Nguyễn Tuấn Anh
Tuyến
Phan- tuyenphanbc@gmail.com
https://thanhnien.vn/truy-to-cuu-pho-chu-tich-tpdien-bien-phu-nguyen-tuan-anh-185230621095231533.htm
21/06/2023 10:16 GMT+7
Ông Nguyễn Tuấn Anh, cựu
Phó chủ tịch UBND TP.Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), cùng nhiều cán bộ thuộc địa
phương này bị truy tố, với cáo buộc gây thiệt hại ngân sách hơn 13 tỉ đồng.
Viện KSND tỉnh Điện Biên mới đây đã hoàn tất cáo trạng
vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ",
xảy ra tại dự án nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên.
9 bị can bị truy tố,
trong số này có ông Nguyễn Tuấn Anh; bà Trần Thị Vân, cựu Giám đốc Trung tâm Quản
lý đất đai TP.Điện Biên Phủ (gọi tắt là Trung tâm Quản lý đất đai); bà Nguyễn
Thị Khương, nhân viên hợp đồng của Trung tâm Quản lý đất đai...
Lập phương
án bồi thường "3 không"
Cáo trạng thể hiện,
tháng 12.2020, để thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên,
UBND TP.Điện Biên Phủ giao Trung tâm Quản lý đất đai chủ trì đo đạc, kiểm đếm,
lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng.
Bị can Nguyễn Thị
Khương là trưởng nhóm kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó có hơn 230.000 m2 của
Công ty CP chế biến nông sản Điện Biên.
Theo phân công, bà
Khương có nhiệm vụ cùng đại diện công ty, cán bộ địa chính và đại diện đơn vị
đo đạc kiểm đếm cây cối, hoa màu, tài sản trên đất bị thu hồi, thời điểm này đã
thu hoạch xong. Tuy nhiên, bị can lập phương án bồi thường mà không trực tiếp
tìm hiểu người bị thu hồi đất có trực tiếp sản xuất trên diện tích đất bị thu hồi
hay không, không tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường và không tổ chức
lấy ý kiến người bị thu hồi đất.
Phương án bồi thường
sau đó được giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai ký duyệt, chuyển đến phòng tài
chính thẩm định. Do phương án không có nội dung cây trồng, vật nuôi là gì (bởi
thực tế lúa đã thu hoạch), cán bộ phòng tài chính yêu cầu bổ sung. Bị can
Khương liền thuê một người viết thêm thông tin "hỗ trợ sản lượng lúa"
vào 47 biên bản, rồi trình lại.
Sau khi bổ sung, hồ sơ
vẫn thiếu biên bản niêm yết công khai phương án bồi thường, ý kiến của người bị
thu đất, xác nhận người bị thu hồi đất có trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay
không ... Tuy vậy, phòng tài chính vẫn ký duyệt, chuyển phòng TN-MT.
Tiếp đó, phòng TN-MT
trình UBND TP.Điện Biên Phủ mà không trực tiếp kiểm tra hồ sơ. Đến tháng
8.2021, Phó chủ tịch UBND TP.Điện Biên Phủ Nguyễn Tuấn Anh ký quyết định phương
án bồi thường sai, qua đó gây thiệt hại cho Nhà nước gần 7 tỉ đồng.
Vẫn theo cáo trạng,
trong lần lên phương án hỗ trợ đợt sau cho 48 công nhân nhận khoán đất của Công
ty CP chế biến nông sản Điện Biên, bị can Khương tiếp tục không thu thập thêm
tài liệu mà dựa hoàn toàn vào các số liệu sai lệch đợt trước. Việc làm này khiến
Nhà nước thiệt hại hơn 6 tỉ đồng do bồi thường sai lệch.
Đáng chú ý, bà này còn
lấy lý do "bồi dưỡng cho công nhân giải phóng mặt bằng làm việc vất vả"
để đề nghị công ty "ủng hộ" tiền. Khi công ty không đồng ý, bị can
gây khó khăn bằng cách dừng chi trả tiền bồi thường.
Trước động thái trên,
lãnh đạo công ty đã chủ động hẹn gặp bà Khương, hai bên thống nhất công ty sẽ
phải chi 30% tiền bồi thường để "cảm ơn", tương ứng 1,85 tỉ đồng. Tiền
được cho vào một thùng giấy, bỏ vào túi đen to, giao trực tiếp cho bà Khương.
Nhận tiền, bị can
không "bồi dưỡng" cho người làm giải phóng mặt bằng mà dùng để mua xe
máy, đặt cọc mua đất và gửi tiết kiệm ngân hàng...
Thỏa thuận
ăn chia, chưa kịp chia thì bị bắt
Ngoài dự án nâng cấp,
cải tạo Cảng hàng không Điện Biên, bà Nguyễn Thị Khương còn bị cáo buộc có sai
phạm thứ hai, liên quan dự án nâng cấp QL279B.
Tháng 12.2020, Ban Bảo
trì đường bộ (Sở GTVT tỉnh Điện Biên) đề nghị ký hợp đồng với Trung tâm Quản lý
đất đai để thực hiện nhiệm giải phóng mặt bằng dự án.
Biết được thông tin
này, bà Khương gặp cựu Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai Trần Thị Vân để xin
nhận việc cho nhóm mình. Hai bên thỏa thuận bà Khương sẽ trích lại 30% chi phí
giải phóng mặt bằng cho trung tâm (trích ngoài quy định pháp luật).
Bị can Khương rủ thêm
10 người là họ hàng hoặc người quen biết cùng làm. Do nhóm này chưa có tư cách
pháp nhân để triển khai dự án, cựu giám đốc Trần Thị Vân đã nhận họ vào làm tại
Trung tâm Quản lý đất đai, ký hợp đồng thời vụ để hợp thức hóa, mức lương 4,5
triệu đồng/tháng, từ đó chi sai và gây thiệt hại ngân sách hơn 240 triệu đồng.
Với số tiền trích
ngoài 30% theo thỏa thuận, bị can Khương chưa kịp chuyển lại cho Trung tâm Quản
lý đất đai thì bị bắt. Trung tâm cũng đã yêu cầu nhiều người trong nhóm của bị
can Khương nộp lại số tiền chi không đúng quy định, nhưng chưa cá nhân nào thực
hiện.
Viện kiểm sát xác định,
tổng thiệt hại của vụ án là hơn 13 tỉ đồng. Đến nay, các bị can đã khắc phục được
hơn 3 tỉ đồng, trong đó bà Khương nộp hơn 1,6 tỉ đồng.
Giám đốc
doanh nghiệp làm giả tài liệu để hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu
Mạnh
Cường- cuongbaochidhkh@gmail.com
21/06/2023 09:37 GMT+7
Một giám đốc doanh
nghiệp ở Quảng Nam vừa bị khởi tố, bắt tạm giam vì đã làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức để hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu.
Ngày 21.6, lãnh đạo
Công an TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) cho
biết Cơ quan CSĐT Công an TP.Tam Kỳ đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Thái Nguyên Thảo (37 tuổi, ở
xã Bình Trung, H.Thăng Bình, Quảng Nam), để điều tra về hành vi làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan,
tổ chức.
Tháng 1.2023, Thái
Nguyên Thảo, Giám đốc Công ty CP Xây dựng 24.3 Quảng Nam, nhận thấy năng lực của
công ty không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về hồ sơ pháp lý dự thầu, thi công các công trình xây dựng
nên nảy sinh ý định làm giả con dấu của văn phòng công chứng. Thảo giả chữ ký của
công chứng viên để chứng thực, sao y bản chính một số tài liệu giả rồi đưa
vào hồ sơ dự thầu thi
công công trình xây dựng.
Trước đó, Thảo tìm hiểu,
liên hệ và đặt làm giả 3 con dấu, gồm một dấu tròn có khắc tên "Văn phòng
công chứng N.V.N", một con dấu "Sao y bản chính" và một con dấu
"Công chứng viên T.T.T". Sau khi có được các con dấu giả, Thảo đóng
lên 2 tài liệu photocopy gồm Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng giả và
Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật xe chuyên dụng giả.
Ngày 30.5, Công an
TP.Tam Kỳ phối hợp Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng TP.Tam Kỳ kiểm tra hồ
sơ dự thầu thi công 1 công trình xây dựng của Công ty CP xây dựng 24.3 Quảng
Nam, phát hiện các tài liệu trên đều là giả.
Ngoài ra, khám xét nơi
ở của bị can, lực lượng công an thu giữ thêm 1 máy tính xách tay, các con dấu
giả cùng nhiều tài liệu, tang vật khác có liên quan.
Hiện vụ việc làm giả
con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.Tam Kỳ điều
tra, xử lý
.
Hải Dương:
Lừa đảo 3 tỉ đồng tiền 'chạy án', 2 bị cáo lãnh 28 năm tù
Minh
Phong- longson.hp@gmail.com
21/06/2023 09:33 GMT+7
Mặc dù không có nhiệm
vụ, quyền hạn và cũng không quen biết người có nhiệm vụ, quyền hạn để giúp 'chạy
án', nhưng Kiên và Linh vẫn phối hợp nhau lừa đảo chiếm đoạt của một bị hại 3 tỉ
đồng.
Ngày 20.6, TAND tỉnh Hải
Dương xét xử sơ thẩm đối với 2 bị cáo Phạm Văn Kiên (35 tuổi, trú P.An Lưu,
TX.Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) và Lê Hoàng Linh (46 tuổi, trú xã Phù Ninh, H.Thủy
Nguyên, TP.Hải Phòng) về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
HĐXX đã tuyên phạt hai
bị cáo Kiên, Linh đều 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, từ
ngày 20 - 21.1.2022, Phạm Văn Kiên và Lê Hoàng Linh đưa ra thông tin gian dối đối
với anh Bùi Xuân Thuấn (39 tuổi, trú P.Phú Thứ, TX.Kinh Môn). Cụ thể, Linh,
Kiên khoe là có thể tác động đến Cơ quan CSĐT Công an H.An Dương (TP.Hải Phòng)
để lo cho chị Nguyễn Thị Tú (vợ anh Thuấn) được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ
tạm giam bằng biện pháp bảo lãnh, về tội danh mua bán trái phép hóa đơn.
Mặc dù không có nhiệm
vụ, quyền hạn và cũng không quen biết người có nhiệm vụ, quyền hạn để giúp 'chạy
án' cho chị Tú nhưng Kiên và Linh 'nổ' rằng việc này cả hai sẽ lo được.
Tin tưởng Kiên và Linh
nên anh Thuấn đã nhiều lần chuyển cho Kiên tổng cộng 3 tỉ đồng; Kiên chuyển cho
Linh 2 tỉ đồng, giữ lại 1 tỉ đồng. Sau khi nhận được tiền, Kiên và Linh dùng trả
nợ, mua căn hộ tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh) và chi tiêu cá nhân.
Đến ngày 15.2.2022, chị
Tú không được thay đổi biện pháp ngăn chặn như cam kết của Linh, nên anh Thuấn
làm đơn tố cáo gửi Công an TX.Kinh Môn.
Trong vụ án này, Kiên
là người trực tiếp thỏa thuận, nhận 3 tỉ đồng của anh Thuấn nên phải chịu trách
nhiệm hình sự về số tiền 3 tỉ đồng đã chiếm đoạt và giữ vai trò thứ nhất trong
vụ án. Linh đồng phạm với Kiên, phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền đã
chiếm đoạt là 2 tỉ đồng.
Linh từng bị TAND H.Thủy
Nguyên xử phạt 24 tháng tù cho hưởng án treo về tội mua bán trái
phép hóa đơn.
No comments:
Post a Comment