Friday, October 27, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 10 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Quân đội Israel tấn công Gaza, các nước Ả Rập lên án

Mạng lưới đường hầm của Hamas bên dưới Gaza – một tiền tuyến ngầm cho Israel

Mỹ bác chuyện Hamas để mắt tới biên giới phía Nam của Hoa Kỳ

Các mối đe dọa cho binh sĩ gia tăng, quân đội Mỹ tăng cường giám sát Trung Đông

Thiếu thuốc và vật tư y tế, bệnh nhân đành ‘chịu chết’

Quốc hội Việt Nam công bố mức độ tín nhiệm các lãnh đạ

 Sách mới của Tổng Bí thư VN được ca ngợi là kim chỉ nam về phòng chống tham nhũng

 Vụ truy tố ở Georgia: các bị can nhận tội sẽ ‘nguy hiểm cho ông Trump

 Nga tuyên bố sẽ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Triều Tiên ‘trên mọi lĩnh vực’

 

RFA

Đất “guộng” phương Nam

Khi Ngọc Trinh ở nơi công cộng

Bắc Kinh cố chiếm Bãi Cỏ Mây từ Philippines, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng

Trung Quốc liên tục uy hiếp Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, Hà Nội cần lên tiếng!

Myanmar cứu 61 người Việt khỏi các sòng bạc lừa đảo

Biển Đông: Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Philippines và thông điệp cho khu vực

Vụ Ngọc Trinh - “Mọi người không bình đẳng trước pháp luật” tại Việt Nam

Ông Nguyễn Hòa Bình có xứng đáng là Giáo sư?

Việt Nam và Trung Quốc chuẩn bị mở rộng cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Thụy Sĩ giúp Việt Nam phát triển công nghệ tài chính

Vingroup phát hành cổ phiếu bán cho nhân viên và trái phiếu tại Singapore

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên án tù 10 năm tù trong vụ án mới

Việt Nam sẽ xuất khẩu 1,2 GW điện tái tạo sang Singapore

Tiền Giang: Nguyên giám đốc CDC và ba thuộc cấp bị truy tố do nhận tiền từ Việt Á

Tây Ninh: Truy tố cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh nhận lại quả 1 tỷ đồng từ NSJ

Truy tố hai vợ chồng cựu giám đốc Bệnh viện Thủ Đức tham ô, rửa tiền hơn 100 tỷ đồng

Liên minh nhân quyền quốc tế lên án chính phủ vì biệt giam Trịnh Bá Phương

Khởi tố bắt giam người mẫu Ngọc Trinh: bất thường bí ẩn!

Biển Đông: Hoa Kỳ và các nước đồng minh tập trận tuần này

 

BBC

Trung Quốc giải quyết mớ hỗn độn ở Evergrande như thế nào?

Lý Khắc Cường: Cựu Thủ tướng Trung Quốc qua đời vì đau tim ở tuổi 68

Mỹ nói Nga hành quyết những binh sĩ rút lui khỏi cuộc chiến Ukraine

Con tin Hamas: ‘Không có thời gian để để tang mẹ tôi và cháu gái, tôi phải cứu con tôi’

18 người thiệt mạng trong vụ xả súng hàng loạt tại Maine, Mỹ

Biển Đông: Biden nói Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc tấn công

Mike Johnson: Mỹ có Chủ tịch Hạ viện mới, tới phần cam go

COP28 ở Dubai là gì và vì sao nó quan trọng?

Quốc hội VN công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với 44 cán bộ cao cấp

VN: Vì sao không nên trao thêm quyền cho các cơ quan quản lý hành chính?

VN muốn học mô hình TQ để nâng cấp chỉ số chứng khoán, thúc đẩy đầu tư

Lý Thượng Phúc: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị cách chức

 

RFI

Lần đầu tiên quân đội Israel dùng xe bọc thép đột kích vào dải Gaza

Nga phóng tên lửa đạn đạo để tập luyện "tấn công hạt nhân ồ ạt"

Mỹ : Một dân biểu thân cận với Donald Trump đắc cử chủ tịch Hạ Viện

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Xung đột Israel-Hamas : Ván cờ mạo hiểm của Iran

Xung đột Israel-Hamas: Pháp điều tàu bệnh viện đến hỗ trợ Gaza

Xung đột ở Gaza : TT Thổ Nhĩ Kỳ xem Hamas là lực lượng "bảo vệ lãnh thổ"

Hồng Kông sẽ ban hành « luật an ninh quốc gia » mới vào năm 2024

Thủ tướng Úc thăm Mỹ : Israel, Ukraina, Trung Quốc là các hồ sơ chính

Mỹ: Hàng trăm cảnh sát truy lùng thủ phạm vụ xả súng khiến 22 người chết

Khí hậu: LHQ báo động 6 hiểm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại

Chai rượu whisky hiệu nào là đắt nhất thế giới ?

Mù quáng tin vào Putin, Israel cay đắng chờ dịp rửa hận

Thủ tướng và nhiều nghị sĩ Canada bị bôi nhọ trong một chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc

Xung đột ở dải Gaza : Tổng thống Pháp đến Jordani tìm kiếm một giải pháp hòa bình

Mỹ: Sau ba lần thất bại, đảng Cộng Hòa đề cử được ứng viên mới vào chức chủ tịch Hạ Viện

Liên minh quốc tế chống Hamas: Đề xuất của TT Pháp bị coi là bất khả thi

Tại sao châu Á không ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống Hamas ?

Bài Do Thái tại Pháp : Sự căm ghét biến “tôn giáo” thành “chủng tộc” từ thời Trung Đại

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Sáu 27.10.2023

1/  LIÊN MINH NHÂN QUYỀN LÊN ÁN VN VỀ VỤ BIỆT GIAM TRỊNH BÁ PHƯƠNG

Đài Quan sát Bảo vệ Người hoạt động Nhân quyền, một liên minh của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, vừa đưa ra thông báo lên án bạo quyền VN về việc đánh đập và trừng phạt tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, cũng như đối xử tàn tệ mẹ và em trai ông từ năm 2020.

Trong thỉnh nguyện thư công bố vào ngày 25/10, đài Quan sát yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt mọi biện pháp trừng phạt đối với ba nhà đấu tranh nói trên, trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Lời kêu gọi được đưa ra hơn một tháng sau khi ông Trịnh Bá Phương, người đang thọ án  tù 10 năm với cáo buộc  “tuyên truyền chống nhà nước” tại trại tù An Điềm tỉnh Quảng Nam, bị đánh đập và sau đó bị biệt giam cùm chân trong 10 ngày, từ ngày 9/9 đến ngày 19/9. 

Cần biết là vào ngày 9/9, ông Phương cùng hai người tù khác là Trương Văn Dũng và Phan Công Hải biểu tình phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo trong trại giam. Sau đó, họ bị đám cai tù đánh đập, ông Phương và ông Hải còn bị đưa đi kỷ luật cùm chân trong 10 ngày.

Đài Quan sát lên án mạnh mẽ hình phạt kỷ luật đối với ông Phương và hai bạn tù của ông, đồng thời nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên ông Phương bị ngược đãi và tra tấn. Hơn nữa, em trai ông là Trịnh Bá Tư cũng đã nhiều lần bị kỷ luật biệt giam, đánh đập, cùm chân và lao động khổ sai trong khi thọ án tù 8 năm với cùng cáo buộc tại trại tù số 6 ở Nghệ An.

Đài Quan sát bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước việc bị tra tấn và ngược đãi mà cả ba người trong một gia đình phải đối mặt trong trại giam. Ông Andrea Giorgetta, giám đốc chi nhánh Á châu của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, khẳng định là hình phạt tra tấn mà ông Trịnh Bá Phương phải gánh chịu là điều kiện hà khắc của các nhà tù ở VN.

RFA

2/ LẠI NỔ SÚNG HÀNG LOẠT TẠI MỸ, ÍT NHẤT 18 NGƯỜI CHẾT

Một vụ nổ hàng loạt tại thành phố Lewiston thuộc tiểu bang Maine ở Hoa Kỳ đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và hung thủ hiện bị truy nã.

Biến cố nói trên xảy ra vào lúc 7 giờ tối thứ Tư tại một khu vực bowling và một nhà hàng, theo xác nhận của cảnh sát. Mọi cư dân Lewiston đều được yêu cầu ở trong nhà trong khi cảnh sát truy lùng hung thủ Robert Card 40 tuổi có vũ trang.

Tại cuộc họp báo vào sáng hôm qua 26/10, Thống đốc Maine Janet Mills xác nhận 18 người đã chết và 13 người khác bị thương. Trong số 18 người chết, có 7 người ở trung tâm bowling, 8 người chết ở nhà hàng và ba người chết trong bệnh viện.

Một cư dân cho biết là toàn bộ thành phố đã bị phong tỏa sau vụ nổ súng. Cảnh sát từ khắp tiểu bang đều đổ dồn đến Lewiston, nơi có khoảng 40 ngàn sinh sống nhưng có đến 2 bệnh viện lớn.

BBC

3/ HOA KỲ CÓ TÂN CHỦ TỊCH HẠ VIỆN

Sau một thời gian Hoa Kỳ bị rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi chủ tịch hạ viện Kevin McCarthy bị truất phế, các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa vào hôm 25/10 đã bầu ông Mike Johnson, dân biểu tiểu bang Louisiana và là một nhân vật thân cận với cựu tổng thống Donald Trump, vào chức vụ này.

Năm nay 51 tuổi, ông Johnson là một dân biểu tương đối trẻ về tuổi đời lẫn thâm niên. Ông  mới làm dân biểu được 6 năm. Là con trai của một nhân viên cứu hỏa tại một quận nghèo ở tiểu bang Louisiana thuộc miền nam Hoa Kỳ, ông Johnson tự xem mình là nhân vật bảo thủ truyền thống.

Tân chủ tịch hạ viện giờ đây sẽ bắt tay ngay vào việc sau 3 tuần hạ viện bị tê liệt. Có những vấn đề cấp bách như tránh để xảy ra tình trạng tê liệt ngân sách nhà nước sau ngày 17/11.

Ông Johnson chủ trương một ngân sách chặt chẽ, ủng hộ viện trợ cho Do Thái. Một trong những văn thư đầu tiên mà ông đề nghị là ủng hộ viện trợ này vô điều kiện. Mọi chuyện sẽ phức tạp hơn đối với viện trợ quân sự cho Ukraine vì ông đã từng bỏ phiếu chống.

RFI

4/ HỒNG KÔNG SẼ BAN HÀNH LUẬT AN NINH MỚI VÀO NĂM TỚI

Tổng đốc Hồng Kông Lý Gia Siêu vừa thông báo chuẩn bị ban hành một bộ luật mới về “an ninh quốc gia” vào năm 2024.

Trong diễn văn về tình hình chính trị Hồng Kông vào hôm 25/10, người cầm đầu cơ chế Hồng Kông đã công bố nhiều biện pháp phục hồi kinh tế sau ba năm đại dịch Vũ Hán, nhưng cấp bách hơn cả là mục tiêu tăng cường an ninh cho đặc khu này của Trung Cộng. Vì theo ông, những lực lượng thù nghịch bên ngoài muốn can thiệp vào công việc nội bộ Hồng Kông để trục lợi”.

Với đạo luật mới về an ninh, đời sống chính trị ở đặc khu này sẽ càng ngột ngạt hơn . Từ lâu nay, người dân Hồng Kông vẫn sống dưới nguy cơ là nhà cầm quyền Trung Cộng sẽ ban hành một đạo luật mới về an ninh.

Nguy cơ này càng rõ nét kể từ khi đặc khu này đã loại bỏ hoàn toàn phe đối lập chính trị, mà những gương mặt tiêu biểu nhất đã bị tống giam không thông qua xét xử từ gần ba năm nay. Nhà cầm quyền đặc khu thông qua những đạo luật trừng phạt những tội phản bội, đòi ly khai, phản loạn, lật đổ chính quyền và đánh cắp bí mật quốc gia. 

Cách nay 20 năm, thông báo sắp áp dụng đạo luật này đã làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình rầm rộ và không một nhà lãnh đạo Hồng Kông nào dám nhắc đến khả năng đó nữa.

Nhưng giờ đây tình hình đã thay đổi nhiều và nhà cầm quyền Hồng Kông bắt buộc phải thông qua một đạo luật về an ninh quốc gia khắt khe như Trung Cộng mong muốn. Hạn chót đã được ấn định là năm 2024. 

RFI

 

VNThoibao

VNTB – Đại biểu Quốc hội đang… vi Hiến

VNTB – Chứng khoán đỏ lửa cả Hà Nội và TP.HCM

VNTB – Dùng nghệ thuật và doanh thu để lấp liếm: coi chừng mất nước

VNTB – Ứng viên giải Nobel hòa bình 2024: giáo sư Nguyễn Phú Trọng

VNTB – Vì sao dân phản đối cảng container Long Sơn ở Thanh Hóa?

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Chuyển động Quốc Phòng (20/10 – 26/10/2023)

Thế giới hôm nay: 27/10/2023

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

Thế giới hôm nay: 26/10/2023

Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Thế giới hôm nay: 25/10/2023

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

24/10/1931: Khánh thành Cầu George Washington

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?

 


Báo Tiếng Dân

Ngay tiêu đề bài báo đã sai26/10/2023

 

 

Thuy My

Phúc Lai – « Avdiivka đang lâm nguy »

Lê Xuân Nghĩa - Israel nói Liên Hiệp Quốc hãy mượn tạm một ít nhiên liệu từ Hamas

Thanh Thảo - Những người muôn năm cũ

Mai Quang Hiền - "Ở đây có bán cá tươi"

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Ngay tiêu đề bài báo đã sai 27/10/2023

Liên minh nhân quyền quốc tế lên án Chính phủ vì biệt giam Trịnh Bá Phương 27/10/2023

Tạp ghi tháng Mười 27/10/2023

Việt Nam và Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc 27/10/2023

Hứa Gia Ấn đã khai ra 9 quan chức cấp cao của Trung Quốc? 27/10/2023

Còn đâu môi trường “hình thành trí tuệ”? 26/10/2023

Phong trào… 26/10/2023

Tìm hiểu chiến lược quốc gia của Trung Quốc 26/10/2023

Nếu ta chết bây giờ…. 25/10/2023

UPR Việt Nam 2024: Thêm ba tổ chức nhân quyền yêu cầu Việt Nam phóng thích TNLT, sửa luật 25/10/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Tận cùng nỗi đau khi có con bị đánh đến hoảng loạn, gọi bố mẹ là 'côn đồ tốt'

Lam Giang

https://vietnamnet.vn/tan-cung-noi-dau-khi-co-con-bi-danh-den-hoang-loan-goi-bo-me-la-con-do-tot-2207109.html

Trong khi các bạn cùng trang lứa đang tới trường học thì K. phải vật vã ôm đầu đầy đau đớn. Cả gia đình “quay cuồng” mỗi khi K. la hét...

Trong căn phòng khách hơn 10m2 của gia đình chị M. tại xã vùng ven của huyện Thạch Thất, Hà Nội trưa 26/10, Vũ K., sinh năm 2011 liên tục gào thét, không nhận ra người thân, không nhớ mình là ai và liên tục chỉ vào bố mẹ nói “côn đồ tốt”, “côn đồ xấu”... Những ai tới thăm đều rơi nước mắt khi chứng kiến cậu con trai duy nhất của gia đình chị M. lâm phải tình cảnh này.

K. tuy có thể trạng nhỏ, yếu hơn các bạn cùng trang lứa nhưng rất nhanh nhẹn và ngoan ngoãn. Trên K. có 2 chị gái lớn sinh năm 2002 và 2004. K. là cậu con trai duy nhất, là niềm hy vọng của gia đình.

Thế nhưng…

Trong khi các bạn cùng trang lứa đang tới trường học và chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ thì K. phải vật vã ôm đầu đầy đau đớn. Cả gia đình K. cũng “quay cuồng” mỗi khi con em mình bị kích động.

Mở đầu câu chuyện với phóng viên VietNamNet, tất cả các thành viên trong đại gia đình chị M. có mặt khi đó đều chung một quan điểm: Chúng tôi chỉ mong sao con cháu mình sớm được trở lại thành người bình thường như trước mà thôi.

“Gia đình những người gây ra hậu quả cho con cháu chúng tôi đã cam kết trước chính quyền địa phương là sẽ chịu trách nhiệm và đồng hành cùng gia đình tới khi cháu khỏi bệnh. Chúng tôi cũng không kiện cáo gì mà chỉ mong cháu tôi sớm được khỏi bệnh”, bác ruột của K. cho biết.

Anh Kh. - bố của K. tiếp lời: “Trước đây, có lần con bảo tôi chở con đi học. Con còn dặn tôi đến đón trước giờ tan học. Tôi hỏi vì sao thì con chỉ nói là con thích như vậy chứ không nói gì thêm. Chiều con, dù bận việc tôi vẫn đưa đón con đi học”.

Anh Kh. lúc đó không hề biết rằng, con trai của mình đã bị một nhóm bạn cùng tuổi trong xã nhiều lần đánh đập không chỉ ở trường mà còn tại nhiều nơi khác như nhà văn hóa xã...

Đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm thiếu niên đánh K. trước cửa nhà văn hóa thôn từ tháng 6, nhiều người dân địa phương đã xem clip nhưng đến tận ngày 19/10 một người quen mới gửi cho chị M. Khi đó gia đình mới biết được sự thật đau lòng về những gì con trai họ đã phải chịu đựng. 

Chỉ 30 ngày, gia đình phải 6 lần đưa con đến 5 bệnh viện

Giữa trưa nắng oi bức, con trai liên tục đòi mẹ dắt ra ô tô đưa đi chơi. Chị M. kể: “Hôm qua, sau khi ra Bệnh viện Việt Đức chụp cắt lớp, cháu lại ngất đi. Và từ lúc đó đầu óc cháu không còn tỉnh táo, không nhận biết được người thân và liên tục bị kích động”. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cả hai bố mẹ đều mải đi làm nên chủ quan về tình trạng sức khỏe của con. 

Chị kể, trước đây, thấy con có biểu hiện không muốn đi học sớm, chị gặng hỏi nhưng con chỉ nói “con không thích đi sớm”. Con thường đợi sát giờ vào lớp mới bắt đầu đi học.

Đến khi nhà trường mời chị cùng 6 phụ huynh khác tới họp về việc K. bị các bạn đánh, gia đình mới hay biết. Các bạn đánh K. đã bị nhà trường xem xét kỷ luật. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, phòng giáo dục… vào cuộc giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Cùng thời điểm đó, do thấy K. kêu đau đầu, có biểu hiện nói nhảm, gia đình đưa cháu ra Bệnh viện Bạch Mai khám.

"Vừa khám ở Bệnh viện Bạch Mai về thì trưa hôm sau con cứ ôm đầu đập vào tường kêu đau, gia đình vội đưa đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Con ở bệnh viện 2 hôm thì đòi về đi học”. 

Vậy mà, ngay hôm gia đình đưa trở lại lớp học, K. lại tiếp tục bị các bạn dọa “hẹn 1 tháng sau gặp lại”. Về nhà, cậu bé chưa tròn 12 tuổi liên tục hoảng loạn và bị ảo giác. K. la hét gọi tên các bạn đã đánh mình và co rúm người sợ hãi. Gia đình anh Kh. lại tức tốc đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương ngay tối 25/9.

Tại đây, K. được bác sĩ chẩn đoán “rối loạn phân ly, cần theo dõi bạo lực học đường”. K. nhập viện điều trị 10 ngày, đến 5/10 được ra viện. Tuy nhiên, về nhà K. lại tiếp tục có các biểu hiện bất thường, chân tay co quắp, tê bì, nói nhảm… Gia đình anh Kh. lại phải đưa con quay lại bệnh viện.

Cứ tiếp tục như vậy, K. nhập viện từ ngày 6/10, ra viện 12/10. Về nhà lại tiếp tục ngất. Gia đình có đưa con đi điều trị tâm lý nhưng con không phối hợp, tới bệnh viện con lại ngất xỉu.

Giờ đây, K. và bố mẹ cùng chị gái lại tiếp tục chiến đấu với con trong những cơn mê sảng. Cả gia đình tiều tụy, héo mòn khi nhìn con trai 12 tuổi chỉ nặng 25kg đang gồng mình trong những ảo giác, hậu quả của nạn bạo lực học đường gây nên.

Bảo kê, bắt nạt bạn yếu thế

Dù bị các bạn đánh nhiều lần, nhưng K. không dám nói với ai. Những bạn thân của K. cũng sợ liên lụy nên chỉ âm thầm giúp đỡ mà không dám nói. “Trong nhóm 6 người đánh K. trước cửa nhà văn hóa, có 1 em sau này cũng bị những bạn kia đánh vì không nghe lời”, chị gái của K. kể lại.

Giữa tháng 9, đầu tháng 10, những lúc tỉnh táo, K. kể lại cho mẹ nghe: “Mỗi tháng con phải nộp tiền bảo kê 70.000 đồng, tháng này con không có tiền nộp thì tháng sau con phải nộp 150.000 đồng. Con không có tiền nộp thì bị các bạn đánh. Có một bạn học thấy K. bị đánh nên cho vay 200.000 đồng để nộp”, chị Mai nuốt nước mắt kể lại chuyện của con trai.

Khi biết chuyện, chị tới nhà bạn học của K. để trả tiền, K. còn nói với mẹ: “Mẹ ơi, bạn ấy tốt lắm. Mẹ đừng để bạn ấy bị đánh nhé”.

Ngoài việc nộp tiền hàng tháng, mỗi sáng trước 6h, K. phải đến đón bạn đi học, nếu không sẽ phải nộp 20.000đ. "Có hôm K. không đi đón được thế là bị các bạn đánh, về nhà đau quá con chỉ biết khóc", người mẹ nghẹn ngào nói.

K. từ đứa trẻ ngoan ngoãn, nhanh nhẹn mà giờ đây không còn tỉnh táo, liên tục hoảng loạn. Cô giáo dạy cấp 1 của K. tới thăm nói: “Tôi dạy cháu những năm cấp 1, cháu tuy có thể trạng nhỏ bé hơn các bạn nhưng vẫn nhanh nhẹn, ngoan ngoãn. Thật xót xa khi thấy học trò cũ của mình bị như vậy”.

Những người hàng xóm của gia đình cũng chia sẻ: “Trước đây K. ngoan ngoãn nhanh nhẹn, đi chơi khắp làng, nhà nào cháu cũng đến. Giờ nhìn cháu nó như vậy chúng tôi cũng xót ruột thay cho gia đình, mong cháu sớm khỏi bệnh”.

 

Thiếu nước như thời bao cấp

Phạm Hoàng Phương

https://vnexpress.net/thieu-nuoc-nhu-thoi-bao-cap-4669667.html

Ai từng sống qua thời bao cấp hẳn sẽ không quên cảnh xếp hàng lấy nước sinh hoạt.

Hồi đó, bữa tối của gia đình tôi, vào lúc 6 giờ chiều, có thể phải gác lại vài ba tiếng để tất cả mọi người cùng chực chờ xách nước, đổ vào bể to, bể nhỏ trong nhà. Canh nước cả đêm cũng là chuyện thường xảy ra.

Chuyện của những năm 1980 tưởng đã đi vào dĩ vãng, vẫn hiện hữu tại Hà Nội. Người dân nhiều khu chung cư phải xếp hàng lấy từng thùng nước. Nước thiếu đến độ dân phải nhịn tắm, nhịn đi vệ sinh.

Hà Nội không phải là nơi duy nhất. Nhiều đô thị lớn nhỏ trên cả nước như TP HCM, Bình Dương... cũng đối mặt với vấn đề thiếu nước sinh hoạt đạt chuẩn cho người dân.

Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: Thiếu nguồn lực đầu tư cho sản xuất và cung cấp nước sạch; Suy giảm nguồn khai thác nước ngầm; Chậm tiến độ đầu tư hạ tầng cấp nước sạch... Nhưng một trong những nguyên nhân gốc rễ là vấn đề quản lý, cấp phép xây dựng theo quy hoạch phát triển đô thị.

Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được phê duyệt năm 2011, toàn thành phố đến năm 2030 dự kiến có quy mô dân số 4,6 triệu người, riêng nội đô giảm từ 1,2 triệu người (năm 2011) xuống 800.000 dân thông qua các biện pháp giảm cơ học. Đây cũng là cơ sở để tính toán các quy hoạch hạ tầng đồng bộ đến 2030 để đảm bảo đô thị phát triển bền vững, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tùy theo điều kiện về không gian, tài nguyên thiên nhiên và xã hội, mỗi đô thị chỉ có thể dung nạp một số lượng dân hợp lý và đã cơ bản được tính toán trong các quy hoạch. Sự tăng trưởng dân cư quá mức so với tính toán là nguy cơ khiến đô thị phát triển thiếu bền vững.

Sau hơn 10 năm triển khai, bản quy hoạch Hà Nội đã không thể thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ. Các số liệu thống kê quy mô dân số toàn đô thị và nội đô đều tăng phi mã, cơ quan quản lý khó kiểm soát nổi, kéo theo việc phá vỡ định hướng quy hoạch ban đầu.

Thống kê cho thấy, đến năm 2019, tổng dân số TP Hà Nội là 8,1 triệu người; nội đô xấp xỉ 1,4 triệu. Đến đầu 2023, Hà Nội ước tính đạt 8,5 triệu người, nội đô gần 1,5 triệu. Dân số Hà Nội tăng gần gấp đôi dự kiến, kéo theo sự quá tải hạ tầng không thể tránh khỏi với các biểu hiện như kẹt xe, thiếu trường học, thiếu điện và đặc biệt là thiếu nước.

Nghiên cứu do nhóm chúng tôi thực hiện trong các năm 2019- 2021 cho thấy: tính đến năm 2019, Hà Nội có khoảng 46.000 căn nhà phố và hơn 300.000 căn hộ chung cư. Gần đây nhất, theo số liệu Báo cáo Xu hướng thị trường chung cư trung cấp - cao cấp, dự kiến trong năm 2023, Hà Nội tiếp tục hoàn thành 14.000-15.000 căn hộ. Việc tăng trưởng "cực nóng" các công trình cao tầng, đặc biệt là chung cư, tòa nhà hỗn hợp xây chen trong nội đô, và xuất hiện thêm nhiều khu đô thị đông đúc ven đô, trên cơ sở cho phép điều chỉnh cục bộ so với quy hoạch ban đầu, đã đè nặng lên hạ tầng, bao gồm hệ thống cấp nước sạch.

Nghiêm trọng hơn, có một số lượng đáng kể các công trình xây dựng được "phạt cho tồn tại" trong nhiều năm trước đây. Ví dụ, riêng trục đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra 31 dự án, công trình thi công sai quy hoạch, sai tổng mặt bằng, phương án thiết kế được chấp thuận, không có hoặc sai giấy phép xây dựng...

Tất cả dữ kiện trên cho thấy bức tranh tổng thể về quản lý phát triển đô thị chưa theo sát định hướng được duyệt, điều chỉnh quy hoạch cục bộ tùy tiện và cấp phép sai quy hoạch, có thể là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu nước cũng như các vấn đề đô thị khác.

Theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội, tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố đến năm 2025 trung bình là 1,89 triệu m3/ngđ, trong đó, nước sạch sinh hoạt là 1,16 triệu m3/ngđ. Tuy nhiên, số liệu công bố của Sở Xây dựng Hà Nội tháng 5/2023 cho thấy, với nhu cầu tăng bình quân mỗi năm 5-10%, tổng mức tiêu thụ nước sạch năm 2023 đã là 1,25-1,35 triệu m3/ngđ, vượt trên 15% so với quy hoạch.

Công suất theo thiết kế các nhà máy nước sạch tập trung của Hà Nội là 1,53 triệu m3, nhưng năm 2023 chỉ sản xuất được gần 1,27 triệu m3. Chỉ gần 35% hộ gia đình khu vực ven đô Hà Nội được cung cấp đủ nước sinh hoạt. Trong bối cảnh hệ thống cấp nước chưa phát triển kịp thì nguy cơ thiếu nước tại nhiều khu đô thị mới ven đô - nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh như khu Thanh Hà, sẽ còn tái diễn ngày một trầm trọng.

Tôi từng nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có Singapore - đất nước có diện tích khiêm tốn với nguồn tài nguyên nước hạn chế, thường xuyên phải nhập khẩu, nhưng vẫn đi đầu trong phát triển đô thị bền vững. Việc đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất được họ thực hiện theo quy hoạch đồng bộ, khoa học, chặt chẽ. Chẳng hạn, bản quy hoạch đô thị của Singapore năm 2008 không chỉ hoạch định các hướng phát triển đô thị bền vững mà còn tính toán một quy mô dân số hợp lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ khả năng dung nạp cho phép của đô thị về không gian, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên (bao gồm khả năng cung cấp nước).

Để phục vụ cho việc quản lý cấp phép xây dựng, họ công bố rộng rãi các chỉ tiêu quy hoạch của từng ô phố trên nền tảng số, cho phép doanh nghiệp và người dân dễ dàng truy cập, hạn chế các tiêu cực trong quá trình cấp phép và triển khai dự án. Người dân và cộng đồng có cơ hội tham gia giám sát, phản ảnh các tiêu cực ngay khi xuất hiện sai phạm.

Kinh nghiệm của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quy hoạch chung, sự thiết yếu của việc tôn trọng tính đồng bộ trong quản lý đô thị và giá trị của quá trình giám sát, thực thi quy chuẩn.

Nếu các quy hoạch được đề ra, các tiêu chuẩn được xây dựng đều có thể bị phá vỡ và xâm phạm, những hệ quả trầm trọng của nó sẽ khiến đô thị bước đi giật lùi.

 

Công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022

(TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-ket-qua-thong-ke-dien-tich-dat-dai-cua-ca-nuoc-nam-2022/904454.vnp

Tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có tổng diện tích tự nhiên: 33.134.482ha, bao gồm diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp; diện tích nhóm đất chưa sử dụng.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân vừa ký ban hành Quyết định số 3048/QĐ-BTNMT Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022.

Theo kết quả thống kê, tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có tổng diện tích tự nhiên: 33.134.482ha, bao gồm diện tích nhóm đất nông nghiệp: 28.002.574ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.961.324ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.170.584ha.

Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2022 được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc công khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2022 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định.

Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2022 phải được thường xuyên kiểm tra, rà soát để cập nhật, chỉnh lý biến động vào kết quả thống kê đất đai năm 2023.

Việc thống kê diện tích đất đai được thực hiện và báo cáo trên phần mềm thống kê, kiểm kê đất đai (TK-Online và TK-Desktop) của Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

 

Bản án 'lạ' gây bức xúc, tòa tỉnh Tây Ninh 'không thực hiện việc giải thích'

ĐAN THUẦN

https://tuoitre.vn/ban-an-la-gay-buc-xuc-toa-tinh-tay-ninh-khong-thuc-hien-viec-giai-thich-20231026223856657.htm

Một người mua khu đất rộng 2.300m2 ở Tây Ninh bằng hợp đồng công chứng và đã có sổ hồng nhưng 4 năm sau, hợp đồng này bất ngờ bị tòa án tuyên hủy, đẩy chủ đất đến trước nguy cơ "trắng tay".

Một trong những căn cứ để tòa tuyên hủy hợp đồng công chứng là một giấy viết tay.

Mua đất xong... bị kiện

Đầu năm 2019, ông Trần Minh Nghĩa (44 tuổi, ngụ TP.HCM) có nhu cầu mua đất ở tỉnh Tây Ninh nên quen biết với người môi giới tên Lâm Nguyên Thảo. Bà Thảo giới thiệu cho ông Nghĩa thửa đất diện tích hơn 2.300m2 tại xã Bình Minh, TP Tây Ninh của bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu với giá 1,8 tỉ đồng (làm tròn).

Ông Nghĩa trình bày: "Tôi đặt cọc 2 lần cho chị Hiếu thông qua chị Thảo số tiền 685 triệu đồng. Trong đó một lần tôi gửi qua ngân hàng, một lần tôi đưa trực tiếp chị Thảo.

Như đã hẹn, ngày 4-5-2019, tôi và chị Thảo, chị Hiếu đến Văn phòng công chứng Trần Duy Linh (phường 1, TP Tây Ninh) để ký hợp đồng công chứng. Tại đây tôi nói với chị Hiếu là tôi đã đặt cọc thông qua chị Thảo, giờ ký hợp đồng xong tôi sẽ giao đủ 1,2 tỉ đồng còn lại thì chị Hiếu đồng ý.

Sau đó vợ tôi đã trực tiếp giao số tiền còn lại". Cuối tháng 6, ông Nghĩa được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng).

Mọi chuyện đều diễn ra bình thường cho đến hơn 1 năm rưỡi sau, ông Nghĩa bất ngờ nhận được thông báo từ TAND TP Tây Ninh thụ lý vụ án đối với nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu và bị đơn là ông và bà Lâm Nguyên Thảo.

Từ mua đất thành người đứng tên giùm

Theo nội dung khởi kiện, bà Hiếu trình bày: ngày 3-5-2019, bà chuyển nhượng cho bà Thảo phần đất trên với giá hơn 1,8 tỉ đồng. Khi chuyển nhượng, bà Hiếu và bà Thảo có viết giấy mua bán đất (giấy tay). Hai bên thỏa thuận để cho em trai bà Thảo là ông Nghĩa ký hợp đồng chuyển nhượng với bà Hiếu để tiện cho việc vay ngân hàng.

Ngày 4-5-2019, bà Thảo ra công chứng đưa trước cho bà Hiếu 800 triệu đồng, hẹn 20 ngày sau đưa thêm 200 triệu đồng, số còn lại là 885 triệu đồng hẹn 4 tháng sau sẽ trả đủ, nếu bà Thảo không làm đúng hợp đồng thì bà Hiếu có quyền lấy lại đất. Những thỏa thuận này trong giấy mua bán đất ngày 3-5-2019, có chữ ký, chữ viết của bà Hiếu và bà Thảo.

Theo bà Hiếu, sau khi ông Nghĩa được cấp sổ hồng nhưng đến nay bà Thảo vẫn chưa thanh toán hết số tiền còn lại nên bà Hiếu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Hiếu và ông Nghĩa. Bà Hiếu cũng phủ nhận đã nhận 1,2 tỉ đồng từ vợ chồng ông Nghĩa mà khẳng định chỉ nhận 800 triệu đồng từ bà Thảo.

Trong khi đó ông Trần Minh Nghĩa khẳng định không biết và không liên quan gì đến giấy thỏa thuận viết tay giữa bà Hiếu và bà Thảo. "Tôi chỉ biết bà Thảo là cò đất ở Tây Ninh chứ không chị em gì với Thảo, hơn nữa Thảo nhỏ hơn tôi 2 tuổi thì làm sao là chị của tôi", ông Nghĩa bức xúc.

Trong khi đó, bà Thảo dù đã được tòa án triệu tập nhiều lần nhưng không đến giải quyết vụ án, không nộp bản trình bày ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Theo đại diện Văn phòng công chứng Trần Công Duy Linh trình bày: Hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Hiếu và ông Nghĩa đảm bảo đúng quy định. Việc bà Hiếu khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng này với lý do bà Thảo vi phạm nghĩa vụ thanh toán là không có cơ sở bởi lẽ văn phòng công chứng không biết bà Thảo là ai.

Theo hội đồng xét xử (HĐXX), việc bà Hiếu cho rằng việc ký hợp đồng với ông Nghĩa là do có thỏa thuận để ông Nghĩa đứng tên giùm là không có căn cứ vì bà Hiếu là người có đủ năng lực hành vi dân sự có sự tự nguyện về mặt ý chí khi ký hợp đồng. Hơn nữa bà Hiếu cũng thừa nhận người vi phạm nghĩa vụ thanh toán là bà Thảo chứ không phải ông Nghĩa.

Ngoài ra, giấy thỏa thuận viết tay giữa bà Hiếu và bà Thảo không có chữ ký xác nhận của ông Nghĩa. Bà Hiếu cũng không chứng minh được ông Nghĩa là em của bà Thảo. Đồng thời giữa ông Nghĩa và bà Thảo cũng không có thỏa thuận nào liên quan.

Quá trình giải quyết vụ án, tòa đã yêu cầu bà Hiếu cung cấp bản chính giấy mua bán đất viết tay nhưng bà này không cung cấp, không nêu rõ lý do nên HĐXX không có cơ sở xem xét vì bản photo không phải là chứng cứ vụ án. Từ những căn cứ trên, HĐXX không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Thanh Hiếu.

Căn cứ giấy tay để hủy hợp đồng công chứng?

Sau hơn 2 tháng, TAND tỉnh Tây Ninh đưa vụ án trên ra xử phúc thẩm do có kháng cáo của bà Hiếu. Bà Hiếu yêu cầu sửa bản án theo hướng chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng giữa bà với ông Nghĩa, bà Hiếu sẽ trả lại cho bà Thảo số tiền đã nhận là 800 triệu đồng.

Cấp phúc thẩm cho rằng kết luận giám định giấy mua bán viết tay kết luận chữ ký, chữ viết họ tên Lâm Nguyên Thảo dưới mục bên mua có nội dung "Đất này tôi tên Lâm Nguyên Thảo mua nhưng vì lý do vay ngân hàng nên tôi để cho em tôi đứng tên..." do đó giấy tay này là chứng cứ có thật. Hơn nữa phần đất này đến nay do bà Hiếu quản lý, do bà Thảo chậm thanh toán nên bà Hiếu yêu cầu hủy hợp đồng là có căn cứ.

Tòa phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm chưa xem xét toàn diện chứng cứ nên tuyên chấp nhận kháng cáo của bà Hiếu; sửa bản án sơ thẩm theo hướng hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Hiếu và ông Nghĩa. Bà Hiếu được quyền liên hệ cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đã xét xử khách quan, không cần giải thích!

Tuổi Trẻ đã liên hệ TAND tỉnh Tây Ninh để tìm hiểu một số thông tin liên quan vụ án trên như: giá trị pháp lý của giấy mua bán viết tay (bản án phúc thẩm không nêu là bản chính hay bản photo); kết quả xác minh mối quan hệ giữa ông Nghĩa và bà Thảo; căn cứ để cấp phúc thẩm chấp nhận giấy viết tay để hủy một hợp đồng công chứng.

Trong văn bản phúc đáp Tuổi Trẻ do ông Lê Hữu Chiến - phó chánh án TAND tỉnh Tây Ninh - ký cho rằng các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được HĐXX xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan tại phiên tòa. Vì vậy TAND tỉnh Tây Ninh không thực hiện việc giải thích. Ngoài ra, ông Nghĩa đã gửi đơn đề nghị chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm nên TAND tỉnh Tây Ninh đề nghị chờ đợi kết quả giải quyết.

Tòa phúc thẩm chưa làm rõ mối quan hệ giữa bà Thảo và ông Nghĩa

Theo luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM), giấy viết tay có phần nội dung do bà Lâm Nguyên Thảo tự viết, ký tên và tự đề cập: "đất này tôi tên Lâm Nguyên Thảo mua nhưng vì lý do vay ngân hàng nên để cho em tôi đứng tên". Thế nhưng nội dung này không nêu rõ "em tôi " là ai, tên gì, ở đâu? Ông Trần Minh Nghĩa cũng không ký tên vào giấy viết tay này để xác nhận nội dung trên.

Trong khi đó văn phòng công chứng cũng xác định không biết Lâm Nguyên Thảo là ai, có quan hệ gì trong việc ký hợp đồng giữa bà Hiếu và ông Nghĩa. Mặt khác, suốt quá trình giải quyết vụ án, bị đơn Thảo không có mặt, không có tường trình, không ghi được lời khai, nên không có cơ sở để xác định "người em" được đề cập có phải là ông Trần Minh Nghĩa hay không.

"Việc tòa án chưa làm rõ được mối quan hệ giữa bà Thảo, ông Nghĩa mà chấp nhận theo lời trình bày của bà Hiếu để tuyên án là không khách quan, chưa đầy đủ, một chiều dẫn đến việc bản án có thể bị sai bản chất, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của ông Nghĩa", luật sư Phú nhận định.


Bắt thêm nghi phạm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng

A Lộc

https://tuoitre.vn/bat-them-nghi-pham-che-tao-mua-ban-vu-khi-quan-dung-20231026204406615.htm

Quá trình mở rộng điều tra, Công an tỉnh Bình Dương bắt giữ thêm một nghi phạm trong đường dây chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

Ngày 26-10, Phòng an ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho hay đang tạm giữ hình sự Trần Duy Khánh (27 tuổi, quê Tiền Giang, tạm trú TP.HCM) để điều tra hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

Đây là kết quả mở rộng điều tra vụ án "chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" do bị can Phạm Hồng Sơn (19 tuổi) cùng đồng phạm thực hiện.

Theo đó, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã triệu tập làm việc và tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Duy Khánh tại nhà trọ trên đường Huỳnh Tấn Phát, thuộc thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 10 khẩu súng ngắn dạng rulo, 1 khẩu súng dài AR-15 đã bị tháo rời thành hai phần và 71 viên đạn các loại. Trong đó có 11 viên đạn dùng cho súng dài.

Làm việc với cơ quan điều tra, bước đầu Trần Duy Khánh đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Khởi tố 5 người mua bán trái phép vũ khí quân dụng

Liên quan vụ việc, vào tháng 9-2023, Cơ quan an ninh điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 5 người trong chuyên án "chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" do Phạm Hồng Sơn cầm đầu.

Khám xét nơi ở của các nghi phạm, lực lượng chức năng thu giữ 8 khẩu súng ngắn, 41 viên đạn và hàng chục linh kiện, thiết bị, công cụ, bộ phận để lắp ráp, chế tạo vũ khí quân dụng. Trong đó, Sơn có nhiệm vụ mua các linh kiện, công cụ… để chế tạo súng.

 

Vụ bệnh nhân kiện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Tạm ngưng để giám định các phim MRI

Đan Thuần

Tòa án quận 5 đã cho ngừng phiên tòa bệnh nhân kiện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để thu thập thêm tài liệu chứng cứ.

Chiều 26-10, Tòa án nhân dân quận 5 (TP.HCM) đã quyết định ngừng phiên tòa xử vụ "yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe" giữa nguyên đơn là bà Dương Ngọc Hường (70 tuổi, ngụ Bình Dương) và bị đơn là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để thu thập thêm tài liệu chứng cứ.

Yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề

Sau khi nghị án kéo dài, hội đồng xét xử đã quay lại phần hỏi để làm rõ một số vấn đề. Cụ thể, bà Hường cho rằng biên bản hội chẩn lúc 8h ngày 24-2-2014 ghi không đúng thời gian, vì lúc này bà chưa nhập viện. Theo bà Hường thì thời gian hội chẩn phải là ngày 25-2-2014.

Bà Hường cũng cho rằng 43 tài liệu bệnh án của bà mà Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nộp cho tòa án để chuyển cho Bộ Y tế có 4 phim MRI không phải là của bà. Do đó bà Hường đề nghị tòa án trưng cầu cơ quan chuyên môn để giám định, đánh giá những chứng cứ này.

Ngoài ra bà Hường còn yêu cầu được cung cấp video ghi lại ca phẫu thuật nội soi ngày 27-2-2014, cũng như được đối chất trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Huy Toàn (người liên quan, vắng mặt trong quá trình tòa án giải quyết vụ án) và bác sĩ Hiển.

Sau khi hội ý, hội đồng xét xử cho rằng có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ để giải quyết vụ án, nên quyết định tạm ngừng phiên tòa để thu thập tài liệu chứng cứ như yêu cầu của bà Hường.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương không đồng ý bồi thường

Trước đó, tại phiên tòa ngày 24-10, bà Hường yêu cầu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bồi thường hơn 1,2 tỉ đồng gồm các khoản: chi phí điều trị, thuốc men tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; thu nhập bị mất; thuê người chăm sóc; chi phí thay khớp tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình; trợ cấp thương tật cả đời…

Trong khi đó, đại diện ủy quyền của bị đơn căn cứ kết luận hội đồng chuyên môn của bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế đều xác định quá trình khám, chẩn đoán, điều trị đúng quy trình. Đây không phải là tai biến điều trị, nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Theo luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Hường, hội đồng chuyên môn tổ chức họp nhưng không mời người khiếu nại là sai Luật Khám chữa bệnh. Việc bác sĩ không tư vấn rõ như kết luận của hội đồng chuyên môn nêu là xâm phạm quyền của người bệnh trong việc được hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị.

Theo nội dung khởi kiện, tháng 8-2013, bà Hường bị đau chân nên đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để khám. Kết quả khám và chụp X-quang cho thấy bà bị thoái hóa khớp, có gai xương và được bác sĩ điều trị kê toa cho uống thuốc.

Nửa năm sau, bà Hường đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khám, chụp MRI. Kết quả bà bị bệnh giống lúc khám tại Bình Dương.

Bác sĩ tư vấn cho bà nhập viện vào khoa cơ xương khớp. Phương pháp điều trị là tiêm chất nhờn để bôi trơn khớp gối. Một mũi có giá 1,2 triệu đồng và tiêm 5 mũi liên tục trong năm tuần.

Theo bà Hường, sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 30 phút thì bà không đi được nên phải nằm viện theo dõi. Bà được chuyển sang khoa chấn thương chỉnh hình để chụp MRI kỹ thuật cao.

Sau đó, bà Hường làm thủ tục xuất viện ở khoa cơ xương khớp và làm thủ tục nhập viện vào khoa chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Sau khi chụp MRI, bà Hường được thông báo bị thoái hóa khớp, có gai, sụn bị rách và bác sĩ khuyên bà phẫu thuật nội soi cắt lọc, khoan xương kích thích tủy xương dưới sụn.

Ngày 27-2-2014, ca phẫu thuật được tiến hành nhưng 5 tuần sau phẫu thuật, bà Hường không đi lại được. Bà nhiều lần phản ảnh đến bác sĩ điều trị và lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Tháng 11-2014, bà đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thay khớp chân phải để có thể đi lại. Hiện bà Hường đi yếu, bị hạn chế vận động.

Sau nhiều lần khiếu nại và không hài lòng với kết quả giải quyết, cuối năm 2015, bà Hường khởi kiện bệnh viện.

 

337 tỷ đồng tu bổ Nhà hát Thành phố có phải là chuyện xa xỉ, lãng phí?

Thiên Di

https://vietnamnet.vn/337-ty-dong-tu-bo-nha-hat-thanh-pho-co-phai-la-chuyen-xa-xi-lang-phi-2207248.html

icon

Kế hoạch tu bổ Nhà hát Thành phố (TP.HCM) với dự toán kinh phí 337 tỷ đồng đang gây ra nhiều luồng tranh luận.

Bảo tồn và nâng cao giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Độc giả Nguyen Thach Lam cho rằng: “Hà Nội ngoài Nhà hát Lớn còn còn Nhà hát Hồ Gươm cũng rất hiện đại, nên TP.HCM đầu tư tu bổ Nhà hát Thành phố là cần thiết quá rồi”.

Bạn Bùi Văn tán thành: “Cần tu bổ thế nào để các dàn nhạc quốc tế muốn đến biểu diễn, khách du lịch muốn tới tham quan, người nghệ sĩ cảm thấy vinh dự khi được trình diễn trên sân khấu, người dân thấy tự hào khi tới thưởng thức nghệ thuật”.

“Đáng lẽ phải làm lâu rồi mới phải, thành phố hiện đại, thị trường âm nhạc sôi động nhất cả nước mà để Nhà hát thành phố xập xệ quá!”, bạn Đinh Linh Thư nhận định.

Bạn Hải Anh nhận xét: “Các công trình Pháp cổ rất có ý nghĩa trong làm du lịch”.

Độc giả Lê Hào đưa ra những đánh giá rất chi tiết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định tu bổ Nhà hát Thành phố của TP.HCM. Đây không chỉ là một dự án thông thường mà còn là bước quan trọng để bảo tồn và nâng cao giá trị di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Việc tu bổ này không chỉ tạo ra một không gian văn hóa mới mẻ mà còn giúp TP.HCM trở thành điểm đến hấp dẫn cho đoàn khách quốc tế và tổ chức các sự kiện lễ hội quan trọng. Sự đầu tư vào hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị cũng như việc phục dựng toàn bộ khối nhà chính là bước quan trọng để đảm bảo rằng nhà hát có đủ điều kiện tổ chức các chương trình nghệ thuật lớn.

Quan trọng hơn, cải thiện cơ sở vật chất của Nhà hát Thành phố không chỉ là vấn đề của cộng đồng nghệ sĩ mà còn liên quan đến sự thoải mái và trải nghiệm của khán giả. Việc xây dựng lại hệ thống điện, điều hòa, âm thanh, ánh sáng cũng như mở rộng không gian phục vụ cho nghệ sĩ là những động thái tích cực. Nếu dự án thành công, Nhà hát Thành phố sẽ không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là biểu tượng kiến trúc nghệ thuật đẳng cấp quốc gia. Đây là bước quan trọng để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của TP.HCM”.

ạn đọc Thanh Sơn bày tỏ sự ủng hộ: “Dù chúng ta còn những hạn chế và khó khăn nhưng không thể để hạ tầng của nhà hát xuống cấp mãi như thế. Dự án có lịch trình rõ ràng từ nghiên cứu khả thi đến lắp đặt thiết bị. Lắp đặt theo hình thức cuốn chiếu cũng là một cách linh hoạt để kiểm tra cụ thể và rõ ràng.

Đây là một kế hoạch quan trọng và việc cải tạo cần đầy đủ các bước. Các ngành chức năng đã hiểu rõ tính nguyên trạng quan trọng của nhà hát nên đã scan 3D toàn bộ công trình để đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong quá trình tu bổ. Việc phục dựng tổng mặt bằng và đầu tư vào trang thiết bị, hệ thống điện, âm thanh, ánh sáng là cần thiết để đáp ứng đủ điều kiện cho các sự kiện và chương trình nghệ thuật lớn”.

Sửa sang nhà hát có là chuyện xa xỉ, lãng phí?

Ở chiều ngược lại, không ít độc giả lo ngại về kế hoạch này, thậm chí gay gắt cho rằng đây là việc không nên làm.

Bạn đọc ký tên Trung nêu vấn đề: “Hiện nay TP.HCM cần xây dựng dự án chống triều cường, người dân khổ bởi cảnh xe cộ chết máy, đường sá cũng đầy ổ gà ổ vịt, sình lầy… đợi mãi không thấy làm. Sửa sang nhà hát có là chuyện xa xỉ không?”.

Độc giả Ngoc Ninh Pham đặt câu hỏi tương tự: “Sao chưa thấy công trình trường học nào được đầu tư lớn như các nhà hát hàng trăm, hàng ngàn tỷ nhỉ?”.

Bạn đọc Minh Vũ thẳng thắn nói: “Cần ưu tiên cho các công trình thiết yếu cho cuộc sống của người dân như bệnh viện, trường học, giao thông...”.

Ý kiến của bạn Hoàng Sơn được nhiều người đồng tình: “Sử dụng 337 tỷ đồng để tu bổ Nhà hát Thành phố trong bối cảnh nền kinh tế và y tế đang gặp nhiều khó khăn có lẽ cần cân nhắc. Việc chi tiêu lớn có thể đầu tư vào những lĩnh vực khẩn cấp hơn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục hoặc hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Trong khi đang phải đối phó với khó khăn kinh tế, ưu tiên cho việc tu bổ nhà hát không phản ánh nhu cầu thực tế của người dân. Cần minh bạch về việc quyết định và kinh phí để người dân có thể hiểu rõ hơn chính sách này. Tu bổ nhà hát mang ý nghĩa văn hóa, nhưng phải xem xét kỹ về thời điểm, thậm chí tham khảo ý kiến từ người dân thành phố”.

Độc giả Thanh Phi lại băn khoăn trước khoản kinh phí lớn 337 tỷ đồng: “Mặc dù việc bảo tồn và nâng cấp di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia là quan trọng, nhưng tôi cũng băn khoăn về chiều hướng và ưu tiên của dự án. Với số tiền lớn như vậy, liệu có những lựa chọn khác không, chẳng hạn như đầu tư vào các dự án xã hội hay hạ tầng công cộng, mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng? Việc chi tiêu ngân sách phải được cân nhắc một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nó phản ánh nhu cầu và lợi ích chung.

Thứ hai, dự án có kế hoạch triển khai trong hơn 3 năm, thời gian kéo dài có thể tạo ra những rủi ro không mong muốn, từ sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng đến biến động về giá vật liệu xây dựng.

Cuối cùng, vấn đề về quản lý chi phí và chất lượng cũng khiến tôi lo lắng. Việc đưa chi tiết kinh phí từng hạng mục dự án cho Trung tâm Bảo tồn di tích để lập dự án cụ thể có vẻ là một bước đúng đắn. Nhưng sự hạ giải trong quá trình sửa chữa có thể tạo ra những khó khăn không đáng có, đặc biệt khi liên quan đến các chi tiết kiến trúc và vật liệu nhập khẩu”.

Phân tích theo một khía cạnh khác, bạn Kim Ngân cho rằng: “Sự đảm bảo tính nguyên trạng của di tích cấp quốc gia là một thách thức lớn, đặc biệt khi công trình sẽ phải trải qua quá trình di dời và tái tạo các hệ thống kỹ thuật. Ngoài thời gian thực hiện dự án kéo dài hơn 3 năm và việc lắp đặt thiết bị, sưu tầm, trưng bày, tôi hơi lo lắng về khâu bảo dưỡng và duy trì các phòng chức năng vì diện tích nhà hát rất chật hẹp”.

 

Vì sao ba cán bộ Trường Đại học Đồng Nai bị khởi tố, bắt giam?

Quốc Bảo

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/vi-sao-ba-can-bo-truong-dai-hoc-dong-nai-bi-khoi-to-bat-giam-d200165.html

Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Hoài Lan (nguyên Trưởng bộ môn Quản lý giáo dục), ông Đặng Minh Thư (nguyên Phó phòng Đào tạo) và ông Dương Minh Hiếu (nguyên Phó phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Hoài Lan (nguyên Trưởng bộ môn Quản lý giáo dục), ông Đặng Minh Thư (nguyên Phó phòng Đào tạo) và ông Dương Minh Hiếu (nguyên Phó phòng Khảo thí đảm bảo chất lượng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các quyết định này đã được VKSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn. Lực lượng chức năng đã khám xét nơi ở, nơi làm việc của các bị can trên để phục vụ công tác điều tra.

Trước thời điểm bị bắt, bà Lan bị kỷ luật và xuống làm giảng viên, ông Hiếu đang công tác tại Trường phổ thông Thực hành sư phạm (thuộc Trường Đại học Đồng Nai), còn ông Thư đã nghỉ việc.

Trước đó, vào tháng 6, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Trần Minh Hùng (58 tuổi, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai); Phan Văn Thanh (64 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch, Trường Đại học Đồng Nai) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trước đó, vào tháng 7/2022, UBND tỉnh đã ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về thu, chi tài chính tại Trường Đại học Đồng Nai trong giai đoạn 2018-2019.

Qua thanh tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến các hoạt động nói trên và đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

 

Đường vốn ngân sách 18 tỉ đồng ở Thái Nguyên chưa bàn giao đã nứt

Minh Hạnh

https://laodong.vn/ban-doc/duong-von-ngan-sach-18-ti-dong-o-thai-nguyen-chua-ban-giao-da-nut-1258508.ldo

Thái Nguyên - Tuyến đường nối Kha Sơn - Lương Phú dài 4.9km được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách đang thi công, chưa bàn giao đã xảy ra nứt gãy ngang và bong tróc bề mặt, chưa tìm ra nguyên nhân.

Chiều 24.10, ghi nhận trên tuyến đường Kha Sơn - Lương Phú dài 4.9km với tổng mức đầu tư trên 18 tỉ đồng, bằng mắt thường cũng nhận thấy, rất nhiều đoạn nứt ngang và bong tróc bề mặt, khi phương tiện đi qua, bụi bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Nguyễn Đức Mận, trú tại xóm Tây Bắc, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, đường mới đổ xong nhưng xe chở đất chạy nhiều khiến đường hỏng.

Ông Lê Hồng Long, trú tại xóm Mai Kha, xã Kha Sơn cho biết thêm, cát đá và ximăng không gắn kết khiến bề mặt bong tróc và nứt gãy là do chất lượng vật liệu. Cùng đó, chất lượng thi công không đảm bảo khiến đường xuống cấp.

Liên quan đến việc xe chở đất đá, PV Báo Lao Động liên hệ với ông Đoàn Văn Tùng, Giám đốc Công ty Việt Cường (chủ mỏ đất). Ông Tùng cho biết, hiện mỏ đang dừng khai thác để thi công tuyến đường Kha Sơn – Lương Phú và hiện chưa chạy trở lại. Mỏ cũng sắp hết hạn khai thác nên cũng không hoạt động nữa.

Đại diện chính quyền địa phương - ông Dương Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Kha Sơn cho biết, dự án này do Ban Quản lý Dự án (QLDA) huyện làm chủ đầu tư; đơn vị thi công là Công ty TNHH Bùi Cường có địa chỉ tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên. Việc đường chưa nghiệm thu bàn giao, xã cũng đã kiểm tra và báo cáo cơ quan chức năng có phương án xử lý.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Dương Đình Dân - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Bình cho biết, tất cả các tuyến đường do Ban QLDA làm luôn tiết kiệm nhất và không có sự bớt xén. Khi một số điểm của tuyến Kha Sơn – Lương Phú xảy ra nứt gãy và bong tróc bề mặt, Ban QLDA đã kiểm tra, nhưng chưa xác định nguyên nhân là do chất lượng vật liệu, kỹ thuật thi công, thời tiết… hay xe tải trọng lớn chạy qua.

Cũng theo ông Dân, hiện đơn vị đang tập trung kiểm tra về chất lượng vật liệu vì làm đường không thể dùng ximăng mác thấp (Ximăng Lưu Xá mác 250 không thể bằng Ximăng Hoàng Thạch). Cùng đó, yếu tố thời tiết cũng quan trọng vì đường Kha Sơn – Lương Phú đổ vào mùa hè thì xảy ra hiện tượng nứt, trong khi đó tuyến đường Chợ Đồn – Lương Phú cùng đơn vị thi công, thi công vào mùa đông lại không sao.

 

Sống nơm nớp bên mỏ đá

Đình Minh

http://daidoanket.vn/song-nom-nop-ben-mo-da-5742013.html

Chỉ trong vài tháng đầu năm 2023, việc nổ mìn của Công ty cổ phần Đôlômít Việt Nam đã khiến 20 hộ dân ở thôn 7, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan (Ninh Bình) bị rung chấn, nứt nhà cửa. Trong quá trình khai thác, doanh nghiệp này còn gây tiếng ồn, ô nhiễm bụi khiến người dân rất bức xúc.

Nhà nứt toác, bụi mù mịt

Mỏ đá của Công ty cổ phần Đôlômít Việt Nam (DN Đôlômít) nằm tại núi Thung Bưởi, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, có diện tích 6ha. Tháng 10/2014, mỏ đá này được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác trong vòng 30 năm với trữ lượng hơn 5,3 triệu tấn đôlômít, công suất khai thác 200.000 tấn/năm. Người dân thôn 7, xã Phú Sơn cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, mỏ đá này nhiều lần nổ mìn gây rung chấn, nứt nhà, khiến đá bay vào nhà dân và gây ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn.

Hộ gia đình ông Bùi Văn Toản (trú thôn 7) nằm cách mỏ đá chỉ gần 100m, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tầng 1 nứt dọc mái tường gian buồng, gian khách nứt tường phía đông; tầng 2 nứt 2 gian buồng trong, ngoài… Ông Toản cho biết, các vết nứt bắt đầu xuất hiện khi DN Đôlômít tiến hành nổ mìn từ đầu năm 2023.

“Trước kia mỏ Đôlômít này do một DN ở Thanh Hóa làm, họ nổ mìn nhỏ, ít ảnh hưởng đến dân. Tuy nhiên, từ khi mỏ này sang nhượng cho bên Đức Việt ở Ninh Bình thì chủ mới nổ mìn liên tục với khối lượng lớn khiến gia đình tôi nhiều phen kinh hãi. Có lúc, vào buổi trưa, tiếng nổ rền vang làm rung chuyển cả ngôi nhà. Nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn, e rằng sớm muộn nhà cửa kiên cố cũng có nguy cơ sập” - ông Toản lo lắng.

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc nổ mìn của DN này, ngày 7/4/2023, UBND huyện Nho Quan đã ban hành văn bản tạm đình chỉ việc nổ mìn của mỏ đá cho đến khi tìm được hướng khắc phục, hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Đến tháng 7, ông Bùi Đức Việt - Giám đốc DN Đôlômít đã cam kết sẽ giảm thiểu các tác động của việc khai thác để được quay lại hoạt động nổ mìn, tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để người dân yên tâm.

Bất đồng trong bồi thường

Ngày 6/9, Đoàn kiểm tra của Sở TNMT tỉnh Ninh Bình đã về ghi nhận thực trạng nứt nhà cửa của bà con thôn 7. Tuy nhiên, thay vì cảm thông, chia sẻ về những bất cập của người dân khi sống gần mỏ đá thì đại diện lãnh đạo Sở lại có lời lẽ không phù hợp đối với gia đình anh Nguyễn Thế An (34 tuổi – là một trong những hộ bị nứt nhà do ảnh hưởng của việc nổ mìn khai thác đá).

Liên quan đến những vấn đề phản ánh của người dân, theo kiểm tra từ UBND huyện Nho Quan, tại thôn 7, xã Phú Sơn có 20 hộ dân bị ảnh hưởng do việc khai thác đá của DN Đôlômít, hiện đang tiến hành kiểm kê, bồi thường. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, số hộ bị ảnh hưởng phải lên tới con số 63.

Ông Nguyễn Hồng Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết: Việc DN Đôlômít khai thác đá gây nứt nhà, tiếng ồn, bụi, ảnh hưởng tiêu cực đến hàng chục hộ dân tại địa phương là đúng sự thật. Theo ông Thành, việc nổ mìn của DN này diễn ra chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm nhưng đã gây ra sự bức xúc lớn trong nhân dân, sau đó, huyện đã phải yêu cầu DN này dừng nổ mìn cho đến nay.

“Đối với những hộ dân bị ảnh hưởng, huyện đã kiểm tra, phối hợp với DN để lên phương án đền bù, hỗ trợ cơ bản ban đầu. Hiện tại, việc nổ mìn vẫn đang tạm ngưng, DN đang tiến hành dọn dẹp các khối đá tại mỏ và đang xin được nổ mìn trở lại nhưng bà con thôn 7 chưa đồng thuận. Quan điểm của xã là nếu DN khai thác trở lại, họ buộc phải đảm bảo an toàn về người và tài sản cho các hộ dân” - ông Thành khẳng định.


Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức 'kiếm' hơn 100 tỷ đồng ra sao?

https://www.anninhthudo.vn/cuu-giam-doc-benh-vien-tp-thu-duc-kiem-hon-100-ty-dong-ra-sao-post555925.antd


ANTD.VN -  Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Minh Quân (SN 1973, cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Văn Lợi (SN 1986, cựu Giám đốc Công ty TNHH TMDV sản xuất Nguyễn Tâm) cùng về tội “Tham ô tài sản” và tội “Rửa tiền”.

Vợ của Nguyễn Minh Quân là Nguyễn Trần Ngọc Diễm (SN 1972, cựu Giám đốc Công ty Ngọc Đạo) cũng bị truy tố về tội “Rửa tiền”. Liên quan đến vụ án, có 6 bị can khác bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lập 4 công ty "sân sau"

Bệnh viện TP Thủ Đức là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm 2007 đến thời điểm bị khởi tố bị can, Nguyễn Minh Quân giữ chức vụ Giám đốc, chủ tài khoản của Bệnh viện Thủ Đức, có trách nhiệm quản lý, sử dụng, tổ chức và bảo đảm kinh phí hoạt động của Bệnh viện.

Kết quả điều tra xác định, quá trình Bệnh viện Thủ Đức được tổ chức, thực hiện mua sắm thiết bị y tế để phục vụ khám chữa bệnh, Nguyễn Minh Quân lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã tham ô tài sản thông qua việc sử dụng các công ty gia đình để nâng khống giá thiết bị y tế bán vào bệnh viện; điều hành chi phối nhân viên dưới quyền vi phạm các quy định về đấu thầu; thực hiện hành vi rửa tiền để hợp thức nguồn tiền chiếm đoạt trái pháp luật.

Cụ thể, từ năm 2016 - 2020, Bệnh viện Thủ Đức đã tổ chức đấu thầu 31 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Trong đó, có 28 gói thầu đã phê duyệt kết quả trúng thầu đã hoàn thiện việc thanh toán với tổng giá trị 346,2 tỉ đồng.

Để can thiệp thâu tóm toàn bộ các gói thầu nêu trên, Nguyễn Minh Quân đã chỉ đạo Nguyễn Văn Lợi (là người làm thuê cho vợ chồng Quân) thành lập, sử dụng 4 Công ty, gồm: Công ty TNHH Ngọc Đạo (Công ty Ngọc Đạo) do Nguyễn Trần Ngọc Diễm (vợ của Quân) là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Diễm có văn bản ủy quyền cho Nguyễn Văn Lợi là người đại diện theo pháp luật để Lợi sử dụng pháp nhân theo chỉ đạo của Quân; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm (Công ty Nguyễn Tâm), do Nguyễn Văn Lợi đại diện theo pháp luật; Công ty TNHH Thanh Vương Sài Gòn (Công ty Thanh Vương) do Đồng Thị Xuân Thu, vợ của Lợi đại diện theo pháp luật; Công ty TNHH Dược phẩm Trung Dung (Công ty Trung Dung) do Phạm Thị Bích Chi đại diện theo pháp luật, kiêm kế toán Công ty Nguyễn Tâm.

Khi tham gia đấu thầu trang thiết bị y tế vào Bệnh viện Thủ Đức, Quân chỉ đạo Lợi giao cho nhân viên lập các hợp đồng mua bán khống, lòng vòng giữa các Công ty trong nhóm để nâng giá thiết bị máy móc cao hơn giá thị trường, sau đó sử dụng 3 công ty trong nhóm 4 Công ty nêu trên do Lợi quản lý, để nộp hồ sơ dự thầu với giá máy móc, thiết bị đã được nâng khống.

Khi làm hồ sơ tham gia đấu thầu, Lợi chỉ đạo Trần Hậu Nghĩa (được Lợi thuê đứng tên làm Giám đốc Công ty TNHH thiết bị y tế Hải Đăng đồng thời là Phó Giám đốc Công ty Ngọc Đạo) cố tình làm 1 hồ sơ có tiêu chí tốt hơn 2 hồ sơ còn lại, mục đích để một công ty trúng thầu.

Tại Bệnh viện Thủ Đức, Nguyễn Minh Quân thành lập Tổ mua sắm do Ngô Trương Ngọc Bích là Tổ trưởng và Nguyễn Huy Việt là thành viên; Đặng Thị Hiên là Trưởng đơn vị đầu tư dự án.

Hàng năm, Quân ký các quyết định thành lập các tổ thực hiện hoạt động đấu thầu. Thực chất các tổ đấu thầu không hoạt động theo quyết định được phân công, chỉ ký hoàn thiện, hợp thức hồ sơ.

Mặc dù biết rõ các Công ty do Nguyễn Văn Lợi điều hành, quản lý đều là công ty “sân sau” của Nguyễn Minh Quân nhưng theo chỉ đạo của Quân, tổ mua sắm đã thực hiện các hành vi sai phạm.

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2016 - 2020, nhóm 4 Công ty do Nguyễn Văn Lợi quản lý đã tham gia đấu thầu và trúng thầu 27/28 gói thầu tại Bệnh viện Thủ Đức, với tổng giá trị hơn 345 tỷ đồng. Cơ quan tố tụng xác định, tổng số tiền lợi nhuận 4 Công ty nêu trên thu được là hơn 102,5 tỉ đồng. Lợi đã chỉ đạo nhân viên chuyển cho vợ chồng Quân, Diễm tổng số hơn 103,6 tỉ đồng và đây là số tiền do nâng khống giá thiết bị y tế từ 27 gói thầu nêu trên

Rửa tiền

Cáo trạng xác định, Nguyễn Minh Quân là người có quyền quyết định cao nhất, có trách nhiệm quản lý tài sản tại Bệnh viện Thủ Đức, đồng thời là chủ và là người điều hành hoạt động của 4 Công ty tham gia đấu thầu để phục vụ việc kinh doanh thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Để che giấu số tiền hơn 103,6 tỉ đồng đã chiếm đoạt thông qua hoạt động đấu thầu trái pháp luật, Quân chỉ đạo Nguyễn Văn Lợi mở tài khoản tại Ngân hàng MB chi nhánh Kỳ Đồng, mang tên Lợi nhưng đăng ký số điện thoại của Quân để nhận tiền do các công ty trúng thầu chuyển vào cho Quân sử dụng; Chuyển tiền từ tài khoản của các Công ty trúng thầu vào tài khoản của Công ty Ngọc Đạo, hợp thức thanh toán các hợp đồng mua bán khống, nâng giá máy móc, thiết bị trước khi bán cho Bệnh viện Thủ Đức;

Sử dụng Công ty Nguyễn Tâm đứng tên mua xe ô tô cho Quân sử dụng; Chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân của Nguyễn Trần Ngọc Diễm; Chuyển tiền mặt và thanh toán tiền mua bất động sản, xe ô tô cho vợ chồng Quân, Diễm.

Theo cáo trạng, Lợi đã chuyển khoản cho Quân 4 lần, tổng số hơn 21,5 tỉ để sử dụng cá nhân; đưa tiền mặt cho Quân 3 lần, tổng số 5,5 tỉ đồng; và chuyển khoản vào các tài khoản của Diễm hơn 16,1 tỉ đồng; Thanh toán tiền mua bất động sản và ô tô cho vợ chồng Quân, Diễm tổng số hơn 60,4 tỉ đồng,

Cáo trạng nêu rõ, quá trình điều tra, Nguyễn Minh Quân chưa thành khẩn khai báo, đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, cần xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment