KHÔN NHÀ DẠI CHỢPhạm Trần
(03/024)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại” ?
Đảng lý luận: “An
ninh Quốc gia (ANQG) là sự vững mạnh, trường
tồn của Đảng, sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước, chế độ
XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; là sự ổn định về chính trị, về biên
giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia và an ninh, an toàn xã hội.”
Rõ ràng, mục
tiêu tối hậu là bảo vệ sự trường tồn vĩnh viễn cho đảng” cầm quyền độc tài. Bởi
vì đảng đã viết : “ Công tác bảo vệ ANQG phải đặt dưới sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,
là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.” (theo Học
viện Chính trị khu vực I, ngày 15/06/2023)
Các biện pháp thi hành gồm
: “ Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Kịp thời ngăn chặn, dập tắt
các vụ gây rối, bạo loạn chính trị, vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng
phản động trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân
quyền để gây mất ổn định; không để bên ngoài lấy cớ can thiệp; đấu tranh ngăn
chặn hoạt động của số phần tử cơ hội chính trị, không để hình thành tổ chức
chính trị đối lập dưới mọi hình thức.”
Đối với nước ngoài,
bài báo đề nghị : “ Xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân hoạt động phá hoại
kinh tế, lợi dụng hoạt động hợp tác, đầu tư để can thiệp vào chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế, chuyển hóa chính trị.”
Bai viết không cho
biết chi tiết việc “lợi dụng đầu tư” để “can thiệp” vào nội bộ Việt Nam, nhưng đã
cảnh giác rằng : “Một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng người nước
ngoài đứng sau các nhà đầu tư Việt Nam để đầu tư vào các khu vực trọng yếu, địa
bàn chiến lược ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn của
khu vực.”
Bài báo của Học viện
Chính trị khu vực I cũng không nêu danh tính các nhà đầu tư bước ngoài đã lợi dụng
Doanh nghiệp Việt Nam để chen chân vào các vị trí chiến lược quốc phòng, nhưng
với mục đích gì và cho ai ?
Theo quan điểm được
nêu trong Tạp chí Cộng sản thì Việt Nam vẫn phải đối phó với “diễn biến hòa
bình”, tình trạng tự diễn biến” và ““tự chuyển hóa” trong nội bộ…”
Trong nhiều năm, nhóm
chữ “diễn biến hòa bình” được đảng CSVN sử dụng để chỉ “các thế lực thù địch”
do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thực hiện âm mưu
thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Nhưng từ giữa nhiệm
kỳ khóa VII (1991-1996) , Đảng đã chỉ ra
4 nguy cơ đối với sự tồn vong của mình, của chế độ, đồng thời với an ninh quốc
gia, bao gồm:
“Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất
phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên
trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu
không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo
thưc hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu; nguy cơ “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch”
Sau 6 kỳ Đại hội Đảng,
tròn 30 năm, 4 nguy cơ này vẫn tồn tại, đồng thời xuất hiện nhiều nguy cơ mới,
bao gồm các nguy cơ do tác động từ bên ngoài và các nguy cơ nảy sinh từ bên
trong.
Tiêu biểu như Đại
hội XII của Đảng CSVN đã nhìn nhận: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn
tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu
vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm
chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến
phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng… Bảo vệ chủ
quyền biển đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị -
xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định”
Tình hình phức tạp hơn
khi Đảng tiếp tục nhấn mạnh tại Đại hội
XIII (2021): “Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người,
thiên tai, bệnh dịch, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an
ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,… tiếp tục diễn
biến phức tạp” đặt ra nhiều thách thức lớn chưa từng có cho phát triển bền
vững. Những thách thức an ninh phi truyền thống này có thể xuất hiện bất cứ lúc
nào, bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, ngày càng đa dạng, phức tạp, tác
động sâu rộng. Nếu không chủ động và tích cực phòng ngừa, ứng phó thì khi phát
sinh dễ tạo ra những hậu quả khó lường đối với an ninh quốc gia.” (Tạp chí Cộng sản, ngày 15-12-2022)
Như vậy, theo đảng,
lĩnh vực nào của Xã hội Việt Nam cũng bị đe dọa nhưng ai phải chịu trách nhiệm
về những hiện tượng này ?
Vê mặt nhà nước, đảng
được bảo vệ bởi Quân đội và Công an, nhưng đảng đã lạm dụng sự tồn tại của mình
để chống lại những đòi hỏi dân chủ và tự do thì rõ ràng đảng đã đặt quyến lợi
riêng trên quyền lợi của cả dân tộc.
Trong khi đó đảng
CSVN cũng lộ ra yếu kém trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông khi không dám
đối phó với đe dọa của các tầu Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc chiếm Hoàng
Sa năm 1974.
Việt Nam cũng không dám hợp tác với Phi Luật Tân chống
lại lấn áp của Trung Quốc ở vùng biển Bãi Cỏ Mây
(Second Thomas Shoal) – nằm cách Palawan, Phi Luật Tân 105 hải lý về phía
tây, và khoảng 600 hải lý từ Hải Nam, Trung Quốc.
Sau đó Trung Quốc cũng đã kiểm soát 8 vị trí trong Quần
đảo Trường Sa của Việt Nam, sau cuộc tấn công ngày 14/03/1988 gồm:
Cụm Nam Yết: Đá Chữ Thập • Đá Ga Ven • Đá Lạc
Cụm Sinh Tồn: Đá Gạc Ma • Đá Tư Nghĩa
Cụm Trường Sa: Đá Châu Viên
Cụm Bình Nguyên: Đá Vành Khăn
Như thế có phải Việt Nam đã “khôn nhà dại chợ” không ?.
-/-
Phạm Trần
(03/024)
No comments:
Post a Comment