Wednesday, March 6, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 06 tháng 03 năm 2024 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Mỹ-Philippines tổ chức tập trận ở các đảo đối diện với Biển Đông, Đài Loan

HRW lên án làn sóng mới bắt giữ giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam 

Biden và Trump hướng tới cuộc tái đấu bất chấp lo ngại của cử tri

Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng, bỏ cụm từ ‘thống nhất hòa bình’ về vấn đề Đài Loan

HRW kêu gọi Australia nêu vấn đề nhân quyền ở Việt Nam; người gốc Việt tuần hành ở Melbourne

Trump hay Haley? Cử tri Cộng hòa gốc Việt nêu lựa chọn cho đợt bầu cử ‘Siêu Thứ Ba’

Ông Trump thắng cử sơ bộ bang North Dakota trước cuộc bỏ phiếu Siêu thứ Ba

Nga nói đang xem xét đưa nhà máy điện hạt nhân lên mặt trăng cùng với Trung Quốc

 

 

RFA

Sọc mực, sọc sò

Một thời bao cấp: Nhét đầy hải sản vào… quan tài, chở đi bán “chui”

Đảng soạn thảo văn kiện Đại hội 14, nỗ lực biện minh cho “làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội” (phần hai)

Đảng soạn thảo văn kiện Đại hội 14, nỗ lực biện minh cho “làn sóng thứ ba của chủ nghĩa xã hội” (phần một)

Tàu hải cảnh Trung Quốc đối đầu tàu tuần duyên Philippines, bốn người bị thương

Việt Nam - Úc dự định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng

Nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca mãn hạn tù: Muốn có nhân quyền phải đấu tranh!

Bà Trương Mỹ Lan hầu tòa trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt lớn nhất Việt Nam

Vụ Việt Á: cựu Giám đốc CDC Hà Nội hầu tòa

Tỷ phú Bill Gates du lịch Việt Nam

Vốn đầu tư công tại 32 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân

Canada điều tra phòng vệ thương mại đối với mặt hàng dây thép của Việt Nam

Bình Thuận: kỷ luật cán bộ liên quan sáu gói thầu của AIC

Cần Thơ: phạt tù ba cựu cán bộ trại tạm giam vì lạm quyền

Thanh Hóa: cựu chủ tịch Huyện lĩnh ba năm tù vì gây thất thoát gần một tỷ đồng

Cái gì, mày nữa hả?!

Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Việt Nam huấn luyện thêm hơn 16.000 tân binh

Thượng đỉnh ASEAN- Australia sẽ nêu lên “mối nguy đe dọa sử dụng vũ lực” trong khu vực

 

BBC

Vạn Thịnh Phát: Số tiền các bị cáo đã 'khắc phục hậu quả' là bao nhiêu?

Video,Đảng Cộng sản Trung Quốc thích Trump hay Biden thắng cử?Thời lượng, 2,01

Vụ Vạn Thịnh Phát: Hé lộ hoàn cảnh bà Trương Mỹ Lan và phu quân Chu Lập Cơ bị bắt

Siêu thứ Ba: Donald Trump và Joe Biden tiến tới chiến thắng áp đảo

Việt Nam - Úc sẽ ký biên bản hợp tác năng lượng, ASEAN tăng cường an ninh hàng hải

Ngày 8 tháng 3: Khi phụ nữ đẻ con là sứ mệnh chính trị, là yêu nước

‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền LHQ?

Video,Gặp nữ tài xế tuk tuk người Việt 61 tuổi tại Thái LanThời lượng, 4,00

Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’

Video,Đại án Vạn Thịnh Phát: Giải mã những con số kỷ lụcThời lượng, 5,55

Đại án Vạn Thịnh Phát: Cần biết gì khi bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo hầu tòa

Phương ngữ miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị 'xâm thực'?

 

RFI

Biển Đông: Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ‘‘khiêu khích’’ Tuần duyên Philippines

HRW: Việt Nam vừa tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ, vừa gia tăng đàn áp

Hoa Kỳ : Trump và Biden đều thắng áp đảo trong ngày "Super Tuesday"

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Trí tuệ nhân tạo : Một cuộc cách mạng mới trong nông nghiệp ?

Crimée : Thêm một làn sóng bắt giữ người Tatar

Thổ Nhĩ Kỳ và Palestine bàn cách viện trợ nhân đạo cho Gaza không qua Israel

Trung Quốc tăng ngân sách quân sự hơn 7%, cứng rắn hơn với Đài Loan

Pháp trở thành quốc gia đầu tiên đưa quyền phá thai vào Hiến pháp

Kinh tế Trung Quốc trước thách thức khôi phục niềm tin

« Tách rời khỏi Trung Quốc »: Trump và Biden đều thất bại

Việt Nam bắt đầu xử Vạn Thịnh Phát, ‘‘vụ tham nhũng lớn chưa từng có tại Đông Nam Á’’

Biển Đông : Va chạm giữa tàu Philippines với tàu Trung Quốc, 4 người bị thương

Úc tài trợ 1,3 tỷ đô la để thúc đẩy thương mại với ASEAN

Hắc Hải : Ukraina phá hủy ‘‘tàu tuần tiễu hiện đại nhất của Hải quân Nga’’

Crimée bị sáp nhập : Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc Nga mới

Toà án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết Trump đủ tư cách ứng cử, ngay trước Super Tuesday

Sát hại Navalny, xâm lăng Ukraina : Hai sai lầm lớn của độc tài Putin

 AFP) – Mỹ tuần tra ‘‘bảo vệ tự do hàng hải’’ ở eo biển Đài Loan đúng ngày Trung Quốc khai mạc kỳ họp Quốc Hội. Theo Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, chiến hạm USS John Finn đã thực hiện cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải thông thường ‘‘tại vùng biển quốc tế’’ hôm nay, 05/03/2024. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết theo dõi sát tình hình tại các khu vực xung quanh lộ trình của tàu chiến Mỹ, và khẳng định mọi việc ‘‘diễn ra bình thường’’.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm « các quyền cơ bản ở Tân Cương và Tây Tạng »Trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền ở Genève hôm qua, 04/03/2024, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Volker Turk đã đưa ra cáo buộc trên, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho những nhà hoạt động nhân quyền bị bắt với những lý do « mơ hồ » như « kích động và gây bất ổn ». Bắc Kinh ngay lập tức bác bỏ cáo buộc mà họ xem là « vô căn cứ » nhằm can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Những lời chỉ trích này được đưa ra chỉ vài ngày trước kỷ niệm 65 năm cuộc nổi dậy 10/03/1959 ở Tây Tạng.

(AFP) – 43 nước yêu cầu ‘‘điều tra quốc tế’’ về cái chết của nhà đối lập Nga Navalny. 43 nước, trong đó có Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Anh, đã đưa ra lời kêu gọi tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ở Genève, hôm qua, 04/03/2024. Lời kêu gọi của 43 quốc gia cũng nhấn mạnh cái chết của nhà đối lập trong tù là một ‘‘dấu hiệu mới cho thấy tình trạng đàn áp gia tăng và mang tính hệ thống tại Nga.’’

(AFP) – Dự án mua đạn pháo ngoài châu Âu: Pháp phải đưa ra quyết định tại CH Séc. Tổng thống Emmanuel Macron có chuyến công du CH Séc hôm nay 05/03/2024. Bên cạnh chương trình đối tác song phương 2024-2028, dự kiến ký kết với quốc gia Đông Âu này, một nội dung rất được trông đợi là quan điểm của Paris về dự án mua khoảng một triệu đạn pháo bên ngoài châu Âu để chuyển đến Ukraina ngay trong những tuần tới. Cho đến nay Pháp vẫn lưỡng lự với việc mua đạn pháo sản xuất ngoài châu Âu. Trên thực tế, khối 27 nước không đủ năng lực sản xuất đủ đạn cho Ukraina, như đã cam kết. Tại CH Séc, ông Macron kêu gọi các đồng minh của Ukraina ‘‘không chùn bước’’ trước Nga.

(AFP) – Đàm phán giữa Hamas và các nước trung gian hoà giải về hưu chiến ở Gaza không đạt kết quả. Hôm nay, 05/03/2024, cuộc thảo luận hai ngày (04-05/03) tại thủ đô Cairo giữa Hamas và các nước Ai Cập, Mỹ và Qatar, với hy vọng đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza trước khi bắt đầu tháng Ramadan của người Hồi Giáo vào ngày 10 hoặc 11/03, đã kết thúc mà không có thêm tiến triển gì. Israel đã không cử đại diện đến dự. Phía Hamas yêu cầu Israel ngừng bắn và rút quân khỏi lãnh thổ Palestine, nhưng Israel bác bỏ những điều kiện này và tuyên bố muốn tiếp tục tấn công cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn Hamas.

(AFP) – Hà Nội đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo số liệu đánh giá từ bảng theo dõi chất lượng không khí của trang web IQAir về danh sách các thành phố ô nhiễm nhất được công bố hôm nay, 05/03/2024, chỉ số bụi mịn PM 2.5 ở Hà Nội được phân loại là « rất không tốt cho sức khỏe », cao hơn 24 lần so với hướng dẫn hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong những năm gần đây, Hà Nội thường xuyên bị liệt vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, do các hoạt động xây dựng tràn lan, cùng lượng lớn khí thải từ các nhà máy điện than ở phía bắc và số lượng xe cộ không ngừng tăng.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Tư, ngày 06/03/2024

1/ NHÀ ĐẤU TRANH HUỲNH TRƯƠNG CA MÃN HẠN 5 NĂM RƯỞI TÙ

Nhà đấu tranh Huỳnh Trương Ca đã mãn hạn tù và trở về nhà vào ngày 4/3, với tuyên bố là người dân phải đứng lên đấu tranh cho các quyền lợi của mình. Ông Ca bị bắt ngày 4/9 năm 2018 với cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ CSVN” sau khi tham gia các cuộc biểu tình chống đối hai dự luật đặc khu kinh tế và an ninh mạng ở Sài Gòn.

Trong phiên toà vào cuối năm 2018, ông bị bạo quyền tỉnh Đồng Tháp kết án 5 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế. Thay vì được đưa thẳng về nhà, ông Ca lại bị đám cai tù đưa đến thị trấn Thường Thới Tiền ở huyện Hồng Ngự để bàn giao cho nhà cầm quyền địa phương.

Phát biểu vào hôm qua 5/3, ông Ca khẳng định là mình không chống chế độ mà chỉ muốn đòi quyền căn bản của con người. Ông Huỳnh Trương Ca là thành viên của nhóm Hiến pháp nhằm cổ súy cho việc thực hành quyền công dân ghi trong hiến pháp Việt Nam 2013.

Bên cạnh việc tham gia biểu tình vào ngày 10/6 năm 2018 phản đối hai dự luật nói trên, ông còn làm nhiều chương trình phát trực tiếp trên mạng để nêu lên hậu quả an ninh quốc gia và quyền con người nếu dự luật được thông qua thành luật. Theo cáo trạng, ông Ca 53 tuổi đã thực hiện 40 buổi phát trực tiếp trên mạng có tên “Thằng Nhà Quê”, trong đó có 18 đoạn video bị cho là có "nội dung xuyên tạc, phỉ báng chế độ”.  Ông không thuê luật sư bào chữa trong phiên tòa sơ thẩm vì mất niềm tin tin vào nền tư pháp Việt Nam. Trong phiên toà, ông cũng không tự biện hộ bởi vì “tất cả là án bỏ túi”.

Trước khi bị bắt, ông Ca bị tai nạn giao thông. Sau khi bị bắt, di chứng của vụ tai nạn tái phát nhưng ông không được chữa trị đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, hiện ông bị đau chân và mắt bị mờ.

RFA

 

2/ BÀ TRƯƠNG MỸ LAN BỊ CÁO BUỘC BỎ TÚI HƠN 12 TỶ MỸ KIM

Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, đã ra hầu tòa ở Sài Gòn vào ngày hôm qua 5/3 với cáo buộc biển thủ hơn 12 tỷ Mỹ kim. Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với tổng số bị cáo là 86 người.  Bà Lan 68 tuổi bị cáo buộc các tội đút lót, tham nhũng và vi phạm các quy định trong ngành

ngân hàng liên quan đến một khoản vay trị giá hơn 300 ngàn tỷ đồng từ Ngân hàng Cổ phần Thương mại Sài Gòn (SCB). Hàng trăm công an đã được huy động để bảo đảm an ninh cho phiên tòa.

Ông Eric Chu, chồng bà Lan và là một tỷ phú người Hồng Kông, cũng bị cáo buộc đã giúp bà Lan có được khoản vay bất hợp pháp từ SCB. Đây là ngân hàng mà bà Lan nắm đến 90% cổ phần.

Trong số những bị cáo có 45 quan chức cấp cao của SCB, 15 quan chức của Ngân hàng Nhà nước, ba thanh tra và một quan chức thuộc cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Hiện có 8 bị cáo đang bỏ trốn và bị truy nã.  Vụ án này đã khiến 42 ngàn người trở thành nạn nhân của SCB vì mất tiền đầu tư gửi vào ngân hàng này. Kể từ khi bà Lan bị bắt vào tháng 10 năm 2022, họ vẫn chưa nhận lại được tiền của mình và điều này đã dẫn đến những cuộc tập trung biểu tình phản đối SCB ở nhiều thành phố.

RFA

 

3/ CANADA ĐIỀU TRA VỀ SẢN PHẨM DÂY THÉP VIỆT

Canada sẽ tiếp tục điều tra nhằm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm dây thép nhập cảng từ Việt Nam.  Bộ công thương Việt Nam cho biết như trên vào ngày 4/3. Theo đó thì dây thép là một trong số ít còn lại của những sản phẩm thép Việt Nam bị Canada khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại.

Tính đến nay, Canada đã mở cuộc điều tra 8 vụ việc đối với các sản phẩm thép xuất cảng của Việt Nam. Trong số này có 5 vụ liên quan đến bán phá giá, hai vụ chống trợ cấp và một vụ tự vệ.  Dây thép là sản phẩm được xử dụng rộng rãi trong bê tông dự ứng lực, khung dù, hạt bi sắt lốp xe, dây đàn piano, lõi dây dẫn, dây cáp dùng cho thang máy, cần cẩu, lõi điện cực hàn và đinh.

RFA

 

4/ TÀU HẢI CẢNH TRUNG CỘNG HÚC VÀO TÀU PHILIPPINES, 4 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Cộng và tàu tuần duyên Philippines ở Bãi Cỏ Mây vào hôm qua 5/3 đã khiến ít nhất 4 thủy thủ Philippines bị thương. Giới chức Philippines cho biết các tàu hải cảnh Trung Cộng cùng các tàu hộ tống đã chặn các tàu tuần duyên và tiếp tế của Philippines đến Bãi Cỏ Mây, đồng thời thực hiện những bước nguy hiểm dẫn đến các va chạm nhỏ giữa các tàu.

 

Tàu BRP Sindangan của Philippines bị hư hỏng nhẹ từ vụ va chạm xảy ra vào buổi sáng sớm.  Khoảng một giờ sau đó, một tàu hải cảnh của Trung Cộng đã ngăn chặn và sau đó đâm vào tàu tiếp tế của Philippines khi tàu này đang được tàu tuần duyên hộ tống, theo giới chức Philippines. Tàu tiếp tế của Philippines sau đó bị các tàu hải cảnh Trung Cộng phun vòi rồng khiến cửa kính bị vỡ và làm ít nhất 4 thủy thủ trên tàu bị thương, theo thông báo tư lực lượng đặc nhiệm Philippines tham gia trong vụ tranh chấp này.

Theo lực lượng đặc nhiệm Philippines, hành động của phía Trung Cộng là một nỗ lực mới nhằm ngăn chặn các hoạt động tiếp tế thường kỳ của Philippines. Bộ ngoại giao Philippines đã triệu mời phó đại sứ Trung Cộng đến trụ sở để đưa ra phản đối chính thức về hành động của tàu hải cảnh Trung Cộng và nói điều này là không thể chấp nhận được.

Bộ ngoại giao Philippines viết trong thông báo yêu cầu các tàu Trung Cộng phải rời khỏi Bãi Cỏ Mây mà Manila gọi là Ayugin. Bãi Cỏ Mây do Philippines kiểm soát nhưng Trung Cộng cũng đòi chủ quyền với khu vực này và đã bao vây bãi này bằng các tàu hải cảnh, hải quân và các tàu khác nhằm ngăn chặn các lực lượng Philippines vận chuyển vật liệu xây dựng đến để gia cố tàu BRP Sierra Madre mà Manila để lại đây từ cuối những năm 1990.

RFA

 

 

VNThoibao

 

 VNTB – Xuất khẩu lao động: Lợi ích kinh tế hay tai họa cho sự phát triển của Việt Nam?

VNTB – Ai mà dám phản biện “khuôn vàng thước ngọc”!

VNTB – Xâm nhập mặn đang đe dọa miền Tây

VNTB – Xuân Vũ: Đường Đi Không Đến

VNTB – Văn hóa quản lý nhân sự của VinFast ra sao?

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 06/03/2024

Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS


Báo Tiếng Dân

 

“Phản Phật” như thầy Thích Chân Quang04/03/2024

 

 

Thuy My

 

Mạc Văn Trang - Quan ta, quan tây

Lê Xuân Nghĩa - Chuyển biến tích cực đối với Ukraine

Lưu Nhi Dũ - Vạn Thịnh Phát, vụ án lịch sử: Ai thất bại?

Tạ Duy Anh - Ngày tổng động viên

Vương Trí Nhàn - Những người đàn bà trong chiến tranh (1)

Lưu Trọng Văn - Phật, người đấu tranh cho Nữ quyền đầu tiên

Lê Xuân Nghĩa - Đồng chí Thổ vẫy tay chào thân ái đồng chí Nga

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

Hoàng Nguyên Vũ - Bậc “chân tu”, làm ơn “tay tu” để bớt móc túi chúng sanh lại!

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Hàng chục ngàn doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường trong hai tháng 06/03/2024

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn 06/03/2024

Nước Nga của Putin nay đã trở thành chư hầu của Trung Quốc? 06/03/2024

Viện trợ nước ngoài, quyên góp, thuế và tiền ảo: Hamas kiếm tiền bằng cách nào? 06/03/2024

Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng với những điểm nhấn về “con đường Phan Châu Trinh” 05/03/2024

Con người phải là trọng tâm của việc chấn hưng văn hóa 05/03/2024

Trung Quốc phát triển mạng lưới tổng kho dọc biên giới Việt Trung: Công nghiệp nhẹ Việt Nam sẽ ra sao? 05/03/2024

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống bành trướng thương mại của Trung Quốc? 05/03/2024

Nguy cơ khủng hoảng đang phủ bóng đen ở Biển Đông 05/03/2024

 

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Giúp sức cho Trịnh Văn Quyết, cựu Tổng Giám đốc Faros được trả lương bao nhiêu?

Võ Nam/VOV.VN

https://soha.vn/giup-suc-cho-trinh-van-quyet-cuu-tong-giam-doc-faros-duoc-tra-luong-bao-nhieu-198240306071148599.htm

Cựu Tổng giám đốc Faros Đỗ Như Tuấn khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình, nhưng không thừa nhận mục đích Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuấn khai không được hưởng lợi ích từ hành vi vi phạm, mà chỉ hưởng lương hàng tháng từ 115 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

Cơ quan điều tra - Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong đó đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC), Doãn Văn Phương (cựu Chủ tịch công ty CP Xây dựng Faros), Đỗ Như Tuấn (cựu Tổng giám đốc công ty CP Xây dựng Faros) và 48 bị can khác.

Ở vụ án này, ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị truy tố về hai tội danh Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kết luận điều tra xác định hành vi của ông Đỗ Như Tuấn (SN 1969, trú Hai Bà Trưng, Hà Nội; cựu Tổng Giám đốc Faros) đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Minh Huế (em gái của Trịnh Văn Quyết).

Theo kết luận điều tra, Đỗ Như Tuấn từng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, sau đó được Trịnh Văn Quyết giao làm Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros từ ngày 29/5/2015 đến ngày 5/5/2017.

Với vai trò Tổng giám đốc Faros, Đỗ Như Tuấn được xác định đã ký các hợp đồng, chứng từ khống để rút tiền góp vốn ra khỏi công ty CP Xây dựng Faros, tạo dòng tiền hạch toán kế toán hợp thức, che giấu việc góp vốn khống và sử dụng vốn tại Faros.

Theo chỉ đạo của Quyết và Huế, từ ngày 29/5/2015 đến ngày 5/5/2017, Tuấn ký khống 107 hợp đồng, ủy thác đầu tư, hợp tác kinh doanh khống với 12 công ty với tổng số tiền là 5,3 tỷ đồng làm căn cứ để Huế sử dụng chuyển tiền, rút tiền góp vốn ra khỏi công ty CP Xây dựng Faros.

Trong các ngày 2/7/2016 và 18/11/2016, Tuấn ký 5 hợp đồng, 5 biên bản thanh lý hợp đồng nhận chuyển nhượng khống cổ phần của 4 cá nhân tại công ty CP FLC Travel với tổng giá trị 633 tỷ đồng (thực tế chỉ chạy dòng tiền không phát sinh thanh toán, chuyển nhượng thực), làm căn cứ để tạo dòng tiền, hợp thức che giấu số vốn góp khống.

Từ ngày 7/5/2015 đến 26/6/2017, Tuấn ký 210 chứng từ để Huế làm thủ tục chuyển 9.879 tỷ đồng từ tài khoản của công ty CP Xây dựng Faros đến tài khoản của các công ty khác nhau nhằm tạo dòng tiền, hạch toán kế toán, hợp thức, che giấu việc góp vốn khống và sử dụng vốn góp tại Công ty CP Xây dựng Faros.

Ngoài ra, với vai trò là Tổng giám đốc Faros, Đỗ Như Tuấn còn ký nhiều báo cáo, hồ sơ để giải trình với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán để được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống.

Trước khi cổ phiếu của Faros niêm yết (mã chứng khoán ROS), theo yêu cầu của Trịnh Thị Minh Huế, Tuấn đứng tên sở hữu 50.000 cổ phiếu theo danh sách 386 cổ đông của công ty. Nhưng thực chất Tuấn không thực sự được sở hữu mà hiện vẫn do Trịnh Thị Minh Huế quản lý.

Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình nhưng không thừa nhận mục đích Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuấn khai không được hưởng lợi ích từ hành vi vi phạm, mà chỉ hưởng lương hàng tháng từ 115 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

"Hành vi trên của Đỗ Như Tuấn cùng những người liên quan đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết nâng khóng vốn điều lệ, niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty CP Xây dựng Faros trên sàn chứng khoán để Quyết cùng đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư". - Kết luận điều tra nêu.

 

Bao nhiêu cán bộ ‘nhúng chàm’ vì nhận tiền, quà khi tiến hành thanh tra tại SCB?

Hoàng Thuận
https://tienphong.vn/bao-nhieu-can-bo-nhung-cham-vi-nhan-tien-qua-khi-tien-hanh-thanh-tra-tai-scb-post1617565.tpo

TPO - Cáo trạng xác định, có 17 bị cáo nhiều lần nhận tiền, quà và lợi ích vật chất khác của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) để làm trái công vụ trong quá trình thanh tra tại ngân hàng này.

Sáng nay, TAND TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 đồng phạm liên quan sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Bà Trương Mỹ Lan được dẫn giải đến toà trước giờ làm việc, trong trang phục màu ghi sáng.

Sáng nay, đại diện viện kiểm sát tiếp tục công bố bản cáo trạng truy tố bà Lan cùng 85 bị cáo trong vụ án.

Cáo trạng xác định, có 17 bị cáo nhiều lần nhận tiền, quà và lợi ích vật chất khác của Ngân hàng SCB để làm trái công vụ trong quá trình thanh tra tại ngân hàng

Cụ thể, Nguyễn Văn Hưng (66 tuổi, ngụ TP Hà Nội, cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) đã nhận 390.000 USD; Nguyễn Thị Phụng (51 tuổi, quê Hải Dương, cựu Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng 2) đã nhận 20.000 USD và 210 triệu đồng; 1 đồng hồ; 1 túi xách và 1 chiếc khăn.

Các bị can Vũ Khánh Linh (40 tuổi, quê Nam Định, cựu Phó trưởng phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng 2), Nguyễn Tuấn Anh (35 tuổi, quê Hải Dương, cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước), Bùi Tuấn Khoa (48 tuổi, ngụ TP.Hà Nội, cựu Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng 2) nhận 100 triệu đồng.

Bị can Vương Đỗ Anh Tuấn (48 tuổi, ngụ TP Hà Nội, cựu Trưởng phòng thanh tra, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng 2) nhận 20.000 USD và 2 chiếc áo.

Bị can Trần Văn Tuấn (61 tuổi, quê Thái Bình, cựu Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp) nhận 6.000 USD và 40 triệu đồng; Lê Thanh Hà (59 tuổi, quê Nghệ An, cựu Phó chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước) nhận 14.000 USD và 100 triệu đồng.

Bị can Nguyễn Duy Phương (41 tuổi, quê Bắc Giang, cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp) chỉ thừa nhận đã nhận 1.000 USD và 20 triệu đồng, không thừa nhận đã nhận 5.000 USD;

Bị can Nguyễn Văn Thùy (49 tuổi, quê Thái Bình, cựu Phó trưởng ban kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Agribank) đã nhận 21.000 USD và 60 triệu đồng, 1 áo sơ mi, 1 áo phông và 1 hộp yến;

Bị can Trương Việt Hưng (46 tuổi, quê Bắc Giang, cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp) đã nhận 6.000 USD

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn (58 tuổi, quê Thái Bình, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng 2), Trưởng Đoàn Thanh tra thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng, trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Thị Phụng và tổ tổng hợp (gồm: Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Văn Khoa) lập, chỉnh sửa các báo cáo của Đoàn Thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra.

Các thành viên còn lại của Đoàn thanh tra có vai trò thực hiện, đồng ý theo ý kiến chỉ đạo, đã báo cáo không đầy đủ, không trung thực, bao che sai phạm của SCB lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ và ra kết luận thanh tra theo hướng: không đưa Ngân hàng SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, để SCB tiếp tục thực hiện tái cơ cấu; không chuyển hồ sơ sai phạm sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định; ưu tiên áp dụng giải pháp kinh tế.

Việc làm trên dẫn tới không kịp thời ngăn chặn để Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút, sử dụng tiền của Ngân hàng SCB trái pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là hơn 514.000 tỷ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận đưa hối lộ

Quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, để che giấu thực trạng đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB phát hiện qua thanh tra, SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu.

Bị can Trương Mỹ Lan đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra.

Trên cơ sở đó, Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, làm nhẹ sai phạm của SCB và kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho SCB được tái cơ cấu.

Cụ thể, trong đợt thanh tra lần 1, bà Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Thị Phụng, Phó trưởng đoàn và Tổ tổng hợp (Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38.000 tỷ đồng; trích lập dự phòng rủi ro hơn 18.000 tỷ đồng và thoái dự thu trên 3.000 tỷ đồng đối với 3 dự án Mũi Đèn Đỏ, 6A, và Royal Garden tại SCB Chi nhánh Cống Quỳnh.

Thoái lãi dự thu khỏi thu nhập hơn 3.100 tỷ đồng các khoản bán Repo cổ phiếu trả chậm, làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng SCB (nợ xấu, Âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế, hệ số an toàn CAR,...) theo hướng có lợi cho Ngân hàng SCB để hợp thức, đưa vào Báo cáo đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra và các báo cáo Chính phủ.

Đồng thời, Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh xây dựng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ tại cuộc họp vào các ngày 24/1/2018, 12/3/2018, 8/6/2018 và 28/6/2018, nội dung không trung thực, không đúng về sai phạm, vi phạm của Ngân hàng SCB và kiến nghị tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu.

Đợt thanh tra lần 2, bị cáo Nhàn là người chủ động đề xuất Nguyễn Văn Hưng thay đổi Kế hoạch thanh tra nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng có địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai để không phải thanh tra các khoản vay của nhóm 71 khách hàng phát sinh sau ngày 30/6/2017 còn dư nợ đến 31/3/2018, không thanh tra đối với 13 khách hàng mới có cùng địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai phát sinh dư nợ sau ngày 30/6/2017.

Từ đó, không chuyển cho cơ quan chức năng xử lý, ưu tiên thực hiện các biện pháp kinh tế để Trương Mỹ Lan, Võ Tấn Hoàng Văn chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB thực hiện việc cho vay với mục đích tất toán các khoản vay phát sinh trước 30/6/2017 đối với nhóm 71 khách hàng có địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai với hơn 88.000 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, bà Trương Mỹ Lan thừa nhận có gặp gỡ bà Đỗ Thị Nhàn nhưng phủ nhận việc chỉ đạo cấp dưới đưa tiền hối lộ. Cựu Tổng giám đốc SCB Võ Tân Hoàng Văn khai nhận đã nhiều lần đưa tiền cho bà Nhàn theo chỉ đạo của bà Lan, với tổng số tiền 5,2 triệu USD.

Sau mỗi lần đưa tiền cho bà Nhàn, Văn đều thông báo cho bà Lan. Trong khi đó, bà Nhàn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và đã nộp lại 4,8 triệu USD cùng 10 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 10 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại trong vụ án.

 

Cấp đất công sai quy định cho cán bộ của xã, huyện và tỉnh

Chí Quốc

https://tuoitre.vn/cap-dat-cong-sai-quy-dinh-cho-can-bo-cua-xa-huyen-va-tinh-20240305200152623.htm

Được giao quản lý đất công, UBND xã trình và được UBND huyện đồng ý cấp đất sai quy định cho nhiều hộ gia đình, trong đó có nhiều hộ là cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh.

Ngày 5-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Thanh tra tỉnh Bạc Liêu vừa có kết luận thanh tra đối với việc giao đất cho 34 hộ gia đình tại ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) theo quyết định của chủ tịch UBND huyện Hòa Bình vào năm 2006.

Theo đó, từ năm 2003, UBND xã Vĩnh Thịnh được giao quản lý 194,5ha đất công. Sau đó, ngoài đất được phê duyệt giao cho các đơn vị khác, UBND xã Vĩnh Thịnh có tờ trình và được UBND huyện Hòa Bình đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 52 hộ gia đình với diện tích 62,5ha.

Tuy nhiên việc giao đất này còn nhiều hạn chế, thiếu sót, vi phạm như: giao đất cho một số đối tượng là cán bộ đang công tác ở xã, huyện, tỉnh không đảm bảo tiêu chí tại thời điểm đó.

Qua nhiều cuộc họp nhằm chấn chỉnh, xem xét lại đối tượng được giao đất, UBND huyện Hòa Bình đã xét duyệt lại từ 52 hộ xuống còn 34 hộ nhưng không ra quyết định thu hồi hay hủy bỏ các quyết định cấp sai trước đây.

Trong 34 hộ này thì có 20 hộ được giao đất là những đối tượng hợp thức hóa từ việc giao đất sai quy định cho một số cán bộ chủ chốt, cấp ủy của xã Vĩnh Thịnh.

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho rằng việc quản lý đất đai tại UBND huyện Hòa Bình, UBND xã Vĩnh Thịnh và các cơ quan chuyên môn tham mưu trong xét duyệt giao đất đã để xảy ra sai phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu cố ý làm trái quy định pháp luật về đất đai, cần phải điều tra, xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên việc truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết thời hiệu, nhiều hộ không thuộc đối tượng giao đất đã chuyển nhượng đất cho người khác và đi khỏi địa phương nên việc xử lý, thu hồi khó thực hiện.

UBND huyện Hòa Bình cần kiểm điểm xử lý kỷ luật, truy thu tiền sử dụng đất đối với cán bộ chủ chốt của xã Vĩnh Thịnh, của cá nhân được cấp đất, cho thuê đất sai quy định liên quan đến 20/34 hộ để khắc phục hậu quả đã xảy ra, tránh thất thoát tài sản nhà nước trong quản lý, sử dụng đất.

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo kiểm điểm có hình thức đối với tập thể và các cá nhân liên quan đến việc giao đất cho 34 hộ gia đình tại xã Vĩnh Thịnh nêu trên.

 

Nữ giám đốc tham ô tiền tỉ từ hai công ty của ông chủ Hàn Quốc

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/nu-giam-doc-tham-o-tien-ti-tu-hai-cong-ty-cua-ong-chu-han-quoc-20240305190348824.htm

Ngày 5-3, Phòng cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng khởi tố, bắt tạm giam Đỗ Thị Hà Xuyên (36 tuổi, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) về hành vi tham ô tài sản.

Xuyên bị cáo buộc đã tham ô tiền tỉ từ hai công ty của ông chủ người Hàn Quốc.

Kết quả điều tra bước đầu xác định: Ông L. (quốc tịch Hàn Quốc) muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nên thông qua Xuyên nhờ làm thủ tục thành lập hai doanh nghiệp là Công ty K.S. (Xuyên đứng tên là chủ sở hữu, kiêm người đại diện theo pháp luật với chức danh giám đốc) và Công ty K.E.

Sau khi thành lập, do không thường xuyên có mặt tại Việt Nam, ông L. bổ nhiệm Xuyên giữ chức vụ giám đốc điều hành Công ty K.E.

Theo nhiệm vụ được giao, Xuyên được quyền ký kết các chứng từ giao dịch với ngân hàng, hải quan, cơ quan chức năng.

Lợi nhuận của hai công ty có được từ hoạt động bán buôn chất phụ trợ cho dệt nhuộm do ông L. thực hiện với khách hàng.

Để phục vụ hoạt động kinh doanh, Xuyên mở hai tài khoản thanh toán cho hai công ty tại ngân hàng và được quyền thay mặt ông L. thực hiện các giao dịch.

Hằng tuần, Xuyên phải gửi báo cáo chi tiêu bằng tiếng Hàn Quốc cho ông L. và mỗi tháng phải gửi bản sao kê tài khoản ngân hàng bằng tiếng Việt qua email.

Từ năm 2020 đến 2023, thấy ông L. không chú ý quản lý tiền, lại được giao quản lý tài khoản ngân hàng nên Xuyên đã nhiều lần rút tiền trong hai tài khoản ngân hàng ra, dùng vào việc đầu tư, kinh doanh bất động sản, tiền ảo... Sau một thời gian thì Xuyên nộp tiền trả lại vào tài khoản cho công ty.

Sau đó Xuyên bị thua lỗ, dẫn đến thâm hụt tiền của hai doanh nghiệp.

Để che giấu việc rút tiền, Xuyên lập file báo cáo số tiền thu, chi nhưng chỉ báo cáo các khoản liên quan đến hoạt động của công ty, những khoản sử dụng riêng thì không nêu.

Xuyên điều chỉnh số liệu tiền mặt và tiền trong tài khoản trên file báo cáo để ông L. không biết.

Xuyên sử dụng máy tính công ty, truy cập vào trang web của ngân hàng, đăng nhập tài khoản hai công ty. Tiếp đó, tải về file excel sao kê tài khoản ngân hàng, chỉnh sửa số liệu các giao dịch cho phù hợp với số tiền đã báo cáo hằng tuần rồi gửi file đó qua email cho ông L....

Xuyên đã chiếm đoạt của hai công ty hơn 4,6 tỉ đồng.


Bắt chi cục trưởng dự trữ nhà nước Tuyên Quang và thuộc cấp

Trần Thanh

https://dantri.com.vn/phap-luat/bat-chi-cuc-truong-du-tru-nha-nuoc-tuyen-quang-va-thuoc-cap-20240306074053242.htm

(Dân trí) - Nguyễn Văn Đoàn lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo và cùng Nguyễn Anh Tuấn làm sai lệch thủ tục đấu thầu, thanh quyết toán tiền bốc xếp gạo và kê lót kho bảo quản gạo để hưởng lợi cá nhân.

Ngày 6/3, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Đoàn (SN 1976, ở huyện Sơn Dương), Chi Cục trưởng Chi cục Dự trữ nhà nước tỉnh Tuyên Quang và Nguyễn Anh Tuấn (SN 1977, ở TP Tuyên Quang), Kế toán trưởng Chi cục Dự trữ nhà nước tỉnh Tuyên Quang về tội Tham ô tài sản.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ năm 2022, Nguyễn Văn Đoàn đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo và cùng Nguyễn Anh Tuấn làm sai lệch thủ tục đấu thầu, thanh quyết toán tiền bốc xếp gạo và kê lót kho bảo quản gạo do Chi cục quản lý, chiếm đoạt tiền của Nhà nước để hưởng lợi cá nhân.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Anh Tuấn đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Vụ án đang được tiếp tục điều tra, mở rộng.

 

Lạm quyền khi cấp đất, 2 nguyên lãnh đạo phường xin nghỉ hưu sớm bị khởi tố và nâng mức kỷ luật

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/lam-quyen-khi-cap-dat-2-nguyen-lanh-dao-phuong-xin-nghi-huu-som-bi-khoi-to-va-nang-muc-ky-luat-20240304212341387.htm

Dù đã xin nghỉ hưu sớm nhưng cả nguyên chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn không thoát bị khởi tố, khai trừ Đảng, sẽ bị xem xét lại để nâng mức kỷ luật hành chính.

Ngày 6-3, lãnh đạo các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cho biết trong vụ án liên quan đất đai tại phường Ninh Hải có 4 bị can đã bị khởi tố: Trịnh Thanh Bình (công chức địa chính xã Ninh Hưng, nguyên công chức địa chính phường Ninh Hải), Trần Thanh Tùng (nguyên phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải), Trần Hải (nguyên chủ tịch UBND phường Ninh Hải) và Hồ Nhật Trung (nhân viên chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Ninh Hòa).

Có 2 bị can bị khởi tố nhưng được tại ngoại là Trần Hải và Hồ Nhật Trung.

Theo kết luận thanh tra của UBND thị xã Ninh Hòa, tháng 6-2017, địa phương đã lập hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 14.238m2 tại khu vực núi Bức Trong cho bà Trương Thị Xiềng (ở phường Ninh Hải, tháng 6-2017).

Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên, bà Xiềng đã làm thủ tục tách thành 2 thửa và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất một thửa (7.238m2) cho ông Trần Thanh Tuấn là con trai ruột của phó chủ tịch UBND phường Ninh Hải Trần Thanh Tùng (tháng 7-2017).

Ông Tùng đã ký chứng thực hợp đồng đó trái thẩm quyền, trái pháp luật.

Mặt khác, vào năm 2018 và 2021, một số người ở phường Ninh Hải đã có đơn khiếu nại, tranh chấp đất với bà Xiềng. Vì họ cho rằng trong diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận cho bà Xiềng đã bao chiếm cả phần đất của họ khai hoang, sử dụng.

Thế nhưng, các lãnh đạo phường Ninh Hải, gồm bí thư đảng ủy Nguyễn Tấn Sâm, chủ tịch phường Trần Hải, phó chủ tịch phường Trần Thanh Tùng đã không chỉ đạo, tiến hành thụ lý, giải quyết theo đúng qui định pháp luật nên tiếp tục phát sinh khiếu nại của dân.

Tháng 1-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa có chỉ đạo khẩn trương chỉ đạo xử lý "vụ việc vi phạm vi phạm trong việc lập và chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bà Trường Thị Xiềng và ông Trần Thanh Tuấn xảy ra tại UBND phường Ninh Hải có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ".

UBND thị xã Ninh Hòa đã chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tại phường Ninh Hải cho cơ quan điều tra theo qui định pháp luật.

Về hành chính, chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa đã có quyết định kỷ luật ông Trần Hải với mức khiển trách và ông Trần Thanh Tùng mức cảnh cáo.

Sau đó, cả 3 lãnh đạo phường Ninh Hải, gồm bí thư Đảng ủy Nguyễn Tấn Sâm, chủ tịch UBND phường Trần Hải, phó chủ tịch UBND phường Trần Thanh Tùng đều đã có đơn xin thôi chức, nghỉ hưu và đã được cho nghỉ hưu trước tuổi.

Thế nhưng, sau khi ông Hải, ông Tùng đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Ninh Hòa khởi tố bị can, vừa qua hai ông đã bị Ban Thường vụ Thị ủy Ninh Hòa xem xét, xử lý kỷ luật khai trừ Đảng.

Vì vậy, theo lãnh đạo thị xã Ninh Hòa, sắp tới UBND thị xã sẽ xem xét lại để xử lý nâng mức kỷ luật hành chính tương xứng đối với hai ông Trần Hải và Trần Thanh Tùng - nguyên lãnh đạo phường Ninh Hải đã bị khởi tố bị can.

 

Cựu giám đốc CDC Hà Nội: Quên trả 'quà' Việt Á tặng vì bận

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-cdc-ha-noi-quen-tra-qua-viet-a-tang-vi-ban-4718711.html

HÀ NỘICựu giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt khai thấy bất thường khi cấp dưới đưa "quà" 500 triệu đồng của Việt Á sau đấu thầu kit test, nhưng bận chống dịch quên trả.

Chiều 5/3, ông Việt, 51 tuổi, cựu giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội và cựu trưởng phòng Tài chính Lê Minh Tuyến, 50 tuổi, bị TAND Hà Nội xét xử về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, sau hai lần hoãn vì lý do sức khỏe của ông Việt.

Ông Việt bị cáo buộc "móc nối, thông đồng" với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nâng giá mua kit test Covid-19. CDC Hà Nội sau đó nhận "lại quả" 1,3 tỷ đồng, trong đó ông Việt là 500 triệu đồng.

Tại toà, nêu lại bối cảnh phạm tội, ông Việt nói tháng 6/2020, khi đang làm phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, ông được điều động phụ trách CDC Hà Nội tháng 6/2020, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Người tiền nhiệm là ông Nguyễn Nhật Cảm bị bắt trong vụ bê bối liên quan "thổi giá" thiết bị xét nghiệm, sau đó nhận hình phạt 10 năm tù.

Trong giai đoạn ông Cảm làm giám đốc, CDC Hà Nội được xác định đã tiếp nhận 61.100 kit xét nghiệm Covid-19 từ Việt Á nhưng chưa thanh toán.

Ông khai suốt quá trình đấu thầu kit test, không gặp riêng với Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt mà chỉ hai lần gặp ở trung tâm, khi Việt Á tới gửi công văn đòi tiền chứ "CDC không mời họ đến làm việc". Tại các buổi gặp gỡ này, theo ông, đại diện Việt Á chỉ muốn thanh toán nốt tiền và bày tỏ nếu có gói thầu tiếp theo thì mong muốn được tham gia.

Tại cuộc họp công khai sau đó, cựu giám đốc CDC khai có nhiều người dự gồm lãnh đạo, trưởng, phó các phòng ban, trên dưới 10 người nên "mọi việc rất rõ ràng". Do sự việc đã quá lâu, ông cho hay không nhớ từng câu chữ mình chỉ đạo, song "nói đại ý" là kit của Việt Á được các chuyên môn đánh giá đạt yêu cầu, trước đây CDC đã sử dụng và phù hợp, "cố gắng mua được sản phẩm như vậy".

Về các tiêu chuẩn khoa xét nghiệm đưa ra cho kit test, ông Việt nói chuyên ngành của mình là tim mạch nên không có kiến thức về chống dịch. Các vấn đề liên quan thầu, ông đều phải dựa vào các khoa chuyên môn để thực hiện.

Trước lời khai này, chủ tọa Vũ Quang Huy truy vấn "trước đó bị cáo vừa khai chỉ đạo cuộc họp là ‘cố gắng mua sản phẩm như của Việt Á’? Là người đứng đầu, phải nhận thức thông số kỹ thuật đảm bảo khách quan chứ?". Ông Việt đáp, ban đầu không nhận ra, khi đóng hai gói thầu mới biết như thế là có lợi cho Việt Á.

Về việc nhận tiền "cảm ơn" của Việt Á, ông Việt khai ngay khi Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt nói có quà cho CDC, ông đã giao cho bị cáo Tuyến tiếp nhận. Việc này nói giữa cuộc họp, có nhiều người biết. Khi ông Tuyến mang tiền lên phòng, ông Việt nói sắp đi họp nên "rất vội, từ chối nhiều lần" nhưng cuối cùng vẫn nhận. Đi họp về, nhận thấy số lượng tiền "nhiều bất thường", ông định trả lại nhưng "chống dịch gấp rút, công việc ào ào" nên quên, mãi về sau mới biết là quà của Việt Á.

HĐXX dẫn lời khai của ông Việt tại cơ quan điều tra rằng ngay khi đưa tiền, ông Tuyến nói rõ của Việt Á. Ông Việt hỏi lại "với người khác thì thế nào?" và được cấp dưới trả lời "xong xuôi cả rồi", đồng thời đưa tờ giấy ghi các con số cho xem.

Toàn bộ số tiền 500 triệu đồng nhận, ông Việt đã được vợ khắc phục.

Khai báo sau đó, bị cáo Tuyến khẳng định sau khi cầm tiền của Việt Á đã chia cho nhiều cán bộ trong CDC chứ không hưởng riêng 800 triệu đồng. Song tại cơ quan điều tra, các cá nhân này đều phủ nhận.

Ông Tuyến hôm nay vẫn nói: "Có thế nào khai vậy. Họ phủ nhận, bị cáo cũng không có cách nào khác". Các cá nhân trên được tòa triệu tập song đều có đơn xin vắng nên không thể đối chất trực tiếp.

Đánh giá hai bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, VKS đề nghị phạt án tù treo, trong đó ông Việt 30-36 tháng, ông Tuyến 24-30 tháng.

Do ông Tuyến còn thiếu 80 triệu đồng trong nghĩa vụ khắc phục hậu quả và có nguyện vọng nộp trong sáng mai, tòa nghị án kéo dài để "tạo điều kiện" nốt tiền.

Ngày mai, 14h30, toà sẽ tuyên án.

VKS cáo buộc, ngay khi nhận nhiệm vụ tại CDC Hà Nội, ông Việt và ông Tuyến đã mời Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và phó tổng giám đốc Vũ Đình Hiệp đến họp, thống nhất việc thanh toán cho 61.000 kit xét nghiệm và "làm thế nào để đảm bảo Việt Á trúng thầu bán kít xét nghiệm cho CDC Hà Nội để Việt Á đỡ thiệt".

Hai tháng sau, được cấp dưới báo cáo nhu cầu bổ sung hơn 45.000 kit test trong khi còn nợ Việt Á rất nhiều tiền, ông Việt chỉ đạo bà Đỗ Thị Thu (Phó khoa Dược, vật tư y tế) xây dựng tính năng kỹ thuật của kit xét nghiệm khi đưa ra đấu thầu như thế nào để đảm bảo Việt Á trúng thấu, "có lợi nhuận, bù vào số tiền CDC Hà Nội chưa thanh toán", cáo trạng nêu.

Về phía Việt Á, lãnh đạo Việt và Hiệp cũng chủ động phối hợp CDC Hà Nội để cùng làm hồ sơ sao cho Việt Á trúng thầu. Hiệp cung cấp cho bà Thu bảng chào giá, nói về những tính năng bắt buộc phải đưa vào hồ sơ mời thầu, nhằm đảm bảo Việt Á trúng thầu.

Ngày 6/8/2020, bà Thu có phiếu đề xuất mua hóa chất, sinh phẩm, vật tư phục vụ chống dịch vào 5 tháng cuối năm 2020. Trong đó có 38.300 kit, đơn giá 470.000 đồng/kit, tổng giá trị 18 tỷ đồng.

Phiếu đề xuất được ông Việt phê duyệt và được CDC triển khai thành hai gói thầu.

Gói thứ nhất, số lượng 10.000 kit xét nghiệm, tổng 4,7 tỷ đồng, được thực hiện theo phương pháp chỉ định thầu rút gọn. Nhà chức trách xác định chưa đủ căn cứ kết luận CDC Hà Nội có sai phạm.

Gói thầu thứ hai, tổng giá trị 13,1 tỷ đồng, được thực hiện theo phương pháp đấu thầu rộng rãi. Dựa trên các thông số trước đó đã trao đổi với Việt Á, ông Việt tiếp tục chỉ đạo bà Thu cung cấp thông tin về kit Việt Á cho cơ quan thẩm định giá để ban hành chứng thư thẩm định với thông số kỹ thuật đặc thù, chỉ có sản phẩm do Công ty Việt Á sản xuất mới có.

Sau khi CDC Hà Nội đăng hồ sơ mời thầu, đến thời điểm đóng thầu, chỉ có Công ty Việt Á nộp hồ sơ, do đó trở thành nhà cung cấp cho CDC Hà Nội với giá trị hợp đồng 13 tỷ đồng.

Bộ Công an, VKSND Tối cao phối hợp Viện Khoa học hình sự và các đơn vị thuộc Bộ Y tế tiến hành thực nghiệm điều tra, xác định giá kit xét nghiệm của Việt Á (đã bao gồm 5% lợi nhuận) tối đa là 143.000 đồng/kit. Do đó, thiệt hại của vụ án là số tiền chênh mà CDC Hà Nội đã trả cho Việt Á trong gói thầu thứ hai, tức hơn 9 tỷ đồng.

Nhà chức trách cáo buộc, sau khi đấu thầu thành công hai gói cung cấp vật tư, CDC Hà Nội được Việt Á "cảm ơn" hơn một tỷ đồng. Trưởng phòng Tài chính Lê Minh Tuyến nhận hơn 1,3 tỷ đồng từ phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp, ngay sau đó mang lên phòng làm việc của ông Trương Quang Việt, đưa 500 triệu đồng. Ông Tuyến hưởng lợi 830 triệu đồng và đưa cho bà Thu 30 triệu đồng.

VKS đánh giá, bà Thu không biết tiền này là của Việt Á, chỉ làm việc theo chỉ đạo của cấp trên, không nhằm động cơ vụ lợi. Bà Thu thành khẩn và nộp lại 30 triệu đồng, do đó không bị xử lý hình sự mà bị đề nghị xem xét kỷ luật.

Liên quan vụ án, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và cấp phó Vũ Đình Hiệp trước đó đã hầu tòa hai lần, trong vụ án liên quan Học viện Quân y hồi cuối tháng 12/2023 và vụ án liên quan cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, tháng 1 vừa qua.

Ngoài sai phạm tại CDC Hà Nội, cơ quan điều tra cáo buộc Việt Á đã thông thầu tại 20 địa phương khác để được cung cấp kit xét nghiệm Covid-19 với giá cao, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 400 tỷ đồng.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment